Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 17 GIỐNG BẮP LAI (Zea mays L.)TRỒNG TẠI XÃ DIÊN PHÚ, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 17
GIỐNG BẮP LAI (Zea mays L.)TRỒNG TẠI XÃ DIÊN PHÚ,
TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: PHAN THỊ QUẾ CHÂU
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 08/2009


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 17 GIỐNG BẮP
LAI (Zea mays L.) TRỒNG TẠI XÃ DIÊN PHÚ, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Tác giả

PHAN THỊ QUẾ CHÂU

(Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học)

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN CHÂU NIÊN

Tháng 08 năm 2009

i




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này,
con xin cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người. Xin cảm ơn tất cả các
anh chị em trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thầy Nguyễn Châu Niên đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô khoa Nông học, trường ĐHNL TP. Hồ Chí Minh và quý thầy cô
trường CĐSP Gia Lai đã giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt thời gian học tập.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Phân hiệu trường
ĐHNL TP.HCM tại Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong thời gian
học tập .
Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm kiểm định giống cây trồng TP.
HCM đã cung cấp bộ giống bắp.
Tất cả các bạn sinh viên cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
TP.HCM, tháng 8 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Quế Châu

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 17 giống bắp
lai (Zea mays L.) trồng tại xã Diên Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai” được tiến hành từ
tháng 3 đến tháng 7 năm 2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn

toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, gồm 17 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức
tương ứng với một giống, bao gồm các giống: 30T 60, CP 3A, X 2603, X5A 205, CP
888, MM 1108, 30D 70, C 919 (đối chứng), MO 6020, SSC 586, BVL 1, LVN 68, TR
1, MM 8255, MO 7701.
Kết quả đề tài thu được như sau:
- Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm từ chín trung bình đến chín
muộn, trung bình từ 98 – 115 ngày; giống BVL 1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất
(98 ngày), giống MO 6020 có thời gian sinh trưởng dài nhất (115 ngày).
- Chiều cao cây các giống thí nghiệm biến động từ 194,8 cm (X 2603) đến
245,4 cm (30T 60).
- Số lá các giống thí nghiệm biến động từ 18,6 – 21,2 lá/cây, giống đối chứng
C919 có 20,1 lá/cây.
- Năng suất lý thuyết của các giống biến động từ 9,176 – 13,820 tấn/ha; trong
đó giống LVN 66 có năng suất lý thuyết cao nhất (13,820 tấn/ha), giống MO 7701 có
năng suất lý thuyết thấp nhất (9,176 tấn/ha).
- Năng suất thực thu của các giống biến động từ 6,556 – 9,852 tấn/ha. Trong đó,
giống B5282 có năng suất thực thu cao nhất, giống LVN 68 có năng suất thực thu thấp
nhất, giống đối chứng C 919 có năng suất thực thu là 8,222 tấn/ha.
- Khả năng chống đổ ngã của các giống tham gia thí nghiệm đều rất tốt, chỉ có 4
giống bị đổ ngã là LVN 66, B 5282, SSC 586, MO 7701, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.
- Tình hình sâu bệnh các giống đều bị nhiễm ít nhất một loại sâu bệnh, chủ yếu
là sâu đục thân, bệnh đốm lá và bệnh rỉ sắt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện bệnh trễ nên
ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất.
iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu-yêu cầu ...................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu ..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây bắp.............................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ.........................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học ....................................................................................4
2.1.3 Giống ..............................................................................................................5
2.1.4 Giá trị kinh tế của cây bắp .............................................................................5
2.2 Kỹ thuật trồng bắp .................................................................................................6
2.2.1 Yêu cầu ngoại cảnh ........................................................................................6
2.2.2 Kỹ thuật trồng.................................................................................................9
2.3 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới, trong nước và địa phương ........................13
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới ............................................................13
2.3.2 Cây bắp lai Việt Nam trong bối cảnh vùng Châu Á Thái Bình Dương........14
2.3.3 Tình hình sản xuất bắp trong nước ..............................................................15
2.3.4 Tình hình sản xuất bắp lai tại tỉnh Gia Lai ..................................................16
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................17
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................17
3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ...................................................................17
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................17
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................18
3.3 Quy trình kỹ thuật................................................................................................19
3.3.1 Làm đất.........................................................................................................19
3.3.2 Bón phân.......................................................................................................19

3.3.3 Gieo hạt ........................................................................................................20
3.3.4 Chăm sóc ......................................................................................................20
3.3.5 Phòng trừ sâu bệnh ......................................................................................20
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................20
3.4.1 Cách lấy mẫu................................................................................................20
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi.....................................................................................20
3.5 Xử lý số liệu .......................................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................25
4.1 Thời gian sinh trưởng ..........................................................................................25
4.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ............................................27
iv


4.2.1 Chiều cao cây ...............................................................................................27
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................................29
4.3 Số lá và tốc độ ra lá .............................................................................................31
4.3.1 Số lá ..............................................................................................................31
4.3.2 Tốc độ ra lá của các giống qua các thời kỳ .................................................33
4.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ........................................................................34
4.4.1 Diện tích lá ...................................................................................................34
4.4.2 Chỉ số diện tích lá (LAI) ...............................................................................36
4.5 Thế năng quang hợp ............................................................................................37
4.6 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã ...............................................38
4.7 Tình hình sâu bệnh ..............................................................................................40
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................................42
4.9 Một số tính trạng khác để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định
của các giống bắp ......................................................................................................45
4.9.1 Một số tính trạng về bông cờ và trái ............................................................45
4.9.2 Tương quan về các tính trạng các giống bắp thí nghiệm.............................47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................49

5.1 Kết luận................................................................................................................49
5.2 Đề nghị ................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51
PHỤ LỤC ......................................................................................................................53

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHH

: Bắp hữu hiệu

CCC

: Chiều cao cây

CCĐT

: Chiều cao đóng trái

CDSH

: Chiều dài sinh học

CDTCBC

: Chiều dài trục chính bông cờ

CSB


: Chỉ số bệnh

CV

: Coefficient of Variation (Hệ số biến động)

ĐC

: Đối chứng

ĐK

: Đường kính

ĐT

: Đục thân

FAO

: Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông Lương thế giới)

LAI

: Chỉ số diện tích lá

LLL


: Lần lặp lại

NS

: Năng suất

NSG

: Ngày sau gieo

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NT

: Nghiệm thức

P 1000

: Trọng lượng 1000 hạt

TB

: Trung bình


TLH

: Tỷ lệ hại

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bắp ..............8
Bảng 2.2: Mật độ, khoảng cách gieo trồng ...................................................................10
Bảng 2.3: Lượng phân bón cho bắp tại một số vùng ....................................................11
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp trên thế giới .....................................13
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số vùng trồng bắp trong nước ..15
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam 2003 – 2007 ........................................15
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất bắp ở Gia Lai từ năm 2005 – 2009................................16
Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2009...................................17
Bảng 3.2: Các giống tham gia thí nghiệm ....................................................................18
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng các giống bắp thí nghiệm (NSG)..............................26
Bảng 4.2: Chiều cao cây của các giống qua các thời kỳ (cm) ......................................29
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng CCC của 17 giống bắp thí nghiệm (cm/cây/ngày) ......30
Bảng 4.4: Số lá qua các thời kỳ (lá/cây) .......................................................................32
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của các giống qua các thời kỳ (lá/cây/ngày) ............................33
Bảng 4.6: Diện tích lá của các giống qua các thời kỳ (dm2/cây)..................................35
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá của các giống bắp thí nghiệm (m2 lá/m2 đất) .................36
Bảng 4.8: Thế năng quang hợp của các giống (m2 lá/cây) ...........................................38
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng chống đổ ngã.................................39
Bảng 4.10: Một số sâu bệnh chính gây hại trên ruộng thí nghiệm ...............................41
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất ..................................................................43
Bảng 4.12: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống bắp thí nghiệm
(tấn/ha)...........................................................................................................................45

Bảng 4.13: Một số tính trạng về bông cờ và trái của các giống thí nghiệm .................46

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm............................................................................25
Hình 4.2: Sâu đục thân trên cây bắp.............................................................................40
Hình 4.3: Bệnh rỉ sắt trên lá bắp...................................................................................42
Hình 4.4: Bắp bị hở lá bi ..............................................................................................47
Hình P1. Hình dạng trái, hạt và đường kính trái các giống bắp thí nghiệm.................53
Hình P2. Các mức độ sắc tố antoxian của rễ chân kiềng. ............................................53
Hình P3. Góc giữa trục chính và nhánh bên của bông cờ ............................................54
Hình P4. Các mức độ sắc tố antoxian của râu bắp. ......................................................54

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Đánh giá tính khác biệt của các giống........................................................48
Đồ thị P1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống bắp thí nghiệm .................56
Đồ thị P6. Diện tích lá các giống thí nghiệm (dm2 lá/cây) ...........................................56
Đồ thị P7. Số lá trên cây các giống bắp thí nghiệm (lá/cây) ........................................57
Đồ thị P8. Thế năng quang hợp các giống thí nghiệm .................................................57
Đồ thị P9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống bắp thí nghiệm.........58

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Ngày nay, xã hội phát triển với tốc độ rất nhanh, theo đó là sự tăng nhanh về
dân số đã làm cho nguồn lương thực ngày càng khan hiếm, không đủ cung cấp cho nhu
cầu của xã hội. Cho nên vai trò của cây bắp nói riêng và các loại cây lương thực nói
chung ngày càng có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của con người. Ngoài các công dụng
trên, trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt dần
và ngày càng tăng giá thì ngành trồng bắp trên thế giới để sản xuất biofuel (dầu sinh
học) càng phát triển. Để sản xuất biofuel, một số loại cây trồng khác đang được khai
thác và phát triển như khoai mỳ, mía, jatropha. Tuy nhiên hiện nay, bắp vẫn là nguyên
liệu chính được các quốc gia sản xuất biofuel nhiều như Braxin, Mỹ, Ấn độ sử dụng,
điều này lần nữa khẳng định tầm quan trọng của cây bắp trên thế giới.
Ở nước ta, cây bắp (Zea mays L.) được trồng rộng rãi hầu như khắp cả nước vì
giá trị kinh tế của nó cũng như hiệu quả về năng suất và kinh tế cho nông dân. Theo
Nguyễn Văn Bộ (2008), diện tích trồng bắp lai của cả nước hiện nay hơn 1 triệu ha,
nhưng sản lượng bình quân chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm không đủ cung ứng cho
nhu cầu trong nước nên Việt Nam vẫn còn phải nhập thêm bắp từ nước ngoài. Tỷ trọng
chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng bắp làm thức ăn chăn nuôi ngày càng
cao. Do đó, rất cần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây bắp lai.
Tây nguyên là một trong những vùng có diện tích bắp lớn nhất nước. Với các
chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước, diện tích bắp nói chung và diện tích
bắp lai nói riêng ngày càng được mở rộng. Tỉnh Gia Lai có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển diện tích bắp lai. Nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực và nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người

1


dân đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bắp lai cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật mới vào sản xuất.
Để nâng cao năng suất và sản lượng, bên cạnh kỹ thuật thâm canh, giống là một
yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng.

Hiện nay, có rất nhiều giống bắp lai được lai tạo hoặc nhập nội trên thị trường, mỗi
giống có những đặc tính phù hợp với từng địa phương, từng vùng sinh thái khác nhau.
Vì vậy đề tài: “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 17 giống bắp lai (Zea
mays L.) trồng tại xã Diên Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai” được thực hiện nhằm chọn ra
giống tốt, thích nghi với điều kiện canh tác địa phương và làm phong phú cơ cấu giống
tại khu vực.
1.2 Mục tiêu-yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Chọn ra những giống bắp lai có năng suất cao, kháng sâu bệnh, thời gian sinh
trưởng ngắn, thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và có thể mở rộng diện
tích sản xuất ra các tỉnh Tây Nguyên để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm thích hợp nhằm theo dõi, đánh giá các đặc điểm về sinh
trưởng, phát triển, năng suất và khả năng kháng sâu bệnh của 17 giống bắp thí nghiệm
nhằm chọn ra giống tốt thích ứng với điều kiện địa phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây bắp
Vị trí phân loại:
Bộ: Poales
Họ: Poaceae
Chi: Zea
Loài: Z. mays
Tên khoa học: Zea mays L.
2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ

Cây bắp (Zea mays L.), thuộc họ hòa thảo (Gramineae). Hiện nay, có nhiều giả
thuyết về nguồn gốc xuất xứ của cây bắp.
Xét về nguồn gốc địa lý, cây bắp có nguồn gốc từ một cây hoang dại ở miền
Trung Mexico trên độ cao 1.500 m của vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm
(Harshberger, 1893; dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003). Những nghiên cứu về nguồn gốc
cây trồng của Vavilov (1926) đã cho rằng Mexico và Peru là những trung tâm phát
sinh và đa dạng di truyền của bắp. Tại Mexico, người ta đã tìm thấy các cây họ hàng
hoang dại của bắp và bắp đã sống và đã được xác định bằng các bằng chứng khảo cổ.
Xét về nguồn gốc di truyền của bắp, cho đến nay có nhiều giả thuyết và có thể
tóm lược như sau: Bắp là con lai giữa Teosinte và một loài không rõ thuộc chi
Andropogoneae (Harshberger, 1893, 1896, và Collins, 1912). Bắp là con lai nhị bội tự
nhiên giữa các loài Á Châu thuộc chi Maydeae và Andropogoneae (Anderson, 1945).
Bắp là con lai giữa bắp bọc Teosinte và Tripsacum (Mangelsdorf và Reeves; Brieger,
1944). Bắp là con lai của Tripsacum Nam Mỹ với Teosinte (Mangelsdorf và Reeves,
1939). Bắp, Teosinte và Tripsacum xuất phát riêng rẽ từ một tổ tiên chung
(Montgomery, 1906; Weatherwax, 1918, 1935).

3


Theo Randolph (1959), tổ tiên cây bắp trồng ngày nay là một loài bắp hoang
dại, từ loài này 3 chi khác nhau được hình thành gồm: Zea, Tripsacum và Euchlaena.
Ba chi này hình thành vào giai đoạn rất sớm có lẽ cách đây nhiều ngàn năm trước khi
có đột biến và chọn lọc tự nhiên chuyển cây bắp hoang dại thành cây bắp trồng để làm
lương thực ngày nay (Trích dẫn từ Trần Thị Dạ Thảo, 2003).
Về lịch sử phát triển, khi Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ và phát hiện ra
cây bắp tại nội địa của Cuba, ông đã mang bắp về Châu Âu và trồng ở Tây Ban Nha
năm 1493. Lúc đầu, bắp được trồng trong các vườn như một loài hiếm. Sau đó, người
ta nhận thấy giá trị làm lương thực của bắp, cây bắp được lan truyền đi khắp các nước
trên thế giới.

2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Rễ
Rễ bắp thuộc loại rễ chùm. Rễ bắp có 3 loại:
Rễ mầm: phát triển từ rễ sơ sinh của phôi (rễ chính). Rễ mầm thứ cấp xuất hiện
sau rễ chính, tồn tại trong khoảng từ 2 - 3 tuần tính từ khi cây nhú mầm, sau đó chết và
nhường lại vai trò hút dinh dưỡng cho rễ đốt.
Rễ đốt: phát triển từ những đốt thấp nhất nằm dưới mặt đất 3 - 4 cm. làm nhiệm
vụ cung cấp nước và thức ăn trong suốt đời sống của cây bắp.
Rễ chân kiềng: mọc ở đốt gần sát trên mặt đất, làm nhiệm vụ chống đổ cây,
ngoài ra còn hút nước và chất dinh dưỡng.
2.1.2.2 Thân
Thân thảo, thường cao 2 - 3 m, đặc, đường kính khoảng 2 - 4 cm. Thân chính
của bắp có nguồn gốc từ chồi mầm, bao phủ bởi bao lá mầm nằm trong phôi của hạt
bắp, thông thường có từ 8 - 22 lóng. Từ thân chính phát sinh ra nhánh hay thân phụ từ
các đốt dưới đất. Thân bắp trưởng thành bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết
thúc bằng bông cờ. Lóng mang bắp chứa mầm nách nên có tiết diện ngang hình trăng
khuyết. Lóng ngọn nhỏ và có tiết diện tròn.
2.1.2.3 Lá
Lá phát sinh từ các mắt và mọc đối xứng xen kẽ trên thân. Căn cứ vào hình thái
và vị trí trên thân, có thể chia làm 4 loại lá: lá mầm, lá thân, lá ngọn, lá bi.
Các bộ phận của lá gồm: bẹ lá, phiến lá, thìa lìa hay tai lá.

4


Bẹ lá: bao chặt lấy thân, trên mặt bẹ lá có nhiều lông
Phiến lá: dài, rộng, mép lá gợn sóng. Phiến lá có các gân song song, một số
giống lá có nhiều lông tơ.
2.1.2.4 Hoa
Hoa bắp thuộc loại đơn tính đồng chu, chùm hoa đực phát sinh ở đầu ngọn thân

gọi là bông cờ, hoa cái phát sinh ở mầm nách gọi là bắp.
2.1.2.5 Trái
Trái bắp phát sinh từ chồi nách các lá, nhưng chỉ có 1 - 3 chồi ở đoạn giữa thân
mới có khả năng phát triển thành bắp.
Bắp gồm: cuống và lõi bắp. Hoa cái mọc thành từng cặp nhưng chỉ có một hoa
phát triển tạo thành hạt.
2.1.2.6 Hạt
Hạt bắp bao xung quanh lõi, trên một bắp thường có từ 300 - 1000 hạt, có nhiều
màu: trắng, đỏ, vàng, cam, tím… thay đổi theo giống.
Hạt gồm: vỏ hạt, lớp aleuron, phôi, nội nhũ, chân hạt.
2.1.3 Giống
2.1.3.1 Một số giống bắp lai đang được trồng phổ biến trên thế giới
ES PRIDE (Euralis), PR 39B29 (Pioneer), ES BOWLING (Euralis),
KONSORT (KWS), NIMROD (Advanta), PR 39A44 (Pioneer), PR 39D60(Pioneer)…
2.1.3.2 Một số giống bắp lai đang được trồng phổ biến tại Việt Nam
Giống dài ngày: LVN-10, CPDK-888, HQ-2000, LVN 98, T6.
Giống trung ngày: LVN-4, LVN-17, LVN-12, P-11, P-60, P-3012, P-848, C919, B-9698, B-9999, P-963, 2599, B-9681, T-3, T9, LVN 22, VN-8960.
Giống ngắn ngày: LVN20, LVN-25, G-5449, G-5445, T-1, LVN-24, LVN-9,
LVN-99, VN98-1, V98-2.
2.1.3.3 Một số giống bắp lai triển vọng
Giống T7, 30Y87, FAC 759, B 06 (B 9909), 30D 44, 30P 95, LVN 66…
2.1.4 Giá trị kinh tế của cây bắp
2.1.4.1 Bắp làm lương thực cho người
Toàn thế giới sử dụng 21 % sản lượng bắp làm lương thực cho người, vì bắp
cung cấp nhiều năng lượng và có hàm lượng protid và lipid cao hơn hẳn gạo và khoai

5


lang. Tuy nhiên, chất lượng protid trong hạt bắp còn hạn chế do thiếu một vài axit

amin.
2.1.4.2 Bắp làm thức ăn gia súc
Bắp là thức ăn gia súc rất quan trọng, 70 % chất tinh trong thức ăn tổng hợp của
hầu hết các nước trên thế giới là từ bắp.
Ngoài ra, bắp còn là thức ăn xanh và ủ chua cho đại gia súc.
2.1.4.3 Bắp làm thực phẩm
Ngày nay, bắp bao tử dùng làm rau cao cấp rất được ưa chuộng. Bắp nếp, bắp
đường dùng để luộc, nướng hay đóng đồ hộp.
2.1.4.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Bắp là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, glucoza, bánh
kẹo, acid acetid… Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng 670 mặt hàng của các ngành
công nghiệp lương thực-thực phẩm, dược và công nghiệp nhẹ chế biến từ bắp.
2.1.1.5 Bắp là nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu
Trên thế giới, hàng năm lượng bắp xuất nhập khẩu khoảng hơn 80 triệu tấn
(năm 2000).
2.2 Kỹ thuật trồng bắp
2.2.1 Yêu cầu ngoại cảnh
2.2.1.1Nhiệt độ
Bắp là cây ưa nóng. Theo Velican (1956), cây bắp cần tổng nhiệt độ từ 1700 3700 0C tùy thuộc vào giống. Các giống bắp có thời gian sinh trưởng khác nhau có nhu
cầu tổng tích nhiệt khác nhau để hoàn thành chu kỳ sống của mình. Nhiệt độ thích hợp
nhất để hạt bắp nảy mầm là từ 25 – 30 0C, các giai đoạn khác thích hợp nhất là từ 18 –
230C, tuy nhiên giới hạn đến 320C khi nhiệt độ càng cao càng rút ngắn thời gian sinh
trưởng, nhiệt độ càng thấp càng kéo dài thời gian sinh trưởng.
2.2.1.2 Nước và độ ẩm
Nhu cầu nước của bắp rất lớn. Theo Trần Hữu Miện, 1987 bắp là cây trồng cạn
không đòi hỏi nhiều nước. Tuy nhiên, để hoàn thành một chu kì sống, mỗi cây bắp cần
khoảng 200 - 220 lít nước. Mỗi giai đoạn cần nước khác nhau, giai đoạn nảy mầm chỉ
cần nước đủ để hạt hút ẩm tối đa cho sự nảy mầm, giai đoạn từ khi mọc đến 7-8 lá
cũng không cần nhiều nước vì cây còn nhỏ, giai đoạn trước và sau khi trổ cờ 20 ngày


