Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC MÍA Ở HUYỆN PHÚ THIỆN TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC
MÍA Ở HUYỆN PHÚ THIỆN
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ TUYẾT MAI
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 08/2009


ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC
MÍA Ở HUYỆN PHÚ THIỆN
TỈNH GIA LAI

Tác giả

ĐINH THỊ TUYẾT MAI

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng Kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
KS. PHAN GIA TÂN


Tháng 08/ 2009
ii


CẢM TẠ
Con xin gửi lời biết ơn đến cha mẹ yêu thương đã sinh thành và nuôi dưỡng cho
con có ngày hôm nay. Các anh chị đã luôn bên cạnh chăm sóc và lo lắng cho em.
Chân thành biết ơn
Toàn thể Quý Thầy Cô cùng Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập ở trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Phan Gia Tân giảng viên chính Bộ Môn Cây Công
Nghiệp, Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn
em thực hiện khoá luận này.
Chân thành cảm ơn
- UBND huyện Phú Thiện.
- Trạm Khí Tượng Thuỷ Văn tỉnh Gia Lai.
- Công ty Mía Đường Nhiệt Điện Gia Lai trong thị xã Ayun Pa.
- UBND các xã Ia Hao, Ia Piar, Ia Sol cùng các phòng ban liên quan đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực hiện đề tài này tại địa
phương.
- Cảm ơn 100 hộ nông dân ở huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình đi điều tra thực hiện đề tài.
- Cuối cùng tôi xin chân thành biết ơn các Anh, Chị, Bạn bè đã hết lòng giúp đỡ tôi
về vật chất, động viên về tinh thần trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

iii


TÓM TẮT

Đinh Thị Tuyết Mai, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 /2009. “Điều
tra về giống và kỹ thuật canh tác mía ở huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai”.
Giáo viên hướng dẫn chính: Kỹ Sư PHAN GIA TÂN.
Mục tiêu chính của đề tài là điều tra về cơ cấu giống và các biện pháp kỹ thuật
canh tác mía nông dân đang áp dụng trên huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai để làm cơ sở cho
việc nghiên cứu, kết luận về các giống mía tốt đưa vào cơ cấu giống sản xuất cũng như
xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cho cây mía trồng ở huyện Phú
Thiện tỉnh Gia Lai nói riêng và ở khu vực Tây Nguyên nói chung.
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian 04 tháng, từ tháng 2/2009 đến tháng
6/2009 trong các vùng trồng nhiều mía của huyện Phú Thiện ở 3 xã Ia Hao, xã Ia Piar, và
xã Ia Sol. Bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn với biểu mẫu soạn sẵn (PRA) thực
hiện trên 100 hộ trồng mía có kinh nghiệm để điều tra, thu thập các số liệu về hiện trạng
canh tác mía như: tình hình sản xuất, cơ cấu giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc mía bao
gồm các khâu: bón phân, phòng trừ sâu bệnh, kể cả đánh giá về hiệu quả kinh tế của trồng
mía tơ và mía gốc. Qua các kết quả thu được có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Về cơ cấu giống mía
Trước đây giống mía F156 được trồng phổ biến chiếm tỉ lệ 90% diện tích mía trong
vùng, nhưng hiện nay do bị nhiễm sâu bệnh, năng suất giảm nên diện tích ngày càng giảm và
được thay thế bằng các giống mía tốt mới như: K84-200, R570,R579, K88-65 và B85 - 764,
cùng một số giống khác. Các giống này chin sớm đến trung bình (12-14 tháng) có năng suất
mía cây/ha cao, chữ đường ổn định có nhiều triển vọng để bố trí trong cơ cấu giống.
2. Kỹ thuật canh tác
- Về khâu làm đất
Đất trồng mía phải đảm bảo tầng đất cày sâu, tơi xốp, giữ ẩm tốt, sạch cỏ dại, gốc
rễ, bằng phẳng. Đặc biệt là phải loại bỏ hoàn toàn gốc mía sống sót từ vụ trước, đảm bảo
không làm lẫn giống.
iv


Phương pháp hiện đang phổ biến: Cày lật đất 2-3 lần, bừa 2 lần, rạch hàng 1 lần. Đảm

bảo độ sâu lớp đất cày ≥ 25cm , sạch cỏ dại, tơi xốp đất, mặt ruộng tương đối bằng phẳng.
- Về chuẩn bị hom giống để trồng
Ở đây nông dân không xử lý hom giống trước khi trồng, giống sau khi mua về
cũng không được trồng ngay vì không thuê được nhân công. Mặt khác giống mua tại địa
phương nên không đảm bảo sạch sâu bệnh.
- Về mật độ và khoảng cách trồng
Nông dân trồng với khoảng cách hàng từ 0,9 - 1,2m, mật độ hom quá dày (45.000 –
50.000 hom/ha) làm tốn nhiều hom giống, tăng chi phí đầu tư, mía trồng dễ bị sâu bệnh, khó để
gốc và lấy hom giống.
- Đặt hom và lấp hom
Đặt hom: Nông dân đặt cả cây rồi dùng dao chặt, 1 hom từ 2 – 4 mắt mầm.
Lấp hom: Nông dân thường lấp dày từ 5 – 7 cm đối với vụ trồng tháng 11 cuối
mùa mưa và lấp mỏng 3 – 6 cm đối với vụ trồng tháng 5 đầu mùa mưa.
- Về chăm sóc
- Phân bón: Nông dân trong vùng có đầu tư phân bón nhưng bón phân không đúng
kỹ thuật. Chưa biết dùng vôi để giảm độ chua của đất.
- Làm cỏ: Nông dân làm cỏ bằng cách thuê nhân công cuốc từ 2 – 3 lần, cày ra –
vô vùi lấp cỏ và có sử dụng thuốc trừ cỏ.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh trong vùng điều tra bị khá nhiều sâu đục thân và
bệnh than nhưng nông dân ít quan tâm đến việc phòng trừ khi sâu bệnh xuất hiện.
- Về năng suất
Tuy nông dân có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây mía nhưng do kỹ thuật chăm
sóc và bón phân chưa hợp lý nên mía trồng sinh trưởng kém và bị nhiễm sâu bệnh nhiều
dẫn đến năng suất mía cây/ha không cao.
- Về hiệu quả trồng mía
Nông dân đầu tư chi phí cao nhưng hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp do họ chưa áp
dụng đúng các quy trình thâm canh vào trong sản xuất, không chọn lựa hom giống kỹ
trước khi trồng, chưa phòng trừ sâu bệnh tốt, …dẫn đến năng suất mía trên ha còn thấp.
v



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.

i

Cảm tạ.

ii

Tóm tắt.

iii

Mục lục.

vi

Chương 1: Giới thiệu, phương pháp điều tra và cách thức thực hiện

1

1.1 Đặt vấn đề.

