Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY XÀ LÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM LÁ Cercospora sp. CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ NẤM TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY XÀ LÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM LÁ Cercospora sp. CỦA MỘT
SỐ LOẠI THUỐC TRỪ NẤM TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Bình
Ngành
: Nông Học
Niên Khóa
: 2004 – 2009

THÁNG 8 NĂM 2009


ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY XÀ LÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM LÁ Cercospora sp, CỦA MỘT
SỐ LOẠI THUỐC TRỪ NẤM TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

Phạm Thị Bình

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành nông học


Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 8 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ. Cùng những người
thân trong gia đình đã động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong học tâp.
Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Nông Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuân lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập
Quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy cho tôi những kiến thức bổ
ích
Gia đình các hộ nông dân trồng rau thuộc Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Đặc biệt gia đình anh Nguyễn Phi Vượng nông dân trồng rau tại khu phố Xuân
Đồng, Phường Tân Thiện, Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước, đã tạo mọi điều
kiện giúp tôi, hoàn thành thí nghiệm ngoài đồng và thu thập số liệu liên quan.
Bạn bè gần xa đã quan tâm, động viên tôi trong quá trình học và thực hành khoá
luận tốt nghiệp.
Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Hữu Trúc, người đã tận tình
hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Bình phước, ngày12 tháng 8 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Bình


ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra hiện trạng canh tác cây xà lách và đánh giá hiệu lực
phòng trừ bệnh đốm lá Cercospora sp của một số loại thuốc trừ nấm” .
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Bình
Giáo viên hướng dẫn: Thầy giáo Nguyễn Hữu Trúc. Bộ môn BVTV, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu là bệnh đốm lá trên cải xà lách. Hiện nay tại các vùng
trồng rau trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, bệnh đốm lá đang gây thiệt hại rất lớn cho
bà con nông dân. Bệnh làm giảm năng suất cũng như giá trị thương phẩm của rau
xà lách.
Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
Điều tra hiện trạng canh tác tại các vùng trồng rau xà lách thuộc Thị Xã Đồng
Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá trên rau xà lách của một số loại thuốc
hóa học
Kết quả đạt được như sau:
Điều tra được hiện trạng canh tác của 50 hộ trồng cải xà lách và tình hình
nhiễm bệnh đốm lá chiếm tỷ lệ bệnh từ 13,5 – 23,4%, chỉ số bệnh từ 9,3 – 17,3%.
Khảo nghiệm 4 loại thuốc tại khu thí nghiệm ngoài đồng ruộng thuộc khu phố
Xuân Đồng, Phường Tân Thiện, Thị Xã Đồng Xoài, Tĩnh Bình Phước, thời gian thí
nghiệm từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5 năm 2009, thí nghiệm được bố trí
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm 5 nghiệm thức, trong đó 4
nghiệm thức xử lý thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng
Kết quả cho thấy: 4 nghiệm thức có xử lý thuốc, bệnh giảm đi nhiều so với
nghiệm thức đối chứng không xử lý thuốc. trong đó thuốc Daconil 75WP và Coc
85WP có hiệu lực nhất đạt tỷ lệ trên 80%.


iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu.......................................................................................................2
1.2.1

Mục đích ...........................................................................................................2

1.2.2

yêu cầu ..............................................................................................................2

Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................3
2.1. Sơ lược chung về cây xà lách ...................................................................................3

2.1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và đặc tính .............................................................3
2.1.2 Kỹ Thuật Canh Tác ................................................................................................5
2.1.3 Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................................6
2.2. Đặc tính tác dụng một số loại thuốc dùng trong thí nghiệm ....................................7
2.2.1. Daconil 75WP .......................................................................................................7
2.2.2 Viben – C 50 BTN..................................................................................................7
2.2.3 Dithane M-45 80WP...............................................................................................7
2.2.4 Coc 85WP...............................................................................................................8
2.3. Tình hình bệnh đốm lá trên cây xà lách do nấm Cercospora sp gây ra ..................8
2.4. Một số đặc điểm của bệnh đốm lá rau xà lách do nấm (Cercospora sp.) gây ra .....8
2.4.1. Triệu chứng bệnh...................................................................................................8
2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh ..........................................................................................8
iv


2.4.3 Đặc điểm phát sinh phát triển.................................................................................9
2.4.4 Biện pháp phòng trừ ...............................................................................................9
Chương 3 .......................................................................................................................10
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................10
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện ..............................................................................10
3.1.1 Địa điểm: .............................................................................................................10
3.1.2. Thời gian:.............................................................................................................10
3.2 Sơ lược về điều kiện chung trong thời gian thí nghiệm .........................................10
3.2.1 Điều kiện thời tiết .................................................................................................10
3.2.2 Điều kiện đất đai, nước tưới .................................................................................10
3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................................11
3.3.1. Vật liệu ................................................................................................................11
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................11
3.3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác rau xà lách tại Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ........11
3.3.2.2 Điều tra thành phần bệnh hại và công tác phòng trừ bệnh trên cải xà lách vụ

Xuân, 2009 tại Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước...................................................11
3.3.2.3 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bệnh đốm lá cải xà lách vụ
xuân năm 2009 tại thị xã Đồng Xoài – Bình Phước......................................................13
3.4 Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi ............................................................................14
3.5. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất cây xà lách....................15
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................15
Chương IV .....................................................................................................................16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................16
4.1 Điều tra hiện trạng canh tác xà lách và các biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây
xà lách của nông dân tại thị xã Đồng Xoài, Bình Phước. .............................................16
4.1.1 Hiện trạng canh tác cải xà lách tại thị xã Đồng Xoài ...........................................16
4.1.2 Một số loại sâu bệnh xâm nhiễm hại cải xà lách tại địa phương..........................18
4.1.3 Biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cải xà lách của nông dân tại thị xã Đồng xoài
vụ Xuân 2009.................................................................................................................18
4.1.4 Các loại thuốc trừ bệnh trên cây xà lách được nông dân sử dụng........................19
4.2. Điều tra thành phần và diễn biến một số bệnh hại trên cải xà lách tại thị xã
v


đồng xoài, Tĩnh Bình Phước..........................................................................................21
4.3 Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá của một số loại thuốc hóa học tại khu thí nghiệm
.......................................................................................................................................26
4.4 Năng suất thu hoạch trên cây xà lách ......................................................................29
Chương 5 .......................................................................................................................32
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................32
5.1 Kết luận....................................................................................................................32
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................34
Phụ lục 1 ........................................................................................................................35
Phụ lục 2 ........................................................................................................................37

Phụ lục 3

Kết quả xử lý ANOVA - 2 ......................................................................39

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật

NSC:

Ngày sau cấy

NSP:

Ngày sau phun

ĐC:

Đối chứng

TP:

Trước phun

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của cải xà lách trong 100g khẩu phần ăn (theo
Aykroyd, 1963)................................................................................................................4
Bảng 3..1 Đặc điểm thời tiết của các tháng trong thí nghiệm .......................................10
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm ..........................................................................13
Bảng 4.1. Đặc điểm canh tác cải xà lách của nông dân ở 3 phường Tân Xuân, Tân
Đồng, Tân Thiện thuộc thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước vụ Xuân,2009................17
Bảng 4.2 Các bệnh hại thường xuất hiện trên ruộng cải xà lách tại vùng điều tra theo
sự nhận biết của nông dân .............................................................................................18
Bảng 4.3 Biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cải xà lách của nông dân tại vùng điều tra
.......................................................................................................................................19
Bảng 4.4: Các loại thuốc BVTV mà nông dân thường sử dụng để phòng trừ bệnh hại
trên xà lách tại các vùng điều tra ...................................................................................20
Bảng 4.5: Mức độ bệnh hại phổ biến trên cải xà lách tại thị xã Đồng Xoài, Tĩnh Bình
Phước vụ Xuân, 2009. ...................................................................................................21
Bảng 4.6: Diễn biến mức độ gây hại bệnh đốm lá ở các ruộng điều tra theo giai đoạn
sinh trưởng của xà lách tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước vụ Xuân 2009...........24
Bảng 4.7.. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tại các vùng điều tra ...........................................25
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số loại thuốc đến tỷ lệ bệnh đốm lá cải xà lách vụ xuân
trên các nghiệm thức thí nghiệm ...................................................................................26
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của một số loại thuốc đến chỉ số bệnh đốm lá cải xà lách vụ
xuân trên các nghiệm thức thí nghiệm ..........................................................................27
Bảng 4.10.......................................................................................................................28
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các nghiệm thức xử lý đến trọng lượng của cây xà lách...29

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bệnh đốm lá....................................................................................................22
Hình 1.2 Bệnh thối nhũn ...............................................................................................23
Hình1.3.Bệnh chết cây con............................................................................................23
Hình 1.4. Toàn cảnh khu thí nghiệm .............................................................................30
Hình 1.5. Triệu chứng bệnh đốm lá trên xà lách ...........................................................30
Hinh 1.6 Giai đoạn bệnh nặng.....................................................................................31

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người,
đặc biệt là với các dân tộc Châu Á và nhất là người Việt Nam. Dù ở đâu – trong nước
hay ngoài nước – bữa ăn của người Việt Nam luôn có món rau với số lượng nhiều hơn
so với các dân tộc khác song nhu cầu rau vẫn chưa đáp ứng đầy đủ được cho cuộc
sống hàng ngày của người dân, do đó diện tích ngày càng được mở rộng, chủng loại
ngày càng phong phú và đa dạng, vì vậy chúng ta cần quan tâm đến kỹ thuật trồng
cũng như biện pháp phòng trừ sâu bệnh đối với tất cả các loại rau.
Cây xà lách (Lactuca sativa var. capitata L.) là loại rau ăn sống được sử dụng
phổ biến trong bữa ăn hàng ngày và thị trường có nhu cầu quanh năm. Xà lách là cây
rau ngắn ngày, cần ít vốn đầu tư b an đầu nên dễ dàng mang lại lợi nhuận cho nông
dân do đó chúng đã được trồng rất rộng rải khắp các vùng trong cả nước. Như vậy nếu
kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý thì cây rau xà lách cho lợi nhuận kinh tế tương đối
cao. Hiện nay xà lách là một trong những loại cây trồng chủ lực trên các vùng chuyên
canh rau tại Bình Phước và cây ký chủ bị gây hại nặng bởi bệnh đốm lá do nấm

Cercospora sp. Làm giảm lợi ích kinh tế của loại rau này rất lớn có khi lên đến 100%.
Bệnh đốm lá (Cercospora sp.) là một đối tượng phá hại cây trồng nghiêm trọng,
hiện chúng đang gây hại trên nhiều loại cây trồng ở nước ta. Các vùng trồng rau xà
lách ở Bình Phước cũng đang bị hại nghiêm trọng bởi loại bệnh này. Hiện nay trong
nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật mỗi loại cây trồng, mỗi loại sâu bệnh hại đều có
những phương pháp tương ứng để phòng trừ sao cho có hiệu quả. Trong thực tế cùng
một loại tác nhân nhưng trên cây trồng khác nhau cũng phải có cách phòng trừ khác
nhau. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm là rất cần
1


thiết, nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu phòng trừ bệnh sau này. Đề tài “Điều tra
hiện trạng canh tác cây xà lách và đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá
Cercospora sp của một số loại thuốc trừ nấm” được thực hiện tại khu phố Xuân Đồng,
phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu, ghi nhận các loại bệnh phổ biến tại vùng điều tra, và đánh giá hiệu
quả phòng trừ bệnh đốm lá (Cercospora sp.) của một số loại trừ nấm trên khu thí
nghiệm
1.2.2 yêu cầu
-

Nắm được hiện trạng canh tác và biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá trên cải xà
lách của nông dân tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

-

Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trong phòng trừ bệnh đốm lá xà lách.


- Ảnh hưởng của các loại thuốc phòng trừ bệnh đốm lá đến năng suất cây xà lách.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sơ lược chung về cây xà lách
2.1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và đặc tính
Phân loại
Tên tiếng Anh: Lettuce
Tên khoa học: Lactura sativa var. capitata L.
Họ cúc: Asteraceae/Compositae
Cây xà lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, thuộc họ cúc và chi Lactura, có số
lượng nhiểm sắc thể 8,9,17 cặp. có nguồn được sử dụng như : Nguồn giống chịu sâu
bệnh. Xà lách được phân thành 4 loại.
-

Lactura Sativa: là loại thông dụng nhất, có nhiều dạng khác nhau.

-

Lactura Serriola: loại này có hạt rất nhỏ, mầm hình thành ngay ở thân, lá tương
đối nằm ngang, có thể có răng cưa ở mép lá hoặc bản lá hình cánh hoa hồng.

