Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP CƠ SỞ CÂY CHÔM GIAVA VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CƠ BẢN TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
**
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP CƠ SỞ
CÂY CHÔM GIAVA VÀ KỸ THUẬT CANH
TÁC CƠ BẢN TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH
Cơ sở thực tập : Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
huyện Chợ Lách
SINH VIÊN THỰC HIỆN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN TRỌNG NGHĨA (12113195) K.SƯ LÊ ĐĂNG KHÁNH
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm
Mục Lục
Chương 1. Giới thiệu
1.1 Giới thiệu về phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Lách
1.2 Giới thiệu về cây chôm chôm Giava
1.3 Mục tiêu
Chương 2. Thông tin về cây chôm chôm Giava
2.1 Nguồn gốc, xuất sứ
2.2 Phân bố chủ yếu trong huyện
Chương 3. Kỹ thuật canh tác cơ bản
3.1 Kỹ thuật thiết kế vườn
3.2 Kỹ thuật chăm sóc
3.3 Kỹ thuật xử lý ra hoa
3.4 Bệnh hại chủ yếu và cách phòng trị
Chương 4. Kết quả đạt được
Chương 5. Bài học đạt được
5.1 Ưu điểm
5.2 Nhược điểm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬT KÝ THỰC TẬP


HÌNH ẢNH KÈM THEO
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu về phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
huyện Chợ Lách.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách được thành lập theo
quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện
Chợ Lách
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
Dự kiến biên chế
TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM BIÊN
CHẾ
I Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý,
điều hành
1 Trưởng phòng 1
2 Phó trưởng phòng 2
II Vị trí làm việc thuộc nhóm công việc hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ
1 Phụ trách trồng trọt 1
2 Phụ trách chăn nuôi, văn thư 1
3 Phụ trách thủy sản, thủ quỹ 1
4 Phụ trách thủy lợi 1
5 Phụ trách kinh tế vườn 1
6 Phụ trách nông thôn mới 3
III Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ
1 Kế hoạch, tổng hợp báo cáo, kế toán 1
1.2 Giới thiệu về cây chôm chôm Giava.
Huyện Chợ Lách nằm trên phần đất hẹp nhất ở phía trên cùng của cù lao Minh, huyện
có chiều dài 22,5 km và chiều ngang giới hạn bởi hai bờ của con sông Cổ Chiên và Hàm
Luông. Địa hình và khí hậu nơi đây thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây ăn quả khác
nhau như: nhãn, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Trong đó chôm chôm là một trong những

giống cây trồng chủ lực của huyện. Chôm chôm trồng tại huyện Chợ Lách gồm 3 giống chủ yếu:
chôm chôm Giava, chôm chôm đường (chôm chôm nhãn) và chôm chôm Rong Ri Thái Lan.
Trong 3 giống chôm chôm trên thì chôm chôm Giava là giống chôm chôm xuất hiện sớm nhất tại
huyện chợ lách và có diện tích trồng lớn nhất trong tổng diện tích trồng chôm chôm của huyện
nên tôi chọn giống chôm chôm giava cho đề tài thực tập lần này.
Chôm chôm Giava (Hình 1.1): tên
chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia,
Thái Lan. Trồng phổ biến ở Bến Tre,
Ðồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ
phận sản phảm cây ăn quả trong nước. Ðặc
tính chính là cùi không dính hạt (chôm
chôm trốc) nhưng khi bóc ra, cùi lại dính
với vỏ ngoài cuả hạt. Hình
1.1: Chôm chôm Giava
1.3 Mục tiêu.
Tìm hiểu khái quát về phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, cây chôm chôm Giava
và một số kỹ thuật canh tác cơ bản tại huyện Chợ Lách. Có được thông tin đầy đủ về lịch
sử phát triển, phân bố hiện tại và quy hoạch tương lai cho cây chôm chôm Giava trong
những năm sắp tới tại huyện nhà.
Chương 2. THÔNG TIN VỀ CÂY CHÔM CHÔM GIAVA
2.1 Nguồn gốc, xuất sứ.
Cây chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng
trong vùng có vĩ độ từ 15° nam tới 15° bắc gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt
càng ngày càng gia tăng ở Úc châu và quần đảo Hawai.
2.2 Phân bố chủ yếu trong huyện (Đơn vị :ha).
Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Lách, 2010.
Tổng diện tích trồng chôm chôm hiện nay khoãng 982 ha, vùng sản xuất cây ăn trái tập
trung ở các xã từ Long thới đến Phú Phụng. Trong đó tập trung chủ yếu ở xã Phú Phụng.
Các xã còn lại của huyện như: Phú Sơn, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung B và
Thị Trấn Chợ Lách hầu như bà con nông dân không trồng loại cây ăn trái này.

