Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN KHỔ QUA (Momordica charantia Linn.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.66 KB, 75 trang )

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ
TRÊN KHỔ QUA (Momordica charantia Linn.) VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tác giả

LÊ HOÀNG LÂM

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ CHẮT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành ghi ơn sâu sắc bố mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng và tạo mọi điều
kiện cho con được như ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn cô Nguyễn Thị Chắt đã tận tình hướng dẫn và khuyên bảo
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu trường đặc biệt là cùng quý thầy cô khoa
Nông Học trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn này.
Chân thành cảm ở các cô chú và anh chị ở trạm Bảo vệ thực vật cùng bà con
nông dân huyện Tân Uyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt


nghiệp.
Tôi xin cảm ơn bạn bè thân hữu đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Hoàng Lâm

ii


TÓM TẮT
LÊ HOÀNG LÂM, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2009
“Nghiên cứu mức độ gây hại của ruồi đục quả trên cây khổ qua (Momordica
charantia Linn.) và biện pháp phòng trừ tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm
2009”.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ CHẮT – Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến cuối tháng 6 năm 2009 nhằm điều tra hiện
trạng canh tác khổ qua của nông dân, thành phần ruồi và mức độ gây hại của chúng
trên cây khổ qua tại huyện Tân Uyên, tình Bình Dương, đồng thời khảo sát hiệu lực
phòng trừ ruồi đục quả bằng phương pháp phun bã protein thủy phân.
Kết quả điều tra cho thấy phần đông các hộ nông dân ở huyện Tân Uyên đã biết
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác (100% lên líp, 82% phủ bạt, 84%
giăng lưới làm giàn, 100% bón lót phân chuồng, 84% dùng phân bón là. Tuy nhiên,
các hộ còn dùng thuốc trừ sâu cao hơn nồng độ khuyến cáo (78%).
Ghi nhận được có 4 loài ruồi đục trái hiện diện trên ruộng khổ qua là:
Bactrocera dorsalis Hend., Bactrocera correcta Bezzi., Bactrocera cucurbitae Coq.,
Bactrocera tau Walker. Trong đó cả 4 loài đều vào bẫy Vizubon-D, riêng loài
Bactrocera cucurbitae Coq. vừa vào bẫy vừa có trong trái bị hại.
Qua điều tra mức độ gây hại của ruồi đục trái, cho thấy tỷ lệ trái bị hại cao

trong giai đoạn trước thu hoạch và đầu vụ thu hoạch (35 NSG – 45 NSG) trung bình
khoảng 7,79% đến 14,14%; giảm thấp vào giữa vụ (49 NSG – 77 NSG) trung bình
khoảng 2,42% – 4,83% và có xu hướng tăng lên vào cuối vụ (81 NSG – 85 NSG)
trung bình 6,7% - 6,84%.
Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu lực phòng trừ ruồi đục trái cho thấy: nghiệm
thức phun Hopsan 75ND (theo nông dân) cho thấy tỷ lệ trái bị hại sau xử lý từ 5,2% 8,72%; nghiệm thức phun bã mắm tôm, tỷ lệ trái bị hại sau xử lý 7,83% - 16,94%;
nghiệm thức đối chứng (không phun thuốc) có tỷ lệ trái bị hại cao nhất 12,1% 26,96%.

iii


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ............................................................... viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đich và yêu cầu .............................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài.......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Đặc điểm chung về cây khổ qua ...........................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật ..............................................................................3

2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây khổ qua..........................................................................4
2.1.3 Điều kiện sinh thái....................................................................................................4
2.1.4 Giá trị cây khổ qua....................................................................................................4

2.2. Một số loài ruồi đục trái gây hại trên khổ qua.....................................................6
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................................6
2.2.2 Nghiên cứu trong nước .............................................................................................6

2.3 Đặc điểm phát triển và mức độ gây hại của ruồi đục trái khổ qua .......................7
2.3.1 Ngoài nước ...............................................................................................................7
2.3.2 Trong nước ...............................................................................................................8

2.4 Đăc điểm một số loài ruồi đục trái trên họ bầu bí (Cucurbitaceae)......................8
2.4.1 Bactrocera cucurbitae (Coquilett)............................................................................8
2.4.2 Bactrocera tau Walker ............................................................................................9
2.4.3 Bactrocera dorsalis Hend.........................................................................................9
iv


2.4.4 Bactrocera correcta Bezzi........................................................................................9
2.4.5 Bactrocera zonata Saunders...................................................................................10
2.4.6 Bactrocera cucumis French ....................................................................................10

2.5 Biện pháp phòng trừ ruồi đục trái khổ qua .........................................................11
2.5.1 Nghiên cứu ngoài nước ..........................................................................................11
2.5.2 Nghiên cứu trong nước ...........................................................................................13

2.6 Đặc điểm tác dụng chế phẩm dùng trong thí nghiệm .........................................15
2.6.1 Hopsan 75ND .........................................................................................................15
2.6.2 Regent 800WG .......................................................................................................15

2.6.3 Mắm tôm lược kỹ ...................................................................................................15
2.6.4 Vizubon-D ..............................................................................................................16

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................17
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................17
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu...............................................................................................17
3.1.2 Thời gian nghiên cứu..............................................................................................17

3.2 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu ...............................................................17
3.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................17
3.2.2 Điều kiện thời tiết và khí hậu .................................................................................17

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................................19
3.3.1. Vật liệu ..................................................................................................................19
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................19

3.3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác khổ qua ở huyện Tân Uyên ......................19
3.3.2.2 Điều tra thành phần ruồi gây hại chính trên ruộng khổ qua..................19
3.3.2.3 Điều tra mức độ gây hại của ruồi đục trái trên khổ qua ở huyện Tân
Uyên ..................................................................................................................20
3.3.2.4 Khảo sát hiệu quả của phương pháp phòng trừ ruồi đục trái bằng protein
thủy phân trên cây khổ qua................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................24
4.1. Hiện trạng canh tác cây khổ qua ở huyện Tân Uyên .........................................24
4.2 Một số loài ruồi đục trái gây hại trên cây khổ qua .............................................31
4.3 Mức độ gây hại của ruồi đục quả trên cây khổ qua ............................................37

v



4.4 Hiệu lực của hai phương pháp phòng trừ ruồi đục trái tại huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương năm 2009..............................................................................................43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................48
5.1 Kết luận...............................................................................................................48
5.2 Đề nghị................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................50
PHỤ LỤC .....................................................................................................................53