1

1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài.

2


Chương 2: Tổng quan tài liệu

4

2.1 Phân loại.

4

2.2 Nguồn gốc và phân bố.

4

2.3 Điều kiện sinh thái cây mía.

4

2.4 Đặc điểm thực vật học.

5

2.5 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng.

7

2.6 Tình hình mía đường trên thế giới và trong nước.

7

2.7 Về cơ cấu giống và các biện pháp kỹ thuật nhân giống mía.


10

2.8 Về kỹ thuật trồng và chăm sóc.

11

2.9 Sâu bệnh chính hại mía.

14

2.10 Thu hoạch.

15

Chương 3 Phương pháp điều tra và cách thức thực hiện

16

3.1 Thời gian và địa điểm điều tra.

16

3.2 Phương pháp điều tra.

16

3.2.1 Điều tra trong phòng.

17


3.2.2 Điều tra ngoài đồng.

17

3.3 Các chỉ tiêu điều tra.

17

3.4 Cách thức sử lý số liệu

17

vi


Chương4: Kết quả và nhận xét

18

4.1 Kết quả điều tra về các điều kiện tự nhiên.

18

4.1.1 Vị trí địa lý.

18

4.1.2 Ranh giới hành chính.


18

4.1.3 Địa hình.

18

4.1.4 Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thuỷ văn.

19

4.1.5 Tài nguyên đất đai.

20

4.2 Tình hình dân số và lao động.

23

4.3 Tình hình chăn nuôi.

24

4.4 Tình hình giao thông vận tải.

24

4.5 Kết quả điều tra về tình hình sản xuất mía.

25


4.6 Kết quả điều tra về cơ cấu giống.

26

4.6.1 Kết quả về diện tích và cơ cấu giống đang trồng năm 2008.

26

4.6.2 Kết quả một số chỉ tiêu công nghệ của các giống trong vùng điều tra.

29

4.6.3 Giới thiệu một số giống mía trong vùng điều tra.

29

4.7 Kết quả điều tra kỹ thuật canh tác.

32

4.7.1 Về thời vụ.

33

4.7.2 Chuẩn bị đất.

33

4.7.3 Chuẩn bị hom giống.


34

4.7.4 Về mật độ và khoảng cách trồng.

34

4.7.5 Phương pháp trồng.

34

4.7.6 Kỹ thuật chăm sóc.

35

4.7.6.1 Trồng giặm.

35

4.7.6.2 Làm cỏ.

35

4.7.6.3Bón phân.

35

4.7.6.3.1 Về lượng phân.

35


4.7.6.3.2 Về số lần bón.

36

4.7.6.4 Phòng trừ sâu bệnh.

36

4.7.7 Thu hoạch và vận chuyển.

38
vii


4.7.8 Kỹ thuật lưu gốc.

38

4.8 Kết quả khảo sát về hiệu quả đầu tư trồng mía năm 2008.

39

4.9 Các vấn đề cần giải quyết để phát triển cây mía trong vùng điều tra.

41

4.9.1 Quy hoạch diện tích mía giai đoạn 2006 - 2010.

41


4.9.2 Tình hình chế biến mía đường.

41

4.9.3 Các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết để phát triển cây mía ở
huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

41

4.9.3.1 Về giống mía.

41

4.9.3.2 Về công tác khuyến nông.

42

4.9.3.3 Về biện pháp thâm canh tăng năng suất.

42

4.9.4 Các biện pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.

43

4.9.4.1 Về thuỷ lợi.

43

4.9.4.2 Về đường xá, cầu cống.


43

4.9.4.3 Về máy móc phục vụ cơ giới hoá.

43

4.9.5 Các biện pháp về kinh tế phát triển sản xuất.

44

4.9.5.1 Chính sách giá cả thu mua hợp lý.

44

4.9.5.2 Các biện pháp hỗ trợ vốn.

44

4.9.5.3 Bảo đảm giá thu mua để ổn định sản xuất.

44

Chương 5: Kết luận và đề nghị.

45

5.1 Kết luận.

45


5.2 Đề nghị.

46

Tài liệu tham khảo.

48

Phụ lục.

50

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 10 quốc gia có sản xuất mía đường hàng đầu năm 2005.

8

Bảng 1.1 Địa điểm điều tra với diện tích mía và số phiếu điều tra.

16

Bảng 3.1 Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết trong vùng điều tra.

20

Bảng 3.2 Diện tích và tỉ lệ các loại đất của huyện Phú Thiện.


20

Bảng 3.3 Chuyển dịch về giá trị sản xuất của huyện Phú Thiện.

23

Bảng 3.4 Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng mía tại xã Ia Hao.

25

Bảng 3.5 Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng mía tại xã Ia Piar.

26

Bảng 3.6 Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng mía tại xã Ia Sol.

26

Bảng 3.7 Kết quả điều tra về diện tích và cơ cấu giống đang trồng
ở vùng điều tra năm 2008.

28

Bảng 3.8 Kết quả một số chỉ tiêu công nghệ của các giống trong vùng điều tra.

29

Bảng 3.9 Kết quả về mật độ hom/ha và khoảng cách hàng trồng mía trong
vùng điều tra.


34

Bảng 3.10 Thành phần và mức độ sâu bệnh hại mía trong vùng điều tra.

37

Bảng 3.11 Sơ bộ lượng toán chi phí đầu tư trồng 1 ha mía tơ năm 2008.

39

Bảng 3.12 Sơ bộ lượng toán chi phí đầu tư chăm sóc 1 ha mía gốc năm 2008.

40

Bảng 3.13 Quy hoạch diện tích mía từ năm 2006 – 2010

41

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1. Sâu đục thân mình tím đang đục trong thân mía.

