Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC CỦA HẠT, NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

WX

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC CỦA HẠT, NĂNG SUẤT
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRÊN VÙNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU THUỘC HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2005 – 2009
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN MINH TÂN

Tháng 8/2009


KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC CỦA HẠT, NĂNG SUẤT
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG TRÊN VÙNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU THUỘC HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH TÂY NINH

Tác giả
NGUYỄN MINH TÂN

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học


Giảng viên hướng dẫn
PSG.TS Lê Quang Hưng

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009


LỜI CẢM ƠN
Con xin chân thành biết ơn sâu sắc công ơn của ba mẹ đã sinh con ra, nuôi
nấng và dạy dỗ con nên người. Xin gửi lời cảm ơn đến anh chị em, người thân trong
gia đình đã giúp đỡ trong cuộc sống và đặc biệt trong giai đoạn thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Quang Hưng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Cô và Dượng 5 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình
giúp đỡ cháu thực hiện tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè cùng học tập và phấn đấu trong suốt quá
trình học tập tại trường.

NGUYỄN MINH TÂN

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát cường lực của hạt, năng suất một số giống đậu phộng
trên vùng đất xám bạc màu thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh” được tiến
hành tại phòng thí nghiệm hạt giống khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm

Thành Phố Hồ Chí Minh và xã Hảo Đước huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh từ
09/02/2009 đến 15/06/2009.
Có 5 giống được sử dụng trong thí nghiệm là VD1, VD2, VD99-3, L9801-10 và
Lì (đối chứng). Bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, 3 lần lặp
lại, 5 nghiệm thức tương ứng 5 giống. Thí nghiệm được tiến hành qua 2 giai đoạn
trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng.
Kết quả thu được như sau:
• Giống VD2 có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm cao nhất đạt 100 % và
thời gian nảy mầm trung bình thấp nhất là 1,83 ngày.
• Giống VD2 có biến lượng nảy mầm thấp nhất đạt 0,06 ngày2, tốc độ nảy mầm
trung bình cao nhất đạt 0,55 ngày.
• Qua trắc nghiệm cường lực trong phòng thí nghiệm cho thấy giống VD2 có
cường lực mạnh nhất trong các giống đậu phộng thí nghiệm.
• Giống có năng suất đậu hạt cao nhất là giống VD2 đạt 1980 kg/ha (vượt đối
chứng 1,3 %), tiếp theo là giống Lì (đối chứng) đạt 1955 kg/ha.
• Hai giống VD2 và Lì đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với mức lợi nhuận 13,87
triệu đồng/ha và 13,24 triệu đồng/ha.
• Về mặt thống kê thì năng suất hạt quy đổi ở ẩm độ 9 % có sự tương quan
thuận rất chặt với tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng, hệ số tương quan r = 0,703.
Kết quả toàn bộ quá trình thí nghiệm cho thấy 2 giống VD2 và Lì có nhiều ưu
điểm thích hợp với điều kiện đất đai của địa phương và có năng suất, hiệu quả kinh tế
cao trong các giống đậu phộng thí nghiệm. Do đó, hai giống này cần được khuyến cáo
nông dân phát triển sản xuất tại địa phương.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i

Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt ..............................................................................................vi
Danh mục các bảng và biểu đồ......................................................................................vii
Danh mục các hình .........................................................................................................ix
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu, yêu cầu và giới hạn của đề tài ...............................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Sơ lược về cây đậu phộng .........................................................................................3
2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam................................................................4
2.3 Cường lực của hạt......................................................................................................6
2.3.1 Cường lực của hạt và thử nghiệm nảy mầm...........................................................6
2.3.2 Định nghĩa cường lực .............................................................................................6
2.3.3 Phương pháp xác định cường lực ...........................................................................6
2.4 Nghiên cứu về cây đậu phộng những năm gần đây...................................................7
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................................9
3.1 Thời gian tiến hành....................................................................................................9
3.2 Địa điểm, đất đai và khí hậu......................................................................................9
3.3 Giống đậu phộng thí nghiệm ...................................................................................10
3.4 Quy trình kĩ thuật trồng cây đậu phộng...................................................................11
3.5 Phân bón ..................................................................................................................12
3.6 Các vật liệu khác .....................................................................................................12
3.7 Xử lí số liệu .............................................................................................................12
3.8 Thu hoạch mẫu ........................................................................................................12
3.9 Cách bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu ...............................................12
iv



