Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY HOA LÀI (Jasminum sambac L.) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY HOA LÀI
(Jasminum sambac L.) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: MAI TẤN NĂNG
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 8/2009


NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY HOA LÀI (Jasminum sambac L.)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

MAI TẤN NĂNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT

Tháng 8 năm 2009
i




LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành ghi ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ. Ba mẹ đã
tạo mọi điều kiện cho con có được như ngày hôm nay, gia đình luôn là điểm tựa cho
con vững bước vào đời.
Em xin chân thành ghi ơn cô PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt. Cô đã tận tình chỉ
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
™ Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như thời gian thực hiện đề tài.
™ Quý thầy cô khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã
tận tình truyền đạt, chỉ bảo những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian
học tập tại trường.
™ Gia đình bác Tư Đông, bác Sáu Rõ, anh Phong đã tận tình giúp đỡ tôi lúc thực
hiện đề tài.
™ Tất cả các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật 31, các anh, chị Cao học đã giúp đỡ, góp ý
để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2009
MAI TẤN NĂNG

ii


TÓM TẮT
MAI TẤN NĂNG, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2009. Đề tài
“Nghiên cứu sâu hại trên cây hoa lài (Jasminum sambac L.) tại Thành phố Hồ
Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT

Mục đích và yêu cầu của đề tài nhằm xác định thành phần sâu hại trên cây hoa
lài, theo dõi biến động mức độ gây hại của sâu hại chính, khảo sát đặc điểm hình thái,
sinh học của chúng và hiệu quả phòng trừ bằng một số thuốc hóa học, sinh học.
Đề tài thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6/2009 tại phường Thạnh Xuân, Thạnh
Lộc (Quận 12), xã Nhị Bình (Hóc Môn), xã Bình Mỹ (Củ Chi) và phòng Nhân Nuôi
Côn Trùng – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Khoa Nông Học – ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh
đã thu được một số kết quả như sau:
Bằng phương pháp điều tra của Viện BVTV, chúng tôi ghi nhận được 16 loài
gây hại trên cây lài tập trung trong 5 bộ. Bộ Lepidoptera ghi nhận được 7 loài gồm:
sâu đục bông Palpita vitrealis R., sâu cuốn lá Adoxophyes sp., sâu hại nụ Hendecasis
sp., sâu kéo màng Nausinoe geometralis G., sâu khoang Spodoptera litura Fab., sâu
sừng Acherontia styx West., sâu đục thân màu hồng Zeuzera sp. Bộ Homoptera ghi
nhận được 4 loài gồm: bọ phấn trắng Bemisia sp., rầy bướm Lawana conspersa
Walker, rệp sáp Pseudococcus sp., rầy xanh Empoasca sp. Bộ Hemiptera ghi nhận
được 3 loài gồm: bọ xít gai Cletus bipunctatus West., bọ xít đỏ Dysdercus cingulatus
F., bọ xít lưới Tingis sp. Bộ Thysanoptera ghi nhận được 1 loài bọ trĩ Thrips orientalis
Bagnall. Và bộ Orthoptera cũng ghi nhận được 1 loài là cào cào Oxya spp.
Theo dõi mức độ gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis R. ghi nhận được:
Trên vườn lài dưới 5 năm tuổi tỷ lệ phát hoa bị hại trung bình là 42,27%, tỷ lệ hoa bị
hại trung bình là 13,10%. Ở vườn lài trên 5 năm tuổi, tỷ lệ phát hoa bị hại trung bình là
41,87%, tỷ lệ hoa bị hại trung bình là 12,50%. Mức độ gây hại của sâu đục bông trên 2
loại vườn tương đương nhau.
Ngoài ra cũng ghi nhận được mức độ gây hại của sâu cuốn lá Adoxophyes sp. Ở
vườn lài dưới 5 năm tuổi tỷ lệ đọt bị sâu cuốn lá hại trung bình là 38,93%, tỷ lệ lá bị
hại trung bình là 11,91%. Ở vườn lài trên 5 năm tuổi, tỷ lệ đọt bị hại trung bình là
iii


37,20%, tỷ lệ lá bị hại trung bình là 12,43%. Sâu cuốn lá gây hại trên 2 loại vườn với
mức độ tương đương nhau.

Thành trùng sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi có màu trắng sáng, kích
thước con cái (14,13 ± 0,64 mm) lớn hơn con đực (13,33 ± 0,62 mm). Vòng đời sâu
đục bông trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng. Thời gian hoàn
thành vòng đời là 26,28 ± 1,29 ngày, tỷ lệ hoàn thành vòng đời là 74,76%.
Sử dụng thuốc trừ sâu đục bông Palpita vitrealis R. hiệu lực thuốc đạt kết quả
cao nhất ở 5 NSP với thuốc Supracide 40EC là 80,33%, Visher 25ND là 66,80%, Tập
kỳ 1,8EC là 59,93%, Prodigy 23F là 48,40%. Ở thời điểm 14 NSP hiệu lực của các
loại thuốc thí nghiệm giảm đi đáng kể: Thuốc Supracide 40EC còn 25,75%, Visher
25ND là 25,20%, Prodigy 23F là 14,0% và Tập kỳ 1,8EC là 13,0%.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình ..........................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây hoa lài............................................................................................3
2.1.1 Vị trí phân loại........................................................................................................3
2.1.2 Nguồn gốc...............................................................................................................4
2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh.................................................................................5
2.1.4 Giá trị kinh tế và sử dụng .......................................................................................5
2.2 Thành phần sâu hại trên cây hoa lài ..........................................................................6
2.2.1 Nước ngoài .............................................................................................................6
2.2.2 Trong nước .............................................................................................................8
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng một số loài sâu hại chính ....................8
2.3.1 Sâu cuốn lá – Adoxophyes orana Fisher & Rsl. .....................................................8
2.3.2 Bọ phấn trắng – Bemisia tabaci Gennadius ...........................................................9
2.3.3 Sâu khoang – Spodoptera litura Fab. .....................................................................9
2.3.4 Bọ trĩ – Thrips orientalis Bagnall.........................................................................10
2.3.5 Sâu sừng – Acherontia styx Westwood ................................................................10
2.3.6 Sâu kéo màng – Nausinoe geometralis Guenee ...................................................11
2.3.7 Sâu hại nụ – Hendecasis duplifascialis Hampson................................................11
v


