Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU ĐÀN (Crocidolomia binotalis Zellen) HẠI CẢI BẸ XANH CỦA MỘT SỐ THUỐC TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.69 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
LỰC PHÒNG TRỪ SÂU ĐÀN (Crocidolomia binotalis Zellen)
HẠI CẢI BẸ XANH CỦA MỘT SỐ THUỐC
TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, BÌNH PHƯỚC

Sinh viên thực hiện: NGƯU THỊ NGỌC UYÊN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 08 năm 2009


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ
SÂU ĐÀN (Crocidolomia binotalis Zellen)
HẠI CẢI BẸ XANH CỦA MỘT SỐ THUỐC
TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

NGƯU THỊ NGỌC UYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học


Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Hữu Trúc

Bình Phước
Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính khắc ghi công ơn cha, mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ và nuôi con
ăn học để con có được ngày hôm nay.
Em chân thành biết ơn :
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã truyền
đạt kiến thức giúp em hoàn tất chương trình học và hoàn thành luận văn này.
Em xin giữ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Trúc.
Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Sở nội vụ tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Các cô chú, anh chị nông dân tại các phường: Tân Xuân, Tân Thiện, Tân Đồng
đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp những thông tin cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất trong
suốt thời gian điều tra hiện trạng canh tác rau.
Cùng sự quan tâm, giúp đỡ cũng như động viên thăm hỏi của các cô chú, anh
chị và bạn bè gần xa trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Bình Phước tháng 08/ 2009

Ngưu Thị Ngọc Uyên


ii


TÓM TẮT
Điều tra thành phần sâu hại và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu đàn hại cây cải
bẹ xanh của một số thuốc tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước 2009.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Trúc – Bộ môn Bảo vệ thực vật – ĐHNL.
Đề tài được thực hiện từ 28/2- 30/4/2009.Nhằm điều tra sâu hại trên cải bẹ xanh
và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu đàn (Crocidolomia binotalis Zellen) hại cây cải
xanh của một số thuốc.
Đề tài gồm 2 phần:
+ Phần điều tra hiện trạng canh tác, xác định hành phần diễn biến và biện pháp
phòng trừ sâu hại trên cải bẹ xanh: Được tiến hành trên 50 hộ nông dân trồng cải xanh
tại 3 phường (Tân Thiện, Tân Đồng, và Tân Xuân) thuộc thị xã Đồng xoài tỉnh Bình
Phước.
+ Phần đánh giá hiệu lực thuốc: Được tiến hành thí nghiệm với 2 loại thuốc
BVTV khác nhau, trong đó thuốc Das 0,01 với 3 lần lập lại ở các nồng độ khác nhau.
Nhằm mục đích thử nghiệm thuốc Das 0,01 và loại thuốc Motox 5EC rất phổ biến
trên thị trường được nông dân sử dụng để trừ sâu đàn trên cây cải bẹ xanh. Đồng thời
có những khuyến cáo trong thực tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương nhằm
đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng đúng thuốc BVTV đồng thời cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao trên cây cải bẹ xanh.
Kết quả cho thấy:
+ Phần điều tra: Kết quả điều tra tại 3 phường (Tân Thiện, Tân Đồng, và Tân
Xuân) cho thấy. Hầu hết nông dân tại 3 phường này đều phòng trừ sâu, bệnh bằng
thuốc hóa học,chỉ có một số ít có dùng thuốc sinh học trên cải xanh với liều lượng cao
hơn khuyến cáo trên bao bì.
Có 7 loài sâu hại trên cải xanh trong đó quan trọng nhất là sâu tơ Plutella
xylostella, sâu đàn hại cải Crocidolomia binotalis Zellen, và bọ nhảy Phyllotreta
striolata Fab. Ngoài ra còn có sâu khoang Spodoptera litura Fab, rầy mềm

Brevicorina brassica, dòi đục lá Liroomyza sp., và sâu đục nõn Helula undalis và sâu
xanh da láng Spodoptera exigua Hb.

iii


+ Phần đánh giá hiệu lực thuốc: Với các loại thuốc BVTV đem thí nghiệm thì
các loại thuốc đều có kết quả hơn so với đối chứng không phun thuốc. Tuy nhiên
thuốc Das 0,01 thì hiệu lực chưa cao. Cần phải có nhiều thí nghiệm với liều lượng cao
hơn để khảo sát thêm về hiệu lực của thuốc. Qua các thí nghiệm ta có thể đi đến việc
khuyến cáo nông dân có thể sử dụng thuốc Motox 5EC liều lượng 0,5 lít/ha để phòng
trừ sâu đàn hại cải bẹ xanh. Tuy nhiên cần phải thường xuyên thay đổi các loại thuốc
để hạn chế tính kháng của sâu.