3.10 Các chỉ tiêu và cách theo dõi.................................................................................13
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................16
4.1 Cường lực, tỉ lệ nảy mầm của hạt trong phòng thí nghiệm .....................................16
4.2 Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng và thời gian sinh trưởng của các giống ........................17
4.3 Hệ số đồng ruộng của 5 giống đậu phộng thí nghiệm.............................................18
4.4 Chiều cao của 5 giống đậu phộng thí nghiệm .........................................................19
4.5 Số lá trên cây của các giống ....................................................................................20
4.6 Số nốt sần của 5 giống đậu phộng thí nghiệm.........................................................21
4.7 Khả năng ra trái, tỉ lệ hạt trên trái của 5 giống đậu phộng thí nghiệm....................22
4.8 Trọng lượng 100 trái khô, 100 hạt khô của 5 giống đậu phộng ..............................23
4.9 Năng suất toàn cây, năng suất thân lá xanh của các giống đậu phộng....................23
4.10 Năng suất trái tươi, trái khô, hạt khô và hạt khô quy đổi về ẩm độ 9 % trên 1 ô
20m2 ...............................................................................................................................24
4.11 So sánh năng suất đậu hạt tính trên 1 ha của 5 giống đậu phộng thí nghiệm........25
4.12 Tương quan giữa năng suất hạt với chỉ tiêu cường lực, tỉ lệ nảy mầm và các yếu
tố cấu thành năng suất của 5 giống đậu phộng thí nghiệm............................................26
4.13 Chỉ tiêu chất lượng 5 giống đậu phộng thí nghiệm ...............................................29
4.14 Tình hình sâu bệnh ................................................................................................29
4.15 Hiệu quả kinh tế.....................................................................................................30
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................31
5.1 Kết luận....................................................................................................................31
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32
PHỤ LỤC .....................................................................................................................34

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ISTA


Hội trắc nghiệm hạt giống quốc tế (International Seed Testing
Association).

NSG

Ngày sau gieo.

Rep 1

Lần lặp lại 1.

Rep 2

Lần lặp lại 2.

Rep 3

Lần lặp lại 3

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam .....................................................4
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu phộng ở Đông Nam Bộ .............................................5
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu phộng ở Tây Ninh qua các năm ............5
Bảng 3.1: Tính chất đất xám trong thí nghiệm................................................................9
Bảng 3.2: Đặc điểm khí hậu ..........................................................................................10

Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng ..............................................................13
Bảng 4.1: Tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm và cường lực của 5 giống đậu phộng
thí nghiệm ......................................................................................................................16
Bảng 4.2: Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng và thời gian sinh trưởng của 5 giống đậu phộng
thí nghiệm ......................................................................................................................18
Bảng 4.3: Hệ số đồng ruộng của 5 giống đậu phộng thí nghiệm ..................................18
Bảng 4.4: chiều cao của 5 giống đậu phộng thí nghiệm................................................19
Bảng 4.5: Tổng số lá của 5 giống đậu phộng thí nghiệm..............................................20
Bảng 4.6: Tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu của 5 giống đậu phộng thí nghiệm .....21
Bảng 4.7: Tổng số trái, trái chắc, trái lép, trái non và tỉ lệ hạt trên trái của 5 giống đậu
phộng thí nghiệm ...........................................................................................................22
Bảng 4.8: Trọng lượng 100 trái, trọng lượng 100 hạt khô của 5 giống đậu phộng thí
nghiệm ...........................................................................................................................23
Bảng 4.9: Năng suất toàn cây, năng suất thân lá xanh của 5 giống đậu phộng thí
nghiệm ...........................................................................................................................24
Bảng 4.10: Năng suất trái tươi, trái khô, hạt khô và hạt khô ở ẩm độ 9 % (20m2) .......24
Bảng 4.11: Bảng số liệu tỉ lệ nảy mầm, cường lực hạt và các yếu tố cấu thành năng
suất.................................................................................................................................26
Bảng 4.12: Ma trận tương quan của năng suất hạt ở ẩm độ 9 % với các chỉ tiêu cấu
thành năng suất và cường lực của hạt............................................................................27
Bảng 4.13: Hàm lượng Protein và Lipid trong các giống đậu phộng............................29
Bảng 4.14: Tổng chi của thí nghiệm .............................................................................30
Bảng 4.15: Số tiền thu của 60 m2 ..................................................................................30
vii


Bảng 4.16: Lợi nhuận của 60 m2 và 1 ha đậu phộng thí nghiệm ..................................30
Biểu đồ 4.1: Năng suất đậu hạt tính trên 1 ha ...............................................................25
Biểu đồ 4.2: Tương quan giữa năng suất hạt trên 20 m2 với tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng
và số trái chắc ................................................................................................................28