50

Hình 2. Sâu đục thân mình trắng đang đục trong ngọn mía.

51


Hình 4. Sâu đục thân 4 vạch đang đục trong thân mía.

51

Hình 5. Giống R570 bị bệnh than ở vụ gốc.

52

Hình 6. Giống mía R570 ở giai đoạn nhảy bụi.

52

Hình 7. Giống K84-200 ở giai đoạn nhảy bụi.

53

Hình 8. Giống B85-764 ở giai đoạn nhảy bụi.

53

Hình 9. Giống K88-65 ở giai đoạn nhảy bụi.

54

Hình 10. Giống R579 ở giai đoạn nhảy bụi.

54

x



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây mía (Saccharum spp.L.) là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành công
nghiệp chế biến đường trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Qua nhiều năm
trồng, cây mía đã lấy lại vị thế của mình trong sản xuất nông nghiệp. Đây là cây trồng có
giá trị kinh tế, có khả năng thích ứng rộng, dễ trồng, sinh trưởng và phát triển mạnh. Việc
trồng mía đã đem lại lợi nhuận cho người nông dân vì mía là cây lấy thân có năng suất ổn
định, ít bị mất mùa đột xuất như các loại cây trồng khác.
Cây mía được người dân Gia Lai trồng từ lâu, nhưng với diện tích nhỏ, chế biến đường
bằng phương pháp thủ công, ngành trồng mía làm đường chỉ phát triển mạnh từ sau năm 1990.
Năm 1991, diện tích mía cả tỉnh là 1.435 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Phía Đông. Năm
1995 tỉnh cấp giấy phép xây dựng cho công ty Mía Đường Bourbon Gia Lai (hiện nay tên là
Công ty Mía Đường Nhiệt Điện Gia Lai) và năm 1997 Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép
hoạt động kinh doanh cho Công ty Mía Đường Bourbon Gia Lai. Nhờ có nhà máy Đường hoạt
động mà người dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng mía. Hiện nay mía được xem là loại
cây trồng trọng điểm trong huyện Phú Thiện nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
Qua số liệu thống kê đất đai năm 2007 của huyện Phú Thiện cho thấy diện tích tự
nhiên là 50.472,99 ha. Trong đó sản xuất nông nghiệp là 20.724,31 ha chiếm 41% tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện. Trên vùng đất sản xuất nông nghiệp cây mía chiếm diện
tích khá cao là 2.718,9 ha so với cây ngô 2.090 ha, cây sắn 860 ha, cây khoai lang 21 ha,
cây rau đậu các loại 1.827 ha,…chỉ sau cây lúa là 12.625 ha.
Huyện Phú Thiện là vùng nguyên liệu mía chính cung cấp cho nhà máy đường Nhiệt
Điện Gia Lai tại Thị Xã Ayun Pa. Theo số liệu thống kê 2007 diện tích trồng mía toàn huyện
2.718,9 ha, năm 2008 giảm 244,9 ha còn 2.474 ha. Nguyên nhân làm giảm diện tích trồng mía
là do thời tiết bị khô hạn, giá cả thu mua mía không ổn định nên người dân đã chuyển đổi cây
1



trồng sang ngô và các loại cây màu khác. Nhà máy đường Nhiệt Điện Gia Lai với công suất
2000 tấn/ngày, thời gian ép khoảng 6 tháng/năm do đó nguyên liệu phải đáp ứng cần 320.000
tấn mía cây/năm. Song hiện nay, năng suất mía bình quân toàn huyện còn thấp 50 – 60 tấn/ha.
Vì vậy cần có những tác động về giống và các biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc thâm canh
nhằm nâng cao năng suất lên 80 – 100 tấn/ha là những yêu cầu cấp bách nhằm tăng năng suất
chất lượng cây mía làm tăng hiệu quả sử dụng đất trồng mía.
Những yếu tố tác động tích cực quyết định đến năng suất và chất lượng mía bao
gồm giống, thời vụ và kỹ thuật canh tác. Trong đó chọn giống giữ vai trò quan trọng là
biện pháp hàng đầu trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên để chọn được bộ giống mía tốt thích hợp và kỹ thuật
thâm canh nhằm tăng năng suất và chất lượng mía cây trên huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
cho phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, được sự phân công của Bộ Môn Cây Công
Nghiệp Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, chúng tôi thực hiện đề tài
“ Điều tra về giống và kỹ thuật canh tác mía ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai ”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Qua điều tra về cơ cấu giống và kỹ thuật canh tác mía được áp dụng trên huyện
Phú Thiện, tỉnh Gia Lai sẽ đánh giá rút ra được một số giống mía tốt và các biện pháp kỹ
thuật thâm canh để làm cơ sở xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất mía, chữ
đường (CCS) trên huyện Phú Thiện nói riêng và toàn tỉnh Gia Lai nói chung.
1.2.2 Yêu cầu
Trong khoảng thời gian khảo sát kéo dài 4 tháng, từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009
cần đạt yêu cầu sau:
Nắm được cơ cấu giống mía đang trồng sản xuất trên huyện Phú Thiện, tỉnh Gia
Lai với những ưu nhược điểm đang trồng phổ biến.
Nắm được tình hình sản xuất mía đường trong khu vực với những thuận lợi và khó
khăn cũng như khả năng phát triển về cây mía đường trên huyện Phú Thiện trong những
năm sắp tới.
2



