Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

HIỆN TRANG VÀ TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI CÁ BÈ TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.49 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

HIỆN TRANG VÀ TIỀM NĂNG NGHỀ
NUÔI CÁ BÈ TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO,
TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH:
THỦY SẢN
KHÓA:
2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH THỊ NGỌC TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 08/2006


HIỆN TRANG VÀ TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI CÁ BÈ TẠI
THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện bởi

Đinh Thò Ngọc Trang

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Huỳnh Việt Huy



Thành phố Hồ Chí Minh 08/2006

-1-


TÓM TẮT

Nhằm tìm hiểu những khía cạnh của nghề nuôi cá bè tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang, chúng tôi tiến hành điều tra thực tế 32 nông hộ bằng phiếu điều tra soạn
sẵn. Qua đó, chúng tôi có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
Kết quả điều tra cho thấy
™

Khía cạnh xã hội
-

™

Trình độ học vấn của các chủ bè nói chung còn thấp.

Khía cạnh kỹ thuật
-

Qui mô và kích cỡ bè chỉ đạt mức trung bình.

- Loài cá nuôi chính là cá điêu hồng, với hình thức nuôi ở hầu hết các đều là
hình thức nuôi đơn.

nhau.


-

Phần lớn các chủ bè nuôi cá có được kinh nghiệm chủ yếu là nhờ học hỏi lẫn

-

Cá nuôi với mật độ khá cao, từ 200 – 300 con/m3.

- Công tác quản lý chăm sóc bè cũng như việc phòng trò bệnh đều được người
nuôi thực hiện tốt.
™

Hiệu quả kinh tế

- Sản lượng cá nuôi trung bình đạt 6.900 kg/vụ, tổng chi phí sản xuất trung
bình 1.147.313 đồng/m3/vụ, lợi nhuận trung bình 521.758 đồng/m3/vụ , thu nhập trung
bình 528.294 đồng/m3/vụ.
Nhìn chung, người nuôi nơi đây đã biết đầu tư đúng đắn vào nghề nuôi cá bè, kỹ
thut nuôi ngày càng được cải thiện, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi cá bè.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn như con giống, môi trường nước
xung quang khu vực nuôi bò ô nhiễm, dòch bệnh.
Hiện nay, thành phố Mỹ Tho đang triển khai qui hoạch khu vực nuôi cá bè tại
đòa bàn phường Tân Long.

-2-


ABSTRACT
To understand the aspects of the raft – culture at My Tho city, Tien Giang

province, we already interviewed representative of 32 families. Since then, we can
evaluate the economic efficiency of keeping model. The results showed that
™

Social aspect
-

™

The academic level of the farmer is low.

Technological aspect
-

system.
-

The cage – scale has just been limited at an average level.
The main species cultured in cage is red tilapia with mono – culture

Mostly, experience of the farmers were together.

Fish are stocked at high density, usually ranging from 200 – 300
3
pieces/m .
Households’ management as well as their disease prevention and
treament methods have relatively noticed and carried out pretty well.
™

Economic effiency


Fish production quality 6.900 kg/crop, average investment cost 1.147.313
3
VND/m /crop, average profit 521.758 VND/m3/crop, average income 528.294
VND/m3/crop.
Generally, fish cage culture was invested properly, technical farming is better
and better improved. Climatic condition is favourable for fish cage culture.
However, there’re still some different as breeds, water environment around
the area of raising fish is polluted, epidemic deseases.
Now, planning fish cage culture areas is being spreaded in Taân Long ward.

-3-


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ
- Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
- Ban chủ nhiệm, quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tỏ lòng biết
ơn sâu sắc gởi đến thầy Phạm Huỳnh Việt Huy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp
này.
- Các cô chú, anh chò trong Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, Sở Thủy
Sản, Trung Tâm Khuyến Ngư, Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang đã tận tình giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành đề tài.
- Ban lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân phường Tân Long cùng toàn thể các hộ
nuôi cá bè tại đây.
- Xin chân thành cảm ơn các anh chò, các bạn trong và ngoài lớp đã động viên,

giúp đỡ chúng tôi trong những năm học tập và thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên
chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đón nhận những ý kiến
đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để quyển luận văn được hoàn chỉnh hơn.

