Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TƯƠI SỐNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THUỶ SẢN
---oOo---

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN
TƯƠI SỐNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG
(Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852))

Sinh viên thực hiện: Bùi Đức Lợi
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 9/2009
i


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TƯƠI SỐNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG
Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)

Thực hiện bởi

BÙI ĐỨC LỢI

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHÚ HÒA

Tháng 9/2009

ii


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã
tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Phú Hòa đã
tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tâm đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn Ba Mẹ, các anh chị, các bạn bè sinh viên trong và ngoài lớp đã động
viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp
Cám ơn các tác giả những tài liệu mà tôi đã sử dụng trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và trang thiết bị nên đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý Thầy Cô, anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

i


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 05/03/09 đến ngày 05/09/09. Mục tiêu của đề tài
là “xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống
và tỷ lệ phân đàn của cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata (Bleeker,1852))”. Cá
bống tượng nghiện cứu với kích cỡ 5 - 6 cm và 8 - 10 cm. Thí nghiệm được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
- Thí nghiệm 1: thí nghiệm tiến hành trong 60 ngày, gồm có 2 nghiệm thức, đối
tượng nghiên cứu là cá bống tượng kích cỡ 5 - 6 cm với thức ăn là trùn chỉ và tép bò
sống. Kết quả của thí nghiệm là:
Nghiệm thức cho ăn trùn chỉ cho tăng trưởng tốt nhất với SGRW = 3,40
(%/ngày), tỷ lệ sống là 97, 78%, tỷ lệ phân đàn là Cv = 21,9%.
Nghiêm thức cho ăn tép bò sống cho tăng trưởng thấp hơn với SGRW = 2,01
(%/ngày) và tỷ lệ sống là 98,98%, tỷ lệ phân đàn là Cv = 14,77%.
- Thí nghiệm 2: thí nghiệm tiến hành trong 45 ngày, gồm có 3 nghiệm thức, đối
tượng nghiên cứu là cá bống tượng kích cỡ 8 - 10 cm với thức ăn là tép bò băm, cá tạp
băm và trùn quế. Kết quả của thí nghiệm là:
Nghiệm thức cho ăn tép bò băm và cá tạp băm cho kết quả tốt hơn nghiệm
thức cho ăn trùn quế.
Nghiệm thức cho ăn tép bò băm cho tăng trưởng tốt với SGRW = 1,60
(%/ngày), tỷ lệ sống là 96,67%, tỷ lệ phân đàn là Cv = 36,42%.
Nghiệm thức cho ăn cá tạp băm cho tăng trưởng tốt với SGRW = 1,76
(%/ngày), tỷ lệ sống là 93,3%, tỷ lệ phân đàn là Cv = 43,78%.
Nghiệm thức cho ăn trùn quế cho tăng trưởng thấp hơn với SGRW = 0,67
(%/ngày), tỷ lệ sống là 98,33%, tỷ lệ phân đàn là Cv = 25,42%.
Cả nghiệm thức cho ăn tép bò băm và cá tạp băm đều cho tăng trưởng tốt.
Nhưng nghiệm thức cho ăn tép bò băm có tỷ lệ phân đàn thấp hơn nên tốt hơn nghiệm
thức cho ăn cá tạp băm.
ii



MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

LỜI CẢM TẠ

i

TÓM TẮT

ii

MỤC LỤC

iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

viii

Chương 1: GIỚI THIỆU


1

1.1 Giới Thiệu

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Đặc điểm sinh học của cá bống tượng

3

2.1.1 Hệ thống phân loại

3

2.1.2 Đặc điểm phân bố

3

2.1.3 Đặc điểm hình thái

3


2.1.4 Đặc điểm sinh thái

4

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

4

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

5

2.1.7 Đặc diểm sinh trưởng

7

2.2 Tình hình sản xuất giống cá bống tượng

8

2.2.1 Tình hình trong nước

8

2.2.2 Tình hình hế giới

8

2.3 Tình hình nuôi cá bống tượng


10

2.3.1 Ở Campuchia

10

2.3.2 Ở Thái Lan

10

2.3.3 Ở Việt Nam

10
iii


2.4 Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến ương nuôi cá bống tượng 11
2.4.1 Ảnh hưởng của một số yếu tố thủy hóa

11

2.4.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố thủy lý

11

2.4.3 Giá thể và nền đáy

12


2.4.4 Mật độ ương nuôi

13

2.5 Một vài nét sơ lược về thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

13

2.5.1 Tép bó

13

2.5.2 Trùn chỉ

15

2.5.3 Trùn quế

15

2.5.4 Cá tạp

16

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài


17

3.2 Vật liệu thí nghiệm

17

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

17

3.2.2 Thuần dưỡng cá bống tượng giống

17

3.2.3 Thức ăn

18

3.2.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

18

3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm

19

3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của trùn chỉ và tép bò tới
tăng trọng tỷ lệ sống, tỷ lệ phân đàn của cá kích cỡ 5 – 6 cm

19


3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của trùn chỉ và tép bò tới
tăng trọng tỷ lệ sống, tỷ lệ phân đàn của cá kích cỡ 8 – 10 cm
3.4 Phương pháp cân đo và thu thập số liệu

21
22

3.4.1 Phương pháp cân đo

22

3.4.2 Thu thập số liệu

23

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

25

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1 Xác định ảnh hưởng của trùn chỉ và tép bò tới tăng trọng tỷ lệ sống,
tỷ lệ phân đàn của cá với kích cỡ 5 – 6 cm
4.1.1 Kết quả chất lượng nước trong ương nuôi cá bống tượng
iv

26

26


4.1.2 Ảnh hưởng của trùn chỉ và tép bò tới tăng trọng tỷ lệ sống, tỷ lệ
phân đàn của cá với kích cỡ 5 – 6 cm

29

4.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của trùn chỉ và tép bò tới tăng trọng tỷ lệ sống,
tỷ lệ phân đàn của cá với kích cỡ 8 – 10 cm
4.2.1 Kết quả chất lượng nước ương nuôi cá bống tượng

33
33

4.2.2 Ảnh hưởng của trùn chỉ và tép bò tới tăng trọng tỷ lệ
sống, tỷ lệ phân đàn của cá với kích cỡ 8 – 10 cm
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

37
42

5.1 Kết luận

42

5.2 Đề nghị

43


TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

PHỤ LỤC

46

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong dạ dày cá bống tượng

5

Bảng 2.2 Chiều dài ấu trùng tép bò sau khi ấp

14

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng tép bò

14

Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ phân tích theo phần trăm khối
lượng tươi


15

Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ phân tích theo phần trăm khối
lượng khô

16

Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng của trùn quế phân tích theo phần trăm trọng
lượng tươi

16

Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng của cá chỉ vàng

16

Bảng 3.1 Các yếu tố ban đầu của thí nghiệm 1

20

Bảng 3.2 Các yếu tố ban đầu của thí nghiệm 2

22

Bảng 4.1 Sự tăng trưởng về trọng lượng giữa các nghiệm thức

30

Bảng 4.2 Sự tăng trưởng về chiều dài giữa các nghiệm thức


30

Bảng 4.3 Sự phân bố (%) cỡ cá ở mỗi nghiệm thức

32

Bảng 4.4 Sự phân đàn của cá bống tượng trong các nghiệm thức

32

Bảng 4.5 Sự tăng trưởng về trọng lượng giữa các nghiệm thức

37

Bảng 4.6 Sự tăng trưởng về chiều dài giữa các nghiệm thức

38

Bảng 4.7 Sự phân bố (%) của các cỡ cá ở mỗi nghiệm thức

39

Bảng 4.8 Sự phân đàn của cá bống tượng trong các nghiệm thức

39

vi



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu Đồ

Trang

Biểu đô 4.1 Sự biến động của yếu tố pH vào buổi sáng giữa các nghiệm thức
của thí nghiệm 1

26

Biểu đồ 4.2 Sự biến động của yếu tố pH vào buổi chiều giữa các nghiệm thức
của thí nghiệm 1

27

Biểu đồ 4.3 Sự biến động của yếu tố nhiệt độ vào buổi sáng giữa các nghiệm
thức của thí nghiệm 1

28

Biểu đồ 4.4 Sự biến động của yếu tố nhiệt độ vào buổi chiều giữa các nghiệm
thức của thí nghiệm 1

28

Biểu đồ 4.5 Sự biến động của yếu tố NH3 giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1

29

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức


32

Biểu đô 4.7 Sự biến động của yếu tố pH vào buổi sáng giữa các nghiệm thức
của thí nghiệm 2

34

Biểu đồ 4.8 Sự biến động của yếu tố pH vào buổi chiều giữa các nghiệm thức
của thí nghiệm 2

34

Biểu đồ 4.9 Sự biến động của yếu tố nhiệt độ vào buổi sáng giữa các nghiệm
thức của thí nghiệm 2

35

Biểu đồ 4.10 Sự biến động của yếu tố nhiệt độ vào buổi chiều giữa các nghiệm
thức của thí nghiệm 2

36

Biểu đồ 4.11 Sự biến động của yếu tố NH3 giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2 36
Biểu đồ 4.12 Tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức

vii

39



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá bống tượng

4

Hình 2.2 Tép bò

15

Hình 3.1 Máy đo DO và nhiệt độ

19

Hình 3.2 Máy đo pH

18

Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm

20

Hình 3.4 Cân tổng trọng lượng cá

23


Hình 3.5 Đo chiều dài của cá

23

Hình 4.1 Sự phân đàn của nghiệm thức tép bò

33

Hình 4.2 Sự phân đàn của nghiệm thức trùn chỉ

33

Hình 4.3 Sự phân đàn của nghiệm thức tép bò băm

40

Hình 4.4 Sự phân đàn của nghiệm thức cá tạp băm

40

Hình 4.5 Sự phân đàn của nghiệm thức trùn quế

41

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề:

Trong những năm gần đây, ngành thủy sản của nước ta phát triển khá mạnh.
Nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản nhiều nhất thế giới. Nhiều
mặt hàng thủy sản của nước ta đã có mặt trên thế giới như: cá tra, cá basa, tôm sú, tôm
thẻ chân trắng và một số mặt hàng khác. Cuối năm 2008, chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế Thế Giới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó
khăn. Để ngành thủy sản Việt Nam có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển hơn
nữa ngoài việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản còn phải đa dạng
hóa các sản phẩm, tăng cường các mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Trước những yêu cầu đó, nhiều đối tượng mới có giá trị kinh tế cao như: cá
chình, cá lăng, cá còm, cá hồi đã được chú ý phát triển ở nước ta, ngoài ra còn nhiều
loài thủy sản khác. Trong đó, cá bống tượng cũng là đối tượng được chú ý phát triển.
Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) là loài cá nước ngọt có kích
thước lớn, thịt ngon, có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước trên thế giới ưa thích như:
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông. Nên cá bống tượng được chọn làm đối
tượng thuỷ sản nuôi phổ biến. Ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, cá bống
tượng được nuôi trong ao đất và lồng bè.
Trong những năm qua phong trào nuôi cá bống tượng ở Việt Nam phát triển
mạnh mẽ, với nhiều loại hình thức nuôi như: nuôi cá bè tập trung nhiều ở Hồ Trị An,
Sông Đồng Nai, Sông Hồng với mật độ thả cá rất cao. Ngoài ra còn nhiều hình thức
nuôi khác: nuôi trong ao, đầm, đìa với mật độ thả tương đối thấp như ở: Cà Mau, Tiền
Giang, Bến Tre, Đồng Nai,… các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tuy
nhiên, vấn đề nuôi cá bống tượng còn nhiều khó khăn, trở ngại về giống, thức ăn, kĩ
thuật nuôi và bệnh. Trong đó, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là vấn đề sản xuất giống
cá bống tượng. Mặc dù đã thành công trong quá trình sản xuất giống cá bống tượng
1


