Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng việt cho học sinh lớp 5d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU....................................................................................................02
1.1. Lí do chọn đề tài............... ..........................................................................02
1.2. Mục đích nghiên
cứu...................................................................................02
1.3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................02
1.4. Phương pháp nghiên
cứu:............................................................................02
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................................03
2.1. Cơ sở lí luận:..............................................................................................03
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.............................................03
2.3. Các giải pháp khắc phục lỗi........................................................................05
2.4. Hiệu quả của sáng kiến: ........................................................................ ....18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................16
3.1. Kết luận:....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................20
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP GIẢI.....................................................21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Dấu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Sự
vắng mặt của dấu câu trong một văn bản không những gây khó khăn cho việc
hiểu nội dung văn bản mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm hay hiểu văn bản theo
nhiều nghĩa khác nhau.
Các dấu câu được học ở Tiểu học, tuy số lượng dấu câu không nhiều nhưng
chúng được sử dụng linh hoạt. Các dấu câu khác nhau đảm nhiệm các chức
năng khác nhau. Ngoài ra, dấu câu còn được sử dụng có tính chất cá nhân, theo


sáng tạo của người viết. Vì thế, việc tiếp nhận hay sử dụng dấu câu không hề
đơn giản. Từ đó cho thấy, việc dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu câu
là yêu cầu quan trọng của người giáo viên Tiểu học.
Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên đã chú ý đến dấu câu. Hai dấu
câu đơn giản nhưng quan trọng nhất đó là dấu chấm, dấu phẩy đã được làm
quen từ lớp 1. Đến đầu học kì 1 lớp 2, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và
dấu phẩy. Các dấu còn lại các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở lớp
3,4,5. Đến cuối bậc Tiểu học, học sinh đã có kĩ năng sử dụng các loại dấu câu
cơ bản này. Tuy vậy, nhưng đến cuối lớp 5 vẫn còn nhiều học sinh chưa có ý
thức sử dụng đúng nơi, đúng chỗ các dấu câu, các em còn sử dụng tùy tiện.
Để giúp các em học sinh hiểu hơn về dấu câu, nắm vững cách dùng, tác
dụng của từng loại dấu câu trong học tập và giao tiếp, tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài: "Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh
lớp 5D" với hi vọng những kinh nghiệm nhỏ tôi trình bày trong đề tài này sẽ
góp phần giúp học sinh nắm vững cách sử dụng dấu câu và nâng cao chất
lượng dạy và học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc học sinh sử dụng dấu câu chưa phù
hợp.
- Tìm ra giải pháp phù hợp trong việc rèn cho các em đặt dấu câu đúng, phù
hợp với mỗi dạng bài cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của học
sinh tiểu học để các em có thể sử dụng dấu câu có hiệu quả và phát huy tư duy
của mình tốt hơn.
- Giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về cách đặt dấu câu và
viết đoạn văn, bài văn …có liên quan đến viết dấu câu một cách thành thạo,
chặt chẽ, lô-gíc.
- Tạo nền móng học tập vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5D.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Môn Luyện từ và câu có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương
pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ
độc lập linh hoạt, sáng tạo; góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần
thiết và quan trọng của con người như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt
khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.
Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm. Bản thân mỗi chúng ta cần phải chăm sóc thế hệ trẻ ngay từ lúc ấu
thơ đến lúc trưởng thành. Vì vậy việc phát triển và bồi dưỡng ngay từ bậc tiểu
học là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng
cải tiến về nội dung, đổi mới về phương pháp để khuyến khích học sinh say mê
học tập, nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới.
Việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có vị trí đặc biệt quan
trọng. Thông qua dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu giúp cho đội
ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng viết dấu
câu đúng theo các kiểu câu trong đoạn văn, bài văn từ đó nâng cao chất lượng
dạy Tiếng Việt Tiểu học. Cũng thông qua việc dạy cách làm các bài dạng bài
tập về dấu câu có tác dụng thúc đấy phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng
sáng tạo văn học của học sinh.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì trước hết phải xây dựng được một
nội dung hợp lý, khoa học và những phương pháp giảng dạy phù hợp, phát triển
được khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh.

Các dạng bài tập về dấu câu là một trong các dạng bài điển hình trong phân
môn Luyện từ và câu ở Tiểu học. Để làm được các bài dạng bài tập về dấu câu,
trước hết ta cần phân tích bài tập để nhận dạng bài tập từ đó có phương pháp
làm bài hợp lý.
Các bài tập về dấu câu có tác dụng tốt trong việc rèn luyện tư duy, từ trực
quan cụ thể đến tư duy trừu tượng và khả năng suy luận, phán đoán cho học
sinh trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
Nội dung dạy- học về dấu câu trong chương trình lớp 5:
Qua giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã tổng hợp các kiểu bài tập, các dạng bài
tập ở lớp 5 về dấu câu cụ thể như sau:
Lớp 5: Học sinh ôn lại các dấu câu đã học từ lớp 4 đến lớp 5, bao gồm 8 tiết
vào cuối học kỳ 2 từ tuần 29 đến tuần 34 gồm các dạng bài tập cơ bản trên,
nhưng yêu cầu mức cao hơn.
+ Chọn dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống. (Bài 1-T115; Bài 2- T124)
+ Tìm, điền dấu câu thích hợp vào văn bản cho trước và giải thích cách dùng
dấu câu. (Bài 2- T115; Bài 1- T138; Bài 1- T51; Bài 2- T152)
+ Chữa lỗi về dấu câu.( Bài 3- T134)
3


+ Lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu câu qua các ví dụ. (Bài 1- T124; Bài
2- T160)
+ Đặt câu, viết một đoạn văn theo yêu cầu sử dụng dấu câu. (Bài 3- T116;
Bài 3- T138; Bài 3- T50)
- Để dạy thành công những bài tập về dấu câu, giáo viên cũng cần giúp học
sinh có những kiến thức chắc chắn về các dạng bài tập khác như: các mẫu câu;
các bài tập về biện pháp tu từ… Không chỉ ở phân môn Luyện từ và câu, Tập
làm văn mà các em học sinh cần nắm vững cách khai thác nội dung ở các bài
tập thuộc phân môn Tập đọc. Nếu các em hiểu được cách tìm ý của đoạn, ý của

