Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

KHẢO SÁT TẬP TÍNH DINH DƯỠNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (OXYELEOTRIS MARMORATA) VỚI LOẠI VÀ CỠ MỒI KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.43 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
[\

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TẬP TÍNH DINH DƯỢNG CỦA
CÁ BỐNG TƯNG (OXYELEOTRIS
MARMORATA) VỚI LOẠI VÀ CỢ MỒI KHÁC
NHAU

NGÀNH: THUỶ SẢN
KHOÁ: 2002-2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH NGỌC ANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2006-


ii

KHẢO SÁT TẬP TÍNH DINH DƯỢNG CỦA
CÁ BỐNG TƯNG (Oxyeleotris marmora, Bleeker)
VỚI LOẠI VÀ CỢ MỒI KHÁC NHAU
Thực hiện bởi:
Huỳnh Ngọc Anh

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thuỷ sản


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phú Hòa

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2006


ii

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát tập tính dinh dưỡng của cá bống tượng (Oxyeleotris
marmorata) với loại và cỡ mồi khác nhau” được thực hiện tại trại Thực Nghiệm Khoa
Thuỷ Sản với nhiều thí nghiệm ngắn ngày.
Đề tài được tiến hành trên các kích cỡ bống tượng 0,49 g; 0,73 g; 1,14 g; 1,35 g;
1,36 g; 2,01 g; 2,96 g và 4,31 g với các thí nghiệm về tác động của mật độ mồi, sự lựa
chọn cỡ mồi và loại mồi, chế độ cho bống tượng nhòn đói một ngày lên lượng mồi tiêu
thụ của bống tượng. Đối tượng mồi là cá rô phi bột 0,89 cm và 1,25 cm; tép bò 1,02 cm
và 1,37 cm; mè trắng bột 0,72 cm.
Qua khảo sát ở các mật độ tép bò khác nhau trên 10 cá bống tượng cho thấy bống
tượng 0,49 g ăn mồi ở mật độ 200 tép bò/ bể tốt nhất, mật độ 300 là tối ưu cho bống
tượng 1,14 g và 400 đối với bống tượng 2,96 g. Về mật độ rô phi, mật độ 400 bống tượng
0,49 g và 1,14 g ăn hiệu quả nhất, mật độ 600 cho bống tượng 2,96 g.
Khi cho ba cỡ bống tượng 0,49 g, 1,14 g và 2,96 g lựa chọn giữa tép bò cỡ 1,02
cm và 1,37 cm, cả ba cỡ bống tượng đều chọn tép bò 1,02 cm. Đối với thí nghiệm lựa
chọn cỡ rô phi 0,89 cm và 1,25 cm, chỉ có bống tượng 0,49 g chọn rô phi 0,89 cm còn hai
cỡ bống tượng còn lại đều chọn rô phi 1,25 cm.
Kết quả nghiên cứu sự lựa chọn đối tượng mồi là tép bò hay rô phi của bống
tượng 0,73 g; 1,36 g; 4,31 g cho thấy bống tượng đều chọn rô phi làm mồi hơn là chọn
tép bò. Giữa mè trắng và rô phi bống tượng chọn mè trắng vì mè trắng có kích thước nhỏ
hơn rô phi.

Khi cho bống tượng nhòn đói tép bò và rô phi một ngày, lượng mồi bống tượng
0,73 g; 1,36 g; 2,96 g và 4,31 g ăn khi nhòn đói đều lớn hơn bình thường có ý nghóa thống
kê (P< 0,05).


iii

ABSTRACT
The study “Feed intake of marble goby (Oxyeleotris marmorata) using different
prey sizes and types ” was carried out at the Fishery Experimental Farm under series of
consecutive experiments.
The subject was conducted with marble goby at sizes of 0,49 g; 0,73 g; 1,14 g;
1,36 g; 2,96 g and 4,31 g. The content of experiments determines influences of prey
density, prey size and kind selectivity of marble goby, period of starvation for one day
on prey consumption of marble goby. Prey object is 0,89 cm and 1,25 cm tilapia fry;
1,02 cm and 1,37 cm riceland prawn (Macrobrachium lanchesteri); 0,72 cm silver carp
fry.
Study the effect of different riceland prawn densities on prey intake of marble
goby indicates that 0,49 g marble goby has the best prey consumption on density of 200
preys per aquarium, density of 300 preys is optimum for 1,14 g and density of 400 preys
with 2,96 g marble goby. For tilapia density, either 0,49 g or 1,14 g marble goby has
effectively on density of 400 preys per aquarium and density of 600 preys for 2,96 g
marble goby.
When 0,49 g; 1,14 g and 2,96 g marble goby had the choice between 1,02 cm
and 1,37 cm riceland prawn both of them selected 1,02 cm riceland prawn. For the
selectivity between 0,89 cm and 1,25 cm tilapia, only 0,49 g marble goby chose 0,89 cm
and 1,25 cm tilapia was preferred by two remained marble gobies.
Tilapia fry and riceland prawn which marble gobies chose, have a prey body
depth / marble goby gape size ratio less than 1 and another prey/ marble goby total
length ratio not larger than 0,5. It demonstrates that prey which marble goby chose has

body depth is less than marble goby gape size.
The research that resulted from selectivity between riceland prawn and tilapia
fry of 0,73 g; 1,36 g; 4,31 g marble goby shown marble goby preferred tilapia fry rather
than riceland prawn. Between silver carp and tilapia prey, marble boby chose silver
carp because it is smaller than tilapia. Upon depriving of prey for one day, prey
consumption of 0,73 g; 1,36 g and 2,96 g marble goby on the day after is significantly
different (P< 0,05) with non- starved period.


iv

CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm tạ:
Ba mẹ tôi đã hỗ trợ cho tôi về vật chất và tinh thần để hoàn thành đề tài này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm đã tạo môi trường tốt cho chúng tôi
học tập.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể q thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tận tình giảng dạy
cho chúng tôi trong suốt bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Phú Hoà đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của q thấy cô và các bạn
để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


v


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv
v
viii
ix

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2


Đặt vấn đề
Mục tiêu đề tài

1
1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.1.7
2.1.7.1
2.1.7.2
2.1.7.3
2.1.7.4
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1

