Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Công việc phiên dịch tiếng Nhật của một nữ cử nhân Xã Hội Học tại công ty Brotherkhu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.23 KB, 25 trang )

Họ và tên:Bùi thị trang
Msv:10030847
Đề tài:
Công việc phiên dịch tiếng Nhật của một nữ cử nhân Xã Hội Học tại công
ty Brother-khu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương

1.Lí do chọn đề tài:
Trong bối cảnh hội nhập với thế giới, nghề phiên dịch, biên dịch lại cần
thiết hơn bao giờ hết. Bạn có thể làm việc ở: Các tổ chức quốc tế, các công ty
đa quốc gia, công ty du lịch, các toà soạn báo, đài phát thanh, truyền hình, các
nhà xuất bản, các công ty, trung tâm dịch thuật.
Phiên dịch là một nghề đang “hot” trên thị trường việc làm với một thu
nhập cao. Ở Việt Nam, nghề phiên dịch trước đây và ngày nay càng được coi
trọng bởi trong bối cảnh hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của tổ chức WTO thì nhu cầu phiên dịch các thứ tiếng đặc
biệt là tiếng Anh,Nhật,Trung quốc là các nước đầu tư vào Việt Nam ngày càng
tăng cao. Người phiên dịch trở thành cầu nối quan trọng về ngôn ngữ và văn
hóa. Trung bình mỗi khi phiên dịch cho các hội thảo hay hội nghị, thù lao họ
được trả từ 200 - 400 USD/ngày. Tuy nhiên, để có được thù lao như thế những
người làm nghề này phải làm việc rất cật lực.
Mối quan hệ của Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp đặc biệt là về
vấn đề kinh tế.Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $.
Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ
3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim
ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật
đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số
vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết
1


Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên


đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt
Nam.

Tận dụng cơ hôi này, ở việt nam sinh viên khối ngành xã hội học do khó
xin được việc làm phù hợp với chuyên ngành học của mình đặc biệt dân xã
hội học mang bản chất,đặc trưng là giao tiếp rất tốt,tự tin,biết thể hiện bản
thân,đây là những tố chất mà sinh viên cần phải có để phục vụ tốt cho công
việc tốt về sau này trong đó có công việc làm nghề phiên dịch.
Nhận thấy tình hình kinh tế trong nước,sự đầu tư của nhật bản vào việt
nam ngày càng lớnn và các cử nhân đào tạo trong ngành xã hội có nhiều nét
tương đồng,có nhiều kỹ năng phù hợp với nghề phiên dịch chị Nguyễn Thị M
đã quyết định chọn nghề cho mình là nghề phiên dịch tiếng Nhật trong công
ty Brother-khu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương.
Đây là lí do tôi chọn đề tài: “Những thuận lợi và khó khăn trong công
việc phiên dịch của một cử nhân xã hội học tại công ty Brother-khu công
nghiệp Phúc Điền Hải Dương”,để mọi người thấy được,cơ hội tìm kiếm việc
làm đối với các sinh viên làm trái ngành trái nghề là rất lớn và thành công
cũng rất lớn nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ,biết phân tích những điểm phù
hợp,tìm ra điểm tương đồng đặc biệt là có năng lực thức sự trong nghề.Tuy
nhiên bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định cần phải lỗ lực học tập
nhiều đòi hỏi một cử nhân xã hội học phải vượt qua nếu muốn theo nghề
phiên dịch lâu dài.
2.Câu hỏi nghiên cứu.
2.1.Lí do chọn nghề phiên dịch tiếng nhật của một cử nhân xã hội học là gì?
2.2.Nội dung công việc phiên dịch tiếng nhật tại công ty Brother-khu công
nghiệp Phúc Điền Hải Dương là gì?

2



2.3.Yêu cầu kĩ năng đối với một người phiên dịch tiếng Nhật tại công ty.
2.4.Những thuận lợi và khó khăn của một cử nhân xã hội học khi làm một
phiên dịch tiếng Nhật.
3.Phương pháp thu thập thông tin.
Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng những phương pháp thu thập
thông tin như sau:phương pháp phân tích tài liệu,phương pháp quann
sát,phương pháp phỏng vấn sâu,…
3.1.Phương pháp tìm đọc tài liệu.
Tôi đã tiến hành nghiên cứu qua sách báo, các công trình nghiên cứu
khoa học từ trước được xuất bản hoặc đăng tải trên các tạp chí, báo,
internet và các tài liệu liên quan đến đề tài như: “tình hình nhật đầu tư
vào việt nam” , “mối quan hệ giữa việ nam và nhật bản hiện nay” , “thị
trường nhật bản” , “nghề phiên dịch tiếng nhật hiện nay”,.... “số sinh
viên học ngành xã hội ra trường,cơ hội và việc làm” , “số sinh viên làm
trái ngành trái nghề hiện nay”.Các thông tin này được phân tích và ứng
dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Xem xét, lấy thông tin trong các tài liệu đã có sẵn để làm rõ mục tiêu
nghiên cứu của đề tài. Những số liệu thông tin lấy sẵn trong các tài liệu
đó,tuy nhiên đã được lựa chọn và chắt lọc một cách cẩn thận và chi tiết
để phù hợp với khuôn khổ của bài làm mini.
3.2.Phỏng vấn sâu cá nhân.
Do đặc trưng nghiên cứu của đề tài là đề tài mini tôi chủ yếu sử dụng
phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu phỏng vấn trực nữ cử nhân xã
hội học Nguyễn Thị M-32 tuổi đang làm phiên dịch trong công ty
Brother-khu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương .
Đây là phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu
sắc về các phản ứng trong suy nghĩ, thái độ, tình cảm, động cơ, lòng tin,
quan điểm, chính kiến và nguyên nhân là vì sao lại có quyết đinh àm trái
3



