Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Áp dụng quy trình phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm tại Thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.63 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGÔ XUÂN ANH
Tên đề tài:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GIA SÚC, GIA
CẦM TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGÔ XUÂN ANH
Tên đề tài:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNHPHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GIA SÚC, GIA
CẦM TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K45 - TY - N03

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017


Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Trang

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa
Chăn nuôi thú y, cô giáo hƣớng dẫn, cùng Ban lãnh đạo công ty Cổ phầnthuốc
thú y Đức Hạnh Marphavet, em đã đƣợc về thực tập tốt nghiệp tại công ty.
Sau quá trình học tập tại trƣờng và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến
nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong
khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự
quan tâm, giúp đỡ của cô giáo ThS. Nguyễn Thu Trang đã chỉ bảo và trực tiếp
hƣớng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên công ty Cổ phần
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, Thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và ngƣời thân đã
động viên, giúp đỡ em hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định.
Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt
trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 9 năm 2017
Sinh viên

Ngô Xuân Anh



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 31
Bảng 4.2. Kết quả công tác tiêm phòng .......................................................... 32
Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh và kết quả điều trị bệnh cho lợn con ............. 33
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh và kết quả điều trị bệnh cho lợn mẹ .............. 37
Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ở gà ........................................ 40
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác .............................................. 43


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CP

: Cổ phần

Cs

: Cộng sự

G

: Gam


GMP

: Good Manufacturing Practices

Ha

: Hecta

Kg

: Kilogam

Mm

: Milimet

Nxb

: Nhà xuất bản

TĂCN : Thức ăn chăn nuôi
ThS

: Thạc sĩ

WHO : World Health Organization


iv


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục địch và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Giời thiệu về Thị xã Phổ Yên ................................................................. 3
2.1.2. Giới thiệu về Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet .............. 4
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.2.1. Đối với gia súc ........................................................................................ 6
2.2.2. Đối với gà .............................................................................................. 22
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...... 29
3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 29
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp thực hiện .................................................... 29
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 29
3.4.2. Phƣơng pháp theo dõi ........................................................................... 30
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 31
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 31
4.2.Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm ................... 32
4.3. Công tác chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh ........................................... 33
4.3.1. Công tác chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh cho lợn con .................... 33
4.3.2. Công tác chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh cho lợn mẹ ..................... 37


v


4.3.3. Công tác chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh ở gà ................................ 40
4.3.4. Kết quả thực hiện các công tác khác ..................................................... 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46
I. Tài liệu trong nƣớc
II. Tài liệu nƣớc ngoài
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp. Nông nghiệp giữ một vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi
đang trên đà phát triển và dần trở thành ngành chính trong nền kinh tế nông
nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã cung cấp một lƣợng
thịt lớn cho tiêu dùng trong nƣớc và đóng góp một phần đáng kể cho xuất
khẩu. Đồng thời cũng thúc đẩy các ngành khác phát triển nhƣ: công nghiệp
chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷ sản,… Trong tình hình chăn nuôi đang
phát triển mạnh nhƣ hiện nay thì việc đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
áp dụng trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm là một
yêu cầu cấp thiết cần đƣợc thực hiện ngay.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có những
bƣớc phát triển vƣợt bậc và đạt đƣợc thành tựu to lớn đƣa đất nƣớc ngày càng
đi lên, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao. Vì thế mà các nhu cầu
về sản phẩm chất lƣợng cao đƣợc ngƣời dân quan tâm, đặc biệt là nhu cầu

thực phẩm, không chỉ là số lƣợng mà còn cả về chất lƣợng.
Tuy nhiên, một trở ngại lớn cho ngành chăn nuôi lợn là tình trạng dịch
bệnh. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn bị thiệt hại bởi một số bệnh
nhƣ: E. coli sƣng phù đầu, tai xanh, phó thƣơng hàn, cúm gia cầm… Từ nhu
cầu thực tế, nhiều công ty đã cho ra đời nhiều loại thuốc thú y, vaccine, chế
phẩm sinh học nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với
sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn và cơ sở nơi thực tập chúng tôi thực


2

hiệnđề tài: “Áp dụng quy trình phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm tại Thị
xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích
- Đánh giá hiệu quả của các thuốc điều trị.
-Nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.
- Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lƣợng chăn nuôi.
* Yêu cầu
- Đề xuất đƣợc biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
- Ứng dụng biện pháp điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm có hiệu quả
vào thực tiễn chăn nuôi tại địa phƣơng.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Giới thiệu về Thị xã Phổ Yên
* Vị trí địa lý
Phổ Yên giáp thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Côngvề phía
Bắc, huyện Phú Bình về phía Đông, huyện Đại Từ về phía Tây, tỉnh Vĩnh
Phúc về phía Tây Nam, tỉnh Bắc Giang về phía Đông Nam và thành phố Hà
Nội phía Nam.
Thị xã Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã/phƣờng gồm 4 phƣờng:
Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đồng Tiến và 14 xã: Đắc Sơn, Đông Cao,
Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, Phúc Tân, Tân Phú, Vạn Phái,
Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Tân Hƣơng.
* Điều kiện tự nhiên
Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 258,869 km2, tổng dân số
đến năm 2015 là 158.619 ngƣời. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới
gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4
đến tháng 10, mƣa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mƣa ít;
độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lƣợng mƣa trung bình hàng
năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất
vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 22°C, tổng tích ôn 8.000°C. Số giờ nắng
trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lƣợng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2.
Hƣớng gió chủ yếu là Đông Bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và Đông Nam
(các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tƣơng đối thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mƣa tập trung
vào mùa nóng, lƣợng mƣa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thƣờng
gây ngập úng, lũ lụt.


4

2.1.2. Giới thiệu về Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet

Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet đƣợc thành lập tháng
12 năm 2002, hoạt động kinh doanh chính trong các lĩnh vực: Sản xuất vắc
xin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dƣợc phẩm, thực phẩm
chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi…
Nhận thức sâu sắc vấn đề tầm nhìn, sứ mệnh và tạo giá trị cốt lõi cho
xã hội, định hƣớng phát triển sản phẩm chất lƣợng cao, lựa chọn phân khúc
khách hàng chăn nuôi có kĩ thuật, chuyên nghiệp, theo hƣớng công nghiệp
quy mô lớn. Ngay từ những ngày đầu, Hội đồng quản trị đã định hƣớng cần
phải đổi mới công nghệ, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao chất
lƣợng, lấy phƣơng châm “Hiệu quả sử dụng của bạn là sức mạnh của chúng
tôi” là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động và là tiền đề để Công ty vƣơn
lên phát triển trở thành một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam sản xuất
vắc xin, thuốc thú y chất lƣợng cao, tiêu chuẩn quốc tế, hƣớng đến xuất khẩu
và cạnh tranh bền vững thời kỳ hội nhập. Sản phẩm của Marphavet mang lại
giá trị kinh tế và hiệu quả điều trị bệnh cao, hợp với hình thức chăn nuôi trang
trại công nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, đầu năm 2010, Ban Giám đốc
công ty đã đầu tƣ hơn 195 tỷ đồng xây dựng nhà máy thuốc thú y đạt tiêu
chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP/WHO với 3 dây chuyền: Thuốc tiêm,
thuốc dung dịch uống và thuốc bột, đƣa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Đến
nay, Công ty tiếp tục đầu tƣ thêm trên 250 tỷ đồng xây dựng nhà máy vắc xin
với 3 dây chuyền sản xuất vắc xin vi khuẩn, dây truyền vắc xin vi rút trên tế
bào và dây chuyền sản xuất vắc xin vi rút trên phôi trứng, cả 3 dây chuyền
công nghệ Châu Âu đang đi vào hoạt động và cho kết quả tốt.
Hiện nay, Tập đoàn BMG đang sở hữu 3 nhà máy thức ăn chăn nuôi tại
Yên Bái, Ninh Bình, Hà Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng 2 nhà máy TĂCN
ở Thái Nguyên và Đồng Nai. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong


5


lĩnh vực thuốc thú y, Tập đoàn BMG có lợi thế về các loại men, mix, các
công thức về bổ sung khoáng đa lƣợng, vi lƣợng giúp vật nuôi tăng trọng
nhanh, giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bệnh. Bên cạnh đó, BMG còn có các
chƣơng trình khuyến mãi tặng men trên mỗi đầu bao cám, tặng kèm vắc xin…
Với chất lƣợng sản phẩm ổn định, đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao,
nhiệt tình, công nghệ sản xuất hiện đại, Happy feed nói riêng và các nhãn hiệu
khác trong tập đoàn nhƣ Nano feed, BMG feed nói chung đang dần chiếm
lĩnh thị phần phân phối TĂCN toàn quốc.
*Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất
Sau hơn 12 năm hoạt động, Marphavet đã có những bƣớc phát triển vƣợt
bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trƣờng và số lƣợng cán bộ chuyên
nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tƣ duy quản trị. Hiện tại, Marphavet có 4
công ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty CP
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty cổ phần Nanovet, Công ty cổ phần
BMG, Công ty cổ phần Hoàng Đức Hiền. Với tổng diện tích hơn 12,5 ha và 2
nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP/WHO trên cả 6 dây chuyền thuốc và vắc xin
công nghệ cao.
Trụ sở nhà máy của công ty đặt tại Xã Trung Thành- Phổ Yên- Thái
Nguyên và 12 chi nhánh khác trên cả nƣớc nhƣ: Chi nhánh Cần Thơ, Chi
nhánh Quận 9 - TPHCM, Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Đắk Lắc, Chi
nhánh Nha Trang, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Huế, Chi nhánh Hải Phòng
và Chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội.
*Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty
Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000
CBNV bao gồm 2 Giáo sƣ, 5 Phó Giáo sƣ, 8 Tiến sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500
Bác sĩ thú y và Kĩ sƣ chăn nuôi, 15 Dƣợc sĩ nhân y, 12 Cử nhân Công nghệ
sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 Cử nhân kinh tế,


6


Kế toán, Luật, Nhân văn, Quản trị kinh doanh, Marketing, Cơ khí chế tạo
máy, Điện lạnh…có trình độ chuyên môn thƣờng xuyên đƣợc tập huấn ở
nƣớc ngoài và các chuyên gia nƣớc ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân
thâm niên lành nghề, môi trƣờng làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ
hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện,
Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc.
*Kết quả hoạt động kinh doanh
Sản phẩm của Marphavet phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nƣớc là dòng
sản phẩm đƣợc giới chuyên môn và các chuyên gia đánh giá cao về chất
lƣợng với giá thành hợp lý. Hệ thống nhà phân phối và đại lý với số lƣợng
hơn 8.000 đại lý trên khắp cả nƣớc.
Sản phẩm đã đƣợc xuất khẩu sang trên 10 nƣớc trên Thế giới, nắm đƣợc
vị trí khá cao trên thị trƣờng quốc tế.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Đối với gia súc
2.2.1.1. Đối với lợn con
*Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của lợn con giai đoạn từ 1 - 21 ngày tuổi phát triển rất
nhanh nhƣng chƣa hoàn thiện, chủ yếu là sự tăng về dung tích dạ dày, ruột già
và ruột non.
Dung tích dạ dày lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20
ngày tuổi gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh
khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc
sơ sinh khoảng 0,11 lít).


7


Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già
lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
Mặc dù sinh trƣởng nhanh nhƣng các cơ quan chƣa thành thục về chức
năng, đặc biệt là hệ thần kinh.Vì vậy, lợn con phản ứng chậm với các yếu tố
tác động lên chúng. Do chƣa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con
cũng dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hóa. Một số men tiêu hóa thức ăn ở lợn
con chƣa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần đầu sau khi sinh nhƣ: pepsin,
amilaza, maltaza, saccaraza. Nhìn chung, lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu
hóa các chất dinh dƣỡng trong sữa mẹ, còn khả năng tiêu hóa các chất bổ
sung kém (Trần Văn Phùng và cs., 2004) [13].
*Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt
Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con chƣa hoàn chỉnh vì vỏ đại não của
lợn chƣa phát triển hoàn thiện, cho nên việc điều tiết thân nhiệt còn kém, năng
lực phản ứng còn yếu dễ bị ảnh hƣởng xấu của khí hậu nóng ẩm và lạnh từ môi
trƣờng bên ngoài. Lợn con thời kỳ này nếu nhƣ nhiệt độ trong chuồng có nhiệt
độ thấp ẩm độ cao, sẽ làm cho thân nhiệt của lợn con giảm xuống nhanh.
Do lợn con có khả năng điều hòa thân nhiệt kém, nên cơ thể dễ bị lạnh
và phát sinh bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy.
Hệ thần kinh của lợn con chƣa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều
tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở
cả hai giai đoạn trong và ngoài thai. Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so
với khối lƣợng cơ thể cao hơn lợn trƣởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm
lạnh (Đào Trọng Đạt và cs.,1996) [4].
Tốc độ sinh trƣởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo
chất lƣợng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trƣởng chậm lại


8


và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, điều trị làm cho khả năng chống đỡ bệnh
tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2003) [8].
Các kết quả nghiên cứu của Trần Văn Phùng và cs. (2004) [13], về lợn
con trong những năm qua đều cho thấy thân nhiệt của lợn nội từ khi cai sữa
đến khi xuất chuồng là:
Cai sữa - 3 ngày: 38,3°C
3 ngày - 7 ngày: 39°C
8 ngày - 14 ngày: 39,5°C
15 ngày - 21 ngày: 39,6°C
Thân nhiệt của lợn sau khi cai sữa khoảng 39,6°C, sau 20 ngày giảm đi
còn 39,5°C đến khi xuất chuồng là 39°C và giữ ở mức đó. Trong thời gian
này thân nhiệt lợn con có thể biến động trên dƣới 1°C. Độ ẩm cũng là một yếu
tố ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn. Nếu độ ẩm
cao thì lợn con dễ bị mất nhiệt và có thể bị cảm lạnh.
*Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Lợn con mới sinh, vỏ não và trung tâm điều khiển thân nhiệt chƣa hoàn
thiện nên lợn con không kịp thích ứng với sự thay đổi thời tiết khí hậu dễ
bịmắc bệnh về đƣờng tiêu hóa, đƣờng hô hấp.
Ngoài ra, do lợn chƣa có lớp mỡ dày dƣới da, lớp lông thƣa và mỏng,
diện tích bề mặt lớn so với khối lƣợng cơ thể nên khả năng chống lạnh và
thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết kém dẫn đến rối loạn tiêu hóa
gây tiêu chảy ở lợn.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [11], do chƣa hoàn thiện bộ máy tiêu hóa
nên hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở lợn con mới sinh cũng chƣa phát triển, chƣa
đủ số lƣợng vi khuẩn có lợi, chƣa đủ khả năng kháng lại tác nhân gây bệnh
nên rất dễ bị nhiễm bệnh nhất là bệnh đƣờng tiêu hóa.


9


Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con chƣa hoàn chỉnh nên thân nhiệt
lợn con chƣa ổn định, điều đó có nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chƣa
đƣợc cân bằng. Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém do nhiều
nguyên nhân:
- Lớp mỡ dƣới còn mỏng, lƣợng mỡ Glycozen dự trữ trong cơ thể lợn
con thấp.
- Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chƣa hoàn chỉnh.
- Diện tích bề mặt cơ thể lợn con cao, lợn con mất nhiệt.
Do những đặc điểm trên mà khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dƣới 3
tuần tuổi kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra cho nên nếu nuôi lợn trong
chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt lợn con hạ xuống rất
nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc
vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng
thấp thân nhiệt lợn con hạ xuống càng nhanh, tuổi lợn con càng ít thân nhiệt
hạ xuống càng nhiều.
*Các thời kỳ quan trọng
Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của
lợn con do sự thay đổi hoàn toàn về môi trƣờng sống, bởi vì lợn con chuyển
từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể mẹ sang tiếp xúc trực tiếp với môi
trƣờng bên ngoài.Do vậy, nếu chăm sóc nuôi dƣỡng không tốt lợn con dễ bị
mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp.
Thời kỳ 3 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy
luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lƣợng sữa của lợn mẹ tăng dần từ sau
khi đẻ và đạt cao nhất ở 3 tuần tuổi, sau đó sản lƣợng sữa giảm nhanh, trong
khi đó nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trƣởng
phát triển nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn
này cần tập cho lợn con ăn sớm vào 7 - 10 ngày tuổi.



10

Thời kỳ ngay sau khi cai sữa: là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi
trƣờng sống thay đổi từ bú sữa mẹ đến cai sữa hoàn toàn. Mặt khác, thức ăn
thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con
ngƣời cung cấp nên giai đoạn này nếu chăm sóc không chu đáo, lợn con rất dễ
bị còi cọc, mắc bệnh đƣờng tiêu hoá, hô hấp.
*Một số bệnh thường gặp ở lợn con
+ Bệnh E.coli sưng phù đầu
-

Nguyên

nhân:

Do

vi

khuẩn

Escherichia

coli

(thuộc

họ

Enterobacteriaceae) gây ra.