2.3.8 Sâu hại nụ – Cacoecimorpha pronubana Hubner ................................................12
2.3.9 Rệp sáp giả cam – Pseudococcus citri Risso .......................................................13
2.4 Đặc điểm một số thuốc hóa học, sinh học dùng trong phòng thí nghiệm ...............13
2.4.1 Tập kỳ 1,8EC........................................................................................................13
2.4.2 Prodigy 23F ..........................................................................................................14
2.4.3 Supracide 40EC ....................................................................................................14
2.4.4 Visher 25ND.........................................................................................................14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................16
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết .......................................................................................16

3.3 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................17
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................18
3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại trên cây hoa lài.........................................................18
3.4.2 Điều tra mức độ gây hại của sâu đục bông (Palpita vitrealis Rossi) và sâu cuốn
lá (Adoxophyes sp.) trên cây hoa lài ..............................................................................18
3.4.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục bông Palpita vitrealis
Rossi trên cây hoa lài.....................................................................................................19
3.4.4 Khảo sát hiệu quả phòng trừ sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi trên cây hoa lài
bằng một số chế phẩm hóa học, sinh học ......................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................23
4.1 Thành phần sâu hại trên cây hoa lài tại Thành phố Hồ Chí Minh...........................23
4.2 Mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây hoa lài..................................................26
4.2.1 Mức độ gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi ...................................26
4.2.2 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá Adoxophyes sp. .................................................28
4.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu hại chính trên cây hoa lài.............................30
4.3.1 Đặc điểm hình thái của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi ..............................30
4.3.2 Đặc điểm sinh học của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi...............................34
4.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi của một số thuốc
hóa học, sinh học ...........................................................................................................38

vi


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................41
5.1 Kết luận....................................................................................................................41
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................42
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................43
Phụ lục ...........................................................................................................................45

vii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NT: Nghiệm thức
TB: Trung bình
AT: Ấu trùng
TT: Thành trùng
X : Giá trị trung bình

SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn
TGPT: Thời gian phát triển
TĐT: Tiền đẻ trứng
TLHTVĐ: Tỷ lệ hoàn thành vòng đời
SLCTQS: Số lượng cá thể quan sát
TSXH: Tần số xuất hiện
TLPHBH: Tỷ lệ phát hoa bị hại
TLHBH: Tỷ lệ hoa bị hại
TLĐBH: Tỷ lệ đọt bị hại
TLLBH: Tỷ lệ lá bị hại
EC (Emulsifiable Concentrate): Dạng nhũ dầu
F (Flowable Concentrate): Dạng huyền phù nước
ND: Nhũ dầu
Tp. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh: Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
PGS: Phó giáo sư
TS: Tiến sĩ
NSP: Ngày sau phun
CV( Coefficient of Variation): Hệ số biến động


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Một số sâu hại trên cây hoa lài tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 2009 ..................23
Bảng 4.2 Mức độ gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi trên hoa lài tại Tp.
Hồ Chí Minh, năm 2009 ................................................................................................27
Bảng 4.3 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá Adoxophyes sp. trên các vườn lài tại Tp. Hồ
Chí Minh, năm 2009......................................................................................................29
Bảng 4.4 Một số đặc điểm của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi, ĐHNL Tp. Hồ
Chí Minh, năm 2009......................................................................................................31
Bảng 4.5 Vòng đời sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi, ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh,
năm 2009 .......................................................................................................................34
Bảng 4.6 Mức độ phát triển các giai đoạn của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi,
ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2009 .............................................................................35
Bảng 4.7 Đặc điểm phát triển của ấu trùng sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi,
ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2009 .............................................................................36
Bảng 4.8 Ảnh hưởng các loại thuốc đến mật số sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi tại
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2009 .........................................................................................38
Bảng 4.9 Hiệu lực các loại thuốc đối với sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi tại Tp.
Hồ Chí Minh, năm 2009 ................................................................................................39

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 3.1 Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh ...............................
từ tháng 2 đến tháng 6/2009 ..........................................................................................16
Hình 3.2 Lượng mưa trung bình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh .......................................
từ tháng 2 đến tháng 6/2009 ..........................................................................................17
Hình 3.3: Sơ đồ điều tra biến động tác hại của sâu ......................................................19
Hình 3.4: Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................22
Hình 4.1 Một số sâu hại chính trên cây hoa lài tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 2009.........25
Hình 4.2 Triệu chứng gây hại của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi......................27
Hình 4.3 Sâu cuốn lá Adoxophyes sp............................................................................29
Hình 4.4 Các giai đoạn phát triển của sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi................33
Hình 4.5 Vòng đời sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi .............................................37

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây hoa lài (Jasminum sambac L.) thuộc họ Oleaceae là một loài hoa có hương
thơm ngào ngạt, hấp dẫn. Hoa lài màu trắng tượng trưng cho sự mộc mạc, tinh khiết.
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên thì cây hoa lài còn có tác dụng chữa bệnh. Hoa và lá lài
có vị cay ngọt, tính mát, có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt, lợi thấp. Rễ có vị cay
ngọt, tính mát có tác dụng gây tê, an thần. Từ xưa con người đã biết dùng hoa lài ướp
trà tạo hương thơm. Ngày nay với khoa học hiện đại việc ly trích tinh dầu lài trở nên
dễ dàng hơn. Vì thế hoa lài được ứng dụng nhiều trong công nghệ mỹ phẩm (làm nước
hoa, xà phòng, dầu thơm) và công nghệ thực phẩm (ướp trà, dùng làm gia vị, nước giải

