Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬSKKN A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.9 KB, 20 trang )

ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

I- PHẦN MỞ ĐẦU:
I. 1. Lý do chọn đề tài:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành
giáo dục trong giai đoạn tới. Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ thông tin, của cách
mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục đang tới rất nhanh, buộc chúng ta phải phát triển và
theo kịp, chủ động đón nhận. Đây cũng là xu thể của thế giới chúng ta không thể đứng ngoài
cuộc cách mạng này. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục có nhiều mảng
khác nhau. Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng nhất vẫn là việc ứng dụng công nghệ trong từng
bài giảng của giáo viên. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến việc ứng dụng
một số phần mềm trong việc soạn giảng bài giảng e-learning.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm để hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn e- learning như:
Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc, Violet của công ty Bạch Kim Việt Nam,
phần mềm tích hợp MS PowerPoint của Microsoft như Ispring presenter và Adobe
Presenter. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng nhưng chúng đều là công cụ hỗ trợ
để giáo viên xây dựng bài giảng e-learning. Tuy nhiên, cho dù ứng dụng phần mềm nào
trong việc soạn giảng, nếu muốn bài giảng thêm sinh động, thu hút học sinh thì cũng cần
giáo viên tích hợp thêm âm thanh, hình ảnh, các video clips (tham khảo từ mạng Internet
hoặc giáo viên tự biên soạn).
Trong quá trình soạn giảng giáo án điện tử, tôi đã tìm tòi và rút ra kinh nghiệm trong việc sử
dụng một số phần mềm rất hữu ích cho việc soạn giảng và tăng tính hiệu quả trong việc
giảng dạy và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì thế, tôi quyết định chọn viết đề tài này
nhằm mục đích chia sẻ những gì mà mình đã làm được và đón nhận những ý kiến đóng góp
chân tình của những người quan tâm để đề tài này mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong
công tác giảng dạy. Với những lý do như trên nên tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu là:

ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG E – LEARNING

Trần Ngọc Duy (2018)



1


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

I. 2. Mục tiêu của đề tài:
Nhằm cung cấp cho giáo viên một số phần mềm hữu ích nhằm hỗ trợ cho giáo viên trong
việc soạn giảng mang tính hiệu quả cao hơn và khiến cho bài học đến gần với học sinh hơn.

I. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Các phần mềm mà tôi giới thiệu là:

1. Mp3 Cutter Joiner: phần mềm giúp bạn cắt và nối các file âm thanh một cách hiệu
quả và đáng tin cậy.

2. YTD Video Downloader: là phần mềm cho phép người dùng tải Video xuống từ các
trang chia sẻ video clips như: Youtube, Facebook, Google Video, Yahoo Video và chuyển
chúng sang định dạng Video.

3. Free Video Cutter: phần mềm cắt video mạnh mẽ có thể phụ giúp bạn lựa chọn và cắt
các đoạn nhạc hình từ các file yêu thích của bạn và cắt ra những đoạn nhạc bạn không thích.

4. ProShow Producer 05: ProShow Producer là phần mềm thiết kế slideshow ảnh gọn
nhẹ, chuyên nghiệp với rất nhiều hiệu ứng đẹp, giúp bạn có thể kết hợp những bức ảnh,
video và nhạc để tạo thành một video clip tuyệt vời cho các bài học. Công cụ Proshow
Producer 05 vượt trội ở chỗ có khả năng biến một bộ sưu tập ảnh số thành một slideshow
dưới dạng file flash. Chương trình cho phép bạn tạo các kiệt tác trình chiếu cao cấp và mức
độ chuyên nghiệp ấn tượng, tác động mạnh mẽ đến người xem.


I.4. Phương pháp nghiên cứu:
Qua quá trình soạn giảng tôi đã bắt đầu nghiên cứu và sử dụng các phần mềm. Hiện nay, có
rất nhiều phần mềm mà giáo viên có thể tiếp cận để hỗ trợ cho công việc soạn giảng. Tuy
nhiên, qua quá trình sử dụng tôi đã rút ra được 04 phần mềm cần thiết nhất, sử dụng dễ dàng
để giáo viên có thể áp dụng.

