Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus ostreatus (Jacq.ex.Fr) Kummer) TRÊN MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BÀO NGƯ
(Pleurotus ostreatus (Jacq.ex.Fr) Kummer)
TRÊN MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ

Họ và tên sinh viên: HỒ THỊ MINH CHÂU
Nghành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 6/2009



SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BÀO NGƯ
(Pleurotus ostreatus (Jacq.ex.Fr) Kummer)
TRÊN MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ

Tác giả

HỒ THỊ MINH CHÂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp nghành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHẠM THỊ NGỌC



Tháng 6 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã nuôi dưỡng, lo
lắng, chăm sóc tôi trưởng thành để có được như ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn cô Phạm Thị Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo mọi
điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
- Ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
- Các anh chị ở Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học và Chuyển Giao Công Nghệ
tỉnh KonTum cùng bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và
thực hiên đề tài.

Gia Lai, tháng 6 năm 2009
Hồ Thị Minh Châu

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “So sánh sự phát triển của nấm bào ngư (Pleurotus
ostrearus (Jacq.ex.Fr) Kummer) trên một số loại giá thể” được tiến hành tại Trung
Tâm Ứng Dụng Khoa học và Chuyển Giao Công Nghệ Tỉnh KonTum, thời gian từ
02/2009 đến 6/2009. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, gồm 3

nghiệm thức, 3 lần lập lại.
NT1: Giá thể mùn cưa + 1‰ NPK + 2% cám, bắp + 2% vôi
NT2 (Đối chứng): Giá thể rơm + 1‰ NPK + 2% cám, bắp + 2% vôi
NT3: Giá thể bã mía + 1‰ NPK + 2% cám, bắp + 2% vôi
Sau đợt thí nghiệm kết quả thu được như sau:
Các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt
thống kê so với nghiệm thức đối chứng ở mức LSD0,01 như: Chiều dài tơ, ngày hình
thành quả thể sau khi rạch bịch, chiều dài tai nấm, chiều rộng tai nấm. Chỉ tiêu số quả thể
trên chùm không có sự khác biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng và chỉ
tiêu số chùm quả thể trên bịch có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm
thức đối chứng ở mức LSD0,05. Trong đó giá thể mùn cưa có ảnh hưởng tốt đến sinh
trưởng, phát triển của nấm bào ngư hơn các giá thể còn lại.
Các chỉ tiêu về năng suất của các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê so với nghiệm thức đối chứng ở mức LSD0,01. Năng suất trọng lượng trung bình
trên bịch khi trồng trên giá thể mùn cưa đạt cao nhất (369,7 g), đạt thấp nhất ở giá thể bã
mía (326,7 g). Năng suất ô thí nghiệm đạt cao nhất ở giá thể mùn cưa (9,13kg), đạt thấp
nhất ở giá thể bã mía (7,77 kg). Dựa vào năng suất một ô thí nghiệm tính được năng suất
thực thu trên 1000 bịch phôi. Giá thể mùn cưa có năng suất thực thu cao nhất là 365,2
kg/1000 bịch, đạt thấp nhất ở giá thể bã mía 310,8 kg/1000 bịch.

iii


Hiệu quả kinh tế được xác định qua tổng lợi nhuận thu được. Lợi nhuận tính trên
1000 bịch phôi và giá nấm bào ngư tính theo giá thị trường. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất
khi trồng trên giá thể mùn cưa là 3.763.200 đồng/1000 bịch phôi, thấp hơn ở giá thể rơm
rạ (NT đối chứng) là 3.698.000 đồng/1000 bịch phôi và thấp nhất ở giá thể bã mĩa là
2.884.000 đồng/1000 bịch phôi.
Trong thời gian nấm sinh trưởng có sự xuất hiện nấm mốc xanh gây hại nhưng với
tỉ lệ thấp. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là loại bỏ bằng phương pháp thủ công, ngăn chặn

kịp thời sự phát triển gây hại của chúng để không ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các từ viết tắt

