Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG (RGH04, PVH09, PVH51, K326) VỤ 2008 – 2009 TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT PHA XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG
(RGH04, PVH09, PVH51, K326) VỤ 2008 – 2009
TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT PHA
XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG HUỲNH ĐỨC LÂM
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 7/2009


KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG
(RGH04, PVH09, PVH51, K326) VỤ 2008 – 2009
TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT PHA
XÃ IABROAI, IAPA, GIA LAI

Tác giả

TRƯƠNG HUỲNH ĐỨC LÂM

Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:


PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG

Tháng 07/2009


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm, cùng tