Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG IN VITRO LAN HỒ ĐIỆP Phalaenopsis TỪ HẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG IN VITRO
LAN HỒ ĐIỆP Phalaenopsis TỪ HẠT

Sinh viên thực hiên: BÙI HÀ ANH THƯ
Ngành: Nông Học
Niên khóa: 2005 – 2009

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2009


NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG IN VITRO
LAN HỒ ĐIỆP Phalaenopsis TỪ HẠT

Tác giả:

BÙI HÀ ANH THƯ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Hướng dẫn:
PGS.TS. PHAN THANH KIẾM
Ths. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

Tháng 07/2009



LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Thầy Phan Thanh Kiếm, bộ môn Di truyền - Giống, khoa Nông học, Đại học
Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Đồng cảm ơn chị
Nguyễn Thị Thanh Huyền phòng Di truyền và Chọn giống cây trồng, Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã tận tâm hướng dẫn và trực tiếp giúp đỡ tôi tiến
hành và hoàn thành tốt đề tài.
Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa nông học, Bộ môn Di truyền – Giống, các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến
thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Thầy Đỗ Khắc Thịnh và các chị phòng Di truyền và Chọn giống cây trồng,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã luôn quan tâm giúp đỡ và tạo môi
trường thân thiện và tốt nhất cho em cũng như cho đề tài tốt nghiệp của em.
Những bạn bè, người thân đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài này.
Cuối cùng, đặc biệt con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình đã
sinh thành, nuôi dưỡng, lo lắng, động viên và tạo mọi điều kiện cho con học tập và
hoàn thành luận văn này.

i


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu môi trường nhân giống in vitro Lan Hồ Điệp
Phalaenopsis từ hạt” được thực hiện tại Phòng Di truyền và Chọn giống cây trồng,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam từ 2/2009 đến 7/2009 nhằm: Tìm
hiểu nồng độ hóa chất khử trùng và thời gian xử lý quả, tìm hiểu môi trường gieo hạt,
môi trường cấy chuyền và môi trường ra rễ.

Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.
Kết quả đạt được:
1. Công thức khử trùng quả lan thích hợp, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm nấm, nhiễm
khuẩn để làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt: 100% Javel +10 phút hoặc 100%
Javel +15 phút.
2. Môi trường gieo hạt thích hợp: MS (40 g/l sucrose) + 100 ml/l YE.
3. Môi trường cấy chuyền thích hợp: MS + 0 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA hoặc
MS + 0,1mg/l BA + 0,1 mg/l NAA.
4. Môi trường thích hợp cho sự ra rễ: MS + 0,1 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA
5. Trong 3 giống (38/42, 25/26, 26/32) giống 26/32 cho sự nảy mầm và sinh
trưởng tốt nhất ở tất cả các thí nghiệm.

ii


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục


iii

Danh sách các từ viết tắt

v

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các hình

vii

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu, yêu cầu

2


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

3

Tổng quan về lan Hồ Điệp Phalaenopsis

3

2.1.1. Phân loại

3

2.1.2. Đặc điểm thực vật học

4

2.1.3. Yêu cầu sinh thái

5

2.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

5

2.2.

Tổng quan về nhân giống lan Hồ Điêp


6

2.2.1. Nhân giống truyền thống

6

2.2.2. Nhân giống in vitro lan Hồ Điệp

8

Tổng quan về nuôi cấy mô thực vật

8

2.3.1. Giới thiệu về nuôi cấy mô thực vật

8

2.3.

2.3.2. Các phương pháp nhân giống in vitro

11

2.3.3. Các bước vi nhân giống

13

2.3.4. Những trường hợp thường gặp trong nuôi cấy in vitro


14

2.3.5. Vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng và dịch chiết hữu cơ
trong nuôi cấy in vitro

16

2.3.6. Nhân giống in vitro lan Hồ Điệp

18

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

iii


3.1.

Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm

23

3.2.

Điều kiện nghiên cứu

23


3.2.1. Đối tượng thí nghiệm

23

3.2.2. Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm

24

3.2.3. Công thức môi trường MS làm thí nghiệm

24

3.3.

Phương pháp thí nghiệm

25

3.3.1. Môi trường nền

25

3.3.2. Bố trí thí nghiệm

25

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

29


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1.

Nghiên cứu tìm hiểu thời gian và nồng độ chất khử trùng thích hợp
đối với quả lan Hồ Điệp

30

4.2.

Nghiên cứu môi trường gieo hạt thích hợp

31

4.3.

Nghiên cứu môi trường cấy chuyền thích hợp

34

4.3.1. Tác động của BA, NAA lên sự tạo chồi của các giống Hồ Điệp lai

34

4.3.2. Tác động của BA, NAA lên sự hình thành số lá của các giống Hồ
Điệp lai


36

4.3.3. Tác động của BA, NAA lên kích thước lá của các giống Hồ Điệp lai

38

4.3.4. Tác động của BA, NAA lên chiều cao cây của các giống Hồ Điệp lai

42

4.3.5. Tác động của BA, NAA lên chiều ngang cây chiếm chỗ của các

4.4.