ix


Danh sách các bảng

x

Danh sách các đồ thị và biểu đồ

xi

Danh sách các hình

xi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

1.3 Yêu cầu

2

1.4 Giới hạn đề tài


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Khái quát về nấm

3

2.1.1 Sơ lược về nấm

3

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm

4

2.1.3 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm

5

2.1.3.1 Đối với kinh tế

5

2.1.3.2 Đối với xã hội

6
v



2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nấm

6

2.1.4.1 Thuận lợi

6

2.1.4.2 Khó khăn

6

2.2 Sơ lược về nấm bào ngư

7

2.2.1 Phân loại

7

2.2.2 Đặc điểm thực vật học

7

2.3 Giới thiệu về giá thể trồng nấm bào ngư

8


2.3.1 Giới thiệu về giá thể trồng cây

8

2.3.2.Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cây bằng giá thể

9

2.3.3 Giá thể trồng nấm

9

2.3.4 Các phương pháp xử lý nguyên liệu trồng nấm

10

2.3.5 Các phương pháp đặt bịch và rạch bịch nấm

11

2.3.5.1 Cách đặt bich

11

2.3.5.2 Các cách rạch bịch

11

2.3.5.3 Chăm sóc và thu hái


12

2.4 Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến việc phát triển của nấm bào ngư

12

2.4.1 Nhiệt độ

12

2.4.2 Độ ẩm

12

2.4.3 pH

13

2.4.4 Ánh sáng

13

2.4.5 Độ thông thoáng

13

2.4.6 Dinh dưỡng

13


2.5 Tình hình sản xuất nấm trong nước và trên thế giới

13

vi


2.5.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới

13

2.5.2 Tình hình sản xuất nấm trong nước

17

2.6 Sơ lược về tỉnh KonTum

19

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

20

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

20

3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm

20


3.3 Nội dung thí nghiệm

21

3.3.1 Giống

21

3.3.2 Giá thể trồng nấm bào ngư

21

3.3.3 Các dụng cụ thí nghiệm khác

21

3.4 Phương pháp thí nghiệm

21

3.5 Qui trình kĩ thuật

23

3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi

24

3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng


24

3.6.2 Chỉ tiêu năng suất

24

3.6.3 Hiệu quả kinh tế

24

3.7 Phương pháp xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1 Kết quả của thí nghiệm

26

4.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

26

4.1.1.1 Chiều dài tơ

26


4.1.1.2 Tốc độ phát triển chiều dài tơ

27

4.1.1.3 Ngày hình thành quả thể

29
vii


4.1.1.4 Số chùm quả thể trên bịch

29

4.1.1.5 Số quả thể trên chùm

29

4.1.1.6 Chiều dài trung bình của tai nấm

30

4.1.1.7 Chiều rộng của tai nấm

32

4.1.2 Chỉ tiêu năng suất

33


4.1.3 Hiệu quả kinh tế

34

4.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh trong thời gian tiến hành thí nghiệm

34

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

36

5.1 Kết luận

36

5.2 Đề nghị

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

PHỤ LỤC

40

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt (kí hiệu)

Viết đầy đủ

FAO

Food and Agriculture Organization

CV

Hệ số biến động (Coefficent of
Variation)

LSD

Least Signficant Difference Test

NSC

Ngày sau cấy

NT

Nghiệm thức

Đ/C


Đối chứng

Năng suất/ô TN

Năng suất ô thí nghiệm

NSTT

Năng suất thực thu

TLTB/bịch

Trọng lượng trung bình một bịch

:

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỉ lệ % so với chất khô

4

Bảng 2.2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng

5


Bảng 2.3: Thành phần axit amin (Amino acid in mg)

5

Bảng 2.4: Sản lượng nấm ăn trên thế giới

15

Bảng 2.5: Sản lượng nấm trồng ở Miền Bắc

18

Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm

20

Bảng 3.2: Qui trình kỹ thuật canh tác thí nghiệm

23

Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài sợi tơ của các nghiệm thức (cm)

26

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm (cm/ ngày)

27

Bảng 4.3: Số ngày hình thành quả thể (ngày)


28

Bảng 4.4: Số chùm quả thể/bịch của các nghiệm thức (chùm)

29

Bảng 4.5: Động thái ra quả thể/chùm của các nghiệm thức (quả thể/chùm)

30

Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều dài tai nấm (cm)

31

Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng chiều rộng tai nấm (cm)

32

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu năng suất

33

Bảng 4.9: Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận thu được ở các nghiệm thức

34

Bảng 4.10: Tình hình nhiễm nấm mốc xanh (Trichoderma spp.)