câu, thì các em sẽ dễ vận dụng trong việc thực hiện được dạng bài tập này.
- Việc nắm được mạch kiến thức, hệ thống bài tập về dấu câu là một điều hết
sức cần thiết. Giáo viên cần hệ thống hóa được mạch kiến thức đó, vì giữa bài
tập này và bài tập kia, giữa lớp này và lớp kia có sự móc xích, hỗ trợ lẫn nhau.
Chúng ta không thể dạy bài nào chỉ biết đến bài đó, dạy lớp nào chỉ biết lớp đó.
- Hệ thống câu hỏi gợi ý để tổ chức hoạt động học tập cho các em học sinh
phải phù hợp với từng đối tượng, gần gũi với học sinh, không quá dễ cũng
không quá khó. Đồng thời giáo viên cũng phải lường trước được những sai lầm
mà các em có thể mắc phải để dự kiến trước biện pháp sửa chữa.
Một số lỗi của học sinh mắc phải như sau :
Với kiến thức về dấu câu, học sinh thường mắc phải những lỗi sai sau đây:
- Lỗi không dùng dấu câu : Là những câu sai do không dùng dấu câu ở chỗ cần
thiết. Cả một đoạn văn dài có nhiều ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không có
bất kì một dấu phẩy, dấu chấm nào được sử dụng. Như vậy, học sinh đã vi phạm
quy tắc sử dụng dấu câu. Việc đó gây khó khăn trong giao tiếp, người đọc không
thể hiểu được nội dung truyền đạt, không xác định được ý muốn diễn tả.
- Lỗi sử dụng dấu câu sai: Là lỗi của những câu học sinh sử dụng dấu không
hợp lí, không đúng quy tắc, đáng lẽ phải dùng dấu này lại dùng dấu khác, phải
đặt ở chỗ này lại đặt ở chỗ khác.
Nguyên nhân:
Qua thực tế giảng dạy và từ kết quả khảo sát điều tra như trên tôi đã tiến
hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, đó là:
* Về phía học sinh:
- Do ý thức học của một vài em còn kém, coi nhẹ việc nâng cao kĩ năng sử
dụng dấu câu tiếng Việt, chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn
đạt nội dung dẫn đến lỗi không sử dụng dấu câu; lỗi sử dụng sai dấu câu.
- Khi làm bài tập dạng về dấu câu còn thụ động, đoán mò điền dấu đại, làm bài
còn máy móc. Phần lớn học sinh chỉ thụ động làm các bài cụ thể về dấu câu
chứ không biết so sánh, liên hệ với các bài tập khác.
- Trí nhớ của các em chưa thoát khỏi tư duy cụ thể nên còn ngại khó khi gặp

các bài tập phức tạp. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao.
* Về phía giáo viên:
Cùng với những nguyên nhân từ phía học sinh phải kể đến nguyên nhân từ
phía giáo viên, đó là:
- Quy trình dạy các bài tập điền dấu câu chưa phát huy được tính sáng tạo của
học sinh, chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng học sinh trung bình, khá mà
4


không chú ý đến đối tượng học sinh giỏi đã có khả năng sử dụng dấu câu thành
thạo.
- Do phương pháp dạy học chưa sát, giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng
mức đến việc khắc phục lỗi cho HS.
- Chưa có kế hoạch ôn luyện phù hợp ở mảng kiến thức này.
Theo khảo sát, điều tra thực tế đầu năm lớp 5D, tôi thấy các em còn mắc lỗi
sử dụng dấu câu.
Dưới đây là bảng thống kê kết quả khảo sát, điều tra việc sử dụng dấu câu
học sinh lớp 5D- Trường Tiểu học Đông Vệ I trong thời gian đầu năm.
Yêu cầu
Sĩ số
42

Lỗi không sử dụng
dấu câu
SL
TL
10

23,8%


Lỗi sử dụng sai
dấu câu
SL
TL
17

40,4%

Sử dụng đúng
dấu câu
SL
TL
15

35,8%

2.3 Các giải pháp khắc phục lỗi:
Bản thân là một giáo viên, tôi luôn trăn trở và tìm cách khắc phục những tồn
tại đã nêu trên. Sau đây là các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình
giảng dạy của mình, tôi thấy rất có hiệu quả:
Giải pháp 1: Nắm vững quy tắc về dấu câu
Bởi ở lớp 5, các em được ôn lại các dấu câu đã học ở lớp dưới nên để giúp
các em nhớ lâu và có hệ thống, tôi cùng các em xây dựng "Bảng tóm tắt cách
dùng các dấu câu" dưới hình thức chia nhóm để các em trong nhóm hỗ trợ lẫn
nhau, tôi chỉ là người giám sát và giúp đỡ khi cần thiết. Các em tự xây dựng và
lấy được ví dụ điều đó sẽ giúp các em nhớ và vận dụng được trong làm bài.
Cụ thể:
BẢNG TÓM TẮT CÁCH DÙNG CÁC DẤU CÂU
TT


1

Cách gọi
tên

Cách
ghi

Dấu
chấm

.

2
Dấu
chấm hỏi

?

Ghi nhớ
Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể. Chữ cái đầu
sau dấu chấm phải viết hoa.
Ví dụ: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được
đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên
ấy thắng.
(Theo Toan Ánh)
Dấu chấm hỏi dùng để đánh dấu câu hỏi, được
đặt ở cuối câu.(Câu hỏi điều chưa biết; Câu hỏi
được dùng với mục đích khẳng định; Câu kể
được dùng với mục đích nghi vấn. )

Ví dụ:
- Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị?
- Phong cảnh đó có khác gì một bức tranh sơn
5


thủy?
- Bây giờ là 9 giờ?

3

Dấu
chấm
than

Dấu phẩy

!

Dấu phẩy có tác dụng sau:
- Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong
câu
Ví dụ: Sân trường bỗng trở nên ồn ào, huyên náo.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Dưới gốc cây xà cừ, một tốp bạn nữ đang
túm tụm đọc truyện.
- Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Ví dụ: Giữa sân trường, các bạn nam đang đá cầu,
các bạn nữ nhảy dây.


,

4

Dấu
hai chấm

:

5

6
Dấu
ngoặc
kép

Dấu chấm than thường được dùng để kết thúc
câu bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đề nghị, mong
chờ...
Ví dụ:
- Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm
sao!
- Dế Choắt, hãy giương mắt ra mà xem tao trêu con
mụ Cốc đây này!

""

Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó
là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích
cho bộ phận đứng trước.

Khi báo hiệu lời nói của một nhân vật, dấu hai
chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay
dấu gạch đầu dòng.
Ví dụ: a, Tôi thở dài:
- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
b, Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra:
cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ,
dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
Dấu ngoặc kép thường được dùng để đánh dấu
lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩ của
nhân vật .
Ví dụ: Bác tự cho mình là" người lính vâng
mệnh quốc dân ra mặt trận ", là "đầy tớ trung thành
của dân".
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay
một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường
phải thêm dấu hai chấm.
Ví dụ: Bác nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham
6


muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu
những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Ví dụ: Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào
con nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa".