khát).
Ở miền Nam, cây hoa lài được trồng nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bến
Tre, Tiền Giang, Trà Vinh. Những năm gần đây cây hoa lài được chú ý đưa vào
chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương, theo mô hình trồng
hoa màu theo hướng chuyên canh để tăng thu nhập kinh tế cho người dân.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh cây hoa lài được trồng nhiều ở An Phú Đông,
Thạnh Xuân, Thạnh Lộc (Quận 12), Nhị Bình, Đông Thạnh, Thới Tam Thôn (Hóc
Môn), Trung An, Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông (Củ Chi). Thành phố Hồ Chí Minh được
xem là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghệ ướp trà gần như cho cả miền
Nam. Tuy nhiên việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cây hoa lài là một hướng đi
mới. Người dân trồng không tập trung, chăm sóc cây hoa lài theo phương pháp truyền
thống nên còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế. Vấn đề cần quan
tâm hiện nay trên cây hoa lài đó là sâu bệnh gây hại trên loại cây này. Hằng năm,
người dân bỏ ra một khoảng chi phí đáng kể cho việc sử dụng thuốc hóa học phòng trừ
sâu hại gây nên tốn kém, mặt khác dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn lại trong hoa lài
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy diện tích trồng cây hoa lài tại Thành phố
Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã giảm xuống, theo thống kê của Chi cục Bảo
1


vệ thực vật năm 2002 diện tích trồng lài của thành phố trên 600 ha nhưng đến tháng
7/2007 chỉ còn 435 ha. Việc tiếp tục phát triển cây hoa lài tại Thành phố Hồ Chí Minh
tạo thành vùng trồng tập trung để cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến là vấn đề quan trọng.
Nhằm tìm hiểu thành phần và mức độ gây hại của một số sâu hại chính trên cây
hoa lài, đồng thời tiến hành khảo sát hiệu quả phòng trị sâu hại của một số chế phẩm
hóa học, sinh học, được sự chấp nhận của Bộ môn Bảo vệ thực vật – Khoa Nông Học
– Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, đề tài: “Nghiên cứu sâu hại trên cây
hoa lài (Jasminum sambac L.) tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành.
1.2 Mục tiêu đề tài

Đề tài thực hiện nhằm mục đích xác định thành phần sâu hại trên cây hoa lài,
theo dõi mức độ gây hại của sâu hại chính, khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của
chúng và hiệu quả phòng trừ bằng một số chế phẩm hóa học, sinh học.
1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Điều tra thành phần sâu hại trên cây hoa lài.

-

Theo dõi mức độ gây hại của sâu hại chính.

-

Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu hại chính (sâu đục bông
Palpita vitrealis Rossi).

-

Khảo sát hiệu quả phòng trị sâu đục bông Palpita vitrealis R. của một số chế
phẩm hóa học, sinh học.

1.4 Giới hạn đề tài
-

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009.

-

Địa điểm thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


-

Đối tượng nghiên cứu là các loài sâu hại trên cây hoa lài.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây hoa lài
2.1.1 Vị trí phân loại
Ngành Ngọc Lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc Lan: Magnoliopsida
Phân lớp Hoa môi: Lamiidae
Bộ: Oleales
Họ: Oleaceae
Chi: Jasminum
Loài: Jasminum sambac
(Nguồn: sambac)
Đặc điểm bộ Oleales: Thân to, lá mọc đối, không có lá bẹ. Hoa chỉ có hai tiểu
nhụy, hai tâm bì, hột không phôi nhũ. Bộ Oleales chỉ có một họ Oleaceae.
Đặc điểm họ Oleaceae: Thân gỗ leo hay mọc thành bụi, phân nhánh lưỡng phân
rất rõ. Lá không có lá kèm, thường mọc đối hay lá kép lông chim lẻ. Hoa đều mẫu 5,
lưỡng tính, ít khi đơn tính, có lá bắc và hai lá bắc con. Hoa ít khi mọc riêng lẻ mà xếp
thành chùm kép hay xim ở ngọn. Quả có thể là quả khô, hoặc quả mọng (Huỳnh Anh
Trúc, 2004).
Họ Oleaceae có khoảng 500 loài trong đó có 4 loài phổ biến là:
+ Jasminum grandiflorum L.
+ Jasminum officinale L.

+ Jasminum odoratissnum L.
+ Jasminum sambac L.
Hoa lài ở Việt Nam chủ yếu là lài Jasminum sambac (Phùng Thị Bạch Yến,
2000).

3


2.1.2 Nguồn gốc
Cây hoa lài có nguồn gốc ở Nam Á (Ấn Độ, Philippines, Myanmar và
Srilanka), là loại cây bụi, cành nhỏ vươn dài, hoa trắng nở vào khoảng 7 – 8 giờ tối, có
hương thơm ngát. Cây cao từ 1 – 3 m, lá mọc đối, hình oval, dài từ 4 – 12,5 cm, rộng
từ 2 – 7,5 cm. Phát hoa từ 3 – 12 hoa, tràng hoa có đường kính 2 – 3 cm với 5 – 9 thùy.
Cây phát triển tốt vào mùa xuân, mùa hè, phát triển chậm vào mùa đông (Nguồn
http://www: rauhoaquavietnam.vn).
Cây hoa lài mọc khắp các vùng nhiệt đới và được xem như là một loại cây cảnh
vì mùi hương độc đáo của nó. Hoa lài là quốc hoa của Philippines và được chính phủ
công nhận vào năm 1937. Ở Philippine, người ta kết nhiều hoa lại thành vòng để
choàng lên cổ, đính lên ngực vào các dịp lễ. Tinh dầu của hoa được chưng cất để làm
mỹ phẩm, dược phẩm. Những vòng hoa này còn được sử dụng để chào đón khách quý.
Bên cạnh Philippines, hoa lài cũng được xem là quốc hoa ở Indonesia vào năm 1990.
Ở Indonesia, hoa lài tượng trưng cho sự thanh khiết, tình yêu. Hoa còn tượng trưng
cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Hoa lài được dùng vào các nghi thức tôn giáo, các lễ hội
văn hóa. Ở Trung Quốc, hoa lài được dùng để ướp trà (Kenneth W. L. và Glenn I. T.,
2002).
Hoa lài là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ sản xuất nước hoa hiện đại,
từ thời xa xưa chúng đã được sử dụng để trang trí ở Ấn Độ trong các nghi lễ.
Theo Trần Thị Dung (1999), ở Việt Nam hoa lài đã có mặt khoảng một thế kỷ
nay ở làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội), làng hoa Gò Vấp, Hóc Môn (Tp. Hồ Chí Minh).
Theo Ernest Guenther (1952), ở miền Nam nước Pháp có hai loài là Jasminum

