Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN TRONG THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.45 KB, 20 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA KHOA HỌC DINH DƯỠNG VÀ ẨM THỰC
––––––––––––––

LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA SINH VẬT
BIẾN ĐỔI GEN TRONG
THỰC PHẨM
Tên tác giả: NHÓM 6
-

Nguyễn Thị Trâm Anh – 2028160196
Nguyễn Thị Như Hảo – 2028160210
Nguyễn Thị Tuyết Nhi – 2028160
Vũ Thị Tuyết Ngân - 2028160231

Tên người hướng dẫn: Th. Nguyễn Tuấn Anh
Chuyên ngành đào đạo: Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
Khóa học: 2016 -2020

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07/2018
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


Người thực

STT

Công việc

1



Làm word, power point,

hiện

nội dung tất cả chương
2

Trâm Anh

Ngày thực

Kết quả
hiện
06/07/2018 – Hoàn thành nội
16/07/2018

Lợi ích, tác hại của sinh vật
biến đổi gen trong thực
phẩm, nội dung chương 1,

06/07/2018 –

Như Hảo

14/07/2018

2, 3,4
3


Nội dung chương 5

nộp bài, tìm
đầy

đủ

nội

06/07/2018 – một vài ý mới

Tuyết Nhi

14/07/2018

chương 2, 3,4,5
4

đúng thời hạn

dung
Bổ sung thêm

Lợi ích, tác hạicủa sinh vật
biến đổi gen, nội dung

dung đầy đủ
Hoàn
thành


Tuyết Ngân

trong phần lợi

ích
06/07/2018 – Nộp bài đúng
15/07/2018

hạn

Danh mục kí hiệu, viết tắt
Chữ viết tắt
GMO
BT

Viết đầy đủ
Genetically Modified Organism
Bacillus thuringiensis


FDA
ADHD

Food and Drug Administration
Attention Deficit Hyperactivity Disorder

Danh mục hình ảnh
Hình
Hình 3.3


Tên
Bacillus thunringiensis

Số trang

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ ii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................iv
1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................iv


1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................iv
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................v
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.......................................................................v
1.4.1.

Giới hạn nghiên cứu................................................................................v

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................v

1.5. Đóng góp của đề tài.........................................................................................vi
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................vii
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................viii
3.1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen.....................................................................viii
3.1.1.

Sinh vật biến đổi gen là gì ?.................................................................viii


3.1.2.

Tên gọi này có ý nghĩa gì ?..................................................................viii

3.1.3.

Tại sao nông dân sử dụng sinh vật biến đổi gen?.................................viii

3.1.4.

Người ta phát triển cây trồng biến đổi gen ở đâu trên thế giới?..........viii

3.2. Sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm và sức khỏe…………………………..ix
3.2.1.

Quá trình hình thành……………………………………………….…...ix

3.2.2.

GMO có ảnh hưởng đến sức khỏe ?....................................................ix

3.3. Vi khuẩn Bt.......................................................................................................x
3.3.1.

Đặc điểm.................................................................................................x

3.3.2.

Cơ chế tác động......................................................................................xi


3.3.3.

Cây trồng Bt...........................................................................................xi

3.4. Lợi ích và tác hại của sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm.........................xii
3.4.1.

Lợi ích của sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm...............................xii

3.4.2.

Tác hại, rủi ro và những quan điểm chống đối.....................................xiii

3.5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................xiii
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................xiv
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................xvi


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Với lòng biết ơn sâu
sắc nhất, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Anh đã cùng với tri thức
và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong quá
trình học tập. Thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng
như từng buổi thảo luận về bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học. Nếu không có
những lời hướng dẫn của thầy thì chúng em nghĩ bài thu hoạch này của chúng em rất
khó hoàn thiện được. Một lần nữa chúng em xin được cảm ơn thầy.
Để tìm hiểu rõ và học cách xây dựng một công trình nghiên cứu khoa học, kiến
thức của chúng em còn rất hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, chắc chắn khó tránh

khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các
bạn để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin chúc thầy Nguyễn Tuấn Anh thật dồi dào sức khỏe,
niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế
hệ tiếp theo.
Trân trọng