6


cây bắp cần nhiều nước nhất vì lúc này bộ lá lớn hoàn chỉnh, quá trình thoát hơi nước
qua lá nhiều, giai đoạn này cây cần nước cho quá trình quang hợp, tổng lượng nước
chiếm hơn phân nửa trong suốt đời sống của cây, giai đoạn này thiếu nước có thể làm
giảm hơn 50 % năng suất hạt.
Độ ẩm không khí trong khoảng 71 – 85 % và độ ẩm đất từ 61 – 85 % là thuận
lợi đối với cây bắp trong giai đoạn hình thành năng suất.
2.2.1.3 Ánh sáng
Bắp là cây ngày ngắn cần trung bình 12 giờ (thích hợp nhất là 10 giờ) chiếu
sáng trong một ngày giúp cây phát triển bình thường.
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, vụ trồng bắp càng có nhiều nắng càng có lợi
cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Vì vậy, cần chọn thời vụ và điều chỉnh mật độ
hợp lý để tránh che khuất lẫn nhau giúp cây nhận được ánh sáng nhiều nhất, ngoài ra
cây bắp cũng rất mẫn cảm với quang kỳ ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng ít có thể
làm giảm năng suất.
2.1.2.4 Đất đai
Bắp là cây thích nghi với nhiều điều kiện đất đai, nhưng tốt nhất trên đất cát pha
hay đất phù sa ẩm, mực nước ngầm sâu, thoáng khí và thoát nước tốt có tầng canh tác
sâu chứa nhiều chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. pH thích hợp nhất là pH = 6,5 - 7,0.
2.2.1.5 Nhu cầu về dinh dưỡng
Bắp là cây rất phàm ăn, chính vì vậy nếu trồng độc canh bắp liên tục nhiều năm
đất trồng sẽ bị giảm độ phì rất đáng kể. Các chất dinh dưỡng chính như N, P, K, Ca, Mg, S
cũng như các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl; các nguyên tố siêu vi lượng
như: Si, Na, Al, Ti, Co, Ag, Ba… chúng đều có lượng chứa và vai trò khác nhau trong cây
bắp. Cây bắp hút nhiều kali nhất, sau tới đạm, lân và các chất trung vi lượng.

Lượng dinh dưỡng cây hút, cây lấy đi tuỳ thuộc vào năng suất. Với năng suất 9,5 tấn
hạt/ha đã lấy đi từ đất 191kg N, 89kg P2O5, 235kg K2O. Mặc dù lượng dinh dưỡng cây

bắp hút rất lớn nhưng trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, lượng hút rất khác nhau. Trong
giai đoạn cây con (khoảng 2-3 tuần sau gieo) cây sinh trưởng chậm, lượng dinh dưỡng
cây hút ít. Sau đó lượng hút tăng lên rất nhanh do cây sinh trưởng mạnh, kéo theo tích
luỹ chất khô tăng lên.

7


Bảng 2.1: Dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bắp
Bộ phận

Đa lượng

Trung lượng

N

P2O5

K 2O

MgO

CaO

S

Hạt

129


71

47

18

2,1

12

Thân

62

18

188

55

55,0

9

Tổng

191

89


235

73

57,1

21

Vi lượng
Cl

Fe

Mn

Cu

Zn

B

Hạt

4,5

0.11

0,06


0,02

0,19

0,05

Thân

76,0

2,02

0,28

0,09

0,19

0,14

Tổng

80,5

2,13

0,34

0,11


0,38

0,19

Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng nhất, đóng vai trò tạo năng suất và
chất lượng. Đạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây bắp hút đạm tăng dần từ khi cây có
3-4 lá tới trước trổ cờ. Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ hút đạm
mạnh nhất là 6-12 lá và trước khi trổ cờ, nếu các giai đoạn này mà thiếu đạm thì năng
suất giảm rõ rệt. Triệu chứng thiếu đạm: cây thấp, lá nhỏ có màu vàng, các lá già có
vệt xém đỏ, cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, cờ ít, bắp nhỏ, năng suất thấp. Lân có vai
trò quan trọng với cây bắp tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non lại rất yếu.
Thời kỳ 3-4 lá, cây bắp hút không được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng hoảng lân của
bắp, nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây bắp
hút nhiều lân nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ 6-12 lá sau đó giảm
đi ở các thời kỳ sau. Triệu chứng thiếu lân của bắp biểu hiện bằng màu huyết dụ trên
bẹ lá và gốc cây, trái cong queo. Trường hợp thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng và chết.
Hiện tượng này xảy ra ở lá già trước, sau đó chuyển sang lá non và phổ biến ở bắp vụ
đông trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Kali có vai trò rất quan trọng tới sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của bắp. Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80%) và
tích luỹ trong hạt ít hơn. Cây bắp hút kali mạnh ngay từ giai đoạn sinh trưởng ban đầu.
Từ khi cây mọc tới trổ cờ bắp đã hút khoảng 70% lượng kali cây cần. Thiếu kali các
chất protit và sắt sẽ tích tụ gây cản trở quá trình vận chuyển chất hữu cơ. Thiếu kali là
nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu kém phát triển do đó cây dễ đổ ngã.

8


Thiếu kali thể hiện ở các triệu chứng như chuyển nâu và khô dọc theo mép lá và chóp
lá, bắp nhỏ, nhiều hạt lép ở đầu bắp (bắp đuôi chuột), năng suất thấp.
Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây bắp hút nhiều chất trung lượng và vi lượng.

