Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN ĐỂ ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.9 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

LAO LAK

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN
ĐỂ ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG LAI

(Mystus filamentus X Mystus nemurus)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
(Chuyên ngành : Nuôi trồng Thủy Sản)

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

LAO LAK

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN
ĐỂ ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG LAI

(Mystus filamentus X Mystus nemurus)

Chuyên ngành : Nuôi trồng Thủy Sản
Mã số



: 606270

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
1. TS. LÊ THANH HÙNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2006


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN ĐỂ ƯƠNG
NUÔI CÁ LĂNG LAI
(Mystus filamentus Xø Mystus nemurus)

LAO LAK

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tòch:

TS. NGUYӈN TUҪN
ViӋn NC ni trӗng Thuӹ sҧn

2. Thư ký:

TS. Vlj CҪM LѬѪNG
Trѭӡng Ĉҥi hӑc Nơng Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1: PGS. TS. DѬѪNG THANH LIÊM

Hӝi chăn ni ViӋt Nam
4. Phản biện 2: TS. NGUYӈN HӲU THӎNH
Trѭӡng Ĉҥi hӑc Nơng Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

T.S LÊ THANH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là: Lao Lak, sinh ngày 17 tháng 7 năm 1972 tại Thành phố
Phnom Penh, Cambodia.
Con Ông: Lao Sreng và Bà: Kong Im
Tốt nghiệp Tú tài năm 1990 tại Trường Trung học phổ thông tỉnh
Kandal, Cambodia.
Tốt nghiệp Đại học ngành Thủy sản, hệ Chính quy dài hạn tại Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh năm 1997.
Sau đó làm việc tại: Cục Thủy sản Cambodia tại Phnom Penh.
Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật
Tháng 09 năm 2002 theo học Cao học ngành Nuôi trồng thủy sản
tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Huỳnh Thò Bích Vân con :Lao Huỳnh Gia
Thuận
Đòa chỉ liên lạc: Đường số 5, huyện Penh Nhia Luu, tỉnh Kandal,

Cambodia
Điện thoại: 0085512 92 65 09

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lao Lak

iii


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

-

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm-Tp.Hồ Chí Minh

-

Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản

-


Ban lãnh đạo và quý thầy cô trong Phòng Đào Tạo Sau Đại Học

-

Đặc biệt là thầy Lê Thanh Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ,

truyền đạt kiến thức quý báu để chúng tôi hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp
này.
-

Thầy Ngô Văn Ngọc và Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản

Đại Học Nông Lâm-Tp. Hồ Chí Minh.
-

Gia đình, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp.

Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong
suốt thời gian thực tập để chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những
thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của q Thầy Cô
và các bạn.

iv


TÓM TẮT
Nghiên Cứu Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Để Ương Nuôi Cá Lăng
Lai (Mystus filamentus x Mystus nemurus) được tiến hành để đánh giá ảnh

hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng và sức sống của cá lăng lai, vào thời
điểm cá 3 ngày tuổi và 15 ngày tuổi.
Thí nghiệm 1 nhằm xác đònh thời điểm cá lăng bột bắt đầu sử dụng hiệu
quả thức ăn chế biến (TACB). Thí nghiệm gồm tám nghiệm thức (NT) với ba
lần lặp lại vào các thời điểm khác nhau. Cá được cho ăn TACB từ ngày thứ 1,
2, 3, 4, 5, 6 và 7 khi cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài và một nghiệm thức đối
chứng (ĐC) được cho ăn bằng Moina và trùn chỉ. Thí nghiệm kéo dài trong 14
ngày.
Thí nghiệm 2 được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số loại
thức ăn lên sự tăng trưởng và sức sống của cá lăng lai giai đoạn từ 15 ngày
tuổi đến 28 ngày tuổi. Thí nghiệm gồm năm nghiệm thức. Thức ăn là trùn chỉ,
TACB dạng khô, TACB dạng ướt, trùn chỉ + TACB dạng khô và TACB dạng
khô + TACB dạng ướt. Mỗi NT lặp lại ba lần, vào các thời điểm khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy :
Thí nghiệm 1: Cá lăng bột được cho ăn bằng TACB vào ngày thứ 5 (8
ngày tuổi) đã có sức tăng trưởng và sức sống tốt hơn, khi cho cá ăn TACB vào
các thời điểm trước đó. Kết quả này, trùng hợp với kết quả của việc phân tích
mô học ống tiêu hóa cá lăng. Vào thời điểm này, dạ dày của cá đã hoàn thiện
về mặt mô học, nên khả năng tiêu hóa và hấp thu TACB cũng tốt hơn. Như
vậy, khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá lăng lai đạt hiệu quả tốt nhất từ
ngày thứ năm sau khi cá bắt đầu ăn ngoài (cá 8 ngày tuổi).

v


Thí nghiệm 2:
Đối với cá lăng từ 15 ngày tuổi trở đi, thức ăn trùn chỉ (NT 1) đã mang
lại hiệu quả tốt nhất (trọng lượng và tỉ lệ sống cao nhất: 681,47mg/con và
93,66%).
Thức ăn chế biến dạng ướt (NT3) cho tỉ lệ sống (84,66%) và trọng

lượng trung bình (550,06 mg/con) cao hơn, so với thức ăn chế biến dạng khô
(NT2) (tỉ lệ sống: 51,00% và trọng lượng trung bình: 468,30mg/con).
Thức ăn hỗn hợp 50% trùn chỉ + 50% TACB dạng khô (NT4) cho tỉ lệ
sống (83%) và trọng lượng trung bình (620,19mg/con) cao hơn so với NT 5
(50% TACB dạng khô+ 50%TACB dạng ướt) với tỉ lệ sống (62,00%) và trọng
lượng trung bình (452,71 mg/con). Kết quả này cho thấy có thể sử dụng thức
ăn chế biến để thay thế trùn chỉ, khi ương nuôi cá lăng lai ở giai đoạn từ 15
ngày tuổi.

vi


ABSTRACT
The subject: “Studying the use formulated feed for rearing of hybrid
green catfish (Mystus sp.)“ was carried out in order to evaluate impact of
feeds on growth and survival rate of young green catfish (at point of 3-days
old and 15-days old).
The first experiment was set up to determine the suitable time for
feeding of formulated feed. The experiment was conducted in eight treaments
following at point of initial feeding of young fish such as the 1st, 2nd, 3rd, 4th,
5th, 6th and 7th day and control treatment (fed by Moina and Tubifex). The
experiment lasted for 14 days.
The second experiment was carried out to evaluate impact of feeds on
the growth and survival rates of fingerlings (from 15 to 28 - days old). Five
treaments consist of Tubifex, dry formulated feed, wet formulated feed,
mixed Tubifex and dry formulated feed, mixed dry formulated and wet
formulated feed.
The result of the study shows that:
The experiment 1:Fries of hybrid green catfish fed by formulated feed
at the 5th day (8 – days old) are much growth and survival rate more than those

of fries fed by the feed at early time.
The experiment 2:
Tubifex (NT 1) is the best feed for hybrid fingerlings of green catfish
(681.47mg/ind. in weight; 93.66% in survival rate).
Fingerlings fed by wet formulated feed (NT 3) have much growth and
survival rate more than those of fingerlings fed by dry formulated feed (NT 2).
Mixing 50% of Tubifex and 50% of dry formulated feed (NT 4) is
better than mixing 50% of dry and 50% of wet formulated feed (NT 5) for
fingerlings of green catfish.

vii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Trang chuẩn

ii

Lý lòch cá nhân

iii

Lời cam đoan

iv


Cảm tạ

v

Tóm tắt

viii

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt

x

Danh sách các bảng

xi

Danh sách các đồ thò

xii

Danh sách các hình ảnh

xii

Chương 1: GIỚI THIỆU


1

1.1

Đặt Vấn Đề

1

1.2

Mục Tiêu Đề Tài

1

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng

3

2.1.1

Phân loại

3


2.1.2

Phân bố

3

2.1.3

Đặc điểm hình thái

3

2.1.4

Đặc điểm dinh dưỡng

4

2.1.5

Tập tính sống

4

2.1.6

Đặc điểm sinh trưởng

4


2.1.7

Đặc điểm sinh sản

5

2.2

Hình Thái và Mô Học của Ống Tiêu Hoá

5

2.2.1

Miệng, khoang miệng và hầu

5

2.2.2

Thực quản

6

2.2.3

Dạ dày

7


viii


2.2.4

Ruột

8

2.3

Thức Ăn và Tập Tính Ăn của Cá

9

2.3.1

Cơ sở thức ăn tự nhiên của cá

9

2.3.2

Sự lựa chọn thức ăn

10

2.3.3


Mối quan hệ giữa kích cỡ miệng và kích cỡ mồi

10

Lược Một Số Loại Thức Ăn Tự Nhiên Dùng Cho Cá Thí Nghiệm

11

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

13

3.1

Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu

13

3.2

Đối Tượng Nghiên Cứu

13

3.3

Vật Liệu và Trang Thiết Bò Nghiên Cứu

13


3.4

Phân Tích Mô Học

14

3.4.1

Cách lấy mẫu và cố đònh mẫu

14

3.4.2

Qui trình làm tiêu bản hiển vi

14

3.5

Bố Trí Thí Nghiệm

17

3.6

Phương Pháp Thu Thập Số Liệu

19


3.7

Chuẩn Bò Thức n

19

3.8

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

20

3.8.1

Các chỉ tiêu về tăng trọng

20

3.8.2

Tỉ lệ sống

20

3.9

Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

21


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1

22

Sự Phát Triển Của Ống Tiêu Hóa Cá Lăng

4.1.1

Miệng, khoang miệng và hầu

22

4.1.2

Thực quản

22

4.1.3

Dạ dày

25

4.1.4


Ruột

28

4.1.5

Gan và tụy tạng

32

4.2

Thí nghiệm 1: Xác Đònh Thời Điểm Cá Lăng Bột Sử Dụng Hiệu Quả

35

Thức Ăn Chế Biến
4.2.1

Các yếu tố môi trường

35

ix


4.2.2

Tỉ lệ sống của cá bột


36

4.2.3

Sự tăng trưởng của cá bột

39

4.2.4

Sự phân đàn

41

4.3

Thí Nghiệm 2: Khảo Sát Một Số Loại Thức Ăn Khác Nhau

42

Lên Sự Tăng Trưởng Và Tỉ Lệ Sống của Cá Lăng Lai 15 Ngày Tuổi
4.3.1

Các yếu tố môi trường

42

4.3.2

Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm


45

4.3.3

Tỉ lệ sống của cá

46

4.3.4

Tăng trưởng của cá ở thí nghiệm

48

4.3.5

Sự phân đàn

52

Cgương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

54

5.1

Kết Luận

54


5.2

Đề Nghò

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Kết quả thí nghiệm.
Phụ Lục 2: Kết quả xử lý thống kê.

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 4.1

Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

36


Bảng 4.2

Tỷ lệ sống của cá lăng bột sau mỗi đợt thu mẫu

36

Bảng 4.3

Tăng trọng của cá lăng bột trong quá trình thí nghiệm 1

39

Bảng 4.4

Yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm

43

Bảng 4.5

Yếu tố pH trong quá trình thí nghiệm

43

Bảng 4.6

Yếu tố oxygen hòa tan (DO) trong thí nghiệm

44


Bảng 4.7

Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm
(% vật chất khô)

45

Bảng 4.8

Tỷ lệ sống của cá sau 28 ngày nuôi

46

Bảng 4.9

Tăng trưởng của cá thí nghiệm

48

Bảng 4.10

Sự phân đàn của cá ở thí nghiệm 2

53

xi


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thò 4.1:

Tiû lệ sống của cá lăng bột ở các nghiệm thức

39

Đồ thò 4.2:

Tăng trọng của cá lăng bột trong quá trình thí nghiệm

41

Đồ thò 4.3

Tiû lệ sống của cá thí nghiệm sau 28 ngày nuôi

47

Đồ thò 4.4

Tăng trọng của cá ở thí nghiệm 2

49


Đồ thò 4.5

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR giữa các nghiệm thức
của cá ở thí nghiệm 2

51

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 3.1

Thu mẫu và cố đònh mẫu

14

Hình 3.2

Ôâ bố trí thí nghiệm 1

17

Hình 3.2


Hệ thống xô nhựa dùng trong bố trí thí nghiệm 2

18

Hình 4.1:

Thực quản cá lăng ngày thứ 16 cắt ngang

23

Hình 4.2:

Dạ dày cá lăng cắt dọc ở năm ngày tuổi

24

Hình 4.3:

Dạ dày thân vò của cá lăng cắt ngang

26

Hình 4.4:

Dạ dày môn vò của cá lăng cắt ngang

27

Hình 4.5:


Hệ tiêu hóa cá lăng cắt dọc ngày thứ ba

28

Hình 4.6:

Dạ dày cá lăng cắt dọc ngày thứ năm

28

Hình 4.7:

Hệ tiêu hóa cá lăng ngày thứ 13 cắt dọc

30

Hình 4.8:

Dạ dày của cá lăng ngày thứ 13

31

Hình 4.9:

Ruột của cá lăng ngày thứ 13

32

Hình 4.10:


Gan cá lăng phân thùy

32

Hình 4.11

Tụy tạng phân nhánh vào gan

34

Hình 4.12

Tế bào gan với nhân bò lệch về phía đáy

34

xiii


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề
Nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng tăng, nếu chỉ dựa vào sản

lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên và các loài nuôi truyền thống như cá rô phi, mè,
trôi, trắm, chép thì chưa thỏa mãn. Hiện nay, điều kiện kinh tế của người dân

ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy sản không
chỉ tăng về số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng của sản phẩm. Do đó, nghề
nuôi trồng thủy sản đặc biệt quan tâm nghiên cứu sản xuất giống những loài cá
bản đòa, có giá trò cao, nhằm nhanh chóng đa dạng hóa đối tượng nuôi và góp
phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Cá lăng (Mystus) là một trong những loài cá da trơn có giá trò kinh tế cao,
thòt trắng và thơm ngon. Thò trường tiêu thụ nội đòa của cá lăng chủ yếu là các
nhà hàng, quán ăn ở khu vực đô thò, nơi mà người dân có mức sống cao. Tuy
nhiên hiện nay, sản lượng các loài cá lăng ngoài tự nhiên ngày một suy giảm
nghiêm trọng, do tình trạng lạm thác cũng như chưa có biện pháp thích hợp, để
bảo vệ nguồn cá này ngoài tự nhiên.
Đứng trước tình hình trên, cùng với việc nghiêm cứu sản xuất giống nhân
tạo cá lăng thành công, việc nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá lăng trong
điều kiện nuôi cũng là vấn đề cấp thiết. Được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản,
Phòng Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên Cứu Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Để Ương Nuôi Cá
Lăng Lai (Mystus filamentus và Mystus nemurus).

1


1.2

Mục Tiêu Đề Tài
-

Xác đònh thời điểm cá bột sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến.

-


Nghiên cứu sự phát triển hình thái của ống tiêu hóa cá lăng dưới khía

cạnh mô học, nhằm xác đònh thời điểm cơ quan tiêu hóa hoàn thiện về mặt chức
năng.
- Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại thức ăn khác nhau lên
sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng lai 15 ngày tuổi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng

2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống : Mystus
Loài: Mystus nemurus Valenciennes 1839 (lăng vàng)
Loài: Mystus filamentus (lăng hầm)
2.1.2 Phân bố
Cá lăng phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á, chủ yếu ở các con
sông lớn, con suối, các hồ chứa và từ thượng nguồn ra đến tận cửa sông. Theo
Mai Đình Yên và ctv., 1992 cá lăng phân bố chủ yếu ở các sông rạch ở miền
Nam Việt Nam (trích bởi Mai Thò Kim Dung, 1998).

Ở Việt Nam, cá lăng chủ yếu hiện diện ở miền Nam, cá lăng được tìm
thấy chủ yếu trên các con sông lớn, kênh rạch ở các tỉnh như: Đồng Nai, Tây
Ninh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các hồ như: Dầu Tiếng, Trò An .
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Đầu dài, hơi dẹp đứng, trên đầu có các vân. Môi rất phát triển, môi trên
có các gai da. Miệng rộng, nằm ngang, hàm trên dài hơn hàm dưới. Có răng hàm
và răng lá mía nằm thành dãy cong. Mắt lớn vừa phải, không có mí mắt, nằm
lệch về mặt lưng của đầu.

