BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NI CẤY MƠ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM
CỦA DỊCH CHIẾT THƠ TỪ CÂY LAN HUỆ (Hippeastrum
puniceum (Lam.) Kuntze) VÀ CÂY LAN HUỆ MẠNG
(Hippeastrum reticulatum var striatifo Herb)
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THỦY NGÂN
Ngành: NƠNG HỌC
Niên khố: 2005 – 2009
Tháng 7/2009
NI CẤY MƠ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM
CỦA DỊCH CHIẾT THÔ TỪ CÂY LAN HUỆ (Hippeastrum
puniceum(Lam.) Kuntze) VÀ CÂY LAN HUỆ MẠNG
(Hippeastrum reticulatum var striatifo Herb)
Tác giả
LÊ THỊ THỦY NGÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ DUNG
TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Tháng 7 năm 2009
i
LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và
giáo dục con.
Em xin gửi lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh
- Ban giám đốc Trung tâm Công Nghệ Sinh Học – Công ty Cây xanh TP. Hồ Chí
Minh.
- Ban chủ nhiệm, quý thầy cô khoa Nông Học
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập hoàn
thành đề tài.
Em trân trọng biết ơn:
- TS. Trần Thị Dung
- TS. Từ Thị Mỹ Thuận
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và công sức để truyền đạt những kinh
nghiệm, kiến thức quý báu, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Các anh chị tại Trung tâm Công Nghệ Sinh Học đã tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian làm luận văn.
Các bạn lớp Nông học 31 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề
tài.
Tháng 7 năm 2009
Lê Thị Thủy Ngân
ii
TĨM TẮT
Lê Thị Thủy Ngân, Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh. Tháng 7/2009,
với tên đề tài “Ni cấy mơ và khảo sát hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thô từ
cây Lan huệ (Hippeastrum puniceum (Lam.) Kuntze) và cây Lan huệ mạng
(Hippeastrum reticulatum var striatifo Herb)”, được sự hướng dẫn của TS. Trần Thị
Dung, TS. Từ Thị Mỹ Thuận. Đề tài đã được thực hiện tại Trung tâm Công Nghệ Sinh
Học - Công ty Cây xanh TP. Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2009 đến
tháng 7/2009.
Mục đích đề tài:
- Xác định nồng độ chất điều hồ sinh trưởng thích hợp cho sự tạo chồi.
- Xác định hoạt tính kháng nấm của củ Lan huệ, củ Lan huệ mạng ngoài tự nhiên
và cây in vitro.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm thực hiện trên hai loại cây Lan huệ và Lan huệ mạng được bố trí theo
kiểu hồn tồn ngẫu nhiên đơn yếu tố:
+ Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên sự tạo chồi gồm 4
nghiệm thức (4 nồng độ chất điều hồ sinh trưởng) với 3 lần lặp lại.
+ Thí nghiệm khảo sát khả năng kháng nấm của củ ngoài tự nhiên và cây in vitro gồm
5 nghiệm thức (4 loại dịch chiết thô và 1 mẫu đối chứng ethanol) với 3 lần lặp lại.
Qua thực nghiệm, chúng tôi đạt được một số kết quả sau:
- Mơi trường thích hợp nhất cho sự tạo chồi ở cây Lan huệ và cây Lan huệ mạng là
mơi trường MS có bổ sung BA 2mg/l.
- Dịch chiết thơ của củ Lan huệ ngồi tự nhiên có khả năng hạn chế sự sinh trưởng
các loại nấm: Fusarium moniliforme, Corynespora cassiicola.
- Dịch chiết thô của cây Lan huệ in vitro có khả năng hạn chế sự sinh trưởng nấm
Colletotrichum gloeosporioides.
- Dịch chiết thô của củ Lan huệ mạng ngồi tự nhiên có khả năng hạn chế sự sinh
trưởng các loại nấm: Phytopthora colocasia, Corynespora cassiicola.
- Dịch chiết thô của cây Lan huệ mạng in vitro có khả năng hạn chế sự sinh trưởng
các loại nấm: C. gloeosporioides, Corynespora cassiicola.