35


x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm của các nghiệm thức

46

Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm của các nghiệm thức

46

Đồ thị 3: Động thái tăng trưởng chiều dài tai nấm của các nghiệm thức

47

Đồ thị 4: Động thái tăng trưởng chiều rộng tai nấm của các nghiệm thức

47

Biểu đồ 5: Năng suất của các nghiệm thức

48

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Tơ nấm 10 ngày sau cấy

40


Hình 2: Tơ nấm 15 ngày sau cấy

41

Hình 3: Tơ nấm 20 ngày sau cấy

42

Hình 4: Tai nấm 3 ngày sau hình thành quả thể

43

Hình 5: Tai nấm 4 ngày sau hình thành quả thể

44

Hình 6: Bịch phôi bị nhiễm nấm mốc xanh

45

xi



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nấm ăn đã được loài người biết đến từ lâu đời dưới dạng hoang dại mọc trong
rừng, mặc dù nghành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng

trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật về khả năng quang hợp không có màu
xanh, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng. Giới nấm có nhiều
loài, chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại sống khắp nơi.
Nấm là loại thức ăn được đánh giá là loại thức ăn rất bổ dưỡng, giàu chất dinh
dưỡng cần thiết cho đời sống con người. Nấm bào ngư được đánh giá vừa là “thịt sạch”
vừa là “rau sạch”, trong nấm có chứa nhiều Protein và các loại acid amin: không gây xơ
cứng động mạch, không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra nấm còn có chứa
nhiều loại vitamin như: B1, B2, PP và các chất calci, kali, sắt, magiê, photpho, lưu huỳnh
(Việt Chương, 2005 ).
Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để
chuyển sang mục đích đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng tăng, do đó nhà nước có chủ
trương chuyển hướng sang các hình thức canh nông khác. Theo thống kê sơ bộ của Bộ
Tài nguyên Môi trường trong bảy năm qua (2001-2007) tổng diện tích đất bị thu hồi trên
500.000 ha (chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng), đây là con số đáng lo ngại vì
75% dân số nước ta vẫn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (Trần Lưu, Văn
Phúc, 2008). Đồng thời việc nuôi trồng nấm là một biện pháp nông sinh học tích cực và
hữu hiệu, góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế liệu, phế thải gây ra. Ở nước ta
nghề nuôi trồng nấm đang được quan tâm và phát triển, nghề trồng nấm đã trở thành một

1


nghành trong nông nghiệp và nấm ăn là một trong những sản phẩm nông nghiệp được
đánh giá cao trên thế giới.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên và tiềm năng lao động ở
nông thôn, cùng với nguồn phụ phế phẩm trong nông nghiệp sẵn có tại địa phương, việc
nghiên cứu các giá thể trồng rau đang được các nhà nghiên cứu ngày càng chú trọng kết
hợp. Trong tự nhiên có rất nhiều vật liệu hữu cơ chưa được sử dụng hết tiềm năng của
nguồn nguyên liệu này có sẵn trong tự nhiên cũng như các phụ phế phẩm trong nông
nghiệp như: mùn cưa, bã mía, rơm rạ, thân cây bắp, lõi bắp….có thể sử dụng làm giá thể

trồng rau, nấm để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và là nguồn tăng thu nhập đáng kể
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, để tìm ra các loại giá thể thích hợp trong nuôi
trồng nấm có thể đưa vào sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chúng tôi đã tiến
hành thí nghiệm: “So sánh sự phát triển của nấm bào ngư (Pleurotus ostreatus
(Jacq.ex.Fr) Kummer) trên một số loại giá thể”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Tìm ra loại giá thể thích hợp cho việc nuôi trồng nấm bào ngư để có thể đưa vào sản
xuất ở địa phương.
1.3 Yêu cầu
Trồng nấm tại trung tâm Ứng Dụng Khoa Học và Chuyển Giao Công Nghệ tỉnh
Kontum, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu năng suất.
Dựa vào năng suất thực thu, đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức qua
đợt thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian, qui mô nhỏ nên thí nghiệm chỉ thực hiện trên giống
bào ngư (Pleurotus ostreatus (Jacq.ex.Fr) Kummer) và nuôi trồng tại Trung Tâm Ứng
Dụng Khoa Học và Chuyển Giao Công Nghệ tỉnh KonTum.
2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về nấm
2.1.1 Sơ lược vế nấm
Nấm khác với thực vật xanh khác là không có lục lạp, không có sự phân hoá thành
rễ, thân, lá và không có hoa. Phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có
chu trình phát triển chung như thực vật. Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết
cho cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào sợi nấm. Chính vì thế, tất cả hệ thống
phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng (Fungi).