-

Lactura Soligna: gần giống với loại trên về hình thái nhưng bản lá trải ngang và
có răng cưa.


-

Lactura Virosa: có hạt to, phẳng và có màu lục nhạt có cả 2 dạng năm và hàng
năm.(Theo Ryder và Whitaker)
Cây xà lách là loại rau chủ yếu dùng ăn sống, cùng với các loại rau gia vị, là

món ăn phổ biến ở nước ta và nhiều nước khác. Trong lá xà lách có nhiều khoáng chất
và vitamin, đặc biệt là vitamin E và C. Ngoài ra còn có chất lactucarium là một chất có
hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. xà lách
còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hoá, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo
3


bón, thấp khớp từ cây xà lách và rau diếp có thể chiết ra một loại dịch như nhựa, chế
thành xi rô hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh
Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của cải xà lách trong 100g khẩu phần ăn (theo
Aykroyd, 1963)
Thành Phần

Hàm Lượng

Thành Phần

Hàm Lượng

Độ ẩm

93.4g


Ca

50.0mg

Chất béo

0.3g

P

28.0mg

Chất xơ

0.5g

Na

58.0mg

Protein

2.1g

S

27.0mg

Khoáng Chất


1.2g

Vitamin A

1650 I.U

Cacbuahydrat

2.5mg

Vitamin C

10.0mg

Mn

30.0mg

Thiamin

0.09mg

Fe

2.4mg

Ripoflamin

0.13mg


K

33.0mg

Axit Nicotinic

0.5mg

Đặc tính
-

Đặc điểm thực vật: Xà lách là cây thân thảo sống hàng năm. Thân thẳng, hình
trụ và có thể phân cành. rễ chùm, khá phát triển. lá mọc quanh thân, các lá phía
gốc mọc chụm với nhau, có cuống, còn các lá phía trên không cuống, có 2 tai
lá. phiến lá hình hơi tròn, nhăn nheo, quăn ở mép. Trong thân và cuống lá có
mủ trắng, chùm hoa ở đầu thân, dạng chuỳ kéo dài, mang nhiều hoa nhỏ màu
vàng, hình môi, quả bế, có lông trắng, trong chứa nhiều hạt nhỏ.

-

Điều kiện sống: Xà lách là cây ưa lạnh, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 8 –
25oC, thích hợp là 15 – 20oC. Ở nhiệt độ 25o C xà lách vẩn sinh trưởng tốt
nhưng lá không cuộn, cứng và nhiều nhựa.
4


-

Độ ẩm đất thích hợp 70 – 80%, ánh sáng ngày dài thuận lợi để đạt năng suất

cao. Do lá mềm mỏng nên kém chịu mưa, nhất là khi cây còn nhỏ và đang sinh
trưởng. Xà lách không kén đất, chỉ cần thoát nước, pH = 5,5 – 6,5.

-

Sau khi trồng chỉ khoảng 30 – 40 ngày là thu hoạch nên yêu cầu nhiều phân dễ
tiêu, chủ yếu là đạm (N) và lân (P).

2.1.2 Kỹ Thuật Canh Tác
* Giống
Có giống xà lách lá trắng, cuộn chặt (gọi là xà lách trứng). có giống lá xanh,
mép lá hơi xoăn, không cuộn (gọi là xà lách xoăn). Trong đó giống xà lách cuộn được
ưa chuộng và trồng phổ biến hơn, do lá mềm và ngọt, có màu trắng trong hấp dẫn.
công ty giống Đông Tây hiện đưa ra giống xà lách xoăn Panorama, thời gian sinh
trưởng 40 – 45 ngày, không bị rách lá khi trời mưa.
* Thời Vụ
Ở các vùng nước ta cây xà lách có thể gieo trồng từ tháng 8 đến tháng 4 năm
sau, trừ những tháng có mưa nhiều. Các giống xà lách cuộn nên trồng vụ Đông Xuân,
vào tháng 11 – 12, xà lách không cuộn có thể trồng sớm hoặc muộn hơn, nếu trồng
mùa mưa cần có giàn che.
* Cách Gieo Trồng
Xà lách chủ yếu cũng gieo hạt để trồng cây con. đất gieo hạt cần làm kỹ, nhặt
sạch cỏ rồi lên luống, bón lót phân chuồng hoai để cung cấp dinh dưỡng cho cây con.
Gieo 35 – 45g hạt trên 10m2 để có cây con đủ trồng cho 1000m2, gieo xong
phủ lớp trấu hoặc rơm mỏng, tưới ẩm đều, sau 25 – 30 ngày nhổ cây con trồng.
Đất trồng cũng cần lên luống rải phân lót trộn đều đất mặt luống trước khi trồng
cây cách cây 15 -18cm ( mật độ từ 20.000 – 30.000cây/1.000m2), trồng xong hàng
ngày tưới ẩm, trồng dặm kịp thời những cây bị chết.
* Chăm Sóc.
- Bón phân (tính cho 1.000m2)