7


Dấu gạch
ngang

-

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
- Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
- Phần chú thích trong câu.
- Các ý trong một đoạn liệt kê.
Ví dụ: "Những dãy tính cộng hàng ngàn con số,
một công việc buồn tẻ làm sao"- Pa-xcan nghĩ
thầm.
- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố
bớt nhức đầu vì những con tính. - Pa-xcan nói.

Bên cạnh đó, tôi sưu tầm các bài thơ về dấu câu, giúp học sinh dễ ghi nhớ và
vận dụng trong học tập.
Ví dụ:
Những dấu câu ơi!
Cảm ơn các bạn dấu câu
Chấm lửng (...) câu hoá có duyên
Không là chữ cái nhưng đâu bé người
Dù chưa nói hết vẫn nên bao điều
Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi
Gạch ngang (-) tách ý khi nhiều
Tách biệt từng ý đọc thời ngắt ra
Mở đầu lời nói bao nhiêu rõ ràng
Dấu chấm (.) trọn vẹn câu mà
Ngoặc đơn ( ) giải thích kĩ càng

Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai.
Làm cho câu cũng nhẹ nhàng dễ coi
Chấm phẩy (;) phân cách làm hai
Ngoặc kép (“ ”) trân trọng rạch ròi
Sau bổ sung trước mới tài làm sao
Sau dấu hai chấm (:) nhưng đòi
Chấm than (!) tình cảm dạt dào
chuẩn luôn
Khiến sai, đề nghị lẽ nào làm ngơ
Học dần, hiểu sẽ nên khôn
Chấm hỏi (?) giỏi đến bất ngờ
Muốn viết cho đúng phải ôn luyện dần.
Hỏi ai hay chính thẫn thờ hỏi ta
Hai chấm (:) lời trích gần xa
Bài của TS. Lê Thống Nhất
Đôi khi giải thích thế là hiểu thêm
Giải pháp 2: Thông qua bài tập để rèn kĩ năng thực hành sử dụng dấu câu.
Với giải pháp này tôi lựa chọn các bài tập và chia thành 3 nhóm chính để
phù hợp với năng lực của từng học sinh. Cụ thể:
Nhóm 1: Bài tập về từng loại dấu câu
Loại bài tập này được sử dụng sau mỗi bài học về từng dấu câu, giúp học
sinh nắm chắc chức năng, công dụng của dấu câu được học. (Đối với dạng bài
tập này được sử dụng ở các lớp dưới.)
Nhóm 2: Bài tập phân biệt các nhóm dấu câu
7


Loại bài tập này sử dụng sau khi học sinh đã được học một số dấu câu,
nhằm giúp các em hiểu đúng chức năng của từng dấu câu trên cơ sở đối chiếu,
so sánh cách dùng các dấu câu giống nhau về vị trí trong câu hoặc gần gũi nhau

về chức năng.(Đối với dạng bài tập này tôi sử dụng để giúp những em chưa
nắm vững cách sử dụng dấu câu được củng cố lại kiến thức.)
Nhóm dấu câu giống nhau về vị trí
Các dấu câu đặt
Các dấu câu đặt
ở cuối câu
ở vị trí khác

Nhóm dấu câu gần nhau về chức năng
Các dấu câu
Các dấu câu
có chức năng
có chức năng
phân cách
tách biệt

* Bài tập so sánh dấu chấm và dấu chấm hỏi.
Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào cuối mỗi câu sau:
- Kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều
keo hơn là bên ấy thắng
- Để tham gia thi Tiếng hát tuổi thơ, lớp cậu đã chọn được bài hát gì
* Bài tập so sánh dấu chấm và dấu chấm than.
Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào cuối mỗi câu sau:
- Cậu hãy giúp tớ vẽ tranh cho tờ báo tường lớp mình nhé
- Cậu hãy giúp tớ nhé
* Bài tập so sánh dấu chấm và dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống
Tình huống khó xử
Trong rạp hát, một cô ca sĩ đang cố gắng phô diễn giọng ca của mình
Một khán giả bực tức quay sang hỏi người bên cạnh:

- Hát như thế mà cũng dám lên biểu diễn cơ đấy Cô ca sĩ này ở đâu ra vậy
hả ông
- Nó là con gái tôi
- Ấy chết Xin lỗi bác Kể ra thì giọng hát cũng không đến nỗi nào. Nhưng
cháu nhà bác chọn bài hát không thích hợp. Bài này dở quá Nhạc và lời như
thế thì chẳng có ai hát hay được
Không biết người nào viết nhạc thế nhỉ
- Chính tôi đấy
(Theo Kể chuyện âm nhạc)
Nhóm 3: Bài tập nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu
Loại bài tập này được sử dụng khi các em đã được học hầu hết các dấu câu
tiếng Việt và có sự hiểu biết tương đối chắc chắn về các chức năng của từng
dấu câu. Học sinh được đặt vào các tình huống bộc lộ khả năng sử dụng dấu
câu một cách linh hoạt, sáng tạo. (Đây là dạng bài tập chủ yếu mà tôi dạy cho
các em ở lớp tôi chủ nhiệm trong các giờ Thực hành Tiếng Việt vì ở lớp 5 các
em ôn tập lại các dấu câu đã học ở lớp dưới )
Ví dụ một số bài tập:
Bài 1: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống trong các đoạn dưới đây rồi chép
lại đoạn văn sau cho đúng.
a, Kiến Mẹ rất yêu đàn con của mình
tối nào Kiến Mẹ cũng dỗ dành
thơm yêu từng đứa con và âu yếm nói
8


- Chúc con ngủ ngon
(Theo Truyện của mùa hạ)
b, Mùa hạ đến
tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu
cái

nắng như vàng hơn nhiều hơn và kéo dài hơn
trên những tán cây lũ ve
sầu đang đua nhau kêu ra rả
trong sân trường im ắng hoa phượng bỗng rộ
lên một màu đỏ chói chang.
( Nguyễn Thế Thọ)
Bài 2: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ gạch chéo trong đoạn sau rồi chép
lại đoạn văn sau cho đúng.
Ngoài xa/ dòng sông lào xào vỗ sóng/ gió chạy loạt xoạt trong cỏ/ trăng đã
lên cao/ đêm đã khuya lắm/
Bài 3: Nối câu ở cột bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở cột bên phải.
Bò cày không được thịt.
Bò cày không được, thịt.
Bò cày, không được thịt.

Bò dùng để cày rộng , không
được đem giết thịt.
Bò dùng để cày ruộng thường
gầy, mổ ra được ít thịt.
Bò không dùng để cày ruộng
được nữa, cho giết thịt.