giống Hồ Điệp lai

44

Nghiên cứu môi trường ra rễ lan Hồ Điệp

46

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

48

5.1. Kết luận

48


5.2. Đề nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC

iv


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

B

Benzyl adenin

BA

Benzyl adenin

C

Nồng độ


CM

Chết mẫu

ĐC

Đối chứng

LLL

Lần lặp lại

M

Môi trường

MS

Murashige and Skoog, 1962

N

Alpha-napthaleneacetic acid

NAA

Alpha-napthaleneacetic acid

NPK


Đạm-lân-kali

NSC

Ngày sau cấy

NSG

Ngày sau gieo

PVP

Polyvinylpyrolidone

NT

Nghiệm thức

SAS

Statistical Analysis Systems

T

Thời gian

V

Giống


YE

Yeast Extract - dịch chiết nấm men

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Công thức môi trường MS

24

Bảng 3.2: Sơ đồ nghiệm thức thí nghiệm khử trùng quả lan

26

Bảng 3.3: Sơ đồ nghiệm thức thí nghiệm gieo hạt

27

Bảng 3.4: Sơ đồ nghiệm thức thí nghiệm cấy chuyền

28

Bảng 4.1: Tỷ lệ nhiễm (%) của các nghiệm thức khử trùng sau 7 ngày


30

Bảng 4.2: Kết quả số lượng hạt nảy mầm (mầm) ở 30, 45, 60 ngày sau gieo

32

Bảng 4.3: Tác động của BA, NAA lên sự tạo chồi ở 45, 60, 75 NSC

35

Bảng 4.4: Tác động của BA, NAA lên sự hình thành số lá ở 45, 60, 75 NSC

37

Bảng 4.5: Tác động của BA, NAA lên chiều dài lá ở 45, 60, 75 NSC

39

Bảng 4.6: Tác động của BA, NAA lên chiều rộng lá ở 45, 60, 75 NSC

41

Bảng 4.7: Tác động của BA, NAA lên chiều cao cây ở 45, 60, 75 NSC

43

Bảng 4.8: Tác động của BA, NAA lên chiều ngang cây chiếm chỗ ở 45, 60, 75 NSC

45


Bảng 4.9: Tác động của môi trường lên sự hình thành số rễ của các nghiệm
thức lúc 20, 30 40 NSC

46

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của môi trường lên sự hình thành chiều dài rễ ở 20,
30, 40 NSC

48

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 2.1: Cây và hoa Hồ Điệp

5

Hình 2.2: Cây con hình thành từ phát hoa

7

Hình 2.3: Hạt lan Phaius tankervilleae trong quả đã chín


20

Hình 3.1: Các giống lai bố mẹ được sử dụng làm thí nghiệm

23

Hình 3.2: Quả Hồ Điệp trên cây

25

Hình 3.3: Quả Lan sử dụng làm thí nghiệm

25

Hình 4.1: Kết quả khử trùng mẫu sau 7 ngày cấy

31

Hình 4.2: Cây con ở 45, 60 NSC

46

Hình 4.3: Các nghiệm thức thí nghiệm cấy chuyền 75 NSC

46

Hình 4.4: Các nghiệm thức thí nghiệm ra rễ 40 NSC

47


vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng nâng cao thì thưởng thức cái đẹp trở thành
một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Và hoa được coi là một trong
những thứ tạo nên cái đẹp trong xã hội mà được nhiều người quan tâm.
Hoa lan có thể thấy ở khắp nơi, trong vườn nhà hay ở công sở, trong công viên
hay ở các quán cà phê, trên phim ảnh, truyền hình hay trong các tạp chí, cho thấy loại
hoa này được con người ưa chuộng. Vì có tính thẩm mỹ cao, hoa lan đã trở thành mặt
hàng có giá trị kinh tế và đang được sản xuất khá phổ biến.
Hiện nay, ở nước ta việc nhân giống lan vẫn chưa phát triển mạnh, chưa đáp
ứng được nhu cầu trong nước. Các giống hoa lan nhập nội từ Thái Lan, Đài Loan, Hà
Lan và nhiều nước khác đang được tiêu thụ trên thị trường hoa trong nước. Đó là vấn
đề mà những nhà nghiên cứu và sản xuất hoa kiểng nước ta cần phải quan tâm.
Hơn nữa, những người thưởng thức hoa thường ưa thích những cây hoa đẹp,
độc đáo. Và, do vậy bên cạnh phải tạo ra số lượng lớn các loại lan hiện có, các nhà
nghiên cứu phải tiếp tục lai tạo để tạo ra một thị trường lan phong phú, trong đó có
nhiều loại lan đẹp, mới lạ đáp ứng được thị hiếu của nhiều người. Đó cũng là tiền đề
để tăng nguồn lợi kinh tế từ ngành trồng hoa. Việc duy trì và phát triển các loài lan
hiện có, đồng thời tạo ra những giống cây Lan lai sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng của
các loài hoa Lan, chống lại sự “xói mòn di truyền” đang diễn ra trong tự nhiên.
Lan Hồ Điệp Phalaenopsis là loại hoa lan có hoa lớn, đẹp, độ bền hoa cao, được
nhiều người ưa chuộng nên cần quan tâm phát triển. Do hạt lan Hồ Điệp không chứa
abumin và có phôi chưa phân hóa, nên trong tự nhiên rất khó nảy mầm. Để tạo ra lan
Hồ Điệp lai, bên cạnh những khó khăn trong việc thụ phấn nhân tạo để tạo hạt lai cần
phải nghiên cứu môi trường nuôi cấy thích hợp cho lan Hồ Điệp lai.