1


LỜI MỞ ĐẦU

Những năm 1960 giữa thế kỷ XX là thời kỳ đột phá về năng xuất nông nghiệp
trong cuộc các mạng xanh đã được ủng hộ mạnh mẽ, còn trong thế kỷ XXI nhiều người
đang hi vọng những sinh vật biến đổi gen có thể sẽ là một cuộc cách mạng xanh mới.
Trong cuộc cách mạng xanh giữa thế kỷ XX, mọi cố gắng đã tập trung vào lai
tạo để tạo ra những giống cây trồng hoặc chủng con lai có năng xuất và chất lượng cao
hơn. Sau hơn 20 năm bền bỉ lai tạo các cây trồng cùng với việc sử dụng các loại hóa
chất nông nghiệp (phân bón và thuốc trừ sâu), năng xuất cây trồng đã tăng vượt bậc.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng xanh này đã để lại nhiều hậu quả mà trước đó không lường
hết được. Đó là việc cây trồng năng xuất cao cần nhiều phân bón và thuốc trừ sâu hóa
học hơn, việc dựa vào các hóa chất nông nghiệp quá mức và lâu dài đã gây ra ô nhiễm
trầm trọng cho môi trường, đây là gánh nặng cho nông dân ở các nước đang phát triển
vì sự thoái hóa đất nông nghiệp; ô nhiễm nước và không khí; ô nhiễm thực phẩm; đảo
lộn các hệ sinh thái; sự hình thành các loài dịch hại kháng lại thuốc trừ sâu hóa học...
Những tiến bộ trong cuộc cách mạng xanh ở thế kỷ XX đã đưa ra những khái
niệm và thuật ngữ mới như lai tạo, đột biến, tái tổ hợp thì đến nay, trong giới khoa học
và những người am hiểu về sinh học cũng như những nhà nông học và chăn nuôi, ít ai
còn xa lạ với thuật ngữ sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organism, viết tắt
GMO). Thực chất, đây là một loài sinh vật mà vật liệu di truyền (gen) của nó đã bị biến

đổi bằng kỹ thuật hoặc công nghệ gen. Những sinh vật biến đổi gen bao gồm từ vi sinh
vật như vi khuẩn, nấm men, thực vật và các loài động vật. Hiện nay, sinh vật biến đổi
gen đang được sử dụng cho nghiên cứu sinh học và y học, các loại dược phẩm, y học
thực nghiệm (chẳng hạn như liệu pháp gen) và trong nông nghiệp (chẳng hạn như cây
trồng chống chịu với thuốc trừ cỏ dại, khô hạn và giá lạnh). Những sinh vật biến đổi

2


gen (GMOs) có những tên gọi theo mục đích sử dụng như thực vật biến đổi gen (GM
plants), câytrồng biến đổi gen (GM crops) hoặc thực phẩm biến đổi gen (GM foods)
(hay chính xác là thực phẩm từ những sinh vật biến đổi gen). Theo “Cartagena Protocol
on Biosafety”, được cơ quan thương mại thế giới qui ước về những sinh vật sống đã bị
biến đổi gen, thuật ngữ GMO rất gần với thuật ngữ hợp pháp về kỹ thuật, đặc biệt, bất
kỳ sinh vật sống nào được tạo ra với sự kết hợp vật liệu di truyền bằng việc sử dụng
công nghệ sinh học hiện đại. Vì vậy, có thể hiểu những sinh vật biến đổi gen được sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học và được ứng dụng trong thực phẩm.

