Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.66 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Nghe, nói, đọc, viết là bốn dạng hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp.
Trong đó nói và viết là hoạt động phát tin, nghe và đọc là hoạt động nhận tin.
Khi hoạt động đọc diễn ra, thông tin được truyền theo một chiều, tác giả văn bản
viết là người phát tin và người đọc là người nhận tin. Thông qua hoạt động đọc
mà mỗi con người được tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người. Ở cấp Tiểu
học, khi dạy môn Tiếng Việt chủ yếu tập trung rèn cho học sinh bốn kĩ năng cơ
bản: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng đó được thực hiện bắt đầu từ lớp 1 đến lớp
5 và nâng dần từ thấp đến cao.
Cùng với các phân môn khác của Tiếng Việt, phân môn Tập đọc ở lớp Hai có
nhiệm vụ rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn
cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và
những câu hỏi khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học
sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn
diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học như (đề tài, cốt truyện, nhân vật...)
và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Riêng kĩ năng đọc gồm có nhiều
phương diện như: đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Đối với học sinh lớp hai, để thực hiện được nhiệm vụ trên thì quả không ít
khó khăn. Làm thế nào để giúp các em ở đầu cấp tiểu học có hứng thú với phân
môn tập đọc? Các em có thể đọc đúng , lưu loát, trôi chảy bài đọc đúng tốc độ?
Và cũng là giúp các em học tốt các môn học khác trong chương trình lớp 2.
Không có cách nào khác là người giáo viên phải tìm ra các biện pháp rèn kỹ
năng đọc thành tiếng sao cho các em đọc đúng tiếng, từ có vần khó, đọc đúng
các tiếng, từ có âm, vần dễ đọc sai do phát âm của địa phương đọc trơn được
toàn bài; biết ngắt nghỉ sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; Biết đọc
phân biệt lời kể chuyện với lời của nhân vật trong các bài đọc là truyện kể; biết
ngắt nghỉ đung nhịp, nhấn giọng các từ ngữ đối với các bài đọc là thơ. Đồng thời
giáo viên cũng cần tìm ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh. Từ
chỗ giúp các em hiểu nghĩa các từ mới, những từ quan trọng trong bài đọc đến
việc hiểu nội dung của đoạn, của cả bài..


Là giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học và đặc biêt là năm
học 2017 - 2018, tôi được trực tiếp giảng dạy ở lớp 2A trường Tiểu học Đông
Vệ 1. Tôi đã thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học
sinh của mình đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ nhiều lí do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, năm
học này tôi xin được trình bày “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học
sinh lớp 2”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy học môn tập đọc lớp 2; phương pháp rèn kĩ năng đọc
cho học sinh lớp 2.
- Từ đó vận dụng một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho các em với mong muốn
giúp các em đọc đúng, lưu loát bài đọc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
1


- Các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin về thực trạng dạy học đọc cho
học sinh lớp 2.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu về quá trình thực hiện trong năm học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phân môn Tập đọc là rèn kỹ
năng đọc cho học sinh. Tập đọc là môn thực hành tiếng Việt. Dạy tập đọc chúng
ta cần quan tâm cả hai hình thức đọc chủ yếu cho học sinh tiểu học: đọc thành
tiếng và đọc thầm.
* Đọc thành tiếng: là hình thức đọc phát ra âm thanh. Đọc thành tiếng bao gồm
các mức độ:

- Đọc đúng: Phát âm chính xác các tiếng, sửa lỗi phát âm sai do tiếng địa
phương.
- Đọc rõ ràng, rành mạch: Đọc rõ tiếng, từ, cụm từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng
dấu câu. Cường độ vừa phải( không đọc quá to, hoặc quá nhỏ); tốc độ đọc vừa
phải( không ê a ngắc ngứ cũng không đọc liến thoắng).
- Đọc lưu loát: đọc với tốc độ nhanh. Phát âm rõ ràng, rành mạch không bị vấp.
Biết ngừng nghỉ đúng dấu câu. Đối với học sinh lớp 2 cần luyện tập dần dần từ
đọc đúng đến đọc nhanh.
- Đọc diễn cảm là kĩ năng dùng ngữ điệu, giọng đọc phù hợp để thể hiện nội
dung, nghệ thuật bài đọc một cách đầy đủ nhất. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao
của đọc có ý thức và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh.
Như vậy đọc thành tiếng chính là biện pháp để cá nhân rèn đọc từ đọc đúng đến
diễn cảm.
* Đọc thầm là nhìn bằng mắt đọc văn bản, không phát ra âm thanh. Hình thức
đọc này có lợi cho việc tìm hiểu nội dung bài đọc. Vì vậy cần định hướng cho
học sinh trước khi đưa ra yêu cầu đọc thầm bằng các câu hỏi gợi ý hướng vào
nội dung, từ ngữ cần tìm hiểu trong bài.
Mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp hai theo chương trình mới là:
* Phát triển các kỹ năng đọc, nghe và nói cho học sinh, cụ thể là:
+ Đọc thành tiếng:
– Phát âm đúng.
– Ngắt nghỉ hợp lý.
– Cường độ đọc vừa phải( không đọc to quá hay đọc lí nhí)
– Tốc độ đọc vừa phải, đạt khoảng 35 đến 50 tiếng/ phút.
+ Đọc thầm và hiểu nội dung:
- Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn bản, nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc
bài đã đọc.
2



