Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG CHÈ TB14 VÀ PH1 Ở 10 NĂM TUỔI TẠI CÔNG TY CHÈ BIỂN HỒ, GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI
GIỐNG CHÈ TB14 VÀ PH1 Ở 10 NĂM
TUỔI TẠI CÔNG TY CHÈ
BIỂN HỒ, GIA LAI

Họ và tên sinh viên: BÙI THỊ LUẬN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 08/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI
GIỐNG CHÈ TB14 VÀ PH1 Ở 10 NĂM
TUỔI TẠI CÔNG TY CHÈ
BIỂN HỒ, GIA LAI

Tác giả

BÙI THỊ LUẬN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
nghành Nông học



Giảng viên hướng dẫn :
PGS.TS LÊ QUANG HƯNG

Tháng 08 năm 2009


LỜI CẢM TẠ
- Chân thành biết ơn quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
Phân hiệu Đại Học Nông Lâm tại Gia Lai đã hết lòng truyền đạt kiến thức và những kinh
nghiệm quí báu cho tôi trong thời gian học tại trường.
- Công Ty Chè Biển Hồ, Gia Lai đã giúp tôi tích luỹ được những kinh nghiệm sống quí
báu, kiến thức khoa học về nông nghiệp thực sự hữu ích và nâng cao sự hiểu biết cho bản thân
tôi. Để có được điều đó chính là nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ của các cán bộ kỹ thuật thuộc Công
Ty chè.
- Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy: Lê Quang Hưng trong suốt thời
gian học và thực hiện khoá luận tốt nghiệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kinh
nghiệm, kiến thức, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình, quí thầy cô, các anh chị trong khoa Nông
Học – Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM. Xin nhận nơi tôi lời chúc sức khoẻ, thành công
và hạnh phúc.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Luận

i


TÓM TẮT
Khóa luận tốt nghiệp. “Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng

và năng suất của hai giống chè TB14 và PH1 ở 10 năm tuổi tại Công ty Chè Biển Hồ,
Gia Lai”.
Đề tài được tiến hành từ ngày 2/2009 đến 6/2009. Gồm 2 giống mỗi thí nghiệm với 5
nghiệm thức, 3 lần lặp lại.
*Kết quả đạt của thí nghiệm 1 giống chè TB14
Việc sử dụng bốn loại phân bón lá, Arrow, Rong biển, Bio-8, K-H đều cho năng suất
cao hơn so với đối chứng.
Trong đó nghiệm thức phun phân bón lá K-H cho năng suất búp cao nhất, tổng năng
suất thực thu từ tháng 3 đến tháng 6 cao hơn so với đối chứng là 5057,6 gram/20 m2 mang lại
lợi nhuận hơn so với đối chứng là 11.940 đồng/20 m2.
Tiếp theo là nghiệm thức phun phân bón lá Bio-8 năng suất cao hơn so với đối chứng là
3999 gram/20 m2 lợi nhuận cao hơn so với đối chứng là 8.020 đồng/20 m2.
Tiếp đến là nghiệm thức phun phân bón lá Rong biển năng suất cao hơn so với đối chứng
là 2711,5 gram/20 m2, lợi nhuận cao hơn so với đối chứng là 6.934 đồng/20 m2.
Cuối cùng là nghiệm thức Arrow năng suất cao hơn so với đối chứng là 2584,3
gram/20 m2 lời so với đối chứng là 1.940 đồng/20 m2.
*Kết quả đạt của thí nghiệm 2 giống chè PH1
Bốn loại phân bón lá Arrow, Rong biển, Bio-8, K-H đều cho năng suất cao hơn so với
đối chứng.
Trong đó nghiệm thức phun phân bón lá K-H cho năng suất búp cao nhất, cao hơn so
với đối chứng là 5427,6 gram/20 m2 mang lại lợi nhuận hơn so với đối chứng là 11.880
đồng/20 m2.
Tiếp theo là nghiệm thức phun phân bón lá Bio-8 năng suất cao hơn so với đối chứng là
4683,7 gram/20 m2 lợi nhuận cao hơn so với đối chứng là 7.960 đồng/20 m2.
Tiếp đến là nghiệm thức phun phân bón lá Rong biển năng suất cao hơn so với đối
chứng là 3152,2 gram/20 m2, lợi nhuận cao hơn so với đối chứng
là 6.874 đồng/20 m2.
Cuối cùng là nghiệm thức Arrow năng suất cao hơn so với đối chứng là 2861,9
gram/20 m2. Lời so với đối chứng là 1.880 đồng/20 m2.


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..............................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THỊ...........................................................................................vii
Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích yêu cầu.............................................................................................................. 3
1.2.1 Mục đích:...................................................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 3
1.3 Giới hạn đề tài .................................................................................................................. 4
Chương 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 5
2.1 Hệ thống phân loại............................................................................................................ 5
2.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................................. 5
2.1.2 Giá trị sử dụng cây chè .............................................................................................. 5
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ............................................................... 6
2.2.1 Tình hình sản xuất ..................................................................................................... 6
2.2.2 Tình hình tiêu thụ ...................................................................................................... 6
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam...............................................................7
2.3.1 Tình hình sản xuất ..................................................................................................... 7
2.3.2 Tình hình tiêu thụ ...................................................................................................... 8
2.4 Hiện trạng các giống chè ở Gia Lai .................................................................................. 9
2.5 Kỹ thuật canh tác ............................................................................................................ 10
2.5.1 Về phân bón............................................................................................................. 10
2.5.1 Về phân bón............................................................................................................. 10