1


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
môi trường nhân giống in vitro lan Hồ Điệp Phalaenopsis từ hạt”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu:
Đề tài nhằm xác định:
- Công thức khử trùng quả lan thích hợp, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm nấm, nhiễm
khuẩn để làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt.
- Môi trường gieo hạt thích hợp.
- Môi trường nhân và môi trường cấy chuyền thích hợp.
- Môi trường thích hợp cho sự ra rễ.
1.2.3 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ nhiễm, số lượng hạt nảy
mầm/trái, số chồi, số lá, chiều rộng lá, chiều dài lá, chiều cao cây, chiều ngang cây
chiếm chỗ, số rễ, chiều dài rễ để tìm ra công thức môi trường thích hợp nhằm nhân
giống lan bằng phương pháp gieo hạt in vitro. Đồng thời bước đầu nghiên cứu sự
tương tác giữa yếu tố giống và 2 chất điều hòa sinh trưởng BA, NAA.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về lan Hồ Điệp Phalaenopsis
2.1.1 Phân loại
Lan Hồ Điệp thuộc: Bộ: Orchid
Họ: Vandeae
Họ phụ: Vandoideae

Chi: Phalaenopsis

Đây là chi gồm các loài có hoa lớn đẹp, cuống ngắn gom lại thành những chùm
lỏng lẻo: đơn hay phân nhánh. Lá đài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường thì lá đài
giống và gần bằng cánh hoa. Môi liên tục, có góc trục kéo dài, vì mang một điểm nhú
nhỏ ở gốc, phiến bên trải rộng hay hướng lên một ít, phiến giữa trải ra nguyên vẹn hay
có 2 phiến dài, hẹp và có dĩa, những bộ phận phụ có dạng thay đổi: trụ bán nguyệt dày
ở bên trên, thẳng hay hơi cong.
Ở Việt Nam, người ta đã ghi nhận có 6 loài Hồ Điệp rừng tự nhiên:
1- Phalaenopsis mannii Rchob. F (Hồ Điệp Ấn) xuất hiện dọc từ Quảng Trị lên
tới Tây Nguyên.
2- Phalaeopsis gibbosa Sweet (Hồ Điệp Trung) xuất hiện ở Hòa Bình, Hà
Giang, Tuyên Quang, Hà Tây và Đà Lạt.
3- Phalaenopsis lobbii Rchob. F (Hồ Điệp Cúc Phương) có ở rừng Cúc Phương
và Tây Nguyên.
4- Phalaenopsis fuscata Rchob. F (Hồ Điệp Sơpai) có ở Tây Nguyên.
5-Phalaenopsis cornu-cervi.
6- Phalaenopsis braceana (Hook. f), Christenson.

3


2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Thân
Thân hoa lan được cấu tạo theo 2 hình thức đơn thân hoặc hợp thân.
Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân. Đơn thân là loại cây không có thân rễ hoặc
mầm giả và phát triển từ một ngọn độc nhất. Thân phát triển không giới hạn, cắt ngang
thân ở bên trên thì cây vẫn tiếp tục phát triển.
Thuộc nhóm phụ Sarcanthinae ở nhóm này lá được xếp thành hai hàng đối
nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Phalaenopsis thì thân ngắn và lá trở

nên dày đặc.
2.1.2.2 Lá
Lá mọc đối, to và dày. Lá của chúng được chuyển thành các cơ quan dự trữ
thức ăn và nước.
2.1.2.3 Rễ
Rễ có sự hiện diện một lớp mô xốp được xem như là một lớp màng bọc chung
quanh các rễ thật vì vậy nó dễ dàng hút nước đọng trên vỏ cây, sương hay dạng hơi
nước lơ lửng và muối khoáng.
2.1.2.4 Hoa
Hoa mọc trên trục phát hoa, mỗi phát hoa có nhiều hoa, hoa là hoa đơn. Hoa Hồ
Điệp có nhiều màu sắc và kích cỡ, có hương hoặc không có hương.
2.1.2.5 Quả
Quả có hình dạng elip đầu hơi nhọn, là quả hạch, nứt vách. Khi chín hoàn toàn
quả lan nứt ra giải phóng hạt ra ngoài môi trường.
2.1.2.6 Hạt
Hạt rất nhỏ, nhỏ như hạt bụi. Mỗi quả có thể cho ta khoảng 1.500 - 3.000.000
hạt và đặc biệt hạt không dự trữ chất dinh dưỡng nên muốn nảy mầm được trong tự
nhiên thì đòi hỏi phải có sự cộng sinh của hạt với các nấm Rhizoctonia repens cho
Cattleya, Laelie, Cypripedium, R. mucoronides cho Vanda và Phalaenopsis, R.
lanuginosa cho Occidium, Miltonia.

4


2.1.3 Yêu câu sinh thái
Nhiệt độ: lan Hồ Điệp là loại lan chịu nóng, cây phát triển trong tự nhiên ở nhiệt
độ ngày là 28 - 35 oC, đêm: 20 - 24 oC. Nhiệt độ tối hảo nằm trong khoảng 25 - 27 0C.
Ẩm độ: 60 - 70 %
Ánh sáng: 20 - 30 %.
2.1.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chuẩn bị cây con: Tiêu chuẩn cây con:
- Khỏe mạnh, cao 4 - 5 cm, có 3 - 4 lá dày, xanh bóng,
- Rễ trắng, to,
- Có nguồn gốc rõ ràng.
Lấy cây ra khỏi chai: dùng que móc từng cây từ phần gốc, tránh làm dập lá và
gãy rễ. Rửa cây con cẩn thận cho sạch agar, xếp đứng vào rổ, trồng ngay. Tuy nhiên,
đối với lan Hồ Điệp, kinh nghiệm của một số nhà vườn cho biết nếu để cây trong khay
1- 2 ngày với điều kiện đủ ẩm rồi đem ra trồng thì tỷ lệ sống cao hơn.
Chuẩn bị giá thể
Giá thể tốt nhất đối với Hồ Điệp là dớn trắng, ngoài ra ta có thể sử dụng sơ dừa,
than, mạc cưa, vỏ đậu phụng …
Cách trồng
Chọn chậu có lỗ 2 bên và ở đáy chậu. Cũng có thể trồng cây con trong khay
nhựa hoặc khay gỗ.
Xé xơ dừa quấn quanh rễ rồi đặt vào chậu. Hoặc có thể sử dụng than bên dưới
và dớn bên trên để làm giá thể trồng Hồ Điệp.
Ban đầu ta có thể trồng nhiều cây trong một chậu sau đó tách ra hoặc có thể
trồng trong khay sau đó tách và trồng vào chậu. Mùa trồng tốt nhất là cuối mùa mưa.
5