Chương 3. KỸ THUẬT CANH TÁC CƠ BẢN
3.1 Kỹ thuật thiết kế vườn.
S
TT
Địa Điểm HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH
ĐẾN 2020
HIỆN
TRẠNG
QUY HOẠCH
1 Xã Phú Phụng 466.03 450
2 Xã Vĩnh Bình 4 400
3 Xã Sơn Định 12.44 228
5 Xã Hòa Nghĩa 4.27 188
6 Xã Long Thới 383.4 250
7 Xã Tân Thiềng 407 256
Đất trổng chôm chôm cần thoát nước tốt. Cần thiết kế rãnh thoát nước phù hợp với độ cao,
trong đó rãnh thoát nước chính cần rộng 0,7m và sâu 0,5m. Vườn trồng phải luôn được thông
thoáng để tránh sâu bệnh.
**Thời vụ và cách trồng
Chôm chôm được trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất, vì cây con cần nhiều nước ở giai đoạn
đầu. Khi trồng đào hố 60x60x60cm, bón lót 10-12kg phân chuồng ủ hoai, 0,3kg super lân và 3kg
vôi bột/hố.
Khoảng cách trồng theo hình vuông, thường là 8x8m hay 6x6m. Đặt cây con vào hố đào,
phủ đất vừa qua mặt bầu và cắm cọc giữ cho cây cố định. Cây con thường bị cháy lá nên năm đầu
nên che mát và chắn gió.
3.2 Kỹ thuật chăm sóc.
3.2.1- Tưới nước.
Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới
nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Trồng vào mùa mưa nếu đất
xung quanh gốc bị ẩm đọng nước (đóng vàng) cây con cũng bị chết vì bộ rễ thiếu dưỡng

khí.
Trong quá trình chăm sóc cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây, nên tưới nước 3
ngày/1 lần trong mùa khô, trong mùa mưa nên chú ý thoát nước tốt cho vườn trồng để
tránh tình trạng ngập úng dẫn đến thối rễ làm cây chết.
Trong quá trình xử lý ra hoa thì tưới ít nước, tránh ngập úng. Sau khi cây ra hoa thì
cung cấp nước đầy đủ để hoa có thể phát triển tốt và đậu trái. Chú ý: trong giai đoạn này
nếu cung cấp không đủ nước thì trái sẽ không đạt chất lượng tốt, nếu tưới dư nước thì trái
dễ bị rụng, cần chú ý cung cấp nước vừa phải, nên tưới 6 -7 ngày/ 1 lần.
3.2.2- Bón phân.
Trong năm đầu tiên sau khi trồng nên bón phân theo từng đợt lá già, dùng cuốc xới 1
lớp đất mỏng trên bề mặt với bán kính khoãng 0,5 -1m, sau đó mới bón phân vào để cây
trồng có thể hấp thu một cách tốt nhất, các loại phân sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu
là phân bón lá, phân hữu cơ Mổi lần nên sử dụng từ 0,5- 0,8kg phân các loại (tổng tất
cả các loại phân trong 1 lần bón)
Trong những năm sau nên bón 5 -6 lần/ 1 năm. Các loại phân bón chủ yếu: Phân hữu
cơ, phân tổng hợp NPK (NPK 20-20-15, NPK 30-30-5) Lượng phân sử dụng:
60kg/1000m
2
/1 lần bón.
Trong quá trình xử lý ra hoa nên bón các loại phân như: Kali, Super Lân để giúp
cây ra hoa tốt
3.2.3- Sử dụng thuốc.
Không nên quá lam dụng thuốc trong quá trình sản xuất vì dễ dẫn đến tình trạng
kháng thuốc đối với sâu bệnh. Các loại thuốc sử dụng cho cây chôm chôm chủ yếu là
phòng trị bệnh cháy lá, trong giai đoạn cây ra hoa và đậu trái thì sử dụng các loại thuốc
kích thích ra hoa như paclobutazon, các loại thuốc phòng trị bệnh phấn trắng, trị sâu đục
trái
3.3 Kỹ thuật xử lý ra hoa.
Mỗi năm cây chôm chôm ra một mùa trái, có thể là vụ thuận hay vụ nghịch tùy vào ý định
của nông dân.

3.3.1- Mùa thuận.
- Thời gian bắt đầu xử lý:
- Biện pháp xử lý: Xiết nước (rút cạn nước trong các rãnh)
- Quy trình xử lý
Bước 1: Kích thích cho cây ra đọt non bằng các loại phân như Kali
Bước 2: Đợi đọt thứ 2 già hoàn toàn thì sử dụng thuốc kích thích ra hoa như paclobutazon
để cây ra hoa đồng loạt
Bước 3: Tiến hành xiết nước
Bước 4: Xiết nước cho đến khi lá hơi héo lại thì quan sát trên các mầm đỉnh co lại như
đầu que diêm, ta bắt đầu tưới nhữ nước lượng nước bằng 2/3 lượng nước tưới thông
thường, chờ khoảng 3-5 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh.
Bước 5: Nếu mầm đỉnh xoè ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra
hoa.
Nếu thấy mầm đỉnh xoè to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non. Gặp trường hợp
này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7-10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới. Nếu ra lá
non ta ngưng tưới, sau 10-15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa.
Bước 6: Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo
cung cấp đủ nước cho cây.
Bước 7: Sau thu hoạch ( khoảng tháng 3)
- Cắt tỉa cành: cành khuất nắng, chết, ốm yếu
- Bón phân : bón các loại phân tổng hợp NPK để cây phục hồi các chất dự trữ,ra chồi non
- Tưới nước:giúp cây dễ ăn phân và mau hồi phục
3.3.2- Mùa nghịch.
- Thời gian bắt đầu xử lý bắt đầu từ tháng 6 -10 dương lịch
- Biện pháp xử lý: đậy bạc, tạo khô hạn
- Quy trình xử lý:
Quy trình xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ
tương tự như xử lý cho cây ra hoa ở vụ thuận,
chỉ khác biệt ở bước 2. Vì từ tháng 6 -10 dương
lịch là mùa mưa nên cần phủ bạc (Hình 3.1) để