ngành nghề từ một cử nhân xã hội học là chuyển sang một phiên dịch viên
cho công ty Nhật.
Trong cuộc phỏng vấn sâu,phần câu hỏi tôi đã chia ra làm 4 phần như sau: Lí
do chọn nghề phiên dịch tiếng Nhật của một cử nhân xã hội học là gì?
Nội dung công việc phiên dịch tiếng nhật tại công ty Brother-khu công nghiệp
Phúc Điền Hải Dương là gì?.Yêu cầu kĩ năng đối với một người phiên dịch
tiếng Nhật tại công ty.Những thuận lợi và khó khăn của một cử nhân xã hội
học khi làm một phiên dịch tiếng Nhật.
3.3.Phương pháp quan sát
Nguồn thông tin trong quan sát là toàn bộ các yếu tố hành vi của con
người, đạt được ấn tượng trực tiếp của người đi quan sát về đối tượng,
thuận tiện giúp ta có được thông tin mô tả về cơ cấu, đặc điểm nổi bật
của đối tượng.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài bằng việc trực tiếp xuống công ty
Brother-khu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương để trò chuyện với chị
Nguyễn Thị M,song song với đó là chụp ảnh lại công việc của chị,tư liệu
làm việc,sản phẩm công việc,những cuộc họp,những cuộc phiên dịch của
công ty với người nước ngoài mà chị đảm nhiệm vai trò là người thuyết
trình ,người biên dịch.
4.Khung lí thuyết.
4.1.Một số khái niệm công cụ.
4.1.1.Phiên dịch.
Phiên dịch hiểu một cách đơn giản là việc chuyển một chữ, một câu,
một văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay
đổi nghĩa của chúng. Phiên dịch viên là người chuyên làm công việc
chuyển các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính
xác, giúp những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ có thể hiểu
nhau.
4.1.2.Ngành xã hội học.

4


Là ngành đào tạo cử nhân ngành Xã hội học có phẩm chất chính trị, có
đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề
nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu cụ thể là trang bị đủ cho sinh viên khối lượng kiến thức đại
cương và trang bị theo chiều sâu khối kiến thức chuyên ngành để sau khi tốt
nghiệp sinh viên Xã hội học có thể tiếp cận, giải quyết có hiệu quả các công
việc có liên quan đến ngành học.
Sinh viên ngành xã hội học có đặc trưng là rất năng động,tự tin,kĩ năng
giao tiếp tốt,giám nghĩ,giám làm,thích khám phá và tìm hiểu đến những cái
mới,lĩnh vực nào cũng biết và được học tuy nhiên lại không chuyên sâu vào
lĩnh vực nào cụ thể.
4.1.3.Công ty Brother-khu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương.
Brother được công nhận là một nhãn hiệu với những sản phẩm có tính đột
phá và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Là công ty của Nhật được
thành lập năm 1908, Brother có 17 nhà máy, 52 công ty hoạt động ở 44 quốc
gia trong nhiều khu vực khác nhau.
Brother hiện nay là nhãn hiệu hàng đầu cung cấp sản phẩm chất lượng mang
tính đột phá cho thị trường in và hình ảnh, in nhãn và may. Sản phẩm chính
bao gồm: máy in laser, máy đa chức năng, máy fax, máy in nhãn, máy may
công nghiệp và gia đình. Một nhãn hiệu đáng tin cậy trên toàn thế giới với
phương châm “khách hàng là trên hết”, Brother vẫn đang tiếp tục đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng với những giải pháp chất lượng toàn diện.
Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả,
môi trường đầu tư thông thoáng tại tỉnh Hải Dương, đến nay Khu công nghiệp
Phúc Điền đã được lấp đầy, tổng số trên 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các nhà đầu tư lớn của Nhật Bản như: Tập đoàn Brother, Tập đoàn Nissei,