bằng phương pháp cho sinh sản nhân tạo. Nhưng tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá bống
tượng ở trọng lượng 100g/con rất thấp. Con giống tự nhiên không đáp ứng được nhu
cầu nuôi. Cho nên ngành thủy sản và nhiều người dân đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất

giống cá bống tượng.
Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù đã có nhiều trại sản xuất giống cá bống tượng
nhưng người dân sử dụng nhiều loại thức ăn tươi sống để ương nuôi cá bống tượng
chưa xác định được loài, cỡ mồi phù hợp cho cá bống tượng. Vấn đề đặt ra là tiếp tục
nghiên cứu tìm ra loại thức ăn phù hợp, chi phí hợp lý để thống nhất và phổ biến cho
mọi người dân. Cũng như các loài động vật khác, sự tồn tại của cá phụ thuộc vào thức
ăn và phạm vi hoạt động của chúng (Granht, 1997; trích bởi Pablo và Johan, 2004).
Hoạt động của chúng là để cân bằng nhu cầu dinh dưỡng và nhu cầu tránh bị tiêu diệt
(Thorpe và Cho, 1995; trích bởi Pablo và Tohan, 2004). Được sự đồng ý của Khoa
Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề
tài “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thức ăn tươi sống đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata (Bleeker,1852))”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Xác định ảnh hưởng của trùn chỉ và tép bò đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ
phân đàn của cá bống tượng ở kích cỡ cá 5 – 6 cm.
- Xác định ảnh hưởng của tép bò, cá tạp, trùn quế đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ
lệ phân đàn của cá bống tượng ở kích cỡ cá 8 – 10 cm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Bống Tượng
2.1.1 Hệ thống phân loại
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Eleotridae
Giống: Oxyeleotris
Loài: Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)

Tên tiếng Anh: Marble Goby
Tên tiếng Việt: Cá bống tượng
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá bống tượng là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Chúng phân bố rộng rãi ở
các nước Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt
Nam (Cheah và ctv, 1994).
Ở Việt nam, cá được tìm thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long
(nhiều nhất ở vùng Châu Đốc, Hồng Ngự), sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai (Nguyễn
Mạnh Hùng, 1995). Trong tự nhiên, cá sống trong các thủy vực nước ngọt như: sông
ngòi, kênh rạch, ao, đìa, trong các hồ chứa tự nhiên và nhân tạo.
2.1.3 Đặc điểm về hình thái
Theo Mai Đình Yên (1983), cá bống tượng là loài cá có kích thước lớn nhất trong
các loài thuộc họ cá bống, kích thước tối đa đạt 500 mm. Thịt cá thơm ngon, ít xương
và có giá trị kinh tế cao. Cá có thân dài, phần thân trước hơi tròn, phần sau dẹp ngang
về phía đuôi. Đầu cá to, rộng, dẹp bằng. Chiều dài đầu gần bằng ¼ chiều dài thân.
Mõm dài nhọn hướng lên trên, giữa mõm có một u nhô cao. Miệng trên rộng, hàm
dưới dài hơn hàm trên và đua ra phía trước. Răng nhọn, xếp thành nhiều hàng trên mỗi
hàm. Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn. Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống
3


ngắn. Không có râu. Mắt tròn nhỏ lệch về phía đầu. Vẩy cá nhỏ, vây lưng có hai phần,
vây ngực rất phát triển và nằm cao, vây bụng rất phát triển và nằm dưới thân trước vây
ngực, vây đuôi tròn, dài. Toàn thân cá phủ một lớp vẩy lược, có màu nâu nhạt, hơi
xám, trên thân có nhiều đốm vân lớn như da beo.

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá bống tượng
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Theo tác giả Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994), cá bống tượng một loài
cá có tập tính sống đáy, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, còn ban ngày thì chui rút

xuống bùn hay dưới những bãi cỏ ven bờ ao.
Khi còn nhỏ cá sống thành đàn trong các thủy vực tự nhiên. Khi trưởng thành, cá
ít khi sống tập trung thành đàn. Trong ao, cá thường ẩn nấp ven bờ, nơi hang hốc, cỏ
rong và thực vật thủy sinh thượng đẳng.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá bống tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hóa tiêu biểu cho loài cá dữ điển
hình. Miệng rộng trong hàm có nhiều răng mọc thành dãy. Cơ quan tiêu hóa có dạ dày
to, ruột ngắn, tỷ lệ giữa chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn của thân (Li/Lo) là 0,4
(Xuân và ctv, 1994; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006).
Cá bống tượng là loài cá dữ nhưng rất nhát, vào ban đêm bắt mồi mạnh hơn ban
ngày, nước rong mạnh hơn nước kém và nước lớn mạnh hơn nước ròng. Cá bống
4


tượng thích ăn mồi tươi sống như cá, tép, không thích ăn mồi ương thối. Cũng như các
loài cá nước ngọt khác, sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá bống tượng bắt đầu ăn thức ăn
ngoài (thường từ 3 – 4 ngày sau khi nở). Lúc này kích thước miệng cá rất nhỏ (khoảng
0,08 – 0,2 mm).Vì vậy phải cung cấp thức ăn phù hợp cỡ miệng của cá. Giai đoạn này
người ta thường sử dụng bột đậu nành, lòng đỏ trứng, luân trùng (Brachionus
spp),…làm thức ăn cho cá bống tượng (Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành, 1994;
trích bởi Quyên, 2005). Đến giai đoạn cá hương (1,5 – 2 cm), thức ăn chủ yếu của cá
là Moina và Daphnia, cá cũng ăn cả ấu trùng muỗi lắc (Chironomus). Càng lớn cá
càng thích ăn thức ăn có nguồn gốc động vật.
Theo Cheng Phen (1994), phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày các mẫu cá
bống tượng thu từ tự nhiên cho thấy:
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong dạ dày cá bống tượng
Loài thức ăn

