TÊN ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 - QUA CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Một số trẻ em hiện nay thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin trong cuộc sống
từ đó dẫn đến khi lớn lên các em sẽ thiếu tính tự lập, sống ích kỷ, vô tâm,
sống thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển của
xã hội. Không ít thanh thiếu niên khiến cho các bậc làm cha, làm mẹ phải phiền
lòng và đau đớn vì con mình trong một xã hội phát triển năng động và đầy tính
sáng tạo như hiện nay.
Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn
tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các cháu không
biết cách xử lý tình huống dù là đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác,
tìm đường, định hướng hay tự bảo vệ bản thân mình.Thêm nữa trước tình trạng
bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được
coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt
nạt, ức hiếp các trẻ rụt rè, nhút nhát và ít nói
Một số em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế
giới ảo của Internet của thế giới game, mà quên đi và đánh mất những cơ hội
kết bạn , thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với
cộng đồng, xã hội. Trước những yêu cầu hết sức thiết thực đó, tôi xin trình bày ra
đây những điều rút ra được từ thực tiễn giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp
5. Mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm
giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động,
sáng tạo, thân thiện hòa nhập cùng cộng đồng, sống có ích cho bản thân, gia đình
và xã hội.
1
II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo
lứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong
lứa tuổi học sinh Tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 5. Đây là đối tượng học sinh cuối
cấp Tiểu học, các em cần có một hành trang thật tốt để bước vào một môi trường
mới, môi trường trung học cơ sở và các môi trường khác đầy hứa hẹn đang chờ
đón các em ở phía trước.
Để có được những trang viết này, bản thân tôi đã tiến hành thử nghiệm từ cuộc
sống thực tiễn giảng dạy trong nhiều năm học và đến năm học 2011 – 2012 và
năm học 2012-2013 thì tôi đã áp dụng thành công.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Phương pháp tưởng tượng và động não
- Phân tích và xử lý tình huống
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tâm lý- xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống
có nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội trong thực tại Kỹ năng sống
đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng
với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
2
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của
cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống
một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải
nghiệm, va vấp, thành công hay thất bại giúp con người có được bài học quý giá
về kỹ năng sống. Tuy nhiên nếu được dạy, được học từ sớm, con người sẽ rút ngắn
thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn trong cuộc sống và thành
công sớm hơn. Kỹ năng sống cần cho suốt cuộc đời và luôn luôn được bổ sung,
nâng cấp và tích lũy để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống đầy biến động .Có
nhiều cách phân loại kỹ năng sống.
1. Dựa vào môi trường sống:
- Kỹ năng sống tại trường học
- Kỹ năng sống tại gia đình
- Kỹ năng sống ngoài xã hội
2. Dựa vào các lĩnh vực tâm lý:
a. Kỹ năng nhận thức:
- Kỹ năng ra quyết định
- kỹ năng lập kế hoạch
- kỹ năng giải quyết vấn đề
- kỹ năng tư duy tích cực
- kỹ năng tư duy có phê phán
b. Kỹ năng xã hội:
- Kỹ năng giao tiếp
-Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng từ chối
-Kỹ năng quyết đoán
- Kỹ năng hợp tác
3
- Kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ
- Kỹ năng liên hệ cá nhân
-Kỹ năng vận động
c. Kỹ năng quản lý bản thân:
- Kỹ năng chế ngự stress
- Kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm
- Kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát
3. Áp dụng vào thực tế dạy học
- Thể chất, sức khoẻ
- Giáo dục môi trường
- Đạo đức , lối sống
a. Nhóm kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khoẻ:
- Sức khoẻ sinh sản
- Phòng tránh một số bệnh thông thường
- Ứng phó với cảm xúc
- Tác hại của ma túy , của rượu và thuốc lá.
- HIV/AIDS
- Sơ cấp cứu
- Kỹ năng phòng tránh quấy rối/xâm hại tình dục
- Thư giãn
- Phòng ngừa tai nạn đuối nước
b. Nhóm Kỹ năng liên quan đến môi trường sống
4
- Kỹ năng sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường
- Chăm sóc bảo vệ môi trường sống
- Phòng tránh thiên tai
- Những hành vi gây hại đến môi trường sống
- Phục hồi thiên tai dựa vào cộng đồng
c. Nhóm kỹ năng liên quan đến đạo đức , lối sống.
- Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Có niềm tin và ý chí trong cuộc sống
- Tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, yêu đồng loại và yêu hòa bình
- Biết giữ gìn và tôn trọng các giá trị của cuộc sống.