officinale và Jasminum grandiflorum. Jasminum officinale là loài hoang dại thường
sống trên các vùng núi cao, còn Jasminum grandiflorum thường được gọi là lài Tây
Ban Nha, được trồng để chiết xuất tinh dầu tự nhiên. Jasminum grandiflorum đã có
mặt ở vùng Grasse của Pháp hơn 200 năm, chúng được trồng để phục vụ cho công
nghệ sản xuất các loại nước hoa nổi tiếng trên thế giới.
Jasminum officinale mọc ở chân núi Himalayas và vùng đồng bằng Granges,
được trồng thương mại ở vùng có khí hậu ôn hòa của Ấn Độ đặc biệt là Uttar Pradesh
và Andhra Pradesh. Từ đó chúng đã được mang tới Trung Quốc, Pháp và Địa Trung
Hải, được người Maroc mang tới Tây Ban Nha. Đây cũng là loài rất nổi tiếng và phổ
4


biến nhất ở Anh. Vì có hương thơm vô cùng quyến rũ, chúng được gọi là nữ hoàng của
các loài hoa và được ưa chuộng nhất ở Châu Âu.
Jasminum angustifolium và Jasminum humile được trồng rộng rãi ở Ấn Độ,
Jasminum fruticans mọc tự nhiên ở phía nam Châu Âu và vùng Địa Trung Hải.
Ở Trung Quốc, Jasminum paniculatum được trồng khắp nơi. Jasminum
nudiflorum là loài lài có hoa vàng rực rỡ cũng được trồng ở đây (Nguồn:
).
2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ thích hợp cho cây lài sinh trưởng là 22 – 330C , nhiệt độ thấp 8 – 100C
cây sinh trưởng kém. Lài ưa sáng do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng
mới cho năng suất cao và hoa mới thơm.
Cây lài sống trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng trung tính (pH = 6,5
– 7), đến đất đồi núi hơi chua (pH = 3,5 – 4). Ngoài ra cây lài còn có thể trồng trên đất
thịt nặng, đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm
sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao.
Cây hoa lài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng,
do đó cần trồng cây lài nơi cao ráo, tưới tiêu thuận lợi.
2.1.4 Giá trị kinh tế và sử dụng

Trong những năm gần đây, chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số
địa phương phát triển mạnh, nhất là mô hình trồng hoa màu theo hướng chuyên canh
cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, trồng hoa lài là mô hình mới rất có triển vọng.
Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh thì một số tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Bình Dương đã đưa cây lài vào mô hình sản xuất nông nghiệp.
Theo người dân địa phương, sau 3 tháng trồng cây lài sẽ cho ra hoa. Điều đáng
nói là cây lài cho hoa quanh năm suốt tháng nên thời gian thu hoạch liên tục. Tuy
nhiên, vào mùa nắng cây lài ra hoa rất nhiều lần so với mùa mưa và giá cả cũng chênh
lệch. Hiện nay, giá 1 kg hoa lài hơn 20 ngàn đồng, có lúc tăng lên đến hơn 100 ngàn
đồng/kg.
Theo tính toán của nông dân, cứ mỗi công đất trồng cây hoa lài thì một ngày
thu hoạch được gần 10 kg bông lài. Với mức giá 20 ngàn đồng/kg thì một công đất
mỗi ngày nông dân có nguồn lãi hơn 50 ngàn đồng. Do ngày nào cũng có thu nhập như
5


vậy nên tính ra trong một năm cây lài cho hiệu quả kinh tế rất cao. Vì vậy mô hình
trồng cây hoa lài đang góp phần tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo, đem
lại niềm vui cho nhiều hộ nông dân.
Ngoài giá trị kinh tế thì cây lài còn có giá trị sử dụng cao. Theo y học cổ truyền
thì hoa và lá lài có tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chữa một số bệnh như:
cảm sốt, đầy bụng, mất ngủ và giảm đau.
Hoa lài là nguồn nguyên liệu chủ yếu dùng trong công nghệ ướp hương chế
biến trà. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật hiện đại, phương pháp chiết xuất tinh dầu
hoa lài tự nhiên đạt hiệu suất trích ly cao trên 99% và giữ được mùi thơm đặc trưng
của hoa lài tươi. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên các sản phẩm
trà ướp hương lài và đã được ứng dụng vào sản xuất thực tiễn, mang lại lợi ích cho xã
hội. Đồng thời cũng là niềm khích lệ cho người dân mở rộng thêm diện tích trồng cây
lài ở nước ta (Nguồn : ).
Ngoài ra, tinh dầu hoa lài còn được ứng dụng trong công nghệ mỹ phẩm như