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Dinh dưỡng có trong 100 g khổ qua (đã nấu chín và sấy khô).......................5
Bảng 3.1: Quy trình canh tác.........................................................................................22
Bảng 3.2: Lịch theo dõi và thu mẫu ..............................................................................22
Bảng 4.1: Hiện trạng canh tác cây khổ qua của người nông dân huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương năm 2009 ..................................................................................................24
Bảng 4.2: Kỹ thuật canh tác cây khổ qua của người nông dân huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương năm 2009 ..................................................................................................26
Bảng 4.3: Nhận thức về sâu hại và vấn đề bảo vệ thực vật trên cây khổ qua của người
dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2009........................................................28
Bảng 4.4: Một số loài ruồi ghi nhận được trên ruộng khổ qua ở huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương năm 2009 ..................................................................................................35
Bảng 4.5: Một số loài ruồi vào bẫy Vizubon-D trên ruộng khổ qua ở huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương năm 2009 ...........................................................................................36
Bảng 4.6: Tỷ lệ hiện diện của Bactrocera cucurbitae Coq. trên trái khổ qua bị hại tại
huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2009 ..............................................................37
Bảng 4.7: Mức độ gây hại do ruồi đục quả trên ruộng khổ qua của hộ tên Lê Anh Tuấn
(hộ 1), xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương từ tháng 4 đến tháng 5 năm

2009 ...............................................................................................................................39
Bảng 4.8: Mức độ gây hại do ruồi đục quả trên ruộng khổ qua của hộ tên Lê Văn Hòa
(hộ 2), xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương từ tháng 4 đến tháng 5 năm
2009 ...............................................................................................................................40
Bảng 4.9: Mức độ gây hại do ruồi đục quả trên ruộng khổ qua của hộ tên Nguyễn Văn
Mến (hộ 3), xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương từ tháng 4 đến tháng 5
năm 2009 .......................................................................................................................41
Bảng 4.10: Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu quả của hai phương pháp phòng trừ ruồi
đục trái trên cây khổ qua ở huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2009 ..................44
Bảng 4.11: Mức độ trái bị hại do ruồi đục quả tại nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2....45
Bảng 4.12: Mức độ trái bị hại do ruồi đục quả tại nghiệm thức 1 và đối chứng...........46
Bảng 4.13: Mức độ trái bị hại do ruồi đục quả tại nghiệm thức 2 và đối chứng...........46
vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Một số loài ruồi ghi nhận được trên ruộng khổ qua tại huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương năm 2009 ..................................................................................................32
Hình 4.2: Một số loài ruồi ghi nhận được trên ruộng khổ qua tại huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương năm 2009 ..................................................................................................34
Hình 4.3: Một số triệu chứng do ruồi đục trái gây hại trên trái khổ qua ở huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2009 ................................................................................38

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình khu vực huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009 ..................................................................................18
Biểu đồ 3.2: Tổng lượng mưa của khu vực huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ tháng
2 đến tháng 6 năm 2009.................................................................................................18
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ vào bẫy Vizubon của một số loài ruồi trên ruộng khổ qua huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2009 ................................................................................36
Biểu đồ 4.2: So sánh mức độ gây hại của ruồi đục trái trên 3 ruộng khổ qua điều tra ở
huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2009 ..............................................................42
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................21

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PGS: Phó giáo sư
NSG: Ngày sau gieo
GĐPT: Giai đoạn phát triển
NT: Nghiệm thức
ĐC: Đối chứng
TSXH: Tần số xuất hiện
TLHD: Tỷ lệ hiện diện
BCO: Bactrocera correcta Bezzi.
BDO: Bactrocera dorsalis Hend.
BCU: Bactrocera cucurbitae Coq.
BTA: Bactrocera tau Walker
RAT: Rau an toàn
IPM: Intergrated Pest Management – Phòng trừ dịch hại tổng hợp
EPPO: European and Mediterranean Plant Protection Organization – Tổ chức bảo vệ
thực vật Châu Âu và Địa Trung Hải.
USDA: United States Department of Agriculture – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ


ix


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Trong nhu cầu thực phẩm hằng ngày của con người, rau là thành phần không
thể thiếu. Rau có mặt hằng ngày trong bữa ăn của mọi gia đình. Nếu như các loại thực
phẩm khác cung cấp protein, chất béo, chất đường bột, năng lượng thì rau cung cấp
chất xơ, khoáng, các loại vitamin quan trọng mà không một loại thực phẩm nào khác
có thể thay thế, nhờ đó làm cân đối dinh dưỡng cho con người. Hơn nữa, một số loại
rau còn có thể dùng làm thuốc, trong số đó có cây khổ qua.
Khổ qua hiện được trồng chủ yếu để làm thực phẩm và là một trong những cây
trồng đang cho thu nhập rất cao, đặc biệt là khi canh tác theo lối tiên tiến và sử dụng
loại giống mới cao sản, ngắn ngày. Mặc dù đa số nông dân chỉ trồng ở quy mô vài
trăm đến vài nghìn mét vuông đất, nhưng cây trồng này hiện đang là cây làm giàu cho
nhiều hộ nông dân.
Để nâng cao năng suất và phẩm chất của loại cây trồng này, bên cạnh việc dùng
những giống cao sản và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác, việc phòng trừ
các loại sâu hại cũng rất quan trọng. Tuy khổ qua là một loại cây không có nhiều sâu
hại nhưng lại có những loài gây hại rất nặng, có thể gây ảnh hưởng không ít đến năng
suất và chất lượng. Đặc biệt trong đó ruồi đục quả là đối tượng gây hại nghiêm trọng
nhất và khó phòng trừ một cách hiệu quả, do ruồi chỉ tấn công và gây hại nặng trên trái
vào giai đoạn trái được thụ phấn cho đến thu hoạch. Tác hại của ruồi (sâu non gọi là
dòi) gây hại trong quả, ăn thịt quả, gây rụng quả hàng loạt dẫn đến làm giảm năng
suất, thậm chí gây thất thu. Tuy nhiên, phòng trừ bằng phương pháp sử dụng các loại
thuốc trừ sâu phun trên trái dễ để lại dư lượng trên sản phẩm. Hiện một số loại thuốc
được các hộ nông dân sử dụng để phòng trừ hầu hết thuộc nhóm lân hữu cơ, có tính

độc cao (như: Hopsan 75ND, Fentox 25EC, Nitox 30EC), điều này ảnh hưởng không
tốt đối với sức khỏe người tiêu dùng do lượng thuốc tồn dư trên sản phẩm.