Bài 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bạn về
một bộ phim đã xem , trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu
gạch ngang.
Bài 5: Em hãy lựa chọn đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô
trống thích hợp để kết thúc các câu trong bài viết sau:
Tên anh là gì?
Chiến sĩ cảnh sát yêu cầu một thanh niên vượt đèn đỏ dừng lại và hỏi:
- Tên anh là gì

- Tên em là Gì ạ
Người cảnh sát nghiêm nét mặt
- Anh trả lời cho nghiêm túc, tên anh là gì
- Dạ...! Tên em là Gì ạ
- Yêu cầu anh cho xem chứng minh thư
Người chiến sĩ cảnh sát cầm tấm chứng minh thư và đọc: Trần Văn Gì
(Sưu tầm)
- Bên cạnh đó, khi kiểm tra, trả bài, nhận xét bài tập làm văn, giáo viên cần
chú ý lỗi dùng dấu câu sai của học sinh và phải lấy đó làm bài tập để hướng dẫn
cả lớp sửa chữa. Có như thế, các em mới thấy được lỗi của mình, biết tự sửa để
sau đó có ý thức sử dụng dấu câu tốt hơn.
- Ngoài ra, Gv có thể dùng bài viết sai (không chỉ với phân môn Luyện từ
và câu mà còn với phân môn Tập làm văn) của học sinh để sửa chung cho cả
lớp, để học sinh thấy cái vô lí từ đó rút ra được lời giải đúng .(với lưu ý không
nêu tên học sinh trước lớp)
Giải pháp 3: Tìm ra cơ sở sử dụng dấu câu
9


* Dấu câu và mục đích nói của câu
Mục đích nói của câu là một yếu tố quan trọng để lựa chọn dấu câu khi
thể hiện câu nói đó bằng chữ viết. Cùng là một cấu trúc câu "Mẹ về" nhưng
có thể nói theo những mục đích khác nhau và khi thể hiện trên chữ viết,
phải sử dụng những dấu câu khác nhau:
- Mẹ về! (sự vui mừng)
- Mẹ về? (sự hồ nghi)
- Mẹ về. (sự thông báo)
Khi nói, người nghe có thể nhận biết sự khác nhau về mục đích nói, về
nội dung thông tin, nội dung biểu cảm của ba phát ngôn nói trên nhờ ngữ
điệu, vẻ mặt hay điệu bộ, cử chỉ. Song trên chữ viết, người ta chỉ có thể

nhận ra sự khác nhau của ba câu này nhờ vào dấu câu. Cùng là các dấu đứng
ở cuối câu, nhưng theo quy ước chung trong tiếng Việt hiện nay thì dấu
chấm được đặt ở cuối câu kể, dấu hỏi được đặt ở cuối câu hỏi, dấu chấm
than được đặt ở cuối câu cảm và câu cầu khiến. Như vậy, cách dùng riêng
của ba dấu này phụ thuộc vào mục đích nói của câu, thay thế dấu này bằng
dấu khác sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu.
Hiện nay, hiện tượng học sinh sử dụng dấu câu thiếu chính xác một
phần cũng do các em chưa xác định được rạch ròi mục đích nói của câu. Ví
dụ, khi viết câu có mục đích cầu khiến như sau: "Bác làm ơn chỉ giúp cháu
nhà bạn Huyền ở đâu ạ.", học sinh thường sử dụng dấu chấm hỏi cuối câu
mà không biết mình đã dùng sai dấu câu. Các em sẽ viết các câu cầu khiến
kiểu đó như sau:
- Chị làm ơn chỉ giúp em Ủy ban phường Đông Vệ ở đâu ạ?
- Cậu hãy nói cho tớ biết lớp mình mấy bạn được giải?
- Cậu hỏi cô giáo xem cuối tuần lớp mình có được đi cắm trại không?
Nguyên nhân của việc nhầm lẫn kể trên là do các em chưa phân biệt
được sự khác nhau của câu có mục đích cầu khiến với câu có mục đích
nghi vấn. Do vậy, để giúp học sinh tiểu học sử dụng đúng dấu câu, việc dạy
học dấu câu không thể không căn cứ vào mục đích nói của câu.
* Dấu câu và ngữ điệu của câu
Để dạy cho học sinh ngôn ngữ dạng viết, điều quan trọng và có hiệu
quả đối với giáo viên chính là khả năng chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn
ngữ nói và ngược lại. Trong nhiều trường hợp, câu văn trong văn bản có sự
tương ứng giữa ngữ điệu và dấu câu. Ví dụ với 3 câu dưới đây:
- Tuấn đợi tớ.
- Tuấn, đợi tớ.
- Tuấn! Đợi tớ!
Câu chữ và nội dung thông tin của 3 câu như nhau song cách sử dụng
dấu câu khác nhau là căn cứ vào ngữ điệu của người nói. Theo đó, cấu tạo
ngữ pháp của câu cũng thay đổi. Các yếu tố thuộc về ngữ điệu bao gồm:

10


cường độ giọng nói lúc phát âm, thanh điệu, cao độ, tốc độ và nhịp độ lời
nói... Ngữ điệu là đối tượng rất quan trọng của việc lĩnh hội tiếng mẹ đẻ.
Bởi vậy, khi dạy lời nói ở dạng viết, điều quan trọng là phải giúp học sinh
nắm được mối liên hệ giữa các âm vị, ngữ điệu với chữ cái và những dấu
hiệu biểu thị khác, trong đó có hệ thống các dấu câu. Luyện đọc diễn cảm là
học cách nhấn âm, phân biệt giá trị các chỗ ngắt, uốn cong ngữ điệu... Đó là
một bằng cớ chứng tỏ người đọc đã hiểu rõ văn bản viết. Dấu câu góp phần
thể hiện tiết tấu, âm điệu, ngữ điệu lời nói khi biểu đạt bằng chữ viết.
Chẳng hạn, dấu chấm ghi lại chỗ ngắt giọng hơi dài và hạ giọng; dấu phẩy
ghi lại chỗ ngắt giọng ngắn hơn một chút và thường là hơi lên giọng; dấu
chấm lửng là chỗ sự ngắt giọng có thể kéo dài,... Người đọc, dù chỉ đọc văn
bản bằng mắt thì họ vẫn có thể tưởng tượng được giọng nói, những quãng
ngắt giọng sự lên giọng hay xuống giọng (ngữ điệu)... của từng câu. Có
được điều này một phần là nhờ vào hệ thống dấu câu. Trong đời sống giao
tiếp chúng ta thường đọc bằng mắt hoặc đọc lướt là chủ yếu. Mặt khác, giữa
văn nói và văn viết có sự khác biệt lớn. Lúc nói, đôi khi người ta
không nghỉ hơi giữa các câu. Ví dụ, khi hùng biện người ta không ngắt câu
hay dừng lại nhiều nhằm mục đích để người nghe chú ý. Như thế, nếu cứ
tuân thủ quy tắc trên một cách máy móc, chúng sẽ gặp rắc rối trong thực tế.
Dạy dấu câu cần khai thác vai trò của ngữ điệu trong việc giúp học sinh
nhận biết chức năng của dấu câu song cũng cần tính đến những trường hợp
ngoại lệ.
* Dấu câu và kết cấu ngữ pháp của câu
Trong một số trường hợp khác, chúng ta không thấy sự tương hợp giữa
dấu câu và ngữ điệu: Dấu chỉ được xác định bằng những tiêu chí ngữ pháp.
Chẳng hạn, dùng dấu phẩy để ngăn cách các đoạn câu trong câu ghép không
có từ nối. Như vậy, cần dựa vào cấu tạo ngữ pháp để dùng dấu câu, hay nói