2.5.2 Bảo vệ thực vật ........................................................................................................ 13
2.5.2.1 Sâu hại chính ....................................................................................................13
Chương 3:PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................... 15
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ................................................................................... 15
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm ................................................................................................ 15
3.2 Điều kiện thí nghiệm......................................................................................................... 15
iii


3.2.1 Vị trí địa................................................................................................................... 15
3.2.2 Địa hình ...................................................................................................................16
3.2.3 Đất đai ..................................................................................................................... 16
3.3 Vật liệu và dụng cụ......................................................................................................... 16
3.3.1 Vật liệu .................................................................................................................... 16
3.4 Phương pháp thí nghiệm................................................................................................. 17
3.4.1 Bố trí thí nghiệm...................................................................................................... 17
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................18
3.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng.................................................................................... 18
3.4.3.2 Các chỉ tiêu năng suất....................................................................................... 19
3.4.3.3 Hàm lượng nước trong búp chè ........................................................................ 19
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................. 20
4.1 Điều kiện khí hậu - thời tiết........................................................................................... 20
4.2 Thí nghiệm 1: ................................................................................................................... 20
4.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng thí nghiệm 1, giống chè TB14. ...............................................21
4.2.2 Chỉ tiêu năng suất thí nghiệm 1, giống chè TB14. ..................................................30
4.1.2 Hàm lượng nước thí nghiệm 1, giống chè TB14. ....................................................33
4.3 Thí nghiệm 2:.................................................................................................................. 35
4.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng thí nghiệm 2, giống chè PH1. .................................................35
4.3.2 Chỉ tiêu năng suất thí nghiệm 2, giống chè PH1. ....................................................44
4.3.3 Hàm lượng nước thí nghiệm 2, giống chè PH1. ......................................................47

Chương 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 50
5.1 Kết Luận: ........................................................................................................................ 50
5.2 Đề Nghị .......................................................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo .................................................................................................................... 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 53

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LLL

: Lần lặp lại

FAO

: Food and Agriculture Origanzation of the Nations
(Cơ quan lương nông liên hợp quốc)

P

: (pekoe) Tôm

P + 2 : Tôm (pekoe) + 2 lá.
P + 3 : Tôm (pekoe) + 3 lá.

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 2.1: Năng suất chè của một số nước trên thế giới --------------------------------------- 7
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng chè trên cả nước, giai đoạn 1995-2007 ------------------ 8
Bảng 2.3: Xuất khẩu chè Việt Nam, giai đoạn 1995-2007 ------------------------------------ 9
Bảng 2.4: Bón phân cho chè kinh doanh -------------------------------------------------------- 12
Bảng 3.1: Bảng hàm lượng dinh dưỡng đất của vườn chè thí nghiệm ----------------------- 16
Bảng 4.1: Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ------------------------ 20
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cây, đường kính tán-------

21

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến mật độ búp chè------------------------- 22
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lượng búp chè P+2------------------------ 23
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lượng búp chè P+3------------------------ 24
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lượng búp mù ----------------------- 25
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều dài của búp chè P+2 ------------------ 26
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều dài của búp chè P+3 ------------------ 27
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến trọng lượng búp chè P+2 -------------------- 28
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến trọng lượng búp chè P+3------------------- 29
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất thực thu-------------------- 30
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế----------------------------------------------------------------------- 31
Bảng 4.13: Hàm lương nước trong búp chè (%)------------------------------------------------ 32
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cây, đường kính tán------- 33
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến mật độ búp chè ----------------------- 34
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lượng búp chè P+2 ---------------------- 35
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lượng búp chè P+3 ---------------------- 36
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lượng búp mù --------------------- 37

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều dài của búp chè P+2 ----------------- 38
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều dài của búp chè P+3 ----------------- 39
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến trọng lượng búp chè P+2------------------- 40
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến trọng lượng búp chè P+3------------------- 41
Bảng 4.23: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất thực thu-------------------- 42
Bảng 4.24: Hiệu quả kinh tế----------------------------------------------------------------------- 43
Bảng 4.25: Hàm lượng nước trong búp chè (%)------------------------------------------------ 44

vi


DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1: Toàn bộ vườn chè ------------------------------------------------------------------------- 48
Hình 2: Lô chè TB14 ------------------------------------------------------------------------------- 48
Hình 3: Lô chè PH1 -------------------------------------------------------------------------------- 48
Hình 4: Cây chè TB14 ----------------------------------------------------------------------------- 48
Hình 5: Cây chè PH1------------------------------------------------------------------------------- 48
Hình 6: Búp chè TB14 phun phân K – H -------------------------------------------------------- 49
Hình 7: Búp chè TB14 phun phân BiO – 8------------------------------------------------------ 49
Hình 8: Búp chè TB14 phun phân Rong Biển -------------------------------------------------- 49
Hình 9: Búp chè TB14 phun phân ARROW ---------------------------------------------------- 49
Hình 10: Búp chè TB14 phun nước lã ----------------------------------------------------------- 49
Hình 11: Búp chè PH1 phun phân K – H -------------------------------------------------------- 50
Hình 12: Búp chè PH1 phun phân BiO – 8------------------------------------------------------ 50
Hình 13: Búp chè PH1phun phân Rong Biển --------------------------------------------------- 50
Hình 14: Búp chè PH1 phun phân ARROW ---------------------------------------------------- 50
Hình 15: Búp chè PH1 phun nước lã------------------------------------------------------------- 50
Hình 16: Vết bọ xít muỗi hại búp chè TB14 ---------------------------------------------------- 51
Hình 17: Rầy xanh gây hại búp PH1 ------------------------------------------------------------- 51
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến Năng suất thực thu của chè TB14-----31

Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất thực thu của chè PH1-------43
Đồ thị 4.3: Tổng năng suất quy đổi tấn/ha thí nghiệm 1 giống chè TB14---------------------48
Đồ thị 4.4: Tổng năng suất quy đổi tấn/ha thí nghiệm 2 giống chè PH1-----------------------48

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Cây chè tên khoa học là Camellia sinensis L. theo Linne, 1753. Cây chè là cây công
nghiệp dài ngày, sau thời gian kiến thiết cơ bản 3 - 4 năm cho thu hoạch và có nhiệm kỳ
kinh tế dài 40 -50 năm, là cây công nghiệp quan trọng chiếm tỉ lệ diện tích khá lớn so
với cây công nghiệp khác ở nước ta. Sản phẩm chè tiêu thụ hầu hết trên thế giới vì vậy
mà chè là một hàng hoá xuất khẩu quan trọng chiếm nhiều lợi nhuận.
Hiện nay chè được trồng rộng rãi trên thế giới từ 420 Bắc(GruZia) đến 270 Nam
(Achentina) và phạm vi địa hình trồng chè khá lớn từ 0 đến 2200 so với mực nước biển
(Carr 1972).
Ở Việt Nam cây chè có từ lâu đời, là một trong 7 vùng chè cổ xưa nhất thế giới. Đối
với người Việt Nam uống chè là một thói quen, thói quen uống chè gắn với việc trồng chè,
vì vậy cây chè được trồng và phát triển mạnh từ Hà Giang đến Lâm Đồng diện tích và năng
xuất tăng rất nhanh. Ngoài ra chè còn được làm dược liệu rất tốt, cây chè có ý nghĩa về mặt
văn hoá xã hội góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Diện tích trồng chè toàn quốc năm 2003 đạt 116.084 ha sản xuất ra 494.400 tấn
tươi/năm. Theo FAO năm 2004 sản lượng được xếp hàng thứ 7 trên thế giới với sản
lượng xuất khẩu 97000 tấn khô/năm.
Về chất lượng chè, có thể nói chất lượng chè búp tươi ở một số vùng trong
nước ta không thua kém các nước trên thế giới. Tuy nhiên năng xuất chè bình quân
năm 2002 nước ta chỉ đạt 4,65 tấn/tươi/ha/năm (Hiêp hội chè 2002), thấp hơn năng
xuất các nước trong khu vực. Điều đó chứng tỏ tiềm năng chè Việt Nam còn rất lớn.

Trong định hướng phát triển cây chè đến năm 2010 của chính phủ đề ra phải đáp ứng
đủ nhu cầu cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Kinh ngạch xuất khẩu khoảng 200
triệu USD/năm. Nhất là việc giải quyết việc làm cho người dân lao động trong các
vùng trồng chè đã đạt được mục tiêu mà nghị định của chính phủ đề ra, ngoài việc tăng
1


diện tích mà cần đặc biệt chú ý đến công tác tuyển chọn và nhân các giống tốt, phải đi
đôi với kỹ thuật canh tác.
Gia lai có các vùng chè: Công Ty Biển Hồ, Công Ty Chè Bầu Cạn đã có từ lâu
đời từ năm 1921, chè Ajun mới phát triển sau giải phóng. Tổng diện tích cả 3 vùng là
1000 ha, chè lâu năm già cỗi mất khoảng nhiều nên năng suất thấp từ 1,5 - 2 tấn búp
tươi/ha. Những năm trở lại đây Công Ty Chè Biển Hồ đã tiến hành khảo nghiệm 12
giống chè và chọn được giống chè PH1 trồng bằng phương pháp giâm cành,
Giống chè PH1(giống chè Phú Hộ 1) Là giống được chọn tạo bằng phương
pháp chọn lọc cá thể từ tập đoàn Assamica từ năm 1965 và được công nhận năm 1972,
cây sinh trưởng rất mạnh, thích nghi vùng thấp 50m – 1500m. Lá xanh đậm, bóng,
hình thuôn dài và dày, bìa lá có răng cưa nhỏ đều. Lá có hình dáng hơi bầu, màu xanh
đậm, dài 8 – 12 cm, rộng 4 – 4,5 cm, có 8 – 10 đôi gân lá, răng cưa không đều, sâu.
Chóp lá nhỏ và nhọn, góc cuống lá nhỏ. Năng suất đạt 24 tấn/ha/năm, tanin 35,6%.
Búp khá, đạt trung bình 0,8 g/ búp, ít bạch mao. Phẩm chất tốt, nước màu xanh vàng
sáng, vị rất đậm.
Năm 2002 xí nghiệp nhận 8 giống (LDP1, LDP2, LD97, TB14, TRI 2043, TRI
2025, TRI 777, SHAN THAM VÈ) tiếp tục khảo nghiệm để chọn giống chè phù hợp
cho năng suất và chất lượng cao, để đưa vào cơ cấu giống chè phục hồi vụ trồng mới
bằng phương pháp giâm cành cho những năm tiếp theo. Kết quả khảo nghiệm cho thấy
những dòng đạt yêu cầu sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống
hạn và sâu bệnh hại có các dòng LDP1, LDP2, LD97, TB14, TRI777 với năng suất lần
lượt là (5,6 tấn/ha; 4,5 tấn/ha; 4,9 tấn/ha; 3,9 tấn/ha; 4,5 tấn/ha).
Hiện nay giống chè TB14 được xem là giống chè chủ lực trong việc thay đổi