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Bệnh đốm nâu trên cây đậu phộng ở thời điểm 85 ngày sau gieo ................29
Hình 1: Đếm số cây nảy mầm để xác định cường lực của hạt ......................................34
Hình 2: Sấy hạt đo ẩm độ ..............................................................................................34
Hình 3: Thử tỉ lệ nảy mầm.............................................................................................34
Hình 4: Toàn cảnh khu thí nghiệm ngoài đồng 60 ngày sau gieo .................................35
Hình 5: Giống đậu VD1 ................................................................................................35
Hình 6: Hạt đậu VD1.....................................................................................................35
Hình 7: Giống đậu VD2 ................................................................................................35
Hình 8: Hạt đậu VD2.....................................................................................................35
Hình 9: Giống đậu VD99-3 ...........................................................................................36
Hình 10: Hạt đậu VD99-3 .............................................................................................36
Hình 11: Giống đậu L9801-10 ......................................................................................36
Hình 12: Hạt đậu L9801-10...........................................................................................36
Hình 13: Giống đậu Lì (đối chứng)...............................................................................36
Hình 14: Hạt đậu Lì.......................................................................................................36
Hình 15: Đếm số nốt sần thời điểm 60 ngày sau gieo...................................................37

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Đậu phộng là cây trồng truyền thống có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được
trồng lâu đời ở Việt Nam. Mặc dù với gần 40.000 ha đậu phộng được canh tác hàng
năm trên vùng đất xám Đông Nam Bộ (chiếm 15 % diện tích canh tác đậu phộng của
cả nước) nhưng năng suất đậu phộng ở vùng này vẫn còn thấp (2,3 – 2,5 tấn/ha) và
không ổn định.
Tây Ninh là tỉnh có diện tích và sản lượng đậu phộng lớn nhất vùng cũng như
trong cả nước, với diện tích trung bình hàng năm đạt 20.000 ha, sản lượng gần 65.000
tấn/năm.
Những tác nhân kìm hãm năng suất đậu phộng trên đất xám đã được tổng kết là:
đất bị suy thoái mạnh, sâu bệnh phá hoại, chế độ phân bón chưa hợp lí, chưa khai thác
có hiệu quả khả năng cố định đạm và đặc biệt là chất lượng giống.
Nghiên cứu phát triển cây đậu phộng ở Vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh
Tây Ninh nói riêng không chỉ góp phần cải thiện bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày, nâng
cao thu nhập cho người nông dân mà còn ý nghĩa cải tạo đất xám của vùng.
Để tăng năng suất đậu phộng và các cây trồng khác, một hướng nghiên cứu có
hiệu quả cao là sử dụng nguồn giống chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác
của vùng. Với mục đích đó và được sự phân công của khoa Nông Học trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tôi xin thực hiện đề tài: “Khảo sát cường lực của
hạt, năng suất một số giống đậu phộng trên vùng đất xám bạc màu thuộc huyện Châu
Thành tỉnh Tây Ninh”.

1


1.2 Mục đích nghiên cứu, yêu cầu và giới hạn của đề tài
● Mục đích nghiên cứu
Khảo sát cường lực hạt để thấy rõ ảnh hưởng của cường lực đến sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất của các giống đậu phộng thí nghiệm.
So sánh năng suất 5 giống đậu phộng thí nghiệm để chọn ra một số giống có
năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết tại địa

phương.
● Yêu cầu
So sánh cường lực của 5 giống đậu phộng trước khi trồng.
Theo dõi quá trình sinh trưởng và năng suất của 5 giống đậu phộng thí nghiệm,
nhằm chọn ra một số giống có triển vọng để nông dân sản xuất tại địa phương.
● Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài giới hạn nên chỉ nghiên cứu trên một vụ, không
thể đánh giá hết tiềm năng của các giống đậu phộng thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây đậu phộng
Đậu phộng được trồng khắp thế giới và được trồng tập trung từ 40 vĩ độ Bắc
đến 40 vĩ độ Nam.
Trên 70 % đậu phộng được sản xuất trên thế giới nằm ở vùng nhiệt đới bán khô
hạn.
Đậu phộng thuộc bộ Fabales, họ Leguminosae, loài Arachis hypogaea L..
Tên khoa học của đậu phộng là Arachis hypogaea L..
Cây đậu phộng được chia làm 2 nhóm chính:
• Nhóm đậu hoang dại: có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đặc trưng của nhóm này
là trái đa số có 1 hạt, năng suất thấp. Tuy nhiên nhóm này có nhiều gen quý nên người
ta thường trồng để giữ nguồn gen và lai tạo giống.
• Nhóm đậu phộng trồng: có số loài nhiều gấp 4 – 5 lần nhóm đậu phộng
hoang dại và chia làm 4 nhóm nhỏ: Spanish, Virginia, Runner, Valencia, chưa kể các
nhóm trung gian.
Đậu phộng có đặc điểm thực vật học như sau:

• Sự nảy mầm của hạt: được xem là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm
sinh sang trạng thái sống bao gồm sự hút nước, hoạt động của các men phân giải và
các hoạt động sinh lí của quá trình nảy mầm.
• Rễ: tập trung ở tầng đất mặt, sâu khoảng 30 cm.
• Nốt sần: xuất hiện khi cây được 4 – 5 lá thật, số lượng nốt sần tùy thuộc
vào giống và điều kiện canh tác.
• Thân: có chiều cao trung bình từ 30 – 40 cm, trên thân có 15 – 20 lóng, có
nhiều lông trắng giúp cây chịu hạn và kháng rầy mềm, rệp.
3


• Cành: được mọc từ thân chính, đặc điểm mang cành của thân chính là cơ
sở xác định loại hình cho đậu phộng gồm thân đứng, thân bò và nửa bò.
• Lá: gồm lá mầm và lá thật, trên cây có khoảng 50 – 80 lá thật.
• Hoa: mọc thành chùm từ nách lá. Ngoài ra, dưới đất có hoa ngầm, không
nở nhưng vẫn cho trái.
• Thư đài: sau khi hoa nở 5 – 6 ngày thư đài bắt đầu đâm vào đất. Khi đã
đâm vào đất khoảng 13 – 20 ngày, thư đài cần hấp thu nước và dinh dưỡng cao. Vì vậy
trong quá trình bón phân, bón vôi người ta còn cung cấp thêm thạch cao cho đậu vào
thời điểm 30 ngày sau gieo.
• Trái: thường có 7 đến 100 trái trên 1 cây, từ khi thư đài đâm vào đất tới khi
trái chín khoảng 90 ngày.
• Hạt: có nhiều hình dạng: tròn, dài, tam giác. Trọng lượng hạt thường biến
động từ 0,17 – 1,24 g.
2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam
Năm

Diện tích (ha)


Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2001

244.600

1,48

363.100

2002

246.700

1,62

400.400

2003

243.856

1,67

406.181

2004


258.689

1,74

451.095

2005

263.683

1,80

485.610

2006

246.700

1,87

462.500

2007

254.249

1,99

504.921


Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích trồng đậu phộng của Việt Nam hầu như không
thay đổi so với những năm trước đó, năng suất có tăng nhưng vẫn còn thấp.

4


Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu phộng ở Đông Nam Bộ.
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2001

42.100

1,74

73.200

2002

43.300

2,01


87.200

2003

41.792

1,88

78.399

2004

41.271

1,91

78.902

2005

45.895

2,14

92.407

2006

37.200


2,2

81.700

2007

36.573

2,43

88.618

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
Riêng vùng Đông Nam Bộ, đậu phộng được bố trí sản xuất chủ yếu trên vùng
đất xám có tưới, luân canh với lúa trong vụ Đông Xuân thuộc vùng tưới Hồ Dầu
Tiếng.
Tây Ninh là tỉnh đi đầu trong cả nước về diện tích và sản lượng đậu phộng, với
diện tích trung bình hàng năm khoảng 20.000 ha (8 % của cả nước) với sản lượng đạt
trung bình 65.000 tấn (13 % của cả nước) (bảng 2.3).
Năm 2005 diện tích đậu phộng của tỉnh đạt cao nhất nhưng lại giảm mạnh ở
hai năm tiếp theo. Điều này được giải thích là do giá cả thị trường bấp bênh, một phần
cũng do chất lượng đậu phộng nhân của nước ta còn thấp nên khó cạnh tranh với các
nước khác nên người nông dân không dám mạnh dạn sản xuất, dẫn đến việc giảm diện
tích.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu phộng ở Tây Ninh qua các năm.
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)


Sản lượng (tấn)

2001

18.900

2,66

50.300

2002

21.200

2,94

62.400

2003

19.750

2,73

53.968

2004

19.750


2,73

53.968

2005

25.270

2,99

69.979

2006

20.900

3,06

64.000

2007

21.273

3,32

70.552

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.

5


2.3 Cường lực của hạt
2.3.1 Cường lực của hạt và thử nghiệm nảy mầm
Mục đích của việc xác định cường lực là cung cấp các giá trị định lượng của
hạt trước khi gieo trồng trong nhiều điều kiện ngoại cảnh, ngoài ra còn cung cấp thêm
thông tin về tỉ lệ nảy mầm trong phòng để đánh giá sự khác biệt giữa các lô hạt được
trắc nghiệm cường lực.
Tuy tỉ lệ nảy mầm xác định được số hạt còn sống, nhưng cường lực mới là chỉ
tiêu chính để xác định sự nảy mầm nhanh hay chậm của lô hạt, là yếu tố quan trọng để
cây sinh trưởng khỏe mạnh sau khi trồng.
2.3.2 Định nghĩa cường lực
Cường lực của hạt là tiêu chuẩn đánh giá hạt chất lượng tốt có liên quan đến
tiềm năng năng suất của cây và được định nghĩa như sau: “Tổng số tính chất xác định
tiềm năng hoạt động và thể hiện của hạt trong lúc nảy mầm và cây con mọc lên gọi là
cường lực hạt giống”.
Tính chất của cường lực được xác định bởi khả năng nảy mầm nhanh chóng,
đồng loạt, phát triển cây con bình thường dưới nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
Hạt lão hóa thể hiện với sự giảm cường lực, nảy mầm chậm, cây con không
bình thường hay biến dạng. Hạt lão hóa mất đi khả năng nảy mầm, như là báo trước
mất đi sự sống.
Quan hệ của tỉ lệ nảy mầm trong phòng và gieo ngoài đồng như sau:
- Hạt có tỉ lệ nảy mầm cao (100%) trong phòng mọc tốt khi gieo ngoài đồng.
- Hạt có tỉ lệ nảy mầm khá (85%) mọc mầm yếu trong cùng điều kiện.
- Hạt có tỉ lệ nảy mầm thấp (50%) có thể làm cây con chết không thể thay
thế được ngoài đồng.
2.3.3 Phương pháp xác định cường lực
Cường lực có thể định lượng theo mô hình toán thống kê dựa vào 3 giá trị: thời
gian nảy mầm trung bình, tốc độ nảy mầm trung bình và biến lượng nảy mầm của hạt.

