Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ALLZYME LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ BASA (Pangasius bocourti)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.12 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ALLZYME
LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ BASA

(Pangasius bocourti)

NGÀNH
: THỦY SẢN
KHOA
: 2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ TỐ NGA

TP.HỒ CHÍ MINH
2006


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ALLZYME
LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
THỨC ĂN CỦA CÁ BASA (Pangasius bocourti)
thực hiện bởi

Lê Thò Tố Nga

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn : Lê Thanh Hùng
Trần Ngọc Thiên Kim

Thành phố Hồ Chí Minh
2006


TÓM TẮT
“Ảnh hưởng của việc bổ sung Allzyme lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá basa (Pangasius bocourti)”
Allzyme SSF hay còn gọi là SSF phytase là hỗn hợp gồm sáu enzyme
(phytase, α-amylase, β-glucanase, protease, xylanase và cellulase) được sản xuất
theo phương pháp lên men trạng thái rắn.
Nhằm thấy rõ tác dụng của Allzyme, thí nghiệm được bố trí thực nghiệm ở
hai nồng độ enzyme (0,02 và 0,05 g/Kg thức ăn) và hai loại thức ăn: loại S (15% bột
cá) và loại H (5% bột cá).
Sau 08 tuần thí nghiệm cho thấy việc bổ sung Allzyme vào thức ăn có chỉ số
tăng trưởng (WG, SGR, PWG) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR, PER) của cá basa
sử dụng 0,05 g và 0,02 g Allzyme/kg thức ăn cho hiệu quả như nhau và cao hơn cá
basa không sử dụng Allzyme. Và đặc biệt từ kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn
chứa tỉ lệ cao và thấp bột cá chứa cùng lượng Alllzyme thì cho kết quả tăng trưởng
như nhau.
Dựa trên kết quả đạt được chúng tôi cho rằng: việc bổ sung Allzyme làm gia
tăng sự tăng trưởng một cách rõ rệt thông qua việc cải thiện khả năng tiêu hóa
protein thực vật. Allzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn có nhiều protein thực vật do đó giúp
giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho sử dụng. Qua thínghiệm cũng cho thấy rằng nồng
độ Allzyme được bổ sung 0,02 g/kg thức ăn là đủ.

ii



ABSTRACT
“The effect of Allzyme SSF supplementation on growth and feed efficiency
in basa catfish (Pangasius bocourti)”.
Allzyme SFF (or SSF phytase) is the mixture of six enzymes includes
microbial phytase, α-amylase, β-glucanase, protease, xylanase and cellulase is
produced by solid - state fermentation (SSF) method.
In order to show the effect of Allzyme SSF, the trial has two enzyme levels
(0,02 and 0,05 gram per kilogram feed) and two types of feed: S (15% fishmeal) and
H (5% fishmeal).
After 8 weeks of the experiment, it showed that the addition of Allzyme SSF
resulted in better growth performances (WG, SGR, PWG) and the feed efficiency
(FCR, PER) of basa catfish than the control treatment. In addition, the high and low
fishmeal diets having the same Allzyme SSF have the same growth rate.
Based on obtained data, we state that Allzyme addition obviously increases
growth performance by improving the absorption and utilization of minerals and
plant protein. Allzyme helps digesting feed containing high plant protein so that it
will decrease the cost and increase the profit. From the experiment, it shows that
Allzyme SSF at 0,02 g/kg feed is enough to operate.

iii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Thủy Sản đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học .
Thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn cô Trần Ngọc Thiên Kim, gia đình và các bạn
sinh viên trong lớp đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Do chúng tôi lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu, kiến thức còn
hạn chế và trong thời gian ngắn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.
Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến quý báu từ quý thầy cô và các
bạn để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.

iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv
v
vii

viii

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2

2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4
2.4.5
2.4.6

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Cá basa
Vò trí phân loại
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm sinh thái
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm sinh sản
Xu Hướng Thay Đổi Trong Việc Sử Dụng Protein
Enzyme Tiêu Hóa
Đònhnghóa
Vai trò enzyme
Enzyme Tổng Hợp -Allzyme
Enzyme phytase
Enzyme α - amylase
Enzyme protease
Enzyme cellulase
Enzyme xylanase
Enzyme glucanase

3

3
3
4
5
5
5
6
6
6
6
7
9
10
11
11
12

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1
Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu
3.2
Vật Liệu Thí nghiệm
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

v


13
13
13


3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.4

Hệ thống bể thí nghiệm
Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm
Thức ăn
Phương Pháp Bố Trí Thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi môi trường
Phương pháp thu thập số liệu
Phương Pháp Phân Tích và Xử Lý Số Liệu

13
13
15
17
17
19

19
20

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1
4.2
4.3
4.3.1
4.3.2
4.4
4.4.1
4.4.2

Các thông số môi trường thí nghiệm
Thành phần sinh hóa các nghiệm thức thức ăn
Tăng trưởng của cá thí nghiệm
Tỉ lệ sống
Tăng trưởng của cá thí nghiệm
Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm
Hệ số biến đổi thức ăn FCR
Hiệu quả sử dụng protein PER

21
22
23

23
23
26
26
27

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

29

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

29
29

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả thí nghiệm
Phụ lục 2: Kết quả xử lý thống kê

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4

Thành phần sinh hóa của các loạinguyên liệu
Công thức tổ hợp hai loại thức ăn (%)
Thành phần dinh dưỡng tính toán
Các thông số môi trường
Thành phần sinh hóa các công thức thí nghiệm
Tăng trưởng của cá thí nghiệm
Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm

vii

17

16
18
21
22

23
26


DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH

NỘI DUNG

Hình 2.1
Hình 2.2

Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 4.1

Hình dạng ngoài cá basa
Cấu trúc vòng xoắn Alpha - beta của
phytase được thiết kế bởi Jaffor (1997)
Sự liên kết phytin với các chất dinh dưỡng khác
Phytase tác động giải phóng Phospho và các
dưỡng chất
Bón phân có nhiều P đẩy mạnh sự
phát triển nhanh chóng của tảo
trong ao
α - amylase

Protease phân cắt polypeptide thành protein
Máy ép viên thức ăn
Máy sấy thức ăn
Thức ăn thành phẩm
Dãy bể ciment dùng trong thí nghiệm
Cá basa của 06 nghiệm thức sau 56 ngày nuôi

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3

Tăng trưởng của cá thí nghiệm
Hệ số biến đổi thức ăn FCR
Hiệu quả sử dụng Protein

Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

TRANG

7

3

7

8
9

9
10
14
15
16
19
24

TRANG

viii

25
27
28


1

I.
1.1

GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Từ lâu cá đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm của từng gia đình

Việt Nam. Tuy giá cả thấp nhưng cá lại cung cấp được lượng đạm cao, hàm lượng
cholesterol trong mỡ thấp và đặc biệt là cá chứa Omega - 3 giúp ích cho sự phát triển
não ở trẻ em. Điển hình như bụng cá basa lớn chứa nhiều mỡ, thòt ngon. Cá basa có
buồng mỡ chiếm 25% khối lượng cá, nóng chảy ở nhiệt độ 30 - 36oC. Mỡ cá có gần
50 các axít béo (đủ các axít béo cơ bản có trong các dầu mỡ thực phẩm), 75% là axít
béo không no. Hàm lượng Cholesterol trong mỡ cá basa (85 mg%) thấp hơn so với
mỡ lợn tiêu chuẩn (126 mg%), một số loài cá biển (100 mg%), ngoài ra còn có các
vitamin A (Ngô Trọng Lư-Thái Bá Hồ, 2001).
Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ cá trong nước và trên thế giới ngày càng tăng đã
mở ra một tiềm năng mới cho ngành thủy sản. Trong khi đó nguồn lợi thủy sản khai
thác từ tự nhiên lại ngày càng cạn kiệt do đó mở rộng nuôi trồng thủy sản là một giải
pháp tất yếu.
Khi tiến hành nuôi thủy sản thì lợi nhuận là yếu tố được xem xét hàng đầu.
Trước đây bột cá có giá thành thấp nên được sử dụng phổ biến trong thức ăn cho động
vật thủy sản. Nhưng gần đây lượng cá tạp trở nên khan hiếm khiến cho giá bột cá
tăng cao gây khó khăn cho người nuôi cá. Do đó nhiều biện pháp đã được đưa ra
nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho người nuôi. Trong đó biện pháp sử
dụng các sản phẩm từ thực vật như bánh dầu đậu nành, cám gạo được xem là giải
pháp tối ưu. Nhưng vấn đề trở ngại lớn nhất khi sử dụng protein thực vật là khả năng
tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng của động vật thủy sản đối với protein thực
vật.
Trong protein thực vật như bánh dầu đậu nành, bánh dầu đậu phôïng có khá
nhiều phosphorus ở dạng không tiêu hóa, bên cạnh đó là sự hiện diện của cacù yếu tố
kháng dinh dưỡng ức chế họat động tiêu hóa của enzyme pepsine, trypsine… ở động
vật. Điển hình như phytic acid có nhiều trong cám gạo liên kết chặt chẽ Zn2+ tạo
phức hợp phytinate-Zn gây bệnh lý thiếu kẽm trên vật nuôi.
Một trong những giải pháp là sử dụng Allzyme SSF, một phức hợp gồm sáu
enzyme (phytase, α-amylase, protease, β-glucanase, cellulase, xylanase) có thể cải
thiện sự sử dụng Phospho, cải thiện độï tiêu hóa carbohydrate và protein (Filer, 2001).
Một số nghiên cứu cho thấy rằng khi sử dụng Allzyme cho nuôi trồng thủy sản thì gia

tăng hoạt lực sinh học Phospho, gia tăng tốc độ tăng trưởng (Park và ctv, 2003ab).
Thêm vào đó là sử dụng phytase góp phần cải thiện việc sử dụng Phospho và giảm sự
bài tiết Phospho (Lei và ctv, 1993; Cromwell và ctv, 1995; O’Quinn và ctv, 1997)


2

nên hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường nước do lượng Phospho thừa quá
nhiều trong phân. Đây sẽ là một giải pháp mang tính chiến lược trong tương lai vì nó
vừa có tác dụng tích cực với vật nuôi vừa bảo vệ được môi trường sinh thái.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu: ”Ảnh hưởng của việc bổ sung
Allzyme lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá basa (Pangasius
bocourti)” được chúng tôi tiến hành ở khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM.
1.2

Mục tiêu đề tài
- Khảo sát tác động của Allzyme lên sự tăng trưởng của cá basa với các khẩu
phần thức ăn khác nhau.
-Xác đònh nồng độ Allzyme thích hợp bổ sung trong thức ăn để tăng độ tiêu
hóa cho cá basa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng protein thực vật.


3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Cá Basa


2.1.1 Vò trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Robert Tyson (1991) thì cá basa thuộc:
Ngành : Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius bocourti (Sauvage, 1880)
Tên đòa phương: Basa, Sát Bụng, Giáo.
Tên tiếng Anh: basa catfish

Hình2.1 Hình dạng ngoài cá Basa
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Phạm Văn Khánh (2004) thì cá có đầu dẹp bằng, trán rộng, răng nhỏ
mòn, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực, mắt to, bụng to, lá mỡ rất lớn, phần sau
thân dẹp bên, lưng và đầu có màu xanh xám, bụng có màu trắng bạc.


4

2.1.3

Đặc điểm sinh thái

2.1.3.1 Sự phân bố
Cá phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, miền nam
Việt Nam… Cá sống chủ yếu ở nước ngọt, chòu được nước lợ nhẹ (độ muối dưới
10%0), chòu đựng được nước phèn có pH > 4 (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.1.3.2 Các yếu tố môi trường
Theo Nguyễn Tuần (2000) thì khả năng chòu đựng các yếu tố môi trường của

cá basa như sau:
Oxy hòa tan:
Oxy hòa tan là yếu tố quan trọng cho việc duy trì sự sống của thủy sinh vật.
Lượng oxy hòa tan > 5 mg/l thích hợp nhất cho các ao nuôi cá. Cá basa là loài sống ở
sông (riverine fish), có môi trường dồi dào oxy. Ngưỡng oxy của cá là 1,2 ± 0,15
mg/l, tốt nhất là > 3mg/l. Khi hàm lượng oxy trong môi trường nước trên dưới 1 mg/l
cá nổi đầu hàng loạt.
Nhiệt độ:
Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình trao đổi chất, cường độ bắt mồi, sinh sản, sinh trưởng… của chúng. Nhiệt độ gây
chết cho cá basa thấp nhất là 18oC và cao nhất là 40oC.
Độ pH:
pH = 5 cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động chậm chạp. Ở
pH = 5,5 sức chòu đựng có khá hơn nhưng cá hoạt động chậm bơi lờ đờ. Trong môi
trường kiềm, độ pH = 11, cá hoạt động lờ đờ có biểu hiện mất nhớt, xuất huyết ở mặt
và vây, sau 8 tiếng cá chết. Như vậy giá trò pH gây chết cho cá basa thấp nhất là 5,5
và cao nhất là 11.
Khả năng chòu mặn:
Basa có khả năng chòu mặn tương đối cao, độ mặn càng cao thời gian sống
càng giảm dần. Ngưỡng độ mặn gây chết cho cá basa là 15%0. Theo khảo sát ở độ
mặn 15%0 cá sống được 72 giờ, trong nước biển 35%0 thì cá chỉ sống được 1 giờ.