2.3.1.1
2.3.1.2
2.3.2
2.4

Đặc Điểm Sinh Học của Cá Bống Tượng
Đặc điểm phân loại
Đặc điểm hình thái
Phân bố
Đặc điểm sinh thái
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
Đặc điểm sinh sản
Phân biệt giới tính
Tuổi và kích thước thành thục
Mùa vụ sinh sản
Đặc tính và môi trường sinh sản
Tình Hình Sản Xuất Giống Cá Bống Tượng
Trong nước
Trên thế giới
Tình Hình Nuôi Cá Bống Tượng
Trên thế giới
Campuchia
Thái Lan
Việt Nam
Vài Nét Sơ Lược về Thức ăn Sống
Sử Dụng trong Quá Trình Thí Nghiệm

3
3

3
3
4
4
5
6
6
6
6
7
7
7
8
9
9
9
10
10
11


vi

2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.5
2.5.1
2.5.2
2.5.3

2.5.4

Tép bò
Cá Rô Phi
Cá mè trắng
Mối Quan Hệ Giữa Mồi và Vật Chủ
Hoạt động ăn mồi
Hoạt động tìm kiếm và khám phá mồi
Kích cỡ, màu sắc và hình dạng mồi
Sự tiêu hoá và mật độ mồi

11
12
14
16
16
17
17
17

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2

3.3
3.3.1
3.3.2

18
18
18
18
19
20

3.3.8
3.3.8.1
3.3.8.2
3.3.9
3.3.9.1
a
b
3.3.9.2
3.4

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Vật Liệu Thí Nghiệm
Đối tượng nghiên cứu
Dụng cụ và nguyên vật liệu thí nghiệm
Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm
Phương pháp đo chiều dài, kích thước miệng cá bống tượng
nh hưởng của mật độ tép bò đến lượng
mồi ăn của bống tượng
Sự lựa chọn cỡ mồi tép bò của bống tượng

nh hưởng của chế độ nhòn đói tép bò
một ngày đến lượng mồi ăn của bống tượng
nh hưởng của mật độ rô phi đến lượng ăn
mồi của bống tượng
Sự lựa chọn cỡ mồi rô phi của bống tượng
nh hưởng của chế độ nhòn đói rô phi một
ngày lên lượng mồi ăn của bống tượng
Sự lựa chọn các loại mồi
Sự kết hợp giữa rô phi và mè trắng
Sự kết hợp giữa rô phi và tép bò
Các chỉ tiêu theo dõi
Chỉ tiêu chất lượng nước
Nhiệt độ
pH
Chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm
Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1
4.2

Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Theo Dõi
nh Hưởng của Mật Độ Tép Bò đến Lượng
Mồi Ăn của Bống Tượng
Sự Lựa Chọn Cỡ Mồi Tép Bò của Bống Tượng


31

3.3.3
3.3.4
3.3.5
3.3.6
3.3.7

4.3

20
22
23
25
26
26
27
27
28
29
29
29
29
29
30

31
33



vii

4.4

4.8
4.8.1
4.8.2

nh Hưởng của Chế Độ Nhòn Đói Tép Bò
Một Ngày lên Lượng mồi Ăn của Bống Tượng
nh Hưởng của Mật Độ Rô Phi đến Lượng Ăn
Mồi của Bống Tượng
Sự Lựa Chọn Cỡ Mồi Rô Phi của Bống Tượng
nh Hưởng của Chế Độ Nhòn Đói Rô Phi Một
Ngày lên Lượng Mồi Ăn của Bống Tượng
Sự Lựa Chọn Các Loại Mồi
Sự kết hợp giữa rô phi và mè trắng
Sự kết hợp giữa rô phi và tép bò

V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

45

5.1
5.2

Kết Luận

Đề Nghò

45
45

4.5
4.6
4.7

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

35
36
37
39
40
40
43


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 4.1
Bảng 4.2

Kích cỡ bống tượng trong thí nghiệm mật độ tép bò
Kích cỡ bống tượng trong thí nghiệm về chế độ nhòn đói tép bò
Nhiệt độ và pH trong quá trình thí nghiệm
Lượng tép bò ở các mật độ khác nhau bò ăn bởi một
cá bống tượng
Số lượng tép bò ở hai kích cỡ bò ăn bởi một cá bống tượng
Tỉ lệ chiều cao vỏ đầu ngực tép bò/ cỡ miệng bống tượng và
chiều dài tép bò / chiều dài bống tượng
Lượng tép bò bò ăn bởi một bống tượng giữa bình thường
và nhòn đói một ngày
Lượng rô phi ở các mật độ khác nhau bò ăn bởi một
cá bống tượng
Số lượng rô phi ở hai kích cỡ bò ăn bởi một cá bống tượng
Tỉ lệ bề rộng rô phi/ cỡ miệng bống tượng và chiều
dài rô phi / chiều dài bống tượng
Lượng rô phi bò ăn bởi một bống tượng giữa bình thường
và nhòn đói một ngày
Số lượng mè trắng và rô phi ở các mật độ kết hợp bò ăn bởi
bống tượng 2,01 g
Số lượng mè trắng và rô phi ở các mật độ kết hợp bò ăn bởi
bống tượng 1,36 g
Số lượng rô phi và tép bò ở các mật độ kết hợp bò ăn bởi
một bống tượng

Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5

Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12

TRANG
20
23
31
31
33
34
35
36
38
39
40
41
42
43


ix

DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ


NỘI DUNG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2

Biểu đồ thể hiện số lượng tép bò bò ăn bởi một bống tượng
Biểu đồ thể hiện số lượng rô phi bò ăn bởi một bống tượng

HÌNH

NỘI DUNG

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15


Hình dạng ngoài của bốùng tượng
Mè trắng sử dụng trong thí nghiệm
Dãy bể thí nghiệm
Bống tượng 0,49 g
Bốùng tượng 1,14 g
Bốùng tượng 2,96 g
Bố trí tép bò trong bể
Tép bò 1,02 cm
Tép bò 1,37 cm
Bống tượng 0,73 g
Bống tượng 1,36 g
Bốùng tượng 4,31 g
Rô phi 0,89 cm
Bố trí rô phi trong bể
Rô phi 0,89 cm và rô phi 1,25 cm
Sự kết hợp của rô phi và mè trắng trong bể bống tượng
Sự kết hợp của tép bò và rô phi trong bể

