Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

SO SÁNH TÁM GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI AYUN HẠ, HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH TÁM GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG TRONG VỤ
ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI AYUN HẠ,
HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: HUỲNH THỊ LIÊN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2005 – 2009

Tháng 08/2009
i


SO SÁNH TÁM GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2008 – 2009 TẠI AYUN HẠ, HUYỆN PHÚ THIỆN,
TỈNH GIA LAI

Tác giả

HUỲNH THỊ LIÊN

Khoá luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỷ sư nông nghiệp
ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. CAO XUÂN TÀI



Tháng 08 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện được đề tài này ngoài sự nổ lực của bản thân còn là sự đóng góp giúp
đỡ của rất nhiều người. Vì vậy, khi hoàn thành khoá luận này em xin chân thành cảm ơn
đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập tại trường.
Quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập.
Thầy cô phụ trách phân hiệu Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai.
Em xin chân thành biết ơn sâu sắc:
Th.S Cao Xuân Tài, giảng viên môn học Cây lúa đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình.
Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt đề tài.
Anh Thái Doãn Cần, trưởng trạm trại thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ đã
nhiệt tình giúp đỡ.
Xin chân thành ghi khắc công ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy tôi nên người,
sự động viên khích lệ của mọi người trong suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Liên


ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “So sánh tám giống lúa có triển vọng trong vụ Đông Xuân 2008
– 2009 tại Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai” đã được tiến hành trên nền đất
của Trại thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia lai. Thời gian
tiến hành thí nghiệm được tiến hành từ 16/01/2008 đến 17/05/2009. Thí nghiệm được bố
trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẩu nhiên với 03 lần lập lại, 08 nghiệm thức với 24 ô
thí nghiệm. Gồm 08 giống lúa là: MT36, CH16, XT27, SH14, DT45, X26, X32, ML48
(giống đối chứng).
Kết quả thu được:
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 105 - 119 ngày theo phương thức cấy,
giống có thời gian sing trưởng ngắn nhất là giống đối chứng ML48 (105 ngày) và giống
có thời gian sinh trưởng dài nhất là CH16 (119 ngày), phù hợp cho những vùng canh tác
2 vụ/năm.
Các giống lúa có đặc điểm tốt: đều có dạng hình tương đối gọn, cứng cây, ít đổ
ngã. Có chiều cao trung bình từ 75,67 cm đến 98,89 cm. Lá đòng thẳng và to, bông trổ
thoát, chiều dài bông ngắn, đẻ nhánh mạnh.
Các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Các giống lúa đều có chất lượng gạo khá, hạt gạo thuộc loại bán thon, thon. Riêng
giống XT27 có phẩm chất gạo tốt, hạt gạo thon dài.
Năng suất: Giống có năng suất cao nhất là X26 (64,67 tạ/ha), SH14 (62,30 tạ/ha).
Các giống có năng suất thấp hơn là CH16 (58,67 tạ/ha), X32 (56,00 tạ/ha), XT27 (55,00
tạ/ha), DT45 (54,83 tạ/ha), MT36 (54,00 tạ/ha). Giống đối chứng ML48 cho năng suất
thấp nhất (50,00 tạ/ha).

iii



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa…... ....................................................................................................................... i
Lời cảm tạ .............................................................................................................................ii
Tóm tắt................................................................................................................................ iii
Mục lục ................................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................................vii
Danh sách các hình ........................................................................................................... viii
Danh sách các bảng và biểu đồ............................................................................................ix
Danh sách các bảng…………. .......................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu..................................................................................................2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ...............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
U

2.1. Tầm quan trọng của cây lúa.......................................................................................3
2.2. Nguồn gốc và phân loại.............................................................................................3
2.2.1. Nguồn gốc ..........................................................................................................3
2.2.2. Phân loại .............................................................................................................4

2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới ...................................................4
2.3.1. Tình hình sản xuất ..............................................................................................4
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa....................................................................................5
2.3.2.1.Cuộc Cách Mạng Xanh trong ngành trồng lúa.............................................5
2.3.2.2.Nghiên cứu về lúa lai....................................................................................7
2.3.2.3.Nghiên cứu về siêu lúa .................................................................................7
2.3.2.4. Một số tiến bộ trong công nghệ sinh học lúa ..............................................8
iv


2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trong nước .....................................................9
2.4.1. Tình hình sản xuất ..............................................................................................9
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................11
2.5. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Gia Lai......................................................................13
Chương 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................15
U

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.............................................................................15
3.2 Đất đai thí nghiệm ...................................................................................................15
3.3 Khí hậu thời tiết nơi thí nghiệm ...............................................................................16
3.4 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................................17
3.5 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................17
3.5.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................................17
3.5.2 Quản lý và chăm sóc..........................................................................................19
3.5.2.1 Phân bón .....................................................................................................19
3.5.2.2 Phương pháp canh tác.................................................................................19
3.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .....................................................................20
3.6.1. Các chỉ tiêu về hình thái ...................................................................................20
3.6.2. Các chỉ tiêu nông học .......................................................................................22
3.6.3. Chỉ tiêu sinh lý..................................................................................................22

3.6.3.1. Trọng lượng chất khô ................................................................................22
3.6.4. Chỉ tiêu sâu bệnh hại ........................................................................................22
3.6.4.1. Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal ) ...........................................................23
3.6.4.2. Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis Guenee)......................................23
3.6.4.3. Sâu đục thân (Tryporyza incertulas W.) ...................................................23
3.6.4.4. Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae Cav.et Shi.) ..........................................24
3.6.5. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...........................24
3.6.6. Các chỉ tiêu về phẩm chất gạo:.........................................................................25
3.7. Xử lý số liệu ............................................................................................................26
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................27
4.1. Đặc trưng về hình thái các giống lúa.......................................................................27
v


4.1.1. Thân lúa ............................................................................................................27
4.1.2. Lá lúa. ...............................................................................................................28
4.1.3. Bông lúa............................................................................................................28
4.2. Các chỉ tiêu nông học ..............................................................................................29
4.2.1. Thời gian sinh trưởng và phát dục....................................................................29
4.2.2. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao.......................................................30
4.2.3. Động thái và tốc độ đẻ nhánh. ..........................................................................32
4.2.4. Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu. ...................................................33
4.3. Chỉ tiêu sinh lý.........................................................................................................34
4.3.1. Động thái tích luỹ chất khô ..............................................................................34
4.4. Tính chống chịu sâu bệnh........................................................................................35
4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..........................................................36
4.5.1. Số bông/m2 .......................................................................................................37
4.5.2. Số hạt/bông.......................................................................................................38
4.5.3. Số hạt chắc/bông...............................................................................................38
4.5.4. Tỷ lệ hạt lép ......................................................................................................38

4.5.5. Trọng lượng 1000 hạt .......................................................................................38
4.5.6. Năng suất lý thuyết...........................................................................................39
4.5.7. Năng suất thực tế. .............................................................................................39
4.6. Phẩm chất gạo thí nghiệm .......................................................................................39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................41
5.1. Kết luận....................................................................................................................41
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................43
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................44

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt/ký hiệu

Viết đầy đủ/ý nghĩa

1

TT

Thứ tự

2

TGST

Thời gian sinh trưởng


3

NSS

Ngày sau sạ

5

NSLT

Năng suất lý thuyết

6

NSTT

Năng suất hạt thực thu

7

NSC

Ngày sau cấy

8

FAO

Food and Agriculture Origanzation of the United


Nations (Cơ quan Lương Nông Liên Hợp Quốc)
9

IRRI

International Rice Research Institute (Viện Nghiên

Cứu Lúa Gạo Quốc Tế)
10

Đ/c

Đối chứng

11

CV

Coefficient of Variation

12

LSD

Least Significant Differences

13

QTL


Quantitative trait loci

14

p1000 hạt

Trọng lượng 1000 hạt

15

Ha

Hectare (mẫu tây)

16

IRC

International Rice Commission (Ủy Ban Lúa Gạo

Quốc Tế).
17 WTO

Word Trade Organization

18 OMCS

Ô Môn cực sớm

19 LC


Lúa cạn

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1: Toàn cảnh khu thí nghiệm giai đoạn chín .............................................................47
Hình 2: Giống MT 36 .........................................................................................................47
Hình 3: Giống CH 16 .........................................................................................................48
Hình 4: Giống XT 27..........................................................................................................48
Hình 5: Giống SH 14..........................................................................................................49
Hình 6: Giống DT 45..........................................................................................................49
Hình 7: Giống X 26 ............................................................................................................50
Hình 8: Giống X 32 ............................................................................................................50
Hình 9: Giống ML 48 .........................................................................................................51
Hình 10: Lô bảo vệ .............................................................................................................51

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang


Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở các vùng và thế giới năm 2004.............5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trung bình của Việt Nam qua các thời kỳ
và các năm. .........................................................................................................................10
Bảng 2.3: Biến động về diện tích - sản lượng lúa huyện Phú Thiện..................................14
Bảng 3.1: Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm .......................................................................15
Bảng 3.2: Số liệu khí tượng trong khu vực thí nghiệm từ tháng 1 – 5 năm 2009 .............16
Bảng 3.3: Bảng mã hoá nghiệm thức .................................................................................17
Bảng 4.1: Đặc trưng hình thái các giống lúa thí nghiệm....................................................27
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát dục của các giống lúa thí nghiệm......................29
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm).........................................................31
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa (cm/ngày) ..............................31
Bảng 4.5: Động thái đẻ nhánh của các giống lúa (nhánh/bụi) ...........................................32
Bảng 4.6: Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa (nhánh/bụi/ngày) .......................................33
Bảng 4.7: Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa.........................34
Bảng 4.8: Động thái tích luỹ chất khô (gram chất khô/bụi) ...............................................35
Bảng 4.9: Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm ...................................35
Bảng 4.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suât...................................................37
Bảng 4.11: Phẩm chất gạo của các giống lúa thí nghiệm...................................................39
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa.......................................44
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa ...........................................44
Biểu đồ 4.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa ...........................................................45
Biểu đồ 4.4. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa................................................................45
Biểu đồ 4.5. Động thái tích lũy chất khô của các giống lúa...............................................46
Biểu đồ 4.6. Năng suất thực tế và năng suất lý thuyết của các giống lúa ..........................46
ix