II-PHẦN NỘI DUNG:
II. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nội dung trọng tâm trong đề án tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,
nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-

Trần Ngọc Duy (2018)

2


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày
25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
Hơn nữa một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017-2018 là việc triển khai
việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin vào quá trình dạy các
môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích
thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học
Vì thế, các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng
tích hợp vào các môn học để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập. Điều quan trọng
nhất đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu
theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài
giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng công nghệ thông tin phải được hiểu là một giải pháp

trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo, liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng,
chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng các phần mềm thích hợp vào giảng dạy để tăng tính hiệu
quả của công tác giảng dạy.

II. 2. THỰC TRẠNG:
a. Thuận lợi: Hầu hết các trường phổ thông hiện nay đều được đầy đủ trang thiết bị cho
việc sử dụng giáo án điện tử. Phòng máy, phòng đa năng nối mạng Internet được trang bị
đầy đủ thiết bị tạo cơ sở thuận lợi cho giáo viên áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng
những phần mềm hữu ích hỗ trợ vào giảng dạy. Hơn nữa trình độ chuyên môn của giáo viên
về mặt tin học ngày càng được nâng cao. Cụ thể ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm thì số
lượng giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có tỉ lệ cao.
b. Khó khăn: Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy vẫn
còn một số tồn tại. Điển hình như bài giảng còn nặng về kênh chữ, chưa khai thác được
kênh hình. Một số bài giảng còn trình bày thông tin trên máy tính thay bảng viết, dẫn đến
tình trạng học sinh khó nắm được bố cục bài giảng. Điều đó cũng có nghĩa là giáo viên chưa
khai thác được tính ưu việt của công nghệ thông tin trong dạy học. Mặt khác, kỹ năng khai
thác thông tin trên internet của giáo viên còn hạn chế nên các tài liệu đưa vào bài giảng chưa
được phong phú, đa dạng... Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn
lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Trần Ngọc Duy (2018)

3


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

c. Thành công: Trong quá trình mà tôi ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giảng
như trên tôi đã rút ra được một số điều tích cực trong việc ứng dụng các phần mềm này
mang lại như sau: Bài giảng trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so
với cách dạy theo phương pháp truyền thống, nội dung của bài giảng với những hình ảnh,

âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Hơn nữa, giáo viên
cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều
hơn trong giờ học.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng các phần mềm này là nâng cao một bước cơ
bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác
cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được
khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự
học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.

d. Hạn chế: Để chuẩn bị một tiết dạy bài giảng e-learning và ứng dụng có hiệu quả các
phần mềm trên cần có nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu. Giáo viên phải nghiên cứu bài
dạy cụ thể và chu đáo. Sau đó, phải tìm ra những phần thích hợp để ứng dụng các phần
mềm. Ngoaì ra, giáo viên phải thu thập và tìm tài liệu, tranh ảnh, video clip phù hợp với nội
dung bài dạy. Hơn nữa, giáo viên phải có một trình độ sử dụng công nghệ thông tin tương
đối tốt để có thể ứng dụng các phần mềm vào các phần cụ thể của bài dạy.

e. Phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng:
Việc sử dụng bài giảng e-learning trong dạy học đang được khuyến khích vì những tính ưu
việt của nó. Tuy nhiên, hiện nay giáo viên chỉ chú trọng đến việc trình chiếu nội dung bài
học, các hình ảnh minh họa mà chưa tập trung vào việc ứng dụng và khai thác hết của việc
sử dụng bài giảng e-learning. Ngoài ra việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn đôi khi cũng
mang lại những bất lợi trong việc giảng dạy. Một số ví dụ sau đây sẽ phân tích thêm cho
luận điểm này:

Trần Ngọc Duy (2018)

4


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING


Thứ nhất, trong phần Listening môn Tiếng Anh giáo viên phải tua đi tua lại nhiều lần của
một đoạn nghe để kiểm tra câu trả lời cho học sinh. Việc làm này rất tốn nhiều thời gian và
làm giảm đi sự tập trung cho học sinh. Vì thế, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã ứng
dụng phần mềm Mp3 Cutter Joiner để cắt các phần nghe cụ thể để học sinh và giáo viên
định hướng học sinh tập trung hơn trong các phần nghe.

