Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) HẠI LÚA TẠI HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee) HẠI LÚA
TẠI HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH ĐỒNG THÁP

Họ tên sinh viên: Trần Phú Lịch
Ngành: Nông Học
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 4/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee) HẠI LÚA
TẠI HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả:

TRẦN PHÚ LỊCH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông Học



Giảng viên hướng dẫn:
TS. TRẦN TẤN VIỆT

Tháng 4/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt đề tài “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học
phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa tại Huyện
Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp”.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến!
9 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian theo học tại trường.
9 Quý thấy cô trong khoa Nông Học đã giảng dạy tận tình trong thời gian qua.
9 Thầy Trần Tấn Việt, trưởng khoa Nông Học, đã hướng dẫn và chỉ dạy tận tình
trong quá trình thực hiện đề tài.
9 Ban lãnh đạo Chi cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Đồng Tháp.
9 Lãnh đạo trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
9 Chú Nguyễn Văn Long, chủ ruộng xã An Hòa huyện Tam Nông tỉnh Đồng
Tháp.
9 Cô chú Nông dân tại xã An Hòa huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, đã tạo điều
kiện thuận lợi, trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại địa phương.
9 Toàn thể anh, chị lớp TC04NH đã trao đổi học tập trong thời gian qua và thực
hiện đề tài.
9 Tuy nhiên, do điều kiên thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên đôi khi
còn thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!


Tam Nông, ngày 26 tháng 03 năm 2009
Sinh viên
Trần Phú Lịch

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh Giá Hiệu Lực Của Một Số Loại Thuốc Hóa Học Phòng Trừ
Sâu Cuốn Lá Nhỏ (Cnaphalocrocis Medinalis Guenee) Hại Lúa Tại Huyện Tam
Nông Tỉnh Đồng Tháp” Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông – Xuân 20082009 bắt đầu từ ngày 4 tháng 11 năm 2008 đến ngày 7 tháng 2 năm 2009 tại đồng
ruộng Xã An Hòa, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ ngẩu nhiên.
Kết quả đạt được:
Qua kết quả thực nghiệm đánh giá hiệu lực 4 loại thuốc hóa học phòng trừ sâu cuốn lá
nhỏ hại lúa. vụ Đông xuân 2008 – 2009 cho thấy ở bảng 4.3 đối với thực tế xử lý
phòng trừ sâu CLN ở nhóm: Alpha cypermethrin (Sapen-Alpa 5EC, liều lượng
0,4lít/ha) có hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ cao nhất đạt 68,47% tại thời 14NSP, thuốc có
hiệu lực thấy rỏ 3 – 5 NSP đạt trên 50% và nhóm Cypermethrin (Secsaigon 5EC, liều
lượng 1,5 lít/ha) đạt trên 50% vào thời điểm 5NSP và cao nhất ở thời điểm 7 -14NSP
nhưng ở thời điểm này cho thấy hiệu lực phòng trừ ở tuyến độ chưa cao, Cartap
(Padan 95SP, liều lượng 0,8 lít/ha) hiệu lực phòng thấp hơn hai nhóm: Cypermethrin
và Alpha Cypermethrin. Ở tại thời điểm 7 – 14NSP mới đạt được 52,99 – 53,70% hiệu
lực phòng trừ tại thời điểm cho thấy tiến độ chậm nhưng kết quả chưa đạt 50% ở thời
điểm 3 – 5NSP. Nhóm Chlorpyrifos ethyl (Mapy 48EC, liều lượng 1,2 lít/ha) có hiệu
lực phòng trừ sâu CLN đạt thấp nhất so với các nghiệm thức có xử lý thuốc, trên từng
thời điểm điều tra, nghiệm thức này đạt hiệu lực cao nhất 44,77% tại thời điểm 7NSP
và ở 14NSP đạt 44,44% cho thấy hiệu lực có chiều hướng giảm.


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.............................................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..........................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...........................................................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................. 9
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................ 10
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................... 10
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................. 10
1.3 Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 10
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 11
2.1 Tình hình sản xuất lúa ............................................................................................. 11
2.2 Đặc điểm sâu cuốn lá nhỏ........................................................................................ 14
2.2.1 Đặc điểm sinh học ................................................................................................ 14
2.2.2 Đặc điểm hình thái................................................................................................ 15
2.2.3 Tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại .......................................................... 17
2.2.4 Tình hình xuất hiện và gây hại ............................................................................. 18
2.2.4.1 Tình hình xuất hiện............................................................................................ 18
2.2.4.2 Tình hình gây hại............................................................................................... 19
2.3 Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá ............................................................................. 20
2.4 Sơ lượt các loại thuốc .............................................................................................. 21
2.4.1 Cypermethrin ........................................................................................................ 21
2.4.2 Alpha-Cypermethrin (Alpha Methrin) ................................................................. 22

2.4.3 Chlopyrifos Ethyl ................................................................................................. 23
2.4.4 Cartap.................................................................................................................... 24
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................... 26
iv


3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................................... 26
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài ..................................................................................... 26
3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài...................................................................................... 26
3.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 26
3.2.1 Vị trí địa lý............................................................................................................ 26
3.2.2 Khí hậu ................................................................................................................. 26
3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 27
3.4 Phương pháp tiến hành thí nghiệm .......................................................................... 28
3.5 Phương pháp theo dõi lấy chỉ tiêu ........................................................................... 29
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 30
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................... 31
4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số sâu cuốn lá nhỏ .................. 31
4.2 Tỷ lệ lá bị hại qua các thời điểm trước và sau khi xử lý thuốc ............................... 34
4.3 Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm ................................................................... 36
4.4 Ảnh hưởng các loại thuốc đến sinh trưởng cây lúa ................................................. 37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 40
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 41