TRANG
32
37
TRANG
3
16
19
21
21
21
22
23

23
24
24
24
25
25
26
28
29


I. GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề

Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản nước ta không ngừng phát triển. Nhiều
mặt hàng thuỷ sản đã có mặt trên thế giới như: cátra, basa, tôm sú và một số mặt hàng
thuỷ sản khác. Để xuất khẩu thuỷ sản ngày càng phát triển hơn nữa ngoài ổn định và
nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản còn cần đa dạng chủng loại, tăng cường các mặt
hàng có giá trị kinh tế cao.
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn tăng gia sản xuất, tìm nhiều đối tượng thuỷ sản về
nuôi để tăng thêm thu nhập. Cá chính là đối tượng được nhiều hộ dân nhắm đến và chọn
lựa nhiều nhất trong thời gian qua. Một trong những loài thuỷ sản được người dân chú ý
nuôi xuất khẩu là cá bống tượng bởi thịt ngon, gía trị xuất khẩu cao tuy nhiên còn nhiều
lo ngại, băn khoăn về thức ăn, kĩ thuật nuôi, bệnh. Ở Việt Nam cũng như các nước Đông
Nam Á bống tượng là đối tượng đang được nuôi ao và lồng bè nhiều. Con giống ở tự
nhiên không đáp ứng đủ, trong thời gian qua ngành thuỷ sản và người dân đầu tư khá
nhiều tiền của, công sức vào lónh vực sản xuất giống nhưng bống tượng là loài ăn thức ăn

động nên người nuôi gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thức ăn cho bống tượng đặc
biệt là trong quá trình ương từ giai đoạn giống đến trưởng thành.
Các loại thức ăn có thể có nguồn gốc thực vật, động vật hay chế biến. Để duy trì
sự sống và hoạt động của cơ thể mọi sinh vật đều cần có thức ăn. Thức ăn là nguồn cung
cấp nguyên liệu giúp cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, là nguồn tái tạo và bổ sung
năng lượng cho cơ thể hoạt động. Cho nên, trong quá trình sống, động vật không ngừng
lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài. Thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự
phát triển bình thường của động vật thuỷ sản. Nếu dinh dưỡng không hợp lý có thể gián
tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật thuỷ sản. Vì vậy thức ăn đóng một vai trò nhất
định trong nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù đã có nhiều trại sản xuất giống cá bống tượng
nhưng người dân sử dụng nhiều loại thức ăn sống để ương nuôi cá bống tượng chưa xác
định được loài, cỡ mồi phù hợp cho cá bống tượng. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục nghiên
cứu tìm thức ăn thích hợp, chi phí kinh tế hợp lý để thống nhất và phổ biến cho mọi
người dân. Cũng như các loài động vật khác, sự tồn tại của cá thường phụ thuộc vào thức
ăn và phạm vi hoạt động của chúng (Grant, 1997; trích bởi Pablo và Johan, 2004). Hoạt
động của chúng là để cân bằng nhu cầu dinh dưỡng và và nhu cầu tránh bò tiêu diệt
(Thorpe và Cho, 1995; trích bởi Pablo và Johan, 2004). Được sự phân công của Khoa
Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Khảo Sát Tập Tính Dinh Dưỡng Của Cá Bống Tượng (Oxyeleotris
marmorata Bleeker) Với Loại VàCỡ Mồi Khác Nhau”.


-2-

1.2

Mục tiêu đề tài
Xác đònh lượng mồi ăn vào của cá bống tượng đối với các loại mồi khác nhau.
Xác đònh lượng mồi ăn vào của cá bống tượng đối với các kích cỡ mồi khác nhau.


Xác đònh lượng mồi ăn vào của cá bống tượng khi nhòn đói một ngày đối với các
loại mồi khác nhau.


-3-

II. TỔNG QUAN TÀI LI ỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Bống Tượng

2.1.1

Đặc điểm phân loại
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Eleotridae
Giống: Oxyeleotris
Loài: Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)
Tên tiếng Anh: Marble goby
Tên tiếng Việt: Cá bống tượng

2.1.2

Đặc điểm hình thái

Là loài có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt (Eleotridae). Cá có
thân dài, phần thân trước hơi tròn, phần sau dẹp ngang về phía đđuôi. Đầu rộng, hơi
hẹp,miệng chẻ rộng và sâu hướng lên trên. Chiều dài đầu gần bằng ¼ chiều dài thân. Mắt

nằm ở mặt trên của đầu, hơi lồi. Các vẩy to và mềm. Vây đuôi tròn, dài. Vây ngực hơi
nhọn. Toàn thân cá được phủ một lớp vẩy lược, có màu nâu nhạt, hơi xám, trên thân có
những đốm vân lớn như da beo.
Cá bống tượng có miệng rộng, trong hàm có nhiều răng mọc thành dãy. Không có
râu. Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn. Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn.

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của bống tượng
2.13

Phâân bố


-4-

Cá bống tượng là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt
Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Campuchia, Sumatra. Ở miền nam Việt Nam cá
xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai ,Vàm Cỏ.
Trong tự nhiên, cá sống trong các thuỷ vực nước ngọt như sông ngòi, kênh rạch,
ao, đìa, và trong các hồ chứa tự nhiên và nhân tạo.
2.14

Đặc điểm sinh thái

Khi cá còn nhỏ, chúng có thể sống thành đàn trong các thuỷ vực tự nhiên. còn khi
trưởng thành, cá ít khi sống tập trung thành đàn.
Theo tác giả Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994; trích bởi Quyên, 2005),
cá bống tượng sống ở đáy thuỷ vực, hoạt động về đêm. Ban ngày, nó thường vùi mình
xuống bùn đáy và có thể sống ở đó nhiều giờ. Nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả
ban ngày. Trong ao, cá ưa ẩn nấp ven bờ, nơi có hang hốc, cỏù rong và thực vật thuỷ sinh
thượng đẳng.

Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bò nhiễm phèn, pH=7, song chúng có
thể chòu pH=5.
Cá sống ở nước ngọt, song có thể chòu đựng nồng độ muối 15 0/00 .
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển 26-32
nhiệt độ nước 15 - 41,5 0C.