Thứ hai, hầu hết các bài giảng e-learning chỉ là trình chiếu nội dung và hình ảnh. Tuy rằng
là không thể phủ nhận được vai trò trình chiếu nội dung của bài giảng e-learning và thuận
lợi của việc sử dụng hình ảnh nhưng bài giảng nào mà học sinh cũng chỉ được xem hình ảnh
và nội dung thì sẽ khiến cho học sinh nhàm chán. Do đó tôi đã cố gắng tìm những phương
pháp khác để làm phong phú bài giảng điện tử và các cách tiếp cận kiến thức bài học. Đó là
sử dụng các Video Clips có trên các trang Websites chia sẻ video clips. Việc sử dụng các
video clips này sẽ khiến cho học sinh hứng thú hơn với bài học vì học sinh không những
được nhìn mà còn được nghe và phát huy các kỹ năng học tập khác. Hơn nữa, việc sử dụng
các Video Clips này sẽ giúp học sinh tiếp cận gần hơn với thực tế qua kiến thức mà các em
sẽ học. Vậy làm thế nào để giáo viên sử dụng các Videp Clips này? Phần mềm YTD Video
Downloader sẽ giúp ích cho các giáo viên.

Thứ ba, khi đã sử dụng các video clips vào giáo án điện tử, các giáo viên lại gặp những trở
ngại khi khai thác các nội dung mà video clips mang lại. Đôi khi nội dung video clips lại
quá dài giáo viên không thể cho học sinh xem cả một đoạn videp clip dài 7 – 8 phút trong
một phần bài dạy của mình. Đôi khi các nội dung mà giáo viên cần sử dụng trong video
clips lại xuất hiện trong trọng tâm, lại rải rác một vài chỗ trong đoạn video clips. Hơn nữa
giáo viên lại có nhiều đoạn video clips ngắn khác nhau lại muốn ghép các đoạn video clips
lại với nhau thì mới làm rõ nội dung trong bài học. Các vấn đề đó cũng là một vấn đề khó
khăn mà trước đây tôi đã gặp phải khi chưa sử dụng được phần mềm Free Video Cutter.
Từ khi sử dụng được phần mềm này thì tôi có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên.

Thứ tư, các phần mềm trên chỉ là hỗ trợ cho các giáo viên chỉnh sửa và sử dụng những nội

dung và video clip sẵn có. Sử dụng những nội dung sẵn có cho dù đã chỉnh sữa cắt ghép thì
không thể nào có thể bằng những nội dung mà mình sáng tạo. Vì thế, tôi đã tìm tòi và đã
tìm ra một phần mềm giúp giáo viên có thể tự tạo cho riêng mình một Video Clip có hình
ảnh, âm thanh và hiệu ứng đầy đủ.
Trần Ngọc Duy (2018)

5


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

II.3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
a. Mục tiêu: Phần sau đây tôi sẽ trình bày những bước cơ bản nhất để sử dụng các phần
mềm đã nêu. Ở mỗi phần mềm tôi đều giới thiệu các chức năng chính, các bước thực hiện
có kèm theo hình ảnh minh hoạ.

b. Chức năng và cách sử dụng các phần mềm trong việc soạn bài giảng elearning môn Tiếng Anh:

1. Mp3 Cutter Joiner:

Tính năng chính:


Chia tập tin âm thanh lớn thành từng phần và chuyển đổi chúng sang định dạng
MP3/WAV/WMA/OGG.



Nó có thể kết nối nhiều file hoặc đoạn tập tin âm thanh vào một tập tin âm thanh lớn.




Sau khi lựa chọn các tập tin âm thanh, bạn có thể click nút "Up" để được ưu tiên và
nút "Down" sẽ giúp bạn trì hoãn việc chuyển đổi.



Bạn có thể đổi tên các tập tin âm thanh thành bất kỳ tên nào mong muốn

Trần Ngọc Duy (2018)

6


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

Bước 1: Các bạn nhấn chuột vào Add file, chọn file cần cắt



Bước 2: Nhấn Play để nghe, và đến khúc nào muốn chọn thì nhấn Pause, tiếp đến
nhấn Begin (chọn đầu bản nhạc)

Trần Ngọc Duy (2018)

7


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING



Bước 3: Nhấn Play để nghe tiếp và đến khúc muốn cắt thì nhấn Pause, tiếp đến
nhấn End (chọn cuối bản nhạc)

Bước 4: Chọn Cut. Bản nhạc sẽ được xuất ra trong đường dẫn bạn chọn
trong Output.