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

1. BVTV: Bảo vệ thực vật
2. CLN: Cuốn lá nhỏ
3. CN: Công nghiệp
4. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
5. ĐX: Đông xuân
6. FAO: Food and Agriculture Organinzation
7. IRRI: International Rice Resaearch Institute
8. NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
9. NT: Nghiệm thức
10. NSS: Ngày sau sạ
11. NSP: Ngày sau phun
12. NT: Nghiệm thức
13. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
14. TX: Thị Xã

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các loại thuốc được dùng trong thí nghiệm................................................... 28
Bảng 3.2: Phân cấp độc tính của thuốc đối với lúa. ...................................................... 30
Bảng 4.1 Diễn biến mật số sâu cuốn lá nhỏ ở các thời điểm điều tra trước và sau khi
phun thuốc. .................................................................................................................... 33
Bảng 4.2 Diễn biến tỷ lệ lá bị hại ở các nghiệm thức thí nghiệm. ................................ 34
Bảng 4.3 Hiệu lực thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ. ............................................................... 36
Bảng 4.4 Độc tính của thuốc đối với cây lúa (cấp). ..................................................... 37
Bảng 4.5: Ảnh hưởng thuốc đến các yếu cấu thành năng suất...................................... 39

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các giai đoạn của sâu cuốn lá nhỏ ................................................................. 16
Hình 2.2 Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ . ............................................................................. 17

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong nền Nông nghiệp hiện nay cây lúa là cây lương thực quan trọng trên thế
giới, đặt biệt ở các nước Đông Nam Á. Lúa gạo là mặt hàng đảm bảo nhu cầu lương
thực cho con người, lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu trao đổi hàng hóa giữa nơi này
và nơi khác, giữa các nước trên thế giới và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Ngoài ra cây
lúa còn cung cấp nguyên liệu rơm, rạ, cám cho chăn nuôi gia súc, làm giấy, làm nấm
rơm, chất đốt và làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Những năm gần đây Cây lúa là cây lương thực chủ lực, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực của Quốc gia. Đầu năm 2008, tình hình khan hiếm lương thực toàn
cầu đã đẩy giá lúa tăng cao chính gì vậy nông dân nhiều vùng đẩy mạnh đầu tư chuyển
đổi sang trồng lúa. Song song đó kỹ thuật phòng trừ các dịch hại để đảm bảo năng suất
cho cây lúa cũng rất quan trọng và cấp thiết. Hàng năm dịch hại gây ra làm ảnh hưởng
rất lớn về năng suất và sản lượng lương thực ở tất cả các vùng trong nước là rất lớn.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm thường bị nhiều loài
sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất đáng kể. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông
Nghiệp, sâu bệnh hàng năm làm giảm từ 15 – 20 % tổng sản lượng lương thực (chủ
yếu đối với cây lúa). Trong đó sâu hại là một trong hai vấn đề nan giải và là mối quan
tâm lớn nhất của người sản xuất nông nghiệp. Mà hiện nay, sâu cuốn lá nhỏ là loại
dịch hại gây hại chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa ở giai đoạn hình thành bông và
trổ, trong giai đoạn này sâu cuốn lá thường ăn lá cờ là bộ phận cung cấp chủ yếu năng

lượng và dinh dưỡng cho sự tạo thành bông. Như vậy sâu cuốn lá nhỏ phá hoại làm
giảm diện tích lá cờ sẽ làm giảm số gié, số hoa hình thành trong cây và có ít hạt chắc
trên bông dẫn đến năng suất lúa bị giảm đi đáng kể. Vì vậy việc sử dụng các loại
thuốc hóa học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ là đều cần thiết.

9


Từ thực tế đó tôi thực hiện đề tài “Đánh Giá Hiệu Lực Của Một Số Loại
Thuốc Hóa Học Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ (Cnaphalocrocis Medinalis Guenee)
Hại Lúa Tại Huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp” nhằm đánh giá lại hiệu lực một số
loại thuốc đang sử dụng để chọn ra loại thuốc phù hợp cho địa phương.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa.
- Chọn ra loại thuốc hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa
phương.
- Đánh giá độc tính của thuốc đối với lúa.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ của thuốc: Secsaigon 5EC, Sapen-Alpha 5EC,
Mapy 48EC, Padan 95SP, đối với sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee).
Tại xã An Hòa, huyện Tam Nông tỉnh Đồng tháp.
- Chọn ra được loại thuốc hóa học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis
medinalis Guenee) hại lúa thích hợp hiệu quả cao để khuyến cáo sử dụng.
1.3 Giới hạn đề tài
Thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 11/2008 đến tháng 4/2009.