+ Nghe:
- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô.
- Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
+ Nói:
- Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.
- Biết cách trả lời câu hỏi về bài đọc.
* Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết
của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
- Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành
một số kỹ năng phục vụ cuộc sống và học tập của bản thân.
* Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái
đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách
và yêu thích tiếng Việt.
Nắm được nhiệm vụ và mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 2 như vậy từ đó
giúp tôi tìm ra biện pháp tốt để rèn kỹ năng đọc cho học sinh của mình.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
2.2. 1 Về phía giáo viên:
Trước đây, phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt ở chương trình cũ vẫn còn
đề cao quá mức về cảm thụ văn học nên một số giáo viên đã biến tiết Tập đọc
thành giờ giảng văn. Trong tiết học, giáo viên quá lạm dụng phần tìm hiểu bài,
giảng giải là chính còn học sinh chỉ nghe, ít có thời gian để luyện đọc; hậu quả là
có một số em học hết chương trình Tiểu học mà vẫn chưa đọc thông thạo. Song ở
chương trình tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọc trong sách
giáo khoa tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọc được sắp
xếp khá lôgic, chặt chẽ theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nội dung
phong phú; hơn nữa giáo viên đã nắm được Chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc và
hiểu của học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc thì người giáo

viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá nhịp nhàng giữa các hoạt động.
Bên cạnh một số ưu điểm nói trên, vẫn còn không ít những hạn chế, đó là:
Giọng đọc mẫu của giáo viên chưa tốt do chất giọng địa phương, thói quen phát
âm. Vì vậy giáo viên chưa thu hút được sự chú ý của học sinh. Nhiều giáo viên
còn giảng dạy một cách thụ động chưa chú ý đến học sinh. Đặc biệt trong giờ tập
đọc giáo viên thường chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh đã đọc được mà ít
quan tâm đến đối tượng học sinh đọc chậm, đọc sai. Việc rèn kĩ năng đọc thầm
cho học sinh còn ít. Chưa đổi mới được các hình thức dạy học khiến giờ học bị
nhàm chán.
2.2.2 Về phía học sinh:
- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em
thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa
có ý thức tự rèn đọc.

3


- Do thói quen phát âm địa phương các em đọc sai mà không thể nhận ra.
Lỗi phát âm sai chủ yếu là phân biệt sai thanh ( hỏi) và thanh ( ngã). Phát âm sai
( tr/ch; r/d/gi ; s/x )...
- Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ
trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, nhiều
lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ.
- Giọng đọc của học sinh còn nhỏ; Nhiều em chưa nắm được nội dung của
bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua
giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác
nhau nên các em đọc còn sai các từ ngữ, sai nội dung ý nghĩa của văn bản.
- Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy các lớp khối 2, tôi thấy kĩ năng đọc
của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều. Tốc độ đọc của học sinh còn châm. Số

học sinh đọc chưa lưu loát và sai lỗi vẫn còn nhiều.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2017 – 2018 ở lớp 2A là :
Sĩ số
40

Đọc sai, chưa lưu loát
SL
TL

Đọc rõ ràng, rành mạch Đọc lưu loát
SL
TL
SL
TL

10

20

25%

50%

10

25%

Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi thấy cần phải nâng cao chất
lượng đọc cho học sinh bằng cách áp dụng “Một số biện pháp rèn kĩ năng
đọc cho học sinh lớp 2”.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Tìm hiểu nội dung và phương pháp, chuẩn kiến thức - kĩ năng Tập
đọc lớp 2.
Để truyền thụ đến học sinh đầy đủ nội dung kiến thức của môn học , giáo
viên cần phải nghiên cứu, nắm vững nội dung chương trình; các phương pháp
dạy học đặc trưng bộ môn và chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học mà
lớp mình giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu sách giáo khoa,
sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 2. Qua đó tôi đã nắm
được nội dung, phương pháp dạy học và mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt
của học sinh lớp 2 về phân môn tập đọc.
2.3.1 Tìm hiểu Nội dung chương trình môn Tập đọc lớp 2.
Nội dung các bài tập đọc được thể hiện trong sách giáo khoa Tiếng Việt
2(tập1, tập 2). Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ
điểm, học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần).
Mỗi tuần các em được học 2 bài tập đọc. Bài thứ nhất chủ yếu là
truyện kể được dạy trong 2 tiết; bài thứ hai là các bài văn xuôi, thơ hoặc các
văn bản khoa học, hành chính (tự thuât, thời khóa biểu, thời gian biểu, mục
4


lục sách...) được dạy trong 1 tiết. Ngoài ra còn 1 bài đọc thêm dành cho các
em luyện đọc vào buổi chiều hoặc đọc ở nhà.
2.3.2 Tìm hiểu các phương pháp dạy học chủ yếu phân môn tập đọc lớp 2:
* Phương pháp trực quan:
- Phương pháp này phù hợp với tư duy và tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu
học.
- Các hình thức trực quan bao gồm: Giọng đọc mẫu của giáo viên; bảng phụ ghi
các từ ngữ khó đọc; các câu văn dài khó ngắt nghỉ hơi; tranh, ảnh hoặc vật thật
nhằm giới thiệu bài hoặc giảng từ ngữ khó hiểu cho học sinh.
* Phương pháp đàm thoại:

- Là phương pháp nêu câu hỏi để học sinh cùng trao đổi trả lời và đi đến thống
nhất kết quả.
- Phương pháp này thường sử dụng trong phần hướng dẫn tìm hiểu cách đọc
bài; tìm hiểu bài.
* Phương pháp luyện tập:
- Đây là phương pháp dùng chủ yếu để học sinh luyện đọc. Dưới sự hướng dẫn
của giáo viên học sinh được rèn luyện kĩ năng đọc từ dễ đến khó: luyện phát âm
tiếng, từ khó đọc, hay đọc sai; luyện phát âm các cụm từ, các câu văn dài; luyện
đọc đúng tiến tới luyện đọc hay.
* Phương pháp đọc theo thể loại:
Dạy đọc thơ: Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh và thời đại một
cách cao đẹp. Thơ rất giàu chất trữ tình, vì vậy khi đọc thơ cần thể hện được
tình cảm mà tình cảm mà tác giả gứi gắm trong từng từ, từng dòng thơ để truyền
cảm xúc đến người nghe.
Khi đọc thơ, người đọc phải chú ý đến giọng đọc bao gồm: sắc thái giọng
đọc; cách ngắt nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi cảm. Đồng thời chú ý đến
nét mặt, cử chỉ để thể hiện đến người nghe cái hay, cái đẹp của bài thơ.
Dạy đọc bài đọc là truyện kể: Cần giúp học sinh phân biệt giọng của
người kể chuyện với giọng điệu của từng nhân vật. Hướng dẫn học sinh cách
thể hiện giọng điệu của từng nhân vật thông qua hình thức đọc phân vai.
2.3.3 Tìm hiểu chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn tập đọc lớp 2
Sau khi tìm hiểu chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi được biết mức độ cần đạt
theo từng giai đoạn được quy định như sau:
- Giữa học kì 1: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 35 tiếng/phút.
- Cuối học kì 1: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 40 tiếng/phút
- Giữa học kì 2: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 45 tiếng/phút.
- Cuối học kì 2: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 50 tiếng/phút.
Bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu, nắm vững yêu câu chuẩn kiến thức cơ bản
của từng bài học, từng đối tượng học sinh. Từ đó áp dụng lên kế hoạch bài học
sát với đối tượng học sinh của mình.