5


Bón lót 1,5 – 2,0 tấn phân chuồng ủ hoai + 100kg super lân + 30kg bánh dầu
nếu có.
Bón thúc 2 – 3 lần. lần 1 sau khi trồng 7 – 10 ngày hoà phân urê nồng độ 2%
tưới gốc. lần 2 và 3 nên dùng phân bón lá phun cách nhau 5 – 7 ngày. Ngưng phun
phân trước khi thu hoạch 7 ngày.
- Tưới nước: Trong thời gian 5 -7 ngày sau khi trồng cần tưới nước hàng ngày,
sau đó 2 – 3 ngày tưới 1 lần. dùng thùng ô doa tưới nhẹ.
- Xới đất, trừ cỏ: Khi cây còn nhỏ tưới nhẹ cho đất tươi xốp, kết hợp diệt cỏ.
Sau khi làm đất lần cuối, trước khi cấy cây con có thể phun lên mặt luống thuốc
trừ cỏ Dual hoặc Lasso.
2.1.3 Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại: cây xà lách tương đối ít sâu, chủ yếu có sâu xám cắn cây con, sâu khoang ăn
lá và rệp chích hút lá.
Cách phòng trừ:
Đối với sâu xám (Agrotiss Ypsilon) là phải làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại trước khi
trồng, đào bắt sâu non quanh gốc cây bị hại. khi sâu phát sinh gây hại phun hoặc rải
thuốc sâu quanh gốc cây.
Đối với sâu khoang (Spodoptera litura) phải vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ. ngắt bỏ ổ
trứng, diệt các ổ sâu non mới nở và bắt sâu non lớn tuổi. khi sâu phát sinh nhiều phun
các thuốc vi sinh gốc Bt (như Bicilus, Xentari, NPV…) và các thuuốc sinh học khác
như Abamectin, Spinosad, Rotenone.
Đối với rệp thì phải bón phân và tưới nước đầy đủ. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng,
cắt bỏ tiêu huỷ các lá già úa và lá nhiều rệp. Phun trừ bằng thuốc đầu trâu Bihopper
hoặc các thuốc Bassa, Sherpa, Vertimec, Vineem.
- Bệnh hại: chủ yếu là bệnh thối gốc làm chết cây con (do nấm Rhizoctonia solani),
bệnh thối nhũn vi khuẩn và bệnh bướu rễ do tuyến trùng.

Phòng trừ bệnh là cần làm đất kỹ, bón vôi, cắt bỏ tiêu huỷ các lá và cây bị bệnh
nặng, phun thuốc khi bệnh phát sinh. với bệnh thối gốc dùng các thuốc
6


Validacin, Anvil, Monceren. Bệnh thối nhũn vi khuẩn dùng các thuốc Kasuran,
Cuprimicin, Staner … Bệnh tuyến trùng dùng các thuốc Sincosin, Stop…, nếu
ruộng bị nặng cần luân canh cây khác. (Theo KS. Nguyễn Mạnh Chinh, ThS.
Phạm Anh Cường. quyển 31, trồng - chăm sóc & Phòng trừ sâu bệnh rau ăn lá,
Nhà xuất bản nông nghiệp)
2.2. Đặc tính tác dụng một số loại thuốc dùng trong thí nghiệm 2.2.1. Daconil
75WP
Hoạt chất: Chlorothalonil: 75%
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở thể rắn, điểm nóng chảy 2500C, không tan trong
nước, tan ít trong dung môi hữu cơ, tương đối bền vững trong môi trường kiềm, acid
và trong ánh sáng, không ăn mòn kim loại, không cháy.
Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 10.000 mg/kg, LD50 qua da > 10.000 mg/kg, dễ gây
mẫn ngứa da. Rất ít độc với ong, tương đối độc với cá. Thời gian cách ly 7 ngày.
Thuốc trừ nấm tiếp xúc, phổ tác dụng rộng.
2.2.2 Viben – C 50 BTN
Hoạt chất: CopperOxychloride 25% + Bennomyl 25%
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng tinh thể,Thuốc trừ bệnh cây hỗn hợp, nhóm
độc III, rất ít độc với cá và ong. Thời gian cách ly 7 ngày.
Tác động tiếp xúc và nội hấp, phổ tác dụng rộng, trừ được nhiều bệnh do nấm và vi
khuẩn.
2.2.3 Dithane M-45 80WP
Hoạt chất: Mancozeb
Tính chất: Mancozeb là một phức chất của kẽm và muối Mangan. Là loại bột
màu vàng hung, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, bền trong môi
trường khô nhưng dễ thủy phân trong môi trường acid.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng 11.200 mg/kg, LD50 qua da >15.000 mg/kg. Thời gian
cách ly 7 ngày.
Ít độc với cá và không độc với ong mật.
7


Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc. Phổ tác dụng rộng.
2.2.4 Coc 85WP
Hoạt chất: Copper Oxychloride
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, màu xanh lá cây, không tan trong
nước, tan trong acid yếu. Phản ứng trung tính.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1470 mg/kg, LD50 qua da 1200mg/kg, thời gian cách ly
7 ngày. Rất it độc với cá và ong.
Thuốc trừ bệnh cây, tác động tiếp xúc,phổ tac dụng rộng, phòng trừ nhiều loại nấm, vi
khuẩn và nhiều rong tảo cho nhiều cây trồng. (theo Phạm Văn Biên - Bùi Cách Tuyến
– Nguyễn Mạnh Chinh. Cẩm nang Thuốc bảo vệ thực vật , 2005. nhà xuất bản nông
nghiệp)
2.3. Tình hình bệnh đốm lá trên cây xà lách do nấm Cercospora sp gây ra
Bệnh đốm lá là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể năng suất
và chất lượng rau xà lách ở nhiều vùng trồng rau trên cả nước. Mặc dù vậy việc nghiên
cứu phòng trừ bệnh hại trên rau xà lách ở nước ta vẫn còn hạn chế
Riêng tại thị xã đồng xoài vụ xuân năm 2009 diện tích trồng rau xà lách là
11,86 ha, diện tích bị nhiễm bệnh đốm lá là 7,37 ha = 62% (theo báo cáo của chi cục
BVTV Tĩnh Bình Phước).
2.4. Một số đặc điểm của bệnh đốm lá rau xà lách do nấm (Cercospora sp.) gây ra
2.4.1. Triệu chứng bệnh
Trên cây con vết bệnh xuất hiện ở lá, trên thân thành từng vệt màu đen và các
đám tế bào bị chết sau đó có thể toàn bộ cây bị chết. Bệnh thường hại nặng trên cây đã
trồng ra ngoài đồng. Sau thu hoạch vào thời kỳ bảo quản, bệnh còn tiếp tục phát triển
gây hại. Bệnh thường xuất hiện trên các lá già, lúc đầu vết bệnh là những chấm nhỏ

màu đen sau đó lan rộng thành hình tròn lớn có nhiều vòng đồng tâm, màu nâu nhạt,
nâu sẩm hoặc hơi đen, đường kính khoảng 1-2cm.
2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh

8


Bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp. gây ra, sợi nấm nhiều tế bào phát triển trong cây,
len lõi giữa các vách tế bào , nấm bệnh phát triển trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều,
nhiệt độ 25o C là lý tưởng để bệnh phát triển. Mật độ gieo trồng khá dầy, nấm bệnh tồn
tại trên tàn dư cây trồng và hạt giống, là nguồn lây lan cho vụ sau. (theo Khuê Khúc
Thủy Nguyên, 2005. Điều tra tình hình bệnh hại trên một số loại rau ăn lá và hiệu lực
phòng trừ sâu bệnh của các chế phẩm vi sinh. Luận văn Kỹ Sư. Ngành nông học.
Trường đại học Nông Lâm).
2.4.3 Đặc điểm phát sinh phát triển
Bệnh đốm lá phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, trời ẩm
ướt vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây rau xà lách. Vì vậy cuối vụ xà lách xuân
thời tiết mưa ẩm, trời ấm áp rất thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm lây lan, bệnh phát
triển nhanh và mạnh kéo dài tới khi thu hoạch, làm giảm năng suất, giá trị thương
phẩm của cây rau
2.4.4 Biện pháp phòng trừ
-