Nắm được các biện pháp và kỹ thuật trồng, chăm sóc mía thâm canh trên huyện
Phú Thiện với các kinh nghiệm để đạt năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.
Rút ra kết luận từ các kết quả khảo sát làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu giống
mía sản xuất và quy trình thâm canh tăng năng suất mía cây và chữ đường trong cây mía
trên khu vực mía nguyên liệu.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực tập quá ngắn chỉ có 4 tháng so với thời gian sinh trưởng của cây
mía (ít nhất 10 -12 tháng) địa bàn khảo sát rộng nên kết quả điều tra chỉ có ý nghĩa sơ bộ
bước đầu. Cần đi sâu điều tra thêm về giống và các biện pháp kỹ thuật trong canh tác kể
cả thực hiện các thí nghiệm ngoài đồng để có các kết luận chính xác hơn.
osoft Excel.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Phân loại
Ngành có hạt (Spermatophytae)
Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae)
Họ hòa thảo (Gramineae)
Giống (Saccharum)
Loài (Saccharum spp.L.)
Trong phân loại đã xác định 5 loài mía gồm 2 loài mía hoang dại và 3 loại mía
trồng trọt.
2.2 Nguồn gốc và phân bố
Cây mía được thuần hóa từ 8000 năm trước công nguyên ở đảo Tân Ghi Nê bởi
những người làm vườn ở thời kỳ đồ đá mới, sau đó lan dần đến Trung Quốc, Ấn Độ và

các đảo ở Thái Bình Dương, người Ấn Độ đã biết sử dụng mía để chế biến đường từ 3000
năm trước công nguyên.
Cây mía được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải vào khoảng đầu thế kỷ 13, các
nước thuộc Châu Mỹ trồng mía muộn hơn vào cuối thế kỷ 15 vì trong chuyến vượt biển lần thứ
hai sang Tân thế giới năm 1493, Christophe Colombia mới đưa mía vào Châu Mỹ. Đầu tiên
mía được trồng ở Santo Domingo, sau đó tới Mêhicô (1502), Brazin (1532), Pêru (1533) và
Cuba (1650). Hiện nay cây mía đã được trồng ở 200 nước trên toàn thế giới, chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung từ vĩ độ 350 Nam đến 350 Bắc (Trần Văn Sỏi, 2003).
2.3 Điều kiện sinh thái cây mía
2.3.1 Nhiệt độ
Nhìn chung nhiệt độ thích hợp cho cả quá trình sinh trưởng của mía là 24 – 300C.
Mía thường sinh trưởng đạt đến mức độ tối đa khi nhiệt độ khoảng 30 – 340C, trên 350C
4


mía bắt đầu sinh trưởng chậm. Trên 380C sinh trưởng bị đình chỉ vì quá trình dị hóa cao
hơn quá trình đồng hóa. Nhiệt độ thấp dưới 00C kéo dài mía sẽ bị chết vì đông nhựa. Dưới
150C mía đình chỉ sinh trưởng. Từ 16 – 200C mía sinh trưởng chậm. Từ 210C tốc độ tăng
trưởng tăng nhanh rõ rệt (Trần Văn Sỏi, 2003).
2.3.2 Ánh sáng
Cũng như các loại thực vật và cây trồng khác, cây mía sử dụng năng lượng ánh
sáng mặt trời, sử dụng cacbon dioxit từ không khí, nước và các chất dinh dưỡng từ đất
thông qua bộ lá xanh chứa chất diệp lục tiến hành quang hợp để sản xuất ra các chất
cacbon hidrat cho bản thân mình (Trần Văn Sỏi,2003).
Cây mía đòi hỏi ít nhất 1.200 giờ nắng trong năm tốt nhất là trên 2.000 giờ (Lê
Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
2.3.3 Lượng mưa
Mía yêu cầu lượng mưa hữu hiệu trong năm là 1.500 mm tức tổng lượng mưa phải từ
2.000 – 2.500 mm. Ở giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu 100 -170 mm mưa/tháng, nhưng khi
chín yêu cầu khô ráo. Để tạo thành 1 kg mía cần 86 – 210 lít nước (bình quân 150 lít), như vậy

để có một tấn mía cần 15 mm nước/ha tức 150 m3 nước (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi,
1997). Trong thực tế lượng mưa từ 12,5 – 18,5 mm trong 24 giờ có thể coi là lượng mưa
hữu hiệu tối thiểu (Trần Văn Sỏi, 2003).
2.3.4 Đất đai
Mía là loại cây trồng rất chịu đựng với điều kiện đất đai, có thể thích ứng với nhiều
loại đất khác nhau từ 70% sét đến 75% cát (Lê Song Dự, 2003).
Đất thích hợp với cây mía là đất có khả năng giữ nước tốt, kết cấu tốt, thoáng xốp.
Đất có 40% chất rắn, 30% nước, 30% không khí, điều hòa tốt giữa nước và không khí.
Đất đạt các yêu cầu trên là đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình và trong đất còn có
chất hữu cơ, nhiều mùn. Đất có thành phần cơ giới 10 – 15% sét, 25 – 35% thịt và 40 –
50% cát, có pH: 5,5 – 7,5 và không bị nhiễm mặn (Trần Văn Sỏi, 2003).
2.4 Đặc điểm thực vật học
2.4.1 Rễ mía
Thuộc loại rễ chùm, chia làm hai loại: Rễ sơ cấp và rễ thứ cấp.
5


Rễ sơ cấp: Là rễ hom, rễ sơ sinh hay rễ tạm thời,… Là loại rễ mọc từ hom giống
hoặc hạt giống ra. Loại rễ này có đường kính bé, phân nhánh nhiều, ít ăn sâu, tuổi thọ
ngắn, chỉ đảm nhiệm việc nuôi cây trong vòng 4 – 7 tuần đầu.
Rễ thứ cấp: Là rễ thứ sinh, rễ vĩnh cửu. Rễ này phát triển từ các điểm rễ của các
cây mía mẹ mọc ra từ hom giống và các cây mía con mọc ra sau đó. Loại rễ này to hơn rễ
hom, ăn sâu hơn và có tuổi thọ dài hơn.
2.4.2 Thân mía
Thân mang lá, vận chuyển nước và thức ăn từ rễ tới lá đồng thời vận chuyển đường
từ lá về tích trữ ở các lóng mía trên thân.
Thân gồm nhiều đốt và lóng.
Đốt: Đốt mía có nơi còn gọi là mấu hay mắt, là bộ phận nối liền giữa các lóng với
nhau trên thân mía. Đốt mía gồm vòng sinh trưởng, vòng rễ có các nốt rễ, sẹo lá và mầm.
Lóng: Là bộ phận nằm giữa hai đốt gồm các lóng ở gốc rất ngắn và bé, càng lên