Với phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống
qua công tác chủ nhiệm lớp .
Cụ thể ở nhóm : Đạo đức, lối sống.
Có thể nói ,giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc
kết nối giữa nhà trường và học sinh, và đặc biệt hơn là với đặc thù của giáo viên
Tiểu học thì giáo viên chủ nhiệm lớp là người gần gũi tiếp xúc hầu hết quỹ thời
gian các em học tập tại trường. Đây là yếu tố thuận lợi nhất để chúng ta nắm rõ
tâm lý, hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, để qua đó biết được tâm tư nguyện
vọng của các em, qua đó hình thành cho các em một định hướng rõ ràng trong
cuộc sống, để các em đủ tự tin hơn, vững vàng hơn trong môi trường mới , môi
trường trung học cơ sở và các môi trường khác nữa.
Tuy vậy trên thực tế một số giáo viên chủ nhiệm còn thiếu rất nhiều kỹ năng để
có thể làm tốt vai trò quản lý lớp học của mình. Những giáo viên mới ra trường có
rất nhiều lợi thế cho việc làm tốt công tác chủ nhiệm, bởi họ có tinh thần nhiệt
huyết, cách giao tiếp mới mẻ nên dễ gần gũi với học sinh hơn. Nhưng chính từ
5
những giáo viên này lại lúng túng trong công tác ứng xử sư phạm vì còn non kinh
nghiệm dẫn đến học sinh dễ hiều lầm. Chỉ cần một lời nói vô tình của giáo viên
cũng làm cho học sinh hiểu sai những điều họ muốn nói.
Trong khi đó những giáo viên lâu năm lại có dạn dày kinh nghiệm nên họ có
thể dự đoán được học sinh đang muốn gì và họ sẽ xử lý kịp thời, song lại chênh
lệch về tuổi tác nên tạo cho các em tâm lý chung là không muốn học" cô già". Bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại một số giáo viên chủ nhiệm xử lý những vi phạm của học
sinh vẫn còn theo lối mòn cũ kỹ, ít có sự sáng tạo, gây cho học sinh tâm lý sợ sệt
dẫn đến học sinh không có thiện cảm với giáo viên và làm cho các em sống khép
mình vì lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi.
Đây là vấn đề nan giải nhất khiến cho việc giáo dục kỹ năng sống cho các
em trở nên khó khăn hơn. Nhiều chuyên gia tâm lý khẳng định, làm công tác chủ
nhiệm đối với giáo viên là một nhân tố quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức ,
nhân cách cho học sinh đặc biệt trong việc rèn luyện kỹ năng sống. Muốn làm tốt
được điều đó giáo viên phải là người hiểu được tâm lý của học sinh và điều quan
trọng hơn là tình yêu trẻ một cách trọn vẹn để có thể nắm bắt kịp thời vấn đề tâm
sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của các em để qua đó chúng ta có thể
giáo dục dạy dỗ các em tốt hơn.
Qua nhiều năm tham gia công tác chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5, tôi thấy học
sinh mình sau khi rời xa mái trường Tiểu học có rất nhiều em còn bỡ ngỡ, lúng
túng, thiếu tự tin khi bước vào trường trung học cơ sở cả về kỹ năng sống lẫn
kiến thức học tập của mình. Một số em còn thiếu tính tự lập, ỷ lại, không mạnh
dạn, tự tin trong môi trường mới, phải mất nhiều thời gian sau đó các em mới
hòa nhập và lấy lại được trạng thái thăng bằng để học tập và vui chơi. Nếu như ở
Tiểu học các em được trang bị một hành trang thật tốt về kỹ năng sống thì khi lên
trung học cơ sở thì hay biết bao nhiêu bởi các em không mất nhiều thời gian để
thích nghi và hòa nhập mà quỹ thời gian đó các em dành cho học tập. Trong công
6
tác giảng dạy, tôi đã tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của mình
thông qua công tác chủ nhiệm lớp với hai phương pháp như sau:
1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng cách sắp xếp chỗ ngồi.
2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng phương pháp "Ai cũng được làm
cán sự lớp"
Cụ thể tôi đã tiến hành ở lớp 5A năm học 2011-2012 và lớp 5D năm học 2012-
2013. Sau khi nhận bàn giao lớp từ giáo viên khác ở lớp 4 lên tôi tiến hành công
tác chủ nhiệm của mình.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng cách sắp xếp chỗ ngồi.