10



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa
2.1.1 Tình hình sản xuất trên thế giới và trong nước
Số liệu ước tính của FAO cho thấy, sản lượng lúa thế giới năm 2006 có thể đạt
635 triệu tấn, tăng 0,8% (4 triệu tấn) so với năm 2005.
Tổ chức lương nông quốc tế (FAO) đã đưa ra dự báo mới về sản lượng lúa gạo
thế giới năm 2008 có thể đạt 665 triệu tấn lúa, tăng 2,3% so với năm 2007. Sản lượng
gạo mậu dịch thế giới năm 2008 đạt khoảng 29,9 triệu tấn.
Như vậy, tính chung trên cả nước, dự kiến vụ Đông Xuân sẽ đạt khoảng 17,6
triệu tấn, cao hơn năm 2007 (17,02 triệu tấn). Nếu không có biến động lớn về thời tiết
và dịch bệnh, dự kiến sản lượng lúa của vụ Hè Thu khoảng 10,15 triệu tấn và vụ Mùa
khoảng 8,8 triệu tấn như năm 2007 thì năm 2008, tổng sản lượng lúa sẽ vào khoảng
36,55 triệu tấn. Với sản lượng này, chúng ta sẽ không chỉ đảm bảo cân đối cho tiêu
dùng trong nước, mà còn dư để xuất khẩu khoảng trên 8 triệu tấn thóc, tương đương
trên 4,5 triệu tấn gạo. Tổng diện tích cấy lúa hè thu cả nước đạt 2,1 triệu ha, trong đó
các tỉnh miền Nam gieo cấy 1,98 triệu ha, riêng các tỉnh ĐBSCL đạt 1,59 triệu ha. Các
tỉnh miền Bắc (khu 4 cũ) diện tích lúa hè thu đạt 150 nghìn ha, trà sớm đã bắt đầu cho
thu hoạch, năng suất 45 tạ/ ha. Các tỉnh miền Nam đã thu hoạch 1,3 triệu ha bằng 70%
diện tích gieo cấy; một số địa phương có tiến độ thu hoạch nhanh như Vĩnh Long
100%, An Giang 89%, Long An 79%. Đồng Tháp 72%.
Các tỉnh phía Nam, tổng diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân 2008 đạt 1.865 nghìn
ha, đạt 100,7% kế hoạch, tổng sản lượng đạt khoảng 11,32 triệu tấn, tăng khoảng 440
nghìn tấn so với năm 2007, trong đó: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích gieo
sạ đạt 1.516 nghìn ha, tăng 10 nghìn ha so với năm 2007. Hiện tại cơ bản vùng này đã
thu hoạch xong, tính bình quân năng suất ước đạt 63,1 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha, sản lượng
thóc đạt 9,6 triệu tấn, tăng 550 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân năm 2007.
11



2.1.2 Tình hình sản xuất tại địa phưong
* Cây lúa:
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2007 - 2008, toàn tỉnh gieo trồng được 207.957 ha, bắt đầu
xuống giống từ giữa tháng 10/2007 sớm hơn nửa tháng so với ĐX 2006 – 2007, xuống giống
tập trung từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2007 và kết thúc vào giữa tháng 1/2008.
Đầu vụ do ảnh hưởng bão, mưa nhiều, nước lũ rút chậm, mật số rầy di trú thấp, nên
nhiều nơi nước rút tới đâu nông dân gieo sạ đến đó, không theo đúng lịch né rầy đã khuyến
cáo, do vậy chỉ có 110.713 ha được xuống giống theo lịch né rầy, chỉ đạt 53,23 % diện tích
gieo trồng giảm 26,77 % so vụ ĐX 2006 – 2007. Năng suất bình quân đạt 7 tấn/ha, tăng hơn
so với Đông Xuân 2006 - 2007 là 0,17 tấn/ha.
Cơ cấu giống và tỉ lệ các giống được gieo trồng trong vụ ĐX 07- 08 gồm có:
IR 50404: 42,50%

OM 2717: 2,01%

Jasmine 85: 14,51%

IR 13240-108 (Butyl): 1,75%

VND 95-20: 6,78%

OM 2518: 1,53%

VD 20: 5,33%

OMCS 95: 1,48%

OMCS 2000: 4,22%


OM 2718: 1,46%

OM 2514: 3,60%

IR 64: 1,12%

Nếp: 2,64%

Giống khác: 8,93%

OM 1490: 2,16%
* Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày:
Xuống giống được 7.394 ha gồm: bắp 1.169 ha, cây có củ: 548 ha, dưa hấu 993
ha, ớt 627 ha, rau dưa các loại 1.777 ha, đậu nành 275 ha, đậu xanh 274 ha, rau muống
hạt 703 ha, sen 614 ha, cây CN và cây trồng khác 504 ha.
* Tình hình sâu bệnh:
Trên lúa: Rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh lúa von là những đối tượng gây hại
chính, diễn biến cụ thể như sau:
Rầy nâu: đầu vụ rầy xuất hiện muộn hơn và mật số di trú thấp hơn so với vụ ĐX
2006 – 2007, đến gần cuối tháng 11/2007 mới có rầy trưởng thành xuất hiện trên trà
lúa sớm với mật số phổ biến 20 – 100 con/m2. Từ cuối tháng 12/2007 đến đầu tháng
12


1/2008, rầy tuổi 1 – 3 gây hại trên trà lúa sớm, giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng với mật
số phổ biến 750 – 1500 con/m2, nơi cao 3000 – 5000 con/m2. Giữa tháng 1/2008, trà
lúa sớm đã vào giai đoạn chín nên rầy trưởng thành di trú sang các trà lúa xuống giống
sau. Do đó lứa rầy cám nở rộ vào đầu tháng 2/2008 có mật số rất cao, gây hại cho hầu
hết lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ; đây là đợt rầy gây hại rộng và nặng nhất trong
vụ Đông Xuân mật số phổ biến từ 2.000 – 4.000 con/m2, có nơi lên đến 10.000 –