1


Do đó việc xác định được mức độ gây hại của ruồi đục trái khổ qua và tìm ra
một phương pháp phòng trừ ruồi đục trái mới, hiệu quả, an toàn hơn cho người tiêu
dùng là rất cần thiết và đó là lý do nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu mức độ gây
hại của ruồi đục trái trên cây khổ qua (Momordica charantia L.) và biện pháp
phòng trừ”.
1.2 Mục đich và yêu cầu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu hiện trạng canh tác khổ qua của nông dân ở
huyện Tân Uyên, xác định thành phần ruồi đục trái và mức độ gây hại của chúng trên
khổ qua, đồng thời khảo sát hiệu lực phòng trừ ruồi đục trái bằng protein thủy phân.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng canh tác khổ qua của nông dân tại huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương.
- Xác định thành phần ruồi đục trái gây hại chính trên khổ qua.
- Điều tra mức độ gây hại của ruồi đục trái trên khổ qua.
- So sánh hiệu quả của hai phương pháp: phòng trừ ruồi đục trái bằng protein
thủy phân với phương pháp mà nông dân đang áp dụng.
1.4 Giới hạn đề tài
- Thời gian thực hiện: từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009.
- Địa điểm: trong địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Đối tượng nghiên cứu: ruồi đục trái trên cây khổ qua.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm chung về cây khổ qua
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật
Vị trí phân loại:
Giới: Plantae (Thực vật)
Giới phụ: Tracheobionta
Liên ngành: Spermatophyta
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Lớp phụ: Dilleniidae
Bộ: Violales
Họ: Cucurbitaceae
Chi: Momordica L.
Loài: Momordica charantia L.
(Theo USDA)
Nguồn gốc:
Khổ qua có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, các
nước Đông Nam Á. Ngoài ra còn có thể từ vùng Châu Phi và Châu Mỹ. Khổ qua là
loại rau rất phổ biến ở Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Úc, Châu Phi, Tây
Á, Mỹ La Tinh và vùng Caribê. Loại cây này được coi là đã được thuần hóa ở Châu Á
như ở Bắc Ấn Độ hoặc Nam Trung Quốc bởi vì những vùng giáp ranh người ta đã tìm
thấy những quần thể hoang dại hay quần thể tự nhiên của khổ qua. Sau này, khổ qua
được giới thiệu sang Tân thế giới (Nam Mỹ) thông qua việc buôn bán nô lệ. Ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Brazil đến Đông Nam nước Mỹ khổ qua còn phát triển
dưới dạng cây cỏ (Trần Khắc Thi và ctv, 2008).
3



2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây khổ qua
Khổ qua thuộc dạng cây leo, khả năng sinh trưởng rất mạnh, thân phát triển dài
tới 4 m, mảnh, không có lông hoặc ít lông. Khả năng phân cành nhánh của khổ qua rất
mạnh. Lá khổ qua mọc so le, cuống lá dài 3 – 5 cm, lá hình tim có xẻ thùy, xẻ thùy
nông hay sâu tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên lá có lông nhất là mặt dưới.
Các tua cuốn không phân nhánh, vươn dài tới 20 cm. Hoa khổ qua luôn ở dạng đơn
tính cùng gốc (monoecious), rất hiếm có cây lưỡng tính. Hoa đực và hoa cái mọc riêng
rẻ ở kẻ lá, màu vàng, đường kính hoa 1,5 – 2,0 cm. Quả khổ qua có nhiều màu sắc
khác nhau, quả non có màu trắng, xanh nhạt tới xanh đậm, có 10 hàng gờ phân bố dọc
theo chiều dài quả, có các u vấu phân bố rải rác khắp trên bề mặt vỏ quả. Quả có các
hình thoi, hình trụ, hình cầu nhọn hai đầu hoặc hình quả lê. Hạt có vỏ cứng, màu nâu
vàng hay nâu nhạt, khối lượng 1000 hạt khoảng 60 – 170g. (Trần Khắc Thi và ctv,
2008)
2.1.3 Điều kiện sinh thái
Khổ qua là cây ưa sáng, yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh để sinh trưởng và
phát triển, thích hợp với điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ
thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển: 24 – 27 0C, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy
mầm: 30 – 32 0C. Khổ qua có khả năng chịu hạn tốt, nhưng là cây rất mẫn cảm với
điều kiện ngặp úng. Khổ qua đòi hỏi lượng dinh dưỡng cân đối của phân bón hữu cơ
và phân vô cơ để sinh trưởng và phát triển tốt. Song tùy thuộc từng loại đất sẽ có chế
độ dinh dưỡng thích hợp khuyến cáo dùng cho khổ qua. Trên thực tế vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng, phân bón cho khổ qua. Khổ qua có thể được
trồng trên nhiều loại đất khác nhau, song có thể cho sinh trưởng và phát triển tốt nhất,
cho sinh trưởng cao khi được trồng trên những chân đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, có
tầng canh tác dày, thoát nước tốt, pH đất thích hợp nhất cho khổ qua 6,0 – 6,7. (Trần
Khắc Thi và ctv, 2008)
2.1.4 Giá trị cây khổ qua
Ngoài giá trị thông thường là dùng làm thực phẩm ra, khổ qua còn có giá trị lớn
về mặt y dược. Trong lá và quả khổ qua có chứa Polyphenol và Flavonoit (mùa đông
cao hơn mùa hè một chút), hàm lượng Polyphenol và Flavonoit trong quả cao hơn