Việc đầu tiên sau khi nhận bàn giao lớp là tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức
của các em qua hai môn: Toán và Tiếng Việt. Sau đó, trong các giờ sinh hoạt 15
phút đầu buổi trong tuần học đầu tiên tôi tiến hành kiểm tra cách ứng xử và khả
năng giao tiếp của tất cả các em học sinh trong lớp qua phương pháp vấn đáp trực
tiếp giữa học sinh và giáo viên thông qua các câu hỏi như:
1.Em có thấy vui khi đi học không?
2.Em làm những việc gì sau khi thức dậy?
3. Em thích nhất bạn nào trong lớp của mình? Vì sao em thích?
4. Lên lớp 5 rồi em đã làm được những việc gì để giúp đỡ bố mẹ của mình?
….
Tóm lại, tôi hỏi tất cả các câu hỏi xung quanh các em liên quan đến việc học
tập và vui chơi. Thông qua các câu hỏi này, tôi sẽ phần nào nắm được em nào
ứng xử tốt và em nào ứng xử chưa tốt, em nào chưa biết cách ứng xử hay em nào
còn rụt rè, để qua đó có cách giáo dục rèn luyện các em, nhằm tạo cho các em sự
tự tin khi đứng trước đám đông.
7
Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra kỹ năng giao tiếp của các em tôi tiến
hành xếp và phân học sinh của mình thành nhiều nhóm nhỏ (nhóm 2 em) theo kỹ
năng giao tiếp của các em mà tôi đã nắm được qua công tác kiểm tra . Em có kỹ
năng giao tiếp tốt sẽ cùng nhóm với em có kỹ năng giao tiếp kém hơn. Mồi nhóm
2 em này sau đó tôi sẽ cho các em ngồi chung với nhau một bàn, nếu có số học
sinh nam và nữ tương đương nhau thì mỗi nhóm là một nam và một nữ.
Thực tế cho thấy là những học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt học khá hơn những
học sinh có kỹ năng giao tiếp yếu hơn, nên khi tôi xếp các em ngồi với nhau còn
có ý nghĩa khác hơn là trong việc kèm cặp để:" đôi bạn cùng tiến". Cứ hai tuần
sau tiết sinh hoạt lớp tôi lại đổi vị trí ngồi của các em một lần theo hình thức "sóng
vỗ" và như vậy trong một năm học các em có thể hoán vị chỗ ngồi đến 17 lần .
Các em được ngồi với nhau nhiều lần trong năm học mà không gây xáo trộn để
hai em yếu ngồi với nhau và các em học được ở nhau rất nhiều nhất là những bạn
nhút nhát rụt rè trở nên mạnh dạn hơn bởi các em được quan tâm và được che
chở.Các em cảm nhận được mình không bị lạc lỏng ,cô đơn trong chính lớp học
của mình, vì các bạn này luôn được ngồi với bạn học giỏi mà bản thân mình rất
ngưỡng mộ.
Cụ thể, trong năm học: 2011-2012, tôi nhận lớp 5A với 32 em, học sinh chủ
yếu là công dân xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 5 các xóm này tuy có điều kiện về
kinh tế nhưng phong trào học tập lại không đồng đều nhau. Khá nhất vẫn là xóm 1
và thấp nhất là xóm 2, bên cạnh đó xóm 5 là xóm '' chợ '' bố mẹ buôn bán nên có
kinh tế khá giả hơn song phụ huynh lại chưa thực sự quan tâm đến con em mình,
đây cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức cũng như lối sống của
các em.
Do hoàn cảnh kinh tế khác nhau nên chất lượng học sinh giữa các xóm có khác
nhau rõ rệt, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em cũng
như sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường của lớp bị nhiều hạn chế. Và đặc biệt
hơn là các em phân nhóm chơi với nhau theo phân cấp "giàu nghèo'' nên tạo cho
8
một số em bị lạc lỏng trong lớp học của mình và các em trở nên rụt rè, nhút nhát
trước đám đông. Để có một tập thể đoàn kết và một môi trường thân thiện và điều
cần thiết hơn là các em có một kỹ năng sống thật tốt để tự tin bước tiếp trên con
đường đời của mình. Làm thế nào để đạt được điều đó, chính là những trăn trở của
người giáo viên và cần phải có lời giải đáp. Sau khi tìm hiểu và tôi đã tiến hành:"
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng phương pháp xếp chỗ ngồi" như
trên và đã đạt được kết quả rất tốt.