x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa gạo là cây lương thực chính của hơn nửa dân số trên thế giới và cung cấp hơn
20% tổng năng lượng hấp thụ hằng ngày của nhân loại.Với người dân châu Á, lúa gạo
cung cấp từ 50% - 70% năng lượng hấp thụ hằng ngày. Lúa gạo cũng là nguồn lương
thực phát triển nhanh nhất ở châu Phi (Trần Văn Đạt, 2005).
Việt Nam là một trong những nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới. Những năm
gần đây sản xuất lúa gạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, năng suất, sản
lượng và chất lượng lúa gạo ngày càng được nâng cao. Gần đây, cùng với việc hội nhập
WTO, Việt Nam đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo đã góp phần nâng
cao vị thế của nước trên trường quốc tế. Đạt được thành tựu này là do chúng ta tập trung
áp dụng các biện pháp thâm canh, đầu tư cải tiến kỹ thuật. Trong đó công nghệ về giống
lúa đóng vai trò then chốt đã tạo điều kiện bố trí lại cơ cấu phù hợp với từng vùng, từng
vụ làm tăng năng suất và sản lượng, chất lượng có hiệu quả.
Trong bối cảnh dân số ngày càng gia tăng, diện tích canh tác ngày càng thu hẹp,
giá lúa giống và phân bón ngày càng gia tăng thì việc thâm canh tăng năng suất, đặc biệt
là tạo ra các giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm, chống chịu sâu
bệnh, chống chịu hạn, là nhu cầu rất cấp thiết để góp phần nâng cao đời sống của người
nông dân.
Huyện Phú Thiện thuộc tỉnh Gia Lai là huyện mới được tách ra từ thị xã Ayunpa.
Do tập quán nông dân ở đây vẫn còn dùng giống cũ, phần lớn tự để giống và trao đổi
giữa nông dân với nhau, chỉ có một số ít nông dân mua giống từ các cơ quan chuyên sản
xuất giống. Từ đó làm cho cơ cấu giống trong vùng đa số là không rõ nguồn gốc, năng
suất thấp, phẩm chất kém, nhiều sâu bệnh. Đứng trước thực trạng này, Trung tâm nghiên
1


cứu giống cây trồng tỉnh đã triển khai các Trại trực thuộc tiến hành khảo nghiệm và so

sánh các bộ giống lúa có triển vọng tại địa phương, nhằm tuyển chọn những giống lúa tốt
có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh khá, có khả năng thích ứng với điều
kiện sinh thái và tập quán canh tác của nông dân để tiến hành nhân rộng và phổ biến sản
xuất đại trà thay thế các giống lúa cũ đã thoái hoá cho năng suất thấp.
Được sự đồng ý của Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, với sự giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng tỉnh Gia Lai, đề tài “So
sánh tám giống lúa có triển vọng trong vụ Đông Xuân 2008 - 2009 tại Ayun Hạ, huyện
Phú Thiện, tỉnh Gia Lai” được thực hiện.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định và tuyển chọn những giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống
chịu khá với sâu bệnh, phù hợp với sinh thái của địa phương.
Dựa trên các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tính chống chịu sâu bệnh và năng
suất của các giống lúa thí nghiệm, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu cơ cấu giống lúa
đáp ứng nhu cầu của địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng,
khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện khí hậu bất lợi và khả năng cho năng suất, phẩm
chất theo qui định khảo nghiệm giống lúa.
Rút ra được ưu điểm, nhược điểm của các giống lúa tham gia thí nghiệm, từ đó
đưa ra giống có triển vọng để bổ sung nguồn giống lúa cho địa phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tầm quan trọng của cây lúa
Lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con người. Hạt
gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% prôtêin, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho con người.

Ngành sản xuất lúa gạo còn cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu người dân cả ở
nông thôn lẫn thành thị, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế,
chính trị và xã hội ở những nước lấy lúa gạo là nguồn lương thực chính (Trần Văn Đạt,
2005).
Ở Việt Nam, lúa gạo trở thành một nét trong đời sống văn hoá và tinh thần của
người dân Việt vì nước ta đã có một nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Cây lúa cũng là
hình ảnh gắn liền với nhiều truyền thuyết, lễ hội, dân tộc (Bùi Huy Đáp, 1999). Ngày nay,
lúa gạo không những là lương thực chính của người dân Việt Nam mà còn làm giàu cho
nông dân và cho đất nước thông qua việc xuất khẩu lúa gạo.
2.2. Nguồn gốc và phân loại
2.2.1. Nguồn gốc
Cây lúa có nguồn gốc lịch sử từ lâu đời, cho tới nay vẫn chưa biết chính xác thời
gian và địa điểm phát sinh của nó. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của cây
lúa nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng cây lúa xuất phát từ Đông Nam
Á (Bài giảng cây lúa, 2008), cơ sở của ý kiến này là:
-

Diện tích trồng lúa của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á.

-

Điều kiện khí hậu nóng và ẩm thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.

- Về mặt lịch sử thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa hoang dại qua quá trình
chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo mà thành.

3


Cây lúa Việt Nam (Oryza sativa L) còn được gọi là lúa châu Á, vì nó đã được

thuần hoá từ lúa dại ở ba trung tâm đầu tiên ở Đông Nam Á, Assam (Ấn Độ), biên giới
Thái Lan, Myanmar và Trung Du Tây Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Lúa nước nguồn gốc từ châu Á và châu Phi được trồng tới 90% diện tích của châu
Á (FAO 2006), và đã được Alexandre đại đế nhập vào châu Âu vào thời điểm 300 năm
trước Công Nguyên. Lúa nước là loài cốc có năng suất cao nhất, có loại hạt dài (Indica),
loại hạt bầu ngắn (Japonica).
Cây lúa có phạm vi phân bố rất rộng, từ vĩ độ 300B đến 400N, ở độ cao từ 0 đến
3000 m so với mặt biển. Nhưng chủ yếu là tập trung sản xuất ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.
2.2.2. Phân loại
- Giới: Plantae (thực vật)
- Ngành: Angiospermes (thực vật hạt kín).
- Lớp: Monocotyledonae (lớp thực vật một lá mầm).
- Bộ: Poales (hòa thảo).
- Họ: Poaceae (hoà thảo).
- Chi: Oryza.
Có 19 loài, có tổng nhiễm sắc thể từ 24 - 48 n (Cao Xuân Tài, 2008). Loài Oryza
sativa và Oryza glaberrima là hai loài lúa trồng, còn lại là lúa dại. Trong đó, Oryza sativa
là lúa trồng phổ biến ở châu Á, còn loài Oryza glaberrima được trồng phổ biến ở châu
Phi. Riêng loài Oryza sativa có hai loài phụ là loài phụ Indica (lúa tiên), loài phụ Japonica
(lúa cánh) .
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
2.3.1. Tình hình sản xuất
Cây lúa được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều nhất ở khu vực châu Á, châu
Phi và châu Mỹ La Tinh. Năm 2004, thế giới có khoảng 112 nước trồng lúa trên 151 triệu
ha với năng suất bình quân gần 4 tấn/ha.

4



Mặc dù có xu hướng tăng trong nhiều thập niên qua, tình trạng sản xuất lúa thế
giới vẫn còn thấy thất thường theo điều kiện khí hậu hàng năm vì hơn 40% diện tích lúa
trồng hiện nay còn lệ thuộc vào nước trời (Trần Văn Đạt, 2005). Sản lượng lúa của thế
giới giảm từ 611 triệu tấn năm 1999 xuống 598 triệu tấn năm 2001, 569 triệu tấn năm
2003 và tăng trở lại 605 triệu tấn năm 2004 và 618 triệu tấn năm 2005 (FAOSTAT,
2006). Châu Á luôn chiếm ưu thế sản lượng lúa gạo thế giới, với 90% sản lượng (546
triệu tấn) năm 2004, châu Phi 3%, châu Mỹ 6%, châu Âu và Baltics 0,5% (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở các vùng và thế giới năm 2004
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Thị phần sản

(ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

lượng(%)

- Thế giới

151.295.524

40,0


605,7

100,0

+ Châu Á

133.745.929

40,8

546,5

90,2

+ Châu Phi

9.098.282

20,7

18,9

3,1

+ Châu Mỹ La Tinh

6.450.929

40,0


25,8

4,3

+Mỹ

1.345.590

77,8

10,5

1,7

+ Trung Đông

1.584.800

66,6

10,5

1,7

73.300

75,9

0,6


0,1

431.494

67,0

2,9

0,5

Vùng trồng lúa

và caribbean

+ Châu Úc và quần
đảo Thái Bình Dương
+ Châu Âu và Baltics

(Nguồn: Faostat Citation, 2005).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa
2.3.2.1.Cuộc Cách Mạng Xanh trong ngành trồng lúa
Trước cuộc Cách Mạng Xanh, đã có những cuộc cách mạng trồng lúa âm thầm xảy
ra ở những nước đã phát triển. Nhật Bản là nước dẫn đầu cuộc cách mạng âm thầm đó.
Nhật và Đài Loan đã tiến một bước dài trong cơ cấu tạo giống lúa có năng suất bình quân
cao từ 4 - 6 tấn/ha. Trong khi Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á không đạt được
những tiến bộ trong lĩnh vực làm tăng năng suất lúa (chỉ 1,2 tấn/ha). Các chuyên gia Nhật
5


tạo hàng loạt các giống Japonica lùn, thân cứng, lá đâm thẳng, phản ứng đạm cao và có