- Triệu chứng: Bệnh thƣờng xảy ra đột ngột, lợn con có biểu hiện mí mắt
sƣng, mắt nhắm, khe mắt có nhử, tiếng kêu khàn do xung thanh quản, lợn đi
loạng choạng, đôi khi lợn bị tiêu chảy nhẹ, xuất huyết ở da cổ, da bụng, chỏm
tai, mũi, trong đàn con to khỏe thƣờng mắc trƣớc do ăn nhiều thức ăn.
- Điều trị: Tiêm kháng sinh MARPHAMOX-COLISvà GLUCO-K-CNAMINtiêm bắp thịt. Kết hợp cho uống hoặc trộn vào thức ăn điện giải
GLUCO-K-C.
+ Bệnh cầu trùng
- Nguyên nhân: Do 1 loại ký sinh trùng nhỏ có tên Isospora suis, ký sinh
trùng này sống nhân lên nhờ tế bào vật chủ, chủ yếu là tế bào đƣờng ruột.
- Triệu chứng: Trong giai đoạn đầu, triệu chứng chính là tiêu chảy. Ở
giai đoạn sau, phân trở nên đặc hơn và màu chuyển từ vàng tới xám xanh,
hoặc trong phân có lẫn máu khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi lợn con
bị nhiễm cầu trùng thì lợn con còi cọc và phát triển không đồng đều.
- Điều trị: Tiêu độc chuồng trại bằng IOD MAR 5%, cho lợn con 3-5
ngày tuổi uống MARZURIL COC giúp lợn con an toàn đối với bệnh cầu
trùng trong suốt giai đoạn nuôi. Với lợn bị bệnh cho uống trực tiếp
COLICOC, liều lƣợng 1ml/ con/ lần, ngày 2 lần.


11

+ Bệnh viêm ruột hoại tử
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C).
- Triệu chứng:
Thể quá cấp tính: Xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi
sinh, lợn con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết và lợn con cũng dễ bị mẹ đè.
Thƣờng không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, đôi khi thấy tiêu chảy ra máu.
Thể cấp tính: Thƣờng thấy trên lợn con khoảng 2-5 ngày tuổi. Dấu hiệu
đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo tiêu chảy ra máu.
Thể mạn tính: Lợn con đi phân thƣờng có màu nâu đỏ có chứa những

mảng ruột hoại tử, lợn con trở nên yếu dần rồi chết sau 2 - 3 ngày mắc bệnh.
- Điều trị:Trộn MARFLOMIX hoặc DOXY 2% theo liều phòng khuyến
cáo của nhà sản xuất. Bổ điện giải GLUCO-K-C. Tiêm sâu bắp thịt thuốc
kháng sinh MARFLO-45% hoặc CEFANEW-LA.
+ Bệnh do liên cầu khuẩn (Streptococcus suis)
- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn gram (+) Streptococcus gây nên.
- Triệu chứng: Lợn thƣờng sốt cao (42°C), ủ rũ, biếng ăn, run rẩy, liệt.
Quá cấp: Lợn bệnh chết rất nhanh.
Cấp tính: Biểu hiện thần kinh: liệt hai chân sau nên ngồi “có tƣ thế nhƣ
chó ngồi”, lúc đi ƣỡn ngƣời ra phía sau, run rẩy, co giật dẫn đến chết trong
vòng 3 tuần tuổi sau cai sữa. Tiến triển bệnh: lợn bệnh giảm ăn, đỏ da, sốt,
suy nhƣợc, mất thăng bằng, đi khập khiễng, bại liệt, run và co giật, mù, điếc,
lợn thở dốc, khó thở do bị viêm phổi.
Mạn tính: lợn bị viêm khớp.
- Điều trị:
Bổ sung vào thức ăn: MARFLOMIX theo liều phòng khuyến cáo của
nhà sản xuất. Nâng cao sức đề kháng bằng các chế phẩm sau: Điện giải
GLUCO-K-C.