- Hai hay nhiều lô hạt cho thử nảy mầm, cường lực của hạt càng cao khi thời
gian nảy mầm trung bình của hạt càng ngắn.
- Hai hay nhiều lô hạt cho thử nảy mầm, cường lực của hạt càng cao khi tốc độ
nảy mầm trung bình của hạt càng lớn.
6


- Hai hay nhiều lô hạt cho thử nảy mầm, cường lực của hạt biểu hiện ở sự đồng
đều mọc mầm khi biến lượng nảy mầm của hạt càng nhỏ.
Để tính cường lực, trước tiên phải thực hiện thử nghiệm nảy mầm. Tiêu chuẩn
chung được áp dụng là tiêu chuẩn ISTA 2003.
Cách tiến hành:
- Cho hạt nảy mầm theo tiêu chuẩn nảy mầm ISTA.
- Theo dõi ngay thời điểm nảy mầm sớm nhất của các lần lặp lại.
- Ghi lại thời gian ngay lúc ủ mầm, thời gian đếm hạt nảy mầm các ngày sau.
- Khi rễ mầm vừa nhú ra là tính nảy mầm, gắp bỏ ra ngoài đĩa petri.
- Kết thúc các đợt theo dõi nảy mầm trong thời gian khoảng 3 ngày.
Các giá trị về cường lực được tính theo các công thức sau:
▪ Thời gian nảy mầm trung bình: D = Σ (Di*n)/ Σn (ngày).
▪ Tốc độ nảy mầm trung bình: R = 1/D (1/ngày).
▪ Biến lượng thời gian nảy mầm: = Σ [(Di-D)2*n]/ Σn ((ngày)2).
Trong đó:
• D: thời gian nảy mầm trung bình.
• R: tốc độ nảy mầm trung bình.
• Di: ngày hạt mọc mầm.
• n: số hạt nảy mầm vào ngày Di.
2.4 Nghiên cứu về cây đậu phộng những năm gần đây
Từ 1991 – 1999 Võ Huy Dân đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng cố
định đạm của Đậu phộng (Arachis hypogaea L.) trên đất xám bằng phương pháp đồng
vị đánh dấu 15N”. Kết quả đã chọn ra được các giống Lì thuần, ICVG 91123 và 1660 là

các giống đậu phộng có tiềm năng trên đất xám do có năng suất và khả năng cố định
đạm cao.
Viện Nghiên Cứu Dầu Thực Vật Miền Nam (nay là Viện Nghiên Cứu Dầu Và
Cây Có Dầu) đã tiến hành nghiên cứu và đã thành công sản xuất giống lạc mới VD1,
VD2, VD6, VD7 từ các nguồn giống trong nước có năng suất cao, kháng được sâu
bệnh, phù hợp để lấy dầu, thích hợp với điều kiện canh tác của nông dân. Các giống
lạc trên giúp tăng năng suất lên 20 % phù hợp với điều kiện sản xuất của miền Đông
Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó giống VD2 dễ trồng, có tính chống
7


chịu khá, năng suất cao và ổn định. Từ kết quả nghiên cứu trên Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn đã công nhận giống và quyết định đầu tư cho Viện dự án sản
xuất các giống lạc và đậu tương mới (trong đó có giống VD2) trong khuôn khổ của dự
án lớn về nghiên cứu phát triển giống lạc và đậu tương (chương trình giống quốc gia
giai đoạn 2002 – 2005). Cho đến nay đã sản xuất và cung cấp hàng trăm tấn giống gốc
VD2 cho các trung tâm khuyến nông, nông dân các tỉnh để nhân giống các cấp phục
vụ sản xuất.
Năm 2007 trung tâm nghiên cứu đậu đỗ, viện cây lương thực – thực phẩm đã
thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lạc tại Thanh Trì, Hà
Nội” và đã chọn ra 5 giống có năng suất ít chịu ảnh hưởng với các điều kiện thiếu
nước: ICG96296, IC95377, L14, L12, ICG97229.
Lưu Minh Cúc với đề tài: “Sử dụng chỉ thị vi vệ tinh trong lập bản đồ gen
kháng bệnh đốm lá muộn ở lạc phục vụ công tác chọn giống” đã thu được 17 dòng (4
dòng F6 và 13 dòng BC2F5) có khả năng kháng cao đối với bệnh đốm lá muộn có thể
sử dụng để chọn các dòng triển vọng.
Từ năm 2006 đến năm 2009 Viện Nghiên Cứu Dầu Và Cây Có Dầu đang thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới trong chọn tạo giống lạc đạt
năng suất cao và xây dựng mô hình cơ giới hóa canh tác lạc”. Đề tài được thực hiện
trên vùng đất Đông Nam Bộ, kết quả bước đầu đã tuyển chọn được các dòng và giống