tiềm năng năng suất cao, nhưng gạo dẻo (Trần Văn Đạt, 2005).
Vào thập niên 1950, một số quốc gia đã thành công trong việc lai tạo được các
giống lúa lùn hoặc nửa lùn như Jaya của Ấn Độ; H4, H5 của Sri Lanka; BPI - 76 của
Philippines (1956), Taichung Native 1 của Đài Loan. Giống Taichung Native 1, loại lúa
indica, thấp giàn, có năng suất cao từ 6 - 8 tấn/ha, được phổ biến vào năm 1956 và trở nên
thông dụng ở châu Á và châu Phi.
Cũng vào thập niên 1950, Chương Trình Lai Giống Indica X Japonica của Ủy Ban
Lúa Gạo Quốc Tế (IRC), FAO được thực hiện với sự tham dự của nhiều quốc gia ở châu
Á. Những nước này gởi các giống có năng suất cao của họ cho Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo
ở Cuttack, Ấn Độ để lai tạo với giống lúa japonica. Từ thế hệ thứ hai, F2, hạt giống được
gởi đến các nước hội viên tiếp tục công việc tuyển lựa. Trong chương trình này, các giống
lúa ADT 27 tuyển lựa ở Tamil Nadu, Ấn Độ và giống lúa Malija và Mashuri tuyển lựa ở
Malaysia được phổ biến rộng rãi (Trần Văn Đạt, 2005).
Cuộc Cách Mạng Xanh đã xảy ra trên thế giới, đặc biệt tại châu Á, châu Âu và
châu Mỹ từ giữa thập niên 1960 đến 1990, nhờ vào việc tìm ra gen của cây lùn thấp để
làm cho cây có thể hấp thu nhiều phân bón và sản xuất nhiều hạt thay vì nhiều lá và đổ
ngã.
Đồng thời IRRI, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế được thành lập năm 1960 ở Los
Banos, Philippine. IRRI đã lai tạo ra giống lúa nửa lùn IR8 từ giống lúa Deo woo gen,
thấp, ngắn ngày của Đài Loan với giống lúa Peta, cao giàn của Indonesia. Lúa IR8, cây
nửa lùn, nhiều chồi, lá thẳng đứng, xanh đậm, chống đỗ ngã, kháng sâu bệnh và phản ứng
đạm cao đến 200 kgN/ha, có tiềm năng năng suất có thể đạt đến 11 tấn/ha trong điều kiện
khí hậu nhiệt đới (Trần Văn Đạt, 2005).
Thành công của cuộc Cách Mạng Xanh đã làm sản lượng lúa thế giới tăng gần gấp
ba, đã giúp cho nhiều dân tộc trên thế giới thoát khỏi nạn đói, thay đổi cơ cấu trồng lúa và
xã hội nông thôn, mang đến lợi nhuận đáng kể cho nông dân.

6



2.3.2.2.Nghiên cứu về lúa lai
Phương pháp tạo hạt giống lai và sản xuất đại trà chỉ được thành công đầu tiên ở
Trung Quốc vào giữa thập niên 1970, ở Việt Nam và Ấn Độ vào giữa thập niên 1990 và
Philippines vào những năm đầu thế kỷ XXI. Trong vòng 20 năm (1976 - 1995), Trung
Quốc gieo trồng 650 triệu ha lúa, trong đó có 190 - 200 triệu ha lúa lai, năng suất lúa cao
hơn lúa thuần 2,02 tấn/ha. Nhờ đó sản lượng lương thực tăng từ 19 đến 20 triệu tấn/năm.
Điều này đã giúp trung Quốc giải quyết thành công an ninh lương thực cho 1,3 tỷ người.
Theo thử nghiệm tại các trung tâm nghiên cứu và ruộng của nông dân, lúa lai cho
năng suất cao hơn lúa thương mại thông dụng từ 15 đến 20% nhờ tính chất ưu thế lai. Đa
số lúa lai được trồng hiện nay là lúa 3 dòng: dòng bất dục đực (cytoplasmic male
sterility), dòng duy trì (maintainer) và dòng phục hồi (restorer). Trung Quốc hiện đang
trồng 15 triệu ha lúa lai mỗi năm. Nhờ chương trình lúa lai này, Trung Quốc đã giảm diện
tích trồng lúa toàn quốc gia trong hơn hai thập niên qua, nhưng vẫn đủ nuôi 1,25 tỷ dân và
đã chuyển đổi hàng triệu ha trồng lúa qua các hoa màu khác có giá trị cao hơn hoặc các
ngành nghề khác có lợi nhuận lớn hơn.
Lúa lai hai dòng không cần đến dòng phục hồi, nhưng phải nhờ đến dòng bất dục
đực chịu nhiệt cảm TGMS (temperature - sensitive genetic male sterility) hoặc cảm quang
PGMS (photoperiod - sensitive male sterility). Nếu nhiệt độ trên 280C hoặc thời gian
chiếu sáng (hay ánh sáng ban ngày) trên 14 giờ, dòng này sẽ bất dục. Năm 1983, dòng
PGMS được tìm thấy ở tỉnh Hubei, Trung Quốc và năm 1987 gen tương hợp lúa dại giữa
lúa Indica và Japonica được phát kiến ở Nhật Bản. Trong thời gian qua có rất nhiều tiến
bộ trong kỹ thuật lúa lai 2 dòng, chủ yếu ở Trung Quốc.
2.3.2.3.Nghiên cứu về siêu lúa
Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế tại Los Banos, Philippines đã bắt đầu nghiên cứu
về phương diện sinh lý cây lúa để tạo thành loại lúa siêu đẳng từ năm 1985 và bắt đầu lai
giống lúa siêu đẳng từ năm 1989. Họ dùng chiến lược hai bậc: (1) trước hết tạo giống lúa
giữa Indica Và Japonica nhiệt đới để có 12,5 tấn/ha và (2) sau đó dùng phương pháp lúa
ưu thế lai để tăng từ 12,5 tấn/ha lên 15 tấn/ha. Họ hy vọng có được giống lúa siêu đẳng
này để nông dân trồng vào năm 2005. Hiện nay, Viện đã tạo được những dòng có năng
7



