Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn sử dụng phần mềm microsoft office powerpoint giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy bài phương trình đường tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.54 KB, 24 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Sự phát triển của xã hội được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong

cuộc sống. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy
trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục.
Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách
phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT-TT (Công nghệ Thông tin Truyền thông),
phải biết vận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo
dục. Ứng dụng CNTT (Công nghệ Thông tin) vào giảng dạy những năm gần đây đã
chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm
thay đổi theo hướng tích cực phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới
“xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học là “Đẩy mạnh
việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông vào từng môn học thay vì học trong
môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần
mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” thông qua đó nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT (Theo Quyết định
số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
1.2. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, tạo hứng thú học tập đạt
được kết qủa học tập cao hơn. Việc sử dụng mềm trình chiếu Microsoft office PowerPoint
có thể giúp cho giáo viên trình bày các minh hoạ với chất lượng cao, đồng thời chủ động


được về mặt thời gian.
Vì những lí do trên, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm khi sử dụng phần
mềm Microsoft office PowerPoint thiết kế và giảng dạy bài Phương trình đường tròn
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

thông qua bài viết: "Sử dụng phần mềm Microsoft office PowerPoint giúp nâng cao
hiệu quả giảng dạy bài Phương trình đường tròn" (Tiết 36 - Bài 2: Phương trình đường
tròn - Hình học 10 - Cơ bản).
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu các tính năng của phần mềm Microsoft office PowerPoint
trong giảng dạy nói chung và trong bài "Phương trình đường tròn " nói riêng, từ đó đề
xuất một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả việc ứng dụng phần mềm này
trong trong giảng dạy bộ môn Toán ở trường phổ thông.
3. Giả thuyết khoa học.
Trong quá trình giảng dạy, nếu sử dụng một cách hợp lý những ứng dụng của
công nghệ thông tin, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn toán nói
chung và phần Hình học nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng phần mềm

Microsoft office PowerPoint trong dạy học bộ môn Hình học 10 thông qua bài
"Phương trình đường tròn".
4.2. Soạn giáo án cho tiết dạy.
4.3. Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức kiểm tra - đánh giá tính khả thi và hiệu
quả của việc sử dụng CNTT hỗ trợ cho tiết dạy.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận;
Điều tra, quan sát;
Thực nghiệm sư phạm;
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chung:
Trong chương trình Hình học lớp 10, nhất là chương 3: Phương pháp tọa độ
trong mặt phẳng, có nhiều tính chất, nhiều kết quả khá trừu tượng, nếu không có
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

phương pháp truyền đạt hợp lí thì học sinh rất khó tiếp thu một cách tự nhiên. Nếu
chỉ vẽ hình theo cách truyền thống sẽ mất nhiều thời gian, học sinh không hứng thú
học tập dẫn đến hiệu quả giờ dạy không cao.
2. Thực trạng đối với giáo viên:

Mặc dù hiện nay CNTT rất phát triển, các phần mềm hỗ trợ dạy học phong
phú. Nhưng nhiều giáo viên vẫn “ngại” ứng dụng các phần mềm của bộ môn vào
bài dạy. Lý do trước tiên là để có một bài giảng ứng dụng CNTT, đặc biệt là môn
Hình học phải có thời gian chuẩn bị công phu thì mới có hiệu quả. Thứ hai là khi sử
dụng CNTT trong quá trình giảng dạy thì nhất thiết phải sử dụng các thiết bị dạy
học hiện đại, trong khi nhiều trường học còn thiếu thốn, một phần liên quan là yếu
tố điện không đảm bảo.
Bài "Phương trình đường tròn" có nội dung dài mà với thời lượng chỉ trong
một tiết học thì các thầy cô khó có thể hoàn thành cả về nội dung và hiệu quả nếu
không có sự hỗ trợ của CNTT.
3. Thực trạng đối với học sinh:
Học sinh thường không thích học Hình học vì tính trừu tượng của nó, đặc biệt
với học sinh vùng cao với điểm đầu vào thấp lại càng khó khăn hơn. Nếu dùng phần
mềm Microsoft office PowerPoint để minh họa các thao tác vẽ hình cũng như sử
dụng tính năng tạo ảnh động và tạo vết thì các em sẽ thấy trực quan dễ hiểu và dễ bị
thuyết phục.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THIẾT KẾ BÀI DẠY:
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018


TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Gi¸o ¸n m«n: h×nh häc 10, Ch¦¬ng tr×nh: chuÈn - tiÕt lý thuyÕt

Tên bài: Phương trình đường tròn
Gồm: 01 tiết (tiết 36) theo PPCT
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Lập phương trình đường tròn khi biết tâm và bán kính của nó, nắm được
dạng khai triển của phương trình đường tròn.
- Xác định tâm và bán kính của đường tròn khi biết phương trình.
- Viết phương trình tiếp tuyến tại một điểm thuộc đường tròn.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng viết phương trình đường tròn, xác định tâm và tính bán kính
của đường tròn. Viết phương trình tiếp tuyến tại một điểm thuộc đường tròn.
3. Về tư duy, thái độ
Học sinh tư duy linh hoạt trong việc chọn dạng của phương trình đường tròn
để làm toán.
Học sinh nắm kiến thức, biết vận dụng vào giải toán.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp
Gợi mở vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, minh họa trực quan,
dạy học nhóm.
2. Phương tiện
Máy tính, máy chiếu, phấn, bảng, thước, compa.
III. CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập : Dùng cho xác định tâm và bán kính (nếu có) của đường tròn trong
dạng 2
Ứng dụng CNTT: Xuyên suốt nội dung bài dạy.
NGƯỜI THỰC HIỆN:


BÙI VĂN TRÍ

Trang

4


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Sử dụng thiết bị dạy học : Dùng cho hoạt động nhắc lại khái niệm đường tròn và
phần tiếp tuyến của đường tròn tại một điểm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Hoạt động 1: Viết công thức tính khoảng cách giữa hai điểm và tính khoảng cách
giữa hai điểm A(3; 4) , B( 3;4).
Hoạt động 2: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua A(2; 2) và nhận
r

véc tơ n  (3; 4) làm véc tơ pháp tuyến.
2. Dạy bài mới:
Đặt vấn đề cho nội dung bài dạy: trong bài 1 các em đã biết dùng phương
trình để biểu diễn cho đường thẳng trong hệ tọa độ Oxy, vậy thì làm thế nào để biểu
diễn đường tròn trong hệ tọa độ này? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết
vấn đề trên.
Hoạt động 1: 1. Phương trình đường tròn có tâm và bán kính cho trước
Mục tiêu: Học sinh xác định được tâm và bán kính của đường tròn khi biết
phương trình.

Học sinh biết viết phương trình đường tròn khi cho biết tâm và bán kính hoặc
đường kính của nó.
Thời gian: (12 phút)
Hình thức tiến hành hoạt động: Bằng trình chiếu, bằng hệ thống câu hỏi …
Đặt vấn đề: Ở cấp 2 các em đã được học khái niệm đường tròn, vì vậy các
em trả lời cho thầy hai câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Em hãy nêu khái niệm về đường tròn?
Câu hỏi 2: Có mấy cách xác định đường tròn, đó là những cách nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng (trình chiếu)
Trong mặt phẳng Oxy cho đường
Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn ( C)
tròn ( C) tâm I (a; b) , bán kính R . Tìm
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

tâm I (a; b) , bán kính R
Trang

5


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

điều kiện để điểm M ( x; y ) thuộc đường
tròn (C )
Học sinh: M ( x; y ) �(C )

M ( x; y ) �(C ) � IM  R

Theo công thức tính khoảng cách

Ta có:

giữa hai điểm thì IM tính như thế nào? M ( x; y ) �(C ) � IM  R
Học sinh (Hs): Đưa ra công thức tính
� phương trình đường tròn.

