Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH qua hoạt động GDNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.21 KB, 25 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM THUỶ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Họ và tên: Cao Văn Nhất
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thủy
Tỉnh Thanh Hóa
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THUỘC
MÔN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP


PHẦN I: ĐĂT VẤN ĐỀ
1.Lý do chon đề tài:
Hiện nay nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kỹ năng sống rất
thấp, điều đó được thể hiện: trong giao tiếp , hợp tác khi làm việc nhóm, sống
ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân.v.v...những vấn đề đó
đang là những cản trở lớn cho sự phát triển và hình thành nhân cách của một bộ
phận thanh thiếu niên, khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con,
đặc biệt trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.

Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin,
luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em
không biết cách xử lý tình huống dù các tình huống rất đơn giản. Một số học
sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet
của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện
những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã


hội.

Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng khi các nhóm trẻ xấu
luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền lành,
ngoan ngoãn, ít nói....do đó kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng.

2


3


4


5


2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng
trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối
chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời
kì hội nhập. Đặc biệt là phong trào: " xây dựng trường học thân thiện,học sinh
tích cực" của ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2013.

Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho
học sinh những kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát
triển bền vững.


Đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ
sở thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” nhằm:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường
Tiểu học và Trung học cơ sở theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và
Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế
xã hội ở địa phương, thực tế của nhà trường.
- Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống
có hiệu quả trong nhà trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
- Đổi mới hình thức và phương pháp GDNGLL một cách hiệu quả, thu hút
được nhiều học sinh tham gia.

3. Đối tượng nghiên cứu:
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo
lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
6


Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống xoay quanh các hoạt động ngoài giờ
lên lớp trong nhà trường.

Phạm vi đề tài này mới chỉ giới hạn trẻ em từ 8 đến 14 tuổi tại các trường
TH và THCS ở các xã Cẩm Sơn; Cẩm Phong; Cẩm Tâm; Cẩm Vân; Cẩm Tâm;
Cẩm Tú - huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa .

4. Thời gian nghiên cứu:
Từ năm học 2009 - 2010 dến năm học 2011-2012
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Tập huấn cho GV TPT đội, giáo viên chủ nhiệm TH và THCS của các
xã: Cẩm Sơn; Cẩm Phong; Cẩm Tâm; Cẩm Vân; Cẩm Tâm; Cẩm Tú

- Tập huấn cho học sinh là trẻ nòng cốt của câu lạc bộ ( Ban cán sự lớp và
ban chỉ huy liên đội )
- Trực tiếp giảng dạy một số tiết cho các em học sinh tại các nhà trường
( TH và THCS Cẩm Thạch, TH và THCS Cẩm Tâm, TH và THCS Cẩm Quý... )
- Thông qua phiếu lượng giá đầu vào và đánh giá cuối khóa sau mỗi lớp
tập huấn

7


PHẦN II: NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm về kỹ năng sống:
Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu
cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
(*) Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng
ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về
mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với
người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội
có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt
thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng
lực tâm lý xã hội này”.
(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi
trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến
thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức
(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng
vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
(*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả

Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp
giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả
(cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).
Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến
thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Có nhiều cách để phân loại kỹ năng sống:
8


2. Phân loại kỹ năng sống:
2.1. Phân loại kỹ năng sống dựa vào môi trường sống:
+ Kỹ năng sống tại trường học
+ Kỹ năng sống tại gia đình
+ Kỹ năng sống tại nơi làm việc
2.2. Phân loại kỹ năng sống dựa vào các lĩnh vực tâm lý:
+Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch,
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê
phán…
+Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng
xây dựng và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
+Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm
chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa
xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về
chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ
hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã
nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách

ở mọi bậc học .
Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường
sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho trẻ em những kỹ năng thiết yếu
khác nhau.

