Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải nhất quốc gia giáo án bài dự thi Đổi mới sáng tạo trong dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.96 KB, 52 trang )

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên dự án:
ĐẤT TRỒNG VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG
Dự án được thực hiện với 3 chủ đề sau:
Chủ đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử dung đất trồng ở
địa phương
Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất trồng ở địa phương
Chủ đề 3. Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng ở địa phương
2. Mục tiêu dạy học
a. Về kiến thức:
Qua dự án giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về đất trồng và vấn đề ô nhiễm môi
trường đất trồng đó là:
Chủ đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử dung đất
trồng ở địa phương
-Trong chủ đề này giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về keo đất và khả năng hấp
phụ của đất cũng như ý nghĩa tìm hiêu về keo đất,khả năng hấp phụ của đất.Từ đó có
biện pháp tác động để góp phần cải tạo, sử dụng đất trồng hợp lí.
Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất trồng ở địa
phương
-Trong chủ đề này giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về phản ứng của dung dịch
đất cũng như ý nghĩa của tìm hiểu phản ứng dung dịch đất .Qua đó thấy được những
biện pháp để điều chỉnh độ pH của đất cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Chủ đề 3. Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng ở địa
phương
-Qua chủ đề này học sinh thấy được về độ phì nhiêu của đất và nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường đất tứ đó có những giải pháp bảo vệ độ phì nhiêu của đất và hạn chế ô
nhiễm môi trường đất trồng một cách hiệu quả, đồng thời áp dụng biện pháp thích hợp

1



vào cải tạo và sử dụng tài nguyên đất trồng ở địa phương, từ đó góp phần vào bảo vệ
môi trường , phát triển kinh tế - xã hội .
b. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm.
- Phát triển kĩ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát và tổng hợp kiến thức.
- Rèn cho học sinh kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp.
c. Về thái độ:
- Thấy được ý nghĩa của việc hiểu những tính chất cơ bản của đất trồng để có thể sử
dụng đất trồng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất.
- Học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo vệ tài nguyên đất và sự cần thiết
của việc sử dụng đất hợp lí.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói
riêng.
- Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực trong việc bảo vệ môi trương đất và áp
dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ đất và xử lí đất ô nhiễm ở địa phương, góp phần
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ sức khỏe con người.
d. Các năng lực chính hướng tới
Dự án dạy học nhằm phát triển cho học sinh những năng lực cơ bản sau:
- Năng lực học theo dự án( tự học): Dạy học dự án là một phương pháp học tập mới,
trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý
thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người
học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục
đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và
kết quả thực hiện, đòi hỏi học sinh có khả năng tự học cao hơn. Trong phương pháp học
tập dự án các em phải học tập rất tích cực, cần đầu tư nhiều thời gian và cần khả năng tư
duy sâu. Đây chính là bước khởi đầu hình thành cho các em khả năng nghiên cứu khoa
học. Học theo dự án là phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó người học
2



hoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của người dạy, để tạo ra một
sản phẩm hay vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu, thực hành nghiên cứu một vấn
đề trong học tập hay giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
- Năng lực làm việc nhóm: Các dự án được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự phân
công và cộng tác làm việc giữa các thành viên. Người học tham gia tích cực và tự lực
vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến
việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Giáo
viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tự lực,
tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học.Đồng thời để mỗi nhóm của mình làm tốt
nhiệm vụ được phân công thì các thành viên trong nhóm cần tuân thủ đúng nội quy làm
việc của nhóm. Để hoàn thành tốt chủ đề thì mỗi em cần có tinh thần tự giác và trách
nhiệm cao. Học sinh trong nhóm cần biết phối hợp nhau một cách nhịp nhàng và đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Thông qua làm việc nhóm các em sẽ hình thành
cho mình tinh thần tự giác, ý thức kỷ luật, tình đoàn kết và chia sẻ với mọi người.
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin: Người học không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại
mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá
và rút ra tri thức cho mình. Để hoàn thành được dự án thì việc thu thập và xử lý thông
tin vô cùng quan trọng. Các em có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như
qua thực tiễn, tài liệu, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, trên các trạng
mạng….Sau khi thu thập thông tin, các em cần biết chọn lọc, xử lý thông tin theo đúng
yêu cầu của chủ đề cần tìm hiểu. Thông tin tìm được cần đảm bảo chính xác, đúng thực
tế và nguồn gốc thông tin rõ ràng. Việc xắp xếp thông tin phải khoa học. Kĩ năng này
giúp các em có được cách xử lí các tình huống tốt hơn trong cuộc sống.
- Năng lực tin học: Các em biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, tìm kiếm tài
liệu trên Internet. Học sinh biết sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế bài
thuyết trình cho buổi báo cáo ( Giáo viễn hộ trợ nếu nhóm học sinh nào còn gặp khó
khăn). Giáo viên cũng sẽ hướng dẫn học sinh để các em biết sử dụng máy chiếu phục vụ
cho buổi báo cáo thu hoạch. Ngoài ra các em cũng cần học hỏi thêm những kỹ năng tin
3