5

2.1.4

Đặc điểm dinh dưỡng

Theo Phạm Văn Khánh (2004), cá basa là loài ăn tạp, thích ăn mồi có nguồn

gốc động vật và cũng dễ dàng chuyển đổi loại thức ăn. Ở giai đoạn cá lớn và trưởng
thành, chúng dễ dàng thích nghi với các loại thức ăn khác nhau như thức ăn tự chế là
hỗn hợp của tấm, cám, rau và cá tạp… được nấu chín.
Nhu cầu protein của cá basa trong khoảng 28 - 30%, hệ số tiêu hóa protein
80 - 87%, hệ số tiêu hóa chất béo 90 - 98% (Lê Thanh Hùng, 1999).
Cá basa có tốc độ lớn khá nhanh, sau một năm nuôi lớn được 0,7 - 1,3 kg/con,
tự nhiên đã gặp cỡ cá dài 0,5 m (Rainboth, 1996; trích bởi Phạm Văn Khánh, 2000).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Thành thục lần đầu tiên của cá basa là 3+ - 4+. Trong tự nhiên vào mùa sinh
sản (tháng 3 – 4 hàng năm) cá bơi ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng,
hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 4,0 – 6,2%, sức sinh sản đạt tới
67000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 1,6 –1,8 mm.
Hiện nay, việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá basa đã
thành công, chủ động cung cấp con giống cho nghề nuôi loài cá này.
2.2

Xu Hướng Thay Đổi Trong Việc Sử Dụng Protein

Bột cá vốn là thức ăn truyền thống và phổ biến trong thức ăn của các loài cá
ăn động vật (lóc, mú, chẽm…) và một số cá ăn tạp (tra, Basa…) nhờ chứa đầy đủ các
chất dinh dưỡng. Nhưng gần đây số lượng bột cá hạn chế, nguồn cung cấp không ổn
đònh và giá cả thì tăng do nhu cầu tiêu thụ cao (Lê Thanh Hùng, 2000). Theo
Hertrampf và ctv (2000) (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2000), nếu lượng bột cá sử dụng
trên thế giới từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 10% lên 34% thì dự kiến đến năm
2010 sẽ là 60%. Điều này thực sự là một trở ngại lớn cho nghề nuôi cá do đó việc
thay thế cá tạp trong thức ăn thủy sản là khuynh hướng tất yếu.
Trong số các đối tượng được dùng thay thế thì các sản phẩm từ thực vật được
chú trọng nhờ có nhiều ưu điểm như: hàm lượng đạm cao (40 - 50%), các amino acid
khá cân đối, nguồn cung cấp ổn đònh. Đặc biệt là giá cả thấp hơn nhiều so với bột cá
vì là phụ phẩm của ngành công nghiệp ép dầu. Riêng cá tra, basa thí nghiệm cho

thấy có thể sử dụng 35 - 40% khô dầu đậu nành với bổ sung các khiếm khuyết thì
hiệu quả sử dụng thức ăn tương đương sử dụng bột cá (Lê Thanh Hùng, 2000).
Bên cạnh đó, việc sử dụng sản phẩm từ thực vật cho động vật thủy sản vẫn
còn tồn tại một số khó khăn, điển hình là những thành phần dinh dưỡng khó tiêu hóa


6

như cellulose và xylan có ở thành tế bào thực vật. Ngoài ra nếu ta sử dụng protein
thực vật với tỉ lệ cao trong khẩu phần thì thường gây ra tình trạng thiếu các amino
acid thiết yếu chứa S, thiếu muối khoáng như Ca và P, thiếu các acid béo không no
HUFA và PUFA và quan trọng là làm giảm tính thèm ăn của cá, tôm (Lê Thanh
Hùng, 2000). Nếu ta giảøi quyết được các vấn đề trên thì sử dụng các sản phẩm từ
thực vật là một giải pháp tối ưu. Lúc này enzyme được xem như là một giải pháp cho
những khó khăn trên.
2.3