lạc triển vọng gồm: L9801-3, L9803-5, L9803-8, L9803-10,VD99-3, VD99-5, VD011, VD01-2 có năng suất cao. Các thí nghiệm với nhiều khoảng cách trồng khác nhau
đã cho thấy có 2 khoảng cách phù hợp với điều kiện cơ giới hóa. Trồng với khoảng
cách 27 x 7 cm (1 hạt/hốc) hoặc 27 x 14 cm (2 hạt/hốc), gieo 4 hàng/luống cho năng
suất cao, tương ứng 35,2 – 38,8 tạ/ha, vượt đối chứng 16 – 21 %. Năm 2007 Viện đã
tuyển chọn được một số giống đậu có triển vọng như sau: dòng đậu đột biến ĐB
L9801-3-1-2 có năng suất đậu vỏ đạt 25,59 tạ/ha, giống VD99-2 có năng suất đậu vỏ
đạt 24,77 tạ/ha. Đề tài đang được tiếp tục thực hiện để tìm ra những giống triển vọng
và kiểm tra sự ổn định của các giống đã được tuyển chọn.

8


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Thời gian tiến hành
Thí nghiệm được tiến hành từ 09/02/2009 đến 12/06/2009 gồm: khảo sát trong
phòng thí nghiệm và thí nghiệm ngoài đồng.
3.2 Địa điểm, đất đai và khí hậu
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm hạt giống khoa Nông Học trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh (phòng thí nghiệm) và xã Hảo Đước,
huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (ngoài đồng).
Đất thí nghiệm trong đề tài là đất xám được hình thành trên cấu trúc trầm tích
phù sa cổ bị thoái hóa nghiêm trọng do quá trình xói mòn và rửa trôi bởi nước và gió.
Bảng 3.1: Tính chất đất xám bạc màu trong thí nghiệm.
Chỉ tiêu phân tích

Kết quả

pHH2O


6,9

pHKCl

6,0

Mùn (%)

1,38

Pts (% P2O5)

0,06

P dễ tiêu (mg P2O5/100g)

17,16

Nts (%)

0,19

Mg (meq/100g)

0,04

K (meq/100g)

0,03


Na (meq/100g)

0,01

Ca (meq/100g)

0,04

Phân tích tại bộ môn Thủy Nông, khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh.
9


Khí hậu tại nơi thực hiện thí nghiệm là nóng ẩm với hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Thời gian thực hiện thí nghiệm vào mùa mưa.
Bảng 3.2 Đặc điểm khí hậu.
Tháng

2

3

4

5

6

Nhiệt độ trung bình (oC)


26,8

28,1

28,2

27,8

27,9

Nhiệt độ trung bình tối cao (oC)

32,8

33,9

34,1

32,9

33,1

Nhiệt độ trung bình tối thấp (oC)

23,1

24,5

24,9


24,7

24,6

Tổng lượng mưa (mm)

48

110

374

257

193

Lượng mưa ngày cao nhất (mm)

23

27

109

71

34

Số ngày có mưa (ngày)


7

10

19

22

18

Độ ẩm không khí trung bình (%)

78

77

83

85

84

Tổng lượng nước bốc hơi (mm)

93

113

91


76

87

Tổng số giờ nắng (giờ)

190

245

215

197

220

Chỉ tiêu

Nguồn: Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn Và Môi Trường, trạm Tây Ninh.
3.3. Giống đậu phộng thí nghiệm
Đề tài được khảo sát trên 5 giống đậu phộng VD1, VD2, VD99-3, L9801-10 và
Lì được Viện Nghiên Cứu Dầu Và Cây Có Dầu cung cấp.
▪ VD1 và VD2 là các giống dễ trồng, có tính thích nghi và chống chịu cao, ổn
định. Riêng giống VD2 đã được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn công
nhận giống quốc gia và đầu tư cho Viện Nghiên Cứu Dầu Và Cây Có Dầu sản xuất
trong khuôn khổ dự án lớn về nghiên cứu và phát triển giống lạc và đậu tương (chương
trình giống quốc gia giai đoạn 2002 – 2005).
▪ Hai giống VD99-3 và L9801-10 được Viện Nghiên Cứu Dầu Thực Vật Miền
Nam chọn lọc từ nguồn giống trong nước có năng suất cao, thời gian sinh trưởng

khoảng 90 ngày.
▪ Giống Lì (đối chứng) là giống địa phương, từ lâu đã được nông dân sản xuất
đại trà, có năng suất ổn định, thích hợp với điều kiện đất đai của vùng Đông Nam Bộ.