Để hoàn thành mục tiêu trên, lúa siêu đẳng cần hội đủ các tiêu chuẩn của cây lúa
như sau: 3 - 4 chồi mỗi bụi lúa, 200 - 250 hạt trên mỗi bông, 90 - 100 cm chiều cao, thân
cứng, lá dày, xanh đậm và thẳng đứng, hệ thống rễ mạnh, 100 - 130 ngày, kháng những
sâu bệnh quan trọng và chất lượng cao. Lúa siêu đẳng đã thành công ở các nước vùng ôn
đới vì khí hậu các nơi này thuận lợi hơn trong đó thời gian ngậm sữa kéo dài hơn từ 40 50 ngày nhờ nhiệt độ thấp vào cuối vụ.
2.3.2.4. Một số tiến bộ trong công nghệ sinh học lúa
• Gen có enzyme
Gen có enzyme ngăn cản thành lập protein và Alpha - amylase trong côn trùng
được chú ý tới như là một thành phần trong hệ thống bảo vệ thiên nhiên đối với côn trùng.
Chuyên gia đã chuyển gen chống tạo thành chất trypsin của đậu rằn (Cpti) cho cây lúa để
chống sâu đục thân 5 vạch và sâu đục thân màu hồng (Xu te al, 1996).
• Cải thiện tổng hợp sinh học chất tinh bột
ADP - glucose phyrophosphorylase (ADPGPP) là một loại enzyme quan trọng
trong điều chỉnh tổng hợp chất tinh bột ở mô thực vật. IRRI đã truyền gen glgc 16 (từ
E.coli) của giống khoai tây qua cây lúa để làm tăng tổng hợp chất tinh bột vì gen này làm
tăng tinh bột trong khoai tây (Khush, 1999)
• Cây lúa C4
Các nhà khoa học và trường Đại học tiểu bang Washington ở Mỹ đã sử dụng hệ
thống Agrobacterium để đưa gen quang hợp C4 từ cây bắp vào cây lúa Japonica và làm
tăng mức quang hợp của cây lúa này lên 30%, bằng cách biến đổi loài lúa C3 thành loài
lúa C4, nhưng kết quả còn đang được đánh giá.

8


2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trong nước
2.4.1. Tình hình sản xuất
Việt Nam nằm trên kinh tuyến 15 và giữa vĩ tuyến 80 đến 230 vĩ bắc, thuộc vùng

khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, khí hậu và đất đai tương đối thuận lợi cho ngành trồng
lúa. Trong 4 thập niên vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam tăng
khá nhanh. Diện tích trồng lúa tăng từ 4,805 triệu ha trong 1966 - 1970 lên 4,447 triệu ha
trong 2001 - 2005. Năng suất bình quân từ 1,875 tấn/ha trong những năm 1966 - 1970 lên
2,979 tấn/ha trong 1986 - 1990 và đạt mức bình quân 34,7 triệu tấn trong giai đoạn 2001 2005 (bảng 2.2).
Trong 40 năm qua, ngành trồng lúa ở Việt Nam bị ảnh hưởng đậm nét qua các
chính sách của nhà nước và cuộc Cách Mạng Xanh. Trước năm 1975, Cách Mạng Xanh
xảy ra ở cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam, nhưng do chiến tranh nên không phát huy
đúng mức. Từ năm 1976 - 1986, nền nông nghiệp tổ chức theo hệ thống tập thể, đất đai
do Nhà nước quản lý nên sản xuất lúa trong giai đoạn này bị trì trệ. Giai đoạn từ 1981 1987, Nhà nước đã có chính sách mới, bắt đầu có chế độ khoán trong sản xuất, nhưng
hoạt động trong hợp tác xã. Sản xuất trong nước tăng hơn nhưng vẫn không đáp ứng nhu
cầu của cả nước và vẫn phải nhập khẩu gạo. Giai đoạn từ 1988 về sau, Nhà nước đã áp
dụng chính sách đổi mới thông qua một loạt các biện pháp và làm thay đổi hẳn bộ mặt sản
xuất nông nghiệp. Nhờ chính sách đổi mới, năm 1989 sản lượng lúa tăng hơn năm 1988
gần 2 triệu tấn và Việt Nam đã chuyển từ nước nhập khẩu lúa gạo trở thành nước xuất
khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới (Trần Văn Đạt, 2000).