-4-


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG TỰA
TÓM TẮT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

1
2
3
4
5
7
8


I.
1

GIỚI THIỆU

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3


Sơ Lược về Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế – xã hội
Tình hình sản xuất nông nghiệp – thủy sản
Các ngành kinh tế khác
Sơ Lược về Tình Hình Nuôi Cá Rô Phi
Trên thế giới
Ở Việt Nam
Tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

2
2
4
6
7
8
8
8
8

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2

3.3
3.4

Thời Gian Và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
Số liệu sơ cấp
Số liệu thứ cấp
Phương Pháp Phân Tích Các Chỉ Tiêu Kinh Tế
Phương Pháp Phân Tích Số Liệu

11
11
11
12
12
13

IV.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

14

-5-


4.1
4.1.1
4.1.2
4.2

4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.3
4.3.1
4.3.2
4.4
4.4.1
4.4.2
4.5
4.5.1
4.5.2
4.5.3
4.6

Số Lượng và Qui Mô Bè Nuôi tại Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
Số lượng bè nuôi
Qui mô bè nuôi
Thông Tin Chung về Các Hộ Điều Tra
Phân bố độ tuổi
Đặc điểm nhân khẩu
Trình độ học vấn
Kinh nghiệm nuôi cá
Tình hình tham dự các hoạt động khuyến ngư
Kỹ Thuật Nuôi và Chăm Sóc Bè Cá
Cấu trúc và vò trí đặt bè
Kỹ thuật nuôi
Tình Hình Dòch Bệnh và Cách Phòng Trò

Tình hình dòch bệnh
Cách phòng trò
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế
Chi phí cố đònh
Chi phí lưu động
Hiệu quả kinh tế
Đánh Giá Những Thuận Lợi, Khó Khăn và Một Số Giải Pháp Nâng Cao
Hiệu Quả của Nghề Nuôi Cá Bè tại Thành Phố Mỹ Tho
4.6.1 Thuận lợi
4.6.2 Khó khăn
4.6.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi cá bè

14
14
15
16
16
17
17
18
18
19
19
22
26
26
27
28
28
30

31
32
32
33
34

V.

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ

35

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

35
36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

-6-


PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

Phụ lục 2:
Phụ lục 3:
Phụ lục 4:
Phụ lục 5:
Phụ lục 6:
Phụ lục 7:

Phiếu điều tra tình hình nuôi cá bè tại phường Tân Long, thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Thông tin về chủ hộ
Thông tin bè nuôi
Thông tin về nguồn giống
Thông tin về thức ăn sử dụng
Vấn đề trong phòng trò bệnh trên cá, các khó khăn trong nuôi cá bè
Hiệu quả kinh tế

-7-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
ĐỀ MỤC
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6

Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20

TRANG
Qui mô dân số Thành phố Mỹ Tho năm 2005
Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng
Diện tích, sản lượng thủy sản thành phố Mỹ Tho
Các loài cá nuôi cá ở cồn Tân Long
Số lượng bè chia theo khu vực nuôi
Số lượng bè chia theo kích cỡ
Đặc điểm nhân khẩu tại phường Tân Long
Kinh nghiệm sản xuất của các hộ nuôi cá bè
Tình hình tham dự các hoạt động khuyến ngư
Qui mô bè nuôi tại khu vực điều tra
Cơ cấu loài cá nuôi tại khu vực điều tra
Nguồn giống theo nơi cung cấp
Cỡ cá giống thả nuôi
Mật độ cá điêu hồng thả nuôi

Thương hiệu thức ăn viên sử dụng nuôi cá điêu hồng
Các loại hoá chất được dùng trong việc phòng bệnh
Các loại hoá chất được dùng trong việc trò bệnh
Vật liệu và thể tích bè nuôi
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
Chi phí lưu động trong một vụ nuôi
Kết quả - hiệu quả kinh tế sau một vụ nuôi
Một số chỉ tiêu thủy lý hóa môi trường nước tại phường Tân Long
Những khó khăn trong nghề nuôi cá bè tại phường Tân Long

-8-

4
6
7
14
14
15
17
18
18
19
22
22
23
23
24
27
28
28

29
30
31
32
33


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

TRANG

Đồ thò 4.1 Biến động số lượng bè nuôi tại cồn Tân Long qua các năm
Đồ thò 4.2 Phân bố độ tuổi của các chủ hộ nuôi cá bè
Đồ thò 4.3 Trình độ học vấn các hộ nuôi tại khu vực điều tra