9


II.THỰC TRẠNG:
Như chúng ta đã biết tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên
hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra 4 trụ cột của việc học tập ở thế kỉ XXI đó là:
Học để biết ( learn to know), học để làm ( learn to do), học để cùng chung sống
(learn to live toghether) và học để tự khẳng định bản thân (learn to be).
Khái niệm học cũng như mục tiêu của sự học là rất rộng. Tuy nhiên, với
chương trình, nội dung và phương pháp học ở nhà trường hiện nay của chúng ta,
trẻ em chủ yếu là học được nhiều kiến thức (học để biết). Còn việc học để biết
làm (biết hành động), học cách để chung sống và đặc biệt là học để tự khẳng
định … còn nhiều hạn chế.

Không chỉ trẻ em, mà cả người trưởng thành cũng cần có những kỹ năng
sống thiết yếu. Việc học kỹ năng sống không bao giờ là muộn và phải được học
suốt đời, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong hàng trăm kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ em, chúng ta cần lựa
chọn những kỹ năng sống nào phù hợp để hướng dẫn các em là điều không dễ.
Cũng cần nói thêm rằng kỹ năng sống chỉ hình thành thông qua rèn luyện, không
ai có thể dạy kỹ năng sống trong một vài buổi học. Các lớp học kỹ năng sống
thực chất là dạy các em nhìn nhận vấn đề, gợi mở để các em suy nghĩ và cung
cấp cho các em một số cách thức rèn luyện trong cuộc sống.


Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên, chương trình
giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp
vào các môn học, hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa cao trong khi

10


môn học kĩ năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình như một môn học
chính khóa.

Từ thực tế hiện nay chúng tôi nhận thấy rằng :"Giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh TH và THCS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp" cho các
em học sinh là góp phần bổ sung sự thiếu hụt những điều mà các em còn ít được
dạy ở nhà trường, ở gia đình. Qua đó nhằm góp phần giáo dục cho các em trở
thành những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng
cộng đồng, và có ích cho xã hội.
III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên :
Trong 3 năm thực hiện, chúng tôi đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo
viên và trực tiếp giảng dạy về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 8
đến 14 tuổi .Với phương pháp cùng tham gia, ban đầu các em còn e dè và ngại
tham gia, nhưng sau một thời gian ngắn làm quen các em tham gia rất sôi nổi,
nhiệt tình.
Qua việc tập huấn còn giúp cho các giáo viên có những phương pháp và
cách thức tổ chức rèn kỹ năng sống cho học sinh; biết thiết kế và lập kế hoạch
bài giảng cho việc giảng dạy tại các nhà trường.
Hiểu rõ kỹ năng sống, tầm quan trọng và phương pháp rèn kỹ năng sông
cho học sinh, biết cách thiết kế 01 bài dạy về kỹ năng sống thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp.


VD: Ngày 19; 20 và 21 tháng 7 năm 2011 chúng tôi đã tập huấn cho 33
giáo viên chủ nhiệm ở Bậc TH và THCS thuộc các xã: Cẩm Sơn; Cẩm Phong;
Cẩm Tâm; Cẩm Vân; Cẩm Tâm; Cẩm Tú - huyện Cẩm Thủy.

11


Trong quá trình tập huấn chúng tôi đều tiến hành đánh giá trước và sau
khi tập huấn
* Đánh giá trước khi tập huấn:
Tổng số

Nội dung khảo sát

học viên
33

Mức độ

- Anh (Chị) Hiểu kỹ năng sống là gì? và - Hiểu đầy đủ : 35 %
tầm quan trọng của nó?

33

- Hiểu chưa đầy đủ: 65 %

- Tại sao phải rèn kỹ năng sống cho học - Hiểu rõ: 40 %
sinh


33

- Hiểu chưa đầy đủ: 60%

- Những phương pháp và nội dung mà - Dạy tích hợp vào các
anh (chị) đã sử dung để rèn KNS cho học môn học
sinh