-3-


Cá có 4 đôi râu: râu hàm trên dài quá khởi điểm râu hậu môn, râu hàm
dưới dài quá gốc vây ngực, râu mũi kéo dài đến giữa mắt và râu cằm kéo dài
đến màng mang. Sau nắp mang và trên vây mỡ, có một đốm đen. Thân dài, hơi
dẹp bên, viền lưng dốc từ mõm xuống đến trước vây lưng. Vây lưng và vây ngực
có gai cứng, mang răng cưa ở mặt sau. Vây mỡ ngắn và nhỏ. Vây mỡ nằm đối
diện với vây hậu môn và gốc vây mỡ bằng với gốc vây hậu môn. Vây đuôi lớn,
phân thùy sâu, thùy trên dài hơn thùy dưới. Mặt lưng của thân và đầu màu nâu
đậm và nhạt dần xuống phần bụng. Thông thường, phần lưng có màu xanh nhạt,
hai bên thân có màu vàng. Mép vây bụng và vây hậu môn màu trắng, bên trong
màu hồng nhạt hoặc xanh, vàng. Các vây khác có màu vàng nhạt đến xanh đen.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001) cá lăng thuộc nhóm cá dữ. Khi
cá còn nhỏ, thức ăn của cá là các côn trùng có trong nước, ấu trùng muỗi lắc,
giun ít tơ, rễ cây… (trích bởi Đào Phạm Minh Hòa, 2004).
Khi cá lớn thức ăn chủ yếu là tôm cua và cá con. Cá lăng thích hoạt động
và kiếm ăn về đêm.
2.1.5 Tập tính sống
Cá lăng là loài cá sống đáy, thích bóng tối, sống chui rúc trong các hang

hốc. Cá sinh sống trong các thủy vực nước chảy, thuộc vùng nội đòa như: sông,
suối, hồ chứa… từ vùng thượng nguồn cho đến cửa sông.
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Mai Đình Yên và ctv., (1992), các loài cá trong họ Bagridae có kích
cỡ tối đa đạt 80 cm. Theo Smith, 1945 giống Mystus trong tự nhiên có thể đạt
kích thước hơn 60cm, nhưng chiều dài thông thường thì từ 25 -30cm (trích bởi
Đào Phạm Minh Hòa, 2004).

-4-


2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Phân biệt đực và cái
Khi cá đạt đến giai đoạn thành thục và tuyến sinh dục phát triển đến
giai đoạn III ở con đực xuất hiện mấu lồi tại lỗ sinh dục (gọi là gai sinh dục).
Tập tính, mùa vụ và kích thước sinh sản
Trong điều kiện nhân tạo, cá lăng vàng (Mystus nemurus) có khả năng
sinh sản quanh năm (Ngô Văn Ngọc, 2004). Theo Mai Thò Kim Dung (1998) M.
nemurus có thể tham gia sinh sản, khi kích cỡ đạt 20,5 cm. Ngoài tự nhiên, tập
tính sinh sản của chúng là di cư từ sông vào vùng ngập nước để sinh sản và trở ra
sông và tháng 10 – 12 ở Tonlé Sap. Theo ngư dân ở hồ Trò An, cá sinh sản ở bụi
cây, bãi cỏ, gần bờ vào đầu mùa mưa, thường vào tháng 6 – 8.
2.2 Hình Thái và Mô Học của Ống Tiêu Hoá
Ống tiêu hóa cá xương bao gồm: miệng, khoang miệng và hầu. Phần còn
lại là ống tiêu hóa. Chúng hoạt động hiệu quả nhờ những chỗ thắt lại và các van
nối giữa các vùng (Kapoor et al.,1975).
2.2.1 Miệng, xoang miệng và hầu
Miệng, xoang miệng và hầu liên kết với nhau nhằm chọn, giữ mồi, đònh
hướng và tiền tiêu hoá thức ăn. Hình dạng và vò trí của miệng, răng trên hàm và
trong khoang miệng, hầu và các tấm lược mang cho thấy một mối quan hệ gần

gũi giữa cách lấy mồi và loại thức ăn. Theo Yoshida (1990), ở những loài ăn
chất vẩn và động vật đáy có kích thước nhỏ như Mugil cephalus, việc lấy thức ăn
chứa trong bùn đáy được thực hiện bằng những tấm lược mang thứ nhất và thứ
hai. Thoát nước và tập trung thức ăn bằng hoạt động của lược mang thứ ba và thứ
tư, những túi hầu treo và những tấm lược hầu (trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan,
1997). Còn mối quan hệ giữa sự phát triển của bộ máy và sự có mặt của thức ăn
thực vật, trong khẩu phần, đã được xác đònh (Khanna và Mehrota, 1970; trích bởi
Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997).