Enzyme Tiêu Hóa

2.3.1 Đònh nghóa
Enzyme là các protein tự nhiên có hoạt tính enzyme, các enzyme được tạo ra
từ các cơ thể sống. Trong công nghiệp enzyme được sản xuất từ các vi sinh vật (vi
khuẩn, nấm men) bằng cách lên men hoặc chiết từ tụy và các mô động vật khác (Tôn
Thất Sơn, 2005).
2.3.2 Vai trò
Enzyme hoạt động như là chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa, chúng
giúp các phản ứng xảy ra nhanh hơn. Một ưu điểm lớn của enzyme khi xúc tác là
chúng có thể làm tăng tốc độ phản ứng ở nhiệt độ cơ thể và ở pH nhẹ (Tôn Thất Sơn,
2005).
Sự bổ sung enzyme có tiềm năng cải thiện giá trò dinh dưỡng của nguyên liệu

thức ăn, và khẩu phần chất lượng thấp từ đó cải thiện được độ tăng trưởng của vật
nuôi.
2.4

Enzyme Tổng Hợp - Allzyme

Allzyme SSF (hay còn gọi là phytase A được cung cấp bởi công ty Alltech)
là hỗn hợp của 06 enzyme: phytase, protease, α-amylase, cellulase, xylanase và βglucanase.
Độ hoạt động của Allzyme trong thức ăn thương mại được diễn tả là “đơn vò
phytase”. Mỗi đơn vò phytase được đònh nghóa là một số lượng enzyme phóng thích
một micromol phosphorus vô cơ trong một phút từ 0,0015 mol/L sodium phytate tại
pH = 5,5 và nhiệt độ là 370C (Baruah và ctv, 2004).


7

2.4.1

Enzyme phytase

Phytase là một enzyme có công thức myo-inositol hexaphosphate
phosphohydrolase được tạo ra do vi sinh vật hoặc hiện diện tự nhiên trong thành phần
thực vật (Baruah và ctv, 2004).

Hình 2.2 Cấu trúc vòng xoắn Alpha-beta của phytase được thiết kế bởi Jaffor (1997)
(Nguồn: />Hầu như 50 - 80% phospho trong thức ăn có nguồn gốc thực vật là tồn tại ở
dạng phytate, hay phytic acid, và các loài thú độc vò như heo và gia cầm thì không
thể tiêu hóa chúng. Nguyên nhân là do chúng thiếu enzyme phá vỡ phytate đểø phóng
thích phospho. Ngoài ra, phytate cũng hình thành phức hợp với protein, các enzyme
tiêu hóa và khoáng chất để tạo nên các yếu tố kháng dinh dưỡng.


Hình 2.3 Sự liên kết của phytin với các chất dinh dưỡng khác (Nguồn
/>

8

Trong khi đó, phytase lại phóng thích được phospho trong hạt ngũ cốc và hạt
dầu bằng cách phá vỡ cấu trúc phytate, phóng thích khoáng chất như Ca, Mg cũng
như protein và acid amin liên kết với phytate. Do đó khi phóng thích phospho từ thực
vật, phytase cung cấp nhiều phospho có ích cho sự phát triển của xương và giảm
lượng bài tiết vào môi trường. Ngày nay, chiến lược chính là bổ sung enzyme phytase
ngoại sinh và đồng thời giảm sự cung cấp phospho vô cơ vào khẩu phần thức ăn cho
vật nuôi (Applegate và ctv, 2003; Angel và ctv, 2005).

Hình 2.4 Phytase tác động giải phóng phospho và các dưỡng chất (Nguồn:
/>Bên cạnh đó, phytase sẽ giúp giữ lại các phospho có giá trò cho cá. Do đó làm
giảm sự bài tiết ra phân nên giảm được ô nhiễm môi trường nước. Việc sử dụng
enzyme phytase trong thức ăn sẽ giúp phân hủy phytin, giải phóng phosphorus và các
chất hữu cơ kèm theo nên có thể tiết kiệm được một phần phospho vô cơ (dưới dạng
DCP hay MCP) sử dụng trong khẩu phần, từ đó giảm thiểu lượng phospho thải ra
ngoài môi trường gây ô nhiễm.