iii
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
2.1. Vài nét về cây Lan huệ (Hippeastrum puniceum (Lam.) Kuntze) và cây Lan huệ
mạng (Hippeastrum reticulatum var striatifo Herb) .....................................................3
2.1.1. Vị trí phân loại thực vật......................................................................................3
2.1.2. Nguồn gốc, phân bố ...........................................................................................3
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây Lan huệ và Lan huệ mạng..................................3
2.1.4. Thành phần hoá học ...........................................................................................4
2.1.5. Một số nghiên cứu về dược tính của cây Lan huệ và Lan huệ mạng ...................4
2.2. Sơ lược về nuôi cấy mô tế bào thực vật.................................................................5
2.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................5
2.2.2. Lịch sử phát triển ...............................................................................................5
2.2.3. Ứng dụng của nuôi cấy mô.................................................................................7
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống vơ tính in vitro........................................7
2.2.4.1. Sự lựa chọn mẫu cấy .......................................................................................7
2.2.4.2. Môi trường nuôi cấy........................................................................................8
2.2.4.3. Điều kiện ni cấy .........................................................................................8
2.2.4.4. Chất kích thích sinh trưởng .............................................................................9
2.2.5. Thành phần môi trường nuôi cấy......................................................................10
2.2.5.1. Đường làm nguồn carbon ..............................................................................10
2.2.5.2. Các muối khoáng đa lượng............................................................................10
2.2.5.3. Khoáng vi lượng ...........................................................................................11
2.2.5.4. Các vitamin ...................................................................................................12
2.3. Giới thiệu các loại nấm được sử dụng trong nghiên cứu ......................................12
2.3.1. Nấm Colletotrichum gloeosporioides ...............................................................12
iv
2.3.2. Nấm Fusarium moniliforme .............................................................................13
2.3.3. Nấm Phytophthora palmivora ..........................................................................14
nước. (Phamductoan). ................................................................................................15
2.3.4. Nấm Corynespora cassiicola ...........................................................................15
2.3.5. Nấm Ceratocystis sp. Gây bệnh chết nhanh cây nhãn.......................................16
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................17
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài.................................................................17
3.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................17
3.3. Vật liệu thí nghiệm..............................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................19
3.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA thích hợp cho sự tạo chồi
của cây Lan huệ. ........................................................................................................19
3.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA thích hợp cho sự tạo chồi
của cây Lan huệ mạng ...............................................................................................20
3.4.3. Thí nghiệm 3 :Khảo sát khả năng kháng 5 loại nấm của dịch chiết thô cây Lan
huệ và cây Lan huệ mạng...........................................................................................20
3.5. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................23
4.1. Ảnh hưởng của nồng độ BA thích hợp cho sự tạo chồi của cây Lan huệ. ............23
4.2. Ảnh hưởng của nồng độ BA thích hợp cho sự tạo chồi của cây Lan huệ mạng. ...24
4.3. Khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides của các dịch cây Lan huệ và
Lan huệ mạng chiết thô..............................................................................................25
4.4. Khả năng kháng nấm Fusarium moniliforme của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ
mạng chiết thô ...........................................................................................................27
4.5. Khả năng kháng nấm Phytopthora colocasia của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ
mạng chiết thô ...........................................................................................................29
4.6. Khả năng kháng nấm Corynespora cassicola của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ
mạng chiết thô ...........................................................................................................30
4.7. Khả năng kháng nấm Ceratocystis sp. Gây bệnh chết nhanh cây nhãn của các dịch
cây Lan huệ và Lan huệ mạng chiết thô .....................................................................32
v
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................35
5.1. Kết luận ..............................................................................................................35
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................37
PHỤ LỤC..................................................................................................................39
vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BA
: Benzyladenine
MS
: Môi trường Murashige và Skoog (1962)
MS- BA0 (BA0)
: Mơi trường MS khơng có bổ sung BA (BA = 0)
MS- BA1 (BA1)
: Môi trường MS có bổ sung BA = 1mg/l
MS- BA2 (BA2)
: Mơi trường MS có bổ sung BA = 2mg/l
MS- BA3 (BA3)
: Mơi trường MS có bổ sung BA = 3mg/l
ĐC
: Đối chứng
LHtn
: Lan huệ tự nhiên
LHin
: Lan huệ in vi tro
LHMtn
: Lan huệ mạng tự nhiên
LHMin
: Lan huệ mạng in vitro
TNC
: Tuần ni cấy
NT
: Nghiệm thức
ĐKTN
: Đường kính tản nấm
PGA
: Potato Glucose Agar
HQ
: Hiệu quả hạn chế nấm
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hoa Lan huệ mạng và Lan huệ. ............................................................3
Hình 2.2. Củ, lá, hoa cây Lan huệ. .......................................................................5
Hình 2.3. Củ, lá, hoa cây Lan huệ mạng. ..............................................................5
Hình 4.1. Chồi cây Lan huệ trên mơi trường MS có bổ sung BA sau 8 TNC. .....24
Hình 4.2. Chồi cây Lan huệ mạng trên mơi trường MS có bổ sung BA sau 8 TNC.
...........................................................................................................................25
Hình 4.3. Tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên mơi trường PGA có các
loại dịch chiết từ cây Lan huệ và Lan huệ mạng sau 6 ngày ni cấy..................27
Hình 4.4. Tản nấm F. moniliforme trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây Lan huệ và Lan huệ mạng sau 5 ngày ni cấy.............................................28
Hình 4.5. Tản nấm P. colocasia trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây Lan huệ và Lan huệ mạng sau 6 ngày ni cấy.............................................30
Hình 4.6. Tản nấm C. cassiicola trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây Lan huệ và Lan huệ mạng sau 9 ngày ni cấy.............................................32
Hình 4.7. Tản nấm Ceratocystis sp. trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây Lan huệ và Lan huệ mạng sau 8 ngày nuôi cấy.............................................33
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Kết quả tạo chồi cây Lan huệ trên mơi trường MS có bổ sung BA sau 8
TNC. ......................................................................................................................23
Bảng 4.2. Kết quả tạo chồi cây Lan huệ mạng trên mơi trường MS có bổ sung BA
sau 8 TNC. .............................................................................................................24
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ mạng chiết thô đến sự
phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides. ..............................................26
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ mạng chiết thô đến sự
phát triển của nấm Fusarium moniliforme ..............................................................28
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ mạng chiết thô đến sự
phát triển của nấm Phytopthora colocasia ..............................................................29
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ mạng chiết thô đến sự
phát triển của nấm Corynespora cassiicola ............................................................31
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các dịch cây Lan huệ và Lan huệ mạng chiết thô đến sự
phát triển của nấm Ceratocystis sp. ........................................................................33
Bảng 4.8. Phản ứng của 5 loại nấm đối với các dịch chiết từ cây Lan huệ và Lan
huệ mạng....................................................................................................................35
ix
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.
Đặt vấn đề
Trong thiên nhiên có hàng nghìn loại cây được gọi là dược thảo, các cây này có
chứa các hoạt chất được dùng cho y học và một số ngành khác mang như: thuốc bảo
vệ thực vật, ngành mỹ phẩm …Cây cho hoa đẹp còn phục vụ cho ngành trồng hoa
kiểng, cây Lan huệ và cây Lan huệ mạng là một trong số các cây trồng có những đặc
tính q báu đó.