Chăm sóc
Trồng Hồ Điệp phải đảm bảo đúng điều kiện theo nhu cầu sinh thái của cây. Hồ
Điệp chỉ thích nghi với cường độ ánh nắng 20 - 30 %, lại không chịu được nước nhỏ
giọt lên trên lá và như thế rất dễ bị bệnh thối nhũn cây nên cần thiết phải làm dàn che
nắng, che mưa, che ánh sáng. Từ khi cây được lấy từ trong chai ra trồng cho đến khi
nở hoa, Hồ Điệp đòi hỏi phải thay chậu từ 2 - 3 lần.
Tưới nước
Hồ Điệp là loài đơn thân, không có giả hành nên không dự trữ nước, phần lớn
nước được dự trữ ở lá nhưng diện tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có

mùa nghỉ vì thế phải cung cấp lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm.
Mùa nắng: tưới phun 2 - 3 lần /ngày.
Mùa mưa: nếu mưa suốt ngày thì không tưới, mưa lất phất tưới 1lần, không
mưa tưới 2 lần.
Bón phân
Bón loại phân vô cơ hỗn hợp NPK:
- 30 - 10 - 10: dùng cho cây con
- 18 - 18 - 18 hoặc 20 – 20 - 20 cho cây trung bình và cây lớn
- 10 - 30 - 30 hoặc 10 - 20 - 30 cho cây sắp ra hoa và ra hoa
- Nồng độ: 1 g/l mỗi tuần một lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Nên sắp xếp cây theo từng loại, từng độ tuổi để có chế độ chăm sóc phù hợp.
Không nên trồng quá nhiều cây trên diện tích nhỏ hoặc trồng nhiều tầng. Khi giá thể
hư mục phải thay kịp thời. Khử trùng dụng cụ tách chiết, chậu trồng và giá thể. Vệ
sinh sạch sẽ nền vườn trồng. Kiểm tra sâu bệnh cho cây trước khi đem vào vườn trồng.
Theo dõi phát hiện kịp thời cây bị sâu bệnh, cách ly và chữa trị.
2.2 Tổng quan về nhân giống lan Hồ Điệp
2.2.1 Nhân giống truyền thống
2.2.1.1 Nhân giống bằng phương pháp cơ học
Đây là phương pháp dễ dàng nhất. Khi cây đạt một kích thước mong muốn, ta
cắt ngọn với một ít rễ đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ
mọc lên vài chồi nữa. Cây phải được cắt bằng kéo cắt cành đã được khử trùng và sau
6


đó phải trét vadơlin có trộn Zineb, sơn, hoặc vôi vào vết cắt để tránh sự nhiễm trùng và
làm những bước tiếp theo như thay chậu. Một phương pháp khác được đề cập đến, tuy
đơn giản nhưng có hiệu quả hơn. Dây đồng là dụng cụ duy nhất dùng cho công tác
này, được buộc vào thân cây và xiết chặt, mạch dẫn nhựa bị ức chế là nguyên nhân tạo
sự kích thích cây mọc chồi mới. Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng ra, cây con

sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con lìa
khỏi thân cây mẹ. Với phương pháp này ta sẽ có cây con mới nhưng sức khỏe cây mẹ
vẫn bình thường, cây không bị "xốc" bảo đảm sự ra hoa trong mùa kế tiếp.
2.2.1.2

Nhân giống bằng phương pháp sử dụng kích thích tố
Một vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với

sự mọc chồi của các loài lan Hồ Điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương
vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi. Có thể phun 2 lần cách
nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. Kích thích tố thường được dùng là Cytokinin,
với nồng độ 5 ppm.
2.2.1.3

Nhân giống bằng phương pháp tạo cây con trên trục phát hoa cũ
Ở phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil), sau khi

cây Hồ Điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 3 - 4 mắt phía
gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50 mg/ml acid Cinnamic + 5 mg/ml 6- Benzyl aminopurine. Sau 4 - 8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ tạo lập khi cây con
lớn dần. Lúc này có thể cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng trong chậu.

Hình 2.2: Cây con hình thành từ phát hoa
(nguồn: Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam)
7