30.000con/m2. Mặc dù đã được thông tin và cảnh báo trên các phương tiện thông tin
đại chúng, nhưng do rầy nở rộ ngay trong dịp Tết Nguyên đán, nông dân không tuân
thủ tốt nguyên tắc 4 đúng trong phòng trừ, nên đã xảy ra cháy rầy cục bộ với diện tích
724,92 ha, trong đó có 66,72 ha bị cháy rầy >20 % ở một số huyện như Tân Hồng,
Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười.
Tổng diện tích nhiễm rầy là 110.136,3 ha, trong đó nhiễm nặng 13.998,1 ha,
nhiễm trung bình 35.229,4 ha, còn lại nhiễm ở mức nhẹ. Tuy nhiên so với vụ Đông
xuân 2006 – 2007 tổng diện tích giảm 39.508,7 ha (- 26,4 %) nhưng diện tích nhiễm nặng
tăng 393,2 %.
Sâu cuốn lá: Tổng diện tích nhiễm là 14.659,3 ha, trong đó 61 ha bị nhiễm nặng mật
số từ 150 – 300 con/m2, 4.240 ha nhiễm trung bình, giảm 20.161,7 ha (-57,9 %) so với
Đông xuân 2006-2007.
Bệnh đạo ôn:
Đạo ôn lá: Tổng diện tích nhiễm là 38.065,5 ha, trong đó có 150 ha nhiễm nặng, tỉ
lệ bệnh 25 - 50%, tăng 20.874,4 ha (+121,4 %) so với Đông Xuân 2006 – 2007.
Đạo ôn cổ bông: Tổng diện tích nhiễm là 1.845,6 ha, chủ yếu là nhiễm nhẹ, tăng
444,6 ha (+31,7 %) so với Đông Xuân 2006 – 2007, hầu hết diện tích nhiễm đều được
phòng trị kịp thời, có hiệu quả, không ảnh hưởng đến năng suất.
Bệnh lúa von: Tổng diện tích nhiễm là 2.019,6 ha, trong đó 79,1 ha bị nhiễm
nặng, chủ yếu trên giống Jasmine, một số ít trên giống OM 2517, HĐ 1, với tỉ lệ bệnh
30 – 70%. So với vụ Đông Xuân 2006 – 2007 diện tích nhiễm tăng 774,4 ha (+62,2%),
nguyên nhân do giống nhiễm, hạt giống mang mầm bệnh, không xử lý nước muối để
loại bỏ hạt lép lửng theo khuyến cáo và xử lý hạt giống bằng thuốc Carban với liều
lượng như các vụ trước không còn hiệu quả.
13


Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: có 1,4 ha bị nhiễm ở mức nhẹ, do mật số rầy di trú
đầu vụ thấp, tỉ lệ rầy mang mầm bệnh ít (11 – 27%), nông dân đã có kinh nghiệm dùng
nước để che chắn khi có rầy di trú và hầu hết được phát hiện sớm, khi lúa <20 - 25

ngày sau sạ nên đã vận động nông dân nhổ bỏ cây bệnh tránh lây lan sang các trà lúa
khác.
Bệnh vàng lá: Tổng diện tích nhiễm 3.761,5 ha, chủ yếu ở mức nhẹ, giảm
3.178,5ha (-45,8 %) so với vụ Đông Xuân 2006 – 2007.
Bệnh lem lép hạt: Tổng diện tích nhiễm 5.706 ha, tăng 1.094 ha (+23,7 %) so với
vụ Đông Xuân 2006 – 2007, tuy nhiên chỉ nhiễm ở mức nhẹ.
Chuột: Tổng diện tích bị hại là 996,2 ha, trong đó 6,5 ha bị hại nặng, 131,6 ha trung
bình và 858,1 ha nhẹ, tăng 941,2 ha so với vụ Đông Xuân 2006 – 2007.
Ngoài ra các đối tượng khác như sâu keo, sâu đục thân, bọ xít hôi, bệnh khô vằn,
đốm nâu, cháy bìa lá gây hại rải rác, không gây ảnh hưởng đến năng suất.
Trên hoa màu: Các đối tượng gồm bọ trĩ, sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu đục thân, sâu
đục trái, bệnh héo cây con, xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ - trung bình trên bắp, đậu,
dưa hấu, mè và rau dưa các loại.
2.2 Đặc điểm sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có tên tiếng Anh là Rice leaffolder, có tên khoa học là
Cnaphalocrocis medinalis Guenee, thuộc họ ngài sáng Pyralidae, bộ cánh vảy
Lepidoptera.
2.2.1 Đặc điểm sinh học
Mật số sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Nhiệt độ
thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển là 25 – 29 oC và ẩm độ thích hợp > 80%. Đối
với Miền Nam nước ta thời tiết rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển đặc biệt là
vụ Đông Xuân. Trên vụ lúa Đông Xuân có thể có 2 lứa sâu cuốn lá nhỏ phát triển, lứa
1 xuất hiện khoảng 30 ngày sau khi cấy, lứa này có mật số không cao. Lứa 2 xuất hiện
từ lúc lúa làm đòng đến trỗ, lứa này có mật số cao gây hại nhiều có thể làm giảm năng
suất (Nguyễn Thị Chắt, 2006).