Sau khi các bạn cắt được vài bài, nếu muốn ghép lại thì nhấn vào add file hoặc add
folder, chọn số bài cần ghép ---> nhấn Join ---> vào thư mục xuất file để nghe lại.

Trần Ngọc Duy (2018)

8


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

Phần mềm này rất hữu ích khi dạy các bài Listening. Hiện nay hầu hết các giáo viên dạy
Listening bằng máy Cassette. Tuy nhiên, để giúp học sinh có thêm dẫn chứng để đưa ra câu
trả lời cho các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên phải tua đi tua lại nhiều lần đoạn
băng nghe rất tốn thời gian và sự tập trung cảu học sinh kém đi. Vì thế, với phần mềm này
giáo viên có thể cắt ra và chỉ cho học sinh nghe lại những câu chứa những thông tin cần
thiết. Bằng cách này sẽ tiết kiệm thời gian và giáo viên cũng như học sinh sẽ tập trung hơn
trong việc giảng dạy và học tập.Ví dụ sau đây được dùng để minh họa:
Trong bài Unit 12: THE ASIAN GAMES – PART C (LISTENING)
Task 1: Listen and choose the best answer A, B, C or D for the following sentences:
1. Yuko won the gold medal in women’s swimming. She set a new world record time of…...
A. 200 seconds


B. 1 minute 58 seconds

C. 1 minute 38 seconds

D. 1 minute 48 seconds

2. Lily got an average of…………..points in her gymnastics event.
A. 9.5

B. 5.9

C. 15

D. 5

3. Lee Bong-ju jumped ………..and he won the gold medal in men’s long jump.
A. 8.5m

B. 8.9m

C. 9.8m

D. 18m

Và đây là đoạn nghe của bài học:
Good evening. It’s 10.15 and it’s time for “The Asian Games Report”. It’s the 3rd day
of the Games. Well, today’s most important event was the women’s 200-metre freestyle. (1)
The Japanese, Yuko was the first and got the gold medal. She made a new record time
of 1 minute 58 seconds. The Japanese athletes won two gold medals yesterday, and three

the day before, so in the first three days they’ve won six gold medals.
Trần Ngọc Duy (2018)

9


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

...Here we’re in the Gymnasium. (2) Lily, the Chinese gymnast, has just finished her
display. She’s got an average of 9.5 points. That’s the best score today! Lily’s won the
gold medal!
....And this is Lee Bong-ju coming from Korea. This is the second time he completed
in the long jump- at the Asian Games. Last time he jumped 8.5 metres. (3) Today Lee
Bong-ju won a gold medal for men’s long jump. He jumped 8.9 metres………………
Nếu như giáo viên dùng máy Cassette, giáo viên phải tua đoạn đĩa nghe tới câu số (1)
để học sinh nghe câu dẫn chứng. Sau đó, giáo viên lại tiếp tục tua đoạn đĩa nghe tới câu số
(2) để nghe dẫn chứng của câu hỏi số 02 và sau đó cứ như thế với câu số 03. Việc làm như
vậy theo như đã phân tích sẽ tốn nhiều thời gian nếu như bài nghe có nhiều câu hỏi mà dẫn
chứng ở nhiều vị trí khác nhau trong bài. Nếu giáo viên dùng phần mềm MP3 Cutter
Joiner thì sẽ đơn giản và hiệu quả hơn trong việc giảng dạy. Giáo viên cắt câu số 1 trong
đoạn đĩa nghe ra, sau đó chỉ cần cho học sinh nghe câu số 01, không cần tua đĩa nghe, và
như thế tương tự cho câu số 02 và câu số 03.

2. YTD Video Downloader
Để làm cho bài giảng thêm sinh động và lôi cuốn học sinh một trong những cách hiệu quả là
sử dụng các Video từ các trang Youtube, Facebook, Google Video. Tuy nhiên, để tải được
các video clips từ các trang mạng thì phải cần một phần mềm hỗ trợ. Hơn nữa, các video
clips lại có nhiều đuôi định dạng khác nhau cần phải được chuyển đổi sang dạng phù hợp để
sử dụng. Vì thế, phần mềm YTD Video Downloader đã đáp ứng hai yêu cầu quan trọng
trên.


Trần Ngọc Duy (2018)

10


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

Tính năng chính:
YTD Video Downloader là phần mềm cho phép người dùng tải xuống video từ Youtube,
Facebook, Google Video, Yahoo Video… và chuyển chúng sang định dạng video.