học cơ bản để làm những đoạn phóng sự hoặc video nếu cần. Qua dự án này giúp các em
thành thạo về tin học hơn để phục vụ cho việc học tập của mình.
- Năng lực thuyết trình: Đây là một kĩ năng rất quan trọng quyết định cho việc đánh
giá chủ đề của các em có thành công tốt hay không. Mỗi nhóm cử ra một hoặc hai học
sinh có đủ khả năng nhất để cùng trình bày sản phẩm của nhóm mình. Học sinh lên trình
bày cần có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp với nhau giữa các thành viên của nhóm
và giữa hình ảnh và lời nói. Qua đây các em sẽ tự tin hơn,mạnh dạn hơn khi đứng trước
đám đông.
- Năng lực phản biện: Sau khi thuyết trình sản phẩm song thì giáo viên hoặc các nhóm
khác sẽ đưa ra câu hỏi cho nhóm. Nhóm học sinh sẽ cử đại diện một người hoặc cả
nhóm cùng trả lời phản biện. Việc trả lời phản biện sẽ giúp các em khắc sâu được kiến
thức và rèn khả năng diễn đạt một vấn đề rõ ràng hơn.
-Dạy học dự án giúp người học phát triển năng lực giao tiếp
Dạy học dự án không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức, mà còn giúp họ nâng cao
năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp với người khác. Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác
giữa các học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau, nhiều khi mở rộng đến cộng
đồng.
Qua học tập dự án học sinh sẽ được phát triển toàn diện hơn, kích thích động cơ, hứng
thú học tập của người học, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức nên kiến thức được
lưu giữ lâu hơn ,đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
* Bằng những kiến thức các môn học như: Công nghệ, Hóa học , Sinh học, Địa lý,
Giáo dục công dân và kiến thức thực tế học sinh vận dụng vào bài học. Qua đó
giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường đất và áp dụng những biện pháp phù
hợp vào sử dụng cũng như bảo vệ đất trồng.
- Môn Công nghệ: Vận dụng những kiến thức cơ bản về một số tính chất của đất trồng,
các biện pháp cải tạo đất trồng. Vận dụng các kiến thức về thuốc hóa học bảo vệ thực vật
và phân bón cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
- Môn Sinh học: Vận dụng các kiến thức về sinh lí thực vật, kiến thức về vi sinh vật

4


Sinh học 12 cơ bản - Bài 46: Thực hành: quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên
- Môn hóa học: Vận dụng kiến thức về độ pH, tính chất của các kim loại, đặc biệt là các
kim loại nặng. Kiến thức về phân bón hóa học trong môn hóa học
Chương trình hóa học 11 ban cơ bản.
+ Bài 3: Sự điện li của nước,pH, chất chỉ thị axit- bazơ
+ Bài 12: Phân bón hóa học
Chương trình hóa học 12 ban cơ bản
+Bài 45: Hóa học với vấn đề môi trường;
+Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
- Môn tin học: biết soạn thảo văn bản bằng phần mềm Microsoft PowerPoint,
Microsoft Word để làm báo cáo. Học sinh biết tìm, lấy tài liệu trên trạng mạng
Intenert…
- Môn giáo dục công dân: Vận dụng các kiến thức về bảo vệ môi trường. Hình thành ở
học sinh ý thức, trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ tài nguyên đất trồng.
Chương trình môn giáo dục công dân 11.
+Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Chương trình môn giáo dục công dân 12.
+Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Môn văn học: Biết lập và xây dựng kế hoạch cho công việc .Học sinh có khả năng
viết, trình bày một vấn đề tìm hiểu được một cách khoa học và logic. Khả năng diễn
thuyết bài báo cáo và trả lời phản biện. Biết chọn lọc và xắp xép thông tin cho khoa học.
- Môn địa lí: Hiểu biết về quá trình hình thành đất. Đặc điểm về địa lí ( địa hình, khí
hậu) ở địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến ô nhiễm môi
trường đất
Chương trình môn địa lí 10 ban cơ bản
+ Bài 17 Thổ nhướng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
+ Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

+ Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
5


3. Đối tượng dạy học của dự án
- Thực hiện dự án là học sinh lớp khối 10 Trường THPT Hạ Hòa – Huyện Hạ Hòa –Tỉnh
Phú Thọ. (Cụ thể lớp 10A4)
- Sĩ số lớp : 40 học sinh/lớp
- Đặc điểm của học sinh:
+ Học sinh theo học dự án có đặc điểm chung đều là các em theo học ban khoa học tự
nhiên. Việc chọn học sinh theo dự án như vậy sẽ có những ưu điểm nhất định đó là về
khả năng tư duy, phân tích những nội dung của chủ đề
+ Các em đã được trang bị các kiến thức cơ bản cần thiết ở nhiều môn học để phục vụ
học dự án như hóa học, địa lí, văn học, sinh học, giáo dục công dân.
+ Học sinh có được trình độ tin học cơ bản như sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin
trên Internet, soạn thảo văn bản. Các em cũng được học nhiều với máy chiếu nên việc sử
dụng máy chiếu để thuyết trình sẽ thuận lợi hơn.
+ Bước đầu các em đã được làm quen với các phương pháp, kĩ thuật học tập tích cưc,
đặc biệt là đã tiếp cận những phương pháp học tập mới như dạy học dự án, các hoạt
động nhóm. Các em rất hào hứng với phương pháp học tập tích cực, chủ động trong học
tập dự án. Các em rất say sưa với việc tìm tòi, tự nghiên cứu của mình và muốn được
thâm nhập, trải nghiệm thực tế.
+ Các em học sinh Trường THPT Hạ Hòa đến từ nhiều xã khác nhau . Các xã này có đặc
điểm địa lí đất đai khác nhau ,có tình hình phát triển kinh tế xã hội khác nhau nên việc
liên hệ thực tế với nội dung của bài học sẽ rất phong phú và đa dạng.
4. Ý nghĩa của bài học:
a. Với thực tiễn dạy học:
- Dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học . Do đó dự án đáp ứng được yêu cầu về đổi mới
phương pháp giảng dạy, sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy và học tập. Giúp

học sinh làm quen với phương pháp học tập mới, được trải nghiệm kiến thức qua thực
tế, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
6