14


2.2.2 Đặc điểm hình thái

* Thành trùng:
Là một loại ngài có màu vàng rơm, kích thước dài 8 – 10mm, sải cánh rộng
19mm, màu vàng nâu, mép trước của cánh trước màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc
cánh ngài đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu sẫm.
Mép ngoài cánh rộng. Vân mép ngoài rộng. màu nâu đen. Vân ngang trong và vân
ngang ngoài màu nâu đen. Giữa hai vân có một vân ngắn cụt (Nguyễn Văn Đỉnh,
2004).
Khi nghỉ cánh xếp thành hình tam giác cánh trước dìm cánh mùa đen đạm, trên
cánh có 3 đường ziczac cắt ngang. Cánh sau có 2 đường ziczac, đường mép dài, đường
góc ngắn (Minh Quang, 2004).
Thành trùng Là một loài ngài sáng có màu vàng rơm thân dài 8 - 10mm. Khi nghỉ
cánh xếp hình tam giác cánh trước rìa cánh màu đen đậm, trên cánh trước có 3 đường
ziczac cắt ngang. Cánh sau có 2 đường ziczac, đường mép dài, đường gốc ngắn.
* Trứng:
Trứng sâu CLN hình bầu dục dài 0,5mm, màu trắng trong, đẻ rãi rác trên mặt lá
gần gân chính. Mật trứng có vân mạng lưới rất nhỏ.
Trứng sâu cuốn lá nhỏ hình bầu dục hơi dài có màu trắng đẻ thành từng nhóm
10 – 12 trứng song song với gân chính ở cả hai mặt lá. Một con cái có thể đẻ đến 300
trứng (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
* Ấu trùng:
Sâu CLN non có màu xanh lá mạ ửng vàng nhạt ở phần giữa, đầu màu nâu, sâu
non đẫy sức dài 19mm. Mảnh lưng ngực trước màu nâu. Lưng ngực giữa và sau có 8
phiến lông. Lưng các đốt bụng cũng có những phiến lông nổi rõ. Thân mảnh gầy, chân
bụng phát triển. Khi đụng đến sâu bún mạnh nhả tơ và rơi xuống (Nguyễn Văn Đỉnh
và Nguyễn thị Kim Oanh, 2004).
Sâu non mới nở rất linh hoạt bò khắp nơi trên lá, thân có thể chui vào lá non, mặt
trong bẹ lá. Sâu non đẫy sức từ màu xanh thành màu vàng hồng chui ra khỏi bao củ
tìm vị trí hóa nhộng (Nguyễn Văn Huỳnh, 2003)

15



Ấu trùng sâu non mới nở có màu trắng sữa rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, trên
thân, chui vào lá non ăn phần mô mềm
chỉ chừa lại lớp màng mỏng trên lá lúa,
rất dễ nhận. Trên mình sâu có lông màu
nâu phủ khắp cơ thể. Sâu non đẫy sức
có thể dài 19 – 22 mm màu xanh lá cây
bóng, chia đốt rõ ràng, thân mảnh,
mảnh lưng ngực giữa và sau có 8 phiến
lông cứng, mảnh lưng bụng cũng có
nhiều phiến lông nổi rõ. Khi bị đụng
phải chúng búng mình nhảy ra một
cách nhanh nhẹn (Nguyễn Thị Chắt,
2006).
Hình 2.1 Các giai đoạn của sâu cuốn lá nhỏ
(Nguồn:< />/06/04_saucuonla.htm>)
* Nhộng:
Nhộng có màu nâu sậm dài 7 – 10 mm nằm trong kén bằng tơ xếp lỏng lẻo trên
phiến lá hoặc trong bao lá. Khi mới làm nhộng, nhộng có màu vàng nhạt sau chuyển
sang màu nâu, cuối bụng nhộng có 6 gai nhỏ uốn cong, thời gian nhộng từ 6 – 10 ngày
(Nguyễn Văn Huỳnh & Lê Thị Sen, 2003).
Nhộng dài 7 – 10 mm, màu nâu. Mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau
đốt bụng thứ 4. Lỗ thở lồi lên. Các đốt bụng thứ 6, 8 thót lại. Cuối bụng có 6 sợi lông
ngắn uốn cong (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

16


* Vòng đời:


Hình 2.2 vòng đời sâu cuốn lá nhỏ
(Nguồn: Giáo trình điện tử, ĐH Cần Thơ)
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), ngài sau khi vũ hoá 1 – 2 ngày sẽ đẻ trứng, trứng
phát triển từ 3 – 7 ngày, sâu non trải qua 5 tuổi kéo dài 15 – 27 ngày, nhộng kéo dài 6
– 8 ngày, ngài có thể sống từ 3 –7 ngày.
Theo Chi cục BVTV TP.HCM, vòng đời từ 30 – 37 ngày; trứng từ 3 – 4 ngày;
sâu non từ 20 – 25 ngày; nhộng từ 6 – 8 ngày; trưởng thành từ 2 – 6 ngày.
2.2.3 Tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại
Sâu nằm bên trong ăn nhu mô lá, trừ biểu bì và thải phân trong tổ, do vậy khi trời
mưa hoặc ẩm độ cao lá dễ bị thối rữa. Sâu tuổi 4 có thể cuốn 2 – 5 lá, trong giai đoạn
phát triển sâu có thể cuốn 5 – 9 lá. Sâu làm nhộng ngay trong lá, chúng có thể chui ra,
cắn đứt hai đầu bẹ lá, nhả tơ bịt kín hai đầu và làm nhộng bên trong. Phần lớn hoá
nhộng trong kẻ lá già hoặc khe hỡ giữa các tép lúa. Nhộng chỉ có lớp tơ mỏng không
có kén đặc biệt. Bướm hoạt động ban đêm, ban ngày trốn dưới lúa, khi bị động bay là
là trên ruộng. Bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Sâu cuốn lá nhỏ đẻ trên 2 mặt lá, đặc biệt
những nơi có màu xanh đậm.