5


Sansei, Miruho,... và của Đài Loan như: Taihan, Edwin... đều đã lựa chọn Khu
công nghiệp Phúc Điền để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Khu công
nghiệp Phúc Điền đi vào hoạt động đã góp phần tạo điều kiện cho hàng nghìn
lao động ở địa phương có việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn
thu cho Ngân sách của Tỉnh từ các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp.
4.1.4.Trái ngành nghề.
Làm một công việc khác với những gì mà mình đã được học,được đào
tạo,không phải với mục đích lâu dài mà chỉ là lấy ngắn nuôi dài.
4.1.5.Ngôn ngữ Nhật Bản.
Ngoài chữ Hán, trong tiếng Nhật có 2 loại chữ khác là hiragana và
katakana. 2 loại chữ kana này đều là chữ phiên âm do người Nhật phát minh
ra. Ngày xưa, người Nhật không có chữ viết riêng nên ban đầu mượn âm chữ
Hán để ghi chép câu nói của mình và soạn thảo văn bản. Sau đó, trong thời
Heian (794-1185), người Nhật dựa trên chữ Hán tạo thành 2 loại chữ kana để
ghi chép câu nói. Đó chính là hiragana và katakana. Hiragana vốn là chữ Hán
viết giản lược còn katakana là một phần của chữ Hán tạo thành. Katakana
dùng để phiên âm các chữ có nguồn gốc nước ngoài. Có thể nói, những chữ
viết của tiếng Nhật đều xuất phát từ chữ Hán.
4.2.Áp dụng lí thuyết.
4.2.1.Lí thuyết lựa chọn hợp lí.
Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu
như: George Homans, PeterBlau, JamesColeman…
Lý thuyết lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ các trường học cổ điển và tân
cổ điển của tư tưởng tội phạm. Nguồn gốc của cơ sở lý luận xuất phát từ một
cách tiếp cận kinh tế hành vi tội phạm. Cụ thể, tiền đề trung tâm phía sau cách
tiếp cận này là các cá nhân tự do lựa chọn hành vi tội phạm là một trong nhiều
hành vi khác.


6


Lý thuyết này giả định rằng các cá nhân được tự do và hợp lý ra quyết
định lựa chọn hành vi đáp ứng của họ tự-lợi ích. Để đi đến một quyết định
thực hiện một hành vi cá nhân, nặng niềm vui tiềm năng của hành vi chống lại
nỗi đau tiềm năng của hành động. Trong các lý thuyết này, cá nhân làm cho
các quyết định để thực hiện một hành vi khi họ tin rằng nó sẽ tối đa hóa lợi
ích của họ tại một chi phí có khả năng tối thiểu.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý, cá nhân cần thông tin để đưa ra quyết định.
Đối với lý thuyết này , các thông tin cần thiết đó hiện nay là của một cá nhân
nhận thức về hậu quả của hành động của họ và những lợi ích tiềm năng của
hành động. Trong văn học, lý thuyết lựa chọn hợp lý thừa nhận rằng các cá
nhân sẽ được đưa ra các quyết định thiếu thông tin. Hơn nữa lý thuyết lựa
chọn hợp lý dường như tách biệt trong quan điểm của họ về việc sử dụng
thông tin.
Như vậy khi một cử nhân xã hội học trở thành một người phiên dịch,thì
học đã xác định được học cần phải làm gì,có thể áp dụng những kĩ năng gì
của ngành học xã hội học của mình sang nghề phiên dịch mà mình đang theo
để từ đó có những quyết định,những cống hiến đối với nghề nghiệp của
mình.tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn mà đối hỏi một cử nhân xã hội học phải
vượt qua,nếu công việc phiên dịch chỉ là tạm thời “lấy ngắn nuôi dài” trong
lúc chờ kiếm được việc àm phù hợp với ngành học của mình,nhưng nếu xác
định làm lâu dài thì sẽ phải học tập,đầu tư hơn nữa.
4.2.2.Khung lí thuyết.

7



5.Nội dung chính.
5.1.Lí do chọn nghề phiên dịch tiếng Nhật của một cử nhân xã hội học.
Nhận thấy những điểm chung giữa nghề phiên dịch với một cử nhân xã
hội học.Như chúng ta đã biết,tiếng nhật là một ngôn ngữ khó trên thế giới,nó
bao gồm nhiều kí tự khác nhau,muốn đọc được nó,hiểu được nó phải rất chăm
chỉ,yếu tố chăm chỉ là một yếu tố mà cử nhân xã hội học phát huy raats
tốt.Nghề phiên dich đòi hỏi người phiên dịch phải tự tin năng độc thuyết trình
tốt khi đứng trước mọi người đây dường như một đặc trưng của sinh viên học
chuyên ngành xã hội vì đã được đào tạo,cho thực hành khá bài bản và nhuần
nhuyễn trong quá trình học tại trường đại học,nó như là một tố chất cố hữu
trong mỗi sinh viên khối xã hội.Ngoài ra còn có những lí do như sau:
Luôn khám phá được những kiến thức mới.

8


Ngôn ngữ là tinh hoa quan trọng nhất của mỗi nền văn hóa. Bởi vậy, khi
hiểu và sử dụng tốt thêm một ngôn ngữ nghĩa là bạn gần như đã khám phá
thêm một nền văn hóa mới.
Khi thông thạo một ngôn ngữ mới, phiên dịch viên sẽ có cơ hội tìm hiểu
nhiều lĩnh vực của một quốc gia mà mình quan tâm.
Bạn sẽ giữ vai trò quan trọng trong công việc.
Trong câu chuyện, bạn giữ vai trò quan trọng và trách nhiệm nặng nề dù chỉ
thật sự chuyển đổi lại ngôn ngữ nhưng tinh thần trách nhiệm của bạn sẽ quyết
định sự thành bại của công việc.
Sự bất đồng về ngôn ngữ dễ dẫn đến những điều không hay. Thậm chí, chiến
tranh cũng có thể nổ ra bởi những hiểu lầm về ngôn ngữ. Đặc biệt là với
những phiên dịch viên ngoại giao, những buổi hội nghị hợp tác sẽ thật sự đem
lại những hợp tác có ý nghĩa giữa các bên. Và bạn chính là cầu nối về ngôn
ngữ, ý tưởng, là người giúp dòng chảy thông tin giữa những người tham gia