Làm đất kỹ, thu dọn sạch thân lá sau khi thu hoạch

-

Luân canh rau xà lách với các loại rau khác như mồng tơi, rau dền, cải xanh, cải
ngọt, cải củ


-

Thay đổi chân đất

-

Bảo vệ hạt giống khi gieo, tránh bệnh xâm nhiễm

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
3.1.1 Địa điểm: Thị Xã Đồng Xoài – Tĩnh Bình Phước
3.1.2. Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009.
3.2 Sơ lược về điều kiện chung trong thời gian thí nghiệm
3.2.1 Điều kiện thời tiết
Bảng 3..1 Đặc điểm thời tiết của các tháng trong thí nghiệm
Nhiệt độ (0C)
Tháng

Tổng

Ẩm độ

Tổng

lượng


trung

lượng

mưa

bình

bốc

Tổng

Cao

Thấp

Trung

nhất

nhất

bình

tháng

(%)

hơi


2

33,6

22,1

26,5

67

81

88

217

3

34,8

23,8

27,9

65

79

105


265

4

34,3

24,4

27,7

323

82

72

211

5

33,0

24,2

27,2

313

84


66

201

số giờ
nắng

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Phước

3.2.2 Điều kiện đất đai, nước tưới
Thí nghiệm tiến hành trên nền đất thịt nặng, đất có tầng canh tác nông, được
trồng luân canh nhiều họ rau như: cải ngọt, cải củ, rau dền, mồng tơi, cải xanh, cây
trồng trước khi bố trí thí nghiệm trồng cải xà lách là cây rau dền.
10


Nước tưới trong thí nghiệm chủ yếu dùng nước ao (hồ) được bơm lên tưới theo
nhu cầu của cây cải xà lách.
3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Vật liệu
-

Dao, kéo, thảm che, cân phân tích, bình tam giác, khung dây, máy ảnh, phiếu
điều tra, sổ ghi chép, bút viết.

-

Phân bón: Urê, phân gà + tro trấu


-

Giống: giống xà lách xoăn địa phương.

-

Thuốc bảo vệ thực vật: Daconil 75 WP, Viben-C 50 BTN, Dithane M- 45
80WP, Coc 85 WP

-

Bình phun thuốc (loại 4 lít), thùng tưới nước và một số vật dụng cần thiết khác.

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác rau xà lách tại Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Mục đích của việc điều tra là để hiểu rõ tập quán và tình hình sử dụng nông
dược trên cây xà lách tại địa phương. Việc điều tra được tiến hành ở 50 hộ trồng cải xà
lách ở phường Tân Thiện, Tân Xuân và Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Phương pháp điều tra: phỏng vấn và ghi nhận các thông tin vào phiếu điều tra
được soạn trước gồm các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến các vấn đề kỹ thuật canh
tác, biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cải xà lách. Công việc điều tra được sự giúp đở
của bà con nông dân trồng cải xà lách để phỏng vấn theo phiếu điều tra.
3.3.2.2 Điều tra thành phần bệnh hại và công tác phòng trừ bệnh trên cải xà lách
vụ Xuân, 2009 tại Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Phương pháp: Phương pháp điều tra theo tiêu chuẩn ngành 10TCN923:2006;
Cục Bảo vệ thực vật – phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại rau họ hoa thập tự
Cách điều tra: điều tra 7 ngày/lần, chọn ruộng điều tra thành phần bệnh hại, trên
mỗi ruộng điều tra 5 điểm theo hai đường chéo gốc, điều tra 10 cây ngẫu nhiên/điểm
và cố định cây để ghi nhận sự hiện diện và diễn biến các loại bệnh trên ruộng.
11



Các chỉ tiêu theo dõi
-

Thành phần bệnh hại: ghi nhận các loại bệnh hại

-

Đánh giá mức độ phổ biến
+ : xuất hiện <25% số cây điều tra
++ : xuất hiện 25% đến 50% số cây điều tra
+++ : xuất hiện >50% số cây điều tra