Nấm chủ yếu sống dị dưỡng lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ. Hầu hết các loài nấm
đều lấy dinh dưỡng qua màng tế bào hệ sợi. Nhiều loài nấm có hệ men (enzym) phân giải
tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp như: Chất xơ
(cellulose, hemicellulose), chất đạm (protein), chất bột (amidon, amylose), chất gỗ
(lignin)... Với cấu trức sợi, tơ nấm len lõi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mạt cưa, gỗ...)
lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm.
Dựa theo cách dinh dưỡng của nấm, có thể chia nấm thành 3 nhóm:
Hoại sinh: Đặc tính chung của hầu hết các loài nấm, trong đó có nấm trồng. Thức
ăn chủ yếu là xác bã thực vật hoặc động vật. Nhóm nấm này có hệ men tiêu hoá tương đối
mạnh, phân giải được nhiều cơ chất (thức ăn).
Ký sinh: Bao gồm chủ yếu các loài nấm gây bệnh. Chúng sống bám vào cơ thể các
sinh vật khác, thức ăn của chúng là các chất lấy từ cơ thể ký chủ, làm suy yếu hoặc tổn
thương ký chủ. Một số nấm ăn có thể sống trên cây còn tươi, nhưng đời sống thực sự vẫn
là hoại sinh.
3


Cộng sinh: Đây là nhóm nấm đặc biêt, lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ nhưng không
làm chết hoặc tổn thương ký chủ, ngược lại còn giúp chúng phát triển tốt hơn. Vì vậy các
loài này đối với ký chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm
Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng proyein chỉ sau
thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các vitamin A, B, C, D, E,...
không có các độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”. Ngoài giá
trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặt tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa
bệnh như: Hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu…
Bảng 2.1: Tỉ lệ % so với chất khô
Tên nấm

Độ ẩm (W)


Protein

Lipit

Nấm mỡ

89

24

8

Nấm hương

92

13

Nấm sò

91

Nấm rơm
Trứng

Hydrat-

Tro


Calo

60

8

381

5

78

7

392

30

2

58

9

345

90

21


10

59

11

369

74

13

11

1

0

156

cacbon

Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002

4


Bảng 2.2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng
Đơn vị tính: mg/100g chất khô
Tên nấm


Axit
nicotinic

Riboflavin

Thimin

Axit
ascobic

Iron

Canxi

Phospho

Nấm mỡ

42,5

3,7

8,9

26,5

8,8

71


912

Nấm hương

54,9

4,9

7,8

0

4,5

12

171

Nấm sò

108,7

4,7

4,8

0

15,2


33

1348

Nấm rơm

91,9

3,3

1,2

20,2

17,2

71

677

Trứng

0,1

0,31

0,4

0


2,5

50

210

Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002
Bảng 2.3: Thành phần axit amin (Amino acid in mg)
Đơn vị tính: mg trong 100g chất khô
Tên nấm

Lizin

Histidin Arginin Theronin Valin

Methionin

Isoloxin

Lơxin

Trứng

913

295

790


616

859

406

703

1193

Nấm mỡ

527

179

446

366

420

126

366

580

Nấm hương


174

87

348

261

261

87

218

348

Nấm sò

321

87

306

264

390

90


266

390

Nấm rơm

384

187

366

375

607

80

491

312

Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002
2.1.3 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm
2.1.3.1 Đối với kinh tế
Theo sổ tay nuôi trồng nấm ăn và nấm chữa bệnh (2004): Nấm là một trong những
loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao do các yếu tố:
Đầu tư thấp, chu kỳ nuôi trồng nấm thường ngắn, nấm rơm: 20 - 25 ngày; nấm bào
ngư, nấm mèo chu kỳ 2 - 2,5 tháng.


