Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BẢO HIỂM NHÂN THỌ CÁCH MẠNG 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.76 KB, 13 trang )

BẢO HIỂM NHÂN THỌ - CÁCH MẠNG 4.0
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ và thương
mại điện tử, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi một cách đáng
kể. Điều này khiến các công ty bảo hiểm tại Việt Nam phải khẩn trương thay
đổi theo hướng số hóa mọi hoạt động.
Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang ở giai
đoạn hoàn tất các thủ tục và điều kiện cần thiết khác để giới thiệu tới khách hàng
các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được bán trực tuyến. Các công ty bảo hiểm đều
đang tập trung đầu tư vào con người, hệ thống quản trị và đào tạo để dẫn dắt, triển
khai các sáng kiến kỹ thuật số, hướng đến các phương thức tiếp cận khách hàng,
các quy trình đơn giản, quản lý đơn bảo hiểm và dịch vụ hiệu quả cao.
Tại một hội thảo về phát triển bảo hiểm nhân thọ trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 được tổ chức mới đây, ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng Thư ký Hiệp
hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo
hiểm nhân thọ nói riêng đang có xu hướng phát triển các sản phẩm đơn giản hóa,
tiêu chuẩn hóa phù hợp với nhu cầu của người dùng, cũng như bán online.
Theo ông Dũng, xu hướng này sẽ xuất hiện những sản phẩm có tính cá thể
hóa cao, được thiết kế phù hợp với nhu cầu bảo vệ của từng cá nhân, sản phẩm bảo
hiểm thân thiện, tích cực, khuyến khích người tham gia bảo hiểm tập luyện tăng
cường sức khoẻ, có độ tương tác cao với người tham gia bảo hiểm...
"Về dịch vụ bảo hiểm, đó là việc khách hàng có thể tiếp cận, truy cập tài khoản bảo
hiểm của mình mọi lúc mọi nơi, cung cấp thêm nhiều trải nghiệm cho khách hàng;
giảm thiểu thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng. Theo đó, xu hướng sẽ là
phát triển mạnh mẽ kênh online, bao gồm bán bảo hiểm qua website của doanh
nghiệp, sàn thương mại điện tử online về bảo hiểm, qua mạng xã hội và các mô
hình kinh doanh mới như mô hình bảo hiểm mạng đồng đẳng tương hỗ P2P (peer
to peer insurance)…", ông Dũng nói.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng, tuy cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho
ngành bảo hiểm nhiều lợi ích như gia tăng kênh bán hàng, phương tiện tương tác,
cơ hội có được dữ liệu toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...,
nhưng cũng đặt ra không ít thách thức như sự tụt hậu (nếu doanh nghiệp không




theo kịp xu thế), an ninh mạng, việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân,
phân biệt đối xử trên hệ thống bán bảo hiểm online, cắt giảm lao động...
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán về sự cạnh tranh giữa kênh bán bảo hiểm
trực tuyến với các kênh bán hàng truyền thống, phó tổng giám đốc một công ty bảo
hiểm nhân thọ trong tốp đầu thị trường nói rằng, sẽ không có sự triệt tiêu lẫn nhau
giữa các mô hình này, bởi sản phẩm thiết kế cho mỗi kênh hay phân khúc khách
hàng mục tiêu là khác nhau.
"Tuy nhiên, để phục vụ tốt khách hàng của mình, mỗi đại lý hay tư vấn viên đều
phải thích ứng, cập nhật những xu thế mới của công nghệ nếu không muốn bị bỏ
lại phía sau", vị lãnh đạo này nhấn mạnh.
Theo ông Lục Tài Ba, Phó tổng giám đốc Phát triển và kinh doanh miền Bắc của
Generali Việt Nam, bên cạnh kiến thức chuyên môn, khả năng nhạy bén nắm bắt
xu hướng thay đổi của công nghệ cũng là một lợi thế.
Ông Ba cho hay, tại Generali, cách mạng công nghệ 4.0 đang từng bước tạo ra sự
thay đổi trong trải nghiệm dịch vụ khách hàng, với các ứng dụng công nghệ số như
Genova, GENPS, GenClaims… Đây là những yếu tố khác biệt giúp Generali "đi
tắt đón đầu" trong chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm.
“Hiện nay, việc ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển theo xu thế của cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mở ra những cơ hội công việc hấp dẫn, đồng thời thử
thách tài năng của các bạn trẻ. Với Generali Việt Nam, cơ hội luôn rộng mở cho
những người trẻ muốn phát triển sự nghiệp gắn với mục tiêu lớn của Công ty”, ông
Ba nhấn mạnh.
NHỮNG THUẬN LỢI CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRONG CUỘC
CÁCH MẠNG 4.0
Cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi thị trường lao động và dịch vụ ngành bảo
hiểm
Nhìn nhận về sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với ngành bảo hiểm,
theo ông Phùng Đắc Lộc, nguyên tổng bí thư ký hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho

rằng thì trường bảo hiểm Việt nam đang bước vào quá trình mở cửa và hội nhập
quốc tế, đặc biệt là sự bùng nôt của cuộc cách mạng 4.0 thì song hành với cơ hội ,


sự cạnh tranh cũng rất lớn, bởi vì mọi việc đều được công nghệ hóa thì số lượng
nhân viên cũng như đại lý bảo hiểm ắt sẽ giảm
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ làm thay đổi thị trường lao động và dịch vụ
ngành bảo hiểm.
Chia sẻ tại hội thảo chuyên đề “Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Thành tựu, cơ hội
và thách thức” được tổ chức mới đây, diễn giả chính tại hội thảo - ông Phùng Đắc
Lộc, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, thị trường bảo
hiểm Việt Nam đang bước vào quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự
bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0,thì song hành với cơ hội, sự cạnh
tranh cũng rất lớn.
Trong tương lại không xa mọi sản phẩm bảo hiểm sẽ được công khai trên công
thông tin điện tử của cơ quan quản lý, cũng như tại từng doanh nghiệp, thậm chí
khi đến các ngân hangf, khu chung cư, trung tâm thương mại hay những nơi công
cộng sẽ có rất nhiều màn hình chiếu, clip quảng cáo về các sản phẩm bảo hiểm.

“Với công nghệ hiện đại, khách hàng chỉ cần nêu yêu cầu thì trên màn hình sẽ xuất
hiện hàng loạt các sản phẩm bảo hiểm tương ứng. Cùng với đó, khi bảo hiểm trở
nên phổ biến, việc phân tích và lựa chọn sản phẩm bảo hiểm sẽ trở nên dễ dàng”,
ông Lộc chia sẻ.
“Hiện thị trường có 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (trong đó chỉ có 1 doanh
nghiệp Việt Nam), 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (trong đó có 16 doanh
nghiệp Việt Nam), trong bối cảnh hội nhập, sự canh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ
ngày một khốc liệt. Dù vậy, chế độ quản lý nhà nước ngày càng hoàn thiện, số
lượng sản phẩm và kênh phân phối được mở rộng, trong khi năng lực tài chính của
các doanh nghiệp bảo hiểm ngày một vững mạnh… sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích
cực cho các doanh nghiệp”, ông Lộc nói.

Trong bối cảnh cạnh tranh, theo các chuyên gia tham gia hội thảo, các doanh
nghiệp bảo hiểm cần thiết kế chi tiết mỗi rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm
phải rất đa dạng để khách hàng lựa chọn.


“Cũng tương tự như việc mua vé máy trực tuyến hiện tại, khi điều trị tại bệnh viện,
khách hàng có thể lựa chọn quyền lợi được trả tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ được
tính tự động, hợp đồng bảo hiểm cũng được in ra tự động và lưu trữ trên cơ sở dữ
liệu điện tử được cơ quan quản lý công nhận tính hợp pháp...”, một chuyên gia nêu
ví dụ.
Liên quan đến khâu thanh toán, theo các chuyên gia, việc trả phí bảo hiểm sẽ
không còn dùng tiền mặt, mà nhà bảo hiểm sẽ ủy quyền cho ngân hàng thu phí hộ,
hoặc khách hàng có thể chủ động thanh toán thông qua các dịch vụ thanh toán điện
tử...
Thực tế, trong khi cách mạng công nghệ 4.0 đang lan tỏa trong nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực, thì ngành bảo hiểm dường như đang “bắt nhịp” chậm. Đây cũng là điều
được các chuyên gia cảnh báo.
“Hệ thống công nghệ của toàn thị trường nói chung, từng doanh nghiệp bảo hiểm
nói riêng, nhất là khối phi nhân thọ, nếu không sớm cải tiến thì sẽ khó đáp ứng nhu
cầu phát triển, đón đầu xu hướng công nghệ 4.0”, một chuyên gia nói.
Theo vị chuyên gia này, một khi dữ liệu được công khai, để đồng bộ hóa, mỗi
doanh nghiệp bảo hiểm cần phải sở hữu hệ một thống công nghệ hiện đại, một cơ
sở dữ liệu đầy đủ và quan trọng hơn cả là không thể thiếu sự kết nối, chia sẻ dữ
liệu giữa các doanh nghiệp với nhau, cũng như với các cơ quan liên quan như Bộ
Tài chính, Bộ Công thương, cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy,
bệnh viện…
“Có như vậy cách mạng công nghệ 4.0 mới phát huy tác dụng với ngành bảo
hiểm”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, ông Lộc chia sẻ thêm: “Khâu giám định, thẩm tra để
xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại làm căn cứ chi trả tiền bảo hiểm sẽ trở