Lan huệ có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc họ Amaryllidaceae. Cây có thân hành
(thường gọi là củ) to như củ hành tây, rất dễ trồng, nó chịu được mọi điều kiện khắc
nghiệt về dinh dưỡng, ánh sáng.
Lá và thân hành được dùng làm thuốc, giã nát đắp cầm máu, thuốc đắp ngoài da
để giảm đau do thấp khớp, do bong gân, do ngã, do địn đánh. Theo Đơng dược củ có
vị ngọt cay, tính ấm có độc, có tác dụng “tán ứ, tiêu thũng”.
Cây Lan huệ và cây Lan huệ mạng trong thiên nhiên có rất nhiều dược tính nhưng
để sản xuất các chế phẩm sinh học thì cây ngồi tự nhiên sẽ khơng đủ cung cấp với số
lượng lớn. Trước đây, để nhân giống cây Lan huệ và Lan huệ mạng người ta tiến hành
nhân giống từ vảy hành và tách củ, nhưng phải mất một quãng thời gian dài để thu
được kết quả mà hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục nhiều năm, virút
tích lũy lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cây sinh trưởng yếu. Trong
những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại đã mở ra một hướng
đi mới đáp ứng nhu cầu về sản xuất cây giống cũng như củ giống, đó là ứng dụng công
nghệ nuôi cấy mô tế bào. Ưu điểm của phương pháp này là cho cây trồng thu hoạch
đồng loạt, cây sạch bệnh, đặc biệt là hệ số nhân giống lớn trong thời gian ngắn và
không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và mùa vụ trong năm,… Những ưu điểm của
công nghệ nuôi cấy mô đã được ứng dụng vào việc khảo nghiệm và nhân giống cây
Lan huệ và cây Lan huệ mạng để phục vụ nghiên cứu.
1
Nhiều biện pháp phòng trừ nấm gây bệnh cho cây trồng đã được đưa ra nhưng đạt
hiệu quả chưa cao. Sử dụng thuốc hố học để diệt nấm có khả năng gây hiện tượng
kháng thuốc, có thể tiêu diệt các vi sinh vật có ích, để lại dư lượng thuốc trong thực
phẩm và gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp dùng giống kháng có hiệu quả cao nhưng
nhiều loại nấm gây bệnh trên cây trồng khơng có sẳn giống kháng. Xu hướng hiện nay
là dùng các chế phẩm vi sinh trong đó những cây có hoạt tính kháng nấm trong tự
nhiên được nghiên cứu sử dụng để phòng trừ bệnh hại trên cây trồng, từ đó giảm bớt
việc sử dụng thuốc hố học hạn chế gây ơ nhiễm mơi trường.
Từ những xuất phát trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Ni cấy mơ và khảo sát
hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thô từ cây Lan huệ (Hippeastrum puniceum (Lam.)
Kuntze) và cây Lan huệ mạng (Hippeastrum reticulatum var striatifo Herb)”.
1.2.
Mục tiêu
- Nuôi cấy mô cây Lan huệ và Lan huệ mạng để sản xuất cây sạch bệnh với số
lượng lớn trong thời gian ngắn.
- Xác định và so sánh hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thơ từ củ Lan huệ và củ
Lan huệ mạng ngoài tự nhiên và cây in vitro để sử dụng vào việc phòng trừ bệnh hại
cho cây trồng, giảm bớt việc sử dụng thuốc hóa học hạn chế gây ơ nhiễm mơi trường.
1.3.
u cầu
- Xác định nồng độ BA thích hợp cho sự tạo chồi của cây Lan huệ và cây Lan huệ
mạng.
- Đánh giá hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thơ từ cây Lan huệ và cây Lan huệ
mạng đối với các nấm Colletotrichum gloeosporioides, Fusarium moniliforme,
Phytopthora colocasia, Corynespora cassicola, Ceratocystis sp.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét về cây Lan huệ (Hippeastrum puniceum (Lam.) Kuntze) và cây Lan
huệ mạng (Hippeastrum reticulatum var striatifo Herb)
2.1.1. Vị trí phân loại thực vật
Giới
: Plantae
Ngành
: Magnoliophyta
Lớp
: Liliopsida
Bộ
: Asparagales
Họ
: Amaryllidaceae
Chi
: Hippeastrum
Hình 2.1. Hoa Lan huệ mạng và Lan huệ.
( />
2.1.2. Nguồn gốc, phân bố
Lan huệ tại Hoa kỳ là lồi hoa rực rỡ nhất trong nhóm hoa có hình Loa kèn, hoa
nở gần như thường xun trong các ngày lễ nên rất được ưa chuộng. Cây Lan huệ
được trồng ở nhiều nước trên thế giới, gốc từ Nam Mỹ, là một cây hoa trồng ngoài
trời. Mùa hoa từ tháng 2 đến tháng 11 dương lịch, hoa nở đúng vào dịp lễ tình yêu nên
ở Châu Âu người ta gọi là hoa tình u.
Lan huệ mạng có nguồn gốc từ Brazil, ở Việt Nam cây được trồng khá phổ biến
tại Đà Lạt.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây Lan huệ và Lan huệ mạng
Căn hành: hình cầu, lớn, màu nâu, có phần cổ ngắn.
Lá: mọc thành hai hàng, lá hình giải hẹp, thn nhọn ở đỉnh. Lan huệ mạng lá
hình muỗng, dày, gân chính to và nổi rất rõ, màu lục tươi, bóng.