17


Sâu cuốn lá gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Những loại lúa có
bản lá rộng, thân mềm bị hại nặng. Ruộng lúa sử dụng phân bón cao, đặc biệt là dùng
đạm nhiều cũng bị gây hại nặng.
Sâu thích tập trung gây hại ở vùng lúa ven bờ, ruộng ven hồ mương, gần thôn ấp.
Ngoài lúa sâu còn phá hoại ngô, mía, cỏ
Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại.
Sâu nằm trong bao bào ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không ăn biểu bì mặt
dưới lá) theo dọc gân lá tạo thành những vết trắng dài, các vết này có thể nối liền nhau
thành từng mảng. Do đó khi cây lúa bị phá nặng thì lá bị trắng, sau đó nếu bị mưa

nhiều hoặc ngập nước thì thối nhũng (Hồ Khắc Tín, 1982).
Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt
trong của bẹ lúa ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi 2,
sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, sợi tơ gặp không khí sẽ khô
và rút hai bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá
lúa, sâu ẩn trong đó và ăn phần xanh của lá để sinh sống. Chỉ có 1 sâu trong một cuộn
lá. Sâu tuổi lớn có thể ăn 1 – 2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ dệt gập lá
theo chiều ngang, đôi khi chập 2 – 5 lá cuốn thành một bao. Sâu nằm trong bao, có thể
ăn phá suốt ngày đêm. Sâu còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao cũ để gây hại lá mới.
Một con sâu từ khi nở đến trưởng thành có thể gây hại từ 3 – 5 lá. Sâu thường di
chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày trời mưa hoặc râm mát thì sâu có thể di chuyển
bất cứ lúc nào. Sâu non lớn đẫy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và có thể hóa
nhộng ngay nơi đã sinh sống hoặc chui ra khỏi bao củ tìm vị trí khác hóa nhộng. Sâu
có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong. Lá lúa
bị gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ (Nguyễn Văn
Huỳnh & Lê Thị Sen, 2003).
2.2.4 Tình hình xuất hiện và gây hại
2.2.4.1 Tình hình xuất hiện
Theo W. H. Reissig, E. A. Heinrichs, J. A. Litsinger, K. Moody, L. Fiadler, T. W.
Mew and A. T. Barrion (1986): Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ở một số nước như:
Afghanistan, Pakistan, Nepal, India, Burma, Bhutan, Bangladesh, Srilanka, Laos,
Japan, Kampuchea, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, Vietnam
18


Ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa nhưng gặp
phổ biến nhất là loài (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) (Nguyễn Văn Huỳnh & Lê
Thị Sen, 2003).
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện hầu hết ở các vùng trồng lúa chính của nước ta, trong
một vụ sâu cuốn lá nhỏ thường xuất hiện 2 đợt:

Đợt thứ nhất vào lúc lúa đẻ nhánh rộ. Đợt này tỷ lệ lá bị hại có thể tương đối cao,
nhưng ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng của cây lúa sẻ không nhiều lắm, vì khi bị
tổn hại cây lúa sẻ nhanh chóng ra lá mới, chồi mới để bù đắp những gì đã mất. Mặc dù
vậy nhưng nếu trong ruộng lúa đã có đến 20 bao lá cờ sâu non còn sống nằm bên trong
(trong tổng số 100 lá lấy mẩu để kiểm tra) thì phải xịt thuốc để bảo vệ lúa.
Đợt thứ hai thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trỗ bông, ngậm sữa. Đợt này
sâu trực tiếp tấn công trên lá đòng nên sẻ ảnh hưởng đến năng xuất lúa. Vì vậy cần
phải kiểm tra ruộng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu kiểm tra
ngẩu nhiên 100 lá nằm rải rác trên ruộng, thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm
bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ.
Để hạn chế tác hại của sâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp trong quy trình
quản lý dịch hại tổng hợp, mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật cao.
2.2.4.2 Tình hình gây hại
Theo số liệu thống kê của Cục BVTV, diện tích lúa bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây
ra từ năm 1999 - 2003 là cao nhất trong các loài sâu hại: 938.643 ha (miền Bắc
706.974 ha; miền Nam là 231.669 ha). Trong đó diện tích bị hại nặng là 182.950,8 ha;
diện tích mất trắng là 272,25 ha.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) năm 2008, gần 400.000 ha lúa Đông Xuân
ở miền Bắc đang bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công. Các tỉnh bị nặng là Thái Bình (81.000
ha), Nam Định (65.000 ha), Hải Phòng (36.000 ha), Ninh Bình (30.000 ha) có mật độ
sâu trung bình từ 50 đến 70 con/m2, nơi có mật số cao từ 300 đến 500 con/m2.
Theo Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Nam (17 - 23/7/2007), tại ĐBSCL diện
tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ trong tuần qua khoảng 43.000 ha, giảm 12.000 ha so với
tuần trước, mật số phổ biến từ 10 – 25 con/m2. Cục bộ vẫn còn một số nơi có mật số
sâu trên 50 con/m2. Phân bố ở các huyện:
+ Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, TX Tân An - Long An
19