10


3.4 Quy trình kĩ thuật trồng cây đậu phộng
● Làm đất.
Vệ sinh sạch khu thí nghiệm, cày đất bằng máy 2 lần, độ sâu từ 25 – 30 cm.
Xới đất bằng máy ở độ sâu 20 cm cho đất tơi xốp, phân lô bố trí, lên luống theo yêu
cầu của thí nghiệm.
● Gieo hạt.
Phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Tách hạt khỏi vỏ bằng tay một ngày trước khi gieo, loại bỏ những hạt lép, hạt
xấu.
Gieo hạt vào hốc với độ sâu 3 – 4 cm.
● Bón phân.
Bón lót: trước khi gieo 10 ngày gồm tất cả vôi (40 Kg) + tất cả phân hữu cơ
(200 Kg)+ 1 Kg urea + 5,7 Kg Super lân.
Bón thúc lần 1: sau khi gieo 15 ngày gồm 1 Kg urea + 5,7 Kg Super lân + 2,25
Kg K2SO4.
Bón thúc lần 2 : sau khi gieo 30 ngày gồm tất cả lượng thạch cao (20 Kg) + 5,7
Kg Super lân + 2,25 Kg K2SO4.
● Chăm sóc.
Nhổ bỏ những cây phát triển không bình thường: 10 ngày sau gieo.
Xới đất, phá váng, làm cỏ, vun gốc, bón thúc lần 1: 15 ngày sau gieo.
Xới đất, làm cỏ, vun gốc, bón thúc lần 2: 30 ngày sau gieo.
Làm cỏ giữa các hàng đậu, không làm gần gốc: 45 ngày sau gieo.
Tưới nước: nguồn nước được lấy từ nước ngầm, tưới thường xuyên để duy trì

ẩm độ 60 – 70 %. Các giai đoạn khác nhau thì lượng nước tưới khác nhau. Trước khi
thu hoạch 10 ngày giảm lượng nước tưới để hạt đậu mau chín.
● Thu hoạch.
Các giống đậu thí nghiệm có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày. Trước thời
gian đó, tiến hành nhổ thử, khi thấy lớp vỏ lụa chuyển từ màu trắng sang màu hồng
nhạt và hạt đậu đã đầy thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 ngày cần tưới
nước để dễ thu hoạch, tránh bị xót trái.
Sau khi thu hoạch phơi khoảng 4 – 5 nắng.
11


3.5 Phân bón
Phân hóa học bón theo công thức: 30 kg N – 90 kg P2O5 – 90 kg K2O/ha, tương
đương với 2 kg urea – 17 kg Super lân – 4,5 kg K2SO4/300 m2.
Phân hữu cơ, tro dừa, vôi bón lót trên 400 m2.
Phân hữu cơ 5 tấn/ha tương đương với 200 kg/400 m2.
Tro dừa 1 tấn/ha tương đương 40 kg/400 m2.
Vôi: 1 tấn/ha tương đương 40 kg/400 m2.
Thạch cao 500 Kg/ha tương đương 20 Kg/400 m2.
3.6 Các vật liệu khác
Tủ nảy mầm, tủ sấy, khay nhựa, cân điện tử, giấy thấm, chén nhôm, kéo, thước.
3.7 Xử lí số liệu
Số liệu được xử lí bằng phần mềm SAS 8.
Biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab.
3.8 Thu hoạch mẫu
Chọn 8 cây trên 1 ô thí nghiệm để theo dõi, chọn theo hình ziczac, dùng que tre
đánh dấu các cây để tiện cho việc theo dõi.
Số lá, chiều cao cây 10 ngày theo dõi 1 lần. Số nốt sần theo dõi vào thời điểm
60 ngày sau gieo. Các chỉ tiêu khác theo dõi vào từng thời điểm thích hợp với tiêu chí
theo dõi.

3.9 Cách bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu
● Giai đoạn 1: thực hiện trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các chỉ tiêu
cường lực của hạt và tỉ lệ nảy mầm trong phòng.
Thí nghiệm trong phòng được bố trí với 5 giống theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
một yếu tố, 4 lần lặp lại.
Mỗi giống được thử nảy mầm 100 hạt, chia làm 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có
25 hạt.
● Giai đoạn 2: được thực hiện ngoài đồng bao gồm bố trí thí nghiệm, gieo trồng
và theo dõi các chỉ tiêu.
Bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, trong đó các
nghiệm thức được bố trí với 3 lần lặp lại.