4


trong lá: Polyphenol: 3,85% trong quả; 3,09% trong lá già. Flavonoit: 1,34% trong
quả; 1,12% trong lá già. Các chất quan trọng là Glycosit: Charantin và Momordicin.
Charantin và Polypeptit – P có tác dụng làm hạ đường huyết. Momordicin có tác dụng
diệt vi khuẩn, siêu vi và hỗ trợ cho cơ thể chống lại các tế bào ung thư đang phát triển.
Dạng thuốc phổ biến là viên nang, bột khổ qua đông khô. Quả khổ qua còn dùng để
chữa táo bón, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn đường ruột (Trần Khắc Thi và ctv, 2008).
Khổ qua có nhiều tác dụng chữa bệnh: dây khổ qua đun sôi để nguội dùng tắm
để trị chứng rôm sảy và mụn nhọt; nước lá mướp đắng có tác dụng hạ nhiệt và giúp
cho những người bị bệnh tiểu đường (Trần Khắc Thi và ctv, 2008).
Bảng 2.1: Dinh dưỡng có trong 100 g khổ qua (đã nấu chín và sấy khô)
Energy

20 kcal (80 kJ)

Carbohydrates

4,32 g

Sugars

1,95 g

Dietary fiber

2,0 g

Fat


0,18 g

saturated

0,.014 g

monounsaturated

0,033 g

Polyunsaturated

0,078 g

Protein

0,84 g

Water

93,95 g

Vitamin A

6 μg

Thiamin (Vit. B1)

0,051 mg


Riboflavin (Vit. B2)

0,053 mg

Niacin (Vit. B3)

0,280 mg

Vitamin B6

0,041 mg

Folate (Vit. B9)

51 μg

Vitamin B12

0 μg

Vitamin C

33,0 mg

Vitamin E

0,14 mg

Vitamin K


4,8 μg

Calcium

9 mg
5


Iron

0,38 mg

Magnesium

16 mg

Phosphorus

36 mg

Potassium

319 mg

Sodium

6 mg

Zinc


0,77 mg

(Nguồn: < 01/2009.)
2.2. Một số loài ruồi đục trái gây hại trên khổ qua
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Hơn 125 loài cây trồng, bao gồm các loài cây thuộc họ bầu bí, họ cà và một số
loài rau quả khác được ghi nhận là ký chủ của ruồi dưa (Bactrocera cucurbitae Coq.)
(H.V. Weems và ctv, 2004).
Hai loài Bactrocera cucurbitae Coq. và Bactrocera tau Walker thuộc chi phụ
Zeugodacus được ghi nhận gây hại trên cây họ bầu bí (Cucurbitaceae) ở khu vực Đông
Nam Á (Baimai và ctv, 1999).
Theo Rabindranath và Pillai (1986), trên họ bầu bí đặc biệt là khổ qua
(Momordica charantia Linn.), thiệt hại gây ra do ruồi dưa (melon fly) là nhân tố giới
hạn chính đối với năng suất và phẩm chất quả thu hoạch (Trích dẫn từ Dhillon và ctv,
2005).
Theo Stibick (2000), khổ qua cũng là một ký chủ khá phổ biến của loài ruồi
đục trái Bactrocera zonata Saunders.
Loài Bactrocera cucumis French cũng được ghi nhận là có gây hại trên họ bầu
bí ở Queenland, Australlia (Astridge, 2005).
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
Loài ruồi ₫ục trái khổ qua Bactrocera cucurbitae Coq. chỉ gây hại trên các loài
cây thuộc họ bầu bí như dưa, mướp, khổ qua và ớt. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà,
₫ục thành ₫ường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái bị ₫èo ₫ẹt, thối vàng rụng
sớm (Trần Văn Hòa và ctv, 2000).
Theo Trương Khánh Lâm (2003), trên cây khổ qua có hai loài ruồi ₫ục trái là
Bactrocera cucurbitae (Coquillett) và Bactrocera tau (Walker), nhưng chủ yếu là
Bactrocera cucurbitae (Coquillett).
6



Theo Phùng Thị Út (2005), có 3 loài ruồi đục quả được ghi nhận vào bẫy treo
Vizubon-D trên ruộng khổ qua ở huyện Củ Chi: Bactrocera dorsalis Hend.,
Bactrocera correcta và Bactrocera cucurbitae Coq.
Ruồi ₫ục trái Bactrocera cucurbitae Coq., có ký chủ chính là các loại bầu bí
(Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2008), ruồi ₫ục trái Bactrocera cucurbitae Coq.
gây hại làm biến dạng cấu trúc quả trên khổ qua.
2.3 Đặc điểm phát triển và mức độ gây hại của ruồi đục trái khổ qua
2.3.1 Ngoài nước
Ruồi ₫ục trái là một trong những dịch hại nghiêm trọng nhất ₫ối với nghề làm
vườn ở khu vực nhiệt ₫ới và cận nhiệt ₫ới. Chúng gây thiệt hại cho các loại rau quả
bằng cách ₫ẻ trứng vào dưới vỏ. Trứng nở ra dòi và ăn phá gây thối thịt quả. Trái bị
xâm nhiễm sẽ nhanh chóng trở nên thối, không ăn ₫ược và rụng non. Thiệt hại gây ra
do ruồi ₫ục trái, ₫ặc biệt là loài Bactrocera tau, vào khoảng 40 % ₫ược ghi nhận ở ₫ảo
Sumatra, Indonesia (Hasyim và ctv, 2008).
Ruồi dưa (Bactrocera cucurbitae Coq.) thích những trái còn non, xanh và mềm
₫ể ₫ẻ trứng. Ruồi cái ₫ẻ trứng vào phần thịt trái ở ₫ộ sâu khoảng 2 — 4 mm, dòi nở ra
ăn phá bên trong trái ₫ang phát triển. Đôi khi, trứng cũng ₫ược ₫ẻ vào trong tràng hoa,
và dòi nở ra ăn phá trên hoa (Dhillon và ctv, 2005).
Thiệt hại gây ra do ruồi ₫ục trái gây ra cho cây họ bầu bí là do thành trùng cái
dùng ống ₫ẻ trứng chích và ₫ẻ trứng vào phần mềm trái, sau ₫ó ấu trùng nở ra sẽ ăn
phần mềm bên trong, cuối cùng trái sẽ thối và rụng do sự xâm nhập của các vi sinh vật
thứ cấp. Ấu trùng ăn phá bên trong gây nên thiệt hại chủ yếu, tuy nhiên vết chích của
thành trùng cũng làm cho trái non bị vặn vẹo. Những vết ₫ục của ấu trùng là ₫ường
xâm nhập của các vi khuẩn và nấm làm thối trái (Mau và Kessing, 2007).
Thiệt hại do ruồi ₫ục trái gây ra trên bầu bí vào khoảng 30 — 100 %, tùy theo
loài ký chủ và mùa vụ. Thiệt hại tăng lên khi nhiệt ₫ộ môi trường xuống thấp dưới
320C và ẩm ₫ộ tương ₫ối vào khoảng 60 — 70 % (Dhillon và ctv, 2005).
Theo Hollingsworth và ctv (1997) 95 % trái trên khổ qua bị hại do ruồi đục trái