9

Hình 2.5 Phân thải ra có nhiều phospho sẽ đẩy mạnh sự phát triển nhanh chóng của
tảo trong ao gây ra sự phú dưỡng (Nguồn:
/>Sử dụng phytase trong thức ăn làm giảm hay bỏ hẳn việc bổ sung một số
khoáng chất cần thiết, điều này làm giảm giá thành sản phẩm. Một cách ước lượng,
khi dùng phytase thì nhu cầu phospho cần cung cấp có thể giảm bớt khoảng 0,1% (số

tuyệt đối của nhu cầu), còn các dưỡng chất hữu cơ khác có thể giảm bớt được khoảng
3% so vơí nhu cầu (Dương Thanh Liêm, 2002).
2.4.2

Enzyme α-amylase (α-1,4 glucan-4-glucanhydrolase,3.2.1.1)

Hình 2.6 α-amylase (Nguồn: />Amylase là enzyme thủy phân tinh bột thành các glucose, được tìm thấy trong
hầu hết các loài cá ăn tạp và cá ăn thực vật (Lê Thanh Hùng, 2000).


10

α - amylase (α - 1,4 – glucan – 4 - glucanohydrolase, EC 3.2.1.1) là một
enzyme làm phân cắt tinh bột, trước tiên thành các oligosaccharide và sau đó chuyển
hóa thành maltose và glucose, bằng sự thủy phân liên kết α - 1,4 - Glucan.
Enzyme α - amylase có khả năng phân cắt các liên kết α - 1,4 glucozit nằm
bên trong phân tử cơ chất một cách ngẫu nhiên và không theo thứ tự nào cả, vì thế
người ta gọi α - amylase là enzyme amylase nội phân (endo amylase). α - amylase
không chỉ thủy phân hồ tinh bột mà nó còn thủy phân cả hạt tinh bột nguyên, song
với tốc độ chậm.
Sơ đồ thủy phân tinh bột bằng α-amylase
Tinh bột
(glucogen)

α-Amylase

>
+H2O

α-dextrin

(nhiều)

+

mantose
(ít)

+ glucose

Sản phẩm đầu của sự phân giải amylopectin bởi amylase vi khuẩn là dextrin
có 06 gốc glucose dài, còn sản phẩm cuối là glucose, mantose và các mantodextrin
(saccharid có phân nhánh) từ mantose đến mantohexose. Sản phẩm cuối cùng của
tinh bột dước tác dụng của amylase chủ yếu là mantose, kế đến là mantotriose.
2.4.3

Enzyme protease

Protease, Proteinase hay Peptidase là những enzyme thiết yếu cho sự sống.
Chúng cắt những chuỗi amino acid dài (được gọi là peptides) thành nhiều đoạn
protein.
Protease cần thiết cho sự tổng hợp tất cả các protein. Mỗi protease phân cắt
một chuỗi amino acid riêng biệt. Protease có số lượng rất đông đảo.

Hình 2.7 Protease phân cắt polypeptide thành protein.
(Nguồn: )
Protease là nhóm enzyme xúc tác quá trình phân giải protein hoặc các
polypeptit. Sản phẩm của quá trình phân giải này là các acid amin, các peptid và các


11


polypeptit chuỗi ngắn ….Dưới tác dụng của protease các liên kết peptide sẽ bò thủy
phân:
R
R′
|
|
NH-CH-C-NH-CH-C||
||
O
O
2.4.4