cao các lóng càng to dài dần ra, đạt kích thước tối đa ở giữa thân và ở ngọn lóng ngắn lại.
2.4.3 Lá mía
Lá mía mọc cách nhau, mỗi đốt mang một lá, lá gồm phiến lá, bẹ lá và gối lá.
Phiến lá: Là bộ phận có diện tích tiếp xúc tối đa với môi trường.
Bẹ lá: Là bộ phận ôm chặt lấy thân.
Cổ lá: Là bộ phận nối liền bẹ và phiến lá gồm hai vết dày ghép lại với nhau.
2.4.4 Hoa mía
Gọi là cờ mía, gồm một trục thẳng đứng phân nhánh nhiều và dày đặc gọi là gié.
Trên các nhánh gọi là những gié con có nhiều hoa mía nhỏ, mọc thành từng đôi gồm một
hoa có cuống và một hoa không cuống. Mỗi hoa mía được bao bọc bởi hai mảnh vỏ được
tạo thành bởi hai lớp gọi là trấu ngoài và trấu trong.
2.4.5 Hạt mía
Hạt mía rất bé, thuộc loại quả thóc, có bề dài 1 – 1,5 mm, bề rộng 0,5 mm. Trọng
lượng 0,15 – 0,25 mg. Hạt mía trông như một cái vảy khô, nhẵn hình thoi, ở trong chứa
anbumin, tinh bột và một mầm rất nhỏ.

6


2.5 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng
2.5.1 Giá trị dinh dưỡng
Đường mía là nguồn nguyên liệu quan trọng, 1 kg đường cung cấp năng lượng
tương đương 0,5 kg mỡ, 50 – 60 kg rau quả. Đường cung cấp 10% nhu cầu năng lượng
của cộng đồng. Trên thế giới năng lượng do đường cung cấp bằng 7% năng lượng do các
loại ngũ cốc cung cấp.
2.5.2 Giá trị sử dụng
Theo Phan Gia Tân, 2006 Cây mía có nhiều công dụng:
Mía là nguồn nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến như: giấy, ván ép,
rượu, cồn công nghiệp (ethanol), bột ngọt, hóa chất,…
Là nguồn thức ăn gia súc và phát triển chăn nuôi (lá mía và ngọn mía non).

Là nguồn nguyên liệu cho công nghệ sinh học sản xuất ra các nấm men vi sinh,
men thực phẩm,…
Là công cụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, mía được coi là cây
trồng xóa đói giảm nghèo cho nông dân trung du miền núi, là cây có hiệu quả kinh tế cao.
Là cây cải tạo môi trường rất tốt, rễ mía bảo vệ đất chống xói mòn nhất là đất đồi
dốc làm đất tốt.
2.6 Tình hình mía đường trên thế giới và trong nước
2.6.1 Trên thế giới
Hiện nay các nước sản xuất mía đứng hàng đầu Thế Giới là Brazin, Ấn Độ, Thái Lan,
Cuba và Úc. Trong đó Brazin là nước trồng mía và sản xuất đường lớn nhất Thế Giới với sản
lượng 31 triệu tấn/năm. Nước này xuất khẩu đường đạt khoảng 18,1 – 19,6 triệu tấn/năm. Bên
cạnh đó sức tiêu dùng đường bình quân đầu người đạt khá cao 56kg/người/năm. Brazin có mức
sản xuất mía cao vì Brazin sử dụng sản lượng mía chế biến thành đường và cồn sinh học
ethanol. Các giống mía được du nhập đưa vào sản xuất thường được kiểm tra rất nghiêm ngặt
trong vòng ít nhất một năm ở các trại cách ly nguyên liệu từ 50 – 100 km hoặc ở các bán đảo
xa bờ (Nguyễn Huy Ước, 1994). Bên cạnh đó theo Trần Minh Châu (1998) hầu hết các nước
trồng mía phát triển đều có các tập đoàn giống mía đa dạng và phong phú. Trong đó Cuba có
tập đoàn 1.400 giống (1976), Ấn Độ có 2.500 giống (1977), đến năm 1995 có đến 3.345 giống,
7


Hawaii có 4.200 giống (1974), Florida (USA) có 1.032 giống (1995) và Úc có tập đoàn giống
mía vào năm 1995 với 1.976 mẫu giống,… điều này cho thấy tiềm năng phát triển giống mía
mới rất đa dạng và phong phú.
Theo Nguyễn Thị Bạch Mai và Đoàn Lệ Thủy – Bộ Môn Nghiên Cứu Giống Mía –
Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Mía Đường cho biết: Ở Ấn Độ, năm 1993 có 65 giống
được đưa vào sản xuất theo cơ cấu giống chín sớm, chín trung bình, chín muộn, làm gia tăng
năng suất đạt 68,4 tấn/ha trong vụ 1998/1999. Mục tiêu của Ấn Độ đưa năng suất lên 100
tấn/ha trên diện tích 4,15 triệu ha vào năm 2020 (Tripathi, 1999). Ở Đài Loan trong thời gian
qua và hiện nay các giống mía mới ROC có năng suất cao giàu đường, có thời gian chín và các

đặc tính canh tác khác nhau được đưa vào sản xuất thay thế hết các giống mía cũ 10 năm một
lần đã góp phần đưa Đài Loan trở thành nước có ngành mía đường phát triển (Chang, 2001).
Bảng 2.1: Mười quốc gia có sản lượng mía đường hàng đầu thé giới năm 2005.
Quốc gia

Sản lượng (1000 tấn)

Brazin

588.025

Ấn Độ

232.300

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

87.768

Pakistan

47.244

Mexico

45.195

Thái Lan

43.665


Colombia

39.849

Australia

37.822

Indonesia

29.505

Hoa kỳ

25.307

Tổng thế giới

1.011.581

(Nguồn: Tổ chức Nông – Lương liên hiệp quốc (FAO)(2)(3))
Theo Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), Châu Á tiếp tục là động lực phát triển tiêu
dùng đường trên thế giới và dự báo tổng mức tiêu dùng đường trên thế giới năm 2006/2007 sẽ
đạt 152,1 triệu tấn, tăng 1,5% so với 149,9 triệu tấn của năm 2005/2006 và khá thấp so với mức
tăng trưởng tiêu dung bình quân 10 năm là 2,4%. Tiêu dùng đường ở các nước đang phát triển
8


dự báo đạt 104,3 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2005/2006. Ở các nước phát triển, mức tiêu