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu .............................................................................2
1.2.1. Mục đích................................................................................................................2
1.2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................2

1.3. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Sơ lược về cây cải xanh.............................................................................................3
2.1.1 Phạm vi phân bố .....................................................................................................3
2.1.2 Đặc tính, giá trị dinh dưỡng của cải bẹ xanh.........................................................3
2.1.2.1 Đặc tính ...............................................................................................................3
2.1.2.2 Đặc điểm thực vật................................................................................................3
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................4
2.1.4 Các yếu tố tác động đến việc canh tác cây cải bẹ xanh..........................................4
2.1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ...................................................5
2.1.6 Kỹ thuật canh tác....................................................................................................6
2.2 Một số côn trùng và sâu hại chính trên cây cải bẹ xanh ...........................................8
2.2.1 Sâu tơ (Plutella xylostella L)..................................................................................8
2.2.2 Sâu Khoang (Spodoptera Fab.) ..............................................................................9
2.2.3 Rầy mềm (Brevicoryne brassicae).......................................................................10
2.2.4 Bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fab.) ....................................................................11
2.2.5 Dòi đục lá (Liriomyza sp.)....................................................................................12
2.2.6 Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.).........................................................13
v


2.2.7 Sâu đục nõn (Hellula Undalis F.).........................................................................13
2.2.8 Sâu đàn hại cải (Crocidolomia binotalis Zellen) .................................................14
2.3 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm. .................................................14
2.3.1 Das 0,01................................................................................................................14
2.3.2 Motox 5EC ...........................................................................................................14
2.4. Vấn đề về rau an toàn .............................................................................................15
2.4.1 Khái niệm về rau an toàn......................................................................................15
2.4.2 Biện pháp khắc phục rau bị ô nhiễm. ...................................................................15
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................17

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm............................................................................17
3.2 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu của thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước .....17
3.2.1 Điều kiện thời tiết.................................................................................................17
3.2.2 Điều kiện đất đai...................................................................................................17
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................18
3.4 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................18
3.4.1 Điều tra hiện trạng sản xuất cải xanh tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước . ....18
3.4.2 Điều tra thành phần sâu hại phổ biến trên cải xanh ở thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước. ............................................................................................................................18
3.4.3 Điều tra biến động của một số sâu hại chính trên cây cải bẹ xanh tại Thị xã Đồng
Xoài tỉnh Bình Phước....................................................................................................19
3.5 Hiệu quả phòng trị đàn (Crocidolomia binotalis Zellen) trên cải bẹ xanh .............19
3.6 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất cải bẹ xanh ....................21
3.7 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................................21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................22
4.1 Hiện trạng canh tác cải xanh tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước ......................22
4.2 Biến động mật số một số sâu hại chính trên cải xanh tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước 2009....................................................................................................................27
4.4 Hiệu lực của các loại thuốc đối với sâu đàn (Crocidolomia binotalis Zellen) trên
cải bẹ xanh tháng 2 - 2009 tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước................................29
4.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất cải bẹ xanh ....................32
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................34
vi


5.1 Kết luận: ..................................................................................................................34
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................36
PHỤ LỤC ......................................................................................................................42


vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
P: Đạm
N: Lân
K: Kali
NT: Nghiệm thức.
LLL: Lần lặp lại.
NSP: Ngày sau phun.
NSG: Ngày sau gieo
IPM: Intergrated Pest Management
BVTV: Bảo vệ thực vật.
ĐHNL: Đại học Nông Lâm

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Thành phần dinh dưỡng của cải bẹ xanh trong 100 gram phần ăn được. ........4
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở khu vực miền nam................................5
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân rau trên đầu người của Việt
Nam giai đoạn 1998 - 2005 .............................................................................................6
Bảng 3.1 Đặc điểm thời tiết của các tháng trong thí nghiệm. .......................................17
Bảng 4.1: Kỹ thuật canh tác cải bẹ xanh của nông dân tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước. ............................................................................................................................22
Bảng 4.2 Các loài sâu hại xuất hiện trên ruộng cải bẹ xanh tại thị xã Đồng Xoài tỉnh
Bình Phước 2009. ..........................................................................................................23
Bảng 4.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải bẹ xanh bằng thuốc BVTV của nông

dân tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước. ...................................................................25
Bảng 4.4 Các loại thuốc trừ sâu mà nông dân thường sử dụng trên cải xanh tại thị xã
Đồng Xoài tỉnh Bình Phước 2009. ................................................................................26
Bảng 4.5 Mật số trung bình bọ nhảy trên cải xanh tại Thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước 2009. ...................................................................................................................27
Bảng 4.6 Mật số trung bình sâu tơ trên cải xanh tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước
2009. ..............................................................................................................................27
Bảng 4.7 Mật số sâu đàn (Crocidolomia binotalis Zellen) trung bình trên cây cải ......28
xanh tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước từ tháng 2 – 4 năm 2009. .........................28
Bảng 4.8 Biến động mật số sâu đàn (con/m2) hại cải xanh trên các nghiệm thức thí
nghiệm. ..........................................................................................................................30
Bảng 4.9 Hiệu lực (%) của thuốc đối với sâu đàn (Crocidolomia binotalis Zellen) trên
thí nghiệm cải xanh tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình phước...........................................31
Bảng 4.10 Năng suất cải bẹ xanh trên các nghiệm thức thí nghiệm…………………..30

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................20
Hình 4.1.Bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fab.) trên cải bẹ xanh....................................24
Hình 2: Cây cải xanh bị sâu đàn cắn phá.......................................................................37
Hình 3: Cây cải bị sâu đàn cắn pha ...............................................................................37
Hình 4.Sâu đàn tuổi 1(Crocidolomia binotalis zellen) trên cải bẹ xanh .......................38
Hình 5: Sâu đàn tuổi 2 (Crocidolomia binotalis zellen) trên cải bẹ xanh....................38
Hình 6: Toàn cảnh khu thí nghiệm. ...............................................................................39