Số dạ dày có chứa thức


Tần số xuất hiện

ăn

(%)

Tôm tép nhỏ

7

58,33

Cá nhỏ

4

33,33

Cua nhỏ

1

8,33

Theo kết quả khảo sát trên cho thấy, cá bống tượng là loài cá có phổ thức ăn hẹp,
đặc biệt cá chỉ ăn động vật.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
2.1.6.1 Phân biệt giới tính
Sau khi nuôi vỗ 1 – 2 tháng, cá đã phát dục và có thể phân biệt đực cái qua quan
sát hình dạng bên ngoài.

Cá đực có gai sinh dục nhỏ, đầu nhọn hình tam giác.
Cá cái có gai sinh dục lớn, đầu không nhọn như gai sinh dục của cá đực.
2.1.6.2 Tuổi và kích thước thành thục
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) cá bống
tượng khoảng 9 – 12 tháng tuổi với trọng lượng trung bình 100g trở lên đã có thể tham
gia sinh sản. Thời gian tái phát dục của cá bống tượng là 30 ngày.
Trong nuôi và cho sinh sản nhân tạo, cá có thể thành thục sớm hơn 1 – 2 tháng.
5


2.1.6.3 Mùa vụ sinh sản
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá bống tượng kéo dài từ tháng 3 – 11, tập
trung từ tháng 5 – 8. Cá có hệ số thành thục thấp, cá cái thành thục chỉ đạt 1,5 – 2%
nhưng do trứng có kích thước nhỏ nên sức sinh sản cao 70 – 220 trứng/g thể trọng,
trung bình 137 – 197 trứng/g. Sức sinh sản của cá bống tượng khoảng 150.000 –
200.000 trứng/kg cá cái. Khi đã thành thục cá cái có gai sinh dục thon nhọn về phía
sau và kéo dài đến vây hậu môn, cá đực có gai sinh dục hình tam giác, dẹp thon về
sau. Cá có tập tính chăm sóc trứng (Nguyễn Tuần, 1993). Bãi đẻ nằm ở ven bờ và sâu
trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước (Dương Tấn
Lộc, 2000).
2.1.6.4 Đặc tính sinh sản
Cũng như nhiều loài cá nuôi khác, nuôi vỗ cá bống tượng là khâu đầu tiên và có ý
nghĩa quyết định đối với vấn đề cho cá đẻ trong ao. Cá bống tượng là loài ăn mồi động
vật sống, ngoài tự nhiên cá có thể tự bắt mồi để sinh trưởng và tích lũy để phát dục,
còn trong điều kiện nhân tạo sự sinh trưởng và phát dục hoàn toàn dự vào thức ăn do
người nuôi cung cấp. Cho nên chất lượng thức ăn và phương pháp cho ăn ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát dục và thành thục của cá.
Cá bống tượng có tập tính ghép đôi sinh sản. Khi tuyến sinh dục đạt đến thời kì
chín muồi, cá cái săn tìm cá đực để ghép đôi. Sau 4 đến 5 lần săn đuổi, cá đực chịu
ghép đôi (Trương Trọng Nghĩa, Bùi Lai và Trương Quan Trí, 1987; trích bởi Nguyễn

Hữu Tân, 1996). Sau khi ghép đôi, cá đực chọn nơi tiến hành làm tổ trong 2 – 3 ngày.
Ở các thủy vực tự nhiên, cá thường đẻ trứng dính thành hình ô tròn dưới các khúc cây
lớn, trong những hang hốc ven bờ. Điều kiện cơ bản của tổ là phải có bề mặt tạo thành
trần để trứng bám vào và có nơi trú ẩn cho cá (Trương Trọng Nghĩa, Bùi Lai và
Trương Quan Trí, 1987; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996).
Vào mùa sinh sản, cá bống tượng thường bắt cặp và đẻ trứng dính lên giá thể ở
ven bờ, chìm sâu trong nước. Giá thể thường là các cây cỏ thủy sinh, các hang, hốc đá,
các vật hình ống hay các phiến gạch đặt ở đáy ao.
Trứng cá bống tượng hình quả lê, có kích thước khoảng 1,2 – 1,4 mm.