33

- Ý nghĩa của lớp tập huấn

Nắm được PP GD KNS
cho HS THCS

33

- Đã từng tham gia tập huấn

70% Chưa tham gia

*Đánh giá sau khi tập huấn:
TS học

Nội dung đánh giá

viên
33

Mức độ được đánh giá


- Mức độ hài lòng chung về khóa tập - Tốt
huấn

33

- Mức độ hữu ích

- Tốt

- Khả năng ứng dụng vào thực tế

- Tốt

- Đáp ứng mong đợi

- Tốt

- Phương pháp tập huấn

- Tốt

- Nhận xét chung về khóa tập huấn

khóa tập huấn có chất lượng,
tính khả thi và có tính áp
12


dụng thực tế cao

33

- Nêu tiến trình một bài dạy kỹ năng - Tốt: 45 %
sống

- Khá: 50 %
- TB: 5%

33

33

- Ý nghĩa và tầm quan trong của việc - Nêu đầy đủ: 95 %
GD kỹ năng sông cho học sinh

- Nêu chưa đầu đủ: 5 %

- Nhận xét về tập huấn viên

- Nhiêt tình, vui vẻ, hòa nhã
- Phương pháp phù hợp
- Tác phong chuẩn mực
- Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ

33

- Mong muốn những khóa học tiếp

- Được tham gia nhiều lớp tập
huấn PP rèn KNS cho hs


2. Các bước tiến hành một bài dạy kỹ năng sống thông qua HĐNGLL:
Chúng ta không thể dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách thuyết trình hay
giảng giải, mà chỉ hướng dẫn, gợi mở cho các em suy nghĩ, chỉ dẫn các em các
hình thức rèn luyện để có kỹ năng sống cần thiết.
Một bài dạy kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cần thực
hiện theo 4 phần như sau:

Hoạt động 1: Trò chơi khởi động:
- Mục đích: Tạo sự vui vẻ cho học sinh.
- Tiêu chí lựa chọn trò chơi:
+ Trò chơi có sự tham gia của tất cả học sinh.
+ Nếu nội dung trò chơi là gợi ý để dẫn dắt tới kỹ năng sống cần dạy
cho học sinh thì càng tốt
13


Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm.
- Mục đích: Thông qua bài tập này, GV có thể gợi ý để học sinh hiểu về kỹ
năng sống cần học và lý do tại sao lại cần học kỹ năng sống này.
- Số lượng bài tập: Hạn chế, khoảng 1 - 2 bài.
- Lưu ý lựa chọn bài tập trải nghiệm:
+ Không chọn tình huống quá khó.
+ Không chọn tình huống nhạy cảm về giới tính, tôn giáo, dân tộc,
phong tục tập quán địa phương.
- Hình thức bài tập trải nghiệm có thể là:
+ Xem một đoạn băng hình.
+ Học sinh đóng tiểu phẩm.
+ Giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống.
Hoạt động 3: Thảo luận và dẫn dắt tới kỹ năng sống cần học và thuyết

trình ngắn gọn về khái niệm kỹ năng sống cần học, tại sao phải học kỹ năng
sống này, luyện tập thế nào để hình thành kỹ năng sống đó.

Hoạt động 4: Thực hành:
* Lưu ý:
- Thực hành càng nhiều càng tốt.
- Tình huống thực hành cần đa dạng, gần gũi với cuộc sống của học sinh.
- Học sinh tham gia tích cực, giảng viên chỉ hướng dẫn, không can thiệp
quá sâu.
- Sau mỗi bài thực hành của học sinh, GV cần có những gợi ý để định
hướng hành vi cho học sinh.
14


3. Tham khảo một trong những bài đã dạy thành công,cụ thể là :

DẠY KỸ NĂNG TỪ CHỐI
Hoạt động 1: Trò chơi khởi động:
- Mục đích: Tạo sự vui vẻ cho học sinh.
- Tên trò chơi: Tôi thích cái gì?
Hướng dẫn chi tiết:
- Giáo viên để rất nhiều đồ văn phòng phẩm lên sàn nhà hoặc bàn
- Cả lớp đứng thành vòng tròn
- Lần lượt từng người suy nghĩ và thể hiện sở thích của mình bằng động
tác ( có thể sử dụng các phương tiện/ văn phòng phẩm mà không được dùng lời
nói)
- Khi có 1 người thể hiện thì những người còn lại đoán xem bạn mình có
sở thích gì
- Cuối cùng người thể hiện nói rõ hơn về sở thích của mình
Ý nghĩa: Ngoài ý nghĩa khởi động, trò chơi này còn dùng trong giảng dạy kỹ

năng giao tiếp không lời. Học sinh cần hiểu rằng lời nói không phải là phương
tiện duy nhất trong giao tiếp. Ngôn ngữ của cơ thể cũng rất quan trọng trong
giao tiếp. Hoạt động này cũng là dịp mọi người có dịp nghĩ lại về sở thích của
chính mình.

Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm.
- Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận tình huống sau:

15


- Một người bạn thân của bạn rủ bạn bỏ học để đi chơi điện tử ở quán
NET, bạn không muốn đi, nhưng không muốn bạn ấy mất lòng. Bạn sẽ từ chối
như thế nào?
- Các nhóm đóng tiểu phẩm và trình bày tiểu phẩm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét từng cách từ chối, lựa chọn cách từ chối hợp lý,
khéo léo nhất.

Hoạt động 3: Thảo luận và dẫn dắt tới kỹ năng sống cần học và thuyết
trình ngắn gọn về khái niệm kỹ năng sống cần học, tại sao phải học kỹ năng
sống này, luyện tập thế nào để hình thành kỹ năng sống đó.

- GV nói với học sinh: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải từ chối
rất nhiều điều do người khác đề nghị, nhưng việc từ chối sao cho người đề nghị
không giận mình là một điều rất khó. Chúng ta phải học cách làm điều này. Đây
là kỹ năng từ chối.

*Gợi ý thảo luận để rút ra kết luận:
+Từ chối không có nghĩa là chỉ nói không, mà phải làm sao để người khác
biết mình không muốn điều đó, không có cơ hội để đề nghị mình chuyện đó.

+ Khi từ chối, hãy khéo léo, mềm dẻo, không được lên lớp, dạy dỗ người
ta.
+ Không hứa hẹn dịp khác, không lấy lý do lòng vòng để tránh trường
hợp người ta tiếp tục đề nghị mình ở những lần sau.
+ Phải kiên định lập trường của mình, không nên vì quá nể nang, sợ mất
tình cảm mà phải chấp nhận làm những điều mình không mong muốn.

Hoạt động 4: Thực hành:
16


- Tình huống 1: Bạn được cô giáo ( thầy giáo) giao nhiệm vụ làm lớp phó
phụ trách học tập, bạn cảm thấy bạn không đủ năng lực để nhận nhiệm vụ này,
trong khi có nhiều bạn khác học giỏi, có thể đảm đương nhiệm vụ này tốt hơn.
Bạn từ chối cô giáo như thế nào để cô không nghĩ bạn trốn tránh nhiệm vụ hay
kiêu căng.
- Tình huống 2: Một bạn trong lớp rủ bạn bỏ nhà vài ngày lên thành phố
đi chơi...., bạn không muốn đi, nhưng cũng không muốn tình cảm bạn bè bị sứt
mẻ. Bạn sẽ làm gì.
(Lưu ý: GV có thể nghĩ ra các tình huống thực hành phù hợp với đối
tượng học sinh của mình)

DẠY KỸ NĂNG HỢP TÁC

Hoạt động 1: Trò chơi khởi động:
Trò chơi: Vẽ tranh tập thể
Hướng dẫn cụ thế:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm bằng cách đếm 1,2. Những người cùng
số sẽ về cùng một nhóm
- Giáo viên dán 2 tờ giấy khổ to (cỡ A0) lên bảng

- Giáo viên kẻ 1 vạch xuất phát từ chỗ mỗi nhóm đứng đến tờ giấy dán
trên bảng
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết hoạt động này: Sau đây chúng ta
sẽ cùng nhau thử làm họa sĩ. Một đội sẽ vẽ 1 người đàn ông và một đội sẽ vẽ 1
người phụ nữ. Tuy nhiên mỗi đội vẽ trong một hoàn cảnh khác nhau. Một đội
mở mắt và một đội phải bịt mắt khi vẽ