Đối với cây bắp, các chất vi lượng thường thiếu là kẽm và molypđen. Thiếu kẽm lá có
màu trắng (bệnh bạch tạng), giữa các gân lá có những dải màu vàng sáng, các lóng
ngắn lại. Hiện tượng thiếu kẽm thường xảy ra trên đất kiềm, nghèo mùn, đất giàu lân
dễ tiêu hay bón quá nhiều lân. Thiếu molypđen lá chuyển xanh nhạt, lá non teo lại và
héo, nặng hơn lá ngọn không bung ra được, có nhiều vết xém vàng.
2.2.2 Kỹ thuật trồng
2.2.2.1 Chọn hạt giống và xử lý hạt
Chọn hạt giống đồng đều về kích thước, hạt mẩy, tỉ lệ nảy mầm 96 – 98 %.
Loại bỏ hạt bé, hạt bị sâu mọt. Nếu lấy hạt từ trái để gieo, nên chọn hạt nằm ở đoạn
giữa của trái to, nhiều hạt, hạt mẩy, không bị sâu bệnh.
Để tăng khả năng nảy mầm của hạt giống thường xử lý theo các phương pháp:
Ngâm cho hạt hút thật no nước rồi phơi hạt khô và đem gieo.
Ngâm hạt trong dung dịch của các muối khoáng vi lượng sau đó phơi hạt khô
và gieo.
Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh.
2.2.2.2 Làm đất
Làm đất trước khi trồng tốt là làm cho tầng canh tác dày, tơi xốp, bằng phẳng,
thoáng khí, sạch cỏ dại, sâu bệnh…
Phải làm đất kịp thời và cày sâu thích hợp cho từng loại đất. Đất thường được
cày sâu từ 12 - 18 đến 25 - 30 cm, cần phải làm phẳng mặt ruộng để tránh ngập nước
cục bộ làm chết cây. Đất thấp vùng đồng bằng cần phải làm rãnh thoát nước, lên liếp
gieo để cây không bị úng thối rễ, trên chân đất xấu cần bón thêm phân hữu cơ để tăng
độ tơi xốp cho đất, đất chua cần bón thêm vôi để cải tạo cho bớt chua.
2.2.2.3 Thời vụ trồng
Tùy thuộc vào điều kiện sinh thái của địa phương có thể bố trí thời vụ sao cho
khi gieo không bị hạn, thời kỳ trổ cờ phun râu tránh hạn, và đảm bảo đủ ẩm cho cây
trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

9



Bố trí mùa vụ phù hợp với lịch canh tác và mùa vụ của địa phương để hạn chế
bớt sâu bệnh.
2.2.2.4 Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ trồng bắp phụ thuộc vào vùng sinh thái, mùa vụ, thời gian sinh trưởng
của giống và điều kiện thâm canh. Nguyên tắc chung là từ Bắc vào Nam mật độ tăng
dần, giống ngắn ngày mật độ gieo cao hơn giống dài ngày.
Bảng 2.2: Mật độ, khoảng cách gieo trồng
TT

Nhóm giống

Khoảng cách

Mật độ (cây/ha)

1

Bắp Nếp

70cm x 20cm

71.000

2

Chín sớm và trung bình

70cm x 25cm


57.000

3

Chín muộn

70cm x 30cm

45.000
(Quy phạm khảo nghiệm bắp)

2.2.2.5 Bón phân
* Lượng phân bón:
Tuỳ theo loại đất, thành phần dinh dưỡng, tính chất lý hoá của đất mà có thể áp
dụng các công thức phân bón khác nhau (bảng 2.3).
* Cách bón:
Bón lót: toàn bộ phân chuồng và phân lân
Bón thúc: chia làm 3 giai đoạn
- Bón thúc lần 1: khi bắp được 3 - 4 lá (12 - 15 NSG): 1/3 lượng đạm
- Bón thúc lần 2: khi bắp 7 - 9 lá (25 - 30 NSG): 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali
- Bón thúc lần 3: khi bắp chuẩn bị trổ cờ (40 - 45 NSG): 1/3 lượng đạm+ 1/2 lượng
kali.

10


Bảng 2.3: Lượng phân bón cho bắp tại một số vùng

Loại đất Nhóm đất


Đất phù Phù sa sông Hồng
sa
được bồi hàng năm

-

120

60

60

-

140-160 60-90

60-80

-

160-180 60-90

60-80

10

120

60


60

10

140-160 60-90

60-80

10

150-180 60-90

60-80

10

120

60

90

10

140-160 60-90

90-100

10


150-180 90-100 90-100

Phát triển trên Badan

-

120

60

90

-

140-160 60-90

90-100

-

160-180 60-90 90-100

Phát triển trên các
đá mẹ

-

120

60


60

-

140-160 60-90

60-80

-

160-180

Phù sa các sông
khác được bồi hàng
năm
Phù sa các hệ thống
sông không được
bồi
Đất nhẹ Bạc màu, xám bạc
màu, cát ven biển
Đất đỏ
vàng

Lượng phân bón cho 1 ha
Nhóm bắp Nếp
Nhóm chín sớm & trung bình
Nhóm chín muộn
N
P2O5

N
P2O5 K2O Phân N (Kg) P2O5
K 2O
Phân
K 2O
Phân
(Kg)
(Kg) hữu cơ (Kg)
(Kg)
(Kg)
hữu cơ (Kg) (Kg) (Kg) hữu cơ
(Tấn)
(Tấn)
(Tấn)
120
160-180 60-90 50-60
60
30
140-160 60-90 30-50

60-90

60-80

(Quy phạm khảo nghiệm bắp)