cách khác, dấu câu còn được sử dụng để làm rõ cấu trúc cú pháp của câu:
phân biệt câu này với câu khác, giữa phần này với phần khác trong câu...
Về mặt nguyên tắc, có thể đặt dấu câu ở các vị trí: cuối câu, giữa câu, đầu
câu. Các dấu có thể xuất hiện ở các vị trí như: giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa
trạng ngữ hoặc các phần phụ khác với nòng cốt câu, giữa các vế của câu
ghép, giữa phần được nhấn mạnh và phần không được nhấn mạnh trong
câu... Dấu câu làm cho cấu trúc cú pháp của lời nói được rõ ràng, tiện lợi
cho việc hiểu nội dung văn bản; dấu câu giúp phân định ranh giới giữa các
câu, các thành phần câu... với nhau.
Cấu tạo cú pháp của câu chính là một cơ sở mang tính khách quan của
việc sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản.
* Dấu câu và ngữ nghĩa của câu
Dấu câu giúp người viết biểu đạt nội dung văn bản một cách chính xác,
mạch lạc. Khi ta thay đổi cách đánh dấu câu trên cùng một câu văn (tương
11


ứng với cách ngắt câu khi đọc, khi nói) sẽ làm thay đổi nội dung thông tin
hoặc nội dung biểu cảm của câu đó. Cấu tạo cú pháp và ngữ điệu mới chỉ
cho phép xác định được vị trí đặt dấu câu và nhóm những dấu câu đặt ở vị
trí đó. Còn việc lựa chọn một dấu câu cụ thể trong nhóm những dấu câu đó
là do nhân tố ý nghĩa của câu quyết định. Đúng vậy, trong nhiều tình huống
giao tiếp bằng chữ viết, dấu câu có khả năng quy định cách hiểu nội dung
của câu, đoạn, văn bản. Có thể cùng một chuỗi từ ngữ giống hệt nhau song
chúng lại truyền đạt những nội dung thông tin khác nhau. Ví dụ:
- Càng nghĩ đến công lao, các anh chị em càng cảm phục.
- Càng nghĩ đến công lao các anh, chị em càng cảm phục.
- Càng nghĩ đến công lao các anh chị em, càng cảm phục.
Sự khác nhau về nội dung thông tin trong các câu nói trên tuỳ thuộc
vào dấu câu và vị trí đặt dấu câu. Như vậy, khi biểu đạt điều muốn nói bằng

chữ viết, người viết không thể không chú ý đến việc lựa chọn và sử dụng
dấu câu để văn bản đạt hiệu quả giao tiếp như mong muốn.
Quan hệ ý nghĩa giữa các phần trong câu hoặc mục đích diễn đạt của
câu giúp người viết lựa chọn dấu câu thích hợp. Nội dung của câu là cơ sở
quan trọng để sử dụng dấu câu và đó cũng là căn cứ quan trọng để dạy dấu
câu. Có thể đánh giá khả năng tiếp thu cách đặt dấu câu của học sinh qua
khả năng diễn đạt nội dung thông tin trong lời văn của các em.
Trên thực tế, qua khảo sát các bài làm văn của học sinh, tôi nhận
thấy bài nào diễn đạt ý yếu kém thì cũng mắc nhiều lỗi về dấu câu. Bởi
vậy, việc dạy học dấu câu , tôi bắt đầu từ việc dạy cho học sinh biết cách
trình bày lưu loát bằng lời những suy nghĩ, nhận thức, tình cảm... của mình.
Dạy học dấu câu không thể tách rời việc dạy nghĩa của từ, mở rộng vốn từ,
vốn hiểu biết, nâng cao khả năng dùng từ đặt câu, viết đoạn, viết bài... của
các em. Việc phát triển khả năng diễn đạt của trẻ sẽ phải luôn đi trước một
bước việc dạy cách đặt dấu câu. Do đó, việc dạy học dấu câu ở tiểu học gắn
chặt với việc phát triển tư duy và nâng cao khả năng diễn đạt cho học sinh.
Từ những cơ sở nêu trên, khi chuẩn bị nội dung bài dạy tôi tìm ra các bước
thực hiện, khái quát nội dung của dạng bài tập đó để giúp học sinh hiểu được tại
sao ở vị trí đó chỉ sử dụng được câu này mà không sử dụng được câu kia. Có
như thế học sinh mới nhớ lâu, vận dụng và làm được tất cả các dạng bài tập
tương tự.
Nội dung của các bài tập về dấu câu ở lớp 5, với số lượng 8 tiết, được dạy từ
tuần 29 đến tuần 34, kiểu bài cũng khá nhiều, nên trong phạm vi hẹp này tôi
không thể nêu ra cách tiến hành cho từng bài một. Mỗi bài tập đều đặt ra yêu cầu
chung là học sinh biết dùng các dấu câu vào vị trí thích hợp trong câu và hiểu
được tác dụng, ý nghĩa của các dấu câu. Vì vậy, ở đây tôi đã đưa ra các bước cụ
thể để sử dụng đúng từng loại dấu câu. Với cách làm này, chúng ta có thể vận
dụng linh hoạt vào các dạng bài tập về dấu câu theo hướng phát huy tính tích
12