- Dự án đã sử dụng nhiều phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với đặc trưng bài học
giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, hứng thú hơn với môn học. Qua đó khơi dậy ở các em
niềm đam mê với môn học, say sưa tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Các em được học tập
với tâm thế thoải mái, thích thú.
b. Với thực tiễn đời sống xã hội:
- Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng hợp lí và hiệu quả đất trồng có ý
nghĩa quan trọng .Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng đang là vấn đề nan
giải và nổi trội hầu hết ở tất cả quốc gia trên thế giới, và đó đã trở thành vấn đề cấp bách
chung cho cả toàn cầu, ngoài ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi
trường đất vẫn là đáng quan tâm sâu sắc, bởi những tác hại to lớn gây ra cho con người
và những sinh vật khác…..Mỗi con người cùng sinh sống trên cùng hành tinh này đều
cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh ta, bởi lẽ ta đang sống
trong chính vỏ bọc của môi trường, đất ô nhiễm, không khí và nguồn nước ô nhiễm thì
con người và tất cả sinh vật trên trái đất khó có thể tồn tại. Dự án đã hướng học sinh đề
cập tới những nội dung mang tính thời sự, gắn liền với thực tiễn xã hội. Việt nam cũng
như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm
đất và những ảnh hường to lớn do ô nhiễm đất đem lại. Bên cạnh đó vì sự phát triển kinh
tế không bền vững và vì nhận thức còn hạn chế của một bộ phận không nhỏ người dân
mà làm môi trường đất ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng làm ảnh hưởng tới chính cuộc
sống của chúng ta. Với tính cấp thiết của chủ đề thì dự án trở nên quan trọng và bổ ích
hơn với cuộc sống thực tiễn.
- Học sinh có những hành động cụ thể thiết thực thông qua các hoạt động:
+ Lựa chọn các biện pháp để sử dụng, bảo vệ tải nguyên đất trồng một cách phù hợp
,hiệu quả. Góp phần phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ sức khỏe con người.
+ Tham gia tuyên truyền cho mọi người trong việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất

trồng.
+ Đề xuất những ý tưởng mới, có tính thực tiễn cao trong việc bảo vệ và sử dụng tài
nguyên đất trồng.
7


5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Thiết bị, đồ dùng dạy học gồm:
- Máy tính cần cho cả giáo viên và học sinh: soạn thảo các phiếu thu thập thông tin,
phiếu đánh giá, các bảng biểu liên quan, hoàn tất hồ sơ của dự án.
- Phòng tin học của nhà trường: Có hệ thống máy tính được kết nối Internet giúp học
sinh tìm kiếm thông tin, thiết kế sản phẩm của nhóm.
- Máy chiếu: Học sinh báo cáo sản phẩm trước lớp.
- Máy ảnh: Học sinh thu thập thông tin khi triển khai dự án.
- Máy quay Camera: Học sinh ghi lại hoạt động của nhóm và lưu lại hình ảnh bài thuyết
trình và các sản phẩm của nhóm. Sử dụng máy quay khi cần làm phóng sự.
* Học liệu sử dụng trong dạy học:
- Bài học của các bộ môn liên quan tới chủ đề của dự án như môn: Công nghệ, hóa học,
sinh học, địa lí, giáo dục công dân...
- Các tài liệu, hình ảnh tham khảo thu thập được.
- Đoạn clip về đất trồng với chủ đề: “Đất trồng là gì? Giải pháp để cứu lấy đất trồng”
- Các phiếu thu thập thông tin.
-Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng và gợi mở .
* Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của dự án:
- Phần mềm Microsoft Office( Word, Powerpoint) để soạn thảo, làm các loại hồ sơ liên
quan dự án, thiết kế bài báo cáo sản phẩm.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong việc làm video, Clip phóng sự, khai thác thông tin
trên mạng.
- Sử dụng các trang mạng chính thống của Việt Nam để tìm kiếm thông tin.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

Tiết 9-10: CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP:
ĐẤT TRỒNG VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu của chủ đề:

8


- Kiến thức: Thông qua chủ đề tích hợp của dự án giúp học sinh tự trang bị cho mình
những hiểu biết cơ bản về một số tính chất của đất trồng và vấn đề ô nhiễm môi trường
đất, đặc biệt là tìm ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, từ đó có giải pháp
để bảo vệ tài nguyên đất và sử dụng đất trồng một cách hợp lí. Hình thành những ý
tưởng sáng tạo, những giải pháp mới góp phần bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất trồng.
- Kĩ năng: Học sinh được rèn phương pháp học tập theo dự án, phát triển các kĩ năng
như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng tin học... Các em biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
vấn đề đặt ra trong dự án, qua đó giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Học sinh trình
bày và bảo vệ được sản phẩm của mình trước lớp. Các em tự đánh giá được sản phẩm
của nhóm mình và sản phẩm của nhóm bạn.
- Thái độ: Học sinh có thái độ học tập tích cực và hành động cụ thể vào việc tìm ra các
biện pháp sử dụng, bảo vệ hợp lí tài nguyên đất trồng. Tuyên truyền và kiên quyết thực
hiện các biện pháp sử dụng, bảo vệ đất trồng.
II.Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và câu hỏi gợi mở
1. Câu hỏi định hướng:
- Vai trò của tài nguyên đất trồng đối với con người và với ngành trồng trọt?
- Em đã hiểu gì về những tính chất của đất trồng?
-Thưc trạng sử dụng đất trồng hiện nay như thế nào?
-Giải pháp gì để bào vệ tài nguyên đất nói chung và đất trồng nói riêng?
2.Câu hỏi gợi mở
Chủ đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử dung đất trồng ở
địa phương