3
Hoa: cụm hoa mọc từ đỉnh củ, ở giữa đám lá, trên một cuống chung mập, trịn
thẳng, màu xanh bóng, dài 30 – 40 cm, đỉnh mang 2-6 hoa. Hoa khá lớn có cuống
ngắn. Lan huệ có hoa lớn màu vàng cam tươi, gốc cánh màu xanh. Lan huệ mạng hoa
lớn đến 30cm, có cuống dài, cánh hoa màu hồng có các sọc đỏ dọc theo thân, tiểu nhị
khơng thị ra ngồi.
Quả: thuộc loại nang, hình cầu. ()
2.1.4. Thành phần hố học
Củ Hippeastrum có chứa các alkaloids loại lycorine như: amarbelli sine, lycorine,
pancracine, vittatine, 11-hydroxyvittatine và hippeastrine. Ngồi ra cịn có
acetylcaranine, ambelline…
Các alkaloids này có tính kháng sinh.
Củ Hippeastrum có chứa các lectins có hoạt tính gây kết tụ, nhưng không kết tụ
alpha-D-glucans (như dextrans và glycogen). (Trần Việt Hưng, 2009)
2.1.5. Một số nghiên cứu về dược tính của cây Lan huệ và Lan huệ mạng
Các alkaloids trong Lan huệ đang được nghiên cứu về một số tác dụng dược học.
Trong số các alkaloids, lycorine là chất được chú ý nhất. Lycorine là một alkaloid loại
isoquinolone (chuyển hóa từ phena thridine), có phân tử lượng 287.32, có các hoạt tính
sinh học loại cholino mimetic; ức chế hoạt tính sinh học của men acetylcholinesterase.
- Tác dụng chống siêu vi trùng: Lycorine có hoạt tính ức chế hoạt động tái lập
của siêu vi trùng HIV-1, khi thử trên dòng tế bào MT4. Lycorine ức chế sự phát triển
của siêu vi trùng coronavirus gây bệnh SARS ở liều EC50 = 15.7 ± 1.2 nM và đang
được nghiên cứu thêm để trị SARS.
- Tác dụng chống sưng viêm: Lycorine ức chế sự sản xuất TNF-alpha nơi các đại
thực bào của chuột thử nghiệm; ức chế tiến trình sinh tổng hợp proteins. Vì TNF-alpha
là một chất cytokine căn bản điều hịa tiến trình sưng viêm nên lycorine có triển vọng
được dùng là thuốc chống sưng, trị thấp khớp.
-
Galanthamine, cũng là một chất ức chế cholinesterase, đã được dùng để trị bệnh
Alzheimer. (Dược Sĩ Trần Việt Hưng, 2009)
4
Lan huệ trong Đơng dược:
-
Theo Đơng dược: củ có vị ngọt cay , tính ấm có độc , có tác dụng “tán ứ, tiêu
thũng”.
-
Thân hành được dùng giã nát đắp cầm máu và trị tổn thương khi té ngã. (Trần
Việt Hưng, 2009)
Hình 2.2. Củ, lá, hoa cây Lan huệ.
(Nguồn: />
Hình 2.3. Củ, lá, hoa cây Lan huệ mạng.
(Nguồn: />
2.2. Sơ lược về nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.2.1. Khái niệm
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật bắt đầu từ một mảnh nhỏ thực vật
không bị nhiễm vi sinh vật đặt trong môi trường dinh dưỡng. Chồi mới hay mô sẹo mà
mẫu cấy này tạo ra bằng sự tăng sinh được phân chia và cấy chuyền để nhân giống
(Trần Thị Dung, 2003).
2.2.2. Lịch sử phát triển
Năm 1838, hai nhà sinh vật học Đức là Schneiden và Shwann đã đề xướng học
thuyết tế bào và nêu rõ: tất cả các sinh vật đều cấu tạo từ tế bào, những tế bào mới
5
được tạo nên từ sự phân chia của những tế bào trước nó có sự giống nhau căn bản về
thành phần hố học và các hoạt tính trao đổi chất giữa tất cả các loại tế bào và hoạt
động của cơ thể là sự tích hợp hoạt tính của các đơn vị tế bào độc lập.
Ý kiến cấy mô của sinh vật ra ngoài cơ thể, trong ống nghiệm (in vitro) đã được
nhà khoa học Haberlandt thử nghiệm rất sớm (từ những năm 1902) nhưng ông đã dùng
tế bào quá chuyên biệt nên không thành công. Mô động vật được cấy trước tiên do A.
Carrel (1919), đến năm 1934 mô thực vật được chọn làm đối tượng nuôi cấy mô mới
thử nghiệm thành công.
Năm 1934, White đã thành công trong việc phát hiện ra sự sống vô hạn của việc
nuôi cấy tế bào rễ cà chua .
Năm 1937, Gautheret và Nobecourt đã tạo ra và duy trì được sự sinh trưởng mô
sẹo cây cà rốt trong một thời gian dài trên môi trường thạch cứng.
Năm 1941, Overbeck đã chứng minh được vai trị của chất kích thích sinh
trưởng trong ni cấy phơi họ cà. Trong thời gian này chất kích thích sinh trưởng nhân
tạo thuộc nhóm auxin đã được nghiên cứu và tổng hợp hố học thành cơng.
Năm 1948, Steward đã xác định được tác dụng của nước dừa trong nuôi cấy mô
sẹo cây cà rốt.
Năm 1951, Skoog và Miller đã phát hiện ra các hợp chất có thể điều khiển sự
nhân chồi.
Năm 1955, người ta tìm ra tác dụng kích thích phân bào của kinetin. Sau đó các
chất cytokinin khác như BAP, 2IP, zeatin cũng được phát hiện.
Năm 1957, Skoog và Miller công bố kết quả nghiên cứu về tỷ lệ giữa kinetin /
auxin đối với sự hình thành các cơ quan từ mô sẹo trên cây thuốc lá.