+ Cai Lậy, Chợ Gạo, Cái Bè - Tiền Giang

+ Vũng Liêm, Tam Bình,Trà Ôn , Mang Thít - Vĩnh Long
+ Tháp Mười, Cao Lãnh - Đồng Tháp
+ Thoại Sơn, Châu Phú, Tịnh Biên - An Giang
+ Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên - Kiên Giang
+ Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân - Bạc Liêu
+ Ngã Năm, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, TX Sóc Trăng, Kế Sách - Sóc Trăng.
Theo Cục Bảo Vệ Thực Vật (8/2008), các tỉnh Nam Bộ diện tích nhiễm sâu cuốn
lá nhỏ là: 39,7 ngàn ha, tăng 23 ngàn ha so với cùng kỳ năm trước.
Theo Báo cáo số 3238/BC-BNN-VP (30/10/2008), sâu cuốn lá gây hại như sau:
+ Các tỉnh phía Bắc: Sâu non lứa 6 hại diện hẹp, diện tích nhiễm 39.213 ha, nặng
10.600 ha, phòng trừ 59.714 ha, diện tích nhiễm thấp hơn cùng kỳ trước.
+ Các tỉnh phía Nam: Diện tích nhiễm là 10.440 ha (giảm 5.857 ha so với tháng
trước), xuất hiện ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang,
Tây Ninh, Hậu Giang.
+ An Giang có sâu cuốn lá tàn phá hơn 1.600 ha lúa trong đó bị thiệt nặng nhất ở
huyện Tri Tôn.
2.3 Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá
Làm đất kỹ trước khi sạ: cày ải, phơi đất từ 7 đến 10 ngày.
Vệ sinh đồng ruộng: làm cỏ, tỉa dặm kịp thời để ruộng lúa luôn sạch cỏ dại và
thông thoáng cho cây lúa khỏe.
Không nên gieo, sạ quá dày. Tùy điều kiện của từng địa phương mà gieo, sạ từ
100 – 120 kg/ha (sạ vải), 80 – 100 (sạ theo hàng).
Không nên sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi ở đầu vụ nếu thấy chưa thật sự cần
thiết.
Giai đoạn lúa trước 40 ngày tuổi sâu cuốn lá thường không gây ảnh hưởng đến
năng suất do đó không cần phun thuốc nhằm bảo vệ thiên địch, giúp khống chế mật số
sâu vào giai đoạn sau, giảm bớt áp lực gây bộc phát rầy nâu ở giai đoạn sau.
Vào giai đoạn lúa làm đòng – trỗ, nếu mật số sâu cao có thể gây ảnh hưởng đến
năng suất thì phun các loại thuốc BVTV để diệt trừ sâu.


20


Nên thay đổi nhiều loại thuốc không nên sử dụng cùng một loại thuốc cho các lần
xử lý liên tiếp.
* Khi phun thuốc hoá học trừ sâu cuốn lá cần phải theo nguyên tắc “4
đúng”:
+ Đúng loại thuốc: theo khuyến cáo của cơ quan BVTV địa phương, sử dụng
các loại thuốc mà hiện đang có hiệu quả nhất, không pha trộn nhiều loại thuốc.
+ Đúng liều lượng và nồng độ: pha thuốc theo hướng dẫn trên nhãn, trên bao bì
của từng loại thuốc, không phun quá liều có thể làm ảnh hưởng đến môi trường và
thiên địch có lợi.
+ Đúng lúc: tuỳ từng loại thuốc mà chọn thời điểm phun cho phụ hợp như:
phun thuốc khi mật số sâu cao, sâu non tuổi 1 – 2.
+ Đúng cách: khi phun thuốc hướng vòi phun cho thuốc thấm ướt đều trên thân
lá để thuốc dễ tiếp xúc với sâu (Võ Văn Á và Nguyễn Mạnh Chinh, 1998).
2.4 Sơ lượt các loại thuốc
2.4.1 Cypermethrin
Tên thương mại: Secsaigon 5EC
Tên hóa học: (±) - α - cyano 3 – phenoxylbenzyl (±) – cis, trans-3-(2,2-dichloroxynyl)-2,2 – dimethylcyclopropancarboxylate.
Công thức hóa học:

Phân tử hóa học: 416,3
Nhóm hóa học: Pyrethroid
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng đặc sệt, điểm nóng chảy 60 – 80 oC điểm
cháy 116,6 oC. Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như methanol,
acetone, xylene, methylene dichloride. Tương đối bền trong môi trường trung tính và
acid nhẹ, thủy phân trong môi trường kiềm. Không ăn mòn kim loại.
21