giao tiếp được liền mạch.
Có cơ hội gặp gỡ, làm việc và học hỏi với những con người nổi tiếng
và thành đạt.
Là phiên dịch viên, bạn sẽ được đi nhiều nơi trên thế giới và làm việc
trong môi trường hấp dẫn với những người thành đạt và nổi tiếng. Nếu là một
phiên dịch viên ngoại giao, bạn còn được gặp gỡ những nhân vật hàng đầu
của chính phủ hay tổ chức quốc tế.
Cơ hội việc làm rất lớn
Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới và
hiện tại Việt Nam đã đầy mạnh hợp tác bằng việc gia nhập vào nhiều tổ chức
thế giới như LHQ, WTO, ASEAN….Các công ty, tổ chức, cơ quan quốc tế sẽ
tìm đến thị trường Việt Nam và họ luôn cần những phiên dịch viên giỏi. Khi
xu thế toàn cầu hóa còn hữu dụng thì nghề phiên dịch viên sẽ càng dễ tìm việc
làm.

9


Thu nhập cao và ổn định.
Mức thu nhập của nghề phiên dịch viên là tương đối cao so với mặt bằng
chung của cả xã hội hiện nay. Tại công ty brother khi được hỏi thì lương của
một người phiên dịch là 12 triệu đồng/tháng.Tuy nhiên, đây cũng là nghề
nghiệp có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, ngoại ngữ đã trở
thành một công cụ được rất nhiều bạn trẻ nỗ lực trau dồi trong hành trang lập
nghiệp của mình. Tính cạnh tranh sẽ giúp bạn không ngừng trau dồi kĩ năng
và phát triển bản thân.
Sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến
Chính vì tính cạch tranh cao và công việc luôn khát nhân lực, phiên dịch
viên sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến. Khi bắt đầu từ nghề phiên dịch, với cơ hội
được đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau và luôn được ở bên

những vị quan chức cấp cao, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều. Để từ đó với
hành trang phong phú của nhiều năm kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ trở thành
một nhà ngoại giao có tài thuyết khách, một vị chính khách uyên bác và lịch
lãm, một nhà quản lý tài năng.
Và cơ hội thăng tiến chỉ đến với những ai thực sự nỗ lực vươn lên, tìm
được phương pháp làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất. Chính nhờ lý do này mà
bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi bạn không ngừng phát triển
hiểu biết của mình.
Công việc bền vững lâu dài
Trong rất nhiều nghề, bạn phải sớm rẽ hướng để tìm đất sống mới. Nhưng
với phiên dịch viên, càng nhiều kinh nghiệm bạn sẽ càng tiến xa, tiến cao
trong nghề nghiệp. Việc làm phiên dịch luôn mang tới những cơ hội nghề
nghiệp hấp dẫn và cao cấp. Với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức uyên bác,
các phiên dịch viên còn được mọi người kính nể và tin tưởng hơn trong công
việc.
Phiên dịch viên có thể gắn bó lâu dài với nghề bằng nhiều cách. Khi đến một
giới hạn tuổi tác, không thể đi nhiều và tham gia vào những hội nghị lớn, bạn
10


có thể chuyên vào các công việc như dịch sách báo, tài liệu hay dịch phim
v.v... cho các cơ quan truyền thông. Công việc dịch thuật này cũng mang tới
cho bạn cơ hội học hỏi nhiều điều.

5.2.Lịch sử lao động.
Chị M đã có nhiều năm trên Hà Nội học tiếng Nhật,trong thời gian này chị
nhận dạy nhiều lớp tiếng nhật,khi có nhiều vốn về từ vượng và gữ pháp tiếng
Nhật chị đã chuyển sang làm việc tại công ty Toyota Nhật Bản có chi nhánh
tại Việt Nam.Và khi chuyển sang công ty Brother tính đến bây giờ Chị đã có
một thời gian dài gắn bó với công việc là làm phiên dịch viên,6 năm làm

việc,chị đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm,có khả năng vận dụng một số các
kỹ năng của một cử nhân xã hội học sang nghề phiên dịch của mình.
Chị cho biết : “Cử nhân các ngành xã hội học,khi mới ra trường,cơ hội
kiếm được một việc làm đúng với ngành mình học là một việc vô cùng khó
khăn,điều đó lại càng khó khăn với một tấm bằng xếp mức trung bình hay khá
như tôi.Nhận thấy những khó khăn trong việc kiếm việc làm đúng với ngành
học của mình,tôi đã quyết định học thêm tiếng Nhật để làm phiên dịch cho
công ty Brather-khu công nghiệp Phúc Điên-Hải Dương.Tính đến thời điểm
hiện tại,chị M đã làm được 6 năm công việc phiên dịch tại công ty Bratherkhu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương”.
Tần suất làm việc,mức lương phù hợp và các chế độ đãi ngộ rõ ràng.Đó
là những điều mà chị và nhiều nhân viên của công ty quyết định gắn bó lâu
dài với công ty và không có ý định chuyển đi nới khác.
Khi được hỏi về chế độ đãi ngộ của công ty ,chị cho biết: “tất cả mọi
chế độ của công ty mà lúc đầu tôi có tìm hiểu trên mạng trước khi nộp hồ sơ
và làm cho công ty này thì tôi thầy nó hoàn toàn đúng với thực tế,công ty trợ
cấp rất đầy đủ và tùy từng trường hợp lại áp dụng các chế độ đãi ngộ,ưu tiên

11


khác nhau như:đối với người trọ xa thì bồi dường thêm tiền xăng xe,phụ nữ
mang thai hay cho con bú cũng được hưởng một chế độ quan tâm đặc biệt,
….nói chung tôi đã làm việc ở đây được tám năm rồi và tôi thấy hài lòng với
tất cả những gì ở công ty này,không có điều gì ớn khiến tôi phải bận tâm hay
không hài lòng cả”.