Từ năm 1954 đến 1959, kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đã phát triển, các tác
giả đã gieo tế bào đơn và ni cấy tạo được cây hồn chỉnh.
Năm 1962, Murashige và Skoog đã cải tiến môi trường nuôi cấy đánh dấu một
bước tiến trong kỹ thuật nuôi cấy mô. Môi trường của họ đã được dùng làm cơ sở cho
việc ni cấy nhiều lồi cây và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Năm 1960 – 1964, Morel cho rằng có thể nhân giống vơ tính cây lan bằng nuôi
cấy đỉnh sinh trưởng. Từ kết quả đó, cây lan được xem là cây ni cấy mơ lần đầu tiên
được thương mại hố. Từ đó đến nay, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được
6
phát triển với tốc độ nhanh trên nhiều cây khác (Haramaki, 1971; Murashige, 1972;
Miller và Murashige, 1976) và được ứng dụng thương mại hoá.
Năm 1964, Ball là người đầu tiên tìm ra mầm rễ từ việc ni cấy chồi ngọn và
ông đã thành công trong việc chuyển cây non của cây sen cạn và cây đậu trắng từ môi
trường nuôi cấy tối thiểu. Tuy nhiên, việc nhân giống cây vẫn chưa hồn thiện. Sau đó,
nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá ra những thành phần dinh dưỡng quan trọng cần
thiết cho sự phát triển của các tế bào được nuôi cấy (White 1951), Gautheret (1939),
Van Overbeck (1941), Steward và Caplin (1951), (Trích bởi Trần Văn Minh, 1999).
2.2.3. Ứng dụng của nuôi cấy mô
Theo Bajai (1986), phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có một số ưu
điểm như sau (Trích bởi Trần Thị Dung, 2003):
- Nhân giống vơ tính với tốc độ nhanh.
- Tạo cây sạch bệnh và kháng bệnh.
- Cảm ứng và tuyển lựa dòng đột biến.
- Sản xuất cây đơn bội qua nuôi cấy hạt phấn.
- Tạo dòng lai soma và lai tế bào trần.
- Cây biến tính thực vật.
- Cố định nitrogen.
- Cải thiện hiệu quả quang tổng hợp.
- Bảo quản các nguồn gen.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống vơ tính in vitro
2.2.4.1. Sự lựa chọn mẫu cấy
Mẫu cấy phải cạnh tranh sinh lý để sống sót trong mơi trường ni cấy sơ khởi
và tạo ra phản ứng thích hợp. Nói chung mơ non như đỉnh chồi nách, chồi ngọn hay
chồi bất định sẽ tái sinh tốt hơn mô già hay mô thành thục của cùng một cây.
Mẫu cấy thích hợp nhất cho ni cấy mơ phải có tỷ lệ lớn mơ phân sinh hiện
diện hay những tế bào có khả năng biểu hiện tính tồn năng (Trần Thị Dung, 2003).
7
2.2.4.2. Mơi trường ni cấy
Nói chung các chất dinh dưỡng của môi trường nuôi cấy được xác định bởi các
loại phản ứng cần thiết. Công thức môi trường của Murashige và Skoog là thích hợp
nhất cho phần lớn các trường hợp. Để hình thành chồi nách thường yêu cầu nồng độ
tương đối thấp của auxin và cytokinin.
Để phát khởi chồi bất định cần nồng độ cao của cytokinin và thêm một lượng
auxin cân bằng. Để sản xuất mô sẹo cần nồng độ cao của auxin kết hợp với nồng độ
thấp của cytokinin.
Sự lựa chọn môi trường agar hay môi trường lỏng là cần thiết. Agar đỡ cho cây
và tạo sự thống khí nhưng có thể làm giảm sự tiếp xúc của cây mầm hấp thu dinh
dưỡng. (Trích bởi Phạm Thị Luyên, 2008)
2.2.4.3. Điều kiện nuôi cấy
- Ánh sáng
Mẫu cấy được đặt trên môi trường chứa nguồn năng lượng sẳn sang là đường,
sẽ ít tuỳ thuộc vào quang hợp. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng hấp thụ
đóng vai trị quan trọng trong phản ứng tạo thành cây ni cấy mơ.
- Nhiệt độ
Ngồi ánh sáng, yếu tố mơi trường khác có ảnh hưởng rõ ràng là nhiệt độ. Tuy
có nhiều loại cây trồng có nhiệt độ tối ưu cho sự tạo hình nhưng hầu hết việc ni cấy
thích hợp ở nhiệt độ 20 – 250C.
- Môi trường in vitro
Môi trường in vitro là môi trường trên và dưới mặt thạch trong bình ni cấy.
Mơi trường in vitro có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển hình thái của cây in
vitro. Một số vấn đề của môi trường in vitro là mức độ quang hợp thấp không cân
bằng CO2 , mức độ hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng hạn chế,…Vì vậy cây
con in vitro sinh trưởng chậm, xuất hiện biến dị về hình thái và chất lượng mẫn cảm
với stress ở giai đoạn thuần hoá.
Đặc tính của mơi trường in vitro và phản ứng của cây con in vitro với mơi
trường có mối tương quan. Do đó việc kiểm sốt mơi trường in vitro được đặt ra để
điều khiển sự sinh trưởng. (Trích bởi Phạm Thị Luyên, 2008)
8
2.2.4.4. Chất kích thích sinh trưởng
Các chất điều hồ sinh trưởng hoạt động với liều lượng rất thấp, ở liều lượng
cao chúng trở nên độc, điều này đã cho phép một vài chất kích thích tố được sử dụng
như các chất diệt cỏ. Chúng can thiệp vào nhiều hiện tượng sinh lý, sinh hố của cây.