Bactrocera cucurbitae Coq. được ghi nhận ở Papua, Đông-ti-mo (trích: M.K. Dhillon
và ctv, 2005).
7


Loài ruồi đục trái Bactrocera zonata Saunders gây thiệt hại hằng năm khoảng
320 triệu Euro ở khu vực Trung Đông và khoảng 190 triệu Euro ở Ai Cập (Theo Tổ
chức bảo vệ thực vật Châu Âu và Địa Trung Hải, 2005).
2.3.2 Trong nước
Theo Nguyễn Như Thanh (2007), loài Bactrocera cucurbitae Coq. trong điều
kiện phòng thí nghiệm ở 28 0C ± 1 0C, ẩm độ 75% ± 5%. Tuổi thọ con cái: 135,2 ± 6,1
ngày. Tuổi thọ con đực: 129,1 ± 6,3 ngày, con cái có đời sống dài hơn con đực 6 ngày.
Số trứng trung bình một con cái đẻ trong suốt đời sống là 875,1 trứng, đẻ nhiều nhất
tuần thứ 4 sau khi vũ hóa, ngưng đẻ 3 tuần trước khi chết. Khổ qua thích hợp cho sự
phát triển của Bactrocera cucurbitae hơn cà tím.
Sự phá hại của ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae Coq. phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, giống bầu bí. Thông thường, những giống chín muộn bị
hại nhiều hơn giống chín sớm. Theo thống kê gần đây nhất bầu bí có thể bị ruồi hại
đến 50 %. Trên một vụ bầu bí có thể phát triển từ 2 – 3 lứa (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Theo Phùng Thị Út (2005), tỷ lệ trái bị hại do ruồi đục trái Bactrocera
cucurbitae Coq. tăng cao vào giai đoạn 52 NSG đến 76 NSG (có thể lên đến 18,67%).
2.4 Đăc điểm một số loài ruồi đục trái trên họ bầu bí (Cucurbitaceae)
2.4.1 Bactrocera cucurbitae (Coquilett)
Theo Weems và ctv (2004), Bactrocera cucurbitae (Coquilett) còn có tên khoa
học khác là:
Chaetodacus cucurbitae (Coquillett)
Dacus cucurbitae (Coquillett)
Strumeta cucurbitae (Coquillett)
Zeugodacus cucurbitae (Coquillett)
Tên thông thường: Melon fly (ruồi dưa).

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae (Coquilett)
thuộc họ Terphritidae, bộ Diptera. Thành trùng là một loài ruồi màu nâu sáng, chiều
dài 8 – 9 mm, đầu và mắt màu nâu sẫm, cánh trong suốt. Theo mạch Costa có một vệt
nâu sẫm kéo dài tới đỉnh cánh, đỉnh cánh cũng có một vệt tròn đậm. Trên lưng ngực
trước, hai bờ vai có 2 vệt vàng, lưng ngực giữa có 3 vệt vàng nhạt, 2 vệt ở gốc cánh và
một vệt ở giữa, lưng ngực sau có một vệt vàng ngang lớn nơi tiếp giáp với đốt ngực
8


bụng. Bụng ruồi dài và nhọn, phía lưng có 2 vết đậm cắt nhau hình chữ “T”, cơ thể
giống cơ thể ong. Trứng màu trắng sữa, hình oval dài. Ấu trùng dạng dòi, không chân,
đầu không rõ ràng, phía bụng nhỏ dần và có hai mấu gai cuối bụng. Đẫy sức ấu trùng
dài đến 12 mm và chui xuống đất hóa nhộng. Nhộng dạng bọc, hình oval dài màu nâu,
có thể dài từ 6 – 8 mm- Giai đoạn ủ trứng kéo dài 4 – 7 ngày
2.4.2 Bactrocera tau Walker
Thuộc bộ Tephritidae, bộ Diptera.
Theo Drew và Roming (1994) và (1996) ruồi đục trái Bactrocera tau (Walker)
mặt có 2 đốm đen rộng, hình ô van, phía sau mảnh lưng trước và mảnh sườn bên màu
vàng. Mảnh lưng ngực giữa màu đen có vệt đỏ nâu, phía lưng có 2 vệt vàng chạy song
song, cuối mỗi vệt vàng có 1 lông cứng, vệt thứ 3 ở giữa lưng màu vàng. Chân nhìn
chung màu vàng hung, ngoại trừ đốt chày chân trước, chân sau và gốc của đốt chày
chân giữa có màu đen hoặc xám đen, cánh có buống cánh gốc và buồng cánh mép
trước không màu và lông cứng nhỏ. Dọc mạch mép trước có vệt vàng ngang qua đỉnh
R2+3 lan rộng tạo thành đốm lớn qua đỉnh mạch R4+5. Mạch dọc có khuỷu hẹp, phần
bụng có mảnh cứng tại đốt 3 và 5 màu vàng hung. Đỉnh của gai đẻ trứng dạng kim.
2.4.3 Bactrocera dorsalis Hend.
Thuộc bộ Tephritidae, bộ Diptera.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), loài ruồi đục trái Bactrocera dorsalis Hend.
Thành trùng là một loài ruồi màu nâu. Đầu hình bán cầu, trên ngực có 3 vệt vàng xếp
thành hình chữ “U”, trong đó 2 vệt dọc ở 2 gốc cánh, vệt nằm ngang trên đốt ngực thứ