nên thuận lợi và nhanh chóng hơn khi có một kho dữ liệu chung...”.
NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRONG CUỘC
CÁCH MẠNG 4.0
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy nhanh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển trong quá trình hội


nhập quốc tế. Đặc biệt, nguồn lao động trẻ dồi dào là lợi thế lớn của Việt Nam, bởi
đây là lực lượng có khả năng hấp thụ tốt nhất về khoa học, công nghệ. Tuy nhiên,
trong nền công nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ
thông tin, điều khiển, tự động hóa, thì Việt Nam đứng trước nhiều vấn đề về chất
lượng nguồn nhân lực. Cụ thể:
Một là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp: Hiện nay, ở nước ta
đang tồn tại hai cách tính khác nhau về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật, bao gồm từ đào tạo dưới 1 năm và từ trình độ sơ cấp trở lên. Trong khi đó,
theo cách tính của Tổng cục Thống kê, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
là lao động có chuyên môn và có chứng chỉ trở lên.
Với cách tính của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2015 cả nước có
28,05 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 51,64% tổng lực lượng
lao động. Trong khi theo cách tính của Tổng cục Thống kê, số người có trình độ
chuyên môn kỹ thuật chỉ có 10,56 triệu người, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực
lượng lao động (20,78%).
Bên cạnh đó, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016, Việt Nam
được xếp hạng chung là 56, nhưng các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng
tạo lại thấp hơn nhiều. Cụ thể: Năng lực hấp thụ công nghệ xếp hạng 121; Mức độ
phức tạp của quy trình sản xuất: 101; Chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa
học: 95; Giáo dục và đào tạo ở cấp sau phổ thông: 95.
Hai là, năng suất lao động thấp: Theo Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam năm
2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ

bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của
Phillippines và 48,8% của Indonesia. Nói cách khác, năm 2015, một người
Singapore có năng suất làm việc bằng gần 23 người Việt Nam, một người Malaysia
bằng gần 06 người Việt Nam, một người Thái Lan bằng gần 03 người Việt Nam và
một người Philippines hay Indonesia cũng vẫn bằng hơn 02 người Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2005-2015, mặc dù lao động
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Cụ thể, nông nghiệp giảm từ 55,09% năm 2005, xuống 45,19% năm 2015; lần lượt
công nghiệp tăng từ 17,59 lên 21,78%; dịch vụ tăng từ 27,32% lên 33,03%. Cơ cấu
này phản ánh cấu trúc “nông nghiệp” của nền kinh tế Việt Nam.


Ba là, tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu: Theo số liệu của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, tính đến quý IV/2016, cả nước có 1.110.000 người trong
độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật
(chiếm 42,43%). Riêng tại 64 trung tâm dịch vụ việc làm do ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã quản lý tổ chức được 336 phiên giao dịch việc làm với
780.000 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, nhưng mới có 242.000 lượt
người nhận được việc làm.
Một phần nguyên nhân là do cơ cấu cung – cầu của thị trường lao động bất hợp lý
nhưng một phần không nhỏ cũng là do lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của
các nhà tuyển dụng. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra bảng xếp hạng chỉ
số năng suất sáng tạo năm 2014 của lao động ở 24 nước châu Á, trong đó Việt Nam
xếp thứ 16/24, thậm chí thấp hơn cả Lào và Indonesia (Mạc Văn Tiến, 2017).
Giải pháp đồng bộ xây dựng nguồn nhân lực
Để giải quyết những vấn đề tồn tại, khó khăn của lao động Việt Nam, cần triển khai
các giải pháp sau:
Đối với Nhà nước
- Cần hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, có cơ
chế phối hợp, liên kết giữa cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
với DN cùng tham gia đào tạo nghề nghiệp. Hoàn thiện các cơ chế chính sách về

phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới đổi mới việc tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo.
Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục - đào tạo trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu
chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng mềm phù hợp với bối cảnh đất
nước và xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp. Hiện đại hóa hạ
tầng công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống phục vụ công tác quản lý và điều
hành lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng thư viện điện tử, hệ
thống đào tạo trực tuyến; khuyến khích các cơ sở giáo dục nhà nước xây dựng
phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị ảo mô phỏng,
thiết bị thực tế ảo…


- Chú trọng đến hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực theo cơ cấu ngành nghề và
trình độ đào tạo. Trên cơ sở đó, Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời về đào tạo,
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác đa phương, song phương trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, như: nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; Đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên, cán bộ quản lý; Quản trị nhà trường; Tạo điều kiện thuận lợi về môi
trường pháp lý và xã hội để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục chất
lượng cao tại Việt Nam.
Về phía các cơ sở đào tạo
- Cần đổi mới tổ chức đào tạo theo mô đun, tín chỉ và phát triển đào tạo trực tuyến
sẽ là hướng đào tạo chủ yếu. Chương trình đào tạo phải được thiết kế linh hoạt,
một mặt đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề; mặt khác, tạo sự liên thông giữa các trình
độ trong một nghề và giữa các nghề.
- Thay đổi phương pháp đào tạo trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và sự ứng
dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng. Cùng với
đó là sự đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra trong giáo dục - đào tạo
theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính sáng tạo của người học.

- Chú trọng hơn nữa phát triển ngành tự động hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm
nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng và vật
liệu mới, công nghệ sinh học...
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương
tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở. Chú trọng các nghiên cứu
mô phỏng, nghiên cứu tương tác giữa người và máy.
Đối với người lao động
- Phải xác định cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu, nó đang diễn ra
và không gì có thể cưỡng lại được. Chúng ta không có quyền lựa chọn mà bắt buộc
phải thích nghi bằng cách chủ động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kỹ
năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa.


- Mỗi cá nhân người lao động phải nỗ lực tự vượt qua chính mình, trước hết là tư
duy, tập quán, lề thói tiểu nông, sau đó là tự học tập, tự trang bị kiến thức, kỹ năng
để đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động việt nam tại quý 1 năm 2017 tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động giảm , tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng chứng chỉ, tốt
nghiệp tiếp tục được cải thiện
Quý 1/2017, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 71,71 triệu người, tăng 1,49% so với quý
1/2016, nữ tăng 1,40%; khu vực thành thị tăng 2,21%. Quy mô LLLĐ từ 15 tuổi
trở lên đạt 54,51 triệu người, tăng 0,18% so với quý 1/2016; nữ tăng 0,06%; khu
vực thành thị tăng 0,82%. Bảng 2. Quy mô và tỷ lệ tham gia LLLĐ
Chỉ tính những người hiện đang làm việc tại Việt Nam Tỷ lệ tham gia LLLĐ của
dân số từ 15 tuổi trở lên quý 1/2017 là 76,55%, giảm 0,27 điểm phần trăm so với
quý 4/2016 và giảm 0,98 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Quý 1/2017,
LLLĐ từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên là 11,73
triệu, tăng 460 nghìn người (4,08%) so với quý 1/2016. Trong đó, tăng cao ở nhóm

trung cấp (6,53%), tiếp đến là nhóm cao đẳng (4,24%), nhóm sơ cấp nghề (3,11%)
và nhóm đại học và trên đại học (2,98%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 1/2017 chiếm 21,52% LLLĐ, tăng 0,13 điểm
phần trăm so với quý 4/2016 và 0,81 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trướ
Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, số lượng doanh nghiệp trong năm
2016 tăng mạnh cùng những tín hiệu khả quan về xuất khẩu, thu hút khách du lịch
quốc tế và đầu tư nước ngoài trong những tháng đầu năm 2017 đã thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động ngành NLTS là 40,5%, giảm 1,04 điểm phần
trăm so với quý 4/2016 và giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ
trọng việc làm ngành công nghiệp-xây dựng (CN-XD) tăng 0,44 điểm phần trăm so
với quý 4/2016 và tăng 1,04 điểm phần trăm so với quý 1/2016. Tỷ trọng việc làm
ngành dịch vụ tăng trở lại ở mức 0,6 điểm phần trăm so với quý 4/2016 và 0,77
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến mọi mặt của ngành bảo hiểm