+

H2O →

R′
|
-NH-CH-COOH

+

R
|
NH2-CH-C||
O

-


Enzyme cellulase

Cellulose cấu tạo nên vách tế bào thực vật, có trọng lượng phân tử 2000 28000 đơn vò glucose nối nhau qua nối β-1,4 (Lê Thanh Hùng, 2000). Cellulase là
các enzyme thủy phân cellulose ở nhiệt độ bình thường hoặc ở nhiệt độ 40 - 500C tạo
thành các sản phẩm hòa tan, phức hệ enzyme này gồm 3 thành phần chính: C1 hay
còn gọi là Exo-β-1,4-glucanase, Cx còn gọi là enzyme Endo-β-glucanase và enzyme
β-Glucosidase (EC.3.2.1.2.1).
Chất xơ có tác dụng làm gia tăng tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa nên nó
có tác dụng làm tăng lượng thức ăn cá ăn vào. Ở cá, chất xơ gần như không được tiêu
hóa mặc dù có một số báo cáo cho rằng hệ vi khuẩn đường ruột của một số loài cá có
khả năng thủy phân cellulose trong chất xơ. Tuy nhiên cấu trúc ống tiêu hóa các loài
cá trên cho thấy các vi khuẩn trên có nguồn gốc ngoại sinh. Cá và hầu hết động vật
thủy sản không có enzyme thủy phân nối β-1,4 nên việc tiêu hóa các cellulose và
chitin hầu như không đáng kể (Lê Thanh Hùng, 2000). Do đó, bổ sung cellulase vào
khẩu phần sẽ giúp cá tiêu hóa tốt cellulase và chitin. Tuy nhiên thông thường đối với
thức ăn cá thì tỉ lệ chất xơ trong thức ăn được đề nghò không quá 8 - 10% (Lê Thanh
Hùng, 2000).
Theo như thuyết của Mandels và Reese (1964), cơ chế tác động của enzyme
Cellulase lên vật chất như sau:
Cellulose


Cellulose

Phản ứng
C1
2.4.5 Enzyme xylanase




CX

Cellobiose


Glucose

β-Glucozidase

Xylanase là tên lớp enzyme làm phân cắt đường thẳng polisaccarit beta-1,4 xylan thành xylose, do đó phá vỡ cấu trúc hemicelluloza, một thành phần chính của
thành tế bào thực vật (Nguồn: />Sự thêm vào xylanase kích thích tỉ lệ tăng trưởng bằng cách cải thiện độ tiêu
hóa, cải thiện chất lượng của phân chuồng động vật. Xylanase làm giảm bớt hàm


12

lượng ruột, làm tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng và sự phổ biến của cá enzyme tụy
tạng trong thuốc tiêu hóa. Nó cũng biến đổi hemicelluloza thành đường do đó những
chất dinh dưỡng được giữ lại trước đây trong thành tế bào được phóng thích (Nguồn
atvista chemicals.com/biochemicals/xylanase.html).
2.4.6 Enzyme glucanase
Khả năng biến dưỡng các đường đơn như glucose của thủy sản rất chậm và
khó thích nghi so với động vật trên cạn (Lê Thanh Hùng, 2000).
Hiệu quả sử dụng carbohydrate trên thủy sản, đặc biệt trên cá không phải
luôn luôn tỉ lệ với độ tiêu hóa của carbohydrate. Cá có khả năng tiêu hóa tốt glucose
nhưng khả năng sử dụng glucose rất kém do khả năng biến dưỡng giới hạn (Lê Thanh
Hùng, 2000).
β-1,3- glucanase (glucan endo-1,3-β-glucosidases) xúc tác sự phân chia thủy
phân bên trong của liên kết 1,3-β-D-glucosidic của β-1,3-glucans. β-1,3-glucanase
(βGlu) là enzyme phong phú, điều hòa cao được phân bố rộng rãi trong những loài

thực vật có hạt.
Sự bổ sung enzyme cải thiện lónh vực này bằng cách làm tăng độ tiêu hóa
carbohydrate, giảm độ nhầy của ruột và cải thiện sự sử dụng chất béo (Almirall và
ctv, 1995). Sự cải thiện về AME (Apparent Metabolizable Energy) (năng lượng biến
dưỡng) từ sự bổ sung enzyme thì có thể thay đổi bởi vì tính chất có thể thay đổi trong
hàm lượng NSP (Nonstarch Polysaccharide) của lúa mì (Classen và ctv (1995);
Schutte và ctv (1995), Van der Klis và ctv (1995)).


13

III.

3.1

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu

Đề tài thực hiện tại trại Thực Nghiệm khoa Thủy Sản, trường Đại học Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh.
Thời gian: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Allzyme lên sự tăng trưởng
của cá basa được thực hiện từ 14/04/06 đến 09/06/06.
3.2