-5-


2.2.2 Thực quản
Thành ống thực quản chứa nhiều tế bào tiết nhầy, nằm sâu bên dưới của
biểu mô hình trụ (ở thực quản thường là biểu mô phân tầng). Đôi khi, tế bào tiết
nhầy nhiều đến nỗi chúng chỉ thừa một vài tế bào biểu mô xen kẽø.
Chồi vò giác có thể hiện diện trong thực quản. Các lớp cơ vân dày đặc,
biến đổi trong cách sắp xếp ở thành thực quản. Đôi khi chỉ có lớp cơ vòng, lớp cơ
dọc vắng mặt, như là một áo phân biệt hoặc bó cơ phân tán dưới lớp biểu mô. Ở
Salmosalar L, một lớp nhầy cơ đã được tìm thấy ở thành thực quản. Nếp gấp
màng nhầy thực quản cùng với các tế bào tiết nhầy ở cá măng Chanos chanos,
có dạng xoắn để đònh hướng di chuyển nhanh thức ăn.
Ghazzawi (1935) mô tҧ : một lớp biểu mô có nhiều lỗ thủng do bò xuyên
thủng bởi cổ của tế bào tiết nhầy, bảo vệ chống sự trầy gây ra bởi những thức ăn
cứng như: tảo khuê, trên lớp màng nhầy thực quản của cá đối Mulgi capito (trích
bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997).
Thực quản sau với những tuyến giống như ở dạ dày, gia tăng bề mặt tiết
gastric hiệu quả và cho thấy việc thành lập sớm sự tiêu hoá phụ ở cá đối Mulgi
capito. Ở cá đối Mulgi crenilabis, trên lớp màng đáy của các mạch máu ở lớp
tunica propria chạm vào biểu mô hình trụ còn có vai trò hấp thu.

Ở Monopterus albus, mao mạch giữa biểu mô thực quản tạo thành cơ
quan hô hấp phụ (Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997). Ở hai loài không có chồi vò
giác là Gudisia chapra (Srivatava, 1958; trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan,
1997) và Hilsailisha (Swarup, 1959; trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997) thì
sự tập trung các tế bào thần kinh nằm ngay dưới các ống dẫn niêm mạc thực
quản. Đây chính là nhân tố thúc đẩy, kích thích hoạt động vò giác. Do đó, ống
thực quản ở hầu hết các loài cá là cơ quan dự trữ thức ăn hoặc nghiền thức ăn và
sản xuất chất nhầy.

-6-


2.2.3 Dạ dày
Kích thước dạ dày liên quan đến khoảng thời gian giữa các lần ăn và bản
chất của thức ăn. Sự biến mất hoặc sự giảm các nếp nhăn bên trong dạ dày tùy
thuộc vào dung tích chứa của dạ dày. Thành dạ dày bao gồm một lớp, tiêu biểu
cho động vật có xương sống nói chung. Có sự phân biệt rõ ràng giữa lớp cơ và
lớp niêm mạc tiết nhầy.
Cơ vân có thể mở rộng vào dạ dày, thậm chí sự sắp xếp đảo ngược đã
được phát hiện trong cơ vân, ở vùng mô vò, thay vì vùng tâm vò. Bản chất chất
nhầy của biểu mô có hình trụ. Hơn thế nữa, những tế bào tiết nhày chuyên biệt ở
biểu mô dạ dày được quan sát ở Trichiurus humela (Forsk và Mahadevan, 1950;
trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997), Giossogobius giuris (Mohsin, 1961;
trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997) và Anabas testusdienus (Block và
Mohsin, 1962; trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan (1997).
Lớp niêm mạc dạ dày, biến đổi về độ dày, trong những phần khác nhau
của dạ dày tuỳ theo mức độ phát triển của tuyến dạ dày. Mohsin 1962 cho rằng:
qui mô của sự phát triển, thay đổi từ sự tạo thành và phức tạp đến các loại tuyến,
đơn giản là sự thích nghi với số lần ăn và tập tính ăn khác nhau ở cá(trích bởi
Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997). Không có sự tương quan nào giữa sự hiện diện

của tuyến dạ dày và tập tính ăn hoặc thức ăn.
Theo Konfal 1966, sự hiện diện của tuyến dạ dày tuỳ thuộc vào vò trí phân
loại, không lệ thuộc vào thói quen ăn (trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997).
Thường có khuynh hướng đáng kể là tuyến dạ dày bò giới hạn bởi vùng tâm vò
của dạ dày.
Dạ dày môn vò của loài Mugiloidei, Clupeoidei và Chanoidei có một lớp cơ
dày đặc trưng (thường chỉ có một lớp cơ vòng), lớp dưới niêm mỏng hơn, một lớp
bao phủ bên trong bảo vệ đặc biệt. Vì vậy hoạt động như là một mề nghiền và
trộn thức ăn. Sự phát triển của mề được xem là một trong những sự chuyên biệt
hóa của ống tiêu hóa (sự phát triển của cơ quan trên mang, sự mất răng, sự tăng