cực học tập của học sinh. Sau đây là một số cách tôi đã thực hiện để giúp các em
sử dụng đúng các dấu câu cơ bản.
Dấu chấm (.)
Cách 1: Dựa vào nội dung các ý.
Bước 1: Xác định được nội dung của đoạn văn nói về nội dung gì ?
Bước 2: Đoạn văn gồm mấy ý.
Bước 3: Mỗi ý giới thiệu về điểm gì ? Đã trọn ven chưa ?
Bước 4: Nếu các ý đã trọn vẹn thì đánh dấu chấm vào chỗ đó.
Bước 5: Đọc lại các câu văn xem đã diễn đạt được ý trọn vẹn chưa nếu thấy
chưa phù hợp thì điều chỉnh lại cho phù hợp.
Cách 2: Dựa vào cách tìm các thành phần trong câu đã học (các thành
phần câu: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
Bước 1: Xác định thành phần câu (Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu).
Bước 2: Nếu mỗi ý có đủ thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ hoặc thêm thành
phần trạng ngữ) mà diễn đạt được ý trọn vẹn thì ta đánh dấu chấm vào cuối câu.
Bước 3: Đọc lại các câu văn, nếu thấy chưa phù hợp thì điều chỉnh cho phù
hợp.
Dấu phẩy (,)
Dựa vào cách tìm các thành phần câu đã học( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
Bước 1: Xác định thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu).
Bước 2: Nếu trong câu có từ 2 thành phần là chủ ngữ (vị ngữ, trạng ngữ) trở lên
đi liền nhau thì ở giữa các thành phần câu liên tiếp ấy ta đánh dấu phẩy vào.
- Hoặc có từ 2 đến 3 cặp thành phần câu CN, VN, TN ( thành phần trạng ngữ có
thể có thể không ) đi liền nhau, liên kết chặt chẽ với nhau để diễn đạt một ý trọn
vẹn thì giữa các cặp thành phần câu đó ta đánh dấu phẩy vào.
- Hoặc nếu thành phần trạng ngữ đứng trước hoặc đứng sau hoặc giữa thành
phần CN, VN thì ta đánh dấu phẩy vào trước và sau thành phần trạng ngữ đó.
Bước 3: Đọc lại đoạn văn, điều chỉnh dấu phẩy cho phù hợp.
Dấu chấm hỏi ( ? )

Dựa vào nội dung câu.
Bước 1: Trong đoạn văn câu nào để hỏi người khác, hoặc tự hỏi mình, hoặc
biểu thị sự thắc mắc, hoài nghi …
Bước 2: Ai là người hỏi, hỏi về điều gì ?
Bước 3: Xác định được từ nghi vấn trong câu dùng để hỏi ( Ai, gì, nào, sao,
không, ư, à… )
Bước 4: Đánh dấu chấm hỏi vào cuối câu đó.
Bước 5: Đọc lại câu văn xem đã phù hợp chưa để điều chỉnh cho đúng.
Dấu chấm than ( ! )
Cách 1: Dựa vào ý nghĩa, tác dụng của câu nói lời đề nghị, nhờ vả, mong
muốn …
Bước 1: Học sinh đọc đoạn văn, tìm xem đâu là câu nói của nhân vật
Bước 2: Câu nào nêu lên yêu cầu, đề nghị, mong muốn, nhờ vả,… người khác
làm việc gì đó.( VD: Lời yêu cầu, đề nghị,… phải mạnh mẽ.)

13


Bước 3: Tìm xem đứng trước động từ trong câu có phải các từ: hãy, đừng, chớ,
nên, phải, … hoặc các hô ngữ, các từ: xin, mong, làm ơn, … đứng ở đầu câu và
cuối câu có các từ: nhé, thôi, nào, với, đi, …không?
Bước 4: Đánh dấu chấm than vào cuối câu đó.
Bước 5: Đọc lại câu văn xem sử dụng dấu câu đã phù hợp chưa để điều chỉnh
cho đúng.
Cách 2: Dựa vào sắc thái biểu cảm.
Bước 1: Đọc đoạn văn tìm xem đâu là câu nói.
Bước 2: Câu nói đó bộc lộ cảm xúc vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,
mỉa mai, … hay gọi - đáp.
Bước 3: Xác định các từ đi kèm: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật, nhé, …có
trong câu.

Bước 4: Nếu có thì đánh dấu chấm than vào cuối câu đó.
Bước 5: Đọc lại câu văn xem sử dụng dấu câu đã phù hợp chưa để điều chỉnh
cho đúng.
Dấu hai chấm ( : )
Dựa vào ý nghĩa, tác dụng, dấu hiệu.
Bước 1: Đọc kỹ đoạn văn
Bước 2: Tìm xem đâu là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích hay bộ phận liệt
kê sự việc.
Bước 3: Đánh dấu hai chấm trước bộ phân câu đó.
Bước 4: Sau dấu hai chấm là dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang( Nếu là lời
nói của nhân vật hoặc bộ phận liệt kê).
Bước 5: Đọc lại câu văn xem sử dụng dấu hai châm đã phù hợp chưa để điều
chỉnh cho đúng.
Dấu ngoặc kép ( “ ” )
Dựa vào ý nghĩa, tác dụng, dấu hiệu.
Bước 1: Đọc kỹ đoạn văn.
Bước 2: Tìm xem đâu là lời nói của nhân vật hoặc những từ ngữ được dùng với
ý nghĩa đặc biệt là sự mỉa mai, ẩn dụ, đánh dấu tên riêng một bài hát, một tác
phẩm của tên riêng, … trong câu văn, đoạn văn hay trích một câu, một đoạn
thơ – văn.
Bước 3: Nếu là lời nói nhân vật thì trước dấu ngoặc kép phải có dâu hai chấm.
Bước 4: Đánh dấu ngoặc kép vào đầu vào cuối lời nói hoặc từ ngữ mang ý
nghĩa đặc biệt đó hoặc đoạn văn đoạn thơ được trích dẫn.
Bước 5: Đọc lại câu văn… xem sử dụng dấu ngoặc kép đã phù hợp chưa để
điều chỉnh cho đúng.
Dấu gạch ngang ( - )
Dựa vào ý nghĩa, tác dụng, dấu hiệu.
Bước 1: Đọc kỹ đoạn văn.
Bước 2: Tìm xem đâu là lời nói nhân vật hoặc lời giải thích, bộ phân liệt kê, các
ý trong câu, trong đoạn.

Bước 3: Đặt dấu gạch ngang vào đầu lời nói, trước và sau ( hoặc trước) lời giải
thích trong câu, liệt kê các ý.
14


Bước 4: Đọc lại câu văn xem sử dung dấu gạch ngang đã phù hợp chưa để điều
chỉnh cho đúng.
* Một số ví dụ cụ thể:
Các bài tập về câu ở lớp 5, không phải bài tập nào cũng chỉ yêu cầu tìm
hiểu một dấu câu cụ thể với một kiểu bài cụ thể. Có những bài yêu cầu từ 2 đến
3 dấu câu với những kiểu bài khác nhau. Ví dụ:
Tuần 29- Bài Ôn tập về dấu câu: Dấu chấm, Dấu chấm hỏi, Dấu chấm than
Bài tập 1- Trang 110: Tìm các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than
trong mẫu chuyện vui dưới đây. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì ?
Kỉ lục thế giới
Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. (1)
Không may anh bị cảm nặng.(2) Bác sĩ bảo:(3)
Anh sốt cao lắm !(4) Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã !(5)
Người bệnh hỏi:(6)
Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ ?(7)
Bác sĩ đáp:(8)
Bốn mươi mốt độ.(9)
Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy(10)
- Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu ?(11)
* Cách tiến hành:
Bước 1: Đọc mẩu chuyện trên. Xác định số lượng các câu trong đoạn văn trên ?
Đánh số thứ tự sau mỗi câu. (11 câu.)
Bước 2: Nêu những câu văn có sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi ? Dấu chấm
than ? Dấu hiệu để xác định dấu câu trên ? (Dấu chấm câu 1, 2, 9; Dấu chấm
hỏi câu 7, 11; Dấu chấm than câu 4, 5. Dựa vào dấu hiệu hình thức.)