dùng đường tính theo đầu người tiếp tục suy giảm. Tổng mức tiêu dùng đường ở các nước phát
triển dự báo sẽ tăng dưới 1% và sẽ đạt tổng cộng 47,9 triệu tấn trong năm 2006/2007.
2.6.2 Trong nước
Cây mía và nghề làm mật đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa nhưng công nghiệp mía
đường chỉ mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy
đường mía với tổng công suất gần 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công
suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 – 500.000 tấn
đường. Năm 1995 với chủ trương “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây
dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở vùng nguyên liệu nhỏ. Ở vùng nguyên liệu tập
trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với
nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng 1 triệu tấn (Nghị quyết đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ 8)”. Chương trình mía đường được chọn là chương trình khuyến khích hàng đầu
để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành mía đường được giao “ Không phải là ngành
kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội”.
Ở nước ta cây mía là nguyên liệu chủ yếu để chế biến đường. Tính đến thời điểm vụ
mía năm 1997 – 1998 cả nước đã có trên 250.000 ha mía và đạt sản lượng 11,5 triệu tấn mía
cây. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình sản xuất mía của nước ta còn ở trình độ thấp, năng suất
sản lượng mía chưa cao, hiệu quả kinh tế mang lại cho người trồng mía còn hạn chế, không
phản ánh đúng với bản chất vốn có của cây mía (Nguyễn Huy Ước, 2002).
Theo Cục trồng trọt (2007) vụ mía 2007 - 2008 diện tích của cả nước đạt 306.600
ha. Trong đó diện tích mía của các tỉnh có nhà máy đường đạt 273.900 ha, tăng 3.100 ha
so với năm trước. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 54,1 tấn/ha giảm 0,7 tấn/ha so với
niên vụ trước. Sản lượng mía đạt 12,1 triệu tấn.
Để ngành mía đường Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập và phát triển trước
sự cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) thì năng suất và chất lượng mía của cả nước phải được cải thiện,
nâng lên theo chỉ tiêu phát triển đã đề ra của thủ tướng chính phủ là đến năm 2010 năng suất
9



đạt bình quân 65 tấn/ha, chữ đường 11 CCS và đến năm 2020 năng suất bình quân 80 tấn/ha,
chữ dường 12 CCS tiến tới hạ giá thành sản xuất mía và dường (Nguyễn Đức Quang, 2009).
2.7 Về cơ cấu giống và các biện pháp nhân giống mía
2.7.1 Về cơ cấu giống
Cơ cấu bộ giống mía hợp lý, rải vụ cũng đã được kết luận và khuyến cáo áp dụng
cho từng vùng sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía và chế biến đường. Tính
đến tháng 3 năm 2006 đã có 39 giống mía mới được công nhận tạm thời và chính thức
cho các vùng mía trong cả nước như giống: C819 – 67, Ja60 – 5, My55 – 14, F154, F156,
CP34 – 79, Co6806, VĐ63 – 237, VĐ79 – 177, VN72 – 77, VN84 – 196, VN84 – 2611,
VN84 – 4137, VN84 – 422, VN85 – 1859, VN85 – 1427, VĐ81 – 3254, VĐ86 – 368,
ROC1, ROC9, ROC10, ROC15, ROC16, ROC22, ROC23, K84 – 200, QĐ11, QĐ15,
R570, R579, DLM24, C1324 – 74, C111 – 79, C85 – 212, C85 – 284, C85 – 391 C86 –
456, VĐ93 – 159, VĐ85 – 192 (Đỗ Ngọc Diệp, 2005 và Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát
Triển Mía Đường, 2006).
Những căn cứ để xác định giống mía thích hợp.
- Dựa vào đặc điểm sinh trưởng phát triển của từng giống mía
Giống chín sớm để ép đầu vụ (từ 10 – 12 tháng).
Giống chín trung bình để ép đầu và giữa vụ (từ 13 – 15 tháng).
Giống chín muộn để ép cuối vụ (từ 16 – 18 tháng).
- Dựa vào đặc điểm đất đai, khí hậu
Vùng đất khô hạn không có điều kiện tưới thì phải trồng giống có khả năng chịu
hạn như: F156, DLM24, My55 – 14, VN85 – 1427, VN84 – 42, K84 – 200,…
Vùng đất thường bị ngập nước trong mùa mưa phải trồng giống thời kỳ đầu sinh
trưởng nhanh và cứng cây, ít đổ, chịu úng như: R570, K88 – 65, R579, VĐ86 – 368,…
Vùng đất xấu, trình độ thâm canh thấp phải trồng mía chịu được điều kiện khắc
nhiệt như: VĐ79 – 177, Nco310, VN84 – 4137, My55 – 14,…
Vùng đất thấp, chua phèn phải trồng giống mía chịu được độ ẩm cao và phèn như:
H39 – 3633, K84 – 200, Comus, VĐ81 – 3254, R570,…
- Dựa vào thời gian chế biến của nhà máy

10


Ở Tây Nguyên các nhà máy hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, để đủ nguyên
liệu mía cung cấp cho nhà máy hoạt động thì cần bố trí cơ cấu giống hợp lý bao gồm các nhóm
chín sớm, chín trung bình và chín muộn.
Cũng như các loại cây trồng khác, giống giữ vai trò rất quan trọng là biện pháp hàng
đầu trong kỹ thuật thâm canh. Chính vì thế trong những năm gần đây công tác chọn giống đã
được các cơ quan nghiên cứu mía đường như Viện Nghiên Cứu Mía Đường Bến Cát – Bình
Dương và các Trường Đại Học Nông Nghiệp xem là đề tài trọng điểm với các nội dung:
- Sưu tập: Nhập nội giống mía mới, xác định tập đoàn mía tư liệu để tiến tới lai tạo
chọn giống mía tốt lâu dài.
- Nghiên cứu, tuyển chọn giống mía tốt phục vụ cho sản xuất từ nguồn gốc giống
mía hiện có (giống lai tạo trong nước và nhập nội).
Theo Nguyễn Huy Ước (1994), Viện Nghiên Cứu mía đường Bến Cát – Bình Dương
đã xác định được tập đoàn tư liệu với trên 400 mẫu giống, trong đó có nhiều giống quý.
Kết quả trong giai đoạn 1996 – 2001 cũng bổ sung thêm được nhiều giống mía mới
đưa vào sản xuất trên các vùng đất thấp, chua phèn như: ROC18, DLM24, R579,… Tuy
nhiên vẫn phải điều tra và bố trí thí nghiệm so sánh giống để đánh giá rút ra kết luận các
giống thật sự thích nghi cho từng vùng.
2.7.2 Các biện pháp nhân giống mía
Nhân giống cấp tốc gồm: Phương pháp 1 năm 2 vụ hay 2 năm 3 vụ, phương pháp
chặt dần, phương pháp tách chồi, phương pháp chặt dần, phương pháp một mầm và hom
ngọn cắm xiên trồng dày, phương pháp trồng bằng mầm, phương pháp trồng mía bầu,
phương pháp tách chồi nách.
Nhân giống bằng cấy mô.
Nhân giống bằng cấy mô kết hợp với mía bầu (hệ số nhân rất cao).
2.8 Về kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Về khâu làm đất
Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng: Đất phá mía cũ phải cày không lật sau một chu kì