12

Khi lợn bị dịch cần phun thuốc sát trùng và cách ly những con bệnh,
tiêm sâu bắp thịt thuốc MARFLO-45%, tiêm GLUCO-K-C-NAMIN để hạ
sốt, tiêu viêm.
2.2.1.2. Đối với lợn mẹ
*Đặc điểm sinh lý, sinh dục
+ Sự thành thục về tính
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sẽ có biểu hiện về tính
dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế

bào trứng. Theo Hoàng Toàn Thắng và cs. (2006) [14] cho biết thành thục về
tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc
này tất cả các bộ phận sinh dục nhƣ: buồng trứng, tử cung, âm đạo, đã phát
triển hoàn thiện và có thể bắt đầu bƣớc vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với
sự phát triển hoàn thiện bên trong thì ở bên ngoài các bộ phận sinh dục phụ
cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính hay xuất hiện hiện tƣợng động
dục. Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng nhƣ chăm sóc nuôi dƣỡng.
- Giống
Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau: những giống
thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần hóa muộn,
những giống có tầm vóc nhỏ thƣờng thành thục sớm hơn so với những giống
có tầm vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh và cs.(2003) [3] cho rằng: Tuổi động dục đầu
tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lƣợng đạt từ 20 25kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở
lợn lai F1(có máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lƣợng cơ
thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc
động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lƣợng 60 - 80kg. Tuỳ theo giống, điều


13

kiện chăm sóc nuôi dƣỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau.
Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158
ngày tuổi) các giống lợn ngoại có tuổi động dục lần đầu muộn hơn từ 7 - 8
tháng tuổi.
- Chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng
Chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn
nái. Lợn đƣợc nuôi dƣỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, phù hợp nhu cầu
dinh dƣỡng, thành thục sinh dục sớm hơn so với lợn đƣợc nuôi dƣỡng với

khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dƣỡng thấp.
Theo John Nichl (1992) [12], chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng rất lớn đến
tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thƣờng những lợn đƣợc chăm sóc và nuôi
dƣỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn đƣợc nuôi trong điều
kiện dinh dƣỡng kém, lợn nái đƣợc nuôi trong điều kiện dinh dƣỡng tốt sẽ
thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lƣợng cơ
thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc
234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lƣợng cơ thể là 48,4 kg. Dinh dƣỡng
thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và
sự tiết kích tố hƣớng dục, nếu thừa dinh dƣỡng cũng ảnh hƣởng không tốt tới
sự thành thục do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục
làm giảm chức năng bình thƣờng của chúng.
- Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hƣởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc.
Những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thƣờng thành thục về
tính sớm hơn những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới và hàn đới.
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hƣởng tới sự thành thục của lợn nái
hậu bị. Theo McIntosh G. B. (1996) [20], nếu cho lợn nái hậu bị tiếp xúc với
đực 2 lần/ ngày, với thời gian 15 - 20 phút thì 83% lợn cái (ngoài 90 kg) động


14

dục lúc 165 ngày tuổi.
Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: TheoDwane và cs.(1992) [5] mùa vụ và
thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hƣởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn
nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh
hƣởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong
các tháng nóng bức. Những con đƣợc chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục
sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) đến 17 ngày

(mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các
mùa khác trong năm, bóng tối còn làm chậm tuổi thành thục về tính so với
những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lƣu ý là tuổi thành thục về tính thƣờng sớm hơn
tuổi thành thục về thể vóc. Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trƣởng và phát triển
bình thƣờng của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau
nên cho gia súc phối giống khi đã đạt một khối lƣợng nhất định tuỳ theo
giống. Ngƣợc lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh
hƣởng tới năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hƣởng tới thế hệ
sau của chúng.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc
Tuổi thành thục về tính thƣờng sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc,
nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trƣởng lớn
lên về thể vóc. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Theo Phạm Hữu
Doanh và cs.(2003) [3] cho rằng: Không nên cho phối giống ở lần động dục
đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chƣa phát triển đầy đủ, chƣa tích tụ đƣợc
chất dinh dƣỡng nuôi thai, trứng chƣa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt đƣợc
hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động
dục lần đầu rồi mới cho phối giống.