Một chu trình sản phẩm dịch vụ bảo hiểm (hay chuỗi giá trị bảo
hiểm), bao gồm các công đoạn: Tìm hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm,
tiếp thị/chào bán sản phẩm, thẩm định rủi ro/tính phí bảo hiểm, dịch vụ sau
bán hàng, quản lý/giải quyết khiếu nại… Có thể thấy, các công đoạn này
đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn của kỹ thuật số, với sự tham gia của đầy đủ
các yếu tố nêu trên.
Giai đoạn tìm hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm: Big Data, IoT mang lại
những phân tích đáng tin cậy, nhanh hơn nhiều so với các phương tiện
truyền thống trước đây. Từ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phát
triển được những sản phẩm bảo hiểm cá thể hoá cao, sản phẩm bảo hiểm
“cắt lớp”, hoặc sản phẩm bảo hiểm chào bán theo mô-đun.
Giai đoạn tiếp thị/chào bán sản phẩm: IoT, mạng xã hội hỗ trợ việc tiếp cận
và tương tác với khách hàng nhanh hơn trước đây rất nhiều. Với AI và Big
Data, DNBH cung cấp cho đại lý các thông tin để tối ưu hóa sản phẩm/dịch

vụ đối với mỗi khách hàng với một khoảng thời gian tối ưu. Áp dụng AI đối
với thiết bị di động cho đại lý - phân tích AI, phân tích mô hình hoạt động
tối ưu và hỗ trợ đại lý. Công nghệ số giúp việc lập bản chào phí bảo hiểm
nhanh, trực tiếp, thủ tục đơn giản hơn, giảm bớt chi phí và thời gian.
Giai đoạn thẩm định rủi ro, tính phí bảo hiểm: Big Data giúp tra xuất dữ liệu
về khách hàng tiện lợi, đầy đủ, khiến việc thẩm định, tính phí bảo hiểm
diễn ra nhanh hơn. Big Data cũng giúp tránh, ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm
hoặc hành vi lựa chọn bất lợi.
Giai đoạn phục vụ sau bán hàng: Các công cụ trực tuyến giúp quản trị hợp
đồng bảo hiểm mọi nơi, mọi lúc, rất thuận tiện cho khách hàng. Các dịch
vụ 24/7, sử dụng AI trả lời những thắc mắc của khách hàng; công nghệ
định vị, địa phương hóa, cá thể hoá chăm sóc khách hàng…
Giai đoạn quản lý, giải quyết khiếu nại: Tương tác kỹ thuật số cho phép cải
thiện trải nghiệm của khách hàng trong giai đoạn giải quyết khiếu nại, chi
trả quyền lợi nhanh chóng; AI giúp đọc hồ sơ thẩm định nhanh hơn, chính
xác hơn con người.
Những ví dụ điển hình trên thực tế


Thực tế cho thấy, cách mạng 4.0 đã có những ảnh hưởng tích cực và
mạnh mẽ tới ngành bảo hiểm, giúp thay đổi sản phẩm dịch vụ, tạo thêm
kênh phân phối hoàn toàn mới, tạo ra những mô hình kinh doanh bảo hiểm
mới, tiết giảm nhân sự của DNBH...
Thay đổi về sản phẩm dịch vụ: Ví dụ như trường hợp Công ty Bảo hiểm
Oscar (Mỹ), thành lập năm 2012, bắt đầu bán bảo hiểm năm 2013, với sản
phẩm bảo hiểm chủ yếu là kế hoạch bảo vệ sức khoẻ cá nhân và nhóm,
với chiến lược tận dụng tối đa các thành tựu công nghệ, thiết kế lại các sản
phẩm bảo hiểm sức khoẻ truyền thống để mang lại những giá trị dịch vụ
hoàn toàn mới cho khách hàng như dịch vụ thăm khám bệnh miễn phí từ
xa (telemedicine) 24/7 với các bác sỹ trong hệ thống Call Service, sử dụng