2.2.2 Nhân giống in vitro lan Hồ Điệp (được trình bày ở mục 2.3.6)
2.3

Tổng quan về nuôi cấy mô thực vật


2.3.1 Giới thiệu về nuôi cấy mô thực vật
2.3.1.1 Khái niệm
Nuôi cấy mô thực vật hay nhân giống in vitro đều là thuật ngữ mô tả phương
thức nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa các môi trường xác định
ở điều kiện vô trùng. Trong môi trường có các chất dinh dưỡng thích hợp như muối
khoáng, vitamin, các hormones tăng trưởng và đường.
2.3.1.2 Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật
Thế giới
Năm 1838, hai nhà sinh vật Đức Schleiden và Schwann đã đề xướng thuyết tế
bào và nêu rõ: mọi cơ thể sinh vật phức tạp đều gồm những đơn vị nhỏ các tế bào hợp
thành. Các tế bào đã phân hóa đều mang các thông tin di truyền có trong các tế bào
đầu tiên, đó là trứng sau khi thụ tinh, là những đơn vị độc lập, từ đó có thể xây dựng
toàn bộ cơ thể.
Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa các giả thuyết của Schleiden và
Schwann vào thực nghiệm để chứng minh tính toàn năng của tế bào thực vật. Ông viết:
“Để kết luận, tôi tin tưởng rằng tôi đã không đưa ra một tiên đoán quá táo bạo nếu cho
rằng bằng cách nuôi cấy, người ta có khả năng tạo thành công các phôi nhân tạo từ các
tế bào soma”. Nhưng ông đã thất bại trong nuôi cấy các tế bào đã phân hóa tách từ lá
một số cây một lá mầm. Ngày nay, chúng ta đã biết được nguyên nhân thất bại là vì
cây một lá mầm là đối tượng rất khó nuôi cấy, hơn nữa, ông lại dùng các tế bào đã mất
hết khả năng tái sinh.
Năm 1934, bắt đầu giai đoạn thứ hai trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, khi
White (người Mỹ), nuôi cấy thành công trong một thời gian dài đầu rễ cà chua
(Lycopersicum esculentum). Cũng trong thời gian này, ở Pháp đã tiến hành nuôi cấy
mô tế bào tượng tầng một số cây gỗ và xác nhận tác dụng kích thích sinh trưởng mô
sẹo của acid – β – Indolacetic acid (IAA) và nhóm ba vitamin B do White đề nghị:
Thiamin (B1), Pyridoxin (B6), Nicotinic acid. Việc phát hiện IAA, NAA, 2,4-D và

8



Kinetin cùng với phát hiện vitamin và nước dừa là những bước tiến rất quan trọng
trong gian đoạn thứ hai của nuôi cấy mô thực vật.
Năm 1954, Skoog và Miller đã công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ
lệ Cytokinin/Auxin. Nếu tỷ lệ Cytokinin/Auxin thấp ảnh hưởng đến rễ và ngược lại
nếu tỷ lệ này cao sẽ kích thích tạo chồi ở mô sẹo. Thành công của Skoog và Miller dẫn
đến những phát hiện quan trọng khác, mở đầu cho giai đoạn thứ ba cho lịch sử nuôi
cấy mô tế bào thực vật.
Trong thời gian từ năm 1945 đến 1954, kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn
(các tế bào sống độc lập không dính với các tế bào khác) đã được phát triển. Nuir,
Hildebrandt và Riker đã tách các tế bào của mô sẹo thành một huyền phù các tế bào
đơn bằng cách lắc trên máy lắc.
Năm 1956, Nickell nuôi liên tục được một huyền phù tế bào đơn cây đậu
(Phaseolus vulgaris).
Năm 1959, Melchers và Beckman đã nuôi liên tục các tế bào đơn trong bình có
dung tích khá lớn bằng cách sục khí liên tục và thỉnh thoảng thu hoạch tế bào, thêm
dung dịch dinh dưỡng mới.
Năm 1960, Morel đã nhận thấy các đỉnh sinh trưởng của các loài địa lan
(Cymbidium) khi đem nuôi cấy sẽ hình thành các Protocorm. Khi chia cắt các
Protocorm và nuôi cấy tiếp thì được các Protocorm mới. Khi để trong các điều kiện
nhất định thì Protocorm có thể phát triển thành cây lan con. Morel có thể phục tráng
tạo các dòng vô tính không bị nhiễm virus. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị đối với
khoai tây, dâu tây, cây ăn quả và nhiều cây nhân giống vô tính khác.
Cũng trong năm 1960, Bergman công bố có thể sử dụng phương pháp lọc đơn
giản để thu được huyền phù không có các tế bào dính cụm. Cùng với kỹ thuật gieo tế
bào của Bergman, nhiều tác giả khác đã thành công trong việc tạo cây hoàn chỉnh từ
một tế bào, chứng minh dược tính toàn năng của tế bào thực vật.
Sau đó, Cooking ở trường đại học Nottingham (Anh) công bố có thể dùng men
cellulose để phân hủy vỏ cellulose của tế bào thực vật, kết quả thu được các tế bào

tròn, không có vỏ bọc gọi là Protoplast.
Người ta thực sự chú ý đến triển vọng của Protoplast vào đầu những năm 1970,
khi tác giả Nhật Nagata và Takebe thành công trong việc làm cho các Protoplast tách
9


từ mô thuốc lá tái tạo vỏ cellulose, phân chia và tạo nên một quần thể tế bào trong môi
trường lỏng, các Protolast có khả năng dung hợp với nhau trong các điều kiện nhất
định và hấp thu các phân tử bên ngoài, các nhà nuôi cấy mô đặt hy vọng vào kỹ thuật
này để nhân giống có kết quả hơn.
Năm 1965, Ledoux và cộng tác viên đề xứớng việc biến tính của tế bào thực
vật. Ông cho rằng các tế bào, thậm chí các hạt giống thực vật, đều có khả năng hấp thu
AND ngoại lai vào trong tế bào.
Năm 1966, Guha và Maheswari công bố tạo thành công cây đơn bội từ nuôi cấy
túi phấn cây cà độc dược (Datura inoxia). Từ đó người ta bắt đầu chú ý đến kỹ thuật
nuôi cấy túi phấn.
Năm 1967, nhóm Bourgin và Nisch tạo thành công cây đơn bội từ túi phấn cây
thuốc lá. Đến nay, việc tạo cây đơn bội thông qua nuôi cấy túi phấn và hạt phấn đã
thành công ở nhiều loại cây trồng.
Từ năm 1980 đến 1992 hàng loạt các thành công mới trong lĩnh vực công nghệ
gene thực vật được công bố. Nhờ các plasmid, phân tử AND vòng thường có trong các
tế bào vi khuẩn, được lắp ghép, cấu trúc lại sao cho trong plasmid có gắn thêm một
gene xác định và đã thực hiện thành công.
Ngoài phương pháp chuyển gene thông qua vi khuẩn, còn có các phương pháp
chuyển gene khác như: kỹ thuật sử dụng xung điện (electroporation), kỹ thuật vi tiêm
(micro injection), sử dụng siêu âm (ultrasonic gene transfer), súng bắn gene (gene gun)
đang được các phòng thí nghiệm trên thế giới phát triển mạnh và đạt kết quả tốt.
Chúng ta đang bắt đầu giai đoạn thứ tư của nuôi cấy mô tế bào thực vật. Đó là
giai đoạn nuôi cấy mô tế bào thực vật được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn chọn
giống, nhân giống, sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học và vào nghiên cứu