cơ cấu giống chè ở phía Nam. Phát triển trồng mới bằng phương pháp giâm cành các
dòng đã chọn lọc ở các địa điểm Công Ty Chè Biển Hồ, Công Ty Chè Bầu Cạn, Nông
Trường Ajun nhằm thay thế những diện tích chè trồng bằng hạt già cỗi, mất khoảng
nhiều, năng suất chất lượng kém, hiệu quả thấp.
TB14: Lai tạo từ chè Trấn Ninh và Bảo Lộc, tuyển lựa trong tập đoàn 36 dòng vô tính tại
Trung tâm thực nghiệm chè, cà phê Bảo Lộc, phóng thích năm 1972. Chè TB14 có lá
bánh tẻ màu xanh vàng nhạt, to, ít bóng, góc độ lá lớn, ngang, bìa lá có răng cưa dày
2


và đều và kéo dài sát chóp lá, màu lá xanh nhạt, không bóng, hình thon dài, góc cuống
lá lớn. Tôm (pekoe, lá đọt non) có nhiều lông tơ màu trắng (bạch mao). Búp chè to,
nặng 1 -1,2 g, rất nhiều bạch mao. Năng suất búp tươi từ 20 – 25 tấn/ha/năm. Hàm
lượng tanin trung bình là 33,5% nên rất thích hợp cho chế biến chè xanh và đen. Chè
chế biến có vị ngọt dịu, hương thơm nhẹ tự nhiên, màu nước vàng xanh sáng. Hiện nay
là giống được ưa chuộng trong sản xuất.
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày vì vậy việc đánh giá, chọn tạo giống, kỹ
thuật canh tác, đầu tư phân bón gốc và phân bón lá sao cho hợp lý và có một năng suất
ổn định có ý nghĩa quan trọng trong quá trình canh tác của cây chè.
Ở nước ta việc sử dụng các loại phân bón cho các giống chè rất đa dạng, với các
liều lượng khác nhau và dựa vào điều kiện kinh tế của từng hộ nông dân thâm canh,
với các mức độ phân bón không đồng đều và các chủng loại phân trên thị trường hiện nay
đa dạng, giá cả lại rất cao, nên việc sử dụng các loại phân hoá học là việc mà mọi người sản
xuất chè đang quan tâm. Để người sản xuất có điều kiện phát triển kinh tế và có hiệu quả
trên vườn chè khi đầu tư vật tư sao cho phù hợp là việc làm đáng quan tâm hiện nay.
Việc sử dụng các loại phân bón lá cho chè ở Công Ty Chè Biển Hồ đã được sử dụng
trong 3 năm ngần đây, nhưng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của từng phân bón lá đến
sự sinh trưởng và năng suất búp của các giống chè chưa thực hiện được. Đây là vấn đề cần
quan tâm và là việc làm cần thiết mà đề tài đề cập đến.
1.2 Mục đích yêu cầu

1.2.1 Mục đích:
Theo dõi sự ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự phát triển búp của từng
giống chè, để đưa ra những nhận xét và đánh giá trong công tác sử dụng các loại phân
bón lá cho mỗi giống chè một cách phù hợp nhất.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát bố trí thí nghiệm trên hai giống chè TB14 và PH1 ở mười năm tuổi nhằm đánh
giá năng suất búp chè khi sử dụng các loại phân bón lá trên tán chè và hiệu quả kinh tế
trong việc sử dụng phân bón lá.
3


1.3 Giới hạn đề tài
Do đề tài thực hiện trong giai đoạn ngắn từ tháng 2 đến tháng 6 nên đề tài
không thể đánh giá hết được sự sinh trưởng và năng suất của các giống chè nói trên.

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hệ thống phân loại
Ngành Hạt kín

Angiospermae

Lớp Song tử diệp

Dicotylednae

Bộ Chè


Theales

Họ Chè

Theaceae

Chi Chè

Camellia (Thea)

Loài

C. sinenes

Tên khoa học của cây chè được thống nhất là Camellia sinensis (L) O. Kuntze
và có tên đồng nghĩa Thea sinensis L.
2.1.1 Nguồn gốc
Cây chè xuất phát từ vùng Irrawaddy và nơi tiếp giáp Ấn Độ, Miến Điện, Trung
Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên chè được tìm thấy rất lâu đời ở vùng cao nguyên Vân
Nam - Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm, được sử dụng để làm thuốc và sau
đó để uống ở Trung Quốc cách đây 4.000 năm. Vùng biên giới Tây Bắc Việt Nam nằm
trong vùng nguyên thuỷ của giống chè tự nhiên trên thế giới.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên khác nhau,
từ 30 độ vĩ Nam đến 45 độ vĩ Bắc, Trung Quốc trồng chè rất lâu, sau đó là Nhật Bản
năm 805 -814, Inđônêsia năm 1684, Liên Xô năm 1833, Srilanka năm 1837-1810, Ấn
Độ năm 1834 và Tasmania (Châu Đại Dương) năm 1940.
2.1.2 Giá trị sử dụng cây chè
Cây chè là một thức uống lý tưởng có nhiều giá trị về dược liệu. Theo Đỗ Ngọc
Quỹ (1999) nhờ có cafêin uống chè chống được lạnh khác phục sự mệt mỏi của cơ bắp

và hệ thần kinh trung ương kích thích vỏ não làm cho thần kinh minh mẫn, sản khoái
hưng phấn trong thời gian lao động trí óc và chân tay. Thành phần Tanin trong chè có
5