làm nước hoa, xà phòng thơm, sữa tắm, ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như tạo
hương thơm cho các loại nước uống, dùng làm gia vị và trang trí thức ăn.
2.2 Thành phần sâu hại trên cây hoa lài
2.2.1 Nước ngoài
Theo Navasero M. V. (2004), tại Philippines đã xác định được 14 loài sâu hại
trên Jasminum sambac gồm: sâu hại nụ Hendecasis duplifascialis (Pyraustidae –
Lepidoptera), sâu kéo màng Nausinoe geometralis (Pyralidae – Lepidoptera), sâu
khoang Spodoptera litura (Noctuidae – Lepidoptera), sâu xanh Helicoverpa armigera
(Noctuidae – Lepidoptera), muỗi Contarinia sp. (Cecidomylidae – Diptera), rầy trắng
Trialeurodes koskaldyi ( Aleyrodidae – Homoptera), rệp vảy (Coccidae – Homoptera),
bọ xít lưới Tingidae – Hemiptera, Pentatomidae – Hemiptera, Acanthocapis scabrator
(Correidis – Hemiptera), Chrysomellidae – Coleoptera, Lepidopteran leaf miner và 2
loài bọ trĩ chưa định danh (Thripidae – Thysanoptera).
Theo Kenneth W. L. và Glenn I. T. (2002), tại Hawaii đã xác định được 12 loài
sâu hại và 2 loài nhện trên cây hoa lài Jasminum sambac. 12 loài sâu hại gồm :
Dialeurodes

kirkaldyi

Kotinsky

(Aleyrodidae
6



Homoptera),

Pseudococcus



longispinus Targioni (Pseudococcidae – Homoptera), Aonidiella inornata (Diaspididae
– Homoptera), Pinnaspis strachani Cooley (Diaspididae – Homoptera), Howardia
biclavis Comstock (Diaspididae – Homoptera), Chrysomphalus aonidum Linnaeus
(Diaspididae – Homoptera), Parlatoreopsis sp. (Diaspididae – Homoptera),
Aleuroclava jasmini (Aleyrodidae – Homoptera), Thrips hawaiiensis Morgan
(Thripidae – Thysanoptera), Frankliniella occidentalis Pergande (Thripidae –
Thysanoptera), Contarinia maculipennis (Cecidomyiidae – Diptera), Psilogramma
menephron Crammer (Sphingidae – Lepidoptera). Và 2 loài nhện gồm:
Polyphagotarsonemus latus Banks (Tarsonemidae – Prostigmate), Tetranychus
cinnabarinus Boisduval (Tetranychidae – Prostigmate).
Theo Rukmana H. R. (1997), tại Indonesia đã ghi nhận được 6 loài gây hại trên
cây hoa lài Jasminum sambac gồm: Palpita vitrealis Rossi (Crambidae – Lepidoptera),
Hendecasis

duplifascialis

Hampson

(Pyraustidae



Lepidoptera),

Nausinoe

geometralis Guenee (Pyralidae – Lepidoptera), Thrips sp. (Thripidae – Thysanoptera),
Dialeurodes citri Ashmead (Aleyrodidae – Homoptera) và Pseudococcus citri Risso
(Pseudococcidae – Homoptera).

Theo CAB International (2005), các loài sâu hại trên Jasminum sambac gồm:
Acherontia styx (small death's head hawkmoth), Maconellicoccus hirsutus (pink
hibiscus mealybug), Phytonemus pallidus (strawberry mite), sâu đục bông
Elasmopolpus jasrninoghagus, nhện đỏ và tuyến trùng Meloidogyne incognita,
Helicotylenchus dihystera (common spiral nematode).
Theo CAB International (2005), trên chi Jasminum có đến 14 loài gây hại chính
gồm : Adoxophyes perstricta, Cacoecimorpha pronubana (carnation tortrix),
Ceroplastes japonicus (tortoise wax scale), Epiphyas postvittana (light brown apple
moth), Hoplolaimus seinhorsti (lance nematode), Nausinoe geometralis, Palpita
vitrealis (jasmine moth), Parlatoria blanchardi (parlatoria data scale), Phyllophaga
(white grubs), Rosellinia necatrix (dematophora root rot), Selenaspiduss articulatus
(west Indian red scale), Zygogramma bicolorate (Mexican beetle), Dialeurodes citri
(citrus whitefly) và Acherontia styx.
Ngoài ra trên chi Jasminum còn có 13 loài gây hại với tần số xuất hiện không
cao gồm: Aleurodicus dispersus (whitefly), Aphis gossypii (cotton aphid), Aspidiotus
7


destructor (coconut scale), Coccus hesperidum (brown of scale), Diaspidiotus
permiciosus, Icerya purchasi (cottony cushion scale), Icerya seychellarum (seychelles
scale), Orgyia leucostigma (white – marked tussock moth), Parthenolecanium corni
(European fruit lecanium), Phyllocnistis citrella (citrus leaf miner), Prays oleae (olive
kernel bores), Pseudaulacaspis pentagona (mulberry scale) và Pulvinaria psidii (green
shield scale).
2.2.2 Trong nước
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích trồng lài chưa tập trung theo vùng, sản
xuất mang tính tự phát và theo hộ gia đình nên việc nghiên cứu thành phần sâu hại trên
cây hoa lài chưa được chú trọng. Vì vậy chưa tìm ra biện pháp phòng trừ sâu hại thích
hợp để đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Thành phần sâu hại trên cây lài ở trong nước
(gồm: sâu đục bông, sâu ăn lá, bọ trĩ) chủ yếu là ghi nhận của người nông dân, chưa có

điều tra cụ thể về thành phần sâu hại trên cây hoa lài. Do đó, việc nghiên cứu thành
phần sâu hại trên cây hoa lài là rất cần thiết.
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng một số loài sâu hại chính
2.3.1 Sâu cuốn lá – Adoxophyes orana Fisher & Rsl.
Họ - bộ: Tortricidae – Lepidoptera
Theo CAB International (2005), kích thước thành trùng sâu cuốn lá dài 8 – 12
mm, cơ thể màu nâu hoặc xám nâu. Kích thước thành trùng đực nhỏ hơn thành trùng
cái, màu sắc cơ thể con đực sáng hơn. Khi đậu cơ thể xếp hình cái chuông. Đốt bụng
cuối của thành trùng đực có lông dài, thành trùng cái đốt cuối bụng có trâm giao cấu
có nhiệm vụ quan trọng trong sinh sản. Thành trùng sống từ 5 – 14 ngày, phụ thuộc
vào điều kiện thời tiết. Thành trùng thường hoạt động vào ban đêm (Barel, 1973).
Nhộng lúc đầu có màu nâu sáng sau đó chuyển dần sang nâu tối, nhộng dài từ 8
– 10 mm, đốt cuối bụng có 8 móc nhỏ.
Ấu trùng màu xanh lá cây, cơ thể có nhiều u lông. Ấu trùng ăn phần mô mềm
của lá, làm lá vàng và héo rũ, ấu trùng thải phân ra ngoài.
Trứng màu vàng được đẻ thành từng ổ.
Triệu chứng gây hại: Sâu cuốn lá gây hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng. Sâu non
mới nở rất linh hoạt, tuổi 1 thường nhả tơ buông lỏng nhờ gió đưa sang cành khác, tìm
8