Vật Liệu Thí Nghiệm

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá basa 02 tuần tuổi được nuôi dưỡng trong bể ciment cho thích nghi với thức
ăn và điều kiện môi trường mới. Khi cá đạt kích cỡ 05 gram thì tiến hành bố trí thí

nghiệm. Cá sử dụng trong thí nghiệm được lựa chọn đồng cỡ có sức khỏe tốt và bơi
lội nhanh nhẹn.
3.2.2 Hệ thống bể thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống gồm 18 bể ciment. Các bể được chà
rửa sạch sẽ, phun chlorine để sát trùng và phơi khô trước khi bố trí. Sau đó nước được
bơm vào từng bể trữ khoảng 48 tiếng trước khi thả cá vào.
Trong thời gian thí nghiệm, hệ thống lọc tuần hoàn hoạt động không hiệu quả
(không lọc được tảo và không diệt được mầm bệnh). Do đó không sử dụng hệ thống
tuần hoàn trong quá trình thí nghiệm.
Trong 06 tuần đầu chất cặn tập trung cố đònh ở một góc bể nên nước được
thay một lần/tuần và xiphông 3 - 4 lần/tuần. Vào hai tuần cuối nước mau dơ nên phải
thay nước 02 lần/tuần và xiphông liên tục để theo dõi được lượng thức ăn dư thừa của
cá. Nước được hạn chế thay ở mức tối đa để không làm môi trường sống của cá biến
động nhiều.
3.2.3 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm
ƒ

Hệ thống gồm 09 bể ciment có kích thước 1,8x0,9x0,8 m. Mỗi bể được ngăn
thành 02 phần bởi lưới ngăn.


14

ƒ

Cá basa được bắt từ trại sản xuất giống Tiền Giang khi cá được 14 ngày tuổi.
Sau 30 ngày ương, cá có trong lượng trung bình 05 gram đạt yêu cầu để tiến
hành bố trí thí nghiệm.

ƒ


Nguyên liệu làm thức ăn: bột cá, cám gạo, bánh dầu đậu nành, tinh bột khoai
mì, premix khoáng - vitamin, Allzyme, DCP, CMC, dầu cá, dầu dậu nành.

ƒ

Dụng cụ đo chỉ tiêu môi trường: máy đo DO, pH, nhiệt độ và bộ test
NH4+/NH3.

ƒ

Thuốc gây mê (Ethylenglycol monophenylether với liều lượng 500 ppm)

ƒ

Máy xay, sấy thức ăn, cân bàn đơn vò 2000 gram, cân điện tử 200 gram, hệ
thống sục khí, ống xiphông, thau nhựa, vợt vớt cá và một số dụng cụ khác có
liên quan.

Hình 3.1 Máy ép viên thức ăn


15

Hình 3.2 Máy sấy thức ăn
3.2.4 Thức ăn
Thức ăn dùng trong thí nghiệm là hỗn hợp của một số nguyên liệu như: bột cá,
bánh dầu đậu nành, cám gạo, tinh bột khoai mì, dầu cá, dầu đậu nành và các chất bổ
sung như khoáng, vitamin C, chất kết dính, DCP (Dicalci phosphate) và Allzyme.
Thành phần sinh hóa của các nguyên liệu đã được xác đònh trước khi tổ hợp

thành thức ăn. Thức ăn sau khi ép viên và sấy khô được đưa đi phân tích một số chỉ
tiêu: đạm, béo, xơ, khoáng tổng số và vật chất khô tại Trung Tâm Phân Tích Thí
Nghiệm.


16

Hình 3.3 Thức ăn thành phẩm
Bảng 3.1 Thành phần sinh hóa của các loại nguyên liệu
Nguyên liệu
Thành phần hóa học

Bột cá

Bánh dầu
đậu nành

62,2
44,4
Protein
Lipid
6,80
1,40
0,00
33,33
NFE*
Tro
21,10
6,67
0,60

3,40
Chất xơ
Độ ẩm
9,30
10,80
5,15
2,99
Lysine**
Methionin**
1,91
0,58
NFE * (Nitrogen Free Extract):chất trích không đạm
**:từ Tom Lovell, 1998

Cám gạo
13,30
9,40
60,30
6,70
1,20
9,10
0,54
0,026

Tinh bột
khoai mì
0,19
0,16
85,24
0,19

0,19
13,53
0,00
0,00

Trong bảng trên ta có thể thấy bột cá có thành phần đạm cao nhất (62,2%) so
với 03 loại thức ăn còn lại. Ngoài ra, bột cá có độ tiêu hóa cao (80 - 90%), năng
lượng thô 4500 - 4800 kcalo/kg. Do đó bột cá được xem là thành phần thức ăn tốt
nhất và không thể thiếu cho sự tăng trưởng của cá nuôi.


×