12


Các giống được dùng trong thí nghiệm được mã hóa như sau:
-

Nghiệm thức 1: giống VD1.

-

Nghiệm thức 2: giống VD2.

-

Nghiệm thức 3: giống VD99-3.

-


Nghiệm thức 4: giống L9801-10.

-

Nghiệm thức 5: giống Lì.

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng
REP 1

REP 2

REP 3

L9801-10

VD2

VD99-3



VD1

VD2

VD2

VD99-3




VD99-3



L9801-10

VD1

L9801-10

VD1

Hướng dốc
Thí nghiệm có 15 ô, mỗi ô 20 m2, tổng diện tích các ô 300 m2. Khoảng cách
giữa các ô thí nghiệm là 0,3 m, giữa các khối là 0,3 m. Tổng diện tích 400 m2.
Mật độ 27 cm x 14 cm/hốc/2 hạt tương đương gần 16.000 cây/300m2 và
530.000 cây/ha.
3.10 Các chỉ tiêu và cách theo dõi
a) Trắc nghiệm trong phòng thí nghiệm
Cường lực của hạt bao gồm thời gian nảy mầm trung bình, tốc độ nảy mầm
trung bình, biến lượng thời gian nảy mầm.
Tỉ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm: là tỉ lệ số hạt nảy mầm trên tổng số hạt
được thử tỉ lệ nảy mầm.
b) Chỉ tiêu sinh trưởng
Ngày bắt đầu mọc mầm: được xác định từ ngày có 20 % số hạt trên mỗi giống
nảy mầm.
Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng: được xác định bằng cách tính tỉ lệ số hạt nảy mầm
trên số hạt được gieo, tỉ lệ nảy mầm được theo dõi ở thời điểm 10 ngày sau gieo.
13



Ngày ra lá thật: là ngày mà có 20 % số cây bắt đầu ra lá thật.
Số lá trên cây: được theo dõi với chu kì 10 ngày một lần, lần đầu tiên vào thời
điểm 10 ngày sau gieo. Số lá được xác định bằng cách đếm các lá thật, không đếm 2 lá
mầm.
Chiều cao cây: chu kì 10 ngày một lần, lần đầu tiên ở thời điểm 10 ngày sau
gieo. Chiều cao cây được xác định bằng cách đo khoảng cách giữa vết sẹo của 2 lá
mầm đến đỉnh sinh trưởng của ngọn trên thân chính.
Ngày bắt đầu ra hoa: là ngày mà có 20 % số cây bắt đầu ra hoa đầu tiên.
Ngày thư đài bắt đầu đâm vào đất: được xác định là ngày có 20 % số cây có thư
đài đâm vào đất.
Số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây: theo dõi ở thời điểm 60 ngày sau gieo
và được xác định bằng cách đếm số lượng nốt sần ở rễ cây đậu phộng.
Thời gian sinh trưởng: là số ngày tính từ ngày bắt đầu gieo hạt đến lúc thu
hoạch.
c) Chỉ tiêu năng suất
Năng suất toàn cây: là khối lượng của toàn cây bao gồm cả rễ, trái, thân và lá.
Năng suất thân lá xanh: là khối lượng của toàn cây khi đã lặt trái.
Tổng số trái, số trái chắc, trái lép, trái non trên 1 cây: được xác định bằng cách
đếm số trái trên cây. Trái chắc là trái có hạt bên trong to, đầy trái. Trái lép là trái có hạt
bên trong nhỏ, còn non vì chưa đủ thời gian để phát triển. Trái vừa mới được hình
thành là trái non.
Năng suất trái tươi thực thu trên 1 ô 20 m2: là khối lượng trái tươi thu hoạch
được trên 1 ô 20 m2.
Năng suất trái khô thực thu trên 1 ô 20 m2: là khối lượng trái của 1 ô sau khi
phơi khô.
Năng suất hạt khô thực thu trên 1 ô 20 m2: là khối lượng hạt khô của 1 ô 20 m2.
Năng suất hạt khô trên 20 m2 quy đổi ở ẩm độ 9 %: được xác định bằng cách
tính ẩm độ của hạt khô và quy về khối lượng ở ẩm độ 9 %.

Năng suất hạt khô tính trên 1 ha: được quy đổi từ năng suất của 60 m2 sang
năng suất hạt tính trên 1 ha.

14


Trọng lượng 100 trái khô, trọng lượng 100 hạt khô: cân bằng cân điện tử trong
phòng thí nghiệm.
d) Các chỉ tiêu khác
Hàm lượng dầu, protein của từng giống đậu phộng: được phân tích tại Viện
Công Nghệ Sinh Học Và Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Hiệu quả kinh tế: Tính lợi nhuận của từng giống dựa vào tổng chi và tổng thu
của thí nghiệm.
Tình hình sâu bệnh: theo dõi thường xuyên các loại sâu bệnh hại chính của đậu
phộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

15


×