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Rau là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa
ăn hằng ngày của con người, là loại thực phẩm không thể thay thế được. Rau giúp tăng
cường trí nhớ, chống lão hóa, cung cấp chất sơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác
cho cơ thể.
Hiện nay việc sản xuất rau tại tỉnh Bình phước đã được chú trọng phát triển để
phục vụ cho nhu cầu rau ngày một lớn của người dân, tuy nhiên vấn đề quản lý sâu hại
còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi áp lực của việc cung cấp đủ số lượng đã khiến người
nông dân canh tác một cách liên tục một loại rau trên cùng một chân đất đã tạo điều
kiện cho sâu hại sinh sôi, phát triển. Trong đó có sâu đàn (Crocidolomia binotalis
Zellen) là một đối tượng mới xuất hiện vài năm gần đây và gây hại rất lớn cho cây rau
họ thập tự mà cụ thể là cây cải bẹ xanh (Brassica juncea L.)
Hiện nay để kiểm soát sâu hại trên cây cải, người nông dân tại thị xã Đồng Xoài
đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng
cách đã dẫn đến sự kháng thuốc của loài sâu này. Trước tình hình đó người nông dân
đã tự tăng liều lượng sử dụng hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc. Phương pháp
này càng làm cho sâu tăng tính kháng thuốc nhanh hơn, đồng thời làm cho sản phẩm
nhiễm bẩn thuốc bảo vệ thực vật gây ra hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm môi
trường và mất cân bằng sinh thái, một số thiên địch biến mất làm cho dịch hại liên tiếp
xảy ra vì vậy đề tài
″Điều tra thành phần sâu hại và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu đàn hại cải bẹ
xanh của một số thuốc″ được thực hiện nhằm nắm bắt được thành phần, thời điểm phát
sinh, gây hại tập trung của sâu hại và tìm ra giải pháp hữu hiệu phòng trừ sâu hại trên
cải bẹ xanh cao và an toàn cho người sử dụng cũng như môi trường.

1



1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây cải xanh và đánh giá hiệu lực phòng
trừ sâu đàn (Crocidolomia binotalis Zellen) hại cải bẹ xanh của một số thuốc tại thị xã
Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác cây cải bẹ xanh của nông dân tại thị xã Đồng Xoài
tỉnh Bình Phước.
-Xác định thành phần, diễn biến và biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải bẹ xanh
tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
- Xác định hiệu lực phòng trừ sâu đàn hại cải của một số thuốc trừ sâu.
- Xác định ảnh hưởng của các loại thuốc đến năng suất cải bẹ xanh trên các
nghiệm thức thí nghiệm.
1.3. Giới hạn đề tài
Việc điều tra hiện trạng canh tác cũng chỉ tiến hành trên một số nông hộ ở 3
phường có diện tích trồng rau ăn lá khá phổ biến trong địa bàn thị xã Đồng Xoài.
Chưa đánh giá được tác động của các loại thuốc với sâu qua các thời vụ, các
vùng đất khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cải xanh
Cải xanh có tên khoa học là: Brassica juncea
Thuộc họ thập tự: Crucifereae
Tên tiếng Anh là: Leaf mustard
2.1.1 Phạm vi phân bố

Cải bẹ xanh là loại rau ăn lá thích nghi với nhiều vùng khí hậu, trồng nhiều nơi
trên thế giới nhưng tập trung ở các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhiều tác giả
cho rằng trung tâm đa dạng của cải bẹ xanh là Trung Á, hiện nay vẫn chưa xác định
được chắc chắn nguồn gốc.
2.1.2 Đặc tính, giá trị dinh dưỡng của cải bẹ xanh
2.1.2.1 Đặc tính
Theo Võ Văn Chi (1998) cải bẹ xanh được sử dụng chủ yếu để ăn sống, nấu
canh với tép, cá lóc, tôm, thịt nạc. Cải bẹ xanh là loại rau lợi tiểu.
Hạt cải bệ xanh hình cầu màu nâu đen (gọi là giới tử) dùng làm thuốc và ép dầu
(tỉ lệ 20%) chế mù tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Cải bẹ xanh cũng có khả
năng phòng chống ung thư dạ dày và ruột già, theo đông y, hạt cải bẹ xanh có vị cay,
tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại,
mụn.
2.1.2.2 Đặc điểm thực vật
Rễ: Rễ chùm, phát triển nông tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, rễ phụ phát triển
mạnh và rộng.
Thân: Là cây thân thảo, thân chính kém phát triển, trên thân được đính bởi
nhiều lá.
3


Lá: Phiến lá lớn, bản lá mỏng nên chịu hạn kém dễ bị sâu, bệnh gây hại. Bộ lá
có màu xanh đậm hoặc vàng mỡ, cuống lá hơi tròn.
Hoa: Là cây họ hoa thập tự, trên cây có nhiều nhánh hoa, trên nhánh có nhiều
hoa, hoa màu vàng.
Quả: Màu vàng, quả thuộc loại quả đa giác có hai mảnh.
Vỏ: Có hai mảnh vỏ, có nhiều hạt, hạt tròn có kích thước trung bình. Hạt nhỏ,
trọng lượng 100 gram là 45.000 hạt.
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1.Thành phần dinh dưỡng của cải bẹ xanh trong 100 gram phần ăn