- Thế nào là keo đất và khả năng hấp phụ của đất?
- Keo đất và khả năng hấp phụ của đất có ảnh hưởng gì đến tính chất của đất trồng?
-Cần phải tác động như thế nào để cải thiện tính chất của đất trồng thông qua keo đất?
Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất trồng ở địa phương
-Thế nào là phản ứng của dung dịch đất, phản ứng chua, phản ứng kiềm?
9


-Vì sao hiện nay diện tích đất có phản ứng chua ở nước ta còn nhiều?
-Sử dụng đất chua như thế nào cho hợp lí?
Chủ đề 3. Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng ở địa phương.
-Đất như thế nào là đất có độ phì nhiêu? Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá độ phì nhiêu
của đất?
-Có những loại độ phì nhiêu nào?
-Con người đã có biện pháp quản lí và nâng cao độ phì nhiêu của đất như thế nào?
-Thế nào là đất ô nhiễm? Nguyên nhân nào làm đất bị ô nhiễm?
-Con người cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất?
III. Nội dung của chủ đề:
Dự án có tựa đề: ĐẤT TRỒNG VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẤT TRỒNG
Trọng tâm của dự án là từ việc tìm hiểu về một số tính chất của đất trồng để có giải
pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất trồng một cách hợp lí . Góp phần vào sự phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường.Sau khi học xong dự án, học sinh phải hoàn thành sản
phẩm của nhóm theo nội dung lựa chọn.
Đối tượng của dự án là học sinh lớp 10 các chủ nhân tương lai của đất nước. Mai này,
khi các em ra cuộc sống, những kiến thức trong dự án sẽ giúp các em có những hành
động cụ thể, thiết thực cho chính cuộc sống của mình và cho mọi người xung quanh. Thế
hệ trẻ các em sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước.
* Soạn thảo nôi dung bài tích hợp:
Vận dụng các kiến thức trong các môn học công nghệ, sinh học, hóa học, địa lí...

kết hợp với các kiến thức thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động
sản xuất tại địa phương và qua tra cứu các thông tin đại chúng như internet,
truyền hình, sách báo... để làm nổi bật các nội dung sau:
-Chủ đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc sử dụng , cải tạo đất
trồng ở địa phương
1.Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
10


1.1 Keo đất
1.1.1Khái niệm về keo đất: Là những phần tử có kích thước dưới 1 micromet, không hòa
tan trong nước mà ở trạng thái huyên phù.
1.1.2. Cấu tạo của keo đất:
-Nhân keo ở trong cùng
-Lớp ion quyết định điện:Nằm phía ngoài của nhân, lớp này quyết định điện tích của keo
đất
- Lớp ion điện bù: Mang điện tích trái dấu với lớp ion quyết định điện, gồm 2 lớp là lớp
ion bất động ở trong và ion khuếch tán ở ngoài
-Keo đất có khả năng trao đổi ion của mình ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung
dịch đất, là cở sở cho sự trao đổi dinh dưỡng giữ đất và cây.
1.2. Khả năng hấp phụ của đất
Khả năng của đất giữ lại các chất dinh dưỡng các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét,…
hạn chế sự rửa trôi do nước mưa, nước tưới.
2.Ý nghĩa tìm hiểu keo đất và khả năng hấp phụ của đất trong sử dụng, cải tạo đất ở địa
phương:
- Ðất cát chứa rất ít keo đất, khả năng hấp phụ kém, tính giữ nước, dinh dương kém. Vì
vậy đối với loại đất này cần tăng keo đất bằng cách bón đất sét kết hợp với phân hữu cơ.
Trong sản xuất việc dùng bùn ao hoặc cầy sâu lật sét dưới sâu lên kết hợp với phân hữu
cơ để cải tạo đất thành phần cơ giới nhẹ như đất bạc màu.
-Phù sa các sông lớn (Sông Hồng) chứa nhiều keo có thể dùng tưới cho ruộng nhiều cát,

đó cũng là biện pháp tăng lượng keo đất.
-Bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lí làm thay đổi thành phần ion hấp phụ của keo đất.
- Ðối với những đất thành phần cơ giới quá nặng không phù hợp yêu cầu cây trồng có
thể cải tạo bằng cách bón cát, bón đất phù sa thô, bón nhiều phân hữu cơ và trồng cây
phân xanh.
-Đối với đất ít keo đất, khả năng hấp phụ kém khi bón phân cần phải chia làm nhiều lần
để bón và bón sát nhu cầu của cây để tránh lãng phí phân bón.
11


- Phản ứng trao đổi cation của keo đất là cơ sở khoa học của biện pháp hoá học cải tao
đất. Trên cơ sở các phản ứng này có thể sử dụng vôi để cải tạo các đất chua, hoặc sử
dụng thạch cao để cải tạo các đất mặn kiềm
[KÐ]2H+ + Ca(OH)2 → [KÐ]Ca2+ + H2O
[KÐ]2Na+ + CaSO4 → [KÐ]Ca2+ + Na2SO4
- Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc sử dụng, cải tạo đất trồng ở địa
phương
1.Khái niệm: Phản ứng của dung dich đất là để chỉ tính chua, tính kiềm hoặc trung tính
của đất do nồng độ H+ và OH- quyết định, được biểu thị bằng độ pH
2. Phản ứng chua của đất:
2.1. Nguyên nhân gây chua cho đất:
-Do sự rửa trôi các ion kim loại kiêm (Ca2+,K+...) của nước mưa, nước tưới.
-Do cây hút dinh dưỡng: Ngoài đạm, lân, kali cây còn hút lượng lớn Ca và Mg.
-Do bón các phân hóa học có tính chua: Như phân Sunphat amôn, kaliclorua, supe lân.
-Do sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí sinh ra nhiều axít như HNO 3,
H2SO4 …..
2.2. Các loại độ chua:
-Độ chua hoạt tính: Do H+ trong dung dịch đất gây nên, Kí hiệu là pHH2O.
Thông thường pHH2O của đất biến thiên từ 3-9 và được đánh giá như sau:
pHH2O