5.3.Mô tả công việc phiên dịch tiếng nhật tai công ty Brother –khu công
nghiệp Phúc Điền Hải Dương.
Nhiệm vụ của Phiên dịch viên là chuyển ngữ (lời nói) của một cá nhân
sang một ngôn ngữ khác. Người phiên dịch sẽ có cuộc gặp gỡ các nhân vật

cấp cao tại các hội nghị, các doanh nghiệp tư nhân hay trong các cuộc ngoại
giao..
Những kỹ thuật phiên dịch của một phiên dịch viên,theo chị kể lại phải có
các kĩ thuật, tố chất như sau:
Nhanh nhạy: phiên dịch viên ghi chép trong khi lắng nghe bài diễn thuyết
của người nói và dịch lại sang một ngôn ngữ khác chỉ sau vài phút.
Chị nói: “vì tổng giám đốc công ty là người Nhật,ông thường xuyên ghé
về thăm công ty,mỗi lần về,ông thường đi một vòng kiểm tra công ty,xem tình
hình hoạt động như thế nào,những lần như vậy chị có nhiệm vụ đi theo và
chuyển tất cả các hồ sơ theo dõi của các tổ trưởng,quản đốc để báo cáo lại
với ông bằng tiếng nhật đây là một công việc thường xuyên diễn ra”.
Kịp thời: trong một cuộc họp tài phòng hợp chị chị có nhiệm vụ phải dịch
lại lần lượt theo lời nói của các thành viên trong cuộc họp,chuyển từ tiếng
Nhật sang tiếng Việt và ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Nhật.
Một thế mạnh mà một cử nhân ngành xã hội học có thể tự tin giám chắc
hoàn thành tốt công việc của một phiên dịch viên là sự tự tin,thuyết trình
tốt,năng động và khá táo bạo,đây là những tố chất,đặc điểm tiêu biểu mà hầu
như cử nhân xã hội học nào cũng có.và đấy cũng là một tố chất cần thiết trong

12


công việc phiên dịch tiếng nhật nói riêng và phiên dịch các ngôn ngữ khác nói
chung.
Nói thầm: Trong các buổi họp giao dịch, phiên dịch viên sẽ can thiệp
ngay sau mỗi câu nói của các nhân vật chính. Chuyển ngôn ngữ nhanh và inh
hoạt nhưng phải nói nhỏ không để ảnh hưởng đến tất cả những người trong
cuộc họp.
Chị cho biết : “Công việc của một phiên dịch viên luôn được thay đổi
địa điểm đến như góp mặt trong các hội nghị, doanh nghiệp hay tham gia

vào các sự kiện chính trị. Phải thể hiện sự chính xác tuyệt đối vì những lời
dịch của người phiên dịch có tầm quan trọng quyết định các vấn đề về chính
trị hay kinh tế. Công việc này cũng yêu cầu một khả năng phân tích nhanh và
rõ ràng, sự uyển chuyển và tinh thần tập trung cao độ”.Đây cũng được coi là
một khó khăn của chị đòi hỏi phải có một sức khỏe tốt,một sức bền và sự
nhanh nhạy mới có thể hoàn thành tốt công việc của một người phiên dịch.
5.4.Kĩ năng làm việc.
Khi được hỏi:kĩ năng làm việc nào là quan trọng và cần thiết nhất cho
một người làm nghề phiên dịch thì chị cho biết : “Trong quan niệm phổ biến
của xã hội, người nào giỏi ngoại ngữ đều có thể làm biên dịch hoặc phiên
dịch bởi vì biên phiên dịch chỉ đơn giản là công việc chuyển ngữ. Tuy nhiên,
trong thực tiễn hành nghề, giỏi ngoại ngữ mới chỉ là điều kiện cần, được ví
như phần nổi của một tảng băng trôi. Ngôn ngữ, xét cho cùng, chỉ là một
phương tiện truyền tải thông tin, vì vậy điều cốt lõi đối với phiên dịch là phải
nắm bắt được nội dung bên trong của vỏ bọc ngôn ngữ. Để làm được điều đó,
phiên dịch không những phải giỏi ngôn ngữ mà còn phải có hiểu biết chung
sâu rộng và làm chủ các kỹ năng biên phiên dịch”.
Thật vậy, rất nhiều người có trình độ ngoại ngữ tốt nhưng không thể trở
thành phiên dịch tốt. Các bản dịch của họ thường bị chê là “ không thuần Việt
hoặc khó hiểu”. Khi dịch nói, họ không thể chuyển tải được đầy đủ và chính
13