15
16
17

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Vò trí làng bè phía bờ Bắc phường Tân Long
Hình 4.2 Vò trí làng bè bờ Nam phường Tân Long
Hình 4.3 Phơi bè sau 2 – 3 vụ nuôi

-9-

21
21

25


I.
1.1

GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của ngành nuôi trồng thủy
sản cả nước, nghề nuôi cá bè đang ngày càng chiếm một vò trí quan trọng, đóng góp
một phần không nhỏ cho việc phát triển của nước nhà. Nhờ sự cải tiến và bổ sung kỹ
thuật nên nghề nuôi cá bè đã phát triển thành một nghề vững chắc, không những
mang lại hiệu quả cao cho người nuôi mà còn đem lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu
cho đất nước.
Tiền Giang là tỉnh thuộc hạ nguồn sông Cửu Long, có khoảng 32km bờ biển,
hệ thống sông rạch phủ khắp đòa bàn và khoảng 120km chiều dài thuộc sông Tiền đổ
ra biển Đông. Do đó, tỉnh Tiền Giang có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng về
thành phần giống loài, gồm cả nước ngọt, nước lợ, mặn … nên có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngoài ra, thuận lợi
trong việc trung chuyển hàng hóa đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác bằng
đường thủy lẫn đường bộ cũng là một thế mạnh của tỉnh.
Với điều kiện diện tích mặt nước thuận lợi, thành phố Mỹ Tho, thuộc tỉnh
Tiền Giang đã phát triển nghề nuôi cá bè nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, nghề nuôi cá bè đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Nhưng với sự quyết tâm, nổ lực của người dân cũng như các cấp lãnh đạo, nghề nuôi
cá bè đang từng bước tìm được hướng đi thích hợp và phát triển ngày càng bền vững.
Nhằm tìm hiểu tình hình nghề nuôi cá bè của người dân tại thành phố Mỹ
Tho, và phương hướng phát triển nghề nuôi cá bè trong giai đoạn hiện nay tại đây,

được sự phân công của khoa Thủy sản trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hiện trạng và tiềm năng nghề nuôi cá bè
tại Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
- Tìm hiểu hiện trạng nuôi cá bè tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá lồng bè.

- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn nhằm đánh giá tiềm năng phát triển cho
nghề nuôi cá bè tại đây.

- 10 -


II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ Lược về Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
2.1.1

Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vò trí đòa lý
Thành phố Mỹ Tho nằm ở vò trí trung tâm tỉnh Tiền Giang, có tọa độ từ
106 19’00’’ đến 106023’20’’ độ kinh Đông và từ 10020’50’’ đến 10025’10’’ độ vó
Bắc.
0


Bờ bắc giáp hạ lưu sông Tiền.
Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo.
Phía tây giáp huyện Châu Thành.
Phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre.
Thành phố Mỹ Tho có 14 đơn vò hành chính trực thuộc, bao gồm 11 phường:
phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8,
phường 9, phường 10phường Tân Long, và 4 xã: xã Đạo Thạnh, xã Trung An, xã Mỹ
Phong, xã Tân Mỹ Chánh.
Với vò trí là trung tâm kinh tế – chính trò – văn hóa – khoa học – kỹ thuật của
tỉnh Tiền Giang, Mỹ Tho có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa dạng cả
về nông nghiệp, công nghiệp lẫn thương mại, dòch vụ.
2.1.1.2 Đất đai – thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.998,69 ha, trong đó
- Đất chuyên dùng: 591,13 ha
- Đất nông nghiệp: 3.130,98 ha
- Đất ở: 394,68 ha.
- Sông rạch: 868,22.
- Đất chưa sử dụng: 13,67 ha.

- 11 -


Thành phố Mỹ Tho có quỹ đất nông nghiệp dồi dào, chiếm tỷ trọng 62,63%,
thích nghi cho nhiều loại cây lương thực, cây ăn trái, rau màu và nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, xã Tân Long còn được gọi là một đô thò ngoại vi “ nhà vườn” khai thác tổng
hợp thế mạnh nông ngư nghiệp.
Toàn bộ mặt bằng đô thò công nông nghiệp của thành phố nằm cạnh một hệ
thống sông rạch lớn với 868,22 ha (17,37% diện tích tự nhiên), trong đó riêng sông
Tiền chiếm 663,89 ha, tạo nên một môi trường hoạt động giao thông vận tải và nuôi
trồng thủy sản thuận lợi.