Mức đánh giá

< 4,5

Ðất rất chua

4,5-5,5

Ðất chua

5,6-6,5

Ðất chua ít

6,6-7,5

Ðất trung tính

7,6-8,0

Ðất kiềm ít

8,1-8,5

Ðất kiềm vừa

>8,5

Ðất kiềm nhiều


12


-Độ chua tiềm tàng: Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
3. Phản ứng kiềm của đất: Do đất chứa các muối kiềm khi thủy phân tạo thành các kiềm
tương ứng làm đất hóa kiềm
4. Ý nghĩa phản ứng dung dịch đất:
+Phản ứng của dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất, đến tính
chất lý - hoá học của đất và thức ăn nuôi cây. Ví dụ như sự hoà tan của lân phụ thuộc vào
pH
+ Phản ứng của dung dịch đất giúp bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, bởi mỗi loại cây
trồng thích hợp với độ pH khác nhau
+Có chế độ bón vôi để cải tạo đất, bón vôi để khử chua cho đất. Căn cứ vào độ pH để
xác định lượng vôi bón cho phù hợp.
[KÐ]2H++CaCO3→[KÐ]Ca2++H2O+CO2
[KÐ]2Na+ + CaSO4 → [KÐ]Ca2+ + Na2SO4
[KÐ]2H++Ca(OH)2→[KÐ]Ca2++ 2H2O
+Có chế độ bón phân hợp lí: Với đất chua thì tăng cường bón phân hữu cơ ,phân vi sinh
và hạn chế bón phân hóa học, vì đa số các phân hóa học là phân chua sinh lí như
Sunphat amôn, kaliclorua, supe lân. Dùng phân hóa học nên chọn loại phân trung tính
hoặc kiềm như DAP, đạm Urê, KNO3, lân nung chảy.
-Trong canh tác: Quản lí nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây phủ đất kết hợp
làm phân xanh.
-Chủ đề 3. Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiêm môi trường đất trồng ở địa
phương
1. Độ phì nhiêu của đất
1.1 Khái niệm: Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh
dưỡng, không chứa chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đật năng xuất cao, chất lượng
tốt.

1.2 Phân loại: Theo nguồn gốc hình thành chia làm hai loại

13


- Độ phì nhiêu tự nhiên: Hình thành dưới các thảm thực vật tự nhiên,không có sự tác
động của con người
-Độ phì nhiêu nhân tạo: Hình thành do hoạt động sản xuất của con người.
1.3. Các chỉ tiêu để đánh giá độ phì nhiêu.
- Đất có độ xốp cao: >50% thể tích là kẽ hở, để chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu
của rễ cây và sinh vật đất phát triển.
- Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung
lượng và vi lượng.
- Giàu chất hữu cơ (>5%) để:
+ Cung cấp thức ăn cho cây và cho sinh vật đất.
+ Tạo độ xốp cho đất.
+ Tăng tính đệm của đất (tính đệm là khả năng giảm chua, giảm kiềm, giảm độ độc của
đất).
+ Tăng tính hấp thu của đất, để giảm rửa trôi, bay hơi mất dinh dưỡng.
- Khả năng trao đổi ion cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thu.
- Giàu vi sinh vật có ích
Trong 5 chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thứ 3 – Giàu chất hữu cơ là quan trọng và quyết định
nhất cho độ phì nhiêu của đất, vì chất hữu cơ tạo nên phần lớn các chỉ tiêu khác nêu trên.
1.4. Các biện pháp quản lí và nâng cao độ phì nhiêu của đất .
-Chống xói mòn, rửa trôi: Áp dụng các biện pháp công trình như ruộng bấc thang, thềm
cây ăn quả… và các biện pháp nông học như luân canh, xen canh, làm đât…. Tích cực
trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; không để đất trống, đồi chọc để hạn chế xói mòn, rửa
trôi.
-Bón phân hợp lí : Tăng cường bón phân hữu cơ ,phân vi sinh vật hạn chế bón phân hóa
học

-Bón vôi cho đất chua, đất phèn

14


- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng các hóa chất độc hại và nếu có
điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học,thuốc thảo mộc để thay thế. Áp dụng biện
pháp phòng trừ tổng hợp.
-Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí
2. Ô nhiễm môi trường đất trồng
2.1 Khái niệm: Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
2.2.Nguyên nhân gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất
-Do nạn chặt phá rừng bừa bãi
-Do không xây rựng hệ thống tưới tiêu hợp lí.
-Do chế độ canh tác, làm đất không đúng kĩ thuật.
- Do các chất thải sinh hoạt. Chất thải rắn đô thị là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất nếu không được quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật.Chất
thải rắn đô thị rất phức tạp, nó bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vườn , đồ
dùng hỏng , gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải,các loại rác đường phố bụi, bùn, lá
cây
-Do chất thải công nghiệp. Có thể phân chia các chất thải ra 4 nhóm chính:
+ Chất thải xây dựng. Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây
cáp, bê tông, nhựa…trong đất các chất thải này bị biến đổi theo nhiều con đường khác
nhau, nhiều chất rất khó bị phân hủy…
+ Chất thải kim loại. Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd,
Cu, và Ni) thường có nhiều ở các khu vực khai thác hầm mỏ, các khu công nghiệp và đô
thị.
+ Chất thải khí.
+ Chất thải hóa học và hữu cơ.