3


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Cách đây gần 30 năm, các nhà khoa học đã lần đầu tiên tác động đến bộ gen của

cây thuốc lá để tăng khả năng kháng sâu bệnh, đồng thời giảm lượng thuốc trừ sâu phải
sử dụng. Bước đầu của sự thành công ấy đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng sinh
học cho ra đời những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hơn, trong khi chi phí

nuôi trồng tiết kiệm hơn. Những người ủng hộ sinh vật biến đổi gen cho rằng, chính
nhờ thành tựu khoa học này đã giúp con người thoát khỏi nạn đói, khi dân số thế giới
gia tăng nhanh chóng trong các thập kỉ gần đây.
Ý tưởng chế tạo ra thực phẩm chuyển gen từ sinh vật không phải ngẫu nhiên mà
có. Đứng trước thực tế, dân số tăng lên mà lương thực thì đang thiếu nên người ta khao
khát có những giống cây trồng và vật nuôi có một đặc tính ưu việt nào đó có khả năng
cung cấp đủ thực phẩm. Từ đó, người ta muốn những sản phẩm thực vật có khả năng
chống chịu hạn, chịu mạnh tốt và những cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh
cao nhằm tăng năng suất mùa màng. Tuy nhiên, việc thay đổi cấu trúc bộ gen của sinh
vật hay virus rồi đưa gen lạ đó vào cơ thể thực vật có thực sự an toàn. Quá trình biến
đổi gen này về mặt khoa học và thực tế có lợi, có hại như thế nào đối với con người
chúng ta.
Đó là những yếu tố quan trọng mà nhóm chúng tôi muốn hướng đến trong bài
nghiên cứu khoa học này.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
- Giới thiệu chủng vi sinh vật Bacillus thuringiensis(BT)được dùng trong công

nghệ chuyển gen trong thực phẩm.
- Mục tiêu lớn nhất và quan trọng nhất là việc biến đổi gen của sinh vật rồi
chuyển bộ gen không nguyên bản đó vào thực vật, cũng như động vật sẽ có những lợi

4


ích gì. Song song với những lợi ích trước mắt thì tác hại của việc biến đổi gen sẽ gây ra
những hậu quả như thế nào.
- Chỉ ra được những mục đích của sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm: tăng
sản lượng lương thực, tăng thu hập, lợi nhuận; bảo quản thực phẩm lâu hư hơn; tạo ra

phương pháp bền vững cung cấp thực phẩm cho những quốc gia thiếu lương thực,
những nước quanh năm là hạn hán; tạo ra thực phẩm chủ yếu giàu dinh dưỡng hơn;
giảm nhu cầu sử dụng hóa chất
- Chỉ ra được mặt trái của sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm: tính đa dạng
sinh học bị đe dọa bởi sự chọn lọc mạnh mẽ bằng công nghệ mới này; sản lượng cây
trồng đang thất vọng và có sự nghi ngờ về lợi ích của môi trường ít cày xới; tạo nhiều
“siêu cỏ dại” không thể diệt được vì chúng đã vô tình tiếp nhận các gen chống thuốc
diệt cỏ; con người vô tình dùng chất trừ sâu BT (là một độc tố vi khuẩn có tên Bacillus
thuringiensis có khả năng tổng hợp protein gây tê liệt ấu trùng của một số côn trùng có
hại).
- Mục đích sẽ là một tài liệu hữu ích cho các sinh viên ngành Công Nghệ Sinh
Học và Công Nghệ Thực Phẩm. Nghiên cứu này dựa trên tài liệu tham khảo chủ yếu là
các giáo trình và thông tin có nguồn gốc rõ ràng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm – GMO.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu các mặt có lợi và có hại của sinh vật biên đổi gen gây ra.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: lợi ích và tác hại của sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm.
- Thời gian nghiên cứu: 06/07/2018 – 15/07/2018.
- Phạm vi: thực phẩm trên toàn thế giới.
1.5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: xây dựng được các phương pháp (sinh lý thử tính kháng sinh,
phân tích sinh hóa - miễn dịch, phân tích bằng sinh học phân tử, thử nghiệm cây
chuyển gen trong nhà kính, lai tạo để kiểm tra cây chuyển gen) về nhận biết và đánh
giá cây chuyển gen qui mô từ phòng thí nghiệm đến nhà lưới cho các đối tượng cây
trồng như lúa, bông, đu đủ,... với các loại gen kháng chịu sâu, chịu hạn, chịu mặn,...