xác nội dung của người nói.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này là bởi vì người dịch không làm chủ được các
kỹ năng nghề nghiệp của biên phiên dịch như kỹ năng phân tích, kỹ năng ghi
nhớ, kỹ năng ghi chép v.v... Ở Châu Âu, các Trường đào tạo biên phiên dịch
chuyên nghiệp nhìn chung đều dành 2 năm để đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp
biên phiên dịch. Sinh viên được tuyển vào các Trường này đều phải là những
người nói thành thạo một ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ và biết thêm một ngoại

ngữ thứ hai ở trình độ B trở lên. Họ được tuyển vào Trường để học kỹ năng,
chứ không phải để học ngoại ngữ.
theo quan niệm của nhiều người thì ở Việt Nam, trong một thời gian dài,
đa số biên phiên dịch đều là những người được đào tạo khoảng 4 đến 5 năm
về ngoại ngữ tại trường đại học và không có điều kiện được đào tạo chuyên
sâu về kỹ năng biên phiên dịch. Qua thực tiễn hành nghề, họ dần tự rút ra
những kinh nghiệm về mặt kỹ năng.
Nhưng theo chị: “đào tạo lâu hay không không quan trọng mà đòi hỏi
mình có hiểu nó hay không và ĩnh hội được những cái gì mới là điều quan
trong,trên lí thuyết thôi vẫn chưa đủ mà mình phải đi thực tế nhiều,phải trò
chuyện nhiều với người bản xứ,để hiểu được sâu sa ngôn ngữ của họ,đặc
điểm con người và nền văn hóa của họ”
5.5.Yêu cầu bắt buộc đối với nghề phiên dịch tiếng Nhật.
Đa số người ta vẫn quan niệm rằng hễ ai thông thạo ngoại ngữ là có thể
làm phiên dịch được mà không hiểu hết những đòi hỏi của nó. Đó là một quan
niệm sai lầm. Không phải ai biết ngoại ngữ là có thể làm được phiên dịch.
Người phiên dịch trước khi bước vào nghề cần được trang bị một cách đầy đủ
về ngôn ngữ học, kiến thức chung, văn hóa nền, kỹ thuật dịch, sức khỏe và
nhất là đạo đức người phiên dịch.
Bước vào nghề phiên dịch, người dịch phải thông thạo ít nhất hai ngôn
ngữ, gọi là ngôn ngữ làm việc (working languages).Trong mọi hoàn cảnh,
người phiên dịch cũng phải thể hiện câu cú rõ ràng, mạch lạc. Do vậy trong
14


sinh hoạt hàng ngày, người phiên dịch phải có ý thức sử dụng ngôn ngữ một
cách nghiêm chỉnh, câu cú mạch lạc.Theo chị nghề phiên dịch có những yêu
cầu căn bản như sau:
- Người phiên dịch ngoài vốn từ vựng phong phú cần phải có hiểu biết thấu
đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương

đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về
ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những hiểu biết đó gắn chặt với tri thức văn hoá về
đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng
đồng ngôn ngữ. Vì thế, một yêu cầu nữa rất quan trọng đó là người phiên dịch
phải có sự am hiểu về văn hóa. Khi giao tiếp với nhau, các bên không chỉ
khác về ngôn ngữ mà còn khác biệt về trình độ học vấn, môi trường sống,
cách tư duy và đặc biệt là văn hóa. Nghề phiên dịch không phải thuần túy là
quy trình chuyển mã, mà thực sự là một sự kiện giao lưu văn hóa.
- Không nóng nảy vì khi phiên dịch, thì bản thân không còn là mình nữa mà
phải đặt bản thân vào địa vị của người truyền đạt. Tình cảm cá nhân lúc này
không nên có. Tuy nhiên, tuỳ vào trường hợp, hoàn cảnh, nếu người truyền
đạt nóng tính, nói những câu quá nặng nề (đối với cấp dưới chẳng hạn) thì
phải lựa lời dịch sao cho rõ ý là họ đang thật sự tức giận, nhưng nói sao cho
người nghe cảm thấy hiểu rõ được sự tức giận đó nhưng không thể phản ứng
được. Nói tóm lại là phải có bản lĩnh trong việc ứng xử, truyền tải, phải chịu
trách nhiệm nội dung truyền tải.
- Đạo đức nghề nghiệp - một yếu tố cực kì quan trọng. Giống như bất cứ nghề
nào, nghề phiên dịch cũng cần có những chuẩn đạo đức hay quy tắc ứng xử
riêng. Chuẩn đạo đức này chú trọng tới sự trung thành của người phiên dịch
đối với ngôn bản và ý tưởng; thái độ của người dịch không thiên vị đối với
các bên đối thoại và nhất là không được thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể
hiện thái độ của cá nhân người phiên dịch vào lời dịch. Tránh trường hợp
người phiên dịch quên mất vai trò, vị trí và trách nhiệm phiên dịch của mình
và đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự cuộc họp.
15