không cho nước mưa thấm vào đất làm cây ra lá
non.
**Chú ý: Trong quá trình xử lý ra
hoa cần chú ý thoát nước tốt cho vườn
trồng, tốt nhất là hạn chế mực nước trong
rãnh thoát nước chính từ 0,1 -0,2m.
Trong xử lý ra hoa vụ ngịch cần lắp các
máy bơm nước để giúp cho việc thoát nước tốt hơn Hình 3.1:
Phủ bạc, tạo khô hạn
3.4 Bệnh hại chủ yếu và cách phòng trị.
** Giai đoạn chăm sóc
-Bệnh cháy lá
Bệnh xảy ra trên các lá đã trưởng thành, phần đầu chóp lá thường bị cháy khô có màu
nâu đến nâu xám, vết bệnh lan nhanh từ chóp lá trở vào. Giữa vùng bệnh và vùng khoẻ
trên lá thường có 1 đường viền màu nâu đỏ nổi rõ lên. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể
thấy những ổ nấm màu đen. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, bệnh nặng ở những cây
có mức sinh trưởng kém, không sử dụng phân chuồng hoai mục. Để phòng ngừa bệnh cho
cây cần bón phân cân đối, chú trọng phân kali, hoặc cung cấp thêm phân hữu cơ hoai mục
cho cây. Đặc biệt cần giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Có thể phun các loại
thuốc gốc đồng để ngừa bệnh.
** Giai đoạn cây ra hoa và đậu trái
+ Sâu ăn Bông: Ở giai đoạn từ lúc ra hoa đến trước khi hoa xã nhị nên phun phòng 2
lần thuốc trừ sâu, dùng một số thuốc trừ sâu như : Decis 2,5 EC, Peran 5 EC, Cymbus 5
EC.
+ Rệp Sáp: Khi trái bằng ngón tay út đến lúc trái bắt đầu có râu, ở giai đoạn này
thường phát hiện Rệp sáp ẩn bên trong gây kém chất lượng trái, làm trái không đẹp. Dùng
các loại thuốc phòng Rệp sáp, Rầy trắng như: Supracide 40 EC, Bian 50 EC
+ Phấn trắng: Chôm chôm bệnh nguy hiểm nhất là bệnh phấn trắng, làm trái không
lớn và rụng do đó công tác phòng bệnh là quan trọng nhất. Phải thường xuyên theo dõi
khi phát hiện có bệnh ít trên vài trái thì ta cắt bỏ và huỷ trái.

Nếu thấy bệnh xuất hiện nhiều trong khi cây đang ra trái thì ta tiến hành phun ngay
bằng các loại thuốc như: Vicarben Kummulus
Việc phun phòng trị bệnh cho cây phải hết sức thận trọng vì phun nhiều thuốc sẽ làm
cho trái và râu chôm chôm bị đen nên phải phun khi bệnh vừa xuất hiện, phun đúng nồng
độ đúng lúc.
Chương 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một thời gian thực tập tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện
Chợ Lách, tôi đã được tiếp xúc với các anh, chị trong cơ quan, hiểu thêm về hoạt động
của cơ quan. Tôi còn được các anh cung cấp tài liệu về cơ quan và cây chôm chôm giava,
được các anh dẫn đi tham quan vườn cây ăn trái, vườn cây chôm chôm đạt hiệu quả kinh
tế cao trong huyện, các mô hình của nông dân sản xuất giỏi Được tiếp xúc trực tiếp với
nông dân để tìm hiểu thêm về tình hình sản xuất của nông hộ và một số kỹ thuật canh tác
cơ bản của nông hộ trong việc trồng và chăm sóc chôm chôm giava cũng như biết thêm
về các loại bệnh hại chủ yếu trong vườn chôm chôm trong khi chăm sóc và trong khi ra
hoa, đậu trái. Biết thêm một số kinh nghiệm hay của nông dân trong quá trình xử lý ra
hoa
Chương 5. BÀI HỌC ĐẠT ĐƯỢC
5.1.Ưu Điểm.
- Có ý thức trong việc tự tìm hiểu thông tin
- Chủ động quan sát và đặt ra câu hỏi với nông dân trong quá trình tham quan vườn
chôm chôm
- Có chuẩn bị kế hoạch thực tập
5.2.Nhược Điểm.
- Do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với cơ quan nên còn nhiều bỡ ngỡ.
- Vẫn chưa chuẩn bị tốt mẫu điều tra khi tham gia buổi tập huấn về kỹ thuật chăm
sóc chôm chôm với nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

×