3 lớn hơn. Bụng thành trùng tròn giống bụng ong và cuối bụng nhọn. Trên lưng của
bụng có 2 vệt đậm đen hình chữ “T”. Đốt chày và đốt bàn chân màu vàng. Kích thước
của ruồi có thể dài đến 7 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Thành trùng có thể sống 20 –
40 ngày. Trứng mới đẻ hình trái dưa leo, dài 1 mm, lúc mới đẻ màu vàng sữa, sắp nở
màu vàng nhạt.
2.4.4 Bactrocera correcta Bezzi
Thuộc bộ Tephritidae, bộ Diptera.
Theo Trương Khánh Lâm (2003), thành trùng loài Bactrocera correcta Bezzi
mặt có 1 băng ngang màu đen. Mảnh lưng ngực trước và mảnh sườn bên màu vàng,
mảnh lưng giữa màu đen. Hai bên sườn phía lưng có 2 vệt vàng chạy song song, cuối
9


mỗi vệt vàng có 1 lông cứng ia. Mai lưng màu vàng. Chân nhìn chung có màu vàng,
ngoại trừ đốt chày chân sau có màu nâu đen và nâu đen đậm. Ở đỉnh cánh có buồng
cánh gốc và buồng cánh mép trước (c) không màu và phía ngoài buồng cánh mép
trước có nhiều lông cứng nhỏ. Các mạch dọc mép cánh trước có vệt mờ hẹp và đứt
đoạn ở mạch R2 + 3, có một vệt màu nâu đen dài qua đỉnh mạch R4+5. Mạch dọc khuỷu
ngắn lại tạo ra buồng cánh khuỷu sau màu xám.
2.4.5 Bactrocera zonata Saunders
Thuộc họ Tephritidae, bộ Diptera.
Tên khoa học khác: Dacus zonatus Saunders
Dasyneura zonata Saunders
Rivellia persicae Bigot
Tên thông thường: Peach fruit fly (ruồi đào), guava fruit fly (ruồi ổi).
Con trưởng thành mặt có đốm ở mỗi đốt chân râu, đầu có lông cứng nhỏ, không
có mắt đơn và lông cứng sau mắt đơn. Mảnh lưng ngực có vệt dọc sườn màu vàng
hoặc màu cam. Mai lưng có màu nhạt. Mạch Costa không có băng màu dọc theo chiều
dài của buồng cánh r1, buồng cánh sc thường có màu vàng, đỉnh mạch R4+5 có một
đốm màu xám, mạch ngang chày giữa (R – M) và mạch ngang giữa khuỷu (Dm – Cu)

không có vệt màu. Bụng phân đốt rõ ràng, đốt bụng thứ 5 có hai khu vực bị lõm
xuống, trên con đực có một hàng lông lược (pecten) ở mỗi bên đốt lưng bụng thứ 3
(Theo tổ chức bảo vệ thực vật Châu Âu và Địa Trung Hải: European and
Mediterranean Plant Protection Organization – EPPO, 2005).

shing, Ltd.

2.4.6 Bactrocera cucumis French
Thuộc họ Tephritidae, bộ Diptera.
Tên khoa học khác: Austrodacus cucumis French
Dacus cucumis French
Dacus tryoni var. cucumis French
Tên thông thường: Cucumber fly (Ruồi dưa leo)
Con trưởng thành đầu có lông cứng nhỏ, không có mắt đơn và lông cứng sau mắt đơn.
Ngực cũng có lông cứng nhỏ, thiếu lông cứng giữa mảnh lưng ngực và mảnh bụng
(katepisternum); mai lưng (scutellum) không phân thùy và có 4 lông cứng ở rìa; thùy
sau của mảnh lưng ngực trước (postpronotal) không có lông cứng phát triển dài.
10


Scutum có vệt dọc màu vàng ở giữa và hai bên sườn; không có lông cứng a. sa. và
lông cứng prsc. Cánh: mạch dọc mép phụ uốn cong gần 90 0 về phí trước; buồng cánh
cup rất hẹp, bằng khoảng 1/2 buồng cánh bm; phần mở rộng của buồng cánh cup rất
dài, bằng hoặc dài hơn chiều dài của mạch A1 + CuA2; mạch giữa (M) không cong về
phía trước ở đỉnh buồng cánh dm; cánh dài khoảng 4,7 – 6,1 mm. Bụng phân đốt rõ
ràng; đốt bụng thứ 5 có hai khu vực bị lõm xuống; trên mặt bên đốt bụng thứ 3 của con
đực không có hàng lông lược (pecten). Gai đẻ trứng con cái dài 1,7 mm (theo EPPO).
2.5 Biện pháp phòng trừ ruồi đục trái khổ qua
2.5.1 Nghiên cứu ngoài nước
Theo Mau và Kessing (2007), việc sử dụng các biện pháp phòng trừ trước khi

thu hoạch là rất quan trọng trong việc làm giảm một cách trực tiếp thiệt hại, ₫ồng thời
cũng làm tăng một cách ₫áng kể hiệu quả của các biện pháp phòng trừ sau thu hoạch.
Dhillon và ctv (2005) cho rằng việc phòng trừ ruồi đục trái trên bầu bí có thể
được thực hiện trên quy mô cục bộ và quy mô rộng.
Phòng trừ trên quy mô cục bộ gồm các phương pháp chủ yếu như: phương pháp
cơ giới, phương pháp canh tác, phương pháp sinh học và phương pháp hóa học.
- Phương pháp cơ giới
Hai kỹ thuật phổ biến của phương pháp cơ giới là bao trái và dùng bẫy bả.
Phương pháp bao trái thường tốn kém hơn là dùng bẫy, tuy nhiên lại chắc chắn hơn.
Phương pháp treo bẫy chủ yếu là để tiêu diệt thành trùng. Các cây bụi quanh ruộng
trong bán kính 90 m có thể được tận dụng để treo bẫy (Mau và Matin Kessing, 2007)
Một số loại bẫy thường được sử dụng như: Bẫy Steiner, bẫy Lynfield, bẫy
Jackson, bẫy Mc Phail, bẫy Nakagawa.
Bẫy dính màu vàng tẩm mùi hấp dẫn cũng được sử dụng để bắt thành trùng ruồi
đục trái (Capinera, 2008).
- Phương pháp canh tác
Phương pháp canh tác có hai biện pháp chính là dọn sạch tàn dư thực vật và
trồng cây dẫn dụ. Trong đó, việc dọn sạch tàn dư thực vật đóng vai trò cực kỳ quan
trọng. Điều này có liên quan rất mật thiết với việc tiêu hủy những trái bị hại, trái không
có giá trị thương phẩm và tàn dư trên ruộng sau thu hoạch. Tất cả những trái bị hại cần
phải được chôn sâu 1 m trong đất (Mau và Kessing, 2007)
11