6


Sau khi đẻ, cá đực canh tổ và tham gia ấp trứng cùng cá cái. Cá cái bơi quanh tổ
và dung vây quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thông để cung cấp ôxy cho trứng phát
triển và nở thành cá con.
2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng
Trong điều kiện nhiệt độ từ 26 – 30oC, trứng cá bống tượng sau khi đẻ 25 – 26
giờ sẽ nở, lúc này cá bột có chiều dài khoảng 2,5 – 3 mm.
Sau khi nở một ngày, chiều dài cá đạt 3,8 mm, cá chuyển động thẳng đứng và từ
từ buông mình xuống đáy.
Cá 3 ngày tuổi dài 4 – 4,2 mm, túi noãn hoàng tiêu biến.
Cá 12 ngày tuổi đã xuất hiện đầy đủ vây.
Cá 18 ngày tuổi đã hình thành vảy và có hình dáng của cá trưởng thành.
Cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13 mm.
Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21 mm.
Cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30 mm.
Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41 mm.
Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53 mm.
Cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng khá chậm so với các loại cá khác, nhất là

trong giai đoạn dưới 100g, từ 100g trở lên thì tốc độ tăng trưởng khá hơn.
Ở giai đoạn cá bột lên cá hương phải mất thời gian khoảng 2 – 3 tháng mới đật
chiều dài 3 – 4cm. Cá hương cần phải nuôi 4 – 5 tháng mới đạt kích cỡ cá giống
100g/con. Như vậy muốn có cỡ cá giống 100g/con phải mất thời gian nuôi 7 – 9 tháng.
Cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng trung bình chậm, đặc biệt ở giai đoạn dưới 100g,
từ 100g trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá lớn. Trong tự nhiên những cá sống sót
sau khi nở cần khoảng 1 năm để đạt cỡ 100 – 300g/con.
Trong ao nuôi nếu cung cấp đầy đủ thức ăn, cá có tốc độ tăng trưởng khá nhanh,
có thể đạt 900g/năm. Nuôi bè có thể đạt tiêu chuẩn trong một vụ nuôi 9 – 12 tháng
(Đinh Quang Trí, 1985; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996). Theo báo cáo khoa học phổ
thông số 224, cá 1 năm tuổi có trọng lượng 150 g, dài 21 cm. Sang năm thứ 3 nặng
750 g, dài 44 cm, cá lớn nhất có thể đạt chiều dàitreen 50 cm (Nguyễn Hữu Tân,
1996). Nói chung quá trình sinh trưởng của cá bống tượng chịu ảnh hưởng rất lớn của
nhân tố thức ăn.
7


2.2 Tình Hình Sản Xuất Giống Cá Bống Bượng
2.2.1 Tình hình trong nước
Năm 1988, Ngô Bá Thành và ctv đã thí nghiệm thành công trong kích thước sinh
sản nhân tạo cá bống tượng bằng HCG và ương nuôi cá bống tượng bột thành cá
giống. Kết quả tiêm kích thích bằng não thùy đạt tỷ lệ cá đẻ 87 %, tỷ lệ thụ tinh 96,5
%; bằng HCG đạt tỷ lệ cá đẻ 90 %, tỷ lệ thụ tinh 98 %.
Ở Việt Nam, từ những năm 1984 – 1985, các trường đại học, các trung tâm
nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu đối tượng này. Khoa Thủy Sản trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi
đối tượng này (Nguyễn Văn Thạnh, 1984, Ngô Bá Thành và ctv, 1988), ương nuôi cá
bột lên cá hương (Nguyễn Duy Hòa và Huỳnh Thị Ngọc Anh, 1994), sản xuất giống
nhân tạo tại Trà Vinh (Lâm Thị Út, 1996), thực nghiệm ương cá bống tượng (Nguyễn
Quang Hưng, 1997).

Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu về: hình thái, giải
phẩu, đặc điểm sinh thái cá con, đặc điểm phôi, bệnh cá (Nguyễn Tuần, 1993; trích bởi
Quyên, 2005).
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II đã nghiên cứu về: đặc điểm phân loại,
đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ương nuôi từ
cá bột lên cá hương và cá giống,…
Ủy Ban Khoa Học tỉnh An Giang bước đầu thành công trong nuôi thịt, nuôi vỗ
cá bố mẹ trong bè và tiến hành khích thích sinh sản nhân tạo.
2.2.2 Tình hình thế giới
Cá bống tượng cũng là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao nên được nhiều
nước trên thế giới nghiên cứu rất nhiều để cải thiện tỷ lệ sống của cá bột, nâng cao
chất lượng giống để đáp ứng nhu cầu nuôi của người dân. Một số nghiên cứu tiêu biểu
của các nước trên thế giới như:
Rojanapittaykul (2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006), đã nghiên cứu ảnh
hưởng của độ mặn tới sự thích nghi của trứng và ấu trùng ở những độ mặn khác nhau
(0;10; 20 ppt). Kết quả cho thấy rằng, tỷ lệ nở đạt cao nhất khi nuôi trong môi trường
nước ngọt. Sau 23 ngày tuổi tỷ lệ tử vong khá cao. Còn sau 60 ngày tuổi, ở độ mặn 10
ppt thì tăng trưởng 1,94 cm, tỷ lệ sống rất cao 96,88%. Thức ăn được sử dụng để ương
8


cá bống tượng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi là Chlorella sp, Rotifer, Artemia sp và
Moina sp.
Theo Nguyễn Tuần (1993, trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006), cuối những năm
thập niên 70, các nước khu vực Đống Nam Á đã bắt đầu nuôi và cho đẻ nhân tạo thành
công cá bống tượng như: : Indonesia (1978), Singapore (1980) và Thái Lan (1980),…
Có nhiều nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi cá bống tượng ở các nước trong khu
vực Đông Nam Á. Năm 1973, K.K Tan và T.J. Lam lần đầu tiên cho đẻ cá bống tượng
thành công bằng HCG với phương pháp thụ tinh ướt, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất cao
(90 %), nhưng tất cả cá bột đã chết sau đó vài ngày. Nghiên cứu của C.K.Kweilin và