cả 2 công nghệ Oscar Android hay IOS.
Mọi thông tin (lịch kiểm tra sức khoẻ, hồ sơ y tế…) của các thành viên
được lưu giữ trên hệ thống và các thành viên có thể dễ dàng truy cập qua
các ứng dụng (app).
Khi thành viên nhập một thông tin về triệu chứng sức khoẻ vào app, danh
mục các bác sỹ hoặc cơ sở điều trị được đề xuất sẽ xuất hiện, cùng với
danh mục các dịch vụ y tế cần thực hiện và chi phí, có bảng tính rõ ràng
chi phí ước tính thành viên phải tự thanh toán. Oscar cung cấp vòng đeo
tay/đồng hồ theo dõi tập luyện miễn phí cho các thành viên, dữ liệu từ
những thiết bị theo dõi tập luyện này được kết nối với app của Oscar và
các thành viên sẽ được thưởng tiền nếu hoàn thành được các chương
trình rèn luyện sức khoẻ, mức thưởng có thể lên tới 240 USD/người/1
năm.
Những cải tiến sản phẩm đã giúp Oscar tăng trưởng rất nhanh (năm đầu
tiên 2014 có 16.000 thành viên, tới 2015 có 40.000 thành viên và sang
2016 đạt trên 145.000 thành viên).
Công nghệ “mang trên người” (Wearable Technology - là các thiết bị được
kết hợp với quần áo và phụ kiện, mà có thể cho phép người mặc thoải mái
đeo trên cơ thể của họ, có thể cung cấp tính năng cảm quan (Sensory) và
quét (Scanning) như phản hồi sinh học, theo dõi chức năng sinh lý…) như
đồng hồ thông minh (Smartwatch), thiết bị theo dõi tập luyện (Fitness
Trackers), màn hình hiển thị thông minh (Head-mounted Display - HMD),
quần áo thông minh (Smart Clothing), trang sức thông minh (Smart


Jewellery)... sẽ còn làm biến đổi rất nhiều các sản phẩm bảo hiểm sức
khoẻ, nhân thọ truyền thống hiện nay.
Tạo kênh phân phối mới: Ví dụ như trường hợp Công ty Bảo hiểm Kroodle,
(AEGON) của Hà Lan là công ty bảo hiểm đầu tiên trên thế giới bán bảo
hiểm qua mạng xã hội, bắt đầu từ năm 2013. Cụ thể, khách hàng có thể

tìm và mua bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm qua Facebook.
Thời gian đầu, Kroogle bán 3 sản phẩm bảo hiểm là Boodle Kroodle (bảo
hiểm hộ gia đình), Casa Kroogle (bảo hiểm nhà tư nhân) và Trouble
Kroogle (bảo hiểm trách nhiệm).
Sau khi triển khai thành công 3 sản phẩm trên, hiện Kroodle đã bổ sung
thêm sản phẩm Collgege Kroodle dành cho sinh viên và Travel Kroodle cho
phép người mua bảo hiểm thanh toán phí khi đi du lịch và chấm dứt bảo
hiểm khi kết thúc chuyến du lịch, nói cách khác, sản phẩm này có thể “tắt mở” bảo hiểm bất kỳ khi nào khách hàng có chuyến du lịch.
Với phương châm “dễ làm”, khách hàng có thể tự tính phí bảo hiểm khi sử
dụng công cụ tính phí online. Khi khách hàng tham gia bảo hiểm, họ sử
dụng tài khoản Facebook để tự động điền các thông tin cá nhân. Hệ thống
sau đó sẽ tự động kết nối với các cơ sở dữ liệu khác hiện có để thu thập
các dữ liệu bổ sung về người đề nghị bảo hiểm.
Với hình thức tương tác và phân phối hoàn toàn mới này, khách hàng có
thể thu xếp mọi thứ qua Facebook từ điện thoại thông minh hoặc từ máy
tính mà không cần chữ ký, không phải trả lời các câu hỏi không cần thiết,
cũng không phải là cả chồng tài liệu dày cộp...
Từ góc độ marketing, Kroodle còn sử dụng Facebook để thông báo cho
bạn của khách hàng khi họ tham gia bảo hiểm hay khiếu nại quyền lợi. Từ
góc độ quản trị rủi ro, việc công khai này trên thực tế đã góp phần giảm
khiếu nại và ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm hiệu quả. Từ góc độ chi phí, hình
thức bán hàng này giảm thiểu chi phí bán hàng.
Tạo mô hình bảo hiểm mới: Xuất hiện mô hình bảo hiểm P2P (peer-to-peer
Insurance, mô hình bảo hiểm mạng đồng đẳng tương hỗ). Mục đích của
bảo hiểm P2P là tiết kiệm tiền thông qua giảm thiểu chi phí quản lý, tăng
sự công khai minh bạch, tối ưu hoá hiệu quả. Người được bảo hiểm lập
hội (Pool), tự tổ chức, quản lý bảo hiểm của mình.