lá non cuộn thành tổ nằm trong đó ăn phá. Tuổi nhỏ chúng chỉ ăn phần mềm của lá
non và chừa lại lớp màng mỏng. Từ tuổi 3 sâu non bò rất nhanh, có khi bò lùi khi bị
động hay cong mình nhả tơ nhảy ra khỏi tổ xuống phía dưới. Từ tuổi 3 sâu ăn phá
mạnh có khi ăn cả mảng lá của tổ (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.3.2 Bọ phấn trắng – Bemisia tabaci Gennadius
Họ - bộ: Aleurodidae – Homoptera
Theo Cock (1986), thành trùng bọ phấn trắng có kích thước cơ thể khoảng 1
mm, con đực nhỏ hơn con cái. Thành trùng có 2 cặp cánh nhỏ, toàn thân bao phủ lớp
bột phấn. Râu đầu 6 đốt, chân dài mảnh. Bụng 9 đốt, đốt ngực bụng nhỏ. Một con cái

có thể đẻ 40 – 100 trứng. Trứng hình quả lê, có cuống nhỏ, kích thước trứng khoảng
0,2 mm, trứng mới đẻ trong suốt sau chuyển sang màu xám. Ấu trùng có kích thước cơ
thể khoảng 0,3 – 0,6 mm. Ấu trùng mới nở màu vàng, mới nở rất linh hoạt, ấu trùng có
3 tuổi. Nhộng giả có chiều dài khoảng 0,7 mm, hình oval, màu nâu, hai bên sườn có
lông tơ dạng răng cưa (CAB International, 2005).
Triệu chứng gây hại: cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Chúng chích hút
dịch cây ở lá non, lá đọt, phần thân non. Những chỗ bọ phấn trắng gây hại thường phủ
lớp phấn màu trắng. Lớp phấn này càng dày càng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp
của cây.
2.3.3 Sâu khoang – Spodoptera litura Fab.
Họ - bộ: Noctuidae – Lepidoptera.
Ngài trưởng thành dài 16 – 21 mm, sải cánh 37 – 42 mm. Cánh trước màu nâu
vàng; phần giữa từ mép cánh trước tới mép cánh sau có một vân ngang rộng màu
trắng, trong đường vân trắng có hai đường vân màu nâu; cánh sau màu trắng ngà, phản
quang màu tím.Trứng hình bán cầu, có màu vàng xám. Sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 sống
quần tụ quanh ổ trứng; khi bị khua động có thể bò phân tán hoặc nhả tơ thả mình
xuống đất. Khi tuổi nhỏ, sâu khoang không lẩn tránh ánh sáng, nhưng từ tuổi 2, 3 có
hiện tượng trốn ánh sáng. Ban ngày thường lẩn trốn vào chỗ kín hoặc chui xuống kẽ nẻ
trên mặt đất, ban đêm chui ra để gây hại. Những ngày râm mát kèm theo mưa phùn sâu
có thể gây hại cả ban ngày (Lê Thị Sen, 2004).

9


Triệu chứng gây hại: Sâu non tuổi nhỏ sống hầu hết ở mặt dưới lá, gặm phần
mô mềm của lá chỉ chừa lại màng trắng. Sâu non càng lớn ăn phá càng mạnh, lúc đầu
ăn lủng lỗ sau có thể ăn hết từng mảng lớn có khi chỉ chừa lại gân chính.
2.3.4 Bọ trĩ – Thrips orientalis Bagnall
Họ - bộ: Thripidae – Thysanoptera
Theo Mound L. A. và Azidah A. A. (2009), bọ trĩ Thrip orientalis phân bố từ

Đông Nam Á đến Bắc Australia, T. orientalis tập trung gây hại nhiều ở Malaysia và
Ấn Độ. T.orientalis là một trong những loài gây hại trên chi Jasminum.
Theo CAB International (2005), thành trùng bọ trĩ có màu nâu đen, nhỏ, kích
thước khoảng 1 mm, mắt kép, có 3 mắt đơn, râu đầu 7 đốt. Thành trùng có thể có cánh
hoặc không có cánh. Nếu có cánh thì cánh dài, hẹp, trên cánh có lông cứng. Đốt bụng
thứ 9 dài hơn so với các loài khác.
Cũng theo Mound L. A. và Azidah A. A. (2009), T. orientalis cả thành trùng
đực và cái cơ thể và đầu đều màu nâu, nhưng đốt chân có màu hơi vàng. Con đực có
kích thước nhỏ hơn con cái. Đầu rộng và dài. Râu đầu 7 đốt, từ đốt thứ 3 – 7 dài hơn
đốt thứ 1 – 2, đốt thứ 3 – 7 có nhiệm vụ cảm giác. Ngực hình mắt lưới, trên ngực có
lông cứng.
Trứng bọ trĩ rất nhỏ, hình quả thận, dài 0,25 mm, rộng 0,10 mm. Mới nở trứng
trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng nhạt cho đến khi trứng nở. Ấu trùng mới nở
có màu sáng, kích thước gần bằng thành trùng, chân, đầu và râu đầu có màu tối.
Triệu chứng gây hại: Thành trùng và ấu trùng sống ở mặt dưới lá, đọt non hoặc
trên chùm hoa. Ở những vị trí này xuất hiện những đốm nhỏ không màu, về sau đốm
này chuyển sang màu xám. Các đốm này liên kết lại với nhau tạo thành vệt xám lớn, lá
bị khô héo rụng đi, không quang hợp được. Hoa bị bọ trĩ tấn công cũng dễ bị héo và
mau rụng.
2.3.5 Sâu sừng – Acherontia styx Westwood
Họ - bộ: Sphingidae – Lepidoptera.
Theo Shepard B. M. (1999), trứng của sâu sừng được đẻ rải rác trên mặt lá. Đầy
đủ thức ăn ấu trùng dài 130 mm. Khi đẫy sức ấu trùng làm nôi dưới đất và hóa nhộng
trong đó với độ sâu 8 – 10 cm.