-

Tỷ lệ bệnh
TLB (%) = (Số cây bệnh/Tổng số cây điều tra) x 100

-

Chỉ số bệnh:
( N1x1)+(N3x 3)+(N5x 5)+(N7x 7)+(N9x 9)
CSB (%) =

x 100
NxK

Trong đó:


N1 = số lá bị bệnh ở cấp 1
N3 = số lá bị bệnh ở cấp 3
N5 = số lá bị bệnh ở cấp 5
N7 = số lá bị bệnh ở cấp 7
N9 = số lá bị bệnh ở cấp 9
N = Tổng số lá điều tra
K = cấp bệnh cao nhất (số lá bị bệnh ở cấp 9)

-

Cấp hại:
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại
Cấp 3: 1% đến 5% diện tích lá bị hại
Cấp 5: 6% đến 25% diện tích lá bị hại
Cấp 7: 26% đến 50% diện tích lá bị hại
Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại
12


3.3.2.3 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bệnh đốm lá cải xà lách
vụ xuân năm 2009 tại thị xã Đồng Xoài – Bình Phước
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng
Chủ hộ: Nguyễn Phi Vượng
Địa chỉ: Khu phố Xuân Đồng – Phường Tân Thiện – Thị Xã Đồng Xoài – Bình Phước
Thí nghiệm được thực hiện trên giống cải xà lách địa phương, gieo trồng theo
tập quán canh tác của nông dân và bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, với 5
nghiệm thức và 3 lần lập lại. Tổng diện tích khu ruộng thí nghiệm là 200 m2, diện tích
ô cơ sở là 10 m2, khoảng cách giữa các ô là 0,2m, khoảng cách giữa các lần lặp lại là
0,2 m
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm

NT

Tên thuốc

Liều lượng

Thời điểm xử lý thuốc

(kg/ha)

(ngày sau trồng)

1

Daconil 75WP

1,12

25

2

Viben – C 50BTN

1,75

25

3


Dithane M-45 80WP

2,25

25

4

Coc 85WP

3,5

25

5

Đối chứng

Phun nước lã

-

Ghi chú: Lượng nước phun là 400 lít/ha

13


Sơ đồ bố trí thí nghiệm
LẦN LẶP LẠI I


ĐC

NT4

NT3

NT2

NT1

NT1

NT3

NT4

ĐC

LẦN LẶP LẠI II

NT4

NT2

ĐC

LẦN LẶP LẠI III

NT3


NT3

NT2

Nền phân bón của các nghiệm thức: Bón theo tập quán của nông dân gồm có:
+ Phân gà ủ hoai + tro trấu
+ Tưới phân Urê
3.4 Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi
+ Phương pháp điều tra: Trên một ô cơ sở điều tra 5 điểm ngẫu nhiên theo đường zích
zắc, mỗi điểm điều tra 5 cây.
+ Chỉ tiêu theo dõi về tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) ở các thời điểm: 1 ngày trước
phun thuốc và 1, 3, 5, 7, 14 ngày sau phun thuốc.
+ Hiệu lực thuốc phòng trừ bệnh được tính theo công thức Henderson – Tilton
Hiệu lực (%) = [1 – (Ta.Cb/Tb.Ca)] x 100
14


Ghi chú:
-

Ta: Chỉ số bệnh ở nghiệm thức có xử lý thuốc sau xử lý

-

Tb: Chỉ số bệnh ở nghiệm thức có xử lý thuốc trước xử lý

-

Ca: Chỉ số bệnh ở nghiệm thức đối chứng sau xử lý


-

Cb: Chỉ số bệnh ở nghiệm thức đối chứng trước xử lý

3.5. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất cây xà lách
- Phương pháp tính năng suất: cân toàn bộ số cây xà lách/ô rồi quy ra năng suất
tấn/ha theo quy cách sau:
+ Loại bỏ hết góc rễ
+ Tỉa bỏ lá bị bệnh, lá già
+ Chỉ lấy những lá đạt tiêu chuẩn, có giá trị thương phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
-

Các tính toán giá trị trung bình được thực hiện bằng chương trình EXCEL

-

Các số liệu về tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh, hiệu lực thuốc được chuyển sang arsin
(x)1/2 trước khi xử lý thống kê.

-

Thống kê được phân tích bằng ANOVA – 2 và trắc nghiệm phân hạng bằng
phần mềm MSTATC.

15


×