� ( x  a )2  ( y  b )2  R
� ( x  a ) 2  ( y  b) 2  R 2

Phương trình ( x  a )2  ( y  b)2  R 2 (1) là
phương trình đường tròn tâm I(a;b), bán
kính R .
Trình chiếu ví dụ 1 và ví dụ 2
Học sinh nghe hiểu và thực hiện
nhiệm vụ.
GV trình bày đưa ra đáp án. Nhận
xét đánh giá.

Trình chiếu ví dụ 3
Học sinh nghe hiểu và thực hiện
nhiệm vụ.
Câu hỏi 1: Hãy tìm tâm của đường
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ


Trang

6


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

tròn .
Câu hỏi 2: Hãy xác định bán kính
của đường tròn .
Câu hỏi 3: viết phương trình của
đường tròn?
Giáo viên trình bày đưa ra đáp án.
Nhận xét đánh giá.

Hoạt động 2: 2. Nhận xét
Mục tiêu:
Học sinh nắm được phương trình đường tròn ở dạng khai triển.
Biết nhận dạng một phương trình có phải là một phương trình đường tròn
không.
Biết tìm tâm và tính bán kính của đường tròn ở dạng khai triển.
Thời gian: 10 phút
Hình thức tiến hành hoạt động : Bằng phiếu học tập, bằng trình chiếu , bằng
hệ thống câu hỏi.
Đặt vấn đề: Ngoài phương trình đường tròn dạng (1) còn có dạng khác
không?
Hoạt động của giáo viên và HS
Câu hỏi 1: Khai triển phương

trình (1) theo hằng đẳng thức?

Ghi bảng (trình chiếu)
Phương trình đường tròn
( x  a )2  ( y  b )2  R 2 (1)

suy ra x 2  y 2  2ax  2by  c  0 trong đó
Hs: Thực hiện nhiệm vụ

c = a 2 + b2 – R 2

Câu hỏi 2: có phải mọi phương

Ngược lại, Pt x 2  y 2  2ax  2by  c  0 là

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

7


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

trình dạng (2) đều là phương trình


phương trình đường tròn (C) khi và chỉ khi

đường tròn không?

a2 + b2 –c >0. khi đó đường tròn (C) có tâm

Thực hiện biến đổi để khẳng định I(a;b) và bán kính R = a 2  b 2  c
khi nào phương trình (2) là phương
trình đường tròn.
Lưu ý học sinh cách xác định hệ
số a, b, c
Trình chiếu
Dùng phiếu học tập ( chia lớp
thành 4 nhóm (3 nhóm mỗi nhóm 1
bài, nhóm 4 chia làm 3 nhóm nhỏ
để kiểm tra))

Hoạt động 3: 3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Mục tiêu: Nắm được vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
Biết kiểm tra một điểm có thuộc đường tròn không, vị trí tương đối
của một điểm và đường tròn.
Viết được phương trình tiếp tuyến tại một điểm thuộc đường tròn.
Thời gian: 10 phút
Hình thức tiến hành hoạt động : Bằng trình chiếu , bằng hệ thống câu hỏi.
Đặt vấn đề: Nêu vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Trường
hợp đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn thì phương trình đường thẳng được
lập như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và HS
NGƯỜI THỰC HIỆN:


BÙI VĂN TRÍ

Ghi bảng (trình chiếu)
Trang

8


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

? Nêu vị trí tương đối của
đường thẳng và đường tròn
Đặt vấn đề: Đường thẳng là
tiếp tuyến của đường tròn tại điểm
M 0 ( x0 ; y0 ) thì có nhận xét gì về góc

giữa IM 0 và đường thẳng  ?
uuuur

Véc tơ IM 0 là véc tơ gì của
đường thẳng 
Viết phương trình tổng quát của
đường thẳng  ?
HS: nghe hiểu và thực hiện nhiệm
vụ
Ví dụ 3:
Trình chiếu


Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
Hoạt động thành phần 1: Giải toán trắc nghiệm về đường tròn
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phương trình đường tròn.
Làm quen với việc giải toán trắc nghiệm.
Thời gian: 5 phút
Hình thức tiến hành hoạt động: Bằng trình chiếu, bằng hệ thống câu hỏi.
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

9


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Đặt vấn đề: Trong phần sau chúng ta sẽ làm 2 bài tập trắc nghiệm về nội
dung đã học ở trên.
Hoạt động của giáo viên

Ghi bảng (trình chiếu)

và HS

Trình chiếu
Học sinh: Thực hiện
nhiệm vụ

Giáo viên công bố đáp
án và chính xác hóa các nội
dung đã đưa ra.