Hướng dẫn sử dụng:
Trước tiên, các bạn mở video muốn download trên trình duyệt, ví dụ ở đây là YouTube. Sau
đó, copy đường dẫn của video đó:

Trần Ngọc Duy (2018)

11


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

Khởi động YTD Video Downloader, và "dán" đường dẫn video vào ô Paste URL dưới đây

Chọn mục Download quality để thay đổi chất lượng

Trần Ngọc Duy (2018)

12



ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

Thay đổi thư mục lưu trữ bằng cách nhấn vào biểu tượng thư mục bên cạnh chữ Save
to:

Nhấn nút Download để bắt đầu tải: Nếu muốn chuyển đổi định dạng với nhu cầu bình
thường thì chúng ta chọn tab Convert, chọn video gốc từ phần Select the video file, chọn
định dạng file (Convert video to), chất lượng tương ứng (Conversion quality), thư mục
lưu trữ (Save to)... và nhấn Convert Video để bắt đầu:

Trần Ngọc Duy (2018)

13


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

3. Free Video Cutter: Khi đã có được một đoạn video clip để minh hoạ cho bài học, tuy
nhiên giáo viên chỉ cần một đoạn nhỏ trong đoạn video clip đã có hoặc giáo viên muốn cắt
đi nhứng đoạn video clip không cần thiết thì phần mềm này sẽ rất hữu hiệu trong việc này.
1. Click vào nút "Open Video" để chọn file video.

2. Chọn Flie hoặc những đoạn video clip mà bạn muốn cắt

Trần Ngọc Duy (2018)

14



ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

4. Chọn đoạn video clip àm bạn muốn cắt. Ở nút Start Position là điểm mà video clip bắt
đầu và nút End Position là điểm mà video clip kết thúc.

5. Chọn định dạng xuất của video (MPEG4, DivX, WMV Quicktime MOV, Flash Video
(*.flv), MP3 (chỉ xuất tiếng). Thông thường để trình chiếu dễ dàng ta nên chọn dạng xuất
của video là WMV.

Trần Ngọc Duy (2018)

15


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

5. Nhấp "Save Video" để Free Video Cutter tiến hành công việc.

4. ProShow Producer 05: Như đã nói ở trên, việc sử dụng các video clip trong dạy học
Ngoại Ngữ sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Học sinh không những được xem và còn được nghe
vì thế sẽ khắc ghi kiến thức tốt hơn. Ngoài ra, việc sử dụng video clip sẽ mang lại nhiều ứng
thú cho học sinh khi tiếp nhận kiến thức. Các phần mềm YTD Video Downloader và Free
Video Cutter mà tôi đã giới thiệu ở trên đã giúp cho các giáo viên sử dụng và chỉnh sữa
những video clip đã có. Tuy nhiên, đôi khi giáo viên sẽ không tìm ra những video phù hợp
nhất cho bài dạy hoặc những video clip sẽ không đáp ứng đủ những yêu cầu cảu giáo viên
trong bài dạy. Vì thế tôi giới thiệu với các đồng nghiệp phần mềm Proshow Producer 05.
Phần mềm này sẽ giúp giáo viên tạo ra những video clip theo ý định của bảm thân sao cho
phù hợp với nội dung bài học nhất. Có hai cách làm video clip với phần mềm này:
Cách 01: Làm theo Wizard. Làm theo cách này giáo viên chỉ cần hình ảnh, âm thanh, chỉnh

sửa lại tốc độ xuất hiện của các hình ảnh cho tương thích với âm thanh và chọn kiểu File kết
xuất ra ngoài. Với cách này tất cả các hiệu ứng đều do phần mềm tự chọn tuy nhiên đây là
cách làm đơn giản nhất dành cho những người tập làm quen với phần mềm này.
Cách 02: Giáo viên làm qua nhiều bước. Cách này tuy là phức tạp hơn cách thứ nhất tuy
nhiên làm theo cách này giáo viên sẽ thoả sức sáng tạo lựa chọn tất cả hiệu ứng mà mình
thích đưa vào trong Video Clip. Cách này dành cho những giáo viên đã làm quen và sử
dụng thành thạo phần mềm này.