2.3.4 Phân loại đối tượng học sinh theo mức độ đọc; tìm hiểu nguyên nhân
mắc lỗi của học sinh
Để giờ dạy có hiệu quả cao, giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh của
mình. Vì vậy việc phân loại đối tượng học sinh theo mức độ đọc ngay từ đầu
5


năm học là rất cần thiết. Đồng thời cần tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học
sinh để tìm ra biện pháp khắc phục.
* Phân loại đối tượng học sinh theo mức độ đọc
Ngay từ đầu năm học, giáo viên không chỉ nắm bắt hoàn cảnh, đặc điểm
của học sinh lớp mình mà còn cần nắm vững khá năng, mức độ về kiến thức ,
kỹ năng từng môn học của học sinh. Vì thế tôi luôn đề ra giải pháp đầu tiên là
khảo sát chất lượng từng môn học từ đó phân loại đối tượng học sinh để có biện
pháp dạy học từng đối tượng cho thích hợp.
Xuất phát từ các nguyên nhân trên, hàng năm trong quá trình giảng dạy,
bản thân tôi đã thực hiện tìm hiểu mức độ đọc của học sinh lớp 2A. Cụ thể :cứ
vào đầu mỗi năm học, sau khi nhận lớp và ổn định tổ chức lớp xong, tôi đã tiến
hành khảo sát chất lượng hai môn Toán, Tiếng Việt để nắm được chất lượng đại
trà từng môn của lớp; sau đó tôi tiếp tục đưa ra một đoạn văn ngắn yêu cầu các
em đọc để khảo sát kĩ năng đọc của từng học sinh.
Dựa vào kết quả khảo sát đầu năm trên, tôi đã phân loại các đối tượng học
sinh theo mức độ đọc như sau:
- Đối tượng 1: Những học sinh đọc lưu loát; diễn cảm.
(Gồm các em: Thùy Linh, Bảo Ngọc, Hoàng Nguyên, Băng San, Huy Anh…)
- Đối tượng 2: Những học sinh đọc rõ ràng, rành mạch.
(Khánh Linh, Minh Châu, Bảo My, Hồng Anh …..)
- Đối tượng 3: Những học sinh đọc sai, chưa lưu loát và còn chậm.
(Đức Thắng, MaiTrang, Thanh Thư, Đức Anh, Đức Đạt …)
Sau khi phân loại học sinh, tôi đã có kế hoạch rèn kĩ năng đọc cho các em

trong các tiết học, đặc biệt trong giờ Tập đọc.
* Tìm hiểu nguyên nhân học sinh đọc sai và cách khắc phục.
Từ kết quả khảo sát chất lượng đầu năm nói trên cho thấy số lượng học sinh
đọc sai, đọc chậm còn nhiều; Nhiều em chưa biết đọc - hiểu để nắm nội dung
bài đọc. Vì vậy tôi đã theo dõi và tìm ra một số nguyên nhân sau:
*Theo dõi các em đọc thành tiếng và thấy các em có những lỗi sau:
- Học sinh đọc sai do phát âm các tiếng, từ có vần khó:
Khi mới từ lớp một lên lớp hai, nhiều em đọc sai các tiếng từ có vần khó
như: uyên, uêch, oạc...; các tiếng, từ có vần dễ nhầm lẫn như: ai/ ay: oa/ ao...
Vì vậy trong mỗi giờ tập đọc bao giờ tôi cũng chú ý tìm ra những tiếng,
từ khó, giúp các em đọc đúng. Hướng dẫn các em phân biệt các tiếng có vần
dễ lẫn rèn cho các em có thói quen nhận nhanh ra chúng và đọc đúng.
- Học sinh đọc sai do tiếng địa phương:
Học sinh lớp tôi ở chủ yếu là phường Đông Vệ và một số ít là học sinh
ở phường Quảng Thắng. Mỗi phường có một đặc điểm phát âm khác nhau và
có những lỗi sai phát âm khác nhau. Cụ thể là:
Các em ở phường Đông Vệ (Đức Anh, Mai Trang, Ngọc Hân,… ) thường
phát âm sai các tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã ,r/d/gi.
Các em ở Quảng Thắng ( Đức Đạt,Thanh Khôi,Thanh Thư, Đức Thắng… )
phát âm sai các tiếng có âm đầu ch/ tr; x/ s.
6


Để khắc phục lỗi đọc sai này, tôi đã tìm ra các tiếng mà từng nhóm học sinh
hay đọc sai, phân tích cấu tạo tiếng giúp các em sửa lỗi phát âm này. và thường
xuyên trò chuyện với các em một cách tự nhiên, khi các em phạm lỗi phát âm địa
phương tôi nhắc nhở các em sửa ngay. Hằng ngày, ngoài giờ học tôi phân công
các bạn trong nhóm theo dõi giúp đỡ bạn sửa lỗi phát âm sai do tiếng địa
phương.
Học sinh đọc sai, đọc chậm do chưa chú ý đọc bài:

Một số em còn rất mải chơi, sự chú ý chưa cao như em Đức Thắng, Mai
Trang, Thanh Thư ,nên các em đọc sai và đọc rất chậm. Đối với những em này,
tôi đã dành thời gian quan tâm đến các em nhiều hơn trong các giờ tập đọc. Tôi
thường xuyên nhắc nhở các em chú ý theo dõi bạn đọc và cho các em đọc những
từ, tiếng khó đọc; những câu ngắn. Từ đó động viên các em ham thích môn học,
chú ý đọc bài.
* Theo dõi đọc hiểu của học sinh tôi thấy:
- Học sinh chưa biết cách đọc thầm bài để tìm hiểu nội dung:
Khi giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm câu, đoạn, bài đọc để trả lời câu
hỏi một số học sinh có thói quen đọc thành tiếng gây tiếng ồn trong lớp. Để rèn
được kĩ năng đọc thầm cho các em, tôi đã hướng dẫn các em cách đọc thầm: chỉ
dùng mắt đọc bài, môi không mấp máy, không phát ra âm thanh. Đây là hình
thức đọc mới đối với các em mới từ lớp 1 lên. Vì vậy, ngay từ những tiết tập đọc
đầu tiên, tôi đã kiên trì làm mẫu, hướng dẫn các em đọc. Bắt đầu từ đọc thầm tên
bài đọc, đưa ra câu hỏi định hướng nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.
* Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, kỹ năng đọc hiểu; đọc diễn cảm trong giờ
Tập đọc cho học sinh.
Sau khi đã tìm hiểu nắm vững đối tượng học sinh, những lỗi sai và nguyên
nhân mắc lỗi của học sinh trong khi đọc, tôi đã tiến hành rèn kỹ năng đọc cho các
em trong giờ tập đọc bằng các biện pháp sau:
* Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đọc, các yêu cầu trong giờ tập đọc:
+ Hướng dẫn tư thế ngồi đọc, cách cầm sách khi đứng lên đọc bài cho học sinh:
Tư thế ngồi học nói chung, tư thế ngồi đọc sách nói riêng rất quan trọng chất
lượng học, đến sức khỏe và vẻ đẹp của các em. Vì vậy, tôi hướng dẫn cho học
sinh tư thế ngồi đọc sách là: ngồi thẳng lưng, cổ và đầu phải thẳng, mắt cách
sách khoảng 25 - 30cm. Khi đọc cần thở sâu và chậm để lấy hơi. Khi cô giáo gọi
đứng lên đọc bài các em phải bình tĩnh cầm sách đúng khoảng cách với mắt rồi
mới đọc bài.
+ Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu trong giờ tập đọc:
- Phải chú ý theo dõi cô giáo cùng các bạn đọc bài để đọc đúng, trôi chảy bài

đọc; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Khi đọc thành tiếng các em không nên đọc quá to, cũng không đọc quá nhỏ lí
nhí trong miệng mà cần đọc đủ để cô giáo và các bạn nghe được.
- Khi bạn đọc to, những bạn còn lại phải chú ý đọc thầm bằng mắt, phát hiện lỗi
đọc sai của bạn để giúp bạn sửa lỗi.
- Khi tham gia đọc trong nhóm các em đọc vừ đủ để bạn bên cạnh cùng nghe
không đọc quá to hoặc ngồi chơi không đọc bài.
7


Nhờ hướng dẫn các quy định chung như vậy mà các em có nền nếp ngồi
học ngay ngắn và chú ý học bài.
* Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
+ Coi trọng các hình thức trực quan:
Trước hết tôi coi trọng gây sự chú ý của học sinh ngay từ đầu tiết học bằng
cách giới thiệu bài bằng tranh, ảnh đẹp, sinh động. Phần này tôi thường sử dụng
máy chiếu để đưa các hình ảnh, tranh minh họa giới thiệu bài. Tiếp theo là giọng
đọc mẫu của giáo viên phải thực sự cuốn hút học sinh. Trước khi dạy bài tập đọc,
tôi thường đọc bài nhiều lần, tìm ra giọng đọc phù hợp để gây sự chú ý cho học
sinh. Đối với những từ, tiếng khó đọc; những câu văn dài cần hướng dẫn đọc
hoặc ngắt, nghỉ đúng chỗ, tôi thường chuẩn bị trước lên bảng phụ thật rõ ràng
ngay ngắn, gúp học sinh dễ quan sát.
+ Quan tâm đến các đối tượng trong khâu luyện đọc:
Từ các bước luyện đọc câu, đoạn, bài, tôi thường chú ý đến từng đối tượng
học sinh; phát hiện ra lỗi sai và sửa ngay cho các em. Chẳng hạn: Khi dạy bài
“ Có công mài sắt, có ngày nên kim”, tôi cho đối tượng học sinh hay đọc sai do
chưa chú ý đọc phát âm các tiếng khó đọc: quyển, nguệch ngoạc, hí hoáy.
Gọi nhóm học sinh đọc chậm nhận xét và đọc lại. Khi các em đã đọc đúng các từ
khó, dễ sai, tôi quan tâm đến đối tượng phát âm sai do tiếng địa phương. Phần
đọc đoạn, tôi gọi những em đọc rõ ràng, trôi chảy đọc trước, tiếp đến là những

em đọc còn chậm để các em có thời gian luyện đọc. Đối với những em đọc đúng,
đọc trôi chảy, tôi thường cho các em đọc câu văn dài để tìm ra cách ngắt, nghỉ
hơi hợp lí giữa các cụm từ, sau các dấu câu. Chẳng hạn khi dạy bài “ Ngôi
trường mới”. Sau khi hướng dẫn đọc đúng, tôi mở bảng phụ đã chuẩn bị các câu
văn dài:
Em bước vào lớp,/ vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thân.//
Dưới mái trường,/ sao tiếng trống rung động kéo dài!//
Cả đến chiếc thước kẻ,/ chiếc bút chì/ sao cũng đáng yêu đến thế!//
Tôi gọi những học sinh đọc trôi chảy đọc và chỉ ra cách ngắt nghỉ hơi, cách
nhấn giọng từ ngữ trong câu. Sau đó tôi mới kết luận, chỉ ra cách đọc đúng nhất
và gọi các đối tượng khác đọc lại. Nhờ vậy mà tất cả các đối tượng học sinh đều
được tham gia học tập một cách có hứng thú. Các em được tham gia phần việc
phù hợp với khả năng của mình và cũng thu lại được kết quả đúng với mức độ
nhận thức của các em.
* Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh:
Sau khi đã chú ý đến các biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học
sinh, tôi chú ý đến khâu đọc- hiểu của các em. Rèn kĩ năng đọc hiểu chủ yếu
thông qua phần tìm hiểu từ ngữ và trả lời các câu hỏi để nắm vững nội dung bài
đọc. Để tăng tốc độ đọc và các em đều được làm việc tôi thường hướng dẫn các
em đọc thầm là chính.
Khi hướng dẫn các em tìm hiểu các từ ngữ mới, từ ngữ khó hiểu tôi đưa ra
các câu hỏi định hướng hoặc nghĩa của từ ngữ đó để các em có điểm tựa đọc
thầm bài và tìm hiểu.Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó hiểu
trong bài “ Ngôi trường mới” ( TV2- Tập 1), tôi đặt câu hỏi: Khi bước vào ngôi
8