Kết quả cụ thể:
Đầu năm học 2011- 2012 lớp 5A có 32 học sinh
Học sinh giao
tiếp tốt
Học sinh giao
tiếp khá
Học sinh giao
tiếp trung bình
Học sinh rụt rè,
nhút nhát
6 8 8 10
Cuối năm học 2011- 2012 lớp 5A có 32 học sinh
Học sinh giao
tiếp tốt
Học sinh giao
tiếp khá
Học sinh giao
tiếp trung bình
Học sinh rụt rè,
nhút nhát
16 10 6 0
Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 5B và có kết quả cụ thể là:
Đầu năm học 2011- 2012 lớp 5B có 30 học sinh
Học sinh giao
tiếp tốt
Học sinh giao
tiếp khá
Học sinh giao
tiếp trung bình
Học sinh rụt rè,
nhút nhát
6 8 8 8
Cuối năm học 2011- 2012 lớp 5B có 30 học sinh
9
Học sinh giao
tiếp tốt
Học sinh giao
tiếp khá
Học sinh giao
tiếp trung bình
Học sinh rụt rè,
nhút nhát
6 10 8 6
Như vậy nhìn vào kết quả hai lớp 5A và 5B tôi thấy lớp 5A tiến bộ rất
nhiều. Không những các em có kỹ năng sống tuyệt vời mà các em còn tiến bộ rất
nhiều trong học tập.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng phương pháp "Ai cũng được làm
cán sự lớp"
Học sinh được phân công làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn
hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Đó cũng chính
là các em được rèn luyện kỹ năng sống, sau này lớn lên các em có bản lĩnh hơn
trong cuộc sống. Các em phát huy được hết khả năng của mình để phục vụ cuộc
sống cho bản thân và cho cộng đồng. Các em sẽ tự tin hơn trong cuộc sống hiện
đại đầy thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội để thể hiện mình. Các em sống có ý
thức cộng đồng hơn và trách nhiệm của bản thân mình với cộng đồng với xã hội
được phát huy tối đa.
Năm học 2012-2013 lớp tôi nhận chủ nhiệm và giảng dạy là lớp 5D. Học sinh
chủ yếu là các xóm 7, xóm 8, xóm 9, đây là những học sinh ở các gia đình thuần
nông, kinh tế gia đình khó khăn và điều đặc biệt hơn nữa là học sinh chủ yếu là ở
với ông bà nội, ngoại nên việc học tập của các em gặp khó khăn bội phần. Học
sinh thiếu tự tin, rụt rè không giám mạnh dạn trình bày những tâm tư nguyện vọng
của mình. Các em ngại ngùng và lúng túng khi gặp thầy cô giáo, sống khép mình
và cách sống mang tính bản năng : chăn trâu, cắt cỏ, bắt cá , bắt cua còn vấn đề
học tập đối với các em chỉ mang tính hình thức. Thú thật trong lớp chỉ được vài ba
em học khá và có ý thức vươn lên trong cuộc sống, còn lại toàn bộ học sinh khác
xem như đã an bài vì các em nghĩ mình không thể như các bạn được và đã buông
xuôi, không có ý chí phấn đấu. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho giáo
10
viên trong công tác giảng dạy và vui chơi. Khi tôi nhận lớp hơn một nửa số học
sinh cả lớp là đối tượng học sinh như vậy. Các em yếu trong mọi lĩnh vực nhất là
tính mạnh dạn ,tự tin làm chủ bản thân và ý thức kỷ luật thì yếu vô cùng. Sau khi
nắm bắt được tình hình học sinh của mình một cách kỹ lưỡng và chắc chắn rồi, tôi
tiến hành công việc quen thuộc như năm học trước là tiến hành phương pháp:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng phương pháp xếp chỗ ngồi.
Sau khi đã hoàn thành công việc" xếp chỗ ngồi'' của mình, do đặc thù là lớp
5D năm học này khác với lớp 5A năm học 2011-2012 vì chất lượng học sinh cũng
như mọi nề nếp nên tôi đã mạnh dạn đưa thêm phương pháp: Ai cũng được làm
cán sự lớp áp dụng cho công tác chủ nhiệm của mình.
Cụ thể tôi đã tiến hành như sau:
Lớp 5D năm học 2012-2103 có 29 em học sinh ,tôi tiến hành chia thành 3 tổ:
Tổ I: 10 em học sinh với 5 bàn học.