Bước 3: HS đọc lại các câu 1, 2, 9; 7, 11; 4, 5. Các dấu câu đặt sau các câu 1, 2,
9; 7, 11; 4, 5 để thể hiện điều gì ? (Câu 1, 2, 9 kể lại sự việc đã diễn ra. Câu 7,
11 câu để hỏi người khác. Câu 4, 5 biểu lộ cảm xúc, đánh giá nhận xét, nói lời
đề nghị.)
Bước 4: Xác định các dấu câu đặt sau các câu 1, 2, 9; 7, 11; 4, 5 để làm gì ?
(Dấu chấm đặt cuối câu 1, 2, 9 để kết thúc câu kể. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu 7,
11 để kết thúc câu hỏi. Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5 để kết thúc biểu cảm và
cầu khiến)
Bước 5: Nêu lại tác dụng của các câu trên ?
Tuần 33 – Bài Ôn tập về dấu câu: Dấu ngoặc kép.
Bài tập 1- Trang 151: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong
đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩa của nhân vật ?
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ lớn lên sẽ trở thành một
giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay để
thầy hiệu trưởng biết. Thế là trưa ấy, sau buổi học em chờ sặn thầy trược phòng
họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đội diện
với thấy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rải, dịu dàng,
ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học
ở trường này.
* Cách tiến hành:
15


Bước 1: Đọc kĩ từng câu văn.
Bước 2: Xác định dấu câu đứng trước lời nói trực tiếp, ý nghĩa.( Dấu hai chấm)
Bước 3: Xác định đâu là lời nói trực tiếp, đâu là ý nghĩ của nhân vật ? (Lời nói
trực tiếp: Thưa thầy sau này lớn lên …; Ý nghĩ: Phải nói ngay …)
Bước 4: Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp. ("Phải…thầy biết”; “Thưa thầy…
này”)
Bước 5: Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế ? ( Dấu ngoặc kép thứ

nhất đánh dấu ý nghĩ của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép thứ hai đánh dấu lời nói
trực tiếp của Tốt-tô-chan với thầy hiệu trưởng.)
Tuần 30 – Bài Ôn tập về dấu câu: Dấy phẩy.
Bài tập 1- Trang 124: Bài tập thuộc kiểu – Điền dấu câu đã cho vào chỗ
thích hợp.Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu
chuyện sau ? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Truyện kể về bình minh.
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thi, Sáng hôm
ấy
Có một cậu bé mù dậy sớm, đi ra vườn
cậu bé thích nghe điệu nhạc
của buổi sớm mùa xuân.
Có một thầy giáo dậy sớm đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu

khẽ chạm vào vai cậu
hỏi:
- Em có thích bình minh không ?
- Bình minh nó thế nào ạ ?
- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây
đào trổ hoa - Thầy giải thích.
Môi cậu bé run run
đau đớn. Cậu nói:
- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà cũng chưa được thấy
cây đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy – Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng
thầy bảo:
- Bình minh giống như một nụ hôn của mẹ giống như làn da của mẹ chạm
vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.
* Cách tiến hành:

Bước 1: HS đọc kĩ đoạn văn.
Bước 2: HS nêu cách điền dấu câu.
- Cách 1: Dựa vào nội dung các ý
- Cách 2: Dựa vào cách tìm các thành phần trong câu đã học – CN, VN, TN.
Bước 3: Vận dụng cách xây dựng dấu câu đã được học để điền dấu câu thích
hợp. (HS điền dấu câu: ô trống thứ 2 điền dấu chấm. Còn lại là điền dấu phẩy.)
Bước 4: HS đọc và viết lại đúng quy tắc chính tả.
Bước 5: HS – GV chốt lại cách thực hiện bài tập.
Tuần 32 – Bài Ôn tập về dấu câu: Dấy phẩy.
Bài tập 2- Trang 138: Bài tập thuộc kiểu ngắt câu: Có thể đặt dấu câu chấm
hoặc dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẫu chuyện sau ?
Dấu chấm và dấu phẩy.
16


Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn
của người đang tập việt văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “ Thưa ngài
tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội chưa kịp
đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu
chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.”
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: “ Anh bạn
trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là hãy đếm tất cả những dấu
chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ vào phong bị gửi đến tôi chào anh.”
* Cách thực hiện:
Bước 1: HS đọc kĩ đoạn văn.
Bước 2: HS nêu cách điền dấu câu.
- Cách 2: Dựa vào nội dung các ý. Đoạn 1 có 4 ý, đoạn 2 có 2 ý.
- Cách 2: Dựa vào cách tìm các thành phần trong câu đã học – CN, VN, TN.
Bước 3: Vận dụng cách xây dựng dấu câu đã học để điền dấu câu thích hợp.
(HS ngắt câu: “ Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới

của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài
đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
“ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh đếm
tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ vào phong bì, gửi đến cho tôi.
Chào anh.” )
Bước 4: HS đọc lại, kiểm tra các dâu câu.
Bước 5: HS – GV chốt lại cách thực hiện bài tập.
Giải pháp 4: Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã đưa ra được những giải pháp cụ thể, gắn
liền với các hoạt động dạy- học, đem lại hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng sử
dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5 không chỉ của riêng phân môn
Luyện từ và câu mà còn trong phân môn khác như Tập làm văn, Tập đọc.
Chẳng hạn với phân môn Tập đọc thì mục tiêu là học sinh biết đọc đúng , biết
đọc diễn cảm và hiểu được nội dung bài. Nhưng với bản thân tôi, thường sau
mỗi bài tập đọc tôi đều mở rộng cho học sinh hiểu thêm về dấu câu và tác dụng
của những dấu câu đã sử dụng trong văn bản. Qua đó, củng cố và khắc sâu cách
sử dụng dấu câu cho học sinh. Ở một số bài tập đọc, sau khi luyện đọc và tìm
hiểu bài, tôi đã mở rộng thêm như sau:
- Yêu cầu học sinh xác định trong bài tập đọc tác giả đã sử dụng bao nhiêu
dấu câu? Đó là những loại dấu câu nào?
- Vì sao tác giả lại dùng dấu câu ở đoạn này?....
Cụ thể trong bài tập đọc: "Công việc đầu tiên " (TV5- Tập 2), tôi hỏi:
- Trong bài tác giả đã sử dụng những loại dấu câu nào? (Trong bài tác giả đã
sử dụng những dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than,
dấu chấm hỏi, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang )
- Vì sao tác giả sử dụng dấu hai chấm ở câu thứ 2?
(Tác giả sử dụng dấu hai chấm ở câu thứ 2 có tác dụng đánh dấu chỗ bắt đầu
lời nói của nhân vật anh Ba Chuẩn.)
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm
lên: " Cộng sản rải giấy nhiều quá! " ?