được.
Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

H20

91,8g

Na

24mg

Protein

2,4g

K

297mg

Chất béo

0,4g

B- Carotene


1825μg

Cacbuahydrat

4,3g

Thiamine

0,06mg

Chất sơ

1,0g

Riboflavin

0,14mg

Ca

160mg

Niacin

0,8mg

P

48mg


Ascorbic

73mg

Fe

2,7mg

Tro

1,1g

2.1.4 Các yếu tố tác động đến việc canh tác cây cải bẹ xanh
a. Nhiệt độ
Cây cải xanh chịu được nhiệt độ cao có thể trồng được quanh năm.
b. Ẩm độ
Ẩm độ đất 85%
Ẩm độ không khí 85 - 90%
c. Ánh sáng
Thích hợp với ngày có thời gian chiếu sáng ngắn.
d. Đất và dinh dưỡng

4


Là loại cây ngắn ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Chịu được nhiệt
độ cao và mưa, phát triển rất tốt ở điều kiện nhiệt độ thấp nên thời vụ tốt nhất là vụ
đông xuân. Chu kỳ sinh trưởng ngắn từ 35 - 45 ngày.
2.1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

a. Trong nước
Nghề trồng rau của nước ta ra đời từ rất sớm (Lịch sử nông nghiệp Việt Nam,
NXB Nông nghiệp, 1994) trước cả nghề trồng lúa nước và nước ta cũng là trung tâm
khởi nguyên của nhiều loại cây trồng.
Hằng năm cả nước ta gieo trồng khoảng 260 - 270 nghìn ha rau các loại với
tổng sản lượng 3.225 - 3.250 nghìn tấn.
Theo Trần Khắc Thi, 1994 cho thấy sản lượng cả nước là 4,5 triệu tấn/năm.
Theo điều tra của Nguyễn Trí Khiêm thì tổng số rau tiêu thụ bình quân mỗi
người dân trên năm như sau: Đồng Bằng Sông Hồng 82,2 kg. Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh 79,4 kg. Đông Nam Bộ 64,7 kg. Đồng Bằng Sông Cửu Long 60,5 kg. Trong đó
diện tích, năng suất, sản lượng rau ở khu vực miền Nam.
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở khu vực miền Nam
Các vùng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

169900

13,61


2321600

Duyên Hải Nam Trung Bộ

27800

10,99

305400

Tây Nguyên

8700

11,26

98000

56200

15,07

847200

77200

13,76

1062000


Các Tỉnh Phía Nam

Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long

5


Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân rau trên đầu người của
Việt Nam giai đoạn 1998 - 2005
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Bình quân đầu người

(ha)

(tấn/ha)

(tạ/ha)

(kg)

1998


397

144,8

5748

75,6

1999

441,3

130,4

5756

73,7

2000

445

135

6007

75

2001


450

138

6210

76,7

2005*

500

165

8250

97

* Số liệu theo dự kiến của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
b. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Rau được trồng rộng khắp ở các nước trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ
và Ý là các những nước xuất khẩu rau lớn nhất.
* Sản lượng, diện tích, năng suất ở một số nước Châu Á.
- Về sản lượng: Trong thập kỷ 80 và những năm đầu 90, sản xuất rau hằng năm tăng
3,4%, từ 144 - 218 triệu tấn.
- Về diện tích: Hằng năm tăng 2,1%, từ 12 - 16,3 triệu ha/năm (năm 1980 - 1993).
- Về năng suất: Hằng năm tăng 4% từ 5,6 - 9,3 tấn/năm (1980 - 1993).
2.1.6 Kỹ thuật canh tác
a. Giống
Có hai giống cải bẹ xanh phổ biến:

- Cải xanh ta thời gian gieo đến thu hoạch 40 – 45 ngày lá xanh vàng mỏng,
cọng nhỏ, bẹ trắng dẹp, năng suất cao và ăn ngon.
- Cải bẹ xanh mỡ có bẹ dẹp màu xanh vừa, chiều cao trunh bình từ 35 - 45 cm,
và giống cải bẹ xanh có bẹ hơi tròn, màu xanh vừa, chiều cao trung bình từ 40 – 50
cm. Giống cải bẹ xanh mỡ được thị trường ưa chuộng nên được trồng phổ biến hiện
nay.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Aliette 800WG hoặc Benlat – C
0,3% (5g cho 100g hạt giống).
- Lần 1: Phân urea hòa nước tưới khi cây hồi xanh, khoảng 7 - 8 ngày.
6


- Lần 2 và 3: Cách nhau 5 - 6 ngày, 5 – 6 kg/lần (30 – 40 g/lít nước), cũng có
thể dùng phân bón lá khoảng 2 - 3 lần nhưng giảm bớt lượng Urea. Thúc lần 2 kết hợp
hỗn hợp 50 - 60kg bánh dầu với 2,5 kg kali.
- Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù
hợp.
g. Phòng trừ sâu bệnh
* Một số sâu bệnh chính trên cây cải xanh như: Bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ,
sâu xanh da láng, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn vi khuẩn.
* Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu hại có hiệu quả cao
như: Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nylon, luân canh cây trồng khác họ cải.
* Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cây có khả năng chống chịu tốt
hơn.
* Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc bảo vệ thực vật như
sau:
- Đối với bọ nhảy: Dùng các chế phẩm Ma có hiệu quả cao, có thể dùng các loại
thuốc: Polytrin 440 EC, Hopsan 75ND…
- Đối với sâu xanh da láng: Dùng các loại thuốc gốc lân hữu cơ Carbamate.
- Đối với sâu khoang: Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa 20EC,