-7-


sinh nhanh của những tấm lược mang và chiều dài ruột) ở những loài cá có tập
tính ăn mồi nhỏ (Schmitz và Baker, 1969; trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan,
1997). Thực quản đổ vào trong dạ dày (vùng tâm vò và môn vò), dạ dày là cơ
quan chế tiết và là bộ máy nghiền. Theo Fukusho,1972 đã nghiên cứu sự phát
sinh hệ thống tiêu hóa ở Liza haemtoccheila với sự chú ý đặc biệt đến dạ dày. Sự
hiện diện hay vắng mặt của dạ dày, là tiêu chuẩn để phân loại cá xương thành
hai loại có dạ dày và không có dạ dày. Cả hai loại có thể xảy ra trong cùng họ
(ví dụ: Gobius). Nhiều giả thuyết đã được đặt ra để giải thích sự thiếu dạ dày
(trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997).
Karpevitch (1936) cho rằng nguyên nhân của sự biến mất dạ dày ở vài
loài cá biển, là quá trình kiềm hoá chất tiết dạ dày, bởi nước biển được nuốt theo
cùng với thức ăn. Sự kiềm hoá này, ức chế hoạt động của men pepsin và dẫn đến
mất sự tiêu hoá trong dạ dày. Từ quan điểm của Hirsh 1950 (trích bởi Nguyễn
Thò Khánh Đoan, 1997) sự hiện diện của bộ máy nghiền tạo ra sự dư thừa và hậu
quả là: sự biến mất của dạ dày ở những loài cá khác nhau. Vì vậy, sự biến mất
của dạ dày trong vài trường hợp, có thể được xem như là hậu quả của việc ăn

thức ăn chứa thành phần không tiêu hoá cao.
Ở những loài cá thiếu dạ dày, ruột trước được mở rộng ở những mức độ
khác nhau và liên quan đến thành ruột, tá tràng, phần phồng lên của ruột và
thậm chí không thích hợp như vậy.
2.2.4 Ruột
Ở loài cá có dạ dày , ruột có sự biến đổi lớn trong lớp màng nhầy. Tuy
nhiên, ở cá tuyết (Gadidae) thì không có màng nhầy . Theo Al. Hussaini 1949
(trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997) sự biến đổi trong độ dày biểu mô của
vùng biên tự do, trong những phần khác nhau của ruột của cùng loài cá, có thể
liên quan tới sự hấp thu thức ăn được tiêu hoá trong tế bào. Thành phần phổ biến
nhất là tế bào goblet và những tế bào di động (các tế bào lympho và những loài
tế bào hạt khác nhau).

-8-


Ở những loài cá có dạ dày, điều này liên quan đến sự sản xuất men của
các tế bào hạt. Ở những loài cá không có dạ dày, vai trò này được đảm nhận bởi
những tế bào goblet của dạ dày, mà tập trung nhiều nhất là ở đoạn sau của ruột.
Theo Yamaghishi và ctv. (1964) (trích bởi Nguyễn Thò Khánh Đoan, 1997) vài tế
bào hình trụ ở ruột giữa lươn nuôi thì sáng và một vài tế bào tối. Không có sự
khác biệt hình thái giữa nhân và hạt. Ở ruột giữa của Chondrostoma nasus
variabile, tế bào biểu mô đònh vò ở đỉnh của nếp gấp ít được quan tâm hơn tế bào
ở gốc. Tế bào chất của tế bào ở đỉnh là tế bào ưa basophil…Trong những phần
khác nhau của niêm mạc ruột. Ngoài ra, ông nhận thấy những tế bào chủ yếu,
thông thường ít và được thay thế bằng tế bào tuyến đặt trưng.
2.3