5



- Về mặt thực tiễn: cây trồng biến đổi gen được ứng dụng vào thực tiễn, phân tích
và đánh giá an toàn sinh học, an toàn thực phẩm cho những sản phẩm biến đổi gen mới
được tạo ra hay du nhập vào Việt Nam trước khi đưa ra thị trường.

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Có những bài báo khoa học, tạp chí sinh học, bài báo cáo về chuyên đề sinh vật
biến đổi gen trong thực phẩm,... đã nói rõ các mặt có lợi cũng như mặt trái của đề tài
như sau:
Tên tài liệu
Điểm mạnh
Điểm yếu
Khuất Đăng Long, Về sinh Nêu rõ các nguy cơ Chưa nêu được cụ thể mặt
6


vật biến đổi gen, nhận thức
về lợi ích, những nguy cơ và cũng như tác hại của có lợi của GMO đối với
rủi ro của chúng, Tạp chí GMO đối với thực phẩm thực phẩm
sinh học 2013
Sinh vật biến đổi gen và sức
khỏe, Tạp chí sinh học

vật

chuyển

phần dinh dưỡng trong
thực phẩm biến đổi gen


Bài tiểu luận an toàn sinh ở
động

Nói lên được các thành

gen,

Trường đại học Nông Lâm

Phân tích rõ vai trò của
sinh vật biến đổi gen với
con người

Không nêu tác hại của
GMO trong thực phẩm

Không nêu rõ tác hại của
GMO trong thực phẩm

Thái Nguyên
Thực phẩm biến đổi gen, Nêu đầy đủ các lợi ích
Trường đại học Nông Lâm và tác hại sinh vật biến
TPHCM
đổi gen
Bài thuyết trình Quản lý an
toàn sinh vật biến đổi gen ở Có nêu được thực trạng Chỉ nói trên cây trồng,
Việt Nam, Trường đại học của GMO ở Việt Nam

chưa nói đến động vật


Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen
3.1.1. Sinh vật biến đổi gen là gì ?
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp cây trồng là quá trình chủ động sao chép
gen nhằm tạo ra một tính trạng mong muốn từ một loại cây trồng hoặc sinh vật bất kỳ
và sử dụng nó trong một loại cây trồng khác. Kết quả là tạo ra một Sinh vật biến đổi
gen.
3.1.2. Tên gọi này có ý nghĩa gì ?
Sinh vật biến đổi gen, biến đổi gen, công nghệ sinh học, hạt giống công nghệ
sinh học, thiết kế gen…Sinh vật biến đổi gen thường được dùng để mô tả bất kỳ thuật
7


ngữ nào trên đây nhưng trên thực tế có nghĩa là thay đổi được tạo ra cho ADN của một
sinh vật.
3.1.3. Tại sao nông dân sử dụng sinh vật biến đổi gen?
Người nông dân chọn hạt giống dựa trên những gì tốt nhất cho trang trại của họ,
nhu cầu thị trường và môi trường phát triển của địa phương. Người nông dân chọn sinh
vật biến đổi gen để giảm mất mùa hoặc thiệt hại cho cây trồng do cỏ dại, bệnh và côn
trùng cũng như các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ví dụ như hạn hán. Nông dân chọn
sử dụng Sinh vật biến đổi gen để giảm bớt tác động của nông nghiệp đối với môi
trường và giảm chi phí, ví dụ như bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu có mục tiêu hơn.
Nông dân cũng đã sử dụng sinh vật biến đổi gen để cứu cây trồng, ví dụ: đu đủ từ
Hawaii - bị đe dọa lây bệnh.
3.1.4. Người ta phát triển cây trồng biến đổi gen ở đâu trên thế giới?
Nông dân trên khắp thế giới đã chọn sử dụng sinh vật biến đổi gen vì những lợi
ích đối với hoạt động kinh doanh của họ và các cộng đồng địa phương. Từ 2014, sinh