2.1.1.3 Khí hậu – thủy văn
Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Tổng số giờ chiếu sáng trung bình trong năm là 2.711 giờ nắng, số giờ mùa
khô từ 8,0 – 9,6 giờ/ngày, mùa mưa từ 5,8 – 7,3 giờ/ ngày. Nhiệt độ trung bình năm
26,8oC. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có thể đến 8oC nhưng chênh lệch nhiệt độ các
tháng không quá 4oC đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm – ngư
nghiệp toàn diện.
Cơ chế hoàn lưu gió mùa đã tạo nên trong năm ở đây một mùa mưa và một
mùa khô tương phản sâu sắc. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây và gió mùa Tây-Nam
(tháng 5 đến tháng 11), mùa khô trùng với gió mùa Đông và gió Đông-Bắc (tháng 11
đến tháng 4 năm sau).
Mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm so với các vùng khác trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long khoảng 14 – 15 ngày. Lượng mưa giảm từ hướng đông sang
hướng tây. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.437 mm. Tuy nhiên, lượng mưa ở
đây thuộc loại thấp nhất trong vùng, không ổn đònh theo thời gian và phân bố không
đều theo không gian.

- 12 -


2.1.2

Điều kiện kinh tế – xã hội

2.1.2.1 Dân số và lao động
a/ Dân số
Dân số Thành phố Mỹ Tho năm 2005 là 196.000 người, chiếm 11,89% dân số
toàn tỉnh Tiền Giang. Về cơ cấu, dân số thành thò chiếm 75,67%, dân số trong khu

vực phi nông thôn chiếm 78,46%. Thành phố Mỹ Tho có tốc độ gia tăng dân số tự
nhiên thấp nhất tỉnh Tiền Giang, với 1,2% nhưng tiếp nhận lượng cơ học khoảng
0,49% dân số, cho nên dân số trung bình gia tăng.
Bảng 2.1 Qui mô dân số Thành phố Mỹ Tho năm 2005
Các chỉ tiêu
Đơn vò tính
• Tổng dân số
Người
- Dân phi nông nghiệp
Người
- Dân nông nghiệp
Người
• Tỷ lệ tăng dân số bình quân
%
- Tăng tư nhiên
%
- Tăng cơ học
%
• Tổng số hộ dân cư
Hộ
- Hộ phi nông nghiệp
Hộ
- Hộ nông nghiệp
Hộ
(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Mỹ Tho năm 2005)

Năm 2005
196.000
148.000
48.000

1,69
1,20
0,49
41.600
29.600
12.000

b/ Lao động
Dân số Thành phố Mỹ Tho với cơ cấu trẻ, với 31,37% từ 15 đến 29 tuổi, tỷ lệ
lao động trong độ tuổi chiếm đến 58,55% dân số. Hầu hết đều có công ăn việc làm,
nhưng tỷ lệ lao động chưa có việc làm vững chắc lên đến khoảng 10% đang là một
sức ép lớn đối với sự ổn đònh kinh tế và xã hội. Mặt khác, lực lượng lao động của
thành phố Mỹ Tho đa phần là trẻ tuổi, năng động, nhạy bén trong tiếp thu khoa học
kỹ thuật và dễ thích nghi. Tuy nhiên, do hạ tầng đô thò và quá trình công nghiệp hóa
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nên lao động được đào tạo chuyển đi nơi khác,
trong đó nhiều nhất là đến Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là mối quan tâm của thành
phố Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang.

- 13 -


2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải
a/

Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, các cơ sở Ủy Ban thành phố, phường, xã, các trụ sở khối Đảng,
được quan tâm nâng cấp, tu sửa, xây dựng mới. Các tuyến đường nông thôn, trường
học, bệnh viện, trạm xá cũng được dần dần đầu tư nâng cấp. Thành phố Mỹ Tho đang
xây dựng hạ tầng khu công nghiệp ở phía tây, khu chế biến thủy sản, cụm tiểu thủ

công nghiệp ở phía đông thành phố, mở rộng cảng Mỹ Tho, xây dựng khu thương mại
ở phía tây bắc thành phố. Đầu tư vào hạ tầng xã hội, chủ yếu là xây dựng khu dân cư
tập trung. Với mục tiêu là tăng cường cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu phát triển cho
sự nghiệp giáo dục, thành phố Mỹ Tho đã đầu tư cho giáo dục đào tạo, văn hóa thể
thao.
b/

thủy.

Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông thuận lợi với hai loại hình chính là đường bộ và đường

- Đối với đường bộ: thành phố có một bến xe khách với nhiều tuyến trên khắp
đòa bàn các huyện, xã, các tỉnh và thành phố. Tuy số tuyến đường được nâng cấp, sửa
chữa vẫn còn hạn chế nhưng phần nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu giao thông của người
dân thành phố.
- Đối với đường thủy: có nhiều bến tàu, bến phà thông thương với các huyện
dọc theo sông Tiền, đặt biệt nối liền với tỉnh Bến Tre và có cửa biển thông ra biển
Đông. Ngoài ra, thành phố có một cảng cá với công suất đạt 300.000 tấn/năm.

- 14 -


2.1.3

Tình hình sản xuất nông nghiệp – thủy sản

2.1.3.1 Trồng trọt
Theo Niên Giám Thống Kê tỉnh Tiền Giang năm 2005, cơ cấu cây

trồng trên toàn tỉnh như sau
Bảng2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng
Cây trồng
1. Cây lương thực
Lúa
- Cây có hạt
- Khoai lang
2. Cây công nghiệp
- Đậu nành
- Mía
- Đậu phộng
Tổng cộng

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Sản lượng
(tấn)

Năng suất
(tạ/ha)

251.890
3.417
307

98,1

1,33
0,12

1.303.231
10.859
3.768

51,7

432
417
297
256.760

0,17
0,16
0,12
100

993
2355
893
1.322.099

23
564,4
30,3
669,4

Cây lương thực được xem là cây trồng chính của tỉnh Tiền Giang, trong đó cây

lúa chiếm diện tích cao nhất 251.890 ha (chiếm 98,1% tổng diện tích trồng trọt) với
năng suất 51,7 tạ/ha nên sản lượng phụ phẩm cám, tấm rất lớn, góp phần hạ giá thành
trong sản xuất cá bè.
Cây công nghiệp hằng năm chủ yếu là cây đậu nành, mía và đậu phộng.
Trong đó, cây có năng suất cao nhất là cây mía với năng suất hàng năm đạt 564,4
tạ/ha với diện tích là 417 ha (chiếm 0,16% tổng diện tích trồng trọt).
Một vấn đề bất cập là giá nông sản còn ở mức thấp và luôn biến động qua
từng mùa, chưa kể đến tình trạng người dân bò thương lái ép giá do thiếu thông tin giá
cả cũng như thò trường tiêu thụ. Vì thế, thu nhập người dân thường không cao nếu tính
theo qui mô sản xuất so với các ngành khác tại đòa phương.
2.1.3.2 Chăn nuôi
Theo Niên Giám Thống Kê tỉnh Tiền Giang năm 2005, tổng đàn gia súc là
559.141 con. Trong đó, heo chiếm đa số với 517.795 con (chiếm 92,6%), bò có
40.780 con, còn lại là số lượng trâu. Sản lượng heo hơi xuất chuồng là 80.145 tấn.
Đàn gia cầm có 39.724 con, chủ yếu là gà và vòt.

- 15 -


Chăn nuôi tại tỉnh chủ yếu với hình thức thả rong, mang tính chất kinh tế gia
đình, chưa thực sự được đầu tư sản xuất nên sản lượng và năng suất đạt được chưa
cao.
2.1.3.3 Thủy sản
Tổng sản lượng sản xuất thủy sản năm 2005 là 136.014,7 tấn, trong đó chủ
yếu là sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) với 61.095 tấn, chiếm 45% tổng sản
lượng thủy sản của tỉnh.
Bảng2.3 Diện tích, sản lượng thủy sản thành phố Mỹ Tho

Các chỉ tiêu
• Diện tích NTTS

- Lợ, mặn
- Ngọt
- Bè cá
• Tổng sản lượng thủy sản
- Sản lượng khai thác biển
- Sản lượng nuôi
- Sản lượng khai thác nội đòa