Hoạt động thành phần 2: Củng cố toàn bài
Mục tiêu: Củng cố các vấn đề sau:
- Lập phương trình đường tròn khi biết tâm và bán kính của nó, nắm được dạng
khai triển của phương trình đường tròn.
- Xác định tâm và bán kính của đường tròn khi biết phương trình.
- Viết phương trình tiếp tuyến tại một điểm thuộc đường tròn.
Thời gian: 3 phút
Hình thức tiến hành hoạt động : bằng trình chiếu , bằng hệ thống câu hỏi.
Đặt vấn đề: Trong phần sau chúng ta sẽ làm 2 bài tập trắc nghiệm về nội dung đã học ở
trên.

Hoạt động của giáo viên

Ghi bảng

và HS

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

10



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Giáo viên: Nêu nội
dung chính của bài học
hôm nay?
Học sinh: Thực hiện
nhiệm vụ
Giáo viên trình chiếu
các kết quả.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
Học ba vấn đề chính nêu trên, làm bài tập sách giáo khoa.
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM PowerPoint
1. Tạo bố cục bài giảng điện tử trong PowerPoint
Bản thân người sử dụng PowerPoint, trước khi bắt đầu xây dựng một bài
giảng điện tử phải xây dựng bố cục của nó, có thể coi đây như là kịch bản của một
bộ phim. Trong bố cục, ta phải hình dung cụ thể là Bài giảng điện tử này gồm bao
nhiêu Slides (trang trình chiếu), trên mỗi Slides bao gồm những đối tượng nào. Mỗi
đối tượng ở đây có thể là một đơn vị kiến thức ở dạng văn bản, ở dạng hình vẽ, ở
dạng phim, ảnh, …
Hiện nay có rất nhiều phiên bản của PowerPoint được sử dụng phổ biến là
2003 và 2007, 2010 và những phiên bản khác từ phiên bản 2007 trở lên được hỗ trợ
đồ hoạ và âm thanh tốt hơn 2003 rất nhiều nhưng chưa được sử dụng rộng rãi nhất

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ


Trang

11


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

là với những giáo viên mới sử dụng máy tính nên ở đây tôi xin trình bày những kinh
nghiệm của mình trên nền PowerPoint 2003.
Trên mỗi Slides có thể có cách bố trí các đối tượng khác nhau nên chọn một
trong các bố cục Slides được thiết lập sẵn của PowerPoint để tiết kiệm thời gian. Để
thực hiện việc này, từ màn hình nền của PowerPoint ta nháy chuột vào nút
nằm trên thanh định dạng của PowerPoint, sẽ xuất hiện một bảng chọn
các Slides mẫu (Text Layouts, người sử dụng chỉ việc chọn một trong các bố cục
phù hợp với các đối tượng trên Slides mình định tạo (hình 1). Lưu ý rằng ta có thể
áp dụng bố cục của Slides mẫu cho một Slides hiện tại hoặc cho tất cả các Slides
của bài giảng đó.