tác dụng giải khát, tác dụng tốt trong trị bệnh đường ruột, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa
mỡ chống béo phì, chống sâu răng.
Trong chè còn có nhiều vitamin như vitamin A, B1, B6, PP, K, E, F và nhiều
chất là vitamin và các Acid amin cần thiết cho cơ thể. Những nghiên cứu của tác dụng
sinh học của chè và đã có thông báo uống nước chè xanh làm giảm Nicotin trong máu
người nghiện thuốc lá và chè có tác dụng chống nhiễm khuẩn. Các nhà khoa học Mỹ
và Nhật còn nhận thấy trong chè xanh có hóa chất đặc biệt có khả năng hủy diệt các
phân tử do tấn công AND trong tế bào là nguyên nhân gây ra ung thư và giá trị đặc
biệt của chè là tác dụng chống phóng xạ, qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
Nhật Bản, đã chứng minh chè có tác dụng chống được chất stronti 90 (Sr – 90) là một
đồng vị phóng xạ nguy hiểm.
Chè còn dùng chế biến các sản phẩm màu cho thực phẩm bảo quản tốt cho thực
phẩm.
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.2.1 Tình hình sản xuất
Ngày nay trên thế thới có khoảng 20 nước trồng chè và chế biến chè. Chè được
trồng nhiều nhất ở Châu Á (88,23%), sau đó đến châu Phi (9,48%).
Trong những năm qua, sản xuất chè trên thế giới đã không ngừng tăng trưởng
(bình quân tăng thêm được 40.000ha/năm). Tuy nhiên, từ khoảng những năm 1995,
diện tích chè của thế giới có xu hướng đi vào ổn định, ở khoảng 2.300.000 ha, sản lượng
chè của thế giới gia tăng là do năng suất chè ngày càng được đầu tư nghiên cứu để cải thiện
2.2.2 Tình hình tiêu thụ
-

90% thị trường thế giới tiêu thụ chè đen (Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương,


các nước thuộc Liên Xô cũ, các nước Đông Âu).
-

10% thị trường còn lại tiêu thụ sản phẩm chè xanh (các nước Trung Đông, các

nước Á Đông) và ôlong (cộng đồng người Hoa).

6


Bảng 2.1: Năng suất chè của một số nước trên thế giới (Kg khô/ha)
2002

2003

2004

2005

2006

Brazil

9595,28

8409,78

8485,98


7634,92

7634,92

Zimbabwe

3666,67

3666,67

3666,67

3666,67

3666,67

Portugal

3000,00

3222,22

3472,22

3111,11

3111,11

Turkey


1761,37

2006,79

2631,58

2824,94

2657,14

Cameroon

2500,00

2194,19

2580,65

2580,65

2580,65

Mauritius

2030,88

2108,66

2198,81


2070,15

2277,62

Malawi

2085,11

2230,29

2679,47

2111,11

2132,61

Ecuador

885,87

1174,05

2200

2132,18

2132,18

Kenya


2183,68

2234,08

2374,54

2324,84

2111,64

Colombia

2000,00

2000,00

2000,00

2000,00

2000,00

Viet Nam

961,22

1211,38

989,24


1081,84

1159,74

Thế giới

1288,12

1288,38

1308,22

1335,52

1343,01

Nguồn: FAO STAT Data, 2008.

Hiện nay, trước nhiều giá trị dược liệu của chè, một số bộ phận có xu hướng chuyển sang sử
dụng chè xanh. Chè túi lọc, chè hòa tan phổ biến ở các nước phương Tây, các khu đô thị.
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất
Cây chè đã được trồng khá lâu tại Việt Nam, một số đồn điền thành lập đầu tiên
năm 1890 tại Tỉnh Cương, Phú Thọ với diện tích 60ha, Quảng Nam, Quảng Ngãi là
1.900 ha. Từ 1925 – 1940 diện tích chè mở ra tại cao nguyên Trung Bộ khoảng 2.750
ha. Năm 1938, Việt Nam có 13.405 ha với sản lượng là 10.900 tấn/ha. Cho đến năm
2005 diện tích chè ở Việt Nam đạt 125.000 ha, sản lượng 577.000 tấn búp tươi.
Diện tích chè cả nước dự kiến đến năm 2010 là 150.000 ha, năng suất bình quân
đạt 6,36 tấn tươi/ha, sản lượng chè khô đạt 147.000 tấn, xuất khẩu đạt 120.000 tấn,
kim ngạch thu khoảng 200 triệu USD/năm (bộ NN – PTNT, 2005).


7


Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng chè trên cả nước, giai đoạn 1995 - 2007
Năm

Tổng diện tích (ha)

DT kinh doanh (ha)

Sản lượng (tấn khô)

1995

66.700

61.846

40.200

1996

74.800

62.400

46.800

1997


78.600

61.794

48.200

1998

79.100

63.250

50.600

1999

84.800

65.625

52.500

2000

87.700

70.000

63.700


2001

95.600

80.000

76.800

2002

108.000

86.000

89.440

2003

116.000

93.000

106.950

2004

120.000

100.000


119.050

2005

123.742

102.000

133.350

2006

125.000

102.100

142.500

2007

125.700

106.500

~ 170.000

Nguồn: Viện KHKT nông lâm nghiệp MNPB và ICARD
2.3.2 Tình hình tiêu thụ
Hiện nay, lượng chè tiêu thụ trong nước hàng năm bình quân khoảng 20.000

tấn, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chè xanh, chè ướp hương là hai dạng
sản phẩm chính của thị trường nội địa.