- Do chất thải nông nghiệp. Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học và phân hữu cơ,
thuốc trừ sâu, và thuốc diệt cỏ.
-Ngoài ra đất bị mất độ phì nhiêu và ô nhiễm do:
15


+ Nguồn dầu tràn
+ Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông
+ Do chiến tranh, do chất phóng xạ
2.3 Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất:
- Điều tra và phân tích đất:Biện pháp này thực chất là tiến hành các thí nghiệm, lấy mẫu
đất để đo đạc các thông số, tính chất hoá lý của đất để từ đó đưa ra được mức độ ô
nhiễm của đất.Căn cứ vào các thông số thu được, lập các bài toán chuyên môn để có giải
pháp.
- Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm:Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu
công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần
có cách xử lý thu hồi.
- Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, phân loại, xử lý rác thải.
- Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón đúng cách.
+ Bón phân theo kết quả phân tích môi trường.
+ Sử dụng giống cây trồng thích hợp.
+ Bón phân cân đối (N:P:K và hữu cơ).
+ Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm.
+ Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất.
Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc
gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phương
pháp khác (phòng trừ tổng hợp)
-Làm sạch hóa đồng ruộng bằng cách:
+ Dùng vôi và muối photphat kiềm để khử chua, giảm nồng độ kim loại nặng
+ Luân canh cây trồng để xúc tiến phân hủy chất độc trong đất

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường
- Thực hiện luật môi trường
+ Thường xuyên giáo dục mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như:
phân loại rác thải: hữu cơ, vô cơ. Không vứt rác bừa bãi, không sử dụng thuốc trừ sâu
16


không có trong danh mục được phép sử dụng,… Bổ sung thường xuyên các luật mới về
môi trường.
+ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Quốc hội ban hành
Luật Bảo vệ môi trường. Tại mục 1, điều 4, chương 1 đã nêu rõ “Bảo vệ môi trường là
trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”
+ Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần phải xử lý nghiêm khắc Ðiều 184
(BLHS). Tội gây ô nhiễm đất
1. Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã
bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu
đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.

17


*Sơ đồ tích hợp liên môn


Đất trồng và
vấn đề ô
nhiễm môi
trường đất
trồng

Độ phì nhiêu của
đất và vấn đề ô
nhiễm môi
trường đất trồng

Ô
nhiễm
môi
trường
đất
trồng

Độ phì
nhiêu
của đất

Keo đất

Phản ứng của dung
dịch đất với việc cải
tạo, sử dụng đất
trồng ở địa phương


Khái
niệm

, khả

Phản
ứng
chua

năng

Phản
ứng
kiềm

Ý
nghĩa

hấp phụ
của đất

Hóa học

Địa lí, Giáo dục công dân,
sinh học, hóa học

*Nội dung và địa chỉ tích hợp:
Địa chỉ tích

Nội dung tích hợp


Mục tiêu

hợp
-Keo đất và khả -Keo đất có khả năng -Dựa vào đặc tính của keo đất là có khả
năng hấp phụ trao đổi ion của mình ở năng trao đổi ion => Trên cơ sở kiến
của đất

lớp ion khuếch tán với thức môn hóa học viết được các phản
các ion của dung dịch ứng trao đổi ion giữa keo đất và dung
đất, là cở sở cho sự trao dịch đất => Từ đó thấy được vai trò của
đổi dinh dưỡng giữ đất keo đất đến cung cấp dinh dưỡng cho
và cây.

cây.

*Câu hỏi tích hợp:
18


[KÐ]2K++ Ca2+→[KÐ]Ca2+ + 2K+ (cung
-Minh họa sự trao đổi ion cấp cho cây).
dinh dưỡng giữa keo đất -Trên cơ sở các phản ứng này có thể sử
với dung dịch đất bằng dụng vôi để cải tạo các đất chua, hoặc sử
phản ứng trao đổi ?

dụng thạch cao để cải tạo các đất mặn
kiềm.
[KÐ]2H++ Ca(OH)2 →[KÐ]Ca2+ +H2O
+CO2


[KÐ]2Na+ + CaSO4 → [KÐ]Ca2+ +Na2SO4
-Khái niệm phản - Phản ứng của dung dịch - Dựa vào tích số ion của nước để tính
ứng của dung
dich đất

đất do nồng độ ion H+ và được độ pH:
OH- quyết định và được Tích số K H2O = [H+][OH-]=10-14 ở 25oc
thể hiện bằng độ pH

Và dựa vào nồng độ ion H+ và OH- để

*Câu hỏi tích hợp:

xác định độ pH

Cách tính độ pH dựa vào pH=−lg[H+]
nồng độ ion H+ và OH-?

ví dụ: [H+]=10-5 => pH=5 => đất có
phản ứng chua.
=> Từ đó kết luận đất có phản ứng chua,
kiềm hay trung tính
-Khi[H+] > [OH-] Đất có phản ứng chua
và pH <7
-Khi[H+] < [OH-] Đất có phản ứng kiềm
và pH >7
-Khi[H+] = [OH-] Đất có phản ứng trung
tính và pH =7
( Hóa học 11-ban cơ bản - bài 3: Sự

điện li của nước,pH, chất chỉ thị axit-

-Nguyên nhân

bazơ)
-Dựa vào kiến thức môn địa lí về đặc

- Do sự rửa trôi các ion
19


gây chua cho đất kim loại kiêm(Ca2+,K+...)