vật biến đổi gen được nuôi trồng, nhập khẩu hoặc sử dụng tại 70 quốc gia.
3.2. Sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm và sức khỏe
3.2.1. Quá trình hình thành
Khi tạo ra một sinh vật biến đổi gen, các nhà nghiên cứu sao chép thông tin di
truyền cụ thể từ một cây trồng hoặc sinh vật và đưa nó vào cây trồng khác để cải thiện
hoặc nâng cao một đặc tính hoặc tính trạngcụ thể, chẳng hạn như khả năng kháng côn
trùng. Các nhà nghiên cứu mô tả rất chính xác thay đổi mà họ đưa vào hệ gen của cây
trồng và ảnh hưởng của việc đó đến sự trao đổi chất của các tế bào cây. Cây trồng sau
đó sẽ được thử nghiệm rộng rãi trong nhà kính, trên ruộng và các nhà nghiên cứu tìm
kiếm sự khác biệt giữa cây trồng biến đổi gen với cây trồng truyền thống. Cây được
8


trồng ở ruộng trong nhiều môi trường khác nhau cũng được thu hoạch và phân tích về
cấu trúc thành phần.
3.2.2. GMO có ảnh hưởng đến sức khỏe ?
Cây trồng công nghệ sinh học hiện có trên thị trường đều giống như các bản
không biến đổi gen của chúng từ quan điểm liên quan đến thành phần và dinh dưỡng.
Ví dụ: ngô biến đổi gen giống như ngô không biến đổi gen. Kiểm định đã chứng minh
và đánh giá của FDA cũng đã cho thấy sinh vật biến đổi gen có dinh dưỡng tương tự
như các loại cây trồng không biến đổi gen, bao gồm cả hàm lượng các chất dinh dưỡng
quan trọng như axit amin, protein, chất xơ, chất khoáng và vitamin.
Thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen được tiêu hóa trong cơ thể giống như thực
phẩm từ cây trồng không biến đổi gen. Hàng trăm nghiên cứu đã và tiếp tục chứng
minh rằng sinh vật biến đổi gen không gây ra bất kỳ rủi ro sức khỏe nào - chúng không
gây ra dị ứng hay ung thư mới, vô sinh, ADHD hoặc bất kỳ bệnh nào khác. Trong
những năm nông dân phát triển cây trồng từ hạt giống biến đổi gen (từ khoảng 1994),
chưa từng có trường hợp tổn hại nào đối với sức khỏe con người do biến đổi gen được
ghi lại, bao gồm cả các phản ứng dị ứng mới.
3.3 . Vi khuẩn Bt


Hình 3.3: Bacillus thunringiensis
9


3.3.1.

Đặc điểm
Bacillus thuringiensis (viết tắt: Bt) là vi khuẩn Gram dương, và cũng là loài vi

khuẩn đất điển hình được phân lập ở vùng Thuringia, Đức. Bt có khả năng tổng
hợp protein gây tệ liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, trong đó có sâu đục
quả bông, các loài sâu đục thân ngô châu Á và Châu Âu. Chúng đều là sâu hại thực vật
phổ biến, có khả năng gây ra những sự tàn phá nghiêm trọng
Bacillus thuringiensis có độc tính thuộc nhóm III, LD50 đường uống là
>8.000 mg/kg. Thuốc rất ít độc đối với môi trường và ký sinh có ích, không độc đối với
cá và ong mật.
Đây là loại thuốc nguồn gốc từ vi khuẩn, được sản xuất bằng phương pháp lên
men vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Sản phẩm lên men là độc tố ở dạng đạm tinh thể
và bào tử. Độc tố này là những hợp chất đạm cao phân tử không bền vững trong môi
trường kiềm, môi trường acid mạnh và dưới tác động của một số loại men; không tan
trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, nhưng tan trong dung dịch kiềm có độ pH
từ 10 trở lên, tan trong dịch ruột của ấu trùng sâu bộ Lepidoptera. Độ lớn của tinh thể
độc tố từ 0,5-2 μm.