Tavarutmaneegul (1988) đã thành công trong ương nuôi cá bống tượng trong giai đoạn
1 (30 ngày tuổi) đạt tỷ lệ sống 7 – 55 % (trung bình 20 %) bằng thức ăn kết hợp lòng
đỏ trứng và rotifer. Ương giai đoạn 2 (30 – 60 ngày) với thức ăn Moina sp. đạt tỷ lệ
sống 60 - 99 % và cỡ cá 3,8 cm.
Trên thế giới, vấn đề cho sinh sản nhân tạo cá bống tượng đã thành công bước
đầu nhưng công tác nghiên cứu gặp không ít khó khăn đặc biệt trong quá trình ương cá
bột, tỷ lệ tử vong rất cao lên tới 100% (Tan, 1973 và Phinal, 1980; trích bởi
Tavarutmaneegul và Lin, 1988). Bằng việc sử dụng giá thể, Tavarutmaneegul và Lin
(1988) đã thành công trong việc thu trứng cá bống tượng và số lượng trứng thụ tinh
trên 80%.
Mặc dù có nhiều cố gắng để cải thiện tỷ lệ sống của ấu trùng cá bống tượng ở giai
đoạn nhỏ nhưng các tác giả vẫn khuyên rằng cần có sự nghiên cứu nhiều hơn nữa mối
quan hệ giữa ấu trùng và tảo (Liêm, 2001; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006), tập tính
ăn (Tavarutmaneegul và Lin,1988) ở các giai đoạn khác nhau và môi trường thuận cho
ấu trùng (Tan và ctv,1973; trích bởi Hòa, 2006).
Ngoài ra việc ương cá bột từ 2 cm đến giai đoạn giống 100g/con vẫn còn nhiều
khó khăn như: thời gian lâu, loại thức ăn phù hợp, tỷ lệ sống thấp. Cho nên, các nước
cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để cải thiện tỷ lệ sống của cá bột và nâng cao chất
lượng con giống đáp ứng nhu cầu của người nuôi.

9


2.3 Tình Hình Nuôi Cá Bống Tượng
2.3.1 Ở Campuchia
Thời gian gần đây cá bống tượng trở thành giống loài nuôi đầy triển vọng do
chính giá trị kinh tế của nó. Ở Campuchia, cá bống tượng là một trong những loài quan
trọng trong hình thức nuôi lồng (Department of Fisheries, Campuchia, 2001; trích bởi
Nguyễn Phú Hòa, 2006). Người dân thả cá nuôi trong bè tre hoặc bè gỗ. Nguồn cá
giống phụ thuộc vào tự nhiên theo mùa vụ. Một số báo cáo cho thấy, nông dân nuôi cá

đang phải đối mặt với các vấn đề như thiếu nguồn đầu vào, cá giống, thức ăn, kỹ thuật
nuôi, công thức thức ăn, cho ăn và quản lý lồng nuôi. Sản lượng cá nuôi ao trong năm
2001 là 21 tấn và con giống cũng chủ yếu là tự nhiên.
2.3.2 Ở Thái Lan
Hình thức nuôi chủ yếu là trong các lồng nổi đặt ở sông, hồ chứa, kênh dẫn nước
(Lin và Kaewpuitoon, 2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Cá bống tượng được
nuôi thâm canh trong những lồng nổi hình hộp (10 – 30 m3) làm từ gỗ hoặc tre. Mật độ
thả từ 30 – 180 cá / m2 với kích cỡ 100 g / con. Cá được cho ăn bằng cá biển băm nhỏ
một ngày một lần vào lúc chiều tối. Với tỷ lệ sống 90 %, sản lượng cá thương phẩm
(500 g / con) có thể đạt 20 – 60 kg / m2 sau 8 tháng nuôi (Lin và Kaewpuitoon, 2000;
trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Năm 1979, sản lượng xuất khẩu tính được 165 tấn
trị giá 1,5 triệu USD. Sản lượng năm 1990 là 522 tấn và nhanh chống giảm xuống còn
15 tấn năm 1996 (Menasveta, 2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Nhưng trên
thực tế, bệnh và nguồn cá giống đã làm giảm sản lượng và giới hạn việc nuôi cá bống
tượng.
2.3.3 Ở Việt Nam
Nông dân ở các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang ứng dụng kỹ thuật nuôi
lồng cá bống tượng đã có được vụ mùa bội thu và lợi nhuận cao từ loài cá này.
Cá được nuôi trong lồng bằng gỗ hoặc tre có kích thước 1 x 1,5 x 1,2 m hoặc 3 x
4 x 1,5 m. Mật độ thả 25 – 40 con / m2 ở kích cỡ 50 – 200 g / con (Dương Tấn Lộc,
2001). Thức ăn là tép, cá tạp, trùn quế, ốc, cua cho ăn vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Sau 5 – 7 tháng có thể đạt được 400 g / con. Tuy nhiên vào năm 1990, vấn đề dịch
bệnh xảy ra trên cá bống tượng đã làm ảnh hưởng nhiều đến nghề nuôi cá bống tượng
(Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1996).
10


Ở Đồng Nai, nông dân đã thu được lợi nhuận cao từ nuôi cá bống tượng ở hồ
chứa Trị An. Cá giống (kích cỡ trung bình 81 g) chủ yếu thu từ lòng hồ và thả nuôi ở
mật độ 960 cá / ha. Cá được nuôi ghép với cá mè hoa, mè trắng, mè vinh, trắm cỏ; mật