0

C, cá cũng có thể chòu đựng

Cá cần có dưỡng khí trên 3 mg/l nhưng có thể chòu đđựng ở môi trường dưỡng khí
thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ.
2.15

Đặc điểm dinh dưỡng

Cá bống tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hoá tiêu biểu cho loài cá dữ điển
hình. Miệng lớn, răng hàm dài và sắc ( Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành,1994; trích
bởi Quyên, 2005).
Theo Nguyễn Tuần (1993; trích bởi Quyên, 2005) cá bống tượng là loài cá ăn
động vật. Tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài thân là Li/Ls = 0,04-0,06 <1. Cá bống tượng
thường rình bắt mồi tại chỗ.
Cá bống tượng ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước kém,
nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng. Cá bống tượng thích ăn tép, cá tươi, không thích ăn
vật ương thối.
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994; trích bởi Quyên, 2005), cũng
như các loài cá khác sau khi tiêu hết noãn hoàng, bống tượng bắt đầu ăn thức ăn ngoài


-5-


(thường là từ 3-4 ngày sau khi nở). Kích cỡ miệng lúc này khoảng 0,08-0,2 mm.Vì vậy
thức ăn cung cấp phải phù hợp với kích cỡ miệng cá bống tượng. Thức ăn người ta
thường sử dụng như: bột đậu nành, lòng đỏ trứng gà, luân trùng(Brachionus spp) …
Đến giai đoạn cá hương (1,5-2 cm), thức ăn chủ yếu của cá là chi giác
(Daphnia,Moina). Cá cũng ăn cả trùng chỉ và muỗi lắc (Chironomus) càng lớn cá càng
thích ăn thức ăn có nguồn gốc động vật . Khi còn nhỏ, ở giai đoạn vừa mới hết noãn
hoàng, cá vận động rất tích cực để tìm mồi. Nhưng khi lớn lên hoạt động bắt mồi của cá
chậm dần.
Theo Cheng Phen (trích bởi Quyên, 2005), phân tích thành phần thức ăn trong dạ
dày các mẫu cá bống tượng thu được ngoài tự nhiên cho thấy:
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong dạ dày bống tượng
Loài thức ăn
Tôm tép nhỏ

Số dạ dày có chứa thức ăn
7

Tần số xuất hiện(0/0)
58,33

Cá nhỏ
Cua nhỏ

4
1

33,33
8,33


Kết quả khảo sát cho thấy cá bống tượng là loài cá có phổ thức ăn hẹp, đặc biệt
cá chỉ ăn động vật.
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
So vơí các loài cá khác cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng trung bình chậm, đặc
biệt là giai đoạn dưới 100 gr, từ 100 gr trở lên tốc độ tăng trưởng khá hơn.
Ở giai đoạn cá bột lên cá hương, cá phải mất thời gian là ba tháng mới đạt chiều
dài khoảng 3-4 cm.
Từ cá hương cần phải nuôi 4-5 tháng mới đạt kích cỡ của cá giống là 100 g/con.
Còn để có kích cỡ 100 g/con từ lúc mới đẻ phải mất từ 7-9 tháng. Trong tự nhiên, những
cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng một năm để có thể đạt 100-300g/con.
Nếu cá giống có trọng lượng 100 g/con, để có cá thương phẩm 400g trở lên, phải
mất 5-8 tháng nếu nuôi ao, 5-6 tháng nếu nuôi bè.
Trong điều kiện nhiệt độ 26-30 0C, trứng cá bống tượng sau khi đẻ 25-26 giờ thì
nở lúc này có chiều dài 2,5-3 mm.
Sau khi nở một ngày, chiều dài cá đạt 3,8 mm, cá chuyển động thẳng đứng và từ
từ buông mình xuống đáy.


-6-

Cá nở sau 2 ngày, chiều dài 3,8-4 mm, mắt có sắc tố đen. Xuất hiện vây ngực, cá
vận động thẳng đứng.
Cá 3 ngày dài 4-4,2 mm, túi noãn hoàng tiêu biến.
Cá 12 ngày đã xuất hiện đầy đủ vây.
Cá 18 ngày tuổi hình thành vảy và có hình dạng của cá trưởng thành.
Cá 13 ngày tuổi dài khoảng 13 mm.
Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21 mm.
Cá 60 ngày tuôỉ dài khoảng 30 mm.
Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41 mm.
Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53 mm.

2.1.7

Đặc điểm sinh sản

2.1.7.1 Phân biệt giới tính
Thông thường sau khi nuôi vỗ được 1-2 tháng, cá đã phát dục và có thể phân biệt
đực cái qua quan sát hình dạng bên ngoài.
Cá đực có gai sinh dục nhỏ, đầu nhọn hình tam giác.
Cá cái có gai sinh dục lớn nhưng không nhọn đầu như gai sinh dục của cá đực.
2.1.7.2 Tuổi và kích thước thành thục
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, trong tự nhiên cá bống tượng
thành thục và tham gia sinh sản lần đầu sau 9-12 tháng tuổi.Thời gian tái phát dục của
cá khoảng 30 ngày.
Trong nuôi và cho sinh sản nhân tạo, cá có thể thành thục sớm hơn 1-2 tháng.
Kích cỡ cá lúc này khoảng 200 g.
2.1.7.3 Mùa vụ sinh sản
Mùa vụ đẻ ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng 3-11. Cá có hệ số thành thục thấp. Cá
cái thành thục chỉ đạt 1.5-2 0/0 nhưng vì trứng có kích cỡ nhỏ nên sức sinh sản cao.
Nhiều tác giả nghiên cứu và thấy rằng khả năng sinh sản của mỗi cá thể là khác
nhau, dao động từ 2.000-30.000 trứng, với số lượng trứng trung bình của mỗi tổ là 24.000
trứng/ tổ. Mỗi kg cá cái có thể đẻ được từ 100 đến 200 ngàn trứng. Mỗi cá thể cái đẻ ít
nhất ba lần trong một năm.


-7-

2.1.7.4 Đặc tính và môi trường sinh sản
Đến mùa sinh sản cá bống tượng thường bắt cặp và đẻ trứng dính ở ven bờ và
chìm sâu trong nước, nơi có các cây cỏ thuỷ sinh hay các hang, hốc đá, các vật hình ống
hay phiến gạch đặt ở dưới ao.