3.3.2. Cơ chế tác động
- Bước 1: Xâm nhập vào các ấu trùng của côn trùng qua đường tiêu hóa.
- Bước 2: Protein Bt được hoạt hóa dưới tác động của môi trường kiềm trong ruột
côn trùng.
- Bước 3: Chọc thủng ruột giữa gây ra sự tổn thương làm chúng ngừng ăn. Sau đó

một vài ngày chúng chết.

10


Với khả năng sản sinh protein độc tố có khả năng diệt côn trùng, Bt đã và đang
được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và khám phá giá trị nông học của chúng. Đến
nay, hơn 200 loại protein của Bt đã được phát hiện với các nồng độ độc tố diệt một số
loài côn trùng khác nhau.
3.3.3. Cây trồng Bt
Cây trồng Bt là công cụ diệt sâu bệnh thực vật mới. Vấn đề khai thác mọi khả
năng giảm thiệt hại mùa màng và tăng sản lượng lương thực trở nên cấp bách khi dân
số toàn cầu tăng lên nhanh chóng và diện tích đất canh tác lại giảm đáng kể. Cùng với
kỹ thuật canh tác nông nghiệp thích hợp, công nghệ kháng côn trùng Bt có thể đem lại
rất nhiều lợi ích cho loài người.
Những lợi ích của cây trồng Bt:
1. Tăng cường quản lý sâu bệnh.
2. Giảm sử dụng thuốc trừ sâu.
3.Thu được lợi nhuận nhiều hơn.
4.Cải thiện điều kiện cho các sinh vật có ích.
5.Ngô chứa ít độc tố mycotoxin – độc tố có thể gây chết gia súc và ung thư cho
người
6.Quản lý tính kháng côn trùng (IRM) Cây Ngô Bt kháng côn trùng biến đổi gen
3.4.

Lợi ích và tác hại của sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm

3.4.1. Lợi ích của sinh vật biến đổi gen trong thực phẩm
Hiện nay, những người ủng hộ nhiệt tình việc sử dụng sinh vật biến đổi gen đều
dựa vào những lí lẽ cho rằng:

- Có thể sản xuất được hạt giống chống lại những điều kiện khắc nghiệt của môi
trường.
- Tạo ra thực phẩm chủ yếu giàu dinh dưỡng hơn.

11


- Tạo ra nhiều thực phẩm trên diện tích nuôi trồng nhỏ hơn và ở đất nghèo dinh
dưỡng.
- Thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
- Giảm được nhu cầu sử dụng hóa chất.
Tóm lại, trồng cây có GMO được cho là giúp người nông dân:
- Chi tiêu ít, sản xuất nhiều lương thực.
- Sử dụng ít thuốc trừ sâu và diệt cỏ.
- Ít làm đất loại bỏ cỏ dại, bảo vệ đất
Ngoài ra, ở lĩnh vực nghiên cứu y học, có thể tạo ra vacxin hoặc dễ dàng hơn
trong việc xác định những căn bệnh bằng sử dụng dấu hiệu của gen hoặc xác
định sớm có gen dị tật.
Lý lẽ duy nhất để ủng hộ cho việc sử dụng lúa mì biến đổi gen là sự cần thiết nuôi sống
nhiều người đang bị thiếu lương thực trên thế giới, những người ủng hộ cho rằng chỉ có
phương pháp chuyển gen mới có thể phát triển nhanh những dòng lúa mì đủ có năng
suất thích hợp, duy trì được dân số trái đất.

3.4.2. Tác hại, rủi ro và những quan điểm chống đối
Những ý kiến phản đối cây trồng biến đổi gen không chỉ giới hạn trong một
quốc gia và tồn tại trong cộng đồng các nước phát triển, đặc biệt ở các nước có công
nghệ sinh học phát triển như Hoa Kì và một số nước EU, mặc dù đây là những nước
tạo ra đươc những sinh vật biến đổi gen mang tính thương mại toàn cầu.
Bằng chứng là từ năm 2003-2012, ở các quốc gia thuộc EU lần lượt đã có 8 hội
thảo quốc tế về những vùng không sinh vật biến đổi gen (GE/GMO free regions).