17


- Gáo viên hô “Bắt đầu” thì lần lượt từng người trong mỗi đội lên vẽ lên
tờ giấy khổ to.
- Giáo viên trao cho nhóm 1 vài cái khăn để bịt mắt
- Sau khi các nhóm đã hoàn thành, Giáo viên hỏi bức tranh của đội nào
đẹp hơn? Tại sao?
*Kết luận: Giáo viên hãy cảm ơn các em vì đã tham gia rất vui vẻ trò
chơi này và nhấn mạnh với các em rằng:VD: Đội 1 vẽ nhanh hơn và đẹp hơn
đội 2 vì họ không phải bịt mắt. Tuy nhiên, qua trò chơi này, tôi không muốn so
sánh xem tranh của nhóm nào đẹp hơn mà chỉ muốn nói rằng: Để hoàn thành
công việc của mình, chúng ta phải có đủ kiến thức, thông tin. Nếu chúng ta
không hiểu biết về chính điều kiện hoàn cảnh của chính chúng ta và xung quanh
thì rất khó để đạt được mục tiêu.

Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm.
- Treo 2 quả bóng trên cao (sao cho học sinh cao nhất cũng không với tới).
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm phải lấy được quả bóng đó
(không được dùng gậy, không dùng vật dụng nào khác).
- GV quan sát học sinh tìm cách lấy bóng. Sẽ có đội nghĩ ra cách vài
người cầm tay nhau, làm thành cái kiệu ( cái cáng), để cho một học sinh khác
đứng lên và lấy được bóng.


Hoạt động 3: Thảo luận và dẫn dắt tới kỹ năng sống cần học và thuyết
trình ngắn gọn về khái niệm kỹ năng sống cần học, tại sao phải học kỹ năng
sống này, luyện tập thế nào để hình thành kỹ năng sống đó.
- Hỏi học sinh đã làm gì để lấy được bóng, tại sao lại có đội lấy được, đội
không?

18


- Rút ra kết luận: Có nhiều việc khó khăn, nếu một người thì không thể
hoàn thành, nhưng biết hợp sức lại thì công việc sẽ thành công. Đó là kỹ năng
hợp tác mà chúng ta phải học.
- Những điều lưu ý khi hợp tác:
+ Mọi người cùng suy nghĩ, cùng chung mục đích, cùng tham gia.
+ Hỗ trợ lẫn nhau, chỉ cần một người bỏ cuộc thì không thành công.
+ Đoàn kết, thương yêu, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.
+ Không tính toán thiệt hơn.
+ Không ích kỷ hay thiếu trách nhiệm, phải hết lòng vì nhiệm vụ
chung.

Hoạt động 4: Thực hành:
Hãy cùng nhau thực hiện công việc sau:
+ Khiêng bàn ghế.
+ Vẽ chung một bức tranh.
+ Ghép chung một bức tranh đã bị cắt rời thành nhiều mảnh.
+ Tổ chức một cuộc họp ( buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhóm...)

4. Kết quả nghiên cứu và thưc hiện:
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xác định rằng kỹ năng sống không

phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS bao
gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến
thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt
thường ngày.

19


Với phương châm: "Học mà chơi, chơi mà học" giúp các em thoải mái,
hứng thú trong học tập.Chúng ta cần tổ chức lớp theo hướng thân thiện, lớp ngồi
theo vòng tròn, hoặc hình chữ U (chỉ cần ghế ngồi, không nên để bàn sẽ tạo
khoảng cách và khó tổ chức các hoạt động tập thể) ; có thể tổ chức trong phòng
học hoặc ngoài sân trường hay dưới một thảm cỏ khi đi du lịch, tham quan...v.v.
để tạo điều kiên cho các em tham gia trò chơi, giao lưu giữa học sinh với học
sinh, giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với giáo viên.

Để tạo được không khí vui vẻ với sự hiếu động của các em và đáp ứng
cho nội dung yêu cầu bài dạy, người giáo viên còn phải biết tổ chức các trò chơi
trong hoạt động tập thể, các trò chơi dân gian, hoặc các trò chơi gắn với bài học
mamg ý nghĩa giáo dục.

Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian
và theo kiểu “mưa dầm thấm đất”, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời
gian ngắn.

Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động NGLL chúng tôi
đã bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như:
+Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…
+Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các
mối quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
+ kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm
soát…
+Kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống đuối nước và tai nạn
thương tích.....
20


Qua đó các em đã có ý thức tốt hơn trong hoạt động nhóm, đã giúp các
em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, lắng nghe, đánh giá…có trách nhiệm, có kỹ năng
quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.... bước đầu các em đã biết vận dụng
kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện
tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn, biết vâng lời,
lễ phép với thầy cô giáo hơn…

Và quan trọng hơn, chương trình giáo dục kĩ năng sống thông qua
HĐNGLL đã thu hút được các em nhiều hơn trong hoạt động tập thể. Đặc biệt,
đa số các em đã có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống nhằm tự
hoàn thiện mình.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các
trường học trên dịa bàn huyện Cẩm thủy đã được các nhà trường quan tâm, được
các thầy cô tham gia nhiệt tình, các em học sinh tích cực tham gia.Tuy nhiên kết
quả vẫn còn khiêm tốn, nhưng những kết quả đã đạt được đã khẳng định rằng
giáo dục kỹ năng sống là một điều cần thiết, phương pháp giáo dục kỹ năng
sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cần được tiếp tục phát huy và nhân
rộng. Bởi lẽ, mục đích của giáo dục là giúp các em trở thành những người con
ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, giúp các em ngày càng hoàn

thiện mình, ứng phó linh hoạt với các tình huống trong cuộc sống, góp phần vào
công tác giáo dục toàn diện của nhà trường.
Để chương trình: " Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH và THCS
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp" có hiệu quả chúng ta cần có sự quan
tâm chỉ đạo cụ thể của Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận của gia đình và

21


xã hội và đặc biệt là sự tận tâm với nghề, thương yêu học sinh của đội ngũ thầy,
cô giáo trực tiếp gảng dạy.
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống được thực hiện ngoài giờ lên lớp , vì
vậy vai trò của giáo viên phải được nâng cao; có lòng nhiệt huyết, luôn sáng tạo;
có khả năng tổ chức, các nội dung giáo dục kỹ năng sống linh hoạt, đa dạng
cuốn hút được nhiều em tham gia .Tạo điều kiện tốt nhất để cho học sinh được
hoạt động trong lớp qua từng giờ học, qua từng buổi sinh hoạt, hãy để cho học
sinh cơ hội tự giải quyết vấn đề, cơ hội làm việc theo nhóm, hãy hướng dẫn cho
học sinh liên hệ nội dung bài học với cuộc sống thực tế, ứng dụng kiến thức đã
học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Mục tiêu giáo dục không những chỉ giảng dạy kiến thức cho học sinh mà
còn giúp học sinh cách tự học và sáng tạo, tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống,
phát huy sức mạnh trong nhóm, tăng cường sự hợp tác khi giải quyết vấn đề.
Đối với học sinh, chúng ta phải cho các em hiểu rằng, việc học tập và rèn
luyện của các em hôm nay là giúp các em có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần
thiết để vững vàng bước trên con đường tương lai tươi đẹp./.

Cẩm thủy, ngày 8 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện

Cao Văn Nhất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của - Thạc sĩ Tâm lý Đinh Đoàn (2009)
2. Kỹ năng sống dành cho bạn trẻ.
3. Giáo dục giá trị sống cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi ( LVIP)
4. Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho trẻ em từ 8 đến 14 tuổi (2009)
22


5. Các sách báo, tư liệu Internet liên quan đến đề tài.

23


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 1

1. Lí do chọn đề tài

Trang 1

2. Mục đích nghiên cứu

Trang 4

3. Đối tượng nghiên cứu


Trang 4

4. Thời gian nghiên cứu

Trang 4

5. Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

PHẦN THỨ II: NỘI DUNG

Trang 6

1. Cơ sở lý luận

Trang 6

2. Thực trạng

Trang 7

3. Biện pháp thực hiện

Trang 8

PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN

Trang 15


24


25


×