Trứng bống tượng giống hình quả lê, có chiều dài từ 1,2-1,4 mm.
Sau khi đẻ, cá đực canh tổ và tham gia ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh ổ trứng
và dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thông để cung cấp oxy cho trứng phát
triển nở thành cá con.
2.2

Tình Hình Sản Xuất Giống Cá Bống Tượng

2.2.1

Trong nước

Qua nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước thì mùa vụ sinh sản của cá bống
tượng từ tháng 3-11. Tác giả Ngô Bá Thành và ctv(1988; trích bởi Quyên, 2005) đã kết
luận cá đẻ từ tháng 5-6.
Tan và Lam, 1973 (trích bởi Quyên, 2005), lần đầu tiên đã cho sinh sản nhân tạo
cá bống tượng thành công bằng cách tiêm chế phẩm HCG với phương pháp thụ tinh ướt.
Phương pháp này đã cho một kết quả hết sức khả quan. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất cao
(90 0/0). Nhưng tất cả cá bột đã chết sau đó vài ngày.
Ở Việt Nam, từ những năm 1984-1985, các trường đại học, các trung tâm nghiên
cứu đã bắt đầu nghiên cứu đối tượng này. Khoa thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và kó thuật sinh sản nhân tạo
(Nguyễn Văn Thạnh, 1984, Ngô Bá Thành và ctv,1988; trích bởi Quyên, 2005), ương
nuôi cá bột lên cá hương giống (Nguyễn Duy Hoà và Huỳnh Thò Ngọc Anh,1994), sản
xuất giống cá bống tượng tại Trà Vinh (Lâm Thò Út,1996; trích bởi Quyên, 2005), thực
nghiện ương cá bống tượng(Trần Quang Hưng,1997).
Theo Nguyễn Tuần (1993; trích bởi Quyên, 2005), Khoa Thuỷ Sản Trường Đại
Học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu cá bống tượng về: hình thái, giải phẫu, đặc điểm sinh
thái cá con, đặc điểm phôi, bệnh cá.
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II đã nghiên cứu: đặc điểm phân loại,

đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương nuôi từ cá bột lên
cá hương và cá giống…
Uỷ Ban Khoa Học tỉnh An Giang bước đầu thành công trong nuôi thòt, nuôi vỗ cá
bố mẹ trong bè và tiến hành kích thích sinh sản nhân tạo.


-8-

Ngô Bá Thành và ctv (1988; trích bởi Quyên, 2005) đã thử nghiệm sản xuất
giống và ương nuôi cá bống tượng với ba loại thức ăn khác nhau. Tỷ lệ sống trung bình
của các lô ương từ 3-60 ngày tuổi đạt được như sau: 21,78 0/0 đối với lô cho ăn lòng đỏ
trứng gà, đối với lô cho ăn bột đậu nành thì đạt 13,43 0/0, 12,15 0/0 đối với lô cho ăn thức
ăn tự nhiên.
2.2.2

Trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên ảnh
hưởng đến tỉ lệ sống của cá bột. Rojanapittaykul (2000; trích bởi Hòa, 2006) đã thực
hiện ảnh hưởng của độ mặn đối với sự thích nghi của trứng và ấu trùng ở những độ mặn
khác nhau (0, 10, 20 ppt). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ nở đạt cao nhất khi cá được nuôi
trong môi trường nước ngọt. Sau 23 ngày tuổi, tỷ lệ tử vong khá cao, sau 60 ngày tuổi, ở
độ mặn 10 ppt tỷ lệ tăng trưởng 1,94 cm và tỷ lệ sống đạt rất cao (96,88 0/0). Thức ăn
được sử dụng để ương cá bống tượng từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi là Chlorella sp,
Rotifer, Artemia sp và Moina sp.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển của các cơ quan giác quan, miệng và
ấu trùng bống tượng cho thấy ấu trùng cá bống tượng lựa chọn những thức ăn khác nhau
trong suốt quá trình phát triển. u trùng 3 ngày tuổi bắt đầu ăn thức ăn là phiêu sinh
thực vật, sau đó là Brachionus ở giai đoạn 6 ngày tuổi, Cylops ở 7 ngày tuổi sau khi nở,
Moina ở 10 ngày sau khi nở, ấu trùng Artemia salina ở 15 ngày sau khi nở và chuyển

sang sống đáy, ở ngày tuổi 35. Điều này kết luận rằng sự thay đổi này có thể do sự phát
triển của miệng và sự chuyển động của ấu trùng hơn là sự phát triển của cơ quan giác
quan (Seeno và ctv, 1994; trích bởi Hòa, 2006).
Mặc dù bống tượng đã sản xuất giống thành công nhưng trên thế giới nhưng ban
đầu công tác nghiên cứu gặp không ít khó khăn đặc biệt trong quá trình ương cá bột có tỉ
lệ tử vong rất cao lên tới 100 0/0 (Tan (1973) và Phinal (1980), trích bởi
Tavarutmaneegul và Lin, 1988). Với giá thể thích hợp, Tavarutmaneegul và Lin (1998)
đã thành công trong việc thu trứng cá bống tượng và số lượng trứng thụ tinh hơn 80 0/0.
Thức ăn không phù hợp cho cá bột cũng có thể làm cá chết nhiều (90 0/0) ví dụ như lòng
đỏ trứng gà và luân trùng. Có nhiều giải thích cho hiện tượng này: cá có thể chết đói do
thức ăn không phù hợp (Tan và ctv,1973; trích bởi Hòa, 2006), hay do mật độ các hạt
thức ăn (Tavarutmaneegul và Lin,1988).
Ở bống tượng cũng như các loài cá khác tỉ lệ sống thường thấp khi mới nở nhưng
nếu vượt qua được giai đoạn này thì tỉ lệ sống cao hơn, cá ổn đònh không chết nữa. Tỷ lệ
sống trung bình từ 7-55 0/0 ở 30 ngày tuổi sau khi nở cá bống tượng đạt chiều dài trung
bình là 1 cm (Tavarutmaneegul và Lin, 1988). Vào giai đoạn hai (từ 30-60 ngày sau khi
nở), khi nuôi với mật độ 20 con /m2 thì cá tăng trưởng cao hơn và tỷ lệ sống cũng cao
hơn 75-100 0/0 vơí thức ăn của chúng là Moina sp, ấu trùng của côn trùng…


-9-

Theo Nguyễn Tuần (1993; trích bởi Hòa, 2006), thì vào những năm cuối của thập
niên 70, các vùng Đông Nam Á đã bắt đầu nuôi và cho đẻ nhân tạo thành công như:
Indonesia(1978), Singapore(1980) và Thái Lan (1980)…
Mặc dù có nhiều cố gắng để cải thiện tỷ lệ sống của ấu trùng bống tượng ở giai
đoạn nhỏ nhưng các tác giả vẫn khuyên rằng cần có sự nghiên cứu nhiều hơn nữa về mối
quan hệ giữa ấu trùng và tảo (Liêm,2001; trích bởi Hòa, 2006), tập tính ăn
(Tavarutmaneegul và Lin,1988) ở các giai đoạn khác nhau và môi trường thuận lợi cho
ấu trùng (Tan và ctv,1973; trích bởi Hòa, 2006).