trường mới, bạn nhỏ nhìn thấy gì?, học sinh đọc thầm bài đưa ra từ ngữ “ lấp
ló”. Tôi gợi ý để các em hiểu rằng “ lấp ló” là lúc ẩn, lúc hiện.
Hướng dẫn học sinh hiểu được nội dung của bài một cách chủ động, tôi

thường hướng dẫn các em đọc kỹ từng câu hỏi cuối bài. Hướng dẫn các em đọc
thầm đoạn có nội dung tương ứng để trả lời được câu hỏi. Để trả lời câu hỏi 1 bài
“ Ngôi trường mới” ( TV2- Tập 1), tôi hướng dẫn các em đọc thầm toàn bài để
tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung; Tả ngôi trường từ xa (đoạn 1- 2 câu
đầu); Tả lớp học (đoạn 2- 3 câu tiếp theo); Tả cảm xúc của học sinh dưới mái
trường mới (đoạn 3- các câu còn lại).
* Rèn đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc về trình độ cao và chỉ thực hiện trên cơ
sở học sinh đã đạt được năng lực đọc đúng, đọc lưu loát. Đây là việc thể hiển kĩ
năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngưng, chỗ nghỉ và cường độ giọng…Để biểu đạt
đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. Ngoài ra còn thể
hiện sự thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Với học sinh lớp 2
đọc diễn cảm là năng lực đọc ở mức độ cao và khó rèn, song tôi định hướng cho
mình là “khó cũng phải rèn”. Và nhất là đối với các em như: Thùy Linh, Bảo
Ngọc, Huy Anh,… đó là các em có khả năng phát âm chuẩn, đọc trôi chảy thì
cần nâng cao mức độ đọc lên một chút.
Từ những lý do trên, trong quá trình giảng dạy, để học sinh có khả năng đọc
diễn cảm tốt tôi luôn hướng học sinh chú ý đến từng thể loại:
- Dạy đọc thơ:
Tôi thường chú ý dạy các em “ngữ điệu, nhịp điệu” đọc giọng vui, buồn, giận
dữ, trang nghiêm…phải phù hợp với từng đoạn, từng ý của bài, phù hợp với
kiểu câu, thể loại, lời nhân vật, lời tác giả. Mặt khác, tôi luôn chú trọng tới một
số kỹ thuật ngắt giọng lôgic và ngắt giọng biểu cảm sự tốc độ và ngữ điệu.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng,
biểu cảm thiên về cảm xúc, những chỗ lắng giọng, sự im lặng có tác dung truyền
cảm sâu sức góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đó là ngắt giọng có ý đồ
nghệ thuật.
Ví dụ: khi dạy bài “cây dừa” TV2
Cuối bài có câu: “ Đứng canh trời đất bao la mà dừa đủng đỉnh như là
đứng chơi”. Tôi tạo chỗ ngưng ( ngắt giọng) cho học sinh câu cuối sau “ Mà

dừa đủng đỉnh” thì sẽ có “nghệ thuật” cao hơn so với ngắt giọng bình thường
vì ngắt giọng như vây sẽ có thêm âm lượng của bài thơ cho bốn chữ cuối “ Như
là đúng chơi” gây sự tập trung chú ý và thôi thúc học sinh phải trả lời. Tại sao
nói: “Dừa đứng canh trời đất mà lại như là đứng chơi”. Để từ đó các em có thể
hiểu được: dừa trong bài thơ như là một con người không chỉ biết vui chơi mà
còn biết lo nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Bên cạnh việc chú ý hướng dẫn cách ngắt giọng tôi cũng luôn quan tâm
đến tốc độ đọc vì nó ảnh hưởng đến năng lực đọc diễn cảm của học sinh.
Ví dụ: Khi day bài thơ: “Mẹ” TV2, tập1. Ở câu thơ cuối bài “Mẹ là ngọn gió
của con suốt đời”. Tôi hướng dẫn học sinh đọc chậm lại, nhịp giãn ra thì câu
9


thơ sẽ có nhiều âm lượng nhất trong bài sẽ đọng lai trong lòng người đọc và
người nghe hơn là tốc độ đọc bình thường như câu thơ khác.
Yếu tố ngữ điêu cũng ảnh hưởng rất lớn đến đọc diễn cảm. Vì ngữ điệu là
sự hoà đồng của chỗ ngưng, tốc độ, chỗ nhấn giọng cao, thấp tạo nên âm hưởng
của bài đọc. Trong từng thể loại, từng bài cụ thể thì việc sử dụng ngữ điệu là
khác nhau.
- Dạy đọc văn xuôi:
Đặc biệt với những bài có lời thoại của nhân vật tôi luôn chú ý hướng dẫn
học sinh đọc giọng ở câu kể, lên giọng ở câu hỏi, thay đổi giọng theo tính cách
nhân vật.
Ví dụ: Dạy bài “Bím tóc đuôi sam”
+ Học sinh nêu cách đọc của các bạn gái: đọc nhanh hơi cao giọng ở lời khen
trong câu: “Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá”
+ Giọng của thầy giáo ân cần trong câu: “ Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!”
+ Giọng của Hà ngây thơ trong câu: “Thật không ạ?”
Sau khi học sinh đã xác định được giọng của từng nhân vật tôi cho 3 - 4 em
đọc diễn cảm các câu trên và cuối giờ tôi cho học sinh đọc phân vai để học sinh