Polytrin 440 EC. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NP, Vi-BT, hoặc thảo mộc như
Rotenone hoặc Neem.
- Đối với sâu tơ: Dùng các chế phẩm có nguồn gốc từ BT như Dippel 3,2WP,
Aztron 700DBMU, Biocin 16WP…hoặc dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc
Pyrethroid…lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc…
- Đối với ruồi đục lá: Có thể dùng các loại thuốc như Ofunack 40EC, Scout
1,4SC…
- Đối với bệnh:
+ Bệnh chết cây con, thối bẹ có thể dùng Monceren 25WP, Ridomil – MZ
72WP.
+ Bệnh thối nhũn dùng các loại thuốc như Kasuran 47WP, Kasumin 2L…
Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm theo nguyên tắc “4
đúng’’ và bảo đảm thời gian cách ly.
7


h.Thu hoạch :
Thời điểm thu hoạch khi cây đủ tuổi, bảo đảm thời gian cách ly của thuốc bảo
vệ thực vật. (Theo quy trình trồng rau an toàn, chi cục BVTV, TpHồ Chí Minh – 2002)
2.2 Một số côn trùng và sâu hại chính trên cây cải bẹ xanh
2.2.1 Sâu tơ (Plutella xylostella L.)
- Theo Nguyễn Thị Chắt, 1998, sâu tơ hại cải xuất hiện ở nhiều nước trên thế
giới như: Liên Xô, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Châu Á, Miền Đông
và Trung châu Âu, Bắc và Nam Châu Mỹ, Úc v.v…kể cả một số nước phía bắc Châu
Âu. Ký chủ chính của sâu tơ hại cải bắp là cây rau họ Crucifereae bao gồm 39 loại rau
họ thập tự. Ngoài ra nó có thể tấn công cây họ cà như: Cà chua, khoai tây.
- Sâu tơ phá hại chủ yếu ở giai đoạn sâu non. Sâu non tuổi 1, tuổi 2 gặm nhu mô
lá hay phần mềm của lá non, lá bánh tẻ, chừa lại lớp biểu bì trên mặt lá, tạo thành
những đốm trong mờ. Sang tuổi 3 sâu gặm lủng lá tạo thành những lỗ thủng. Khi mật
số sâu cao, rau cải bị hại rất nghiêm trọng.

- Thành trùng là một loại ngài nhỏ màu xám nâu, trên cánh trước có nhiều đốm
nhỏ màu nâu, mép dưới cánh trước, kéo dài từ gốc cánh đến mép ngoài cánh có một
vệt trắng hình gợn sóng. Khi đậu hai cánh xếp trên lưng hình mái nhà tạo 3 hình thoi
trắng trên lưng. Cánh sau màu nhạt hơn, mép cánh có lông dài. Cơ thể ngài dài 6 -7
mm, sải cánh dài từ 13 -16 mm.
- Trứng màu vàng sáng hình bầu dục. Trứng được đẻ thành nhóm 3 - 5 trứng ở
mặt trên hoặc mặt dưới lá.
- Ấu trùng màu xanh nhạt, đẩy sức có thể dài 12 - 15cm, thân chia đốt rất rõ
ràng, mỗi đốt có nhiều lông nhỏ. Gần chân bụng có một u lớn, trên đó có 3 lông nhỏ.
Trên lưng ngực có mãnh cánh trên đó có chấm nhỏ xếp hình chữ “u”.
Nhộng nằm trong một cái kén mỏng, dài từ 5 - 7mm, mới làm nhộng có màu
xanh nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng .
- Thành trùng sau khi vũ hóa từ 1 - 2 ngày mới bắt cặp đẻ trứng chúng có thể
sống 15 - 20 ngày. Giai đoạn đẻ trứng từ 2 - 3 ngày. Một ngài cái có thể đẻ được từ 50
- 150 - 320 trứng. Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 3 - 8 ngày. Ấu trùng thường có 4 tuổi
kéo dài từ 7 - 14 ngày. Nhộng phát triển từ 4 - 7 ngày .

8


- Thành trùng hoạt động vào chiều tối, ban ngày ẩn nấp dưới lá, khi bị động bay
lên từng đoạn ngắn. Sau khi vũ hóa 1 - 2 ngày sẽ đẻ trứng. Trứng đẻ rải rác hoặc từng
nhóm trên thân, trên mặt lá. Sâu non nở ra ăn biểu bì, phần mềm ở mặt dưới lá đặc biệt
là lá bánh tẻ. Sâu tuổi 1 - 2 chủ yếu là ăn phần mềm của lá, chừa lại màng mỏng. Sang
tuổi 3 sâu ăn lủng lá. Khi mật số sâu cao, rau cải bị hại rất nghiêm trọng, lá cải bị
thũng lỗ dày đặc chất lượng kém không sử dụng được. Đẩy sức sâu tơ nhả kén làm
nhộng ngay trên lá cải. Sâu tơ có nhiều ký sinh gần 90 loài, trong đó nguy hiểm nhất là
Trichogamma sp., Apanteles sp., bệnh nấm, vi khuẩn, động vật ăn thịt vv…
- Vòng đời sâu non có 4 tuổi, tuy nhiên cũng có tài liệu cho thấy có 5 tuổi
(Abraham và padmana-bhan 1968).