Hình 1
Nếu không muốn sử dụng các Slides mẫu thì người sử dụng có thể chèn một
Slides trống nhanh nhất bằng cách nhấp chuột phải vào vùng trống bên dưới Slides
hiện tại, chọn New Slides. Nếu chọn nhầm Slides mẫu hoặc chèn nhầm một Slides
vào sai vị trí cần chèn người sử dụng có thể xoá bỏ bằng cách chọn Slides đó rồi

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ


Trang

12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

thực hiện lệnh Edit/Delete Slides hoặc nhấp chuột phải vào Slides đó, chọn Delete
Slides.
Tiếp đó người sử dụng lần lượt tạo các đối tượng trên Slides. Các đối tượng
có thể là đoạn văn bản, hình vẽ, tranh, hình ảnh, âm thanh, phim, …
2. Tạo các đối tượng trên một Slides
Như trên đã nói, nỗi đối tượng trên một Slides có thể là một đoạn văn bản,
một hình vẽ, một hình ảnh hoặc một đoạn phim, … Mục tiêu chung khi trình chiếu
các đối tượng này là để truyền tải những thông tin, những đơn vị kiến thức đã được
chia nhỏ đến học sinh.
2.1. Đối tượng là văn bản
Khi khởi động Powerpoint, trên Slides đầu tiên xuất hiện hai khung có thể
nhập văn bản:
Khung có dòng chữ Click to add Title (kích vào đây để nhập tiêu đề) có thể
nhập tiêu đề của phần văn bản sẽ nhập phía dưới, chẳng hạn tên đề bài, đề mục, …
Khung có dòng chữ Click to add Subtitle (kích vào đây để nhập tiêu đề phụ)
có thể nhập tiêu đề phụ hoặc nội dung đoạn văn bản.
Như vậy, trên mỗi Slides mặc định có 2 khung ở dạng Text box để có thể
nhập nội dung. Tuy nhiên người sử dụng có thể tạo thêm một hoặc nhiều Text box
như vật bằng cách Copy những Text Box đó.
Người sử dụng đang quen với font chữ và cỡ chữ sử dụng trong chương trình
soạn thảo văn bản Word, khi bắt đầu với PowerPoint hầu hết không hình dung được

sử dụng cỡ chữ nào là vừa phải. Qua thực tế thiết kế trình chiếu rất nhiều lần tôi
thấy trong các đoạn văn bản, nên sử dụng cỡ chữ từ 20-24 với kiểu chữ in thường là
phù hợp, các đề mục của bài nên sử dụng kiểu chữ in hoa đậm với cỡ chữ từ 22-26,
riêng đầu bài có thể sử dụng chữ in hoa cỡ lớn hoặc dùng chữ nghệ thuật (WordArt).

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

13


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

2.2. Đối tượng là hình ảnh, biểu đồ minh họa
Trong các bài giảng điện tử, nhất là các môn khoa học xã hội, thường là giáo
viên muốn đưa một số hình ảnh vào để cho bài giảng thêm sinh động, thu hút sự chú
ý của học sinh và và hỗ trợ tư duy trừu tượng của trẻ. Nguồn hình ảnh ở đây rất
nhiều, có thể là hình ảnh trong sách giáo khoa, trong tài liệu tham khảo, trong thư
viện tư liệu điện tử được bán bản quyền, trên mạng Internet hoặc có thể là ảnh giáo
viên tự chụp bằng máy ảnh, … ở đây tôi chỉ nêu một số trường hợp thường gặp.
* Nếu là hình ảnh trong sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo mà giáo viên
muốn đưa vào bài giảng thì việc đầu tiên là phải dùng máy Scan (máy quét ảnh) để
Scan các ảnh đó dưới dạng file ảnh sau đó copy trực tiếp hoặc tạo đường link đến
bài giảng.
* Nếu là hình ảnh ở trên mạng Internet thì ta có thể vào trang

http/www/google.com.vn để tìm và Download xuống. Khi lấy hình ảnh trên mạng
xuống ta cần xem kích thước của ảnh, nếu kích thước của ảnh quá nhỏ, khi đưa vào
bài ta điều chỉnh kích thước lên thì có thể ảnh bị vỡ, không sắc nét.
Điểm lưu ý chung khi đưa ảnh vào bài giảng là các ảnh nên để ở định dạng
*.jpg đảm bảo cho các ảnh vẫn có độ nét mà dung lượng file lại không lớn. Trong
trường hợp ảnh muốn dùng nằm trong một ảnh lơn hơn bao gồm nhiều đối tượng,
giáo viên chỉ muốn đưa ảnh của một đối tượng lên thì có thể dùng chương trình
Paint để cắt phần thừa (nếu phần cần lấy có dạng hình chữ nhật), có thể dùng
chương trình photosop hoặc Corel để cắt nếu đường cắt có dạng đường gấp khúc
hoặc zic zắc.
Thao tác để chèn một ảnh vào Slides là: Để chỏ chuột vào nơi cần chèn. Thực
hiện lệnh(nháy chuột trái): Insert/Piture/From Flie
Xuất hiện một hộp thoại, người sử dụng tìm, chọn tranh, ảnh cần chèn rồi
nháy chuột vào nút Insert.(hình 2)