nhằm cải thiện độ tơi xốp đất, phá vỡ tầng sinh chua, cày vuông góc với hàng mía, phơi
cũ rồi tiến hành cày, bừa tơi xốp rồi tiến hành vụ trồng mới.
11


Đất trồng mía phải đảm bảo tầng đất cày sâu, tơi xốp, giữ ẩm tốt, sạch cỏ dại, gốc
rễ, bằng phẳng. Đặc biệt là phải loại bỏ hoàn toàn gốc mía sống sót từ vụ trước, đảm bảo
không làm lẫn giống.
Phương pháp sử dụng dàn cày: Cày dàn 3 chảo 1 lần, cày 7 chảo 1-2 lần, rạch hàng
1 lần. Đảm bảo độ sâu lớp đất cày 30 - 45cm, sạch cỏ dại, tơi xốp đất, mặt ruộng bằng
phẳng. Hàng rạch thẳng, vuông góc với hướng dốc chính của ruộng mía. Khoảng cách
hàng trồng 0,9 - 1,2m.
* Về chuẩn bị hom giống để trồng
Hom giống tốt thì mật độ cây đảm bảo, mía sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất
cao. Để đảm bảo chất lượng, hom mía chặt xong nếu không xử lý nên trồng ngay càng
sớm càng tốt, khi trồng nên bóc bẹ lá trước khi chặt hom.
Tiêu chuẩn hom tốt: Có 2 – 3 mắt mầm tốt, đạt độ lớn cần thiết 2 – 3 cm, không
mang mầm móng sâu bệnh hại quan trọng , không lẫn các giống khác
Cần có ruộng giống riêng hoặc ruộng mía tốt 7 – 10 tháng tuổi.
Lượng mía giống: 8 – 10 tấn /ha hoặc 30.000 – 50.000 hom 2 – 3 mắt mầm.
* Về mật độ và khoảng cách trồng
Ở nước ta tùy điều kiện khác nhau của các vùng mía mà mật độ trồng và khoảng
cách hàng thay đổi như sau:
Khoảng cách hàng hẹp: Từ 1,2 m trở xuống, sử dụng 35.000 – 60.000 hom/ha. Áp dụng
nhiều ở các vùng mía khu 5 và Đông Nam Bộ.
Khoảng cách trung bình: Từ 1,2 – 1,3 m, sử dụng 30.000 – 35.000 hom/ha. Áp
dụng phổ biến ở vùng đồng bằng các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long.
Khoảng cách rộng: từ 1,4 m trở lên, sử dụng 45.000 – 50.000 hom/ha. Áp dụng
cho những nông trường trồng mía lớn có điều kiện canh tác cơ giới từ khâu làm đất đến
thu hoạch.

* Đặt hom và lấp hom
Đặt hom: Đặt hom theo phương pháp trồng bằng, nén chặt cho hom tiếp xúc với đất.
Rải hom ở rãnh trồng tùy lượng hom giống sử dụng, có thể đặt một hàng nối tiếp nhau, hai
hàng nanh sấu hoặc hai hàng song song (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
12


Lấp hom: Trồng xong lấp đất ngay, không để hom phơi ra nắng. Chỉ cần lấp kín
hom với một lớp đất nhỏ mịn có độ dày từ 2 – 4 cm, không nên lấp sâu quá 5 – 7 cm (Lê
Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
* Về phân bón
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chữ đường. Hàng năm trên đất
trồng mía bị mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng, một phần do bị rửa trôi, thấm lậu, một
phần do cây mía lấy đi, đặc biệt là N – P – K. Do vậy cần cung cấp trở lại cho đất các chất
dinh dưỡng này dưới dạng phân bón.
Bón phân lót: Phải bón toàn bộ vôi, phân hữu cơ, phân lân,1/3 lượng N, 1/3 lượng
K và bón thêm một lượng thuốc trừ sâu. Vôi được bón trước khi cày lần cuối, các loại
phân còn lại trộn đều bón gọn xuống rãnh trước khi đặt hom.
Bón thúc: Chia làm 2 lần, mỗi lần gồm 1/3 lượng N, 1/3 lượng K. Thời điểm bón thích
hợp là khi mía đẻ nhánh mạnh hoặc sau khi trồng từ 35 – 40 ngày. Cho bón thúc lần 1 và bón
thúc lần 2 vào khoảng 80 – 90 ngày sau khi trồng lúc mía bắt đầu phát lóng. Mỗi lần bón đều
có kết hợp xới xáo để vùi phân.
* Về chăm sóc
- Dặm hom: Sau khi trồng một thời gian (2 – 3 tuần) cần kiểm tra nếu có mất
khoảng trên hàng từ 50 cm trở lên cần dặm bổ sung.
- Trừ cỏ: Bằng tay, bằng cơ giới hoặc trừ cỏ bằng hóa học (thuốc diệt cỏ).
Bằng tay hoặc cơ giới: Lần 1 (1 tháng sau đặt hom), lần 2 (2 tháng sau đặt hom),
lần 3 (3 tháng sau đặt hom), lần 4 (4 tháng sau đặt hom).
Bằng hóa học: Lúc khai hoang(6 – 8 lít glyphosate 480 + 800 – 1000 lít nước/ha).
Ngay sau trồng (Diuron, Karmex hoặc Ansaron 2 – 2,5 kg/ha + 400 – 600 lít nước), 1 – 2

tháng sau trồng (Gesapax 500 DL 2,5 – 3 lít + 400 – 600 lít nước tránh phun vào ngọn, lá
mía), 2 – 4 tháng sau trồng (Glyphosate 480 1 – 2 lít/ha + 400 - 600 lít nước,…).
- Vun, xới: Lần 1 (vun nhẹ vào gốc khi mía có 7 - 8 lá), lần 2 (vun cao 10 cm khi
mía đẻ rộ đến kết thúc đẻ), lần 3 ( vun cao 20 – 25 cm khi mía có 3 – 4 lóng).
- Tưới nước:
Thời kỳ nảy mầm 180 – 360 m3/ha, khoảng cách tưới 10 – 15 ngày/lần.
13