- Sâu tơ là đối tượng phát triển nhanh, tính kháng đối với thuốc trừ sâu, thuốc
hóa học, thậm chí với chế phẩm sinh học Bt khi lạm dụng trong sử dụng. Trong năm
sâu tơ phát triển tới 17 đỉnh cao mật độ, nhưng trên đồng ruộng các lứa gối nhau rất
phức tạp.
- Điều kiện thích hợp cho sâu tơ phát triển và gây hại vào tháng 2 - 4 khi nhiệt
độ không khí từ 20 - 30 oC, ẩm độ không khí từ 75 - 80% và không có mưa lớn (theo
ATLAT côn trùng hại cây nông nghiệp Việt Nam).
- Biện pháp phòng trừ sâu tơ hại cải bằng phương pháp IPM.
- Áp dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nylon. Nên
trồng xen rau họ thập tự với các loại rau màu không bị sâu tơ phá hại như: Hành hay
các cây trồng khác không phải họ cải.
- Dùng các chế phẩm BT từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis có hiệu lực trừ sâu
tơ rất cao và đã được sử dụng có hiệu quả tại các nơi sâu tơ đã chống nhiều thuốc trừ
sâu hóa học.
- Có thể phun các loại thuốc hóa học ở liều khuyến cáo như Padan 4G, Regent
800WG, Sherpa 25EC, Oncol 20EC. (Theo giáo trình côn trùng chuyên khoa. NXB
Nông nghiệp Hà Nội – 2004). Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc vì đây là loài sâu
có khả năng quen thuốc và kháng thuốc rất cao.
2.2.2 Sâu Khoang (Spodoptera Fab.)
- Tên khoa học: Spodoptera litura Fabr.
- Họ ngài đêm: (Noctuidae)
9


- Bộ cánh vảy: (Lepidoptera)
- Theo Nguyễn Thị Chắt, 1998, sâu khoang là loài đa thực, phá hại nhiều loài
cây trồng khác nhau, theo ghi nhận sâu khoang gây hại đến 200 loại cây trồng khác
nhau như: Đậu nành, bông vải, cải, cà chua, bầu bí, hành và các loại cây lương thực
như: Bắp, khoai lang …Thành trùng là các loại ngài đêm có chiều dài thân 15 - 20
mm, sải cánh 32 - 42mm, cánh trước màu nâu đen, trên cánh có nhiều vân phức tạp.

Gần giữa mép cánh trước có vân trắng chạy xiên đến gần giữa cánh, khi đậu vân trắng
này thu lại giống hình chữ ‘V’ Sâu non mới nở màu xanh nhạt, đầu màu đen di chuyển
như sâu đo. Sang tuổi 2 màu sắc sâu non thay đổi có màu nâu hay xanh đậm, trên lưng
có 3 sọc chạy từ đốt bụng đầu tiên đến đốt bụng cuối cùng. Giai đoạn ủ trứng từ 4 - 6
ngày. Sâu non trải qua 6 tuổi kéo dài từ 12 - 27 ngày. Nhộng phát triển từ 8 - 10 ngày.
- Phòng trừ bằng vệ sinh đồng ruộng, phơi ải kỹ trước khi trồng rau. Trong quá
trình sinh trưởng phát triển của rau cần xới xáo, làm cỏ kết hợp tiêu diệt sâu, nhộng.
- Khi cần thiết thì phun thuốc theo liều khuyến cáo, những loại thuốc có thể sử
dụng là: Padan 95SP, Trebon 20WP, Regent 800WG, Sherpa 10EC, Lebbaycid
500EC, Sevin 85S, Confidor 100SL.
2.2.3 Rầy mềm (Brevicoryne brassicae)
- Tên khoa học: Brevicoryne brasscae (Glover)
- Họ: Aphididae
- Bộ: Homoptera.
- Theo Nguyễn Thị Chắt, 1998, rầy mềm xuất hiện nhiều nước trên thế giới
như, các nước Đông Nam châu Á, các nước vùng Trung Á, thuộc vùng Châu Phi,
Châu Úc, các vùng cận nhiệt đới như Liên Xô. Ký chủ chính của rầy mềm cải là các
loại rau cải họ thập tự - Crucifereae và ký chủ phụ là những cây lấy dầu họ đậu. Rầy
mềm hại cải có thể gây hại trên 51 loài cây trồng.
- Rầy mềm thường sống tập trung ở mặt dưới lá nhất là lá non, chích hút nhựa,
dinh dưỡng. Làm cho phiến lá biến dạng sần sùi, đọt non không phát triển được, diện
tích lá giảm. Đặc biệt rầy mềm còn tiết ra đường thu hút nấm hoại sinh đến phát triển,
nấm này phủ đen mặt lá, mép lá bị cuốn vào làm giảm khả năng quang hợp. Lá đọt
dòn, dễ gẫy, cây chậm phát triển ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau.