Đơn vò
tính

Năm 2004

Năm 2005

Tỉ lệ năm
2004/2005
(%)
99,23

Ha

25,8

26

Ha

-


-

Ha

25,8

26

99,23

Ha

250

282

88,65

Tấn

38.226

40.199,3

95,09

Tấn

37.342


38.649

96,62

Tấn

869

1.533

56,69

Tấn

15

17,25

86,96

-

(Nguồn: Sở Thủy Sản Tỉnh Tiền Giang)
2.1.4

Các ngành kinh tế khác

2.1.4.1 Thương mại – dòch vụ
Thành phố Mỹ Tho là trung tâm giao lưu kinh tế thương mại lớn nhất trong
tỉnh Tiền Giang. Hệ thống thương nghiệp bao gồm các chợ, phố thương mại, các đại

lý, vựa trái cây, vựa hàng bông, các bến bãi, các cửa hàng ăn uống và các cơ sở dòch
vụ.
Toàn ngành thương mại có 6.649 hộ kinh doanh, tăng bình quân 17 %/năm,
trong đó hộ thương nghiệp tăng bình quân 5 %/năm, hộ ăn uống tăng 10 %/năm và hộ
dòch vụ tăng 2 %/năm. Doanh số năm 2003 đạt 3.873 tỷ đồng.

- 16 -


2.1.4.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Năm 2003 trên đòa bàn thành phố có 988 đơn vò sản xuất, bao gồm kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và kinh
tế cá thể. Chế biến lương thực thực phẩm là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất (60%).
Giá trò sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 237 tỷ đồng, tăng 9% so với
năm 2002.
2.2 Sơ Lược về Tình Hình Nuôi Cá Rô Phi
2.2.1

Trên thế giới

Hiện nay có hơn 85 quốc gia trên thế giới nuôi cá rô phi, năm 1995 tổng sản
lượng cá rô phi đạt 1,16 triệu tấn, riêng sản lượng cá nuôi là 659.000 tấn.
Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi đứng đầu thế giới, từ 18.000 tấn năm 1984
tăng lên 315.000 tấn năm 1995, chiếm 48% sản lượng cá rô phi trên thế giới. Tiếp
theo là một số nước như Thái Lan, Philippin, Indonesia, Đài Loan, Brazil,
Comlombia và Malaisia. Mặc dù hơn 10 loài cá rô phi có giá trò kinh tế nhưng chỉ có
rô phi vằn (Oreochromis niloticus), rô phi đen (O. mosambicus) và rô phi đỏ
(Oreochromis sp.) được nuôi phổ biến hiện nay. Năm 2000 sản lượng cá nuôi phát
triển lên 754.000 tấn (FAO, 2001). Trong đó các nước Châu Á nuôi nhiều nhất,
cung ứng 62% sản lượng thế giới, đạt 620.000 tấn, kế đó là Châu Đại Dương

(280.050 tấn), Châu Phi (114.000 tấn) và Châu Mỹ (84.450 tấn).
2.2.2

Ở Việt Nam

Sau một thời gian dài bò lãng quên, năm 1994 nhờ tiếp nhận một số dòng cá rô
phi vằn có phẩm chất tốt và áp dụng nhiều công nghệ tiến bộ đã làm vực dậy nghề
nuôi cá rô phi ở nước ta. Một số nơi ở miền Nam đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá rô phi
theo phương pháp công nghiệp. Trong khi giá một số mặt hàng thủy sản luôn có
nhiều biến động thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá khá ổn đònh trong vòng
5 năm qua. Giá bán ít thay đổi tạo môi trường kinh doanh tương đối ổn đònh cho
người nuôi cá và hệ thống phân phối tiêu thụ. Năm 1996, sản lượng cá rô phi ở nước
ta ước tính đạt khoảng 15.000 tấn (Nguyễn Công Dân và ctv., 1997; trích bởi Trần
Văn Vỹ, 1999).

- 17 -


2.2.3

Tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Nghề nuôi cá bè bắt đầu hình thành từ những năm 1995 - 1996, với một vài bè
do các nông hộ từ các phường khác ở thành phố Mỹ Tho đến neo đậu. Năm 1997,
công ty thủy sản Tiền Giang bắt đầu nuôi cá bè tại khu vực bờ Bắc. Tại thời điểm
này, khu vực có khoảng 12 bè (công ty thủy sản Tiền Giang bảy bè, hộ dân năm bè),
các loài thả nuôi chủ yếu là cá basa, cá hú, cá he.
Vài năm sau, do giá cá biến động, chưa có công ty chế biến đủ mạnh, trường
xuất khẩu chưa được mở rộng để bao tiêu sản phẩm nuôi nên người dân chưa mạnh
dạn đầu tư phát triển nghề nuôi, đã làm cho nghề nuôi cá bè tại đây phát triển chậm