5


Nguyên liệu rẻ, dồi dào: Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là phế liệu nông lâm
nghiệp, thường rất nhiều ở các địa phương vừa giải quyết về mặt môi trường, đồng thời
tạo nên sản phẩm mới, phế phẩm sau nuôi khi trồng nấm có thể sử dụng cho chăn nuôi và
trồng trọt.
Giá trị kinh tế cao: Nấm rơm, nấm mỡ giá bán trung bình 1.200 - 1.300 USD/tấn
nấm muối, nấm mèo khoảng 3.500 - 4.300 USD/tấn nấm khô, nấm đông cô khoảng
12.000 - 20.000 USD/tấn nấm khô. Như vậy, so với những loại nông sản khác nấm có giá
trị cao hơn.
2.1.3.2 Đối với xã hội
Giải quyết lao động: Trong tình hình chung của nước ta lao động, nhất là lao động
nhàn rỗi nhiều trong khi đời sống còn khó khăn. Trồng nấm thu hút lớn lao động, tạo công
ăn việc làm cho nhiều người, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Giải quyết nguồn thực phẩm: Ngoài việc trồng nấm để bán, xuất khẩu, đây còn là
nguồn thực phẩm quý không những bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của người dân
mà còn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nấm
2.1.4.1 Thuận lợi
Nước ta có nguồn nguyên liệu đồi dào.
Thời tiết khí hậu thích hợp cho việc phát triển các loại nấm nhiệt đới.
Trồng nấm có khả năng thu hồi vốn nhanh.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn, không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu sang các
khác như: Mỹ, Nhật, Đài Loan.
2.1.4.2 Khó khăn
Các hộ trồng nấm chưa kiểm soát được chất lượng đầu vào của sản phảm như:
giống, nguyên liệu trồng nấm, các sản phẩm bán trôi nổi trên thị trường mà chưa có một
6



tổ chức, các nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, khi trên
thị trường khan hiếm sản phẩm, có nhiều cơ sở bán giống và nguyên liệu trồng nấm đã
đưa ra sản phẩm kém chất lượng, có nhiều tạp chất gây thiệt hại cho người sản xuất.
Người sản xuất nấm phần lớn là những hộ nông dân thiếu vốn để đầu tư kỹ thuật
và mở rộng quy mô sản xuất.
Ngoài ra, vấn đề cạnh tranh giá cả để tiêu thụ nhanh sản phẩm luôn diễn ra gây
nhiều thiệt hại và những biến động bất lợi cho người sản xuất. Đầu ra cho sản phẩm cũng
chưa được ổn định.
2.2 Sơ lược về nấm bào ngư
2.2.1 Phân loại
Tên khoa học: Pleurotus ostreatrus (Jacq.ex.Fr) Kummer
Tên tiếng anh: Oyster Mushroom
Tên khác: Nấm dai, nấm sò…
Chi: Pleurotus
Họ nấm sò: Pleurotaceae
Lớp: Basidiomycotina
Giới: Fungi
2.2.2 Đặt điểm sinh vật học
Nấm bào ngư chủ yếu sống hoại sinh, mọc thành cụm tập trung, có tai nấm dạng
phễu lệch, phiến mang bào tử kéo đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai
nấm bào ngư còn non có màu sắc sậm hoặc tối nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng
hơn. Chu kỳ sống của nấm bào ngư cũng như các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ đảm bào
tử hữu tính, nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng, kết thúc bằng việc hình thành cơ quan
sinh sản là tai nấm.
Nấm bào ngư có chu trình phát triển cũng như các loại nấm đảm khác, bắt đầu đảm
bào tử hữu tính nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ cấp, thứ cấp) và kết thúc bằng việc
7



hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm sinh ra đảm bào tử và chu trình lại tiếp
tục (Lê Duy Thắng, 2001).
Quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa vào hình dạng tai nấm mà
có tên gọi cho từng giai đoạn như: dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng bán cầu
lệch, dạng lá lục bình:
Dạng san hô: Quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm.
Dạng dùi trống: Mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về
chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không khác bao nhiêu.
Dạng phễu: Mũ mở rộng trọng khi cuống còn ở giữa (giống cái phễu).
Dạng bán cầu lệch: Cuống lớn nhanh ở một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung
tâm của mũ.
Dạng lục bình: Cuống ngừng tăng trưởng nhưng mũ phát triển, bìa mép thẳng đến
dợn sóng.
Từ giai đoạn phễu → phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng), còn từ
giai đoạn phễu lệch → dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng) vì vậy thu
hái nấm bào ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá.
Nấm bào ngư thuộc nhóm hoại gỗ, sống chủ yếu hoại sinh, mặc dù có đời sống ký
sinh như P.ostreatus, P.eryngii... Phần lớn cơ chất dùng trồng nấm đều chứa nguồn
cellulose. Tuy nhiên, đa số trường hợp lượng cellulose bao giờ cũng thấp hơn 50%, còn
lại là lignin, hemicellulose và khoáng. Nấm bào ngư là loài có khả năng sử dụng lignin
mạnh, nhất là thời gian khởi đầu cho việc tạo quả thể nấm.
2.3 Giới thiệu về giá thể trồng nấm bào ngư
2.3.1 Giới thiệu về giá thể trồng cây
Trồng cây trên giá thể là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trên các loại
nguyên liệu khác nhau. Đây là mô hình canh tác tiên tiến trong nền sản xuất nông nghiệp
hiện đại. Với phương pháp này, các chất dinh dưỡng vẫn được bổ sung tương tự như
8


trong đất với tỉ lệ thích hợp cho từng loại cây. Giá thể đưa vào trồng cây không gây hại

cho môi trường và tạo ra các sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài
ra, các giá thể sau khi trồng có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ cho các loại cây trồng
khác.
2.3.2.Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cây bằng giá thể
1- Ưu điểm: Phương pháp trồng cây trên giá thể loại trừ được các loại sâu hại nấm,
bệnh trong đất, hạn chế cỏ dại và sự thất thoát hạt giống, tiết kiệm công làm đất và quản
lý sâu bệnh và tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải trong nông nghiệp, giảm nguy
hại đến sức khỏe con người lao động. Đặt biệt, năng suất thu hoạch cao, chu kỳ ngắn vụ
và trồng được nhiều vụ trong năm.
2- Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao, nguyên liệu phải được xử lý kĩ trước
khi sử dụng.
2.3.3 Giá thể trồng nấm
Với nguồn phụ phế phẩm trong nông nghiệp giàu chất xơ (cellulose) và chất gỗ
(lignin) được lựa chọn làm giá thể để nuôi trồng nấm. Với nguồn nguyên liệu dễ tìm hoặc
sẳn có tại địa phương, giá thành rẻ để tăng thêm thu nhập cho người dân.
Nguồn nguyên liệu có những đặc tính sau: Dễ xay vụn, không có các chất độc hại,
vi sinh vật, côn trùng gây hại.
Các giá thể sử dụng phổ biến hiện nay như: Rơm rạ, mùn cưa, bã mía, bông phế
thải, cùi bắp…
1- Mùn cưa: Là sản phẩm khi cưa, xẽ gỗ sau đó được dùng để trộn và làm giá thể
hay cắt nhỏ ra và sơ chế làm giá thể rất tốt. Là những gỗ mềm, dễ xay nhuyễn, không có
tinh dầu, dễ dàng tìm thấy ở nước ta. Đặc tính của mùn cưa là giàu chất xơ và chất gỗ.
2- Bã mía: Là sản phẩm khi xay, ép chỉ còn xác bã sau đó cắt nhỏ hay xay vụn để
làm giá thể rất tốt. Trong bã mía có cellulose chiếm tỉ lệ cao, trong bã mía bao giờ cũng

9


thừa đường dễ hấp dẫn các vi sinh vật khác. Khi sử dụng cần phải phơi khô và ngâm nước
vôi để nâng pH lên, giảm lượng đường và các acid hữu cơ khác.