* Auxin
Vai trị sinh lý:
- Kích thích sự giãn của tế bào theo chiều ngang làm tế bào phình ra.
- Gây ra tính hướng động của cây.
- Gây hiện tượng ưu thế ngọn.
- Kích thích sự hình thành rễ, đặt biệt là rễ phụ, hiệu quả của auxin là rất đặc trưng.
- Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả khơng hạt.
- Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả.
- Ảnh hưởng lên sự vận động của chất nguyên sinh, tăng tốc độ lưu thông của chất
nguyên sinh, ảnh hưởng lên các q trình trao đổi chất.
* Cytokinin
Vai trị sinh lý:
- Hiệu quả sinh lý đặc trưng của cytokinin là kích thích sự phân chia tế bào mạnh
mẽ. Vì vậy, người ta xem chúng như các chất hoạt hoá sự phân chia tế bào.
- Ảnh hưởng rõ rệt và rất đặc trưng lên sự phân hoá cơ quan của thực vật, đặc biệt
là sự phân hố chồi.
- Có khả năng kìm hãm sự hoá già của cơ quan và của cây nguyên vẹn.
- Trong một số trường hợp, cytokinin ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hạt và củ.
- Cytokinin ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến các hoạt động
sinh lý của cây.
* Gibbereline
Vai trò sinh lý:
- Hoạt động rõ nhất của gibbereline là kéo dài các đốt cây.
- Trong ni cấy in vitro, gibbereline có tác động đối với nhiều đỉnh sinh trưởng.
Nếu thiếu gebbereline, đỉnh sinh trưởng thể hiện một dạng hình cầu, tạo nên các mắt
cây.
- Kích thích sự chuyển hố vì chúng làm thuận lợi cho sự tổng hợp enzyme ly giải.
9
- Tác động tốt tới sự đậu trái không hạt.
- Phá vở miên trạng của chồi, mầm của hạt giống (Dương Công Kiên, 2002).
2.2.5. Thành phần môi trường nuôi cấy
2.2.5.1. Đường làm nguồn carbon
Nguồn carbon giúp mô và tế bào thực vật tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ
giúp tế bào phân chia, tăng sinh khối do hầu hết các mơ ni cấy là dị dưỡng khơng có
khả năng tổng hợp carbon. Vì vậy cần thêm vào mơi trường nuôi cấy các glucid cần
thiết cho sự tăng trưởng của mơ (Trần Thị Dung, 2003).
2.2.5.2. Các muối khống đa lượng
Chất khống là yếu tố khơng thể thiếu cho sự sinh trưởng của cây in vitro. Các
nguyên tố đa lượng cần cung cấp là nitrogen, phosphorus, potassium, calcium,
magnesium, sunfur.
+ Nguồn nitrogen: Mơ, tế bào thực vật trong ni cấy có thể sử dụng nitrogen
khoáng như ammonium và nitrat, đồng thời cũng sử dụng các dạng nitrogen hữu cơ
như amino acid. Tỷ lệ ammonium và nitrat thay đổi tuỳ theo loại cây và trạng thái phát
triển của mô.
Nitrat được cung cấp dưới dạng Ca(NO3)2.4H2O, KNO3, NaNO3 hoặc NH4NO3.
Ammonium được cung cấp dưới dạng (NH4)2SO4 hoặc NH4NO3. Trong một số trường
hợp có thể cung cấp dưới dạng urea.
+ Phosphorus: Là nguyên tố quan trọng trong đời sống thực vật, nó thường
tham gia vào quá trình vận chuyển năng lượng, sinh tổng hợp protein, acid nucleic và
tham gia vào cấu trúc của màng.
Nguồn phospho thường được sử dụng dưới hai dạng NaH2PO4.7H2O, KH2PO4.
+ Potassium: K+ là một cation chủ yếu trong cây, giúp cho cây cân bằng các
anion vô cơ và hữu cơ. Nguồn potassium cung cấp cho cây dưới dạng KNO3 hoặc
KH2PO4.
+ Calcium: Là một cation chủ yếu giúp cân bằng các anion trong cây nhưng
cách thức không giống như K, Mg. Nguồn calci được cung cấp dưới dạng CaCl2.2H2O
hoặc Ca(NO3)2.4H2O.
10
+ Magnesium: Là nguyên tố cần thiết cho sự sinh tổng hợp diệp lục tố và đồng
thời nó cũng tham gia vào cấu trúc của một số enzyme như enzyme vận chuyển
phosphate. Nguồn magnesium được cung cấp dưới dạng MgSO4.7H2O.
+ Sulfur: Là thành phần của nhiều aminoacid, có nhiệm vụ quan trọng trong cấu
trúc protein, được cung cấp dưới dạng SO42- (Trần Thị Dung, 2003).
2.2.5.3. Khoáng vi lượng
Nguyên tố khoáng vi lượng đã được chứng minh là không thể thiếu đối với sự
sinh trưởng và phát triển của mô tế bào, vi lượng thông dụng như: Mangan (Mn),
cobal (Co), sắt (Fe), boron (B), kẽm (Zn), đồng (Cu), molybdenum (Mo), iod (I).
+ Mangan: Cần thiết cho các phản ứng của enzyme, đặt biệt quan trọng trong
q trình hơ hấp và quang tổng hợp, sử dụng dưới dạng MnSO4.
+ Cobal: Không được xem là chất khoáng chủ yếu cho sinh lý của cây trồng,
nhưng thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều môi trường nuôi cấy, được cung cấp
dưới dạngCoCl2.6H2O.
+ Sắt: Tham gia vào các phản ứng oxy hoá khử, cần thiết cho sự tổng hợp diệp
lục tố.