độ cá nuôi ghép là 2540 cá / ha. Phân bón và thức ăn được cho thêm vào khu vực nuôi.
Sau 7 tháng nuôi, cá bống tượng đạt trọng lượng trung bình 353 g / con với năng suất
thuần 172 kg / ha / vụ, tỷ lệ sống 73,7 %. Lợi nhuận thu từ việc bán cá là 6405,5 USD
trong đó cá bống tượng chiếm khoảng 88 % lợi nhuận (Vũ Cẩm Lương và ctv, 2005).
Ở Cà Mau, nông dân được khuyến khích nuôi cá bống tượng trong ao. Người
nuôi thả cá giống với kích cỡ 100 g / con trở lên với thời gian nuôi 5 – 12 tháng và con
giống cũng được thu từ tự nhiên. Kích cỡ ao nuôi từ 300 – 4 00 m2, độ sâu 1,5 – 1,8 m.
Mật độ trong ao nước chảy là 8 – 10 cá / m2 và trong ao có trao đổi nước nhờ thủy triều
là 4 – 5 cá / m2. Thức ăn tươi sống như tép, cá tai tượng, rô phi cũng được thả trong ao
để cá bống tượng tìm được thức ăn cả ngày.
2.4 Ảnh Hưởng Của Một Số Yếu Tố Môi Trường Đến Ương Nuôi Cá Bống Tượng
2.4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố thủy hóa
2.4.1.1 Độ mặn
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, cá bống tượng có thể sống và phát
triển tốt trong môi trường có độ mặn từ 0 – 15‰ (Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Anh
Phương, 1994). Tuy nhiên độ mặn thích hợp nhất cho cá sinh trưởng và phát triển là 0
– 5‰.
2.4.1.2 Oxygen hòa tan
Cá bống tượng là loài có thể sống trong môi trường có ôxy hòa tan thấp, ngay cả
khi chui xuống bùn. Nhưng hàm lượng ôxy hòa tan thích hợp cho cá phát triển là 3 – 4
mg/l (Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Anh Phương, 1994). Theo Dương Tấn Lộc
(1994), nếu sống trong môi trường có hàm lượng ôxy hòa tan thấp thì cá bống tượng bị
nổi đầu hô hấp khí trời nhờ tuyến nhầy.
2.4.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố vật lý
2.4.2.1 Nhiệt độ
Cá bống tượng có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 15 – 41,5oC, nhiệt độ thích hợp
nhất cho sinh trưởng và phát triển của cá là 26 – 32oC. Cá phát triển chậm khi nhiệt độ
dưới 25oC và có thể bị chết khi nhiệt độ thấp hơn 10 hoặc 15oC.
11



Nhiệt độ có ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe cá bống tượng thông qua phương
diện bệnh truyền nhiễm. Mỗi loài thủy sản nói riêng và động vật nói chung, sống và
phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Khi ấy, khả năng chống chịu với
mầm bệnh của cá cũng tốt hơn. Khả năng kháng bệnh hay nhiễm bệnh do yếu tố nhiệt
độ của từng loài có tính đặc thù cao và thường tốt nhất tại vùng nhiệt độ phát triển tối
ưu của loài đó. Ở vùng nhiệt độ cao hay thấp khả năng kháng bệnh giảm. Sự thay đổi
nhiệt độ đột ngột cũng tác động xấu đến khả năng kháng bệnh ngay cả ở vùng nhiệt độ
tối ưu.
Ở vùng cận nhiệt đới, các loài thủy động vật sẽ sống và phát triển tốt ở nơi có
nhiệt độ biến động chậm (không quá 2oC/ngày). Nhiệt độ biến đổi chậm cho phép
chúng dễ thích nghi hơn, thực chất là các quá trình trao đổi chất trong hệ enzym và
màng tế bào vẫn đạt được hiệu quả ở nhiệt độ mới. Còn khi nhiệt độ thay đổi quá
nhanh thì các thủy động vật bị ức chế mạnh do không kịp thích nghi sinh lý. Từ đó
dẫn tới những rối loạn trao đổi chất trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng, phát triển và có thể làm cho các thủy sinh vật chết.
2.4.2.2 Ánh sáng
Cường độ chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của cá, nhất là
giai đoạn ấu trùng. Cho nên trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Kết quả cho thấy, ngưỡng cường độ ánh sáng yếu là cần thiết cho phép ấu trùng phát
triển và tăng trưởng bình thường. Menasveta (2000; trích bởi Nguyễn Phú Hoà, 2006)
cho rằng cá bống tượng thường ẩn nấp ở đáy ao trong suốt cả ngày và trở lên hoạt
động vào ban đêm như thể chúng không ưa ánh sáng mạnh.
Ngưỡng cường độ ánh sáng khác nhau ở các loài cá. Những thay đổi về cường độ
ánh sáng có thể dẫn đến những khác biệt trong đặc điểm bắt mồi của cá như kích cỡ
con mồi, sự vận động, màu sắc của con mồi.
2.4.3 Giá thể và nền đáy
Herbert và ctv (2003; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) đã nghiên cứu sự ảnh
hưởng của giá thể và mật độ thả lên sự tăng trưởng của cá Oxyeleotris lineolatus, một
loài có quan hệ gần với cá bống tượng Oxyeleotris marmoratus. Kết quả cho thấy việc

thêm giá thể trong quá trình ương nuôi cá hương (62,8 ± 0,8cm) có ảnh hưởng một
mức nào đó đến sự tăng trưởng nhưng không có sự khác biệt rõ nét, cá trong ao được
12