Dùng cây ký chủ kháng cũng là một thành phần quan trọng trong chương trình
phòng trừ dịch hại tổng hợp. Phương pháp này không gây ra ảnh hưởng xấu đối với
môi trường cũng như các khoảng chi phí tăng thêm gây bất lợi cho người nông dân.
Tuy nhiên, việc phát triển các giống cây vừa kháng ruồi đục trái vừa cho năng suất cao
còn bị giới hạn (Dhillon và ctv, 2005).
- Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học phổ biến nhất là sử dụng thiên ₫ịch. Những loài thiên
₫ịch ký sinh này ₫ẻ trứng của chúng vào trứng hoặc dòi của ruồi ₫ục trái và nở ra vào
giai ₫oạn nhộng của ruồi ₫ục trái. Trong số ₫ó loài Psyttalia fletcheri Silvestri (Họ
Braconidae, bộ Hymenoptera) được cho là hiệu quả nhất đối với việc ký sinh trên ấu
trùng ruồi đục trái (Mau và Kessing, 2007).
Hai loài ong ký sinh Fopius arisanus Sonan và Psyttalia fletcheri Silvestri khi
được thử nghiệm riêng cho thấy khả năng kiềm hãm sự phát triển số lượng của ruồi
dưa (Bactrocera cucurbitae Coq.) lần lượt là 52% và 56%, and (Bautista và ctv, 2004).
- Phương pháp hóa học
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc trừ sâu cho việc phòng trừ ruồi đục
trái bầu bí thì nên dùng các loại thuốc ít độc và có thời gian cách ly ngắn (Dhillon và
ctv, 2005).
Hai phương pháp hóa học thường ₫ược áp dụng là phun bả ₫ộc lên nơi trú ẩn
của ruồi ₫ục trái và phun thuốc trừ sâu trên ₫ồng ruộng. Phun dung dịch protein với
thuốc trừ sâu cũng là phương pháp ₫ược khuyến cáo ₫ể kiểm soát mật số thành trùng
trên khu vực lân cận của ruộng. Tuy nhiên ₫ể ₫ạt ₫ược hiệu quả tốt nhất cần phải kết
hợp triệt ₫ể với biện pháp vệ sinh ₫ồng ruộng, và tiêu hủy trái bị hại (Mau và Kessing,
2007).
Phòng trừ ruồi đuc trái trên quy mô lớn là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều
phương pháp khác nhau, bao gồm cả những phương pháp của phòng trừ trên phạm vi
cục bộ. Các phương pháp dùng trong phòng trừ trên diện rộng là: phóng thích ruồi đực
bất dục, côn trùng chuyển gen, biện pháp kiểm dịch thực vật và kết hợp với một số
biện pháp phòng trừ cục bộ thích hợp (Dhillon và ctv, 2005).

12


- Phương pháp phóng thích ruồi đực bất dục
Trong phương pháp này, ruồi đực bất dục sẽ được phóng thích trên các cánh
đồng để giao phối với ruồi cái. Ruồi cái sau khi giao phối với ruồi đực bất dục sẽ

không đẻ trứng hoặc đẻ ra trứng bất dục (Dhillon và ctv, 2005).
- Kỹ thuật chuyển gen trên côn trùng
Phương pháp tạo ra con đực bất dục bằng chiếu xạ thường làm giảm sức sống
cũng như sức cạnh tranh với các con đực bình thường khác. Do đó, phương pháp tạo ra
con đực bất dục bằng phương pháp chuyển gen có thể tạo ra một số lượng lớn con đực
bất dục khỏe mạnh và có sức cạnh tranh tốt hơn, tăng khả năng thành công của phương
pháp dùng con đực bất dục trong chương trình kiểm soát ruồi đục trái (Dhillon và ctv,
2005).
- Kiểm dịch thực vật
Việc nhập khẩu hay xuất khẩu các sản phẩm trái đã bị nhiễm dịch hại từ một
vùng hay một quốc gia sang một vùng hay một quốc gia khác là con đường chính để
cho dịch hại lây lan. Sự lây lan của ruồi đục trái có thể được ngăn chặn bằng biện pháp
kiểm dịch thực vật. Trứng của ruồi đục quả ở trong trái có thể bị tiêu diệt bằng cách xử
lý lạnh hoặc bằng xử lý nhiệt (Dhillon và ctv, 2005).
2.5.2 Nghiên cứu trong nước
Đối với ruồi ₫ục trái trên họ bầu bí ở Việt Nam, các phương pháp phòng trừ
₫ược áp dụng phổ biến là: Phương pháp kỹ thuật canh tác, phương pháp vật lý cơ giới
và phương pháp hóa học.
- Phương pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp phòng trừ ruồi ₫ục trái hiệu quả nhất là thu gom và tiêu diệt quả rụng
xuống ₫ất, cày phơi ₫ất sau vụ hoặc cho ruộng ngập nước vài ngày ₫ể diệt nhộng
(Trần Khắc Thi và ctv, 2008).
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), có thể phòng trừ ruồi ₫ục trái trên cây họ bầu bí
bằng cách kết hợp các phương pháp như vệ sinh ₫ồng ruộng, thu gom các tàn dư cây
trồng chôn sâu ₫ể diệt nguồn ruồi, trồng các loại bầu bí ngắn ngày.
- Phương pháp vật lý cơ giới: gồm có bao trái và ₫ặt bẫy dẫn dụ
Để giảm thiệt hại do ruồi ₫ục trái khổ qua có thể dùng bọc bằng giấy báo hoặc
nylon bao trái, tiến hành từ 1 — 2 ngày sau khi tượng trái non. Mặc dù tốn nhiều công
13