điểm địa hình và khí hậu của nước ta để

của nước mưa, nước tưới

thấy được nguyên nhân làm diện tích đất

*Câu hỏi tích hợp:

chua ở nước ta lớn là

Vì sao diện tích đất trồng + Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
bị chua ở nước ta là lớn?

+ Lượng mưa lớn và phân bố không đều.
=> Quá trình xói mòn, rửa trôi các ion
kim loại kiềm diễn ra mạnh làm đất hóa
chua.


- Do bón các phân hóa -Phân biệt được phân bón hóa học nào
học có tính chua.

có tính chua và phân bón hóa học nào

*Câu hỏi tích hợp:

tính kiềm để sử dụng cho phù hợp với

Nêu các loại phân bón loại đất . Phân bón hóa học trung tính
hóa học có tính chua và hoặc kiềm như DAP, KNO3, Ca(NO3)2,
trung tính?

lân nung chảy, Apatic, Phosphorit, Urê,
NH4NO3,…. Phân chua sinh lý như SA,
KCl, K2SO4, Suppe lân….
(Hóa học 11- ban cơ bản –bài 8
Amoniac và muối Amoni; bài 9 Axit
Nitric và muối nitrat ;bài 12: Phân
bón hóa học)

-Do sự phân giải chất - Giải thích được sự phân giải các chất
hữu cơ trong điều kiện hữu cơ trong điều kiện yếm khí
yếm khí sinh ra nhiều Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong
axít như HNO3, H2SO4 điều kiện yếm khí sẽ sinh ra nhiều axit
…..

hữu cơ làm đất bị hoá chua. Bởi vậy đất


*Câu hỏi tích hợp:

quanh năm ngập nước, đất lầy thụt đều

Vì sao sự phân giải chất bị chua. Ðặc biệt nếu tàn tích sinh vật
hữu cơ trong điều kiện chứa nhiều lưu huỳnh (S) như xác các
20


yếm khí làm đất hóa cây sú, vẹt đước khi bị phân huỷ trong
chua?

điều kiện yếm khí, trải qua một quá trình
biến đổi phức tạp sẽ sinh ra H2S. Khi có
điều kiện oxy hoá thì H2S chuyển thành
H2SO4 làm đất rất chua:
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
2S + 3O2 + 2H2O → 2H2SO4 + 251
kCal

Phản ứng kiềm

( Vân dụng kiến thức môn hóa học10 ban cơ bản -Bài 32: Hidro
sunfua - Lưu huỳnh đioxit, lưu
huỳnh trioxit)
- Do sự thủy phân muối - Qua các phương trình phản ứng hóa

của đất

của các kim loại kiềm học để thấy được quá trình hóa kiềm của

như Na2CO3, CaCO3...

đất

-Câu hỏi tích hợp:

CaCO3 + H2O + CO2→ Ca(HCO3)2

Viết phản ứng thủy phân Ca(HCO3)2→Ca2+ +2HCO 3thể hiện sự hóa kiềm của HCO 3-+ H2O→H2CO3 +OH- => Làm đất
đất?
hóa kiềm
Na2CO3→ 2Na+ + CO32
CO32- + H2O → HCO3- +OH- => Làm
đất hóa kiềm
Ý nghĩa phản

(Vân dụng kiến thức môn hóa học)
- Bón vôi để khử chua - Giải thích tác dụng của bón vôi trong

ứng dung dịch

cho đất

việc khử chua và giảm tính độc của đất

-Câu hỏi tích hợp:

trồng bằng phản ứng hóa học ( Môn hóa

Vì sao bón vôi làm cho


học)

đất hết chua?

+Đất chua là đất có chứa nhiều ion

đất

H+ dạng tự do ( độ chua hoạt tính)và
21


dạng tiềm tàng (độ chua tiềm tàng) có
thể sinh ra do các ion kim loại Al3+, Fe3+,
Fe2+,… thủy phân tạo thành. Khi bón vôi
sẽ đẩy ion H + trên bề mặt keo đất ra
ngoài dung dịch đất sau đó trung hòa
ion H+ tự do và làm kết tủa các ion kim
loại đó, vì vậy làm giảm độ chua của đất
[KÐ]2H++Ca(OH)2→[KÐ]Ca2++ 2H2O
-Nêu được các loại vôi dùng để khử
-Các loại vôi dùng khử

chua cho đất ( Môn hóa học 12 cơ bản

chua cho đất?

bài 26 –Kim loại kiềm thổ và hợp chất
quan trọng của kim loại kiềm thổ)

-Bột đá vôi (CaCO3), có tỷ lệ CaO từ
31,6-56%, loại này tác dụng chậm.
+Vôi nung (CaO), thường lẫn một ít
Ca(OH)2 và CaCO3, có tác dụng mạnh
và nhanh hơn bột đá vôi.
+Vôi tôi (Ca(OH)2), tác dụng của dạng
vôi này khá nhanh.
+Vôi thạch cao (CaSO4), có chứa 56%
CaO, ngoài ra còn chứa lưu huỳnh, có

- Khái niệm độ

tác dụng cải tạo tốt đất mặn, đất kiềm.
-Phân tích được khái -Liên hệ mối quan hệ giữa khái niệm độ

phì nhiêu của

niệm độ phì nhiêu của phì của đất trong môn địa lí và môn

đất

đất một cách toàn diện

công nghệ:

*Câu hỏi tích hợp

Môn Địa lí: “Là khả năng cung cấp

Sự tương đồng giữa khái nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng

niệm độ phì của đất giữa cần thiết cho thực vật sinh trưởng và
22


môn địa lí và môn công phát triển”
nghệ?