10


Theo CAB International (2005), trưởng thành là loài ngài to, toàn thân màu nâu
tro, đỉnh cánh trước có vệt nằm phía ngoài nhiều vân dạng mây, thân dài 45 – 50 mm,

cánh dài 80 – 120 mm. Trứng hình cầu, láng bóng, đẻ riêng lẻ trên các bộ phận của
cây. Sâu non có 5 tuổi, khi mới nở có màu vàng nhạt, sau dần chuyển sang màu vàng
nhạt hay màu xanh xám và có sọc rất khác biệt. Sâu non khi đẩy sức dài 90 – 120 mm,
sâu non có gai thịt trông như sừng nổi bật ở mảnh lưng của đốt bụng cuối, lỗ thở ở
dưới vân xiên. Nhộng to dài 50 – 60 mm.
Triệu chứng gây hại: Sâu non ăn phiến lá tạo ra nhiều lỗ thủng không đều nhau,
chúng có thể ăn cả phiến lá chỉ để trơ lại cuống lá. Đôi khi sâu non ăn hại cả hoa.
2.3.6 Sâu kéo màng – Nausinoe geometralis Guenee
Họ - bộ: Pyralidae – Lepidoptera.
Theo Suganthi A. và Preetheep Kumar P. (2004), sâu kéo màng là một trong
những loài sâu hại quan trọng trên cây hoa lài tại Ấn Độ. Thành trùng sâu kéo màng
chiều dài cơ thể 10 – 12 mm, kích thước sải cánh 18 – 20 mm, toàn thân màu nâu
vàng, xen kẽ những vệt đen, trên cánh có nhiều đốm trắng trong suốt rất đặc trưng.
Hai cánh trước dài, hẹp, hai cánh sau rộng hơn cánh trước hình lưỡi dao. Cả cánh
trước và cánh sau đều có lông ở mép cánh.
Trứng đẻ riêng lẻ trên phiến lá. Ấu trùng mới nở màu xanh nhạt, sang tuổi lớn
hơn có màu xanh đậm, trên 2 sọc phụ lưng mỗi đốt có hình bán nguyệt màu đen. Sâu
non trải qua 5 tuổi kéo dài 14 – 16 ngày. Nhộng thon, dài 10 – 12 mm, mới hóa nhộng
có màu xanh đậm, gần vũ hóa nhộng chuyển sang màu nâu nhạt. Giai đoạn nhộng phát
triển 7 – 8 ngày.
Triệu chứng gây hại: Gây hại ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng tuổi nhỏ ăn phần
mô mềm của lá, sang tuổi lớn ăn từng mảng lá, nhả tơ kéo các gân lá còn lại với nhau
tạo thành màng lưới, đùn phân ra ngoài. Đẫy sức, ấu trùng treo cơ thể trên màng tơ và
hóa nhộng.
2.3.7 Sâu hại nụ – Hendecasis duplifascialis Hampson
Họ - bộ: Pyraustidae – Lepidoptera
Theo Suganthi A. và Preetheep Kumar P. (2004), sâu hại nụ Hendecasis
duplifascialis cũng là một trong những sâu hại trên cây hoa lài ở Ấn Độ. Thành trùng
là loài ngài có kích thước nhỏ, thân dài 5 – 6 mm, sải cánh 7 – 8 mm, cơ thể màu xám
11



tro. Cánh trước có 4 đường zizắc cắt ngang cánh chia cánh thành 5 vùng rõ rệt, vùng
thứ 2 và thứ 4 có màu xám đậm hơn các vùng còn lại. Trên cánh trước cạnh đường
zizắc thứ 2 có đốm đen hình hạt đậu. Cánh sau hình lưỡi dao, rộng hơn cánh trước,
giữa cánh có hai vân zizắc màu đen. Khi đậu, cánh xếp hình mái ngói, bụng chổng lên
trên, các đường zizắc trên 2 cánh tạo thành những đường gợn sóng.
Trứng rất nhỏ, được đẻ riêng lẻ trên nụ hoa, đài hoa hoặc cuống hoa. Trứng mới
đẻ có màu trắng kem sau chuyển sang màu vàng, thời gian ủ trứng 3 – 4 ngày. Ấu
trùng mới nở màu vàng nhạt, sang tuổi lớn chuyển sang màu xanh. Đầu ấu trùng màu
đen, đốt ngực trước có lớp capsule, cơ thể bao phủ nhiều u lông. Sâu non có 5 tuổi.
Đẫy sức ấu trùng hóa nhộng trong đất. Nhộng nhỏ nằm trong kén trắng, nhộng màu
nâu, kích thước nhộng từ 4 – 5mm.
Triệu chứng gây hại: Sâu non đục vào nụ hoa, hoặc đế hoa tạo ra lỗ tròn. Sâu
non đục vào ăn phá nhụy hoa, cánh hoa bên trong và đùn phân ra ngoài, phân lúc đầu
có màu nâu đỏ sau chuyển sang đen, nụ hoa bị sâu non đục không sử dụng được làm
ảnh hưởng đến năng suất hoa lài.
2.3.8 Sâu hại nụ – Cacoecimorpha pronubana Hubner
Họ - bộ: Tortricidae – Lepidoptera
Theo CAB International (2005), thành trùng của Cacoecimorpha pronubana
Hub. là một loài ngài nhỏ màu nâu xám. Con đực có kích thước sải cánh 15 – 17 mm,
con cái có kích thước sải cánh 18 – 24 mm. Cánh trước gần như hình chữ nhật, có màu
nâu vàng đến nâu tím. Cánh sau màu cam, viền cánh màu nâu tối. Màu sắc cơ thể con
cái luôn sáng hơn con đực.
Trứng được đẻ thành từng ổ 10 – 200 trứng, bên ngoài phủ lớp màng mỏng.
Lúc đầu trứng có màu xanh sáng, sau chuyển sang màu vàng, hình dạng trứng từ oval
đến tròn, dẹt, hình vảy cá. Kích thước trứng 1 mm x 0,6 mm.
Theo Carter (1984), ấu trùng mới nở có màu vàng, đầu màu đen, sang tuổi 2 cơ
thể hơi nâu. Ở giai đoạn tuổi 7, ấu trùng có kích thước cơ thể 20 mm, đầu màu nâu
vàng. Đốt ngực trước mùa xanh vàng có 4 đốm đen hai bên. Bụng ấu trùng có màu