+ Boron: Cần thiết cho sự hoạt động của đỉnh sinh trưởng bởi vì nó có mặt
trong sự sinh tổng hợpcác base chứa nitrogen đặt biệt là uracil, cũng như cần thiết cho
sự sinh tổng hợp lignin, acid phenolic. Boron được cung cấp dưới dạng H3BO3.
+ Kẽm: Cần thiết cho sự hoạt động của một số enzyme, được cung cấp dưới
dạng ZnSO4.7H2O.
+ Đồng: Đồng hiện diện trong hệ thống enzyme cytochrome oxidase của chuỗi
vận chuyển điện tử hô hấp. Trong thực vật, đồng tồn tại dưới dạng ion hoá trị 1 và 2.
Nồng độ cao quá sẽ gây độc cho mô, được cung cấp dưới dạng CuSO4.5H2O.
+ Molydenum: Có nhiệm vụ trong sự chuyển hố nitrate thành ammonium,
được cung cấp dưới dạng (NH4)6Mo7.4H2O.
+ Iod: I không được xem là nguyên tố chủ yếu, nhưng thường được them vào
mơi trường ở nồng độ 5 µM để cải thiện sự tăng trưởng của rễ (Trần Thị Dung, 2003).
11
2.2.5.4. Các vitamin
Thực vật tổng hợp cá vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của
chúng. Thực vật cần vitamin để xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau. Các
vitamin thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: Thiamine (B1), acid
nicotinic (PP), Pyridoxin (B6), myo insitol, riboflavine (B12), biotin, acid folic, …
Vitamin C đôi khi được sử dụng ở nồng độ cao như một chất chống oxy hố.
Myo-inositol có ý nghĩa cải thiện các phản ứng in vitro và sự tăng trưởng của cây
trồng, đặc biệt ở cây đơn tử diệp (Trần Thị Dung, 2003).
2.3. Giới thiệu các loại nấm được sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Nấm Colletotrichum gloeosporioides
Đặc điểm hình thái :
Sợi nấm có vách ngăn, sinh sản vơ tính cho ra đĩa cành và bào tử phân sinh. Ở
vùng nhiệt đới, giai đoạn hữu tính hầu như khơng xãy ra.
Nấm có bào tử trong suốt, đơn bào, hình trứng hay hơi thon cong, dài 10 – 15
µm. Cành bào tử ngắn, khơng màu, đĩa cành có lơng màu nâu sẫm cho đến đen. Giác
bám màu nâu, hình chùy đến hình dạng khơng đều, kích thước dài 6 – 20 µm , rộng
4 – 12 µm.
Khả năng gây bệnh :
Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh khô cành, khô quả trên cây cà
phê.
Trên quả: Colletotrichum coffeanum, C. gloeosporioides
Trên cành lá: C. gloeosporioides, C. capsici
Bào tử nấm chỉ nảy mầm khi có giọt nước. Trong nước, bào tử nảy mầm ở nhiệt
độ dưới 20ºC nhưng trong môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ để bào tử nảy mầm từ 1035ºC, ở nhiệt độ tối ưu, bào tử nảy mầm chỉ sau 4 giờ. Thời gian tiềm dục của nấm
C. gloeosporioides ở ngoài đồng từ 2-4 tuần. Mưa vào buổi chiều tối làm phát tán bào
tử và làm bào tử nảy mầm xâm nhiễm vào quả (www.saga.vn).
Ngoài ra nấm C. gloeosporioides cịn gây bệnh thán thư trên xồi, sầu riêng,
nho, măng cục, chanh, bệnh héo đen đầu lá trên cao su,...
12
2.3.2. Nấm Fusarium moniliforme
Đặc điểm hình thái:
Bào tử phân sinh gồm 2 loại: tiểu bào tử và đại bào tử.
Tiểu bào tử đơn bào, hình trứng, hình thành từ cành phân nhánh dạng chạc đôi
hoặc không phân nhánh mọc trực tiếp từ sợi nấm, các tiểu bào tử tụ lại dạng bọc giả
trên đầu cành hoặc hình thành dạng chuỗi, kích thước bào tử từ 3.4 x 20 –
1.3 x 4.1µm.
Đại bào tử thanh mãnh, hai đầu nhọn, hơi cong hình lưỡi liềm hay gần thẳng có
một cái móc ở đỉnh, màu xanh vàng nhạt, có 3 – 5 vách ngăn.
Giai đoạn hữu tính của nấm là Gibberella fujikuroi có quả thể màu xanh đen
đến tím đen, dạng hạt chấm nhỏ li ti trên bộ phận bị bệnh. Bào tử túi khơng màu, có
một vách ngăn ngang, hình bầu dục, không tạo ra bào tử hậu. (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998).
Khả năng gây bệnh:
Nấm F. moniliforme gây bệnh lúa von còn gọi là bệnh mạ đực, bệnh thối gốc,
hay bệnh vươn lóng. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây lúa còn ở giai đoạn
mạ cho đến lúc thu hoạch.
Bào tử phân sinh dạng đại bào tử có thể tồn tại và giữ sức sống trong đất từ 4 –
6 tháng trong điều kiện đồng ruộng, nhưng trong phịng thí nghiệm bào tử có sức sống
đến 2 năm. Bào tử phân sinh chỉ phát tán vào ban đêm từ 5 – 9 giờ tối. Trong khi bào
tử túi chỉ phát tán vào lúc nửa đêm và chỉ khi có mưa xong bào tử túi mới phát tán vào
ban ngày.