Những quan điểm về việc cần phải đánh giá toàn diện nguy cơ tiềm ẩn và mức độ rủi
ro của GMO thường được đưa ra thảo luận một cách công khai và thẳng thắng, đặc biệt
12


những nguy cơ và GMO có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gay ra cho người và vật nuôi,
cho môi trường, cho ngành kinh tế khác...những quan điểm này thường được số đông
ủng hộ nhiều khi đi ngược lại lợi ích của những công ty tạo ra cây trồng hoặc thực
phẩm biến đổi gen.
Các bất lợi trong nông nghiệp, công nghiệp có liên quan đến GMO:
Sản lượng cây trồng thất vọng và có sự nghi ngờ về lợi ích của môi trường ít cầy xới
- Tạo nhiều siêu cỏ dại và chúng phát triển tăng sức đề kháng chất diệt cỏ
Glyphosate, loại chất phổ biến trong sản xuất thực phẩm có GMO.
- Con người vô tình dùng chất trừ sâu BT (là một độc tố vi khuẩn có tên Bacillus
thuringiensis có khả năng tổng hợp protein cây tê liệt ấu trùng của một số loài
côn trùng gây hại), thì cũng là lúc chất diệt sâu bọ này trở thành một phần của
cây trồng có GMO. Sau một thời gian cây trồng GMO tự sản sinh ra chất trừ
3.5.

sâu BT suy ra thực phẩm có độc tố.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khi con người tạo ra được những sinh vật biến đổi gen (GMO), mặc dù chưa có
nhiều nghiên cứu đánh giá về rủi ro và mối nguy hiểm do chúng gây ra nhưng các nhà
khoa học có tư tưởng phê phán đều khẳng định việc còn thiếu những bằng chứng về rủi
ro của GMO không phải là bằng chứng về mức độ an toàn của chúng.

Khi tìm hiểu giá trị và những đặc tính tốt của sinh vật biến đổi gen, rất ít người
quan tâm đến rủi ro hoặc mức độ nguy hại mà chúng có thể đem đến cho con người, cả
những rủi ro có thể nhận dạng được và những rủi ro tiềm ẩn chưa xuất hiện. Quan điểm
này thường gặp ở những nước nghèo và chậm phát triển như ở trên đã đề cập.

13


Trước hết, sinh vật biến đổi gen đều là những sinh vật sống, được sản xuất hàng
loạt như một loại hàng hóa, chúng chắc chắn sẽ làm phong phú cho đa dạng sinh học,
có thể xếp GMO thuộc đa dạng gen. Về tương lai lâu dài, trong quá trình phát triển,
GMO sẽ có sự thích nghi với môi trường mới, chúng hoàn toàn có khả năng lai tạo tự
nhiên, có thể do sự biến đổi các yếu tố môi trường, những sinh vật biến đổi gen sẽ có
những thích nghi với những điều kiện mới để tồn tại và phát triển.
Với một cây trồng biến đổi gen (GM crops) rất có hiệu quả trong việc kháng lại
các loài dịch hại cũng như thuốc trừ cỏ. Về lý thuyết, điều này rất có lợi cho các nhà
trồng trọt, loài cây trồng biến đổi gen này đang được chào đón. Tuy nhiên, để có thể
thích nghi với điều kiện mới, những loài sâu hại đích (loài hại vẫn sử dụng cây trồng
này trước khi có sự xuất hiện cây trồng biến đổi gen) và theo quy luật của chọn lọc tự
nhiên, các loài côn trùng hại sẽ có phương thức sống mới bằng cách lựa chọn loài cây
khác làm thức ăn mà không phải cây trồng biến đổi gen.
Kết quả cuối cùng, hoặc chúng sẽhình thành nhanh các biotype mới hoặc chúng
sẽ trở thành loài hại chủ đích trên những cây trồng gần gũi khác, gặp điều kiện thuật
lợi, chúng có thể gây hại trầm trọng hơn. Trong điều kiện sử dụng gen kháng hoặc
phun quá mức thuốc trừ sâu hóa học, đã thúc đẩy việc hình thành nhanh các biotype ở
rầy nâu hại lúa, ở các loài bọ phấn Bemesia; hoặc tăng khả năng các loài côn trùng hại
cây cỏ dại (đã bị thuốc trừ cỏ tiêu diệt) chuyển sang gây hại cây trồng khi mất cây cỏ
dại này làm thức ăn.
Khi có loài cây trồng kháng được thuốc trừ cỏ, người sản xuất có thể sẽ thoải
mái hơn trong việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ để phòng chống cỏ dại trên đồng