cho thêm giá thể có tăng trọng nhỉnh hơn cá trong ao không có cho thêm giá thể. Giá
thể cũng làm tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá trê Clarias gariepinus trong điều
kiện của trại giống (Hossain và ctv, 1998).
2.4.4 Mật độ ương nuôi
Mật độ cao trong ương nuôi được xem như là một yếu tố gây tress với những ảnh
hưởng xấu đến lượng ăn, tăng trưởng và tiến trình sinh lý trong cơ thể của cá
(Wedermeyer, 1997). Những ảnh hưởng xấu có thể là do hậu quả của chất lượng nước
suy giảm hoặc sự giảm tương xứng trong sự phân phối thức ăn khi nuôi ở mật độ cao.
Chẳng hạn trong môi trường mà thức ăn giới hạn về số lượng và sự phân bố của chúng
trong môi trường tùy mật độ nuôi cao có thể dẫn đến làm giảm tăng trưởng gia tăng ở
mức độ phân đàn và thậm chí thúc đẩy sự ăn lẫn nhau khi không phải tất cả cá đều lấy
được thức ăn như nhau như ở cá hồi (Thope và ctv, 1900; trích bởi Kestemont và
Baras, 2001). Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu lại cho thấy rằng, thả cá ở mức độ
nuôi cao dẫn đến gia tăng tỷ lệ sống tăng trưởng tốt hơn và giảm kích cỡ cá không
đồng nhất trong quần đàn ở cá rô phi (Merlard, 1984; trích bởi Kestemont và Baras,
2001) hay cá hồi núi (Jorgensen, 1993; trích bởi Kestemont và Baras, 2001).
2.5 Một Vài Nét Sơ Lược Về Thức Ăn Sử Dụng Trong Thí Nghiệm
2.5.1 Tép bò
Ngành: Athropoda
Ngành phụ: Crustacea
Bộ: Malaccostraca
Bộ phụ: Palaemonidae
Giống: Marobracchium
Loài: Marobracchium lanchesteri De Man, 1911
Tên tiếng Anh: Riceland prawn

(Nguyễn Văn Xuân, 1979)
Tép bò là loại giáp xác có kích thước nhỏ (thông thường không quá 55 mm), có
khả năng sinh sản và hoàn tất chu kỳ sống ở những nơi nước động.
Tép bò thông thường phân bố ở đồng bằng các nước thuộc vùng Ấn Độ, Thái
Bình Dương, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và một số nước khác (Nguyễn Văn Xuân,
1979). Môi trường sống của tép bò trưởng thành ở nước ngọt và nước lợ với nhiệt độ
13


từ 16 – 25oC và pH từ 6 – 7. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Xuân (2000), chỉ ra rằng tép bò
ở Việt Nam cùng giống với tép bò Marobracchium lanchesteri ở Thái Lan và Malaysia
vì Zoe I của M.lanchesteri được nghiên cứu trong phòng thí nhiệm (Nguyễn Văn
Xuân, 1980) thì tương tự với giai đoạn Zoe I của loài này được báo cáo bởi Chong và
Khoo, 1988, (trích bởi Nguyễn Văn Xuân, 2000). Tép bò đực có chiều dài tối đa là 65
mm, con cái 60 mm ở Tiền Giang (Nguyễn Văn Xuân, 1979).
Tép bò tìm thấy ở ruộng lúa, ao, kênh, rạch và các vùng nước tù động.
Tép bò cái có chiều dài 38 mm, thường đẻ được 236 trứng và khả năng sinh sản
trung bình là 434 trứng/g trọng lượng cơ thể. Giai đoạn ấu trùng diễn ra trong vòng 28
– 30 ngày và chiều dài của ấu trùng tép bò sau khi ấp được mô tả như sau:
Bảng 2.2 Chiều dài ấu trùng tép bò sau khi ấp
Số ngày sau khi ấp

Chiều dài (mm)

1–2

3,3 – 3,5

2–3


3,8 – 4

3–5

4

5–6

4 – 4,2

(Nguồn tin: Nguyễn Văn Xuân, 1979)
Theo Nguyễn Văn Thao và Bạch Thị Huỳnh Mai (1993, trích bởi Trần Quang
Hưng,1998) hàm lượng yếu tố vi khoáng trong giáp xác cao hơn nhiều lần so với cá,
chúng có đầy đủ các acid amin cần thiết và phong phú.
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của tép bò: (tính theo phần trăm trọng lượng tươi)
Thành phần

Protein

Glucid

Lipid

Tro

Tỷ lệ %

26

-


0,83

1,58

(Nguồn: Trần Quang Hưng, 1998)

14


Hình 2.2 Tép bò
2.5.2 Trùn Chỉ
Trùn chỉ hay còn gọi là trùn đỏ sống ở nơi có dòng chảy, nhiều chất hữu cơ dơ
bẩn. Trùn chỉ có thân hình ống, màu đỏ, dài 1,5 – 3 cm. Chúng sống bằng cách vùi một
phần xuống bùn và một phần cơ thể hướng thẳng lên, uốn lượn như gợn sống. Chỉ cần
một dấu hiệu nguy hiểm nhỏ thì chúng rút hết thân xuống đáy bùn, sau đó lại thò ra để
lấy ôxy trong nước bẩn.
Khi cho ăn, tùy thuộc vào đặc tính ăn của cá, có thể cho xuống đáy bể hay trải
đều trên mặt nước.
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm khối
lượng tươi (trong 1 gram) trùn chỉ (Tubifex).
Thành phần
Tỷ lệ (%)

Đạm
8,62

Béo

Vật chất khô


2,00

13,46

Năng lượng
0,5 - 0,7
Kcal

(Nguồn: Phạm Văn Trang, 1983; trích bởi Lê Thị Thu, 1994)
2.5.3 Trùn Quế
Trùn quế rất dễ nuôi vì kỹ thuật đơn giản không cần những kỹ năng đặc biệt.
Thức ăn của trùn quế rất phong phú, rẻ tiền, là những sản phẩm thải ra từ chăn nuôi
như: phân heo, phân bò. Chuồng trại nuôi rất đơn giản, có thể nuôi trong nhà hay
ngoài trời với nhiều qui mô lớn nhỏ khác nhau. Trùn quế thích ứng với mọi vùng khí
hậu của nước ta, nhất là các tỉnh phía nam.
Trùn quế là nguồn thức ăn cung cấp đạm động vật cho nhiều loài thủy sản như
tôm, cá, lươn, ếch, baba và nhiều loài khác. Trùn quế được ưa chuộng và nuôi phổ
15


×