15

+ Sự thành thục về thể vóc
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs.(2003) [6] tuổi thành thục về thể vóc là
tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc
ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thƣờng chậm hơn so với tuổi thành thục
về tính. Thành thục về tính đƣợc đánh dấu bằng hiện tƣợng động dục lần đầu
tiên. Lúc này sự sinh trƣởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn

mẹ có thể thụ thai nhƣng cơ thể mẹ chƣa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt,
nên chất lƣợng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xƣơng
chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tƣợng khó đẻ. Điều này ảnh hƣởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm.
Đối với lợn cái nội khi đƣợc 7 - 8 tháng tuổi khối lƣợng đạt 40 - 50 kg nên
cho phối, đối với lợn ngoại khi đƣợc 8 - 9 tháng tuổi, khối lƣợng đạt 100 110 kg mới nên cho phối.
Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể
đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện
tƣợng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao,
noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng.
Theo Nguyễn Thiện và cs.(1993) [17], chu kỳ tính của lợn nái thƣờng
diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục thƣờng kéo dài
khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn ngoại) và đƣợc chia
làm ba giai đoạn: giai đoạn trƣớc khi chịu đực (bắt đầu), giai đoạn chịu đực
(phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc).
- Giai đoạn trƣớc khi chịu đực: Lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, chƣa
cho phối và lợn chƣa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tƣợng trên
đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40h, với lợn nội là 25 - 30h.


16

- Giai đoạn chịu đực: Lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên lƣng
gần mông, âm hộ giảm độ sƣng, nƣớc nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi
có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu đƣợc phối
giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30h.
- Giai đoạn sau chịu đực: Lợn trở lại bình thƣờng, âm hộ giảm độ nở,
đuôi cụp và không chịu đực.
Thời điểm phối giống thích hợp

Theo Nguyễn Thiện và cs.(1993) [17] trứng rụng tồn tại trong tử cung 2
- 3h và tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48h. Thời điểm phối giống
thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối vào chiều ngày
thứ 3 và sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục.Đối với lợn nái nội hơn
một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do thời gian động dục ở lợn
nái nội ngắn hơn.
* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ
+ Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [13], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dƣỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn
nái ăn thức ăn có hệ số choán cao, gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó,
hoặc ép thai chết ngạt.
Một tuần trƣớc khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của
lợn nái để có kế hoạch giảm dần lƣợng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức
khỏe tốt thì một tuần trƣớc khi đẻ giảm 1/3 lƣợng thức ăn, đẻ trƣớc 2 - 3 ngày
giảm 1/2 lƣợng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không
giảm lƣợng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cƣờng cho
ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa.
Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5 kg) hoặc không
cho thức ăn tinh nhƣng uống nƣớc tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho


17

lợn nái ăn mà chỉ có uống nƣớc ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi
đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến
ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích
nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.
+Quy trình chăm sóc
Trƣớc khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ

sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và
lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau
khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trƣớc khi lợn nái vào đẻ.
Chuồng đẻ cần phải trải đệm lót, có che chắn và thiết bị sƣởi ấm trong những
ngày mùa đông giá rét. Trƣớc khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái
đƣợclau rửa sạch sẽđất hoặc phân bám dính trên ngƣời, dùng khăn thấm nƣớc xà
phòng lau sạch bầu vú và âm hộ.
Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan
trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Ô úm rất quan trọng đối với
lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những
ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn
rất yếu chƣa hồi phục.
Theo dõi thƣờng xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú,thân nhiệt
lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện sót nhau, sốt sữa
hoặc nhiễm trùng... để có biện pháp xử lý kịp thời.
*Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con
+ Quy trình nuôi dưỡng
Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hƣởng tốt
đến sản lƣợng và chất lƣợng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non nhƣ các loại
rau xanh, các loại củ quả nhƣ bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt nhƣ gạo
tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật,


18

các loại khoáng, vitamin... Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn
thối mốc, biến chất, hƣ hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng
trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lƣợng và các
thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định nhƣ năng lƣợng
trao đổi 3100 kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0 %, phospho 0,7 %.

Lƣợng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh
hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì
vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dƣỡng cho lợn mẹ.
+ Quy trình chăm sóc
Vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh hồi phục sức
khỏe và nâng cao sản lƣợng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ đƣợc từ 3 - 7
ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho
lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số
giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị
nhốt trong các cũi đẻ, không đƣợc vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành
phần dinh dƣỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.
Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo,
sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ƣớt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh
chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô
úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp
là 18 - 200C, độ ẩm 70 - 75%.
*Một số bệnh thường gặp ở lợn mẹ
+ Bệnh viêm tử cung
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung lợn nái
trong thời điểm động dục hoặc do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật dẫn đến tử
cung bị viêm nhiễm.


×