lao ₫ộng, nhưng hạn chế tối ₫a việc sử dụng thuốc trừ sâu ₫ộc hại có thể còn lưu tồn
trên sản phẩm (Trần Văn Hòa và ctv, 2000).
Bẫy pheromone giới tính dùng hoạt chất Methyl Eugenol + Naled (thường có
tên thương phẩm là Vizubon-D và Flykil) ₫ể dẫn dụ và tiêu diệt thành trùng ₫ực ruồi
₫ục trái (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Cũng có thể dùng bẫy bã trái cây (như: chuối, khóm trộn với Actara 25WG) ₫ể
tiêu diệt thành trùng ruồi ₫ục trái. Bẫy ₫ược làm ₫ơn giản chỉ với 3 lát chuối (hoặc
khóm) nguyên vỏ dày 1 cm có tẩm thêm dung dịch thuốc Actara 25WG (1g thuốc
thương phẩm pha với 1 lít nước), dùng lạt mềm treo các lát bã này trong ruộng, cách 3
m

treo

một



(Theo

website

Nông

thôn

Việt

Nam,


< />06/2009).
- Phương pháp hóa học
Trên thực tế thì phương pháp này vẫn ₫ược dùng phổ biến nhất mặc dù theo
nguyên tắc phòng trừ dịch hại thì ₫ây là phương pháp ₫ược sử dụng sau cùng hoặc chỉ
sử dụng ₫ể hỗ trợ cho các phương pháp khác.
Có thể phun ngừa ruồi ₫ục trái bằng các loại thuốc cho phép như Cyper-alpha
5ND, Cymirin 10EC, Karate 2,5EC, Polytrin 440EC, Decis 2,5 EC (Trần Văn Hòa và
ctv, 2000); Diaphos 50ND, Pyrinex 25EC, Phosalone 35EC (Nguyễn Thị Chắt, 2006);
Sherpa 25EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC (Trần Khắc Thi và ctv, 2008).
Ngoài ra, dựa trên tập tính ăn thêm của thành trùng ruồi ₫ục trái trước khi
chúng có thể trưởng thành hoàn toàn về sinh lý ₫ể có thể giao phối và ₫ẻ trứng, có thể
dùng protein thủy phân có trộn với thuốc trừ sâu phun trên ruộng theo từng ₫iểm ₫ể
dẫn dụ và tiêu diệt thành trùng.
Trong khuôn khổ chương trình dự án CS2/1998/005 "Quản lý dịch hại ruồi đục
quả tăng cường sản xuất rau quả xuất khẩu", Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam
đã hợp tác nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm Sofri protein theo công nghệ
của Australia để phòng trừ ruồi đục quả hại trái cây ở Việt Nam. Chế phẩm qua các lần
thử nghiệm cho thấy hiệu quả cao trong việc tiêu diệt và hạn chế gây hại của ruồi đục
trái; tăng sản lượng và chất lượng rau quả thu hoạch; giảm chi phí trong sản xuất do
giá thành rẻ; bảo vệ được môi trường và côn trùng có ích; không có dư lượng thuốc
14


bảo vệ thực vật trên sản phẩm nên được thị trường nội địa chấp nhận, đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu (Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia, 2008).
2.6 Đặc điểm tác dụng chế phẩm dùng trong thí nghiệm
2.6.1 Hopsan 75ND
Thành phần hoạt chất: Fenobucarb 30% và Phenthoate 45%, thuộc nhóm lân
hữu cơ.
Thuốc có dạng nhủ dầu, không bền vững trong môi trường kiềm và acid đậm

đặc, màu sắc của thuốc thay đổi tùy theo dung môi và chất phụ gia.
Nhóm độc II LD50 qua miệng 323 mg/kg. thời gian cách ly: 7 ngày.
Hopsan 75 ND có tác dụng tiếp xúc, vị độc và thấm sâu, phổ tác động rộng,
hiệu lực kéo dài, dùng trừ các loài sâu chích hút và miệng nhai.
Lượng thuốc khuyến cáo dùng cho 1 ha: 1,0-1,5 lít/ha, nồng độ khuyến cáo: pha
25-30 ml thuốc thương phẩm cho bình 8 lít, phun 4-5 bình cho 1000m2.
(Theo website của công ty cổ phần nông dược HAI, URL:
< />&subid=3&proid=70>, 06/2009)
2.6.2 Regent 800WG
Thành phần hoạt chất: Fipronil 800 g/kg.
Thuốc có phổ tác dụng rộng, dùng diệt trừ các loại côn trùng có kiểu miệng
nhai và chích hút.
Liều lượng sử dụng: pha 1 gói 0,8 g cho bình 8 lít
Thời gian cách ly: 15 ngày.
(Theo website Siêu thị nông nghiệp,
< 06/2009)
2.6.3 Mắm tôm lược kỹ
Thành phần: gồm có protein thủy phân và một số muối khoáng.
Có tác dụng tạo mùi hấp dẫn thành trùng ruồi đục trái đến ăn. Sử dụng kết hợp
với thuốc trừ sâu để diệt thành trùng.
Liều lượng sử dụng: pha 100 g mắm tôm đã lược kỹ với 2 lít nước + 3 g Regent
800WG.

15


2.6.4 Vizubon-D
Thành phần hoạt chất: Methyl Eugenol 75 % và Naled 25 %.
Thuốc có công dụng dẫn dụ và tiêu diệt các loài ruồi vàng đục trái trên cây ăn
quả.

Liều lượng sử dụng: dùng 1ml hỗn hợp thuốc đã trộn tẩm vào bông thấm cho
một bẫy. Treo từ 2-3 bẫy cho mỗi 1000m2. Sau 20 ngày treo thay thuốc một lần.
Hỗn hợp thuốc đã trộn có thể sử dụng được trong 6 tháng nếu bảo quản tốt.
Thời gian cách ly: 4 ngày.
(Theo website của siêu thị nông nghiệp,
< 06/2009)

16


×