Tổ II: 10 em học sinh với 5 bàn học.
Tổ III: 9 em học sinh với 5 bàn học, một em nữ ngồi một mình một bàn.
Như vậy là tôi đã có 3 tổ với 15 bàn học và 29 em học sinh, một lớp trưởng phụ
trách chung, một lớp phó phụ trách học tập và một lớp phó phụ trách văn nghệ- vệ
sinh, 3 tổ trưởng , 3 tổ phó và 15 bàn trưởng.
Nhiệm vụ của lớp trưởng là phụ trách , quản lý chung mọi nề nếp trong lớp học.
Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập là theo dõi nề nếp học tập của các bạn
trong lớp.
Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn nghệ - vệ sinh là theo dõi vệ sinh của lớp
kiêm làm quản ca.
11
Nhiệm vụ của tổ trưởng là điều hành mọi hoạt động của tổ thông qua sự phân
công của lớp trưởng.
Nhiệm vụ của tổ phó là cùng với tổ trưởng điều hành mọi hoạt động của tổ mình.
Nhiệm vụ của bàn trưởng là theo dõi việc học tập của thành viên còn lại trong bàn
của mình.
Mỗi học sinh trong lớp đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng cho
đến bàn trưởng của mình trong khoảng thời gian 4 tuần sau đó thì đổi nhiệm vụ ở
các vị trí khác. Với 21 vị trí từ lớp trưởng cho đến bàn trưởng trong một năm học
tôi có thể đảo vị trí đến 6 lần và các em đều có được làm cán sự lớp với các vị trí
khác nhau. Sau mỗi lần đảo vị trí giáo viên chủ nhiệm cùng với lớp đánh giá nhận
xét năng lực điều hành của các em học sinh được phân công làm nhiệm vụ và rút
kinh nghiệm.
Những em nhút nhát, rụt rè bước đầu giáo viên nên cho các em làm những
nhiệm vụ như bàn trưởng, tổ phó để các em làm quen dần lên. Qua mỗi lần nhận
nhiệm vụ làm cán sự lớp các em luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, các
em phấn khởi hơn, mạnh dạn hơn và có ý thức trách nhiệm trước tập thể của mình.
Những em ngày trước nhút nhát, rụt rè bây giờ được động viên, được khích lệ nên
các em hăng hái, hứng khởi hơn.
Chỉ sau một thời gian thực hiện tôi thấy lớp đã có những chuyển biến tích cực.
Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, tổ, bàn. Các em
biết chia sẽ , học hỏi lẫn nhau, tinh thần tập thể đoàn kết, thân thiện được nâng cao
hơn rất nhiều.
Và kết quả tính đến tháng 3 năm 2013 tôi khẳng định là rất tốt,cụ thể:
Tình hình học sinh lớp 5D đầu năm học 2012-2013
12
Học sinh giao
tiếp tốt
Học sinh giao
tiếp khá
Học sinh giao
tiếp trung bình
Học sinh rụt rè,
nhút nhát
3 7 6 13
Tình hình học sinh lớp 5D đến tháng 3 năm 2013
Học sinh giao
tiếp tốt
Học sinh giao
tiếp khá
Học sinh giao
tiếp trung bình
Học sinh rụt rè,
nhút nhát
12 10 6 1
Tuy nhiên muốn làm được điều này giáo viên cần phải chuyên cần, yêu nghề
và đặc biệt là yêu trẻ. Phải luôn luôn gần gũi với các em,biết được các em muốn gì
và không muốn gì? Một thầy giáo vững vàng về chuyên môn là một thầy giáo
giỏi, một thầy giáo vừa giỏi chuyên môn, lại yêu nghề, nắm vững tay nghề thì là
một thầy giáo tốt. Chỉ có thầy giáo kết hợp được cả sự giỏi giang, khoa học và
nắm vững kiến thức, yêu nghề với lòng yêu tha thiết trẻ thì mới là một thầy giáo
hoàn hảo, lý tưởng. Có người đã ví thầy giáo như một ngọn nến tự đốt cháy thân
mình để thắp sáng hàng muôn vàn đốm lửa trong tâm hồn trẻ thơ. Thật vậy, phẩm
chất hàng đầu của người thầy giáo là lòng yêu thương trẻ em.