- Trí nhớ tốt
- Sức khỏe tốt
- Kiên trì và chăm chỉ, ham học hỏi

- Biết tổ chức công việc
- Nhanh nhẹn, nhạy cảm và tự tin
- Có kiến thức rộng về văn hóa, xã hội, con người. Muốn được vậy phải trau
dồi thường xuyên, liên tục cập nhật những thông tin mới, những lãnh vực
mới.
- Cần có sự chu đáo, cẩn trọng trong công việc. Luôn chuẩn bị trước về lĩnh
vực mà mình sẽ phiên dịch.
5.5.Mô tả sản phẩm công việc.
Khi được hỏi về năng suất lao động của chị trong ngành và trong tuần thì
chị trả lời như sau: “ngày làm việc tám tiếng,một tuần làm việc 5 ngày.Hoàn
thành tốt tất cả các công việc được giao,hôm nào xong sớm thì lại tiếp tục
công việc cho ngày hôm sau,bí quyết làm việc đêù đều không ngừng nghỉ
luôn luôn cố gắng,đó là bí quyết thành công của chị,giúp chị có vị trí như
ngày hôm nay-một phiên dịch viên chính của công ty Brather”.
Về chất lượng lao động:chất lượng lao động tốt hoàn thành công ciệc của
mình không chỉ nhanh và còn đạt hiệu quả cao,thường xuyên được giám đốc
khen gợi và được thưởng và dịp cuối tháng.
Hiệu quả công việc:đạt hiệu quả cao,do có kinh nghiệm làm việc lâu
năm,hiểu công việc biết cách sắp xếp và bố trì công việc thời gian hợp lí,làm
việc có tinh thần trách nhiệm cao.
5.6.Các yếu tố tác động đến công việc phiên dịch tiếng Nhật của một cử nhân
xã hội học.
Có hoàn thành tốt công việc hay không,có đạt được hiệu quả và tín
nghiệm cao của mọi người đối với bản thân hay không?thi mộ người àm nghề

16


phiên dịch tiếng nhật nói riêng cũng như các nghề khác nói chung cũng do
nhiều yếu tố yếu tố tác động,bao gồm các yếu tố như sau:

Yếu tố thứ nhất,đặc điểm của cá nhân:về giới tính,ở công việc này không
quan trong là giới tinh nam hay nữ thì sẽ hoàn thành được tốt công việc mà
quan trong trọng là bạn thể hiện được cái gì,cái gì là điểm mạnh trong con
người của bạn và bạn thể hiện được bao nhiêu để phù hợp với nghề phiên
dịch.nếu là con gái thì đặc điểm ngoại hình và tài khéo ăn nói sẽ là một đặc
điểm quan trọng và cần thiết đối với nghề phiên dịch,nghề phiên dịch không
quá vất vả nó không đòi hỏi quá nhiều về sức khỏe,về con trai cũng tương tự
như vậy.
Tuổi cũng là một yếu tố quan trong tác động đến công việc:nếu trẻ tuổi
thì sẽ năng động hơn,ham học hỏi hơn,hiếu động và thích tìm và làm ra cái
mới đây là những yếu tố rất quan trọng đối với nghề phiên dịch tiếng nhật.
Trình độ học vấn:đối với công việc phiên dịch trình độ học vấn có thể
coi là một yếu tố quan trọng nhất để góp phần quyết địch có thành công hay
không trong công việc của mình được giao.thông dụng một thứ ngôn ngữ
khác,không phải đơn thuần là việc chúng biết được nhiều từ mới nắm vững
được cấu trúc ngữ pháp mà còn phải am hiểu về nét văn hóa của nước có
ngôn ngữ mà chúng ta đang theo.theo nhật bản là một đất đước đẹp và giàu
truyền thống,ngôn ngữ của nhật bản cũng khá đa dạng,chính vì vậy cũng đồi
hỏi ở người phiên dịch phải thwucj sự yêu thích và muốn tìm hiểu khám phá
nó thì mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Yếu tố thứ hai là đặc điểm gia đình ,gia đình là một trong những yếu tố
quyết định sự thành công của bạn,nếu bạn có một hậu phương vững chắc thì
đó sẽ là điều kiện để bạn có thể học tập tốt và tiến xa hơn nữa.đối với một
người làm nghề phiên dịch,muốn phiên dịch giởi thì phải chăm chỉ học tập
tìm tòi kiến thức,học một thứ ngôn ngữ khác là một điều khó khăn và

17


dedeeert hông thuộc và am hiểu tường tận về nó còn là một điều khó khăn

hơn rất nhiều.
Yếu tố thứ ba đặc điểm cơ quan/tổ chức:nếu có một môi trường làm việc
tốt thì các nhân viên sẽ phát huy được hết khả năng của mình,sẽ đam mê công
việc hơn nhận thấy có trách nhiệm,tình yêu với công việc của mình,sẽ cống
hiến vì công ty vì lợi ích chung,nhưng ngược lại nếu cơ quan tổ chức đó
không tạo điều kiện cho các nhân viên phát huy hết các khả năng của
mình,không tạo cơ hội cho họ trong công việc thì họ cũng không muốn phát
huy và công hiến
Ngoài các yếu tố trên thì yếu tố cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng
đối với một người làm nghề phiên dịch.
5.7.Thái độ đối với công việc.
Khi được hỏi về mức độ hài lòng với công việc chị M cho biết:
Mức độ hài lòng với công việc:rất hài lòng với công việc hiện tại của
mình vì nhận thấy với trình độ và năng lực của mình làm việc ở đây là rất tốt
có điều kiện để phát huy,môi trường làm việc hiện đại,có cơ hội tiếp xúc với
người nước ngoài nâng cao hiểu biết và vốn ngôn ngữ của mình.các chế độ ưu
đãi được công ty thực hiện đầy đủ và chu đáo,tiền lương tiền thưởng xứng
đáng với những công sức mà mình bỏ ra.
Mức độ cam kết với công việc và công ty:sẽ là việc lâu dài,cống hiến và
vì lợi ích của công ty hơn nữa.
Dự định đối với công việc:học hỏi nhiều hơn,trau dồi nhiều hơn,mong
muốn có cơ hội sang nhật học tập tiếp thu những cái mới cái hay của nhật để
áp dụng vào công ty mong công ty phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
5.8.Trình độ chuyên môn.