Ngoài ra, việc ương cá bột từ 2 cm đến kích cỡ cá giống vẫn còn hạn chế, chưa
được nghiên cứu nhiều. Cheah và ctv (1993; trích bởi Hòa, 2006) báo cáo rằng cá bột
bống tượng được nuôi trong những bể ương có tảo với sự cung cấp của thức ăn sống như
là: rotifer, copepoda, cladocera. Bống tượng bôït 67 ngày tuổi được nuôi trong ao cá bảy
màu (chưa xác đònh mật độ), cá bảy màu bố mẹ có thể tái sinh sản và cá bảy màu bột là
mồi cho cá bống tượng. Tuy nhiên, những phương pháp mô tả trên chỉ cho tỷ lệ tăng
trưởng thấp, 63-287,5 g sau 16 tháng nuôi.
2.3

Tình hình nuôi cá bống tượng

2.3.1 Trên thế giới
2.3.1.1 Campuchia
Hiện nay, cá bống tượng trở thành loài được mong ước nuôi của người dân vì giá
cao ở thò trường. Ở campuchia, cá bống tượng là một trong những loài nuôi bè chủ yếu
(Bộ Thuỷ Sản, Campuchia, 2001; trích bởi Hòa, 2006). Người dân thả cá trong bè bằng
tre hoặc gỗ trong hai tháng. Nguồn thức ăn cho bè phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên
theo mùa có sẵn. Tuy nhiên, người dân đang phải đối mặt với những khó khăn như: thiếu
nguồn cá, thức ăn, kó thuật, công thức thức ăn, quản lý bè. Sản lượng cá bống tượng từ
nuôi ao là 21 tấn vào 2001 và nguồn thức ăn cung cấp vẫn chủ yếu từ tự nhiên (Bộ Thủy
Sản, Campuchia, 2001; trích bởi Hòa, 2006).
2.3.1.2 Thái Lan
Dạng nuôi cá bống tượng chủ yếu ở Thái lan là nuôi trong lồng nổi ở các thuỷ
vực khác nhau như: sông, hồ chứa, kênh chứa nước (Lin và kaewpaitoon, 2000; trích bởi
Hòa, 2006). Cá bống tượng được nuôi thâm canh trong lồng nổi (từ 10-30 m3) làm bằng
gỗ hay tre. Mật độ ban đầu là 30-180 con/m2 ở giai đoạn cá giống 100g/con. Cá được
cho ăn cá biển một lần nỗi ngày vào lúc chiều tối. Dựa vào sự di chuyển của dòng chảy,
lồng di chuyển theo và chất bẩn được rửa trôi. Hơn nữa, nước sông do sự tích luỹ số
lượng lớn chất rắn tạo điều kiện thuận lợi cho cá ẩn mình. Với 90 0/0 tỷ lệ sống, sản



- 10 -

lượng cá thương phẩm 500 g/con có thể đạt đến mức cao 20-60 kg/m2 trong 8 tháng (Lin
và kaewpaitoon, 2000; trích bởi Hòa, 2006). Năm 1979, xuất khẩu cá bống tượng của
Thái Lan đến các nước khác là 165 tấn, đạt giá trò là 1,5 tỉ đôla. Sản lượng đạt đếùn đỉnh
cao 522 tấn 1990 và giảm nhanh xuống 15 tấn vào 1996 (Menasvata,2000; trích bởi
Hòa, 2006). Tuy nhiên, bệnh và nguồn giống làm giảm và hạn chế việc nuôi loài cá có
giá trò cao này.
2.3.2

Việt Nam

Với kỹ thuật nuôi bè cá bống tượng, người dân ở miền nam Việt Nam (đặc biệt ở
Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang) đã thu được số lượng và lợi nhuận lớn từ loài cá này.
Bốùng tượng được nuôi trong bè có kích thước 1x1,5x1,2 m3 hay 3x4x1,5 m3. Mật độ thả
từ 50-200 g cá giống / m2 (Lộc,2001). Cá giốùng được tắm ở nồng độ muối từ 3-4 0/0 trước
khi thả. Cá được cho ăn với tép, cá tạp, trùng, ốc, cua hai lần mỗi ngày (sáng sớm và
chiều tối). Sau 5-7 tháng, cá có thể đạt kích cỡ trên 400 g/con. Tuy nhiên, bệnh từ môi
trường bên ngoài làm cho việc nuôi bè cá bống tượng sụp đổ vào thập niên 90 (Hảo và
ctv,1996; trích bởi Hòa, 2006).
Lương và ctv (2005; trích bởi Hòa, 2006) báo cáo rằng người dân ở tỉnh Đồng Nai
thu được lợi nhuận cao từ nuôi cá bống tượng trong ngách ở hồ Trò An. Cá giống ở kích
cỡ trung bình 81 g được đánh bắt từ hồ chính, nuôi ở mật độ 960 con/ha. Bống tượng
được nuôi kết hợp với cá chép (31 g), cá mè trắng (14 g), cá mè hoa(17 g), cá trắm cỏ(20
g) toàn bộ được nuôi ở mật độ 2540 con/ha. Không bổ sung thức ăn vào hồ chứa. Sự phát
triển của cá phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên trong hồ. Sau 7 tháng cá bống tượng
đạt trung bình khoảng 353 g/con cho sản lượng 172 kg/ha/mùa. Tỷ lệ sống của cá bống
tượng là 73,7 0/0. Phân tích kinh tế cho thấy thu nhập thô từ bán cá, cá bống tượng chiếm
khoảng 88 0/0.