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Hình 2
Ảnh sau khi chèn có thể thay đổi kích thước nhờ vào 8 nút điều khiển bao

quanh ảnh khi ta nhấp chọn ảnh đó, có thể thay đổi độ sáng, độ tương phản, …
Nếu là tranh Clip Art thì cũng làm tương tự nhưng chọn lệnh:
Insert/Piture/Clip Art
Thực tế khi thiết kế ta có thể đặt nhiều ảnh chồng lên nhau nếu theo kịch bản,
khi trình chiếu các ảnh sẽ xuất hiện lần lượt.
2.3. Sử dụng font nền và màu sắc cho các Slides.
Sau khi tạo được các đối tượng theo kịch bản đã định thì việc chọn màu sắc
cho các đối tượng và phông nền cho các Slides cũng là một việc hết sức quan trọng,
nó góp phần quyết định hiệu quả của việc trình chiếu Bài giảng.
* Nền của Slides
Trong PowerPoint đã lập sẵn rất nhiều phông nền mẫu, người sử dụng có thể
tuỳ ý lựa chọn phông nền phù hợp với đặc thù bộ môn, phù hợp với các đối tượng
trên Slides, phù hợp với kịch bản của mình.
Từ vùng trống của Slides hiện thời, người sử dụng nhấn chuột phải, chọn
Slides Design, xuất hiện một danh sách các phông nền có sẵn, chỉ cần dùng chuột
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

15


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

trái để chọn mẫu phù hợp. Máy tính sẽ mặc định ở chế độ Apply to All Slides (áp
dụng cho tất cả các Slides) nhưng người sử dụng có thể chọn lại các chế độ khác

như : Apply to All Master (chỉ áp dụng cho trang chủ); Apply to All Selected Slide
(chỉ áp dụng cho Slides đã chọn), ... trong Menu chuột phải khi nhấp vào mẫu đã
chọn (Hình 3)
Thường thì nên chọn các phông nền có màu sắc dịu, không chói, cũng không
quá loè loẹt.

Hình 3
* Màu của các đối tượng
Màu sắc của các đối tượng (trừ ảnh và video) trên các Slides phụ thuộc nhiều
vào phông nền của Slides đó. Nguyên tắc chung là màu sắc của đối tượng phải
tương phản với màu sắc của phông nền để học sinh dễ dàng quan sát. Ví dụ nếu nền
màu xanh tím thì đối tượng có màu vàng tươi, nền có màu vàng nhạt thì đối tượng
có màu xanh cô ban, xanh tím hoặc đỏ sậm, …
3. Cách tạo nốt lệnh và đường link từ slide
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

16


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

- Tạo một biểu tượng trong slide ở vị trí hợp lý.
- Kích chuột phải vào biểu tượng(sẽ là nốt lệnh gọi liên kết) , xuất hiện thanh
Menu

- Trên thanh menu, chọn Slide Show à Action Settings

Click

Xuất hiện hộp thoại Action Settings
Hộp thoại Action Settings, chọn trang Mouse Click, chọn Hyperlink to, chọn
Other File

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

17


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Click vào để mở
danh sách
Click

Click chọn

Xuất hiện hộp thoại Hyperlink to Other File: chọn file trình chiếu
4. Thiết lập chế độ trình chiếu
Có thể thiết lập chế độ tự động trình chiếu hoặc trình chiếu có điều khiển.