Thức Ăn và Tập Tính Ăn của Cá


2.3.1 Cơ sở thức ăn tự nhiên của cá
Ở các ao hồ nhiệt đới, do mực nước thường xuyên cạn, cường độ chiếu
sáng mạnh, không bò đóng băng vào mùa đông, nên sức sản xuất sơ cấp hàng
năm có thể đạt tới 1000 – 2000 gr/cm2 (Sumitra, 1971; trích bởi Nguyễn Thò
Khánh Đoan, 1997). đây, thường gặp các loại tảo lục, tảo lam, tảo giáp, tảo
khuê và các loại động vật không xương sống như : luân trùng, râu ngành, chân
chèo, giun ít tơ, ấu trùng côn trùng… Những động vật không xương sống ở nước là
thức ăn rất có giá, trò giàu chất dinh dưỡng và vitamin cho cá.
Các loài giáp xác khá giàu vitamin. Đặc biệt, ở Daphnia, còn thấy cả
vitamin B2, một lượng lớn vitamin A. Nói chung, nhiệt lượng của một đơn vò khối
lượng (1 gr) cơ thể động vật phù du là khoảng 0,3 – 0,4 Kcal, còn một đơn vò khối
lượng tươi của động vật đáy (ấu trùng muỗi lắc Chironomus và giun) là 0,5-0,7
Kcal.
Phần lớn động vật phù du đều có khả năng di chển trong nước nhờ gai,
lông, tiêm mao hoặc phần kéo dài của cơ thể, bằng cách uốn lượn cơ thể hoặc
nhiều biện pháp khác nữa. Tuy nhiêm chúng ta không bao giờ thấy chúng bơi

-9-


ngược dòng nước được. Chính việc di chuyển thụ động này, là lý do biến chúng
dễ trở thành mồi ngon cho cá và các sinh vật khác.
Mỗi loài cá nuôi, chọn những mồi ăn thích hợp khác nhau, có trong vực
nước. Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) gần như chỉ ăn tảo phù du,
chúng ăn động vật phù du với số lượng không đáng kể. Cá mè hoa (Aristichthys
nobilis) là loài cá điển hình ăn động vật phù du. Ấu trùng côn trùng, giun, trai,
ốc… là thức ăn tự nhiên thích hợp của cá chép (Cyprinus carpio). Nhưng tính
riêng biệt của mỗi loài cá nuôi như đã kể trên, chỉ đặc trưng ở giai đoạn trưởng
thành. Điều lý thú là ở tất cả các loài, trong một thời kỳ nhất đònh của cá sau khi
biết ăn thức ăn ngoài, chúng đều ăn chung một loại thức ăn là động vật phù du,

những sinh vật nhỏ nhưng có giá trò dinh dưỡng cao (Trần Văn Vỹ, 1995).
2.3.2 Sự lựa chọn thức ăn
Hiện tượng lựa chọn thức ăn được thấy ở tất cả các loài động vật từ thấp
tới cao, ở cả bọn lấy thức ăn phân biệt và không phân biệt, trong đó, bọn thứ
nhất có tính lựa chọn cao hơn. Không những chỉ lựa chọn thức ăn mà cá còn lựa
chọn loại thức ăn thích hợp trong số những loại thức ăn có trong thủy vực. Ngoài
khả năng lựa chọn thức ăn, thủy sinh vật còn lựa chọn kích thước thức ăn nữa.
2.3.3 Mối quan hệ giữa kích cỡ miệng và kích cỡ mồi
Dabrowshki và Bardega 1984. nghiên cứu trên cá trắm cỏ (Ctenopharingodon
idellus), mè hoa (Aristichthys nobillis) và cá mè trắng (Hypophthalmicchthys
molitrix) cho thấy có một sự liên hệ giữa kích cỡ miệng và tổng chiều dài con cá,
từ lúc mới ăn thức ăn ngoài, đến lúc cá đạt chiều dài 20-30 mm. Kích cỡ miệng
dường như là yếu tố giới hạn trong sự ăn của cá bột kể cả thức ăn tự nhiên và
thức ăn viên. Đường kính lớn nhất của phần thức ăn chính của loài, tương ứng với
độ rộng trung bình của miệng, xấp xỉ 1:1. Bởi vậy, độ rộng miệng quyết đònh đến
giới hạn kích cỡ con mồi. Hơn thế nữa, các tác giả này còn kết luận : những cá
con có, miệng nhỏ, phát triển chậm hơn những cá con có miệng lớn.

- 10 -


×