Mô hình này xuất hiện đầu tiên vào năm 2010 tại Đức, với nhóm nhỏ bạn

bè, ban đầu do nhận thấy sự bất hợp lý của việc người được bảo hiểm
không được hoàn tiền phí khi không có khiếu nại trong thời gian bảo hiểm,
nên muốn tạo ra mô hình kinh doanh bảo hiểm mới nhằm giải quyết vấn đề
này, lấy tên là Friendsurance.
Cụ thể, người tham gia bảo hiểm cùng một loại hình bảo hiểm hình thành
những nhóm nhỏ, gồm bạn bè hoặc tìm nhóm trên mạng. Một phần phí
bảo hiểm của nhóm sẽ được đưa vào Pool hoàn tiền (Cashback Pool).
Nếu không có khiếu nại, thành viên của nhóm được hoàn 40% tiền phí vào
cuối năm. Khiếu nại nhỏ (tự các nhóm xác định mức) được giải quyết sử
dụng tiền từ Cashback Pool, các khiếu nại lớn do các DNBH truyền thống
chi trả. Những DNBH này có quan hệ đối tác bảo hiểm với Friendsurance.
Lợi ich của bảo hiểm P2P là hiệu ứng tác động của mạng lưới khích lệ các
thành viên không khiếu nại những món tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm
tích cực tìm kiếm và mời bạn bè tham gia để tăng quy mô của pool. Hiện
tại, Friendsurance đã có trên 100.000 thành viên (khách hàng). Năm 2017,
Friendsurance vươn hoạt động sang thị trường Úc, hiện đang bán những
sản phẩm cơ bản là bảo hiểm hộ gia đình, bảo hiểm trách nhiệm cá nhân,
bảo hiểm ô tô.
Một ví dụ khác là Công ty Lemonade của Mỹ, bắt đầu từ năm 2017 với mô
hình bảo hiểm qua mạng, chuyên bảo hiểm đồ đạc hộ gia đình. Khách
hàng hoàn thiện các thủ tục mua bảo hiểm thông qua điện thoại thông
minh, sử dụng các ứng dụng mạng. Công ty sử dụng AI và chatbot để bán
bảo hiểm, giải quyết khiếu nại (không sử dụng đội ngũ đại lý, môi giới,
nhân viên bán hàng).
Phí bảo hiểm được thanh toán vào Pool khiếu nại, từ đó một lượng phí cố
định (20% phí bảo hiểm) sẽ được dành riêng hàng tháng để chi trả tái bảo
hiểm (bảo hiểm cho các khiếu nại vượt quá hạn mức của Pool), phần còn
lại được sử dụng để thanh toán khiếu nại. Nếu tổng lượng tiền của Pool
lớn hơn chi phí và khiếu nại đã thanh toán, người tham gia sẽ được nhận
lại tiền dưới hình thức “hoàn tiền“(Giveback) hàng năm. Dữ liệu Pool được

công khai với người tham gia.
Với mô hình kinh doanh này, chi phí quản lý, khai thác được giảm thiểu;
khái niệm lợi nhuận bảo hiểm gốc sẽ không còn, mà trở thành phi lợi


nhuận (do DNBH đã chia trả lại khách hàng tiền phí Giveback hàng năm,
DNBH chỉ hưởng lợi từ hoạt động đầu tư)… Điều này rất có lợi và thu hút
được khách hàng.
Hy vọng những ví dụ trên sẽ tạo cảm hứng cho các bạn trẻ say nghề bảo
hiểm gợi mở ý tưởng về start-up bảo hiểm như trường hợp của Kroodle
hay Friendsurance. Các mạng 4.0 có thể tạo cho bạn cơ hội trở thành
“người khổng lồ” trong ngành bảo hiểm chỉ trong thời gian ngắn, sánh
ngang với những tập đoàn bảo hiểm có tuổi đời hàng trăm năm, tương tự
như việc nhờ công nghệ mà Bill Gates, Mark Zuckerberg… chỉ trong vài
năm, số tài sản kiếm được đã vượt qua tài sản của một tập đoàn tích lũy
trong hang chục năm qua.



×