Môn công nghệ: “Là khả năng của đất
cung cấp đồng thời và không ngừng
nước , chất dinh dưỡng, không chứa chất
độc hại ,đảm bảo cho cây đạt năng suất
cao”

-Các yếu tố ảnh hưởng -Biết được các nhân tố của quá trình
độ phì nhiêu của đất

hình thành đất là yếu tố ảnh hường lớn

*Câu hỏi tích hợp:

đến chất lượng của đất trồng như độ dầy

Có các nhân tố nào hình hay mỏng tầng canh tác, thành phần cơ
thành đất? Ví dụ để thấy giới và thành phần các chất khoáng
được ảnh hưởng của các trong đất=> Từ đó ảnh hưởng đến độ phì
nhân tố đến chất lượng nhiêu của đất
của đất trồng?

-Có 6 nhân tố hình thành đất là:Đá mẹ,
khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con

người
Ví dụ: + Đá mẹ: Quyết định thành phần
khoáng vật, thành phần cơ giới của
đất.Ảnh hưởng tới tính chất của đất
+Sinh vật :Cung cấp vật chất hữu cơ cho
đất, góp phần phá hủy đá ,Vi sinh vật
phân giải xác sinh vật tổng hợp thành
mùn. (Môn địa lí 10 ban cơ bản bài
17:Thổ nhướng quyển, các nhân tố

- Nguyên nhân

hình thành thổ nhưỡng)
-Nêu các nguyên nhân - Sử dụng kiến thức tổng hợp các môn

gây suy thoái và

chính làm suy thoái đất học như :Công nghệ, địa lí, giáo dục

ô nhiễm môi

trồng,gây ô nhiễm môi công dân, sinh học và liên hệ với thực tế

trường đất

trường đất trồng.

ở địa phương để nêu một cách đầy đủ
23



*Câu hỏi tích hợp:

nhất những nguyên nhân gây suy thoái

Có những nguyên nhân đất và làm ô nhiễm môi trường đất trồng
nào gây suy thoái đất và ở nước ta =>Từ đó đưa ra những giải
làm ô nhiễm môi trường pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất
đất trồng? Nguyên nhân trồng .Cụ thể qua các bài
nào là phổ biến nhất ở + Hóa học 12 ban cơ bản: Bài 45 :Hóa
địa phương?

học với vấn đề môi trường;
+Địa lí 10 ban cơ bản: Bài 42: Môi

- Giải pháp hạn

-Đưa ra các giải pháp để trường và sự phát triển bền vững

chế ô nhiễm môi hạn chế ô nhiễm môi +Hóa học 12 ban cơ bản-Bài 45 :Hóa
trường đất

trường đất và góp phần học với vấn đề môi trường;
bảo vệ tài nguyên

đất +Địa lí 10 ban cơ bản - Bài 42: Môi

trồng

trường và sự phát triển bền vững; Bài


*Câu hỏi tích hợp

20:Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và

-Có những giải pháp nào hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
pháp để hạn chế ô nhiễm +Giáo dục công dân 11-Bài 12: Chính
môi trường đất và góp sách tài nguyên và bảo vệ môi trường;
phần bảo vệ tài nguyên

giáo dục công dân 12- Bài 9: Pháp luật

đất trồng?

với sự phát triển bền vững của đất nước

-Tội gây ô nhiễm đất

Sinh học 12 cơ bản - Bài 46: Thực hành:

được pháp luât quy định

quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên

xử lí như thế nào?
IV. Cách tổ chức dạy học: Dạy học theo dự án,giáo viên đóng vai trò là người tổ
chức, hướng dẫn, chỉ đạo học sinh. Với hình thức này, người học thực hiện với tính tự
lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục tiêu, lập kế họach, đến việc
thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án.
Khi thực hiện dự án giáo viên thường xuyên theo dõi, hỗ trợ các em khi gặp khó khăn.

Học sinh được chia thành các nhóm, có cử nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí. Cả nhóm
24


cùng lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Các thành viên trong nhóm
được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Trong suốt thời gian thực hiện dự án, học sinh thực
hiện nghiêm túc nội quy mà nhóm đề ra. Ngoài làm việc độc lập theo nhiệm vụ được
phân công thì các thành viên vẫn có sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành sản
phẩm của cả nhóm.
* Dự án được tiến hành trong 2 tiết:
- Tiết 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu dự án, lựa chọn chủ đề dự án, thông qua
mục tiêu dự án,hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự án, cách thu thập thông tin, cách xử
lí thông tin, cách tổng hợp và báo cáo.Giáo viên và học sinh thống nhất tiêu chí đánh
giá kết quả dựa án.
- Tiết 2: Thực hiện dự án sau thời gian 1 tuần: Trong tiết này giáo viên tổ chức cho học
sinh trình bày báo cáo kết quả dự án, thảo luận và phản hồi dự án của nhóm, đánh giá
sản phẩm của học sinh và rút kinh nghiệm phương pháp học tập dự án.
V. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh học tập nghiên cứu.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm kiếm, khai thác thông tin.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh tự đánh giá.
VI. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
-Đánh giá hoạt động của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trên cơ sở mục
tiêu của chủ đề dạy học
- Sử dụng phương pháp tự đánh giá là chủ yếu. Học sinh hoàn thành sản phẩm sẽ được
các nhóm khác đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau, cá nhân mỗi nhóm tự đánh giá.
Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh thông qua tổng hợp ý kiến đánh giá của các
nhóm và dựa theo những tiêu chí cơ bản để đánh giá học sinh theo các mức độ từ xuất

sắc đến không đạt.

25


×