ruộng của họ. Còn rất ít nghiên cứu chỉ rõ mức độ ô nhiễm đất hay nước ngầm ở những
vùng mà thuốc trừ cỏ được sử dụng với lượng không được kiểm soát. Cuối cùng, lợi
ích kép vẫn thuộc về các công ty vừa sản xuất cây trồng biến đổi gen vừa cung cấp
thuốc trừ cỏ dại, còn trong trường hợp có hai công ty độc lập nhau giữa sản xuất GM
crops và thuốc trừ cỏ, chắc chắn họ sẽ hợp tác chặt chẽ để cùng hưởng lợi do GM crops
14


đem lại. Đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng về khả năng của các loài động vật và
thực vật biến đổi gen có thể sản sinh ra được thế hệ con cháu hay hạt giống hay chưa,
và điều này sẽ đem lại lợi thế tuyệt đối hoặc sự độc quyền cho các công ty tạo ra cây
trồng biến đổi gen, làm mất đi dự lựa chọn của người trồng trọt và chăn nuôi tự tạo ra
loài vật nuôi và cây trồng truyền thống của mình.
Như vậy, mỗi sinh vật biến đổi gen được tạo ra sẽ có khả năng thúc đẩy nhanh
hơn sự mất đi sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như vậy, khi bàn về mức độ an toàn của những GMO, cây trồng biến đổi gen
hoặc thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, nếu chỉ dựa vào lí luận theo logic thông
thường có thể sẽ đưa ra những nhận xét hoặc kết luận chủ quan hoặc cực đoan. Đơn
giản là cho tới nay, chưa có phương pháp định lượng chuẩn xác trong nghiên cứu giám
sát và đánh giá nguy cơ và những rủi ro của sinh vật biến đổi gen. Chính vì vậy, thử
nghiệm về tác dụng phụ của sinh vật biến đổi gen mang tính chất thương mại không
nên xem là công trình nghiên cứu khoa học thực thụ. Nhằm đánh giá nguy cơ và rủi ro
của sinh vật biến đổi gen để có đủ bằng chứng khoa học, ngoài những phương pháp
nghiên cứu khách quan và chính xác, những số liệu khoa học khách quan và đầy đủ này
cần phải được chia sẻ trước khi kết luận chúng sẵn sàng là thực phẩm cho con người sử
dụng. Nếu không, người tiêu dùng sẽ luôn có sự phân biệt giữa thực phẩm không biến
đổi gen (GMO-free food) với thực phẩm biến đổi gen (GMO food), cũng giống như


15


việc phân biệt cây trồng hữu cơ (organic crops), thực phẩm sạch không có thuốc trừ
sâu (pesticide-free food) với thực phẩm có sử dụng thuốc trừ sâu.
Nhìn chung, các sinh vật biến đổi gen (động vật và thực vật) đều tiềm ẩn những
nguy hại chưa thể lường hết được đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, vì vậy,
cần phải có đủ thời gian để nhận diện hết các mặt trái này. Cũng vì con người chưa
từng có tiền lệ sử dụng thực phẩm từ GMO nên không một tổ chức, cá nhân nào có thể
đảm bảo tính an toàn tuyệt đối của chúng. So với các loài động, thực vật truyềnthống
thì sinh vật biến đổi gen khó kiểm soát hơn nhiều, mà nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là
vì con người tuy tạo ra chúng, nhưng lại chưa hiểu hết về chúng.
Đã đến lúc con người cần mạnh dạn hơn trong suy nghĩ về loại thực phẩm mới
này.

16



×