9


Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trung bình của Việt Nam qua các thời kỳ
và các năm.
Thời kỳ

Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

1966 - 1970

4,81

1,88

9,00

1971 - 1980

5,46

2,02

11,05

1981 - 1985

5,67

2,57

14,59


1968 - 1990

5,79

2,98

17,27

1991 - 1995

6,54

3,44

22,51

1996 - 2000

7,28

3,93

28,62

2001 - 2005*

7,45

4,66


34,67

2006**

7,32

4,89

35,79

2007**

7,18

4,95

35,54

Nguồn: - Trần Văn Đạt, 2000
-

*: Tổng cục thống kê, 2005

-

**: http/www.mofa.gov.vn, tra ngày 10/9/2008

Từ năm 2000 - 2007, mặc dù diện tích gieo trồng giảm dần nhưng năng suất lúa
của Việt Nam tăng từ 4,24 tấn/ha (năm 2000) lên 4,89 tấn/ha (năm 2006) và 4,95 tấn/ha
(năm 2007) nên sản lượng thóc tăng từ 32,53 triệu tấn năm 2000 lên 35,79 triệu tấn năm

2006. Năm 2007 do diện tích trồng lúa giảm mạnh, từ 7,32 triệu ha (năm 2006) xuống còn
7,18 triệu ha (năm 2007), nên sản lượng lúa năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 là 0,25
triệu tấn.
(Nguồn: http/www.vietfood.org.vn; tra ngày 10/9/2008)
Mục tiêu sản xuất lúa của Việt Nam đến năm 2010 là duy trì diện tích trồng lúa ở
mức 3,96 triệu ha và sản lượng đạt 40 triệu tấn, tăng 5,5 triệu tấn so với năm 2003. Để
tăng sản lượng lúa, khả năng mở rộng diện tích không nhiều và còn gây ảnh hưởng không
tốt đến hệ sinh thái; do đó, chủ yếu vẫn dựa vào năng suất. Trong hệ thống các biện pháp
kỹ thuật thì giống là biện pháp quan trọng và có hiệu quả nhất. Trong tương lai sản xuất
lúa gạo Việt Nam vẫn là ngành sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững về năng suất, chất
10


lượng và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế (Nguyễn Khắc Huỳnh và Ngô Thị
Nhuận, 2006).
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một trong những quốc gia được thừa hưởng thành tựu do cuộc Cách
Mạng Xanh mang lại. Ở miền Nam Việt Nam, cuộc Cách mạng Xanh xảy ra vào cuối
thập niên 1960 do sự du nhập của các giống lúa cải tiến của viện lúa IRRI. Vào đầu năm
1966, Việt nam là một trong những nước ở châu Á nhận một số mẫu giống IR8 của IRRI
để trồng thử ở các trại thí nghiệm. Trung tâm thí nghiệm lúa Long Định (nay là Viện Cây
Ăn Quả Miền Nam) nhận 10 kg giống IR8 để trồng thí nghiệm, kết quả cho năng suất 4
tấn/ha cao hơn năng suất bình quân của giống lúa cổ truyền là 2 tấn/ha. Sau đó, giống IR8
được quyết định phát triển đại trà. Gần đây, những nghiên cứu và ứng dụng về lúa gạo đã
góp phần rất nhiều cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt nam, nổi bật là một số
nghiên cứu về giống.
Kỹ thuật chọn dòng thuần có thể làm tăng năng suất lúa lên đến 2 - 2,5 tấn/ha.
Nhiều kết quả tăng năng suất khác cũng cho thấy tác dụng tăng năng suất của việc chọn
dòng thuần lại những giống đã dùng lâu trong sản xuất, nhất là đối với những giống địa
phương cổ truyền, có thể tăng năng suất lên đến 20% và cao hơn, như kết quả phục tráng

giống của Đỗ Khắc Thịnh với giống Một bụi, Nàng Hương. Lấy hạt giống của 5 dòng từ
giống OMCS6 và OMCS7 có năng suất cao nhất, trộn dòng, nhân cho những nghiên cứu
khác, và chuyển về địa phương sản xuất thử ở Ômôn và sản xuất đại trà tại Vĩnh Châu
thuộc tỉnh Sóc Trăng, đã đạt kết quả cao 6 - 7 tấn/ha, thường chỉ đạt 2,5 - 4 tấn/ha, vì
nhiễm rầy nâu và các loại bệnh khác (Mai Văn Quyền, 1996).
Nghiên cứu di truyền phân tử tính trạng kháng rầy nâu của cây lúa của Viện nghiên
cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp PCR chọn giống kháng rầy nâu có
gen Bph-10 ở nhiễm sắc thể số 12 liên kết với marker RG457 (tổ hợp lai PTB33/TN1) và
RM227 (IR 64/Hoa lài).
Nghiên cứu chọn giống lúa chống khô hạn của Viện cây lương thực thực phẩm với
phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa phương và các dòng lúa
cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra
11


các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH133, CH5,
trồng rộng rãi ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây
nguyên.
Phân tích QTL (quantitative trait loci) tính trạng chống chịu mặn của cây lúa của
Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp marker RFLP,
microsatellite phân tích bản đồ di truyền của tổ hợp lai IR28/Đốc Phụng xác định marker
RM223 liên kết với gen chống chịu mặn với khoảng cách di truyền 6,3cM trên nhiễm sắc
thể số 8 ở giai đoạn mạ.
Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà
Nội với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng bất dục ĐH4 và dòng phục
hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ biến trong sản xuất đã chọn ra tổ hợp
Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng 110 - 115 ngày, tiềm năng năng suất 8 - 10 tấn/ha,
chất lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho hệ thống canh tác 3 - 4 vụ/năm ở các tỉnh phía
Bắc.
Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu Long của

Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp ứng dụng công nghệ
sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng ruộng để
chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, như OM1490, OM2517,
OM3536, OM2717, OM2718, OM3405, OM4495, OM4498, OM2514, trồng rộng rãi ở
vùng sản xuất ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản xuất lương
thực ở vùng cao của Viện bảo vệ thực vật Từ Liêm, Hà Nội với phương pháp chọn lọc từ
tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn được giống LC93-1 có thời gian sinh
trưởng 115 - 125 ngày, năng suất 3 - 4 tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp
cho vùng đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao.
Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng hợp bệnh
cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu
Long đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính kháng đối với bệnh cháy lá lúa như
dipotassium hydrogen phosphate (K2HPO4), oxalic acid (C2H2O4), natritetraborac
12


(Na2B4O7) dùng sử lý hạt giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực
B

ma, tăng số hạt chắc và năng suất.
Tất cả các nghiên cứu trên đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, và chất
lượng lúa Việt nam và khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới.
2.5. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây nguyên Việt Nam, có tọa độ địa lý từ
12058’20’’ đến 14036’36’’ vĩ độ Bắc, từ 107027’23’’ đến 108054’40’’ độ kinh Đông, phía Bắc
giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp Campuchia với 90 km
đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Diện tích tự nhiên tỉnh Gia Lai là 15.494,9 km2, trong đó diện tích lúa nước hàng
năm của tỉnh là 67.580 ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 279.198 tấn. Bên cạnh đó diện tích

đất lúa có xu hướng giảm xuống do tình trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông dân.
Trước tình hình này trong những năm qua, tỉnh đã có chủ trương quy hoạch để hình thành
vùng sản xuất lúa có chất lượng và giá trị cao nhằm từng bước cải thiện đời sống của
nhân dân, xóa dần khoảng cách giữa nghề trồng lúa và các ngành nghề khác ở địa bàn
nông thôn.
Phú Thiện là huyện mới được tách ra từ thị xã Ayunpa. Nông nghiệp là ngành sản
xuất chính của huyện, giá trị nông nghiệp chiếm 52,2% tổng giá trị sản xuất toàn huyện,
đất nông nghiệp: 44.431,28 ha; chiếm 88% tổng diện tích toàn huyện. Phú Thiện được coi
là vựa lúa của tỉnh Gia lai với dải đồng bằng dọc theo sông Ayun và tưới nhờ hệ thống
tưới của công trình thuỷ lợi hồ Ayun Hạ. Trong những năm qua nhờ được đầu tư cải tạo
nâng cấp thuỷ lợi, khai hoang - xây dựng đồng ruộng cấp đất cho đồng bào dân tộc, cung
cấp giống mới và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên sản xuất nông nghiệp đã tăng nhanh cả
về quy mô, năng suất và hiệu quả. Tổng diện tích lúa của huyện hàng năm dao động từ
12.500 ha đến 13.000 ha, chiếm 16% - 17% diện tích lúa toàn tỉnh, sản lượng lúa của
huyện thu được từ 73.500 - 75.000 tấn, chiếm 26 - 27% sản lượng lúa thu được toàn tỉnh.
Giá trị sản lượng lúa hiện nay của huyện chiếm từ 60 - 65% cơ cấu giá trị sản
lượng của ngành trồng trọt. Điều đó chứng tỏ rằng lúa là cây trồng được xác định là mũi
nhọn của huyện, vì vậy hướng phát triển trong những năm tới của huyện là xây dựng
13


những vùng lúa có năng suất và chất lượng cao để cung cấp lương thực cho thị trường
trong khi giá lúa gạo trên thế giới ngày càng tăng.
Bảng 2.3: Biến động về diện tích - sản lượng lúa huyện Phú Thiện
Phú Thiện
Năm

Tỉnh Gia Lai

Cơ cấu so với tỉnh (%)


Diện

Năng

sản

Diện

Năng

Sản

Diện

Năng

Sản

tích

suất

lượng

tích

suất

lượng


tích

suất

lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2006

12.732 58,9

74.991 68.726 40,8


280.231 17,0

144,4

26,8

2007

12.625 58,4

73.709 67.580 41,3

279.198 17,1

141,3

26,4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Thiện và tỉnh Gia Lai năm 2007
Năm 2007 diện tích cũng như sản lượng lúa toàn huyện có xu hướng giảm so với
năm 2006. Nguyên nhân giảm là do năm 2007 thời tiết khô hạn kéo dài nên người dân đã
chuyển đổi một phần diện tích lúa được tưới bấp bênh sang trồng ngô và các loại cây
ngắn ngày khác.
Thời gian gần đây nông dân huyện Phú Thiện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất
nhất là tình hình rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại ở nhiều nơi đã làm cho năng
suất và sản lượng lúa giảm đáng kể. Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm giống cây
trồng đã tiến hành khảo nghiệm, chọn ra những giống lúa tốt có khả năng chống chịu sâu
bệnh khá, đặc biệt là khả năng kháng rầy và đưa vào sản xuất. Đến nay, đã chọn được một
số giống lúa chống chịu được rầy nâu, năng suất cao như: Q5, PC10, TH205, TH85, ĐB6,

ML49, HT1.

14


×