Nhóm độc II, LD50 qua miệng 250 mg/kg, LD50 qua da 1600 mg/kg. Độc với cá
(LC50 = 2,0 - 2,8 µg/l), độc với ong. DLTĐ với chè khô 20 mg/kg. TGCL với rau ăn lá
7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, bắp cải 14 ngày, hành 21 ngày.
Tác động tiếp xúc và vị độc, ngoài ra còn có tác dụng xua đuổi làm sâu biến ăn.
Phổ tác dụng rộng.
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện cho nhiều loại cây
trồng như sâu tơ, sâu xanh, rệp hại rau, sâu xanh da láng, sâu khoang hại đậu thuốc lá,
sâu xanh, sâu hồng, bọ xít, rệp, nhện đỏ hại bông, bọ xít muỗi, rầy xanh bọ cánh tơ hại
chè, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít hại cây ăn quả. Còn dùng trừ ve cho gia súc, trừ
ruồi muỗi trong nhà.
Liều lượng sử dụng: từ 50 – 100 g a.i/ha.Chế phẩm 25EC (250 g a.i/lít) dùng
0,2 – 0,4lít/ha pha với 300 – 400 lít nước phun cho rau, màu, pha nước với nồng độ
0,05 – 0,1% phun ướt đều lên lá cây ăn quả. Chế phẩm 10EC dùng liều lượng và nồng
độ tăng gấp 2,5 lần, chế phẩm 5EC tăng gấp 5 lần so với chế phẩm 25EC.
Khả năng hổn hợp: có dạng hổn hợp với Chlorpyriphos (Nurelle D), với
Dimethoate, Endosulfan, Naled, Profenofos (Polytrin-P), Isoprocard (Metox). ngoài ra
khi sử dụng có pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.
2.4.2 Alpha-Cypermethrin (Alpha Methrin)
Tên thương mại: Sapen – Alpha5EC
Tên hóa học: Gồm 2 chất:
(S)- α -Cyano - 3 – phenoxy benzel (1R) - cis – 3 – (2,2 - dichlorovinyl) – 2,2 –
dimethyl cyclopopane carboxylate và (R) - α - Cyano - 3 – phenoxybenzel (1S) - cis –
3 - (2,2 - dichlorovinyl) - 2,2 – dimethylcyclo popanecarboxylate.
Công thức hóa học:

Phân tử lượng: 416,3
Nhóm hóa học: Pyrethroid
22



Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy > 80 oC, không tan
trong nước (<1 mg/l ở 25 0C), tan trong các dung môi hữu cơ như Toloroform,
Chloroform, Xylene, Acetonne. Tương đối bền trong môi trường trung tính và chua,
phân hủy trong môi trường kiềm và dưới tác dụng của ánh sáng.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 79 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc với
cá, tương đối độc với ong. Thời gian cách ly với rau ăn lá 17 ngày, rau ăn quả 3 ngày,
cây ă quả 14 ngày, cây có dầu 35 ngày.
Tác động tiếp xuc và vị độc. Phổ tác dụng rộng.
Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu ăn lá và chích hút cho lúa, rau, màu, cây ăn quả
và cây công nghiệp như sâu cuốn lá bọ trĩ, bọ xít, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, dòi
đục lá, đục quả, rệp
Liều lượng sử dụng cho lúa, rau, màu (đậu, bông, ngô...):từ 10 – 20 g.a.i/ha,
tương đương 0,2 – 0,4 lít/ha loại thành phẩm 5%, pha với 300 – 400 lít nước.
Với cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, loại thành phẩm 5%, pha nồng độ
0.05 – 0.1% phun ướt đều trên tán lá.
khả năng hổn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác,
không pha chung với thuốc Bordeaux. Để tăng hiệu lực trừ sâu, thường pha chung với
các loại thuốc nhóm gốc lân hữu cơ.
2.4.3 Chlopyrifos Ethyl
Tên thương mại: Mapy 48EC
Tên hóa học: 0,0 – diethyl 0- (3,5,6 – trichloro – 2 – pyridinil
phosphorothioate).
Công thức hóa học:

Phân tử lượng: 350,62
Nhóm hóa học: Lân hữu cơ
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu trắng, điểm nóng chảy 410C, rất ít
tan trong nước (2 ppm ở 250C), tan trong acetone, benzene, chlorfoorm, methanol và
nhiều dung môi hữu cơ khác. Dể phân hủy trong môi trường kiềm và nhiêt độ cao.

23


Nhóm độc II, LD50 qua miệng 96 – 270 mg/kg. LD50 qua da 2000 mg/kg.
Tương đối độc ong và cá (LC50 với cá vàng 0,18 mg/lít). Dược liệu thông dụng với
cam, chanh 0,3 mg/kg, rau 0,05 mg/kg. Thời gian cách ly 14 ngày.
Tác động tiếp xúc, vị độc và xong hơi. phổ tác dung rộng, hiệu lực trừ sâu
nhanh.
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút cho
nhiều loại cây trồng như sâu đục thân, sâu cuốn lá lúa, sâu đục thân mía, sâu tơ, sâu
xanh, sâu khoang, rầy, rệp hại rau, đậu, sâu xanh, bọ xít, rệp hại bông, sâu đục cành,
đục quả, rệp sáp hại cà phê, sâu ăn lá, sâu đục cành, đục quả, rệp, bọ xít hại cây ăn
quả.
Liều lượng sử dụng cho lúa, rau, màu từ 0,2 – 0,4 kg a.i/ha, tương đương 1 – 2
lít loại chế phẩm 30%, hoặc 0,4 – 0,8 lít loại chế phẩm 48%.
Với cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm nếu dùng chế phẩm 20% thì pha
nước với nồng độ 0,2 – 0,3%, chế phẩm 30% pha nồng độ 0,15 – 0,2%, phun ướt đều
lên cây. Thuốc còn dùng trừ sâu, mối mọt trong kho tàng, trừ côn trùng trong y tế và
thú y.
Khả năng hổn hợp: Đã có những sản phẩm hổn hợp với Cypermethrin (Nurelle
D), Diazinnon, Dimethoate. khi sử dụng có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu
bệnh khác.
2.4.4 Cartap
Tên thương mại: Padan 95SP
Tên hóa học: S,S` - 2 – dimthylaminotrimethyllene bis (thio carbamate)
Công thức hóa học:

Phân tử lượng: 237,3
Nhóm hóa học: Tiertiary amine (amine bậc ba)


24


×