8


Bảng 2.3: Xuất khẩu chè của Việt Nam, giai đoạn 1995 - 2007
Năm

Số lượng xuất khẩu (tấn)

Kim ngạch USD

1995

18.800

24.816.000

1996

20.800

31.200.000

1997

32.340

45.922.800


1998

33.215

44.840.250

1999

36.440

45.149.160

2000

55.660

69.605.000

2001

68.217

78.406.000

2001

74.812

82.571.636


2003

60.628

59.839.836

2004

99.351

95.549.855

2005

87.920

96.887.000

2006

105.116

111.585.912

2007

113.000

129.000.000


Nguồn: Viện KHKT nông lâm nghiệp MNPB và ICARD
2.4 Hiện trạng các giống chè ở Gia Lai
Cây chè được đưa vào Gia lai từ rất sớm. Năm 1922 người Pháp đã nghiên cứu
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, rất phù hợp với cây chè nên đã mở hai đồn điền
Chè Biển Hồ với diện tích (383 ha) và đồn điền Chè Bầu Cạn với diện tích (428 ha).
Hiện nay có thêm nông trường chè Ajun với diện tích (145 ha). Tổng diện tích cả ba
vùng khoảng 1000 ha. Nhưng cây chè cũng được xác định là một trong những cây
công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, tạo việc làm cho nhân dân lao động địa phương, tuy
nhiên thu nhập từ vườn chè của người nông dân còn thấp, một trong những nguyên
nhân đó là do, vườn chè già, chè trồng bằng hạt, giống lẫn tạp, Vườn chè không đồng
đều. năng suất thấp.
Hiện nay qua các công trình khảo nghiệm của Công Ty đã tìm ra được những
giống chè (PH1, LDP1, LDP2, LD97, TB14, TRI 2043, TRI 777) cho năng suất cao,
chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của vùng và
được tiến hành trồng bằng phương pháp giâm cành để thay thế dần dần những vườn
9


chè già cỗi, những vườn chè trồng bằng hạt năng suất thấp. Vì vậy hiện Công Ty đã có
những giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt đã đưa vào thời kỳ kinh doanh.
Ngoài việc nghiên cứu tuyển chọn các giống mới thay thế, Công Ty còn quan tâm
tới các biện pháp như mật độ trồng, làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bón
phân cho chè, đối với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng ngoài nhu cầu về các nguyên
tố dinh dưỡng đa lượng nó còn cần được bổ xung các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng. Do
đó Công Ty hiện có sử dụng các loại phân bón gốc, hữu cơ, NPK, và các loại phân bón lá
Arrow, Bio – 8, Rong biển, K - H. Nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu
sinh trưởng của cây, để đạt năng suất cao nhất.
2.5 Kỹ thuật canh tác
2.5.1 Về phân bón

2.5.1 Về phân bón
Bón phân cho chè trong thời kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng, sản lượng búp và phẩm chất của chè. Năng suất thu hoạch chính là lá với chu
kỳ 7 – 10 ngày 1 lứa hái, cần cung cấp liên tục cho cây.
Cây chè hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát triển hàng năm và cả chu kỳ
sống, cần có đủ chất dinh dưỡng thường xuyên.
Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè xảy ra đồng
thời và liên tục, vì vậy cần phải bón phân hợp lý để tạo nhiều búp, hạn chế ra hoa quả.
Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non, vì thế lượng dinh trong đất mất đi
nhiều, cần bổ sung kịp thời để có năng suất ổn dịnh từng quý và cả năm.
Theo Lê Quang Hưng (2007). Hàm lượng đạm chiếm nhiều nhất ở búp chè, lá non,
bộ lá trên cây, do đó quyết định năng suất búp thu hoạch và chất lượng sinh hóa của búp
chè sau khi chế biến. Khi lượng đạm cung cấp thiếu hụt hoặc do mất đạm trong quá trình
canh tác giữa các tháng do trực di, búp chè sinh trưởng kém, búp nhỏ, tỉ lệ búp mù cao,
giảm sản lượng. Nhu cầu đạm tùy theo tuổi cây. Bón đạm làm rút ngăn thời gian hình
thành đợt búp, số lứa hái tăng lên, số ngày hái giảm xuống.

10


Sử dụng phân lân cho chè:
Bón lân có ảnh có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè khi bón đủ N,
K. Hiệu quả của lân kéo dài tới 20 – 25 năm. Trên đất đỏ, lân thường dễ bị cố định, lượng
lân dư sẽ tăng hiệu quả về sau so với lân bón ở những năm đầu. Lân cần cho rễ cây chè
phát triển, tạo cành gỗ mới và lượng lá hình thành nhiều hơn, giảm khô cành khi đốn.
Bón phân lân trên nền N, K làm tăng hàm lượng catechin trong búp chè, tăng
phẩm chất. Bón phân lân trên nền có cây phủ đất cùng với đạm, bón thêm 60 kg P2O5 có
ảnh hưởng tăng hiệu suất sử dụng đạm là 2,81 kg chè thương phẩm/kg N. Lá chè đủ dinh
dưỡng khi hàm lượng lân trong lá là 0,33 – 0,39%.
Thiếu lân, lá chè có màu tối, cành mau khô, lượng lân áp dụng cho chè thông