10


- Rầy mềm trên cải có hai loại hình có cánh và không cánh. Con cái có cánh, cơ
thể cân đối dài 1,5 - 2,2mm, đầu ngực màu nâu hay nâu đen, bụng màu xanh vàng, râu

đầu dài hơn con cái không cánh. Ống ngắn hơi to ở giữa, cơ thể phủ lớp sáp trắng mờ.
- Con cái không cánh kích thước hơi lớn hơn con cái có cánh (khoảng 1,9 2,3mm) toàn thân màu xanh vàng, ống bụng màu nâu, râu đầu 6 đốt, cơ thể phủ một
lớp sáp trắng.
- Con đực có cánh nhưng kích thước nhỏ hơn nhất là bụng. Đầu, ngực đen
bóng, bụng và phía bụng của ngực màu nâu nhạt.
- Rầy mềm cải phần lớn sinh sản vô tính đẻ ra con. Ở vùng cận nhiệt đới rầy
mềm cải có thể sinh sản hữu tính. Con cái đẻ trứng thường không có cánh và nhỏ hơn
con cái không cánh, sinh sản vô tính. Cơ thể con cái đẻ trứng hình oval có phủ lớp sáp
trắng. Trứng rầy mềm cải có hình oval dài, nhỏ khoảng 0,5mm, mới đẻ màu kem sáng,
sau đó trở thành màu đen bóng. Một rầy cái thụ tinh có thể đẻ 2 - 4 trứng để qua đông.
Rầy đen màu xanh nhạt thường chưa có ống bụng.
- Biện pháp phòng trừ như: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ. Có thể sử
dụng các loại thuốc như: Fenbis 20EC, Pyrinex 25EC,…
2.2.4 Bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fab.)
- Tên khoa học: Phyllotreta striolata Fab.
- Họ ánh kim (Chrysomelidae)
- Bộ cánh cứng (Coleoptera)
- Là loài phổ biến trên thế giới từ Châu Âu, Châu Á, vùng Trung Đông, Ả Rập.
Ký chủ chính là rau họ thập tự - Cruciferae, ký chủ phụ bông vải và ngũ cốc.
- Theo Nguyễn Thị Chắt, 1998. Bọ nhảy phá hại rau ở giai đoạn thành trùng và
sâu non. Sau khi vũ hóa bọ nhảy có thời gian ăn thêm rất dài. Trong thời gian này
thành trùng ăn khuyết lá tạo thành những lỗ li ti trên lá. Sâu non bọ nhảy ăn phá rễ
chính tạo ra những đường đục ngoằn ngoèo trên rễ, trên thân làm cho cây bị héo, chết.
v.v…
- Thành trùng là loại bọ nhảy dài 2 – 3mm, hình bầu dục giống như hình chữ
nhật có ánh kim. Trên cánh cứng có nhiều chấm đen xếp thành 8 hàng dọc. Giữa cánh
có vân cong hình củ lạc màu vàng nhạt chạy dọc cánh. Râu đầu hình sợi chỉ, 11 đốt.
Đốt đùi chân sau rất phát triển.
11



- Trứng được đẻ dưới đất, trên rễ cây dài 1mm hình oval dài màu vàng nhạt.
Sâu non dạng giun ít chân chỉ có 3 đôi chân ngực. Đẩy sức sâu non có thể dài 40mm.
- Nhộng trần, hình bầu dục, dài 2mm màu vàng nhạt bóng, làm nhộng dưới đất.
- Ấu trùng 3 tuổi kéo dài từ 16 - 30 ngày. Giai đoạn nhộng từ 3-15 ngày. Giai
đoạn ủ trứng từ 3 - 11 ngày.
- Bọ nhảy trưởng thành phá hại vào sáng sớm hoặc chiều mát, buổi trưa, núp ở
mặt dưới lá, trời mưa ít hoạt động. Hằng năm ở miền nam bọ nhảy phá hại mạnh vào
tháng 3 - tháng 5 - tháng 7 và tháng 9. Nhiệt độ thích hợp cho bọ nhảy phát triển từ 26
- 28oC và ẩm độ 80%, khi ẩm độ thấp hơn 80% thì ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót của
sâu và số lượng trứng đẻ, nếu mưa nhiều bọ nhảy cũng đẻ ít và tỉ lệ trứng ung cũng sẽ
cao.
- Chọn nơi thoáng mát làm vườn ươm, làm sạch cỏ, phát quang cây dại ven
ruộng thu dọn tàn dư rau họ thập tự trên ruộng trước khi trồng rau mới.
- Luân canh rau thuộc họ thập tự với các loại rau đậu và các loại cây không phải
là ký chủ ưa thích của bọ nhảy .
- Sử dụng các loại thuốc hóa học khi mật số bọ nhảy cao theo liều lượng
khuyến cáo như: Supracid 40EC, Confidor 100SL (Theo giáo trình côn trùng chuyên
khoa NXB Nông Nghiệp - 2004).
2.2.5 Dòi đục lá (Liriomyza sp.)
- Tên khoa học: Lirioimyza sp.
- Họ: Agromyzidae
- Bộ: Diptera
- Dòi đục phá mô lá, ban đầu tạo những vết hoặc những đoạn ngắn nhỏ, màu
trắng hơi xanh, sau dần dần tạo những vết hình tròn lớn nhanh chóng, biểu bì lá bị
phồng rộp lên màu trắng, các màng rộp này tạo thành màu nâu rách nát. Đối với những
lá bị hại thì mặt lá phát triển không đều .
- Trưởng thành cơ thể dài 2,1 - 2,6 mm. Nhộng hình bầu dục hơi cong về phía
lưng, có màu vàng nâu, ruồi hoạt động vào những ngày nắng ấm, chiều tối. Ruồi ăn
dịch lá bằng cách dùng ngòi cuối bụng chích vào mô lá cho nhựa chảy ra. Sau khi nở

dòi đục phá ngay vào nhu mô lá.