17


(Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu trên là để đánh dấu lời nói trực tiếp
của người dân )
- Tác giả sử dụng của dấu chấm than trong câu: Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi
quen, em ạ! để làm gì?
(Tác giả sử dụng của dấu chấm than trong câu trên để biểu lộ tình cảm của
anh Ba với cậu bé Út.)...
Với cách làm như vậy, trong mỗi giờ học, các em được củng cố thêm kiến
thức, từ đó các em ngày một có kĩ năng sử dụng dấu câu tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Với cách nghiên cứu khai thác nội dung bài như trên, chỉ những bài tập đầu
năm các em còn bỡ ngỡ, dần dà cũng thành quen, các em đã vận dụng và tự tìm
được cách làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu. Vì các em luôn phải tìm tòi,
suy nghĩ, nên các tiết học Luyên từ và câu ở lớp tôi không có thời gian “chết”.
Hoạt động nhóm, cá nhân, trao đổi bàn bạc làm cho giờ học trở nên sôi nổi. Tất
cả các kết quả đúng mà các em tìm ra đều được trình bày một cách chắc chắn,
có cơ sở, không còn là kết quả của sự mò mẫm. Điều đáng mừng là giờ đây học
sinh trong lớp đều nắm vững kiến thức, hiểu sâu nội dung bài học. Những học
sinh gặp khó khăn trọng học tập vốn nhút nhát, tự ti với cách thực hiện như thế
này cũng có kết quả khả quan. Còn đối với những em có khả năng tiếp thu kiến
thức, kỹ năng và có năng lực tốt thì đôi lúc còn tạo cho giáo viên sự ngỡ ngàng
trước những cách làm hay. Với hướng đi ấy, tôi đã tạo cho các em tìm được một
con đường về cách học phân môn Luyện từ và câu nói riêng, các phân môn học
khác nói chung. Chẳng hạn như bài tập về dấu câu ở phân môn Luyện từ và câu
cũng đã có cách làm riêng theo từng kiểu bài như trên. Ở dạng bài tập này, nếu
có kiến thức chắc chắn, có sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung bài tập này với
nội dung bài tập kia thì chúng ta cũng tìm được đường đi đến kết quả một cách
chính xác và nhanh nhất. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các lần khảo sát ở

dạng bài tập về câu như sau:
Yêu cầu
Sĩ số
42

Lỗi không sử dụng
dấu câu
SL
TL
0

Lỗi sử dụng sai
dấu câu
SL
TL
3

7,1%

Sử dụng đúng
dấu câu
SL
TL
39

92,9%

Không chỉ áp dụng riêng với học sinh trong lớp, tôi cũng đưa những kinh
nghiệm này vào thảo luận ở những buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, các đồng
nghiệp của tôi cũng đã vận dụng và đã có kết quả tốt hơn khi chưa áp dụng các

biện pháp này.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sự sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức dạy các bài học hay việc tìm tòi,
tự học , tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ của giáo viên góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng dạy – học. Chính vì vậy, bản thân là một giáo
18


viên, tôi luôn trau dồi kiến thức và cũng đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều để tìm
ra phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực với một mục tiêu hướng tới là làm
sao cho giờ học có hiệu quả cao. Từ kinh nghiệm và kết quả thực tế cho thấy,
việc tổ chức thực hiện các giải pháp mà tôi đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm
ở các tiết học không mất nhiều thời gian mà vẫn đem lại kết quả tốt, các em tự
tin hơn khi làm các bài tập về dấu câu, sử dụng đúng các dấu câu khi đặt câu,
viết bài văn. Tôi hi vọng rằng những giải pháp tôi đã nêu trong sáng kiến sẽ
được nhân rộng, ứng dụng ở phạm vi rộng hơn chứ không chỉ trong phạm vi tổ
chuyên môn hay trong nhà trường.
3.2. Kiến nghị:
- Dạy học phải nghiên cứu và phân đối tượng, chia lớp nhỏ có đủ các đối
tượng, chú ý đến cách phân tích đề bài, hình thành cho HS thói quen đọc và xác
định yêu cầu bài tập. Từ đó đi phân tích, nêu cách thực hiện rồi hướng dẫn cách
làm.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tạo điều kiện cho các em được hoạt
động, được trình bày ý tưởng của mình, tạo niềm tin cho các em giúp các em có
sự nỗ lực cố gắng vươn lên trong quá trình học tập.
- Đối với học sinh khó khăn về học cần cho HS thực hành nhiều trên bảng với
những dạng tương tự và cũng đi từ từ từng bước. Tạo sự mạnh dạn ở các em,
chỉ yêu cầu học sinh thực hiện cơ bản về cách làm chung.
- Đối với học sinh có kiến thức, kỹ năng, năng lực học tốt, GV yêu cầu HS suy

luận lô-gic hơn về nhưng dạng bài tập về câu có nâng cao phức tạp nhiều kiểu
câu trong đoạn văn.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy
và thấy có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình viết không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Các cấp lãnh đạo, của Ban
giám hiệu và của đồng nghiệp để tôi có được những giải pháp rèn kĩ năng sử
dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh một cách có hiệu quả nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hoá, ngày 5 tháng 4 năm 2018
NHÀ TRƯỜNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Cao Thanh Quỳnh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi đáp về dạy học TV2; TV3; TV4; TV5.
2. Phương pháp dạy học TV1; TV2; TV3; TV4; TV5.
3. Tiếng Việt nâng cao lớp 2; 3; 4; 5.
4. SGK Tiếng Việt 2; 3; 4; 5.
5. SGV Tiếng Việt 5 tập 1; 2.
6. Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 2; 3; 4; 5.
7. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
8. Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học.
9. Dạy học Ngữ pháp ở Tiểu học.

10. 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn- Tiếng Việt lớp 2,3,4,5
11. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
12. 100 bài tập luyện cách dùng đúng dấu câu tiếng Việt (Dành cho học sinh
Tiểu học).

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Cao Thanh Quỳnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Vệ 1

TT
1.
2.

Tên đề tài SKKN
Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả khi dạy yếu tố
hình học cho học sinh lớp 1
Vận dụng trò chơi học tập
trong dạy- học môn Lịch sử
và Địa lí lớp 4- Phần Lịch sử

Cấp đánh
giá xếp loại

(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD

C

2012-2013

Phòng GD

B

2015-2016

21




×