18


Người phiên địch đã đạt được trình độ N2 của kì thi năng lực tiếng
nhật,nghe,nói,đọc,viết,thành thạo,kĩ năng trong giao tiếp tốt,tương lai còn

phát triển hơn nữa.
6.Những thuận lợi và khó khăn của một cử nhân xã hội học khi làm nghề
phiên dịch tiếng nhật.
6.1.Những thuận lợi.
Tố chất của một cử nhân xã hội học là:tự tin,năng động,có khả năng làm
việc nhóm,có khả năng nhìn nhận xã hội,đưa ra phán đoán nhanh,có khả năng
thuyết trình tốt,tài ăn nói lưu loát,rõ ràng,tự tin khi đứng trước đám đông do
học khối xã hôi nên hầu như mọi sinh viên khối ngành xã hội đều mang tố
chất này.
Chương trình đào tạo trong chuyên ngành xã hội học rất đa dạng,sinh
viên được học nhiều môn,tiếp xúc với nhiều vấn đề.tuy nhiên tất cả chỉ là tìm
hiểu sơ qua,không sâu và cụ thể vào một vấn đề nào trọng tâm nhưng chính
điều này đã mang lại một khối kiến thức khá đa dạng và phong phú cho sinh
viên chuyên ngành xã hội học.
Tất cả các yếu tố trên rất quan trọng và cần thiết đó cũng là một bí quyết
giúp bạn thành công hơn dù trong công việc gì và nghề phiên dịch cũng
không phải là một ngoại lệ.
6.2.Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi cũng có nhiều khó khăn.
Trong tiếng Nhật có 2 loại chữ khác là hiragana và katakana. 2 loại chữ
kana này đều là chữ phiên âm do người Nhật phát minh ra. Ngày xưa, người
Nhật không có chữ viết riêng nên ban đầu mượn âm chữ Hán để ghi chép câu
nói của mình và soạn thảo văn bản. Sau đó, trong thời Heian (794-1185),
người Nhật dựa trên chữ Hán tạo thành 2 loại chữ kana để ghi chép câu nói.
Đó chính là hiragana và katakana. Hiragana vốn là chữ Hán viết giản lược còn
19


katakana là một phần của chữ Hán tạo thành. Katakana dùng để phiên âm các
chữ có nguồn gốc nước ngoài. Có thể nói, những chữ viết của tiếng Nhật đều

xuất phát từ chữ Hán.

Trong chương trình đào tạo chuyên ngành xã hội học không có môn học
nào liên quan đến tiếng Nhật hay nền văn hóa của Nhật Bản.
Trong chương trình đào tạo không có môn nào rèn luyện kĩ năng để trở
thành một nhà phiên dịch giỏi.
Tất cả đều không liên quan gì đến ngôn ngữ,kĩ năng phiên dịch hay nền
văn hóa của Nhật Bản.
Chính vì điều này mà đòi hỏi một cử nhân xã hội học phải học tập,nỗ lực
nhiều hơn nữa thì mới có thể thành công.phải biết vận dụng các kĩ năng thì
ngành học chính của mình sang nghề phiên dịch,biết tận dụng lợi thế,tố chất
của ngành học mình để áp dụng vào công việc.
Do không được đào tạo bài bản ngày từ trong môi trường đại học,phải
học ở bên ngoài,nên đòi hỏi cử nhân xã hội học phải có khả năng gôm nhặt
nhưng kĩ năng kiến thức từ bên ngoài,từ người khác,điều đó mới có thể bám
trụ lại được với nghề và mới có thể thành công.
7.Kết luận.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu hòa hiện nay nói chung và tại
nước Việt Nam nói riêng thì công việc phiên dịch là một công việc rất
“hot”hiện này đặc biệt là phiên dịch tiếng nhật khi mà việt nam và nhật bản
mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở lên tốt đẹp.
Làm trái nghành trài nghề đó là một điều không ai mong muốn nhất à đối
với các cử nhân đại học,họ mong muốn khi ra trường có thể làm việc trong
các công ty,doanh nghiệp đúng với chuyên ngành mà họ được đào tạo,nhưng
đó là nhừng việc rất khó khăn.
20


Cử nhân ngành xã hội học làm nghề phiên dịch ,nếu biết tận dụng
những khả năng của một nhà xã hội học,tận dụng những tố chất của một nhà

xã hội học thì khá năng thành công là rất cao.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì có rất nhiều các khó khăn đòi
hỏi các cử nhân xã hội học phải học tập,nỗ lực nhiều hơn nữa.

21


Danh sách tài liệu tham khảo:
- />- />- />- />- />- />- />- />
22


23


24


còn

25


×