12


- Dòi đục lá có tính kháng thuốc được xác định đầu tiên ở Porlida. Khi thu
hoạch để diệt nhộng bằng cách xông hơi đất hay ngừng canh tác trước khi xuống giống
lại 20 ngày. Đối với việc phun thuốc thì 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày (Saito, 1993).
2.2.6 Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.)
- Tên khoa học: Spodoptera exigua Hb.
- Họ: Notuidae
- Bộ: Lepidopter
- Theo Nguyễn Thị Chắt, 1998, đây là loại sâu đa thực, phá hại trên 120 loài
cây trồng khác nhau. Thành trùng là loại ngài đêm, màu nâu xám, dài 15 - 28mm, sải
cánh dài 25 - 32mm, cánh trước có màu nâu đất, có hai vết ở giữa cánh là vệt tròn có
màu nâu đậm, phía ngoài là một vạch hình hạt đậu, cánh sau màu trắng có ánh tím.
Trứng hình bán cầu, có 40-50 gân nổi kéo dài từ đỉnh trứng xuống. Sâu non có màu
sắc thay đổi, cơ thể nhẵn bóng, ít lông tơ, có 5 sọc trên lưng. Dưới vạch bụng ở mỗi
đốt có một chấm trắng rất gần với lổ thở.
Nhộng màu vàng nâu, trước đường sọc bụng ở mỗi đốt đều có 2 gai nhỏ, phía
trên lưng có 2 gai nhỏ khác.
Sau khi vũ hóa thành trùng có thời gian ăn thêm đẻ trứng sau 2 - 3 ngày. Ổ
trứng không có lông bao phủ.
Ấu trùng mới nở sống tập trung, ăn những phần mềm của lá, chỉ chừa lớp biểu
bì trên. Sang tuổi 2, tuổi 3 bắt đầu ăn mạnh tạo lỗ thủng lớn hơn, tuổi 4 ăn trái non cắn
rụng bông. Sâu xanh da láng hoạt động mạnh hơn sâu khoang chúng có thể ăn thịt
lẫn nhau trong điều kiện không đủ thức ăn. Khi đẩy sức sâu non có thể dài 30mm, khi
đó chui vào tàn dư hoặc lá khô để hóa nhộng.
- Biện pháp phòng trừ.
+ Trồng sớm nhanh gọn không kéo dài.

+ Cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng phơi ải sau khi thu hoạch vụ trước kết hợp
tiêu diệt nguồn nhộng và sâu tuổi lớn .
+ Khi cần thiết thì phun các loại thuốc theo liều khuyến cáo. Một số loại thuốc
có hiệu quả cao được khuyến cáo sử dụng như: Sherpa 25EC, Confidor 100SL, Regent
800WG. (Theo Giáo trình côn trùng chuyên khoa NXB Nông nghiệp Hà Nội - 2004).
2.2.7 Sâu đục nõn (Hellula Undalis F.)
13


- Tên khoa học: Hellula undailis F.
- Họ: Pyralidae
- Bộ: Lepidoptera
- Sâu non tập trung ăn đọt non của rau cải, chúng có thể gây hại cho rau cải ở
bất cứ giai đoạn phát triển nào, loại sâu này thường bị coi là sâu hại nghiêm trọng đối
với các cây họ cải trồng ở vùng đất thấp, nhưng lại ít nghiêm trọng hơn ở các vùng đất
cao.
- Trứng được đẻ đơn lẻ hoặc thành hàng trên cây cải. Có thể nhận biết sâu non
(dài tối đa là 14mm), qua các sọc sẫm màu chạy dọc lưng và 2 bên thân sâu. Sâu non
đục các gân chính của lá cải dưới sự bảo vệ của các màng kén. Quá trình hóa nhộng
diễn ra bên trong một tổ kén được làm bằng đất ngay bên dưới mặt đất. Toàn bộ thời
gian phát triển từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành là từ 23 - 25 ngày (B.M.
Shepard, G.R.Carner, A.T.Barrion, P.A.C.Ooi và H. van den Berg).
2.2.8 Sâu đàn hại cải (Crocidolomia binotalis Zellen)
-Tên khoa học: Crocidolomia binotalis Zellen
-Họ: Ngài sáng Pyralidae
-Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
- Sâu xuất hiện tập trung nên gọi là sâu đàn, sâu non ăn lá, ăn từ bìa lá vào chỉ
còn chừa lại gân lá và thân chính, khi ruộng rau hết thức ăn sâu di chuyển qua ruộng
rau mới. Sâu cũng cắn đứt ngang bông, khi mật độ sâu cao làm giảm năng suất rau rất
lớn.

2.3 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm.
2.3.1 Das 0,01
Đây là loại thuốc trừ sâu mới, thuốc chưa có mặt trên thị trường, có dạng thành
phẩm là chất lỏng có màu trắng sữa.
Đang trong giai đoạn thử nghiệm.
2.3.2 Motox 5EC
* Hoạt chất: Alpha-cypermethrin 2,5.
* Nhóm hóa học: Cúc tổng hợp
* Tính chất:
- Thuốc ở dạng nhũ dầu
14


×