lại. Năm 2003, phong trào nuôi cá bè phát triển trở lại sau một thời gian giảm sút
nhưng đa số là ở qui mô nhỏ, tập trung ở Mỹ Tho và Châu Thành. Đối tượng nuôi chủ
yếu tại đây là cá điêu hồng, cá rô phi dòng gift, cá tra, cá hú, cá basa là những loài cá
có giá trò kinh tế cao và chủ yếu là tiêu thụ trong nước, riêng đối với khu vực nuôi cá
bè tại thành phố Mỹ Tho, cá điêu hồng là đối tượng nuôi chủ yếu.
Đến năm 2005, tại khu vực phường Tân Long có tổng cộng 282 lồng bè, trong
đó bờ bắc 230 bè, bờ nam 52 bè, trên 90% thả nuôi cá điêu hồng. Tổng sản lượng
nuôi thủy sản năm 2005 là 1.424 tấn đạt 142,4% kế hoạch năm (Báo cáo họat động
khuyến ngư viên cơ sở năm 2005, Trung tâm Khuyến Ngư Tiền Giang).

- 18 -


BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÁNH
THÀNH PHỐ MỸ THO – TỈNH TIỀN GIANG

Khu vực điều tra

- 19 -


III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian Và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2006 đến tháng 6/2006.
Đòa điểm: xã Tân Long, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
3.2.1


Số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với 32 hộ nuôi cá
lồng bè được chọn ngẫu nhiên tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, để thu thập
thông tin về kỹ thuật nuôi, tình hình dòch bệnh và các chi phí đầu tư trong suốt vụ
nuôi. Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp sử dụng chính trong thu thập số liệu sơ cấp.
™

Nội dung điều tra bao gồm
9 Thông tin chung
- Họ tên chủ hộ nuôi.
- Tuổi tác.
- Trình độ văn hóa.
- Kinh nghiệm nuôi cá bè.
- Tham gia khuyến ngư.
- Số lao động nuôi thủy sản trong hộ.
9 Thông tin về sản xuất
- Về bè nuôi.
- Nguồn giống thả nuôi.
- Thức ăn sử dụng.
- Cách thức chăm sóc, quản lý và thu hoạch.
- 20 -


- Phương pháp phòng và trò bệnh.
9 Thông tin khác
- Khó khăn trong quá trình sản xuất.
- Nguồn nước tại vùng nuôi.
- Các thông tin về kinh tế.

3.2.2

Số liệu thứ cấp

Các thông tin, tài liệu chủ yếu được thu thập từ các cơ quan có liên quan như
Sở Thủy Sản; Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, Cục Thống Kê, Trung Tâm
Khuyến Ngư tại tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, tài liệu còn được thu thập từ sách báo,
internet.
3.3 Phương Pháp Phân Tích Chỉ Tiêu Kinh Tế
Dựa vào các số liệu điều tra được về đầu tư xây dựng, vật tư, thiết bò, thức
ăn, con giống, sản lượng, thu nhập, từ đó chúng tôi phân tích hiệu quả kinh tế của vụ
nuôi dựa trên các chỉ tiêu sau
- Chi phí lưu động bao gồm chi phí về thức ăn, thuốc thủy sản, hóa chất, nhiên
liệu, con giống, lao động
- Chi phí cố đònh bao gồm các chi phí đầu tư ban đầu như bè, trang thiết bò,
máy móc.
- Khấu hao chi phí cố đònh là tài sản cố đònh được khấu hao cho từng vụ sản
xuất.
™

Hiệu quả kinh tế cho từng vụ sản xuất cá bè được tính toán như sau
- Lợi nhuận: là số tiền còn lại sau khi trừ mọi khoản chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất
Trong đó

+ Tổng chi phí sản xuất: là chỉ tiêu tổng hợp tính toán bằng tiền, phản
ánh tất cả các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh

- 21 -



Tổng chi phí sản xuất = Khấu hao chi phí cố đònh + Chi phí lưu
động + Phí cơ hội
+ Doanh thu: là chỉ tiêu tổng hợp tính toán bằng tiền, phản ánh kết quả
thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh thu = Tổng sản lượng x đơn giá
- Phí cơ hội = lãi suất chi phí sản xuất = % lãi suất x tổng chi phí sản xuất
- Thu nhập: thể hiện số tiền còn lại sau khi trừ đi khấu hao chi phí cố đònh, chi
phí lưu động
Thu nhập = Doanh thu - Khấu hao chi phí cố đònh - Chi phí lưu động
- Hiệu quả đồng vốn: là chỉ tiêu cho biết một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu
Hiệu quả đồng vốn = Doanh thu / Tổng chi phí sản xuất
3.4 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel để tính trung bình các
thông số của nông hộ và các yếu tố kỹ thuật.