+ Trình chiếu tự động: Các đối tượng tự động xuất hiện sau thời gian đã định
sẵn. Cách trình chiếu này rất ít khi dùng trong cả bài giảng vì khi dạy, có thể còn
xuất hiện nhiều tình huống sư phạm mà giáo viên khó có thể dự đoán trước một
cách chính xác. Do đó cách trình chiếu này nếu sử dụng thì chỉ sử dụng trong một
phần nào đó.
+ Trình chiếu có điều khiển: Loại trình chiếu này do người dạy thực hiện
bằng cách nhấp chuột hoặc ấn phím mũi tên, phím Page Up, Page Down trên nhóm
phím điều khiển của bàn phím. Chế độ này thiết lập khá đơn giản. Theo kịch bản đã
định, trên mỗi Slides, người sử dụng lần lượt thiết lập thứ tự trình chiếu và hiệu ứng
cho mỗi đối tượng.
Thứ tự trình chiếu và hiệu ứng được thiết lập gồm các thao tác sau:
+ Chọn đối tượng (nhấp chuột vào đối tượng)

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

18


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

+ Nhấp chuột vào Slide Show, chọn Custom Animation. Xuất hiện bảng chọn
Custom Animation, nháy chuột vào mục Add Effect, xuất hiện các kiểu nhóm hiệu
ứng, ta dùng chuột chọn thứ tự trình chiếu của đối tượng trong mỗi kiểu hiệu ứng
đó. Người sử dụng cần chú ý đến tốc độ trình chiếu đối tượng ở mục Speed.

Có một hiệu ứng mà giáo viên thường cảm thấy khó nhất khi tạo nó, đó là
hiệu ứng cho đối tượng chạy theo một quỹ đạo bất kỳ do người thiết kế vẽ ra. Khi
tạo hiệu ứng này giáo viên lưu ý là phải tạo đối tượng trước, chọn đối tượng, thực
hiện lệnh: Slide Show/ Custom Animation. Xuất hiện bảng chọn Custom
Animation, nháy chuột vào mục Add Effect, chọn Motion Paths và chọn công cụ
vẽ quỹ đạo tương ứng (hình 4). Khi vẽ xong, đối tượng sẽ tự chạy theo đúng quỹ
đạo đã vẽ.

Hình 4
Khi muốn huỷ bỏ chế độ trình chiếu của các đối tượng thì ta chọn đối tượng
đó rồi nháy chuột vào mục Remover của bảng chọn Custom Animation.
Ta cũng có thể tạo một Slides chủ (Smaster) để điều khiển tất cả các Slides
khác bằng cách nháy chuột và chọn: View/Master/Slides Master.

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

5. Trình chiếu bài giảng
Để trình chiếu toàn bộ bài giảng từ Slides đầu ta sử dụng phím F5 hoặc nháy
chuột vào nút


ở phía dưới, góc trái của màn hình. Khi đó, đối tượng đầu tiên sẽ

xuất hiện trên màn chiếu, nhấn phím mũi tên  hoặc nhấn chuột để các đối tượng
khác lần lượt xuất hiện. Muốn thoát khỏi việc trình chiếu, ấn phím ESC, muốn trở
về đối tượng phía trước nhấn phím mũi tên .
Để trình chiếu từ một Slide bất kỳ, ta chọn Slides đó rồi nhấn tổ hợp phím
Shift + F5.
Để chuyển đổi qua lại giữa các Slides ta ta ấn số Slides + Enter.
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả
thi và hiệu quả của việc sử dụng CNTT hỗ trợ, giúp học sinh rèn luyện khả năng vận
dụng sau khi đã lĩnh hội tri thức thông qua việc ứng dụng của phần mềm Microsoft
office PowerPoint , kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm
2.1. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT Cẩm Thủy 3, Thanh Hoá.
- Lớp thực nghiệm : 10A1
- Lớp đối chứng : 10A2
Đây là hai lớp có năng lực học tập tương đương nhau.
2.2. Nội dung thực nghiệm
ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SAU KHI THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
(Thời gian làm bài 10 phút)
Đề bài:
NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang


20


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Câu 1(6đ): Tìm tọa độ tâm và tính bán kính của mỗi đường tròn sau:
a) ( x  1)2   y  2   16
2

b) x 2  y 2  4 x  6 y  1  0.
Câu 2(4đ): Viết phương trình tiếp tuyến cảu đường tròn (C) có phương trình
x 2  y 2  4 x  8 y  5  0 tại điểm A( 1;0) .