Tin gần đây nhất từ Báo Kinh Tế Việt Nam(24 -3-2005), bống tượng 500-800
g/con được bán ngay tại chỗ nuôi là 265.000 VND/kg (gần bằng 16,7 USD / kg). Tờ báo
này cũng nói rằng người dân ở tỉnh Cà Mau đang chuyển sang nuôi trong ao. Họ nuôi cá
bống tượng (>100 g/ con) trong ao từ 5-12 tháng và nguồn thức ăn từ thiên nhiên. Kích
thước ao lớn nhất từ 300-400 m2, độ sâu 1,5-1,8 m. Mật đôï nuôi là 4-5 con/m2 cá được
tắm trong nước muối 2-3 0/0 trước khi thả cá tạp cho ăn với tỷ lệ hợp lý. Lộc (2000; trích
bởi Hòa, 2006) đềø nghò tỷ lệ cho ăn như sau:
Tỷ lệ 8-12 0/0 thức ăn cho cá dưới 10 g/con.
Tỷ lệ 6-10 0/0 thức ăn cho cá từ 10-12 g/con.
Tỷ lệ 4- 8 0/0 thức ăn cho cá 20-50 g/con.
Tỷ lệ 3,5-6 0/0 thức ăn cho cá từ 50-100 g/con.
Tỷ lệ 3- 5 0/0 thức ăn cho cá trên 100 g/con.
2.4

Vài Nét Sơ lược Về Thức Ăên Sống Sử Dụng Trong Quá Trình Thí Nghiệm


- 11 -

Theo Kuronuma và Fukusho (1984, trích bởi Hòa, 2006), yếu tố cơ bản cho việc
sử dụng thức ăn sống trong nuôi cá là (1) thức ăn được tiêu thụ hoàn toàn, (2) thức ăn
được tiêu hoá tốt, giúp cho động vật thuỷ sản khoẻ mạnh và phát triển bình thường, (3)
sự cung cấp của loài thức ăn này thì tiện lợi về mặt kinh tế.
Thức ăn sốùng cho cá ăn động vật chia thành nhiều dạng. Cá bột cũng có thể trở
thành thức ăn sống, là mồi cho cá lóc (Das và ctv,1999; trích bởi Hòa, 2006) và cá bống
tượng (Cheah và ctv,1994; trích bởi Hòa, 2006). Trứng cá chép cũng được sử dụng như
nguồn thức ăn cho cá bột vược miệng rộng (Brandenburg và ctv,1979; trích bởi Hòa,
2006).
Mặc dù giá trò của thức ăn sống trong nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể động vật
thuỷ sản nhận thấy là tốt nhưng vấn đề thực tế của việc duy trì nguồn cung cấp đều đặn

số lượng đầy đủ thức ăn cần thiết thì khó giải quyết. Không dễ để bảo đảm số lượng và
chất lượïng thức ăn tự nhiên cung cấp thành phần thức ăn hợp lý như protein,
carbohydrate, lipid, vitamin….trong sự cân đối cần thiết. Số lượng thức ăn cần để gia
tăng sinh khối động vật thuỷ sản thay đổi theo điều kiện thời tiết, sinh vật thuỷ sinh đã
trở thành điều khó khăn cho công tác quản lý và cung cấp nguồn thức ăn để đồng bộ
giữa nhu cầu và số lượng thức ăn sống (Pillay,1990; trích bởi Hòa, 2006).
2.4.1 Tép bò
Ngành: Athropoda
Ngành phụ: Crustacea
Bộ:Malacostraca
Bộ phụ:Eumalacostraca
Họ: Decapoda
Họ phụ:Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium lanchesteri De Man, 1911
Tên tiếng Anh: Riceland prawn
Tép bò là loại giáp xác có kích thước nhỏ(thông thường không quá 55 mm), có
khả năng sinh sản và hoàn tất chu kì sống ở những nơi nước đọng.
Tép bò thông thường phân bố ở đồng bằng các nước thuộc vùng Ấn Độ Thái Bình
Dương,Thái Lan, Malaysia, Singapore,Việt Nam…(Xuân,1979). Môi trường sống của tép
bò trưởng thành ở nước ngọt và nước lợ với nhiệt độ từ 16-25 0 C và pH từ 6-7. Ở Việt
Nam, Nguyễn Văn Xuân (2000) chỉ ra rằng tép bò ở Việt nam cùng giống với tép bò
Macrobrachium lanchesteri ở Thái Lan và Malaysia vì Zoe I của M. lanchesteri được
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Xuân,1980) thì tương tự với giai đoạn Zoe I của loài
này được báo cáo bởi Chong và Khoo,1988(trích bởi Xuân,2000). Tép bò đực có chiều
dài tối đa là 65 mm và con cái là 60 mm ở Tiền Giang (Nguyễn Văn Xuân, 1979).


- 12 -


Tép bò được tìm thấy phổ biến ở ruộng lúa, ao, kênh rạch và các vùng nước tù
đọng. Kích thước con đực lớn hơn con cái. Theo Nguyễn Văn Xuân, 1979 tép bò cái có
chiều dài 38 mm đẻ được 236 trứng và khả năng sinh sản trung bình là 434 trứng/ g trọng
lượng cơ thể. Giai đoan ấu trùng diễn ra trong vòng 28-30 ngày và chiều dài của ấu
trùng tép bò sau khi ấp được mô tả như sau:
Số ngày sau khi ấp
1-2
2-3
3-5
5-6

Chiều dài của M. lanchesteri (mm)
3,3-3,5
3,8-4
4
4-4,2
(Nguồn:NguyễnVăn Xuân,1979)

Theo Nguyễn Văn Thao và Bạch Thò Quỳnh Mai(1993; trích bởi Hưng, 1998)
hàm lượng các yếu tố vi khoáng trong giáp xác cao hơn gấp nhiều lần so với cá. Chúng
có nhiều và đầy đủ các axit amin cần thiết và phong phú.
Có nhiều cố gắng để nuôi tép bò cho mục đích thương mại (New,1995; trích bởi
Hòa, 2006).Việc đánh bắt loài này đóng góp sản lượng lớn cho tổng sản lượng giáp xác
ở miền nam Việt Nam (1,5 tấn /ngày vào mùa lũ), (Nguyễn Văn Xuân,2000). Tuy nhiên,
do kích thước nhỏ, tép bò không là loài có mục đích nuôi, giá rẻ và thường được sử dụng
làm mồi trong nuôi cá cảnh (Nguyễn Văn Xuân, 2000). Ở Campuchia, tép bò được tìm
thấy nhiều ở ruộng lúa, không là nguồn thức ăn quan trọng nhưng sử dụng cho quá trình
chế biến tươi lẫn khô thành nước sốt.
2.4.2


Cá rô phi
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis, Sarotherodon, Tilapia
Loài: Oreochromis spp
Tên tiếng Anh: Tilapia
z Hiện nay có ba loài chính được nuôi phổ biến ở Việt Nam la:ø

Cá rô phi đỏ Oreochromis mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua
ngã Th Lan.
Cá rô phi vằn (rô phi đài Loan Oreochromis niloticus) được nhập vào Việt Nam
năm 1974 từ Đài Loan.