11


2.2.2.6 Chăm sóc

* Dặm, tỉa cây: dặm vào 5 - 7 NSG, trồng dặm vào các chỗ hạt không mọc
bằng hạt đã ngâm ủ sẵn. Tỉa cây vào lúc cây có 3 - 4 lá thật.
* Làm cỏ, vun xới: tiến hành cùng với thời điểm bón phân.
- Lần 1: lúc cây 3 - 4 lá. Vun nhẹ, xới nhẹ trên mặt đất để làm cỏ giữa 2 hàng và bón
phân lần 1. Độ sâu lớp đất xới khoảng 4 - 5 cm.
- Lần 2: lúc cây 7 - 9 lá. Xới trên hàng, bón phân lần 2 và vun thấp.
- Lần 3: lúc cây 12 - 14 lá. Xới nhẹ, bón phân lần 3 và vun cao giúp rễ chân kiềng
phát triển tốt.
* Tưới nước: Thời kì đầu của cây con, cây có khả năng chịu hạn nên chỉ cần
đảm bảo độ ẩm đất khoảng 60 % giúp bộ rễ ăn sâu. Trong thời kì vươn cao, cây cần
nhiều nước, trước trổ cờ 15 ngày và sau khi cây tung phấn cần đảm bảo ẩm độ đất
70-80 %. Có thể tưới rãnh, tưới phun, tưới thấm.
2.2.2.7 Phòng trừ sâu bệnh
* Phòng trừ sâu:
- Sâu xám: khi cây còn nhỏ có 3 - 5 lá, chúng cắn đứt ngang cuống lá và thân
cây làm cây chết. Biện pháp: làm đất kĩ, dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước, xử lý
đất bằng Furadan 3H hay Basudin 10H, dùng bẫy đèn bắt bướm, bắt sâu bằng tay,
dùng thuốc Decis, Padan.
- Sâu đục thân: lúc cây còn nhỏ, sâu cắn phá đọt non, khi cây lớn đục vào thân
cây, hoa cờ và bắp non làm cây còi cọc hoặc gãy ngang thân, bắp nhỏ, năng suất
giảm. Biên pháp: vệ sinh đồng ruộng, dùng Basudin 10H hay Furadan 3H rắc vào đọt
non khi có sâu phá hại, có thể dùng Azodrin 50ND, Bi-58 50ND, Decis, Regent…
* Phòng trừ bệnh:
- Bệnh đốm lá nhỏ: do nấm Helminthosporium maydis
Lúc đầu là những chấm hình như mũi kim, dần phát triển thành hình tròn, bầu
dục chung quanh có viền màu đỏ. Biện pháp: xử lý hạt giống bằng nước nóng 520C
(10 phút), Falisan 1 - 3 kg/tấn hạt, bón phân cân đối, trồng đúng mật độ, phun thuốc
Zineb hay Maneb.

12



- Bệnh khô vằn: do nấm Rhizoctonia solani
Bệnh xuất hiện trước tiên ở bẹ lá gần mặt đất. Vết bệnh lúc đầu có màu hồng
nhạt, trong điều kiện mưa nhiều ẩm ướt bệnh phát triển thành những đốm vằn vện
trên bẹ lá. Sau đó, vết bệnh chuyển sang màu trắng xám, có viền nâu rất rõ. Biện
pháp: trồng đúng mật độ, bón phân cân đối, vệ sinh đồng ruộng, xử lý hạt giống bằng
Falizan hay Rovral (2 - 3 g/kg hạt), phun thuốc Validacin, Anvril 5% hay Tilt (nồng
độ 1/500), Monceren (0,8 kg/ha), Rovral (1/500-1/1000), phun 1 - 2 lần.
- Bệnh rỉ sắt: do nấm Puccinia polysora
Ban đầu, vết bệnh rất nhỏ chỉ là một chấm vàng trong, về sau to dần, tạo ra các
ổ nổi chứa các bào tử nấm, làm lá chết khô. Biện pháp: dùng giống kháng, bón phân
cân đối, trồng đúng mật độ, xử lý hạt, dùng thuốc Captan 75WB hay Oxy Clorua
đồng 20ND.
2.3 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới, trong nước và địa phương
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
Hiện nay, bắp lai được sử dụng để chế biến biofuel, một loại nhiên liệu sinh
học sử dụng cho các phương tiện giao thông nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Vì
vậy, diện tích trồng bắp tăng nhanh trong năm 2007 (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp trên thế giới
Năng suất

Sản lượng

(tấn/ha)

(triệu tấn)

138,4


4,35

603,0

2003

143,9

4,47

644,9

2004

147,4

4,93

728,0

2005

147,8

4,84

715,8

2006


146,7

4,76

699,3

2007

157,9

4,94

784,8

Năm

Diện tích (triệu ha)

2002

(Nguồn: FAOSTAT, 2009)
Năng suất bắp trong các năm từ 2002 đến 2007 biến động vào khoảng 4,35
đến 4,94 tấn/ha. Trong đó, năng suất các năm 2004 và 2007 khá cao. Sản lượng bắp
trên thế giới nhìn chung tăng dần qua các năm từ 2002 đến 2007, trong đó tốc độ tăng
khá nhanh vào năm 2007 (784,8 triệu tấn) so với các năm khác.
13


2.3.2 Cây bắp lai Việt Nam trong bối cảnh vùng Châu Á Thái Bình Dương
Nhờ những giống bắp ưu thế lai được các công ty giống trong và ngoài nước