3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.1. Đánh giá định tính
Kết quả làm bài kiểm tra thêm một lần nữa cho thấy rằng: Việc ứng dụng
phần mềm Microsoft office PowerPoint khi thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên lớp
là hoàn toàn khả thi. Giáo án được thiết kế đơn giản, tiết kiệm được thời gian. Học sinh
hứng thú học tập, tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức.
3.2. Đánh giá định lượng
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối
chứng được thể hiện thông qua bảng sau:
Điểm
Lớp

Tổng
0


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

số
bài

10A2

0

0


3

3

9

2

6

5

2

0

0

30

10A1

0

0

0

4


2

2

5

6

7

2

2

30

Như vậy là thông qua việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, kết quả học tập của các em
học sinh đã được nâng lên. Từ 50% đạt điểm trung bình ở lớp đối chứng 10A2 nâng
lên 73.3% đạt điểm trung bình trở lên ở lớp thực nghiệm 10A1. Ngoài ra số điểm
khá giỏi cũng tăng lên đáng kể.

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

21



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong bài viết này tôi đã đưa ra một quy trình thiết kế bài giảng trên phần mềm
trình chiếu Microsoft office PowerPoint, các bước cơ bản thực hiện giờ dạy trên lớp.
Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để thấy được tính khả thi và hiệu quả của việc
ứng dụng CNTT vào tiết dạy.
Như vậy có thể khẳng định rằng: Mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm
vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.
2. Kiến nghị:
- Với các thầy cô giáo: Chúng ta nên tích cực nghiên cứu tìm hiểu các ứng dụng của
CNTT để biết lựa chọn những ứng dụng thích hợp cho những nội dung trong
chương trình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, chúng ta không
được lạm dụng, bởi vì cái gì quá cũng dễ dẫn đến phản tác dụng.
- Với Sở GD: Tạo thêm những sân chơi cho các thầy cô giáo, tạo động lực thúc đẩy
thầy cô giáo tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu sử dụng CNTT vào các tiết dạy
của mình góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Với Bộ GD: Cần xây dựng nội dung chương trình SGK sao cho vừa có ý nghĩa
khoa học nhưng cũng mang tính ứng dụng thực tế cao, tăng thêm sự hứng thú học
tập cho học sinh.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu và
ứng dụng sáng kiến còn hạn chế, không liên tục và chưa mang tính đại trà nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót và mang tính chủ quan. Tác giả đề tài mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để sáng kiến được hoàn thiện hơn.

NGƯỜI THỰC HIỆN:


BÙI VĂN TRÍ

Trang

22


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc của quý thầy cô và các bạn xin gửi vào địa chỉ
gmail: hoặc theo số điện thoại 01673.484.369
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học các cấp và mong
nhận được những ý kiến góp ý để xây dựng đề tài thiết thực hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm
2018
CAM KẾT KHÔNG COPY.
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Văn Trí

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang


23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hạo (tổng chủ biên), Nguyễn Minh Hy (chủ biên), Nguyễn Văn
Đoành, Trần Đức Huyên (2015), Hình học 10, Nxb Giáo dục.
2. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10
Trung học phổ thông (2006), Nxb Giáo dục. .
3. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
4. Lê Thanh Hiền (2014), sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng PowerPoint và một
số phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử”.
5. Nguyễn Bá Kim (1999), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb
Giáo dục.
6. Nguồn tài liệu Bạch Kim
7.. Trang thư viện bài giảng trực tuyến Violet
8. Trang tìm kiếm Google

NGƯỜI THỰC HIỆN:

BÙI VĂN TRÍ

Trang

24




×