lý luận di truyền bậc cao. Các hiểu biết cơ bản về đời sống của mô, tế bào đơn độc
trong môi trường nhân tạo, nhu cầu chất khoáng, vitamin, chất sinh trưởng, nguồn
carbon của chúng. Các kỹ thuật để tách, nuôi cấy, điều khiển sự phân hóa từ các biện
pháp khác của chương trình là tiền đề được chuẩn bị trong các giai đoạn trước.
Việt Nam
Sau năm 1975, nước ta mới bắt đầu chú trọng đến kỹ thuật nuôi cấy mô thực
vật. Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào đầu tiên được xây dựng tại Viện Sinh Học,
10


Viện Khoa Học Việt Nam khởi xướng. Bước đầu phòng tập trung nghiên cứu các
phương pháp nghiên cứu cơ bản trong điều kiện Việt Nam, như nuôi cấy bao phấn,
nuôi cấy mô sẹo và Protoplast. Và đã thành công khi nuôi cấy bao phấn lúa và thuốc lá
được công bố vào năm 1978 (Lê Thị Muội và ctv., 1978; Lê Thị Xuân và ctv., 1978).
Tiếp đó là thành công nuôi cấy Protoplast khoai tây (Lê Thị Muội và Nguyễn Đức
Thành, 1978; Nguyễn Đức Thành và Lê Thị Muội, 1980, 1981). Tiếp theo là phân viện
Khoa Học Việt Nam ở TPHCM, sau đó ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội, và Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam và các phòng thí nghiệp nuôi cấy mô tế bào cũng
được thành lập và chủ yếu tập trung vào vi nhân giống khoai tây. Đến nay chúng ta đã
có rất nhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô không những ở các Viện nghiên cứu (Viện
Di Truyền Nông Nghiệp, Viện Rau Quả Trung Ương,…), mà có cả ở một số tỉnh và cơ
sở sản xuất (Đà Lạt, Yên Bái, Hưng Yên, Thanh Hóa, Cần Thơ,…).
Từ giữa 1980 đến nay, hướng nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực
vật phát triển mạnh. Những kết quả đáng khích lệ đã đạt được trong lĩnh vực vi nhân
giống khoai tây (Viện Công Nghệ Sinh Học, Viện Di Truyền Nông Nghiệp, Viện Lâm
Nghiệp). Một số kết quả bước đầu đã được ghi nhận trong lĩnh vực chọn dòng tế bào
kháng bệnh (Lê Bích Thủy và ctv., 1994), chọn dòng chịu muối, chịu mất nước
(Nguyễn Tường Vân và ctv., 1994; Định Thị Tòng và ctv., 1994). Các kết quả về dung
hợp tế bào trần, chuyển gen lục lạp cũng thu được kết quả lý thú (Nguyễn Đức Thành
và ctv., 1993, 1997). Nuôi cấy bao phấn để tạo dòng thuần đã được ứng dụng nhiều tại

Viện Công Nghệ Sinh Học và Di Truyền Giống Nông Nghiệp. Nuôi cấy các cây dược
liệu quí để bảo tồn nguồn gen và tạo các dòng tế bào có hàm lượng sinh học quan
trọng cũng đã và đang được phát triển (Phan Huy Bảo và Lê Thị Xuân, 1998; Phan Thị
Bảy và ctv., 1995; Bùi Bá Bổng, 1995).
2.3.2 Các phương pháp nhân giống in vitro
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng bao gồm nuôi cấy chồi đỉnh và chồi bên.
Sau khi vô trùng, mẫu được nuôi cấy trên môi trường thích hợp chứa đầy đủ
chất dinh dưỡng có khoáng vô cơ và hữu cơ hoặc môi trường khoáng có bổ sung chất
kích thích sinh trưởng thích hợp. Từ một đỉnh sinh trưởng, sau một khoảng thời gian
nuôi cấy nhất định, mẫu sẽ phát triển thành một chồi hay nhiều chồi. Chồi tiếp tục phát
11


triển vươn thân, ra lá và rễ để trở thành một cây hoàn chỉnh.

Ứng dụng:
- Phục tráng giống;
- Nhân giống in vitro;
- Tạo cây đa bội thông qua xử lý colchicin;
- Nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan.
Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức, phát triển nhanh trên môi
trường giàu auxin. Khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây con hoàn chỉnh trong
điều kiện môi trường không có chất kích thích tạo mô sẹo.
Ứng dụng:
- Nhân giống in vitro các loại thực vật không có khả năng nhân giống thông
qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng;
- Làm nguyên liệu cho nuôi cấy tế bào đơn, thu nhận các chất có hoạt tính
sinh học;

- Nguyên liệu cho chọn dòng tế bào;
- Nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan.
Nuôi cấy tế bào đơn
Các tế bào đơn tách từ mô thực vật bằng phương pháp nghiền hoặc xử lý
enzyme. Sau đó chúng được nuôi cấy dịch lỏng, có khuấy hoặc lắc tạo điều kiện thuận
lợi cho sự trao đổi khí và tiếp xúc với các chất dinh dưỡng (Thomas and Davey, 1975).
Một số tác giả thì sử dụng mô sẹo để nuôi cấy tế bào đơn (Trần Văn Minh,1994).
Yêu cầu dinh dưỡng cho nuôi cấy tế bào đơn khá phức tạp, do chúng bị mất
nhiều chất cần thiết cho sự sinh trưởng khi tách rời khỏi quần thể tế bào. Vì thế cần
chọn lựa môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy phù hợp cho nuôi cấy tế bào
đơn (King and Street, 1977).
Ứng dụng:
- Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và phân hoá tế bào trong những điều
kiện khác nhau.
- Chọn dòng tế bào,
12


- Thu nhận các chất trao đổi thứ cấp.
Nuôi cấy Protoplast - chuyển gen
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn được tách lớp vỏ cellulose, có sức sống và
duy trì đầy đủ các chức năng sẵn có.
Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, Protoplast có khả năng tái sinh màng tế
bào, tiếp tục phân chia và tái sinh thành cây hoàn chỉnh (tính toàn thế ở thực vật).
Khi tế bào mất vách, hai Protoplast có khả năng dung hợp với nhau tạo ra tế bào
lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống cây trồng. Quá trình dung hợp Protoplast có
thể được thực hiện trên hai đối tượng cùng loài hay khác loài.
Ứng dụng:
- Tạo con lai soma nhờ phương pháp dung hợp Protoplast.
- Chuyển các bào quan hoặc cả nhân vào tế bào.

- Quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.
Nuôi cấy hạt phấn đơn bội
Nguyên liệu dùng cho nuôi cấy là bao phấn hoặc hạt phấn tách rời. Trong nuôi
cấy bao phấn và hạt phấn, tuỳ từng loại thực vật mà sử dụng môi trường thích hợp để
tạo mô sẹo. Từ mô sẹo sẽ tái sinh thành cây hoàn chỉnh có 1n gọi là cây đơn bội. Tỷ lệ
tạo cây đơn bội sẽ phụ thuộc các yếu tố như:
- Tuổi của hạt phấn;
- Tuổi của mô sẹo;
- Xử lý bao phấn ở nhiệt độ lạnh;
- Để tạo cây đơn bội kép, có thể xử lý mô hoặc cây đơn bội với colchicine
(0.5 %) trong 24 - 48 giờ.
2.3.3 Các bước vi nhân giống
- Nuôi cấy vật liệu nhân giống;
- Tạo thể nhân giống in vitro;
- Nhân giống in vitro;
- Tạo cây con hoàn chỉnh in vitro và huấn luyện cây con;
- Chuyển cây ra vườn ươm;
- Nhân giống lên luống ươm;
- Đưa cây con vào bầu đất;
13


- Trồng cây ra ruộng;
- Chọn lọc cây đầu dòng.
2.3.4
2.3.4.1

Những trường hợp thường gặp trong nuôi cấy in vitro
Tính bất định về mặt di truyền
Kỹ thuật nhân giống vô tính áp dụng với mục đích tạo quần thể cây trồng đồng


nhất với số lượng lớn nhưng phương pháp cũng tạo ra những biến dị tế bào soma qua
nuôi cấy mô sẹo. Những biến dị này cũng là cơ sở nghiên cứu ứng dụng vào cải thiện
giống cây trồng nhưng thực tế có rất ít biến dị có lợi được báo cáo. Tần số biến dị thì
hoàn toàn khác nhau và không lặp lại (Creissen và Karp 1985; Fish và Karp 1986).
Nuôi cấy mô sẹo cho biến dị nhiều hơn nuôi cấy chồi đỉnh. Cây trồng bị biến dị tế bào
soma qua nuôi cấy thường là biến dị về chất lượng , số lượng và năng suất và những
biến dị này không di truyền. Đến nay việc gây ra biến dị chưa được làm sáng tỏ nhưng
được đồng ý nhất là do thay đổi vị trí DNA. Nhân tố thường gây ra biến dị tế bào là số
lần cấy chuyền. Số lần cấy chuyền càng nhiều càng cho độ biến dị cao. Biến dị nhiễm
sắc thể nhiều hơn khi nuôi cấy kéo dài (Amstrong và Phillips, 1988). Số lần cấy
chuyền ít và thời gian giữa hai lần cấy chuyền ngắn làm giảm sự biến dị.
Tính bất định về mặt di truyền là do tác động của một số chất kích thích sinh
trưởng. Tần số biến dị thường khác nhau và không lặp lại. Tần số biến dị xảy ra phụ
thuộc vào các yếu tố: kiểu di truyền hay giống cây trồng, loại mô cấy và số lần cấy
chuyền nhiều hay ít.
2.3.4.2

Sự nhiễm mẫu
Nhiễm là vấn đề rất được quan tâm và dễ xảy ra trong nuôi cấy mô thực vật,

gây hậu quả nghiêm trọng đến hiệu suất nuôi cấy. Một số nguồn gây tạp nhiễm như từ
mẫu cấy, thao tác trong quá trình cấy, từ côn trùng như ve bét, môi trường, dụng cụ và
các máy móc thiết bị như màng lọc của tủ cấy, hệ thống thông khí trong phòng cấy.
Trong giai đoạn vô mẫu, mẫu cấy là nguồn gây nhiễm chính và đây được xem
là giai đoạn khó nhất trong vi nhân giống. Điều kiện trồng cây mẹ và vị trí lấy mẫu từ
cây mẹ là yếu tố quan trọng thiết lập quá trình nuôi cấy sạch. Cây trồng trong nhà kính
ít nhiễm vi sinh vật hơn ngoài đồng ruộng.
Môi trường không khí phòng sáng, phòng cấy gây nhiễm nghiêm trọng nếu
không được xử lý kịp thời, nấm thường là nguyên nhân gây nhiễm chính trong trường

14


hợp này. Nấm thường tồn tại dạng bào tử lơ lửng trong không khí, khi phòng nuôi có
nhiều người ra vào tạo điều kiện tích lũy vi sinh vật càng nhiều. Nếu màng lọc tủ cấy
không tốt sẽ gây nhiễm mẫu hàng loạt ngay trong quá trình cấy. Ngoài ra, bào tử nấm
còn tấn công gây nhiễm những chai môi trường chưa sử dụng hoặc những bình đã
được nuôi 2 - 3 tháng. Các loài nấm thường gặp: Aspergillus, Candida, Cladosporium,
Microsprium và Phialophra.
Ngoài ra côn trùng cũng là tác nhân gây nhiễm không kém gì nấm. Đồng thời
khi xâm nhập chúng còn mang theo nấm vào lúc này mẫu cấy bị nhiễm đồng thời cả
côn trùng và nấm.
2.3.4.3

Hiện tượng thuỷ tinh thể
Là một dạng bệnh lý của cây, thân lá cây trong suốt và chứa nhiều nước, khó

nhân giống. Dạng này thường thấy khi nuôi cấy trên môi trường lỏng hay môi trường
bán rắn, đặc biệt khi sự trao đổi khí thấp, quá trình thoát hơi nước tập trung trong cây.
Để hạn chế quá trình hoá thuỷ tinh thể, phương pháp được nhiều người ủng hộ
nhất là làm giảm ảnh hưởng của nước trong môi trường nuôi cây bằng cách tăng nồng
độ đường hoặc giảm nồng độ đạm trong môi trường nuôi cấy, tạo thông gió, tăng ánh
sáng hay giảm nhiệt độ phòng nuôi cấy.
2.3.4.4

Sự hoá nâu do việc sản xuất các chất gây độc từ mẫu cấy
Thường chúng ta hay thấy hiện tượng hóa nâu hay hoá đen mẫu làm cho sự sinh

trưởng và của mẫu bị ngăn chặn hay hư mẫu. Hiện tượng này là do mẫu nuôi cấy có
chứa các hợp chất Tanin và Hydroxyphenol, có nhiều trong mô già hơn trong mô non.

Phương pháp làm giảm sự hóa nâu mẫu:
- Than hoạt tính đưa vào môi trường giúp ngăn cản quá trình hóa nâu hay đen,
đặc biệt có hiệu quả trên các loài phong lan Phalaenopsis, Cattleya và Aerides với
nồng độ thường dùng 0,1 - 0,3%. Tuy nhiên than hoạt tính cũng làm chậm quá trình
phát triển của mô do hấp thu các chất kích thích tăng trưởng và các chất khác.
- Polyvinylpyrolidone (PVP), một chất thuộc loại polyamide hấp thu phenol qua
vòng hydrogen ngăn chặn sự hóa nâu ở nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Giảm sự hóa nâu bằng cách cho các chất khử quá trình oxy hóa vào môi
trường ngăn chặn quá trình oxy hóa phenol, chất khử thường được dùng như ascorbic
acid, citric acid, L-cystein hydrochloride, ditheithreitol, glutathione và mecaptoethanol
15


Để hạn chế ảnh hưởng phenol và tanin các nhà khoa học đưa ra vài kỹ thuật
khi thao tác trên mẫu:
- Sử dụng mẫu nuôi cấy nhỏ từ mô non
- Gây vết thương trên mẫu nhỏ nhất khi khử trùng
- Ngâm mẫu vào dung dịch ascorbic acid, citric acid vài giờ trước khi cấy
- Nuôi cấy mẫu trong môi trường lỏng, oxy thấp, không có đèn 1 - 2 tuần.
2.3. 5 Vai trò chất điều hoà sinh trưởng, dịch chiết hữu cơ trong nuôi cấy in vitro
2.3.5.1 Các chất điều hòa sinh trưởng
Các chất điều hoà sinh trưởng là những chất có bản chất hoá học khác nhau
nhưng có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Trong nuôi cấy in vitro, thường sử dụng hai nhóm chính có vai trò cơ bản là
auxin và cytokinin. Ngoài hai nhóm chất căn bản trên, các chất điều hoà khác có thể
cần thiết nhưng phần lớn thời gian chúng chỉ kích thích hoặc làm thuận lợi cho mô và
hiếm khi là chất thiết yếu (Bùi Trang Việt, 2000).
Auxin
Auxin được tổng hợp từ các thực vật bậc cao, tảo, nấm, và cả vi khuẩn. đối với
thực vật cơ quan tổng hợp auxin trong cây chủ yếu là đỉnh sinh trưởng ngọn, càng xa

đỉnh ngọn hàm lượng auxin càng giảm. Ngoài đỉnh ngọn, auxin còn được tổng hợp ở
một số cơ quan đang sinh trưởng như lá non, trái non, phôi hạt nhưng hàm lượng rất ít.
Tính chất sinh lí của auxin
- Tác động rõ ràng lên sự kéo dài tế bào;
- Thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào;
- Kích thích phân bào ở tượng tầng phát sinh gỗ và kết hợp với cytokinin trong
nuôi cấy mô tế bào thực vật;
- Kích thích phát sinh rễ;
- Tạo ưu thế ngọn;
- Làm chậm quá trình lão hoá ở lá;
- Ức chế hay thúc đẩy (thông qua ethylene) sự rụng lá và trái;
- Làm chậm chín

16


×