Thời kỳ đẻ nhánh 300 – 400 m3/ha, khoảng cách tưới 10 – 15 ngày/lần.
Thời kỳ vươn cao 600 – 800 m3/ha, khoảng cách tưới 15 – 30 ngày/lần.
2.9 Sâu bệnh chính hại mía
Bệnh than: Tên khoa học (Ustilago scitaminea Sydow.)
Triệu chứng: Cây còi cọc, biến dạng mất khả năng tạo lóng, ở gốc đẻ nhiều nhánh
nhỏ, mầm nhánh hầu hết bị bệnh, từ ngọn đâm lên 1 roi đen cong xuống, bên ngoài phủ
một lớp màng mỏng bên trong có chứa đầy các bào tử dạng bột than dễ bung.
Phòng trừ:
Chọn giống kháng bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ và tiêu hủy sớm cây bị nhiễm bệnh.
Xử lý hom bằng nước nóng 52 – 540C trong 20 phút hay 500C trong 30 phút.
Dùng Tilt 250ND pha nồng độ 0,2% nhúng hom 5 phút trước khi trồng.
Bệnh thối đỏ: Tên khoa học (Physalospora tucumanensis Speg.)
Triệu chứng: Cây bị bệnh ở gân lá xuất hiện vệt màu đỏ, ruột đỏ, chẻ cây mía thấy
các vết đỏ nâu ở các mạch dẫn, có mùi rượu. Cây bị nặng thấy dóng mía màu đỏ vàng và
hơi lõm xuống, giữa các đốm đỏ có các đốm ngang màu trắng.
Phòng trừ:
Chọn giống kháng bệnh.
Xử lý hom giống bằng nước nóng 540C trong 2 giờ.
Dùng score 250ND pha nồng độ 0,1 - 0,15% xịt phòng ngừa bệnh.
Sâu đục thân: Gồm 5 loại

* Sâu đục thân mình hồng: Tên khoa học (Sesamia inferen Walker.)
* Sâu đục thân mình tím: Tên khoa học (Phagmatoecia castaneae Hubner.)
* Sâu đục thân 4 vạch: Tên khoa học (Proceras venosatus Walker.)
* Sâu đục thân 5 vạch: Tên khoa học (Chilotraes infuscatella Capur.)
* Sâu đục thân mình trắng: Tên khoa học (Scirpophaga nivella Faber.)
Triệu chứng: Mía sinh trưởng kém, cây mía bị héo ngọn trước sau đó khô các lá
dưới (riêng với sâu đục thân mình tím thì lá bên héo trước trong khi lá đọt còn xanh), cây
14


mía gãy ngang lỗ sâu đục, cây mía đâm chồi thân nhiều. Sâu đục thân mình trắng đục làm
thối mất đọt mía, các lá non xoè ra thấy rõ các hàng lỗ đục.
Phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, thoát thủy, xử lý hom giống trước khi trồng.
Sử dụng Basudin 50EC, Basudin 10H, Padan 6H, Furadan 3H, Trebon 10EC,…
Dùng bẫy đèn, chua ngọt, dùng cây chuyển gen, cây dẫn dụ.
Rệp hại mía: Tên khoa học (Ceratovacuna lanigera Zechtner.)
Triệu chứng: Rệp tập trung ở lưng lá, dọc theo gân lá, sống thành tập đoàn, có rất nhiều
phấn trắng bao phủ, các chất bài tiết của rệp là môi trường tốt cho nấm phát triển tạo một màu
đen dọc theo gân lá và thân. Ruộng mía nhìn vào vừa có màu trắng vừa có màu đen.
Phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng, bóc lá già thường xuyên để ruộng thoáng.
Điều tra phát hiện rệp sớm, bao vây tiêu diệt triệt để khi rệp mới phát sinh.
Dùng thuốc: Trebon 10EC pha với nồng độ 0,1 – 0,2%, Bassa 50EC, Bi 58 40EC,
Ofatox 40EC, Supracid 40EC pha với nồng độ 0,1 – 0,15% phun 600 – 800 lít/ha..
2.10 Thu hoạch
Đốn đúng lúc: Khi mía chín công nghiệp, không đốn khi mưa nhiều hay quá khô hạn.
Đốn đúng cách: Dụng cụ đốn phải sắc, bén, chặt sát gốc, bỏ ngọn đúng, làm sạch rác,
loại bỏ cây mía mầm, cây chết khô.
Mía đốn xong phải đưa về nhà máy ép càng sớm càng tốt, tối đa 48 giờ.

Tóm lại: Công tác tuyển chọn giống mía đóng vai trò hết sức quan trọng cho ngành sản xuất
mía đường. Trong đó việc đưa những giống mới vào trồng khảo nghiệm để tạo ra cơ cấu giống
hợp lý cho vùng nguyên liệu nhằm tăng năng suất, sản lượng mía cây đáp ứng nhu cầu nhà
máy, hạ được giá thành sản xuất mía và đường là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mặt
khác kỹ thuật thâm canh trong canh tác mía cũng quan trọng. Người dân trồng mía phải nắm
bắt được những kỹ thuật cơ bản về trồng và chăm sóc mía như: cày bừa làm đất kỹ, xử lý hom
giống, bón phân đúng kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Đồng thời cần đưa
những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong canh tác mía nhất là trong khâu cơ giới hóa và
tưới nước cho mía, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng mía.
15


×