- 22 -


IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Số Lượng và Qui Mô Bè Nuôi tại Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
4.1.1

Số lượng bè nuôi

Bảng 4.1 Các loài cá nuôi cá ở cồn Tân Long

Loài nuôi
Số hộ
Điêu hồng
268
Lóc bông
2
Cá Chim
4
Cá trê
7
Cá hú
1
Tổng
282
(Nguồn: Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Tiền Giang)

Tỉ lệ(%)
95,04
0,71
1,42
2,48
0,35
100

Đến tháng 12/2005, thành phố Mỹ Tho có 282 bè cá, đối tượng nuôi bao gồm
cá điêu hồng, cá hú, lóc bông, cá trê, cá chim, nhưng chủ yếu là cá điêu hồng, chiếm
trên 95% số lượng bè nuôi. Nguyên nhân người dân chọn nuôi đối tượng này nhiều
hơn so với các loài cá khác là do cá điêu hồng dễ nuôi, có giá trò cao và thời gian thu
hoạch nhanh (từ 4 – 4,5 tháng) nên vòng quay vốn ngắn (cá hú từ 11 – 13 tháng, cá
lóc từ 11 – 12 tháng). Do đó, so với các loài cá khác thì cá điêu hồng đem lại lợi

nhuận cao hơn và được nhiều người nuôi lựa chọn.
Ngoài ra, dòch vụ hậu cần nghề cá tại thành phố Mỹ Tho tương đối thuận lợi
cho người nuôi, với các đại lý thức ăn, các cửa hàng thuốc thủy sản. Đặc biệt, với vò
trí nằm ngay trung tâm thành phố Mỹ Tho và cách thành phố Hồ Chí Minh 70km
đường bộ, làng cá bè Tân Long có nhiều điều kiện thuận lợi trong mua bán và trao
đổi các sản phẩm.
Bảng 4.2 Số lượng bè chia theo khu vực nuôi
Khu vực
Số lượng bè
Bờ Bắc
230
Bờ Nam
52
Tổng
282
(Nguồn: Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Tiền Giang)

Tỷ lệ(%)
81,56
18,44
100

Tại khu vực bờ Bắc cồn Tân Long có 230 bè, chủ yếu là bè nhỏ và trung bình
(kích thước 3x6x3m và 4x6x3m). Các hộ nuôi cá bè tại bờ Bắc có lợi thế về giao

- 23 -


thông, tuy nhiên môi trường nước tại đây lại bò ô nhiễm do chất thải sinh hoạt của khu
dân cư sống ven bờ và cả dầu nhớt từ ghe tàu neo đậu nằm trong khu vực nuôi cá bè.

Bờ Nam khu vực cồn Tân Long có 52 bè, chủ yếu là các bè trung bình (kích
thức 4x8x3m). Khu vực này có dòng chảy mạnh, chất lượng nước tốt, không bò ô
nhiễm, rất thích hợp cho phát triển làng cá bè sau này.
Do sự tác động của các yếu tố thò trường, số lượng bè tại khu vực này đã có sự
thay đổi theo từng năm, cụ thể như sau:
Số bè
300

282

250
200

200
150
100
52

50
22
0
1
2002

2
2003

3
2004


4
2005

Năm

Đồ thò 4.1 Biến động số lượng bè nuôi tại cồn Tân Long qua các năm
(Nguồn: Hiện trạng ngư nghiệp – phường Tân Long,2005)
4.1.2 Qui mô bè nuôi
Qui mô bè được quyết đònh bởi khả năng nguồn vốn của người nuôi, qua thực tế
ghi nhận, đại đa số bè cá tại phường Tân Long đều có kích thước vừa và nhỏ, cụ thể
qua Bảng 4.3
Bảng 4.3 Số lượng bè chia theo kích cỡ
Kích cở bè
Số lượng
< 4x6x3 m
106
4x6x3 đến 4x8x3 m
150
>4x8x3 m
26
Tổng
282
(Nguồn: Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Tiền Giang)

- 24 -

Tỷ lệ (%)
37,6
53,12
9,28

100


×