3- Rơm rạ: Là nguồn nguyên liệu dễ dàng tìm thấy cả các vùng trồng lúa. Rơm rạ
không bị mốc và phơi khô trước khi sử dụng.
4- Cùi bắp: Trong cùi bắp cũng chứa nhiều đường, ngoài ra còn có kích thước lớn
nên khó giữ nhiệt và giũ ẩm nên cầm phải đập nhỏ trước khi làm ẩm hoặc trộn với các
nguyên liệu khác.
5- Bông phế thải: Là nguyên liệu trồng nấm rất tốt, nhưng khi rút nước thường bị
dính chặt nên phải tốn công xé nhỏ ra.
2.3.4 Các phương pháp xử lý nguyên liệu trồng nấm
Tiệt trùng (thanh trùng): Là quá trình xử lý để loại bỏ các nguồn nhiễm tự nhiên có
sẵn trong nguyên liệu hoặc dụng cụ, dùng để nuôi trồng nấm. Nguồn nhiễm chủ yếu là
các vi sinh vật bất lợi cho nấm, nó cạnh tranh về thức ăn, biến đổi môi trường sống và có
tốc độ sinh sản nhanh hơn nấm. Có nhiều phương pháp tiệt trùng:
1- Phương pháp vật lý: Dùng tia (tử ngoại, cực ngắn, tia X...), sóng siêu âm, nhiệt
(sấy, đốt), đun sôi, hơi nước...
Phương pháp 1: Ủ nguyên liệu thành đống với khối lượng đủ lớn để tăng nhiệt độ
trong đống ủ đạt 60 – 70oC, thời gian kéo dài từ 6 - 7 ngày. Trung bình đống ủ đảm bảo
có khối lượng tối thiểu từ 300 kg khô trở lên.
Phương pháp 2: Các nguyên liệu sau khi vào bịch thì tiến hành khử trùng các bịch
nguyên liệu trong hơi nước ở nhiệt độ 100 – 125oC kéo dài từ 90-180 phút để giảm bớt
các vi sinh vật hoạt động. Hiện nay người ta thường sử dụng lò hấp để hấp nguyên liệu.
2- Phương pháp hoá học: Dạng dung dịch CuSO4, HgCl2, Javel, cồn. Dạng khí:
Formol, Sulfur (SO2) để xông hơi.

10


2.3.5 Các phương pháp đặt bịch và rạch bịch nấm
2.3.5.1 Cách đặt bịch
Bịch được đưa vào nhà trồng có thể xếp lên kệ hoặc treo trên giàn:
1- Xếp kệ: Bịch ít bị va chạm, độ ẩm cao nhưng đòi hỏi đầu tư giàn kệ choáng

nhiều diện tích, khó dọn vệ sinh và xử lý trại sau mỗi đợt thu hoạch. Có hai cách đặt bịch:
đặt bịch đứng và đặt bịch nằm.
Đặt bịch đứng cách nhau 20 cm để có khoảng trống cho quả thể nấm hình thành.
Đặt bịch nằm: Các bịch chồng lên nhau thành 4 - 5 lớp trên một khung.
2- Treo giàn: Đang được sử dụng phổ biến vì không phải đầu tư nhiều. Có nhiều
cách treo bịch: xỏ xâu hoặc mắc võng.
Xỏ xâu: Dùng kẽm dài kéo theo sợi dây treo xỏ xuyên qua đáy bịch lên tới miệng
và ra ngoài, dây xâu bịch nên dùng dây nilon đôi cho chắc. Mỗi xâu trung bình 4 - 5 bịch
và các bịch cách nhau 10 cm.
Kiểu mắc võng: Dùng 3 - 4 sợi nilon chụm lại, thắt gút từng khoảng để lọt bịch vào
trong. Trung bình một xâu khoảng 4 - 6 bịch.
2.3.5.2 Các cách rạch bịch
Kiểu rạch xiên: Đường rạch chạy vòng theo thành bịch, nhưng là những đoạn
ngắn. Cách này thường dễ bị nhiễm.
Kiểu rạch dọc: Mỗi bịch rạch khoảng 6 - 12 đường, mỗi đường dài khoảng
3 - 4cm và phân bố đều khắp bịch. Các đường rạch so le với nhau, phân bố đều ở phía
trên và phía dưới.
Ngoài ra còn có nhiều cách rạch khác như: Chữ thập (+), quả thị (*), tam giác…
Nhưng những cách này ít sử dụng vì nấm phát triển không đều, năng suất thấp.

11


×