thể hiện vai diễn của mình qua giọng đọc của bản thân, dùng tiếng nói của mình
để thể hiện tiếng nói của nhân vật.
* Dạy học tập đọc trong các giờ thao giảng tổ, thi giáo viên giỏi cấp trường
để BGH nhà trường, tổ chuyên môn nhận xét, góp ý.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần học hỏi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp bằng cách dự giờ hoặc thao giảng để bạn bè đồng nghiệp chia sẻ
những khó khăn của mình, giúp mình hoàn thiện hơn.
- Dự giờ tập đọc của đồng nghiệp
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi thường chú ý dự giờ tập đọc của
đồng nghiệp. Qua đó tôi học hỏi được ở họ những kinh nghiệm quý báu trong
giờ dạy tập đọc. Đồng thời cũng tránh được những hạn chế hay mắc phải như:
giáo viên nói nhiều, giảng giải nhiều trong giờ dạy, hay mất bình tĩnh khi kèm
cặp học sinh đọc chưa tốt.
- Thao giảng tổ giờ tập đọc
Ngay từ đầu năm học, sau khi đăng kí tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi
đã tự đặt ra kế hoạch thực hiện đề tài. Sau khi đã tự thực hiện các giải pháp nói
trên trong các giờ dạy tập đọc, tôi đăng kí với tổ chuyên môn được dạy thao
giảng giờ tập đọc để được BGH nhà trường, Tổ chuyên môn dự giờ và góp ý
cho tôi.
Dưới đây là kế hoạch bài học tôi đã sử dụng trong tiết thao giảng tổ ngày 12
tháng 11 năm 2017.
TËp ®äc:
MẸ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4;
riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải.
10



- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con(trả
lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 6 dòng thơ cuối)
- Thương yêu, kính trọng mẹ. Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Màn hình, máy chiếu
- HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
A. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức bài:
Sự tích cây vú sữa:( 3’)
- GV gọi HS đọc bài “Sự tích cây vú sữa”
-Hỏi: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh đọc
tốt, trả lời đúng câu hỏi.
B. Hoạt động 2: Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
- Bật màn hình cho HS quan sát tranh
minh họa bài đọc và hỏi: Người mẹ trong
bức tranh đang làm gì?
- Hôm nay các em sẽ học bài thơ Mẹ của
nhà thơ Trần Quốc Minh. Qua bài thơ
này, các em sẽ thấy mẹ dành tất cả tình
yêu thương cho con như thế nào.
- GV ghi đầu bài lên bảng lớp.
2. Luyện đọc (14’).
2.1 GV đọc mẫu toàn bài : giọng chậm rãi
tình cảm ; ngắt nhịp thơ đúng ; nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp
giải nghĩa từ.

a) Đọc từng dòng thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm các từ
khó : lặng rồi, nắng oi, lời ru, giấc tròn,
suốt đời.

Hoạt động học
- 2 HS tiếp nối đọc bài “Sự tích
cây vú sữa” và trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét.

- HS trả lời.
- HS lắng nghe.

- HS mở SGK trang 101.
- HS theo dõi.

- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng
thơ trong bài lượt 1
-Nhóm học sinh đọc hay sai phát
âm cá nhân, sau đó cả lớp đọc
đồng thanh.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng dòng - HS nối tiếp nhau đọc từng dòng
thơ lượt 2. GV theo dõi, sửa lỗi sai cho thơ trong bài lượt 2
nhóm học sinh mắc lỗi phát âm tiếng địa -HS luyện phát âm
phương: Kẽo cà, quạt, những, ngoài kia,
chẳng .
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia đoạn (đoạn 1: 2 dòng đầu, đoạn - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
11



2 : 6 dòng tiếp theo, đoạn 3: 2 dòng còn
lại.)
- GV bật màn hình hướng dẫn HS ngắt
đúng nhịp các dòng thơ sau:
Lặng rồi / cả tiếng con ve/
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi.//
Những ngôi sao / thức ngoài kia//
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con. //
- Nghe, chỉnh sửa cho HS.
- Giúp HS nắm nghĩa các từ mới.
- GV bật màn hình có hình ảnh chiếc
võng, con ve để giải nghĩa 2 từ này.
c) Đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
- GV hướng dẫn từng nhóm 2 học sinh
theo dõi nhau đọc từng đoạn.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc bài với nhau.
- GV hướng dẫn, nhận xét tuyên dương
học sinh có tiến bộ và đọc tốt.
e) Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài thơ.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài.(10’)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và cho
biết: Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi
bức?
+ Gọi nhóm học sinh ít chú ý trả lời trước
sau đó gọi các em tập trung chú ý hơn
nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận.
- Yêu cầu 1HS đọc to đoạn 2, cả lớp theo
dõi trả lời câu hỏi: Mẹ làm gì để ru con

ngon giấc?
+ GV gọi những HS hay rụt rè trả lời
trước, động viên khích lệ khi các em trả
lời có ý đúng.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài và tìm
xem: Người mẹ được so sánh với những
hình ảnh nào?
4. Học thuộc lòng bài thơ.(10’)
- GV bật màn hình có 6 dòng thơ cuối
luyện cho HS đọc thuộc từng dòng thơ, cả
đoạn thơ.
- Xoá dần, luyện cho HS đọc thuộc lòng
từng đoạn, cả bài thơ.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc đoạn
thơ.

- HS luyện đọc ngắt đúng nhịp thơ
(ngắt tự nhiên, tránh đọc nhát
gừng).

- HS đọc các từ chú giải sau bài.
-Quan sát hình ảnh để hiểu nghĩa
từ: võng, con ve
- Đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm. Các
nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời
câu hỏi.
- Tiếng ve lặng đi vì ve cũng mệt

trong đêm hè oi bức.
- Gọi HS đọc lưu loát đọc to, lớp
đọc thầm.
- Mẹ vừa đưa võng hát ru, vừa
quạt cho con mát.
- Người mẹ được so sánh với hình
ảnh những ngôi sao ''thức'' trên
bầu trời đêm ; ngọn gió mát lành.
- HS đọc thuộc từng dòng thơ.
- HS đọc thuộc lòng từng đoạn, cả
bài thơ.
- Từng nhóm( 2 học sinh) thi đọc
bài với nhau.