Nấm tồn tại chủ yếu ở dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây bệnh, trong
đất và hạt giống. Khi nhiệt độ từ 24 – 320C, ẩm độ cao, ánh sáng yếu là điều kiện tốt
nhất cho nấm gây bệnh. (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
13
2.3.3. Nấm Phytophthora palmivora
Đặc điểm hình thái:
Các dạng bào tử của nấm Phytophthora:
Túi bào tử: là một cấu trúc sinh dưỡng mà đôi khi chúng được xem như là bào
tử vơ tính. Túi bào tử nảy mầm trực tiếp trên môi trường giàu dinh dưỡng, nước tự do
thấp và nhiệt độ cao.
Động bào tử: hình thành trong điều kiện mơi trường giàu dinh dưỡng, nhiều
nước tự do và nhiệt độ thấp 15 – 180C. Chúng là những bào tử có vách mỏng hình bầu
dục, có thể bơi bằng hai lơng roi theo đường xoắn ốc với độ lớn của đường bơi khoảng
26 – 70 µm. Động bào tử được sinh ra trong mỗi túi bào tử. Khi tiếp xúc với một bề
mặt thích hợp thì nó sẽ biến đổi thành dạng trịn, mất hai lơng roi, nhanh chóng tiết ra
một tế bào vách, hình thành một ống mầm để xâm nhiễm vào cây và bắt đầu sinh
trưởng sợi nấm.
Bào tử nỗn: là bào tử hữu tính, hình thành do sự kết hợp của các túi giao tử
được gọi là túi đực và túi noãn. Sterol là thiết yếu cho sự hình thành bào tử nỗn.
Bào tử nỗn được xem như là một cấu trúc nghĩ. Khi gặp điều kiện không thích
hợp thì chúng sẽ đi vào giai đoạn nghĩ tới khi điều kiện thuận lợi trở lại cho sự nảy
mầm chúng sẽ hình thành sợi nấm và sau đó là hình thành túi bào tử và động bào tử.
Chalmydospore: là một cấu trúc nghỉ vơ tính, là những tế bào sinh dưỡng được
hình thành bên trong sợi nấm hoặc ở chóp của sợi nấm. Khi nhiệt độ 150C chúng sẽ
hình thành vách dày để có thể tồn tại. (Trích bởi Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
Khả năng gây bệnh:
Nấm P. palmivora gây bệnh xì mũ cao su, đây là một bệnh phổ biến ở các
vùng trồng cao su trên thế giới như: Nam Mỹ, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc,
một số nước Châu Phi, Nam Á. (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Ngồi ra nấm P. palmivora cịn gây bệnh thối thân, cháy lá, thối trái trên cây ca
cao. Động bào tử tấn công đầu rễ bằng một chất kích thích kết hợp với tính di động
bằng hai lơng roi chúng sẽ bơi trong nước tìm những đầu rễ đang sinh trưởng, kết
nang, lây nhiễm mô rễ non và mẫn cảm. Động bào tử chỉ di chuyển được một khoảng
ngắn và mẫn cảm với điều kiện khô hạn. (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
14
Túi bào tử có thể xâm nhiễm trực tiếp vào mơ ký chủ hoặc từ một túi bào tử
hình thành nhiều động bào tử. Nấm P. palmivora có nguồn gốc thủy sinh nên chúng ưa
thích và rất cần sự ẩm ướt để sinh sản, phát triển và gây hại. Bệnh phát triển, lây lan
mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ không khí trên dưới 30ºC ở những vườn ẩm thấp, đọng
nước. (Phamductoan).
2.3.4. Nấm Corynespora cassiicola
Đặc điểm hình thái:
Khuẩn ty có màu xám đến nâu và rất biến thiên về hình thái, hình dạng bào tử
trên vết bệnh cũng như trên mơi trường nhân tạo. Bào tử trên lá màu nâu nhạt với dạng
lưỡi liềm có nhiều vách ngăn với chiều dài có độ biến thiên rất lớn từ 20 – 300µm, đơi
khi đạt 700µm. Chiều rộng biến thiên từ 5 - 10µm. Bào tử đơn và đơi khi dạng chuỗi
dính với nhau ở hai đầu.
Trái với ngoài tự nhiên, nấm C. cassiicola rất khó sinh bào tử trong mơi trường
nhân tạo. Chúng chỉ sinh bào tử ở những nơi rất đặc biệt về nhu cầu ánh sáng, nhiệt độ
hay dinh dưỡng. Hình dạng và màu sắc khuẩn lạc thay đổi tuỳ vào điều kiện ni cấy.
Nấm có thể phát triển được ở 8 – 360C, thích hợp nhất ở 280C và ngưng phát triển
ở 400C .
Khả năng gây bệnh:
Nấm Corynespora cassiicola có khoảng 160 lồi kí chủ mhư: cao su, đu đủ, cà
chua... Tuy nhiên C. cassiicola trên cây cao su là chuyên biệt.
Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá qua biểu bì và khí khổng, ngồi ra nấm
cịn tiết ra men celluloza để phân huỷ màng tế bào. Trong q trình sinh trưởng nấm
có thể tiết ra chất độc (CC toxin), hợp chất này rất độc trên cao su, cho nên chỉ với một
vết bệnh nhỏ trên gân lá cũng làm rụng lá. Đây là loại độc tính chun biệt, có tác
động đến hiện tượng chết mơ lá, vỏ, kích thích lá hình thành tầng rời, dẫn đến rụng lá.
Ngồi tự nhiên bào tử phóng thích vào ban ngày và nhiều nhất từ 8 11 giờ. Sau thời gian mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, đây là điều kiện rất thuận lợi
cho sự phóng thích bào tử. Bào tử có khả năng tồn tại trong các vết bệnh hoặc trong
đất trong một thời gian dài, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng
gây bệnh đến 3 tháng. (Phan Thành Dũng, 2006)
15