vàng, xanh hoặc xanh nâu tùy vào thức ăn mà ấu trùng ăn (CAB International, 2005).
Nhộng màu nâu, sau chuyển sang màu đen có 4 gai ở đốt bụng cuối. Trên lưng
có hai hàng gai, các đốt bụng có một số lông cứng màu vàng.
12


Triệu chứng gây hại: Ấu trùng cắn phá những nụ nhỏ, nhả tơ cuống nụ lại với
nhau cản trở sự phát triển của hoa. Tuổi lớn ấu trùng cắn từng mảng của nụ hoa,
nguyên nhân làm năng suất hoa giảm.
2.3.9 Rệp sáp giả cam – Pseudococcus citri Risso
Họ - bộ: Pseudococcidae – Homoptera
Cơ thể hình oval màu nâu vàng, lưng vồng lên bao phủ bởi lớp bột sáp trắng.
Thành trùng có 17 cặp lông, cặp thứ 17 dài hơn 1,5 lần so với các cặp lông khác và
đây là cặp lông đuôi. Cặp lông đuôi thứ 18 ngắn nhất và bị cặp lông đuôi thứ 17 che
khuất. Râu đầu 8 đốt, mắt kép. Kích thước con cái dài 1,6 – 3,2 mm, rộng 1,2 – 2,0
mm, con đực có kích thước nhỏ hơn.
Trứng màu vàng nhạt được đẻ vào lớp vỏ cây trồng sau đó phủ sáp trắng lên.
Ấu trùng rất giống thành trùng, chỉ khác là kích thước nhỏ hơn, cơ thể màu tím nhạt
chưa có sáp phủ lên. Rệp non có 3 tuổi (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Triệu chứng gây hại: Rệp sáp giả cam tấn công trên đọt non, nụ hoa, mặt dưới
của lá và những cành nhỏ. Những bộ phận bị tấn công phủ đầy sáp trắng. Nụ bị hại
sớm có thể bị rụng, nụ bị hại sẽ không nở được ảnh hưởng đến năng suất.
2.4 Đặc điểm một số thuốc hóa học, sinh học dùng trong phòng thí nghiệm
2.4.1 Tập kỳ 1,8EC
Tên hóa học: Abamectin là hỗn hợp của 2 loại hợp chất Avermectin B1a (80%)
và B1b (20%).
Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 1550C,
tan ít trong nước (0,001 mg/l), tan trong nhiều dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích

thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. Thời gian cách ly 14 ngày.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp.
Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 20g a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25g a.i/ha. Có thể
pha chung với nhiều thuốc trừ sâu khác.

13


2.4.2 Prodigy 23F
Tên hóa học: N – tert – butyl – N’ – (3 – methoxy – 0 toluoyl) – 3,5 –
xyclohydrazid.
Tính chất: Thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng. Nhóm độc III, LD50 qua
miệng > 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc với cá và ong. Thời gian cách
ly 7 ngày.
Khác với các thuốc điều tiết sinh trưởng ức chế sự lột xác, methoxyfenozide
kích thích sự lột xác sớm của côn trùng làm sâu không được da che chở nên bị mất
nước và chết.
Tác dụng vị độc, tiếp xúc và nội hấp qua rễ cây. Chủ yếu có tác dụng đối với
sâu non bộ cánh vảy, có thể làm ung trứng.
Sử dụng: Chế phẩm Prodigy 23F sử dụng liều lượng 0,5 – 1,0 kg/ha pha nước
với nồng độ 0,15 – 0,3% phun ướt đều lên cây. Có thể phun chung với nhiều thuốc trừ
sâu bệnh khác.
2.4.3 Supracide 40EC
Nhóm hóa học: Lân hữu cơ.
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, không màu, điểm nóng chảy 39 –
400C. Ít tan trong nước (240 ppm ở 200C), tan nhiều trong dung môi hữu cơ như
acetone, benzene, xylene, methol. Không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong môi
trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm.
Nhóm độc I, LD50 qua miệng 44 mg/kg, LD50 qua da 640 mg/kg. Độc với ong
và cá.

Tác động tiếp xúc, vị độc và thấm sâu mạnh. Phổ tác dụng rộng
Liều lượng sử dụng: 400 – 800 g.a.i/ha. Có thể pha chung với nhiều loại thuốc
trừ sâu bệnh khác.
2.4.4 Visher 25ND
Nhóm hóa học: Pyrethroid.
Thuốc kỹ thuật ở dạng đặc sệt, điểm nóng chảy 60 – 800C, điểm cháy 115,60C.
Không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol, acetone,
xylene, methylene dichloride. Tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ,
thủy phân trong môi trường kiềm. Không ăn mòn kim loại.
14


×