- 13 -

Cá rô phi đỏ (red tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ
Malaysia.
z Hình thái
Cá rô phi có thân hình hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau
từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống dưới và
phân bố khắp vây đuôi. Vây lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen.
Viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt.
z Môi trường sống
Các loài cá rô phi đang nuôi hiện nay có đặc điểm sinh thái gần như nhau.
y Nhiệt độ
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-32 0C, thích hợp nhất từ
25-32 0 C. Khả năng chòu đựng với biến đổi của nhiệt độ cũng rất cao từ 8-42 0C. Cá
chết rét ở 5,5 0C và bắt đầu chết cóng ở 42 0C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn,

ức chế tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
y Độ mặn
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông,
suối, đập, tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40 0/00.
Trong môi trường nước lợ (từ 10-25 0/00) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thòt
thơm ngon.
y pH
Môi trường có độ pH từ 6,5 - 8,5 thích hợp cho cá rô phi nhưng cá có thể chòu
đựng trong môi trường có độ pH thấp bằng 4.
y DO
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có
hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy. Trong ao nuôi cá rô phi nên duy trì ở mức trên 1
mg/l vì ở nồng độ DO dưới 1 mg/l khả năng biến dưỡng, tăng trưởng và kháng bệnh của
cá sẽ giảm (Popma và ctv, 1999, trích bởi Hòa, 2006).
z Dinh dưỡng


- 14 -

Khi còn nhỏ cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật phiêu sinh) là chủ yếu
(cá 20 ngày tuổi dài khoảng 18 mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ và tảo lắng
ở đáy, ấu trùng côn trùng, thực vật thuỷ sinh….Tuy nhiên, trong nuôi công nghiệp cá
cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá, bột khoai mì, khoai
lang, bã đậu nành, bã đậu phộng. Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có độ sâu
từ 1-2 m.
z Sinh trưởng
Cá rô phi có khả năng tăng trưởng tương đối nhanh với thức ăn nhân tạo bổ sung
có chất lượng cao. Con đực thường lớn nhanh hơn con cái cùng lứa tuổi.
z Sinh sản
Cá rô phi đẻ quanh năm trừ những ngày quá lạnh hoặc quá nóng. Đến mùa sinh

sản con đực trở nên sặc sỡ hơn, các vạch ngạng trên thân cũng trở nên đậm hơn. Tập tính
sinh sản của cá rô phi là con đực đào hố dưới đáy ao, lôi kéo con cái vào đẻ. Cá cái đẻ
trứng vào ổ, cá đực đồng thời phóng tinh thụ tinh cho trứng. Sau đó con cái dùng miệng
hút trứng trong hố ấp đến khi trứng nở thành cá con.
Khi trứng nở cá cái vẫn tiếp tục bảo vệ con trong miệng khoảng 5-7 ngày sau đó.
Khi đó cá cái ăn mồi trở lại để chuẩn bò cho lần đẻ sau. Chu kì sinh sản của cá cái
khoảng 30-35 ngày. Cá có thể đẻ từ 10-12 lứa/ năm ở miền Nam.
2.4.3

Cá mè trắng
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Hypophthalmichthys
Loài: Hypophthalmichthys harmandi, Sauvage
Hypophthalmichthys molitrix, C & V
Tên tiếng Anh: Silver carp
z Ở nước ta có hai loài cá mè trắng là
Cá mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi, Sauvage)
Cá mè trắng Trung Quốc (Hypophthalmichthys molitrix, C & V)
z Hình thái

Thân cá dẹp bên, có màu trắng, phần lưng có màu sẫm hơn, bụng có màu trắng
bạc. Đầu lớn, mắt thấp. Mõm tù ngắn. Miệng hướng trên. Khoảng cách hai ổ mắt rộng.
Mắt tự do, không màng da che. Màng mang rộng, lược mang rất dài.


- 15 -

z Môi trường sống
Cá mè trắng sống ở tầng giữa và trên. Nhanh nhẹn. Cá thường đi theo đàn. Cá

sống nhiều ở các đầm, hồ, ruộng trũng..Nhiệt độ nước từ 22-300 C, thích hợp nhất 24-28
0
C. Độ pH 7-7,5, hàm lượng oxy 5-7 mg/l.
z Dinh dưỡng
Sau khi nở 3-4 ngày, cá bộït dài 6-7 mm, thức ăn chủ yếu là động vật phù du. Sau
5-6 ngày, lược mang của cá bắt đầu xuất hiện, cá ăn thêm thực vật phù du. Chuyển sang
ăn hẳn thực vật phù du khi cá đạt chiều dài 3-4 cm. Cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là
thực vật phù du.
z Sinh sản
Cá mè trắng Việt Nam thường thành thục khi cá đạt 3 tuổi. Mùa vụ sinh sản của
cá mè trắng Việt Nam trong tự nhiên từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 6. Trong
sinh sản nhân tạo, giữa tháng 4 cá có thể đẻ.
z Sinh trưởng
Ở điều kiện tự nhiên cá mè trắng Việt Nam lớn rất nhanh. Theo kết quả điều tra
của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản I.
Cá 1 tuổi dài 35,1-38 cm, nặng 785-885 g.
Cá 2 tuổi dài 43,3-43,5 cm, nặng 1404-1532 g.
Cá 3 tuổi dài 47,9-50,5 cm, nặng 1939-2027 g.
Cá 4 tuổi dài 53,7-54,1 cm, nặng 595-3011 g.
Cá 5 tuổi dài 56,1-59,6 cm, nặng 3238-4465 g.
Cá 6 tuổi dài 50-67 cm, nặng 4500-6000 g.


×