tạo ra mà năng suất và sản lượng bắp không ngừng gia tăng trong vòng 90 năm qua
trên thế giới. Bắp được trồng trên 70 nước, khoảng 120 triện ha ở nhiều vùng sinh
thái và ở các cao độ khác nhau. Năng suất thực tế trên đồng ruộng tối đa có thể đạt
đến 18,4 tấn/ha.
Ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, bắp là cây trồng chiếm 18% diện tích gieo
trồng cây lương thực và sản lượng chiếm 25% tổng sản lượng các cây ngũ cốc trên
toàn thế giới, tỉ lệ sản lượng này là 5%. Trong khoảng thời gian 10 năm (1987 –
1997) sản lượng trong vùng tăng 3,8%/năm so với bình quân thế giới chỉ 2,9%.
Tương tự như vậy, năng suất tăng 2,8% so với mức tăng trung bình trên thế giới là
2%. Một nước đặc biệt nhất trong vùng là Iran, trong khoảng thời gian đó diện tích
thu hoạch tăng 44,5%, năng suất tăng 6,7% và sản lượng hàng năm tăng 51,4%. Sản
lượng bắp hạt trong vùng là 140,8 triệu tấn (1997), dự kiến nhu cầu đến năm 2020 là
252 triệu tấn. Năng suất trong vùng còn thấp, năm 1997 chỉ đạt 3,42 tấn/ha so với
toàn thế giới là 4,49 tấn/ha. Trong vùng có 25 quốc gia trồng bắp nhưng có đến 12
quốc gia có năng suất dưới 2 tấn/ha. Tại 10 nước vùng Đông Nam Á, tổng diện tích
gieo trồng bắp là 8,6 triệu ha, trong đó Indonesia là lớn nhất (41%) kế đến là
Philippin (29%), Thái Lan (13%), Việt Nam (12%). Sản lượng vẫn chưa thoả mãn
được nhu cầu tiêu dùng trong vùng. Mặc dù năng suất và sản lượng trong vùng đều
tăng trong 15 năm qua, năng suất trung bình của các quốc gia Indonesia, Thái Lan,
Việt Nam chỉ khoảng 3 – 4 tấn/ha, trong khi đó Philippin chỉ có 2 tấn/ha.
Tại Việt Nam, ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, ở độ cao từ 300 –
1000m, bắp dài ngày được trồng từ tháng 5 đến tháng 9 và là nguồn lương thực tự
cung tự cấp cho con người. Có khoảng 200.000 ha bắp được trồng trên vùng đất cao.
Trong đó 50% trồng trên độ cao 600m. Bắp nếp trắng địa phương được trồng phổ
biến trong vùng. Gần đây một số giống tự thụ phấn và giống lai cũng được giới thiệu
đến các vùng này. Năm 1998 năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha và sản lượng đạt
307.000 tấn.
Vùng đồng bằng sông Hồng và một phần Trung du (Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh
Phú) và ven biển Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An) trồng bắp hàng hoá là chính


14


vì có nhu cầu thị trường thức ăn cho chăn nuôi. Ở vùng đất thấp ven sông Đồng bằng
sông Hồng, hai vụ bắp được trồng trong năm. Bắp vụ đông khoảng 150.000 ha/năm
luân canh giữa 2 vụ lúa. Bắp vụ xuân khoảng 80.000 ha/năm luân canh với 1 vụ lúa
chính và một vụ cây trồng cạn khác như đậu phụng, các loại rau.
Ở Tây Nguyên, Trung Du và Đông Nam Bộ trồng hai vụ bắp trong năm, vụ
đầu từ tháng 5 đến tháng 7 và vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 10. Đây là những vùng bắp
hàng hoá quan trọng với khoảng 430.000 ha trong năm 1998. Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long bắp được trồng trong vụ đông xuân (An Giang) hoặc xuân hè sau khi thu
hoạch lúa đông xuân (Trà Vinh). Ngoài ra bắp cũng được trồng rải rác ở các vụ khác
trong năm như vụ hè, đông, xuân. Diện tích tổng cộng khoảng 35.600 ha (2006).
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số vùng trồng bắp trong nước
Năm

2007

2008

vùng
Tây Nguyên

Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng
(ha)
(tạ)
(triệu tấn)
(ha)
(tạ)
(triệu tấn)

233.400
44,0
1.026
233.482
46,0
1.084

Duyên hải NTB

42.100

40,2

169

42.404

42,0

178

Toàn vùng

275.500

43,4

1.196

275.886


45,8

1.262

(nguồn: hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt 2008)
2.3.3 Tình hình sản xuất bắp trong nước
Từ thập niên 90 đến nay, cuộc cách mạng bắp lai đã làm thay đổi căn bản
nghề trồng bắp ở nước ta. Tuy vậy, cho đến nay diện tích bắp ở nước ta phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam 2003 – 2007
Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

2003

912,7

34,36

3136,3

2004

991,1


34,62

3430,9

2005

1052,6

35,69

3756,3

2006

1031,6

37,02

3819,4

2007

1150,0

37,50

4312,5
(Nguồn: FAOSTAT, 2009)


15


2.3.4 Tình hình sản xuất bắp lai tại tỉnh Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây nguyên, Với diện tích 15.494,9
km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến
108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk,
phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các
tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tỉnh Gia Lai có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Với độ cao trên 500 m, có nguồn đất đỏ bazan,
lượng mưa trung bình trong năm lớn rất thuận lợi cho việc trồng bắp.
Bắp lai tuy mới đưa vào từ năm 1994 (toàn tỉnh mới có 400 ha bắp lai) nhưng
đến năm 2004 tổng diện tích bắp lai lên đến 50.000 ha, gấp 125 lần, đứng thứ ba các
tỉnh phía Nam (sau Đăk Lăk và Đồng Nai).
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất bắp ở Gia Lai từ năm 2005 – 2009
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2005

56.049

34,0

190.685


2006

54.337

36,1

196.362

2007

57.562

35,5

204.268

2008

55.357

35,1

194.230

2009 (dự kiến)

58.000

37,0


214.360

(Niên giám thống kê 2007 - Cục thống kê Gia Lai và Chỉ tiêu kế hoạch 2009)
Bảng 2.7 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng bắp của tỉnh tăng dần qua
các năm, trong đó diện tích và sản lượng tăng cao nhất ở năm 2007. Dự kiến năm
2009 diện tích đạt 58.000 ha, với năng suất đạt 37 tạ/ha và sản lượng đạt 214.360 tấn.

16


×