12


- GV nhận xét, tuyên dương những học
sinh có tiến bộ, những em đọc bài hay.
C. Hoạt động nối tiếp:(2’)
Hỏi: Bài thơ giúp em hiểu về người mẹ - Nỗi vất vả và tình thương bao la
như thế nào?
của mẹ dành cho con.
Hỏi: Em cần làm gì để mẹ được vui lòng? - HS kể.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng - HS lắng nghe.
bài thơ; Chuẩn bị bài sau.
Sau khi thực hiện giờ dạy theo kế hoạch bài học trên, tôi đã được BGH nhà
trường, các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đánh giá cao. Các bước tiến hành
trong giờ dạy nhịp nhàng, giờ dạy đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

Đặc biệt các em được rèn kĩ năng đọc theo đúng khả năng của mình. Tất cả học
sinh đều được tham gia học tập một cách tích cực. Hiệu quả của giờ dạy đạt cao
mà không gây áp lực đối với học sinh.
2.3.5 Vận dụng cách kiểm tra, đánh giá học sinh theo thông tư
22/2016/TT-BGD ĐT ngày 22/9/2016 đối với phân môn Tập đọc; kết hợp tay
ba giữa gia đình- nhà trường và xã hội.
Giáo viên cần vận dụng đúng cách đánh giá học sinh theo đúng thông tư
22 BGD- ĐT để nắm được mức độ hoàn thành môn học của học sinh. Thông
qua môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất
cho học sinh. Đồng thời kết hợp với gia đình học sinh kèm cặp các em có thói
quen đọc sách.
* Đánh giá kết quả môn tập đọc theo thông tư 22
Thay bằng cách cho điểm trước đây, trong mỗi giờ học tôi thường quan sát
mức độ rèn đọc của học sinh, động viên các em cố gắng vượt qua khó khăn khi
học môn Tập đọc. Nhờ sự quan tâm sát sao, những lời động viên kịp thời mà tôi
dành cho các em mà tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều có sự cố gắng nỗ
lực trong việc rèn kỹ năng đọc nói riêng và trong khi học các môn khác nói
chung. Thông qua đó đã góp phần hình thành và phát triển năng lực và phẩm
chất cho học sinh. Các em đã tự giác phục vụ bản thân mình thông qua việc
chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập; có sự tiến bộ trong giao tiếp với thầy cô, bạn
bè...; khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề cũng được nâng lên rõ rệt.
* Kết hợp tay ba giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình là cái nôi, là nơi chắp cánh cho mọi ước mơ của trẻ thơ. Nhà
trường là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ, nơi cung cấp kiến thức và rèn
luyện phẩm chất, nhân cách cho các em. Còn xã hội là môi trường để các em
bộc lộ phát triển và hoàn thiện mình. Việc kết hợp 3 môi trường giáo dục là điều
kiện không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Trong giảng dạy nói chung và dạy
tập đọc nói riêng, sự kết hợp này có ý nghĩa thật to lớn.
Từ thực tế giảng dạy tôi thấy việc kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giảo
dục là nền tảng vững chắc để đào tạo cho con em mình trở thành những công

dân vừa có phẩm chất đạo đức vừa có kiến thức vững vàng.
13


Trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 2, người giáo viên không chỉ rèn cho
học sinh đọc đúng, đọc hiểu, đọc hay (đọc diễn cảm) ở trên lớp mà còn phải biết
kết hợp với phụ huynh học sinh để rèn cho các em có thói quen đọc ở nhà.
Vì vậy ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa ra biện pháp kết hợp
với phụ huynh học sinh để kèm cặp học sinh thực hiện tốt giờ học ở nhà và các
buổi tối, ngày nghỉ…vận động phụ huynh học sinh mua truyện thiếu nhi, báo nhi
đồng cho các em vừa rèn đọc, vừa mở rộng vốn hiểu biết. Từ đó phần lớn phụ
huynh học sinh trong lớp đã bổ sung các loại sách truyện cho tủ sách con em
mình được phong phú hơn. Một phần do đó mà năng lực đọc của học sinh lớp
tôi ngày càng được nâng cao.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường:
Trong quá trình tổ chức thực hiện, tôi luôn kiểm nghiệm theo từng giai
đoạn để nắm được kết quả rèn luyện của học sinh. Từ đó có những thay đổi về
biện pháp thực hiện ở những giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt, tôi thường quan tâm,
động viên học sinh kịp thời giúp các em ngày càng yêu thích môn học và thích
được đọc diễn cảm các văn bản.
Với các giải pháp trên, tôi đã thực hiện khá linh hoạt và có rất nhiều khả thi
trong những năm qua. Riêng đối với năm học này, tôi vẫn tiếp tục áp dụng ở lớp
2A. Sau hơn một học kì, với những kinh nghiệm và sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi thấy chất lượng đọc của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt và đạt được kết
quả đáng khích lệ. Học sinh đọc bài ở các thể loại đều tốt hơn. Đặc biệt các em
rất hứng thú tham gia giờ học tập đọc và tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
Nhiều học sinh có sự sáng tạo trong cách thể hiện giọng đọc phân vai phù hợp
với tính cách của nhân vật. Vì vậy giờ học tập đọc ở lớp tôi dạy trở nên sinh
động và gây hứng thú rất nhiều cho học sinh. Qua giờ tập đọc các em cảm nhận

được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.Tôi thường theo dõi sự tiến bộ của học sinh
bằng cách cho các em thể hiện giọng đọc ở tất cả các thể loại văn bản. Kết quả
đạt được cụ thể như sau:
Thời gian
khảo sát
Đầu năm học