Thầy giáo cũng như người thợ làm vườn chăm sóc cho cây non xanh tươi, đâm
chồi nảy lộc. Nếu không có người làm vườn thì vườn cây trở thành hoang giã,
không mang lại hoa thơm trái ngọt mà lại cho đời những quả đắng. Có điều ai
cũng hiểu, thầy giáo không thể “mọc lên” và lớn lên thay cho trẻ. Do đó một hệ
luỵ tất yếu là giáo dục không thể áp đặt, ép buộc, nhồi nhét một cách chủ quan mà
phải tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên và tâm sinh lí của trẻ em. Giáo dục
không phải là sự nhồi nhét, là bình chứa cần đổ đầy sự kiện, kiến thức mà giáo dục
là khởi động, là gieo cảm hứng, là khích lệ để phát huy hết tính tích cực của các
em.
13
Biết hi sinh lợi ích riêng của mình vì thế hệ trẻ, thông cảm, sẻ chia niềm vui
nỗi buồn trong cuộc sống với trẻ và trên hết là hãy yêu trẻ như yêu chính người
thân của mình. Luôn luôn tôn trọng ý kiến của trẻ và động viên khen thưởng kịp
thời tạo cho các em một tâm lý là các em luôn luôn được chia sẻ và ủng hộ để các
em tự tin hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc, người thầy phải là:
"Người mẹ thứ hai của trẻ".
C. KẾT LUẬN
Dạy trẻ kỹ năng sống là điều rất cần thiết và đặc biệt là đối với trẻ Tiểu học.
Nếu như những ngày đầu học Tiểu học các em có kỹ năng sống tốt thì cuộc sống
sau này sẽ rộng mở với các em bởi những kỹ năng đầu tiên này sẽ theo các em
suốt cả cuộc sống sau này. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ
những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có.Không phải đợi đến lúc
được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên.
Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người
có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên , nếu được dạy dỗ từ sớm,con
người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm sẽ thành công hơn và thành
công sớm hơn.Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin trích dẫn hai phương pháp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm lớp, đó
là:
1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng phương pháp xếp chỗ ngồi.
2 .Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng phương pháp "Ai cũng được làm
cán sự lớp"
Đây là kinh nghiệm của tôi trong 5 năm được phân công chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 5. Những gì tôi viết được rút ra từ thực tiễn và tôi đã áp dụng thành
công .Trong quá trình viết đang có rất nhiều thiếu sót mong đồng nghiệp góp ý,
giúp đỡ để phương pháp của tôi được hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng đúng sự chỉ
14
đạo của ngành và tất cả là vì học sinh thân yêu, vì tương lai của đất nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Với bản thân một người thầy, không ai không muốn học sinh của mình trưởng
thành và thành đạt trong cuộc sống. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, cơ hội cho con
người rất nhiều nhưng cũng không ít những cãm bẩy, thách thức. Điều đó đòi hỏi mỗi
một người chúng ta phải phát huy hết khả năng và năng lực của mình để được nhìn
nhận và cống hiến. Với xu thế hội nhập hiện nay, mỗi công dân trở thành công dân
toàn cầu, mà đã là công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình,
biết phân tích đúng sai, quyết định làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về
điều đó, chứ không phải là những công dân chỉ biết: " biết nghe lời".
Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ hơn ai hết chúng ta là những người thầy
dạy các em từ những cái nhỏ nhặt nhất, sơ khai nhất thì cần phải chuẩn bị và cung
cấp cho các em một kiến thức thật vững vàng và một kỹ năng sống thật tốt để các
em làm hành trang bước vào một môi trường mới, môi trường trung học cơ sở và
bước vào đời. Để giáo dục kỹ năng sống cho các em được tốt, tôi có những đề
xuất như sau:
1. Phải có một đội ngũ nhà giáo thật tâm huyết , yêu nghề , yêu trẻ.
2. Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những buổi chuyên đề về giáo
dục kỹ năng sống, tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho các em như trò chơi dân gian,
các trò chơi mang tính cộng đồng cao
3.Tổ chức thật nhiều hơn nữa các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4. Lãnh đạo địa phương và phụ huynh cần quan tâm hơn trong việc kết hợp giữa
gia đình, nhà trường và xã hội.
5. Giáo viên cần được tập huấn chuyên đề nhiều về giáo dục kỹ năng sống do
phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức.
6. Việc giáo dục kỹ năng sống cần phải đồng bộ và đồng tâm bởi đặc thù của học
sinh Tiểu học.
Xin lĩnh hội những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, chân thành cảm ơn.
Lộc Hà, tháng 3 năm 2013
15
16
17