Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chiến lược giá của các đại gia bán lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 9 trang )





Chiến lược giá của các đại gia
bán lẻ


Chiến lược giá - Cùng hướng tới mục tiêu "sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất",
nhưng Walmart và Amazon lại sử dụng những phương thức khác nhau để đạt được
mục đích.
Chiến lược giá của Walmart: Ép giá nhà cung cấp

Khi WalMart bắt đầu mở siêu thị ở một thành phố mới, cửa hàng này sẽ làm ăn
thắng lợi nhanh chóng bằng một chiêu đơn giản nhưng hiệu nghiệm: giá cả luôn
thấp hơn khoảng 15% giá của đúng loại hàng đó bán ở nơi khác.

Ở một góc độ nào đó, chiến lược giá của Walmart có phần bí ẩn. Khi nhìn vào
Walmart, khách hàng chỉ thấy đây là một thiên đường mua sắm cho với đủ lựa
chọn, và tất nhiên giá cả luôn thấp hơn các nơi khác.

Tại sao Walmart có thể bán sản phẩm với giá thấp như vậy?


Giá rẻ nhất là tiêu chí của Walmart

Một trong những bí quyết chính của hãng mà ta không thể không nhắc tới đó là
việc ép giá các hãng cung cấp. Sức phát triển khổng lồ đã giúp Walmart có đủ sức
mạnh buộc các nhà cung cấp sản phẩm cho mình phải giao hàng với giá rẻ nhất.

Nhà cung cấp cho Walmart chỉ có hai lựa chọn: hoặc chấp nhận giá Walmart đưa


ra dù họ chỉ được lãi vài xu trên mỗi sản phẩm, hoặc Walmart sẽ cắt không đặt
hàng nữa. Nếu các hãng cung cấp có ý định đi ngược lại tiêu chí của Walmart,các
hãng này sẽ bị đe dọa cắt hợp đồng và khả năng phá sản là rất cao.

Lý do đó là Walmart luôn đặt hàng với số lượng lớn, ổn định. Nhưng để đảm bảo
việc hợp đồng sẽ được ký kết, hãng cung cấp phải đưa được mức giá thấp nhất.
Nắm được điểm yếu đó của các nhà cung cấp, Walmart tìm cách buộc các nhà
cung cấp phải cạnh tranh lẫn nhau, rồi tìm nơi nào hiến giá thấp nhất.

Chiến lược giá này của Walmart đặc biệt mạnh với các nhà sản xuất nước ngoài.
Nhất là ở các quốc gia đang phát triển chuyên sản xuất mặt hàng giá rẻ như Trung
Quốc, Ấn Độ. Mỗi năm Wal-Mart mua khoảng 1,5 tỉ USD hàng hóa từ Trung
Quốc, môt nửa mua trực tiếp, một nửa qua các nhà sản xuất trung gian. Đó cũng là
lý do khiến Walmart luôn bị chỉ trích về cái mà người ta gọi là "độc quyền mua",
vắt kiệt các nhà cung cấp cho đến khi họ phá sản.


Walmart bị dính vào rất nhiều vụ kiện bóc lột lao động, phần lớn do nhân viên của
hãng khởi tố

Không chỉ vậy, Walmart cũng nổi tiếng về việc bóc lột lao động. Dẫn chứng cho
cáo buộc trên là việc Walmart luôn bị kiện cáo liên miên. Trung bình công ty này
lúc nào cũng đang phải đối phó với 8.000 vụ kiện, phần lớn là do nhân viên khởi
tố.

Tình trạng bóc lột của Walmart đã trở thành một đề tài tranh cãi trong xã hội Mỹ.
Ngay cả những người ủng hộ tự do thương mại nhiệt tình nhất cũng đều cho rằng
phương thức làm mọi cách để giảm giá thành của Walmart như vậy là khó có thể
chấp nhận được. Nhiều tổ chức đã phát động việc tẩy chay hàng hóa của Walmart
và chủ nghĩa toàn cầu hóa mà hãng là biểu tượng.


Chính nhờ phương thức kinh doanh và chiến lược giá có phần độc đoán như vậy,
Walmart đã vượt lên tất cả trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới hiện nay. Nhưng
cách kinh doanh này cũng để lại nhiều hậu quả tiêu cực, khiến Walmart gặp khó
khăn trong việc vươn ra ngoài thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á như Trung
Quốc, Hàn Quốc, hay các quốc gia châu Âu khó tính như Đức.

Chiến lược giá của Amazon: Tránh tối đa các khoản thuế

×