Trần Ngọc Duy (2018)

16


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

Áp dụng phần mềm này tôi đã tự làm một số đoạn video clips để áp dụng vào một số bài
học.
Ví dụ 01: Dạy bài Unit 12: THE ASIAN GAMES – Listening – Chương trình 11 Chuẩn.
Tôi đã làm một video clip cho phần Warm-up. Trong Video clip bao gồm một số môn thể
thao mà bài nghe sẽ nghe và một số môn thể thao khác mà học sinh yêu thích. Sau khi cho
học sinh xem xong đoạn video clip học sinh được yêu cầu nhắc lại các môn thể thao đã xem
trogn phần video clip. Trong video clip, các hình ảnh của các môn thể thao được chọn lựa
và được thể hiện trong video clip kèm âm nhạc được lựa chọn.
Ví dụ 02: Dạy bài Unit 8: CELEBRATIONS- Reading- Chương trình 11 Chuẩn. Tôi cũng
đã thực hiện một video clip về Tet Holiday và các hoạt động đặc trưng ngày Tết. Sau đó
cũng yêu cầu học sinh ghi nhớ và nhắc lại những thông tin trong đoạn video. Một số hoạt
động đặc trưng của ngày Tết được lựa chọn và làm thành một video clip kèm âm nhạc.
Ví dụ 03: Dạy bài Unit 8: CELEBRATIONS –Speaking- Chương trình 11 Chuẩn. Một
video clip được thực hiện với các ngày lễ diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. Học sinh cũng
được yêu cầu ghi nhớ thông tin sau đó làm việc theo cặp để đưa ra ý kiến của mình.


Trần Ngọc Duy (2018)

17


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III. 1. KẾT LUẬN:
Bài viết trên đây tập trung vào việc ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao tính hiệu
quả trong công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Với việc ứng dụng các phần mềm nêu trên
sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian trong các bài dạy, tạo thêm sự đa dạng trong việc
tiếp cận các nội dung kiến thức và đặc biệt là tăng khả năng sáng tạo, tạo sự ứng thú cho học
sinh trong tiếp nhận kiến thức.

III. 2. KIẾN NGHỊ:
Hầu hết các giáo viên đều có kỹ năng sử dụng bài giảng e-learning vào giảng dạy. Tuy
nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là ngày càng có thêm nhiều phần
mềm hữu ích ứng dụng vào công tác soạn giảng. Thế nên, yêu cầu được tiếp cận và ứng
dụng các phần mềm tiện ích ngày càng cần thiết. Theo quan điểm của riêng tôi, sử dụng bài
giảng e-learning không những là trình chiếu nội dung mà còn khai thác các tiện ích khác để
tăng mức độ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, tăng sự hứng
thú khi tiếp cận với kiến thức, gắn kiến thức với thực tế và quan trọng hơn nữa là tăng khả
năng tự học của học sinh.
Các cấp trên cần tạo điều kiện để các giáo viên tập huấn và tiếp cận thêm với các ứng dụng
mới của công nghệ thông tin vào giảng dạy.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Ngày 14 tháng 03 năm 2018
Giáo viên

Trần Ngọc Duy

Trần Ngọc Duy (2018)

18


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang Web của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo: Văn bản Số: 117/BGDĐT-CNTT
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 - 2018
2. Trang Website: www. Download. Vn

Trần Ngọc Duy (2018)

19


ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING

MỤC LỤC
I- PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1
I. 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………1
I. 2. Mục tiêu của đề tài…………………………………………………………………….2
I. 3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………....2
I.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………...2

II-PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………..…...3
II. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………………………….3
II. 2. THỰC TRẠNG………………………………………………………………….……3
a. Thuận lợi………………………………………………………………………………….3
b. Khó khăn……………………………………………………………………………….…3
c. Thành công………………………………………………………………………………..3
d. Hạn chế……………………………………………………………………………...……4
e. Phân tích và đánh giá thực trạng ………………..……………………………………..4
II.3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN……………………………………………………………..6
a. Mục tiêu…………………………………………………………………………………...6
b. Chức năng và cách sử dụng các phần mềm ……………………………………………6
1. Mp3 Cutter Joiner……………………………………………………………………......6
2. YTD Video Downloader……………………………………………………………….10
3. Free Video Cutter……………………………………………………………………...14
4. ProShow Producer 05…………………………………………………………………..16
III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………………………………18
III. 1. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………18
III. 2. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………...18
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...........19

Trần Ngọc Duy (2018)

20



×