Sĩ số

Đọc sai,
chưa lưu loát
SL
TL

40

10

Đọc rõ ràng, Đọc lưu loát,
rành mạch
diễn cảm
SL
TL
SL
TL

25%

20


50%

10

25%

Giữa học kì 1 40

6

15%

20

50%

14

35%

Cuối học kì 1 40

4

10%

20

50%


16

40%

Giữa học kì 2 40

2

5%

22

55%

16

40%

14


3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong trường Tiểu học, việc rèn đọc cho học sinh là điều hết sức cần thiết, nó
mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của các em. Đối với giáo viên dạy
lớp 2, việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh rất quan trọng để các em có thể tiến tới
nắm bắt kho tàng tri thức của nhân loại. Mặc dù có không ít những khó khăn khi
thực hiện, nhưng chúng ta cần phải kiên tâm rèn cho học sinh có kĩ năng đọc tốt,
có thói quen đọc sách ngay từ những năm đầu của bậc Tiểu học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:

Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy rằng để giúp các
em lớp 2 có kĩ năng đọc tốt đòi hỏi cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
*.Đối với giáo viên
- Nắm được nội dung chương trình, phương pháp dạy học; Chuẩn kiến
thức, kĩ năng yêu cầu đối với học sinh của từng khối lớp.
- Xác định được mục tiêu môn học và xây dựng kế hoạch bài học phù hợp
với các đối tượng học sinh.
- Đầu năm cần khảo sát chất lượng đọc của học sinh để phân loại và có kế
hoạch rèn kỹ năng đọc cho các em trong các giờ học Tập đọc.
- Phân loại các bài đọc theo từng thể loại để hướng dẫn học sinh rèn kỹ
năng đọc.
- Đọc mẫu được tất cả các bài đọc trong chương trình học; nghiên cứu kĩ
trước nội dung của từng bài đọc để tìm ra cách đọc hay nhất.
- Yêu cầu học sinh phát hiện những lỗi thường đọc sai của mình, của bạn
và sửa chữa.
- Hướng dẫn các em rèn kĩ năng đọc thầm văn bản dể tìm hiểu nội dung
một cách chủ động và ghi nhớ được nội dung.
- Khi học sinh đọc, giáo viên luôn quan tâm, theo dõi sửa lỗi sai, động
viên các em kịp thời để các em tiến bộ. Quan tâm đến đối tượng học sinh đọc
lưu loát, trôi chảy, rèn cho các em bước đầu có kỹ năng đọc diễn cảm .
- Tổ chức phối hợp các hình thức luyện đọc phong phú, đa dạng mang
tính học mà chơi, chơi mà học nhằm phát huy tính thi đua, tính nêu gương,...
trong học sinh.
- Phối kết hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng sống
cho các em thông qua trải nghiệm thực tế nhằm giúp các em hiểu thêm về vốn từ
ngữ trong tiếng Việt, từ đó các em hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh bên
ngoài để các em luôn có những cảm xúc nhạy bén và thể hiện các bài đọc một
cách tốt nhất.
*. Đối với học sinh
- Phải thường xuyên rèn kĩ năng đọc để đọc đúng, đọc to và lưu loát bài đọc.

- Phải nắm được nội dung của từng bài đọc để cảm nhận được cái hay, cái đẹp
trong bài đọc; Biết chủ động tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hoặc cả bài,
từ đó các em sẽ đọc tốt và bộc lộ được cảm xúc của mình qua bài đọc.

15


- Phải xem việc rèn kỹ năng đọc là yêu cầu không thể thiếu trong giờ Tập đọc.
Vì thế, các em phải có thói quen tự rèn đọc không những chỉ ở các tiết học trên
lớp mà còn áp dụng cả việc tự học ở nhà.
- Phải yêu thích môn học và luôn có hứng thú trong các tiết học ; Biết đọc diễn
cảm không những ở các bài của phân môn Tập đọc mà còn áp dụng với các bài
học trong các phân môn của môn Tiếng Việt và một số môn học khác (như : Đạo
đức, môn Tự nhiên- xã hội …)
- Thường xuyên có ý thức đọc thêm sách, báo, truyện,... để tăng thêm sự hiểu
biết cho bản thân, từ đó nâng cao khả năng bộc lộ của mình khi đọc bài.
*. Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi về các biện pháp rèn đọc cho học sinh Tiểu học
nói chung, cho học sinh lớp 2 nói riêng; đồng thời giúp tôi bổ sung, hoàn thiện
đề tài này.
- Các cấp thường xuyên tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm, không những chỉ đối với
trong giáo viên mà còn thực hiện cả trong học sinh nhằm nâng cao chất lượng
đọc của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân trong việc Rèn kĩ năng đọc cho học
sinh lớp 2 mà tôi đã rút ra được từ thực tế giảng dạy song không sao tránh khỏi
những khiếm khuyết. Rất mong các đồng chí góp ý thêm cho bản SKKN của tôi
được đầy đủ và hoàn thiện hơn, giúp tôi thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn
nữa trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh nói riêng và cũng như góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh .
Trong quá trình thực hiện SKKN này, tôi đã được các bạn đồng nghiệp trong tổ

chuyên môn, BGH nhà trường giúp đỡ nhiệt tình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Đông Vệ, ngày 25 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
không sao chép nội dung của người khác.
Người

viết
Nguyễn Thị Ân

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, Tập 1.
2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, Tập 2
3. Sách giáo viên Tiếng Việt 2, Tập 1
4. Sách giáo viênTiếng Việt 2, Tập 2
5. Tạp chí giáo dục Tiểu học

17


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
1.2 Mục đích nghiên cứu.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Về phía giáo viên.
2.2.2 Về phía học sinh.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tìm hiểu nội dung chương trình môn Tập đọclớp 2
2.3.2. Tìm hiểu các phương pháp dạy học chủ yếu phân môn Tập
đọc lớp 2.
2.3.3 Tìm hiểu chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn Tập đọc lớp 2.
2.3.4 Phân loại đối tượng học sinh theo mức độ đọc; tìm hiểu
nguyên nhân mắc lỗi của học sinh
2.3.5 Vận dụng cách kiểm tra đánh giá học sinh theo thông tư
22/2016/TT-BGD ĐT Ngày 22/9/2016 đối với phân môn tập đọc,
kết hợp tay ba giữa gia đình, nhà trường và xã hội
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận , kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị đề xuất

Trang
1
1
1
2
2

2
2
3
4
4
4
4
5
5
6
13
14
15
15
15

18


19



×