thường là 100 kg P2O5/ha. Bón lân áp dụng 1 lần vào tháng 11- 12.
Sử dụng phân Kali cho chè:
Trên những vườn chè trồng ở những vùng tro núi lửa, hàm lượng Kali cao, nhưng
bón Kali dạng Calci ammonium nitrate với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên
thiếu kali do mất cân đối Ca/k, làm giảm hiệu quả bón K2O rõ rệt. Hàm lượng Kali trong
lá dưới 0,5% là thiếu Kali. Trong đất, hàm lượng K cần đạt trên 15mg/100g K2O. Cây
thiếu K làm lá cháy bìa lá, lá rụng sớm, giảm số chồi, vỏ cây trắng bạc.
Hàm lượng K tổng số trong lá 1 là 1,65%, lá 2 là 1,45%, lá 3 là 0,46%. Tùy theo
năng suất búp, lượng Kali bón cho chè kinh doanh thay đổi tùy theo năng suất chè hàng
năm. Chè đạt năng suất 6 – 10 tấn búp tươi/ha/năm bón 60 – 80 kg K2O/ha. Chè đạt năng
suất 10 tấn búp tươi/ha bón 80 – 100 kg K2O/ha, loại đạt 20 tấn búp tươi/ha bón 300 kg
K2O/ha.
Nguyên tố vi lượng:
Vi lượng cần thiết cho chè, Giống chè Assamica cần Mg khi bón phân đạm
ammonium sulphate, làm cho thiếu Mg, vì vậy cần bổ xung Mg ở dạng bón thông thường
là 15 kg MgO hoặc phun hoặc phun MgSO4 nồng độ 2%. Cây chè thiếu Zn thường có
lóng ngắn, lá nhỏ và úa vàng, nhiều chồi nách. Ở Sri Lanka, sulphate kẽm hoặc acid kẽm
để phun lên lá. Bón phân NPK phối hợp với 5 kg Zn và 5 kg B làm tăng phẩm chất của
chè nguyên liệu. Sử dụng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urea (1%) và thuốc trừ sâu
để thúc đẩy sinh trưởng chè cho năng suất phẩm chất tốt. Khi chế biến chè, hàm lượng
11


đồng trong lá khoảng 20 mg/kg do đó bón đồng giúp chè lên men tốt hơn. Ở Darjeeling,
pha hỗn hợp 2% Zn, Mg, B phun làm tăng năng suất búp chè.
Sử dụng phân hữu cơ cho chè:
Bón phân hữu cơ cho chè ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, còn có tác dụng cải
thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh vật học và chế độ nước trong đất. Nguồn hữu cơ
gồm có phân chuồng , phân ủ từ rác thải , phân xanh và các nguyên liệu lá cành sau khi
đốn chè.

Sản lượng gia tăng ổn định nhờ vào phân bón hữu cơ cho chè, với tác dụng là chất
giữ dưỡng liệu ít trực di. Trong thời kỳ kinh doanh, bón phân hữu cơ 3 năm 1 lần với liều
lượng 25 tấn/ha, hoặc chia mỗi năm 1 lần.
Theo khuyến cáo thì cần bổ sung các loại phân như sau:
Bảng 2.4: Bón phân cho chè kinh doanh
Loại
phân

Loại
chè
Năng
suất
đạt
80-120

Lượng phân
(kg)/ha

Số lần
bón

Thời gian
bón (tháng)

Phương pháp bón

Hữu cơ

25000 - 30000


1

12 - 1

- Trộn đều, bón sâu 6 -8 cm,
giữa hàng lấp kính.

N

180 - 300

3-5

1- 3 - 5 - 7 -9

P2O5

100 - 160

1

1

K2O

120 - 200

2

1- 5 - 9


Tấn/ha

- Trộn đều, bón sâu 6 – 8
cm, giữa hàng lấp kín.
- Bón 30 - 20 - 30 - 10%
hoặc 30 - 20 - 20%N +
100% P2O5 + 60 - 30 - 10%
K2O
- Phân bón tan chậm

Nguồn: Quản lý cây chè tổng hợp. Nhà suất bản Nông Nghiệp Hà Nội - 2006
Theo Nguyễn Huy Phiêu (1993). Cây hoàn toàn không thể phát triển bình
thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như Bo(B), man gan(Mn), kẽm (Zn), đồng
(Cu), Molipđen(Mo), một số cây cần cả nhôm (Al), silic (Si). Người ta đã chứng minh
những nguyên tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây. Các nguyên tố đó được xem như là
các chất kích thích và các loại phân bón chứa chúng được gọi là các loại phân xúc tác
hoặc phân kích thích, chúng đã thúc đẩy sự phát triển của thực vật. Sự thiếu từng
nguyên tố vi lượng và đa lượng riêng biệt trong đất gây ra các chứng bệnh cho thực vật,

12


nhất là cây chè. Ngoài việc sử dụng phân bón gốc cần phải tăng cường bổ sung thêm
phân bón lá cho chè.
Cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá,
trong khi diện tích lá của cây lại gấp hành chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới.
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc
Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn

Chi phí thấp hơn
Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng
2.5.2 Bảo vệ thực vật
2.5.2.1 Sâu hại chính
Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora):
Triệu chứng gây hại: Bọ xít muỗi tập trung chích hút búp chè vào lúc sáng sớm
và chiều tối. Khi có ánh nắng mặt trời, cả bọ xít non lẫn trưởng thành đều lẩn trốn, ẩn
mình dưới tán chè. Vết châm lúc đầu trong như dọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển
thành màu nâu.
Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như Applaud 10WP, Encofezin
10WP, Butyl 10WP với lượng 0,5-1,5kg/ha pha với 320-500 lít nước; Trebon 10EC với
lượng 0,7 lít/ha pha với 700 lít nước.
Rầy xanh (Cholorita flavescens ):
Triệu chứng gây hại: Rầy xanh hút nhựa cây bằng vòi châm. Cả rầy trưởng thành và
rầy non đều gây hại như nhau. Rầy thường bám ở cuống búp, lá non dùng vòi châm hút
dịch tế bào ở cuống, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non. Các vết châm của rầy tạo
thành những vết nhỏ li ti màu thâm nâu làm cho lá, búp non bị tổn thương, cản trở sự vận
chuyển dinh dưỡng, dẫn đến búp chè bị chùn lại. Nếu bị hại nặng lá chè khô từ chóp lá lan
dần theo 2 mép xuống giữa thành lá , thâm đen từ 1/3-1/2 lá thường gọi là cháy rầy. Những
lá non bị hại có thể rụng chỉ còn trơ cuộng búp chè. Nương chè bị rầy xanh hại ở mức độ
trung bình thì lá và búp chè có màu vàng hơi đỏ, nhìn xa giống nương chè cằn cỗi do thiếu
dinh dưỡng.
13


Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc hoá học như Applaud10WP, Encofezin 10
WP, Butyl 10 WP với lượng 0,5-1,5 kg/ha, pha với 320-500 lít nước; Padan 50 SP, với
lượng 1,5kg pha với 500 lít nước, Padan 4G với lượng 10-20 kg/ha rải vào gốc; Mospilan 3
EC với lượng 0,5-0,75 lít/ha pha với 500 lít nước; Monster 40 EC với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha
với 400 lít nước.


14


Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại vườn chè cành TB14 và PH1 tại Công ty chè Biển
Hồ - Đội I - Xã Nghĩa Hưng - Huyện ChưPăh - Tỉnh Gia Lai với diện tích 7000m2
trong đó chè TB14 là 6000m2 và PH1 là 1000m2. Là giống chè cành được trồng mới
thay thế các giống chè cũ từ năm 1999 và đưa vào kinh doanh năm 2001.
Hai giống chè được trồng cùng một thời điểm và cùng trồng trên một diện tích
như nhau. Có chế độ chăm sóc và đầu tư như nhau trong suốt thời gian kiến thiết cơ
bản và khi đưa vào kinh doanh về sức phát triển của hai giống tương đối đồng đều, do
cùng trồng trên một diện tích và có mức đầu tư giống nhau về các loại phân bón, do
cùng một hộ nhận khoán, do đó thuận lợi cho việc làm thí nghiệm.
3.1.2 Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí từ tháng 02 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009.
3.2 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1 Vị trí địa
Công Ty Chè Biển Hồ nằm trong phạm vi hành chính xã Nghĩa Hưng và một
phần đất thuộc xã Phú Hoà, Huyện chưpăh cách thành Phố Plieku 13 km về phía bắc.
Toạ độ: Từ 107060’13”- 108001’14” kinh độ Đông
Từ 14002’00” - 14007’14” vĩ độ Bắc
Địa giới: Bắc giáp xã Hoà Phú, huyện Chưpăh
Nam giáp Biển Hồ, thành phố Pleiku
Đông giáp xã Chưpô
Tây giáp Công Ty Cao Su Chưpăh
15



3.2.2 Địa hình
Thuộc dạng đồi thảo nguyên ít dốc, độ cao so với mặt nước biển là 700m, nơi
cao nhất có độ cao là 750 m, 90% diện tích có độ dốc dưới 150 (khoảng 300 ha).
3.2.3 Đất đai
Bảng 3.1 : Bảng kết quả phân tích đất của vườn thí nghiệm.

Độ sâu

Tổng số (%)

pHKCl

Dễ tiêu mg/100g

Trao đổi

đất

meq/100g đất

HC

N

P2O5

K2O


P2O5

K2O

Ca2+

Mg2+

(0-20 cm)

4,37

6,18

0,21

0,37

0,04

1,50

5,87

0,24

0,16

(20-60cm)


4,69

2,35

0,12

0,30

0,03

0,65

1,93

0,24

0,16

Nguồn : Phòng nông hóa thổ nhưỡng, viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây
Nguyên phân Tích (Năm 2003).
Chú thích :
Dựa vào số liệu bảng 3.1 cho thấy
Đất rất chua
Chất dinh dưỡng trong đất cao.
3.3 Vật liệu và dụng cụ
3.3.1 Vật liệu
* Giống vườn thí nghiệm là hai giống TB14 và PH1 ở 10 năm tuổi đã đưa vào
thời kỳ kinh doanh có đường kính tán trung bình với TB14 là 0,85 m; PH1 là 0.90 m
đang phát triển tốt.
* Bốn chế phẩm được sử dụng trong nghiệm thức thí nghiệm:

1. Arrow: là phân bón lá dùng cho chè có các thành phần Magnesium oxide (31%);
Calxium oxide (1%). Do Công ty TNHH & TM Quang Nông - TP.HCM.
2. Seaweed - Rong biển 95% là phân bón lá dùng cho chè có các thành phần HC =
50%, N = 1,5%, P205 ,K20 = 20%, S = 1,5%, Mg =0,45%, B = 125 ppm, Fe =
200ppm, Allanin = 0,32%; Arginin: 0,04%; Cystin = 0,01%; lysin = 0,16%;
Prolin = 0,28%; Methionin = 0,11%; Phenylalanin = 0,25%; Tyrosin = 0,17%;
Tryptophan = 0,07%; Glutamicacid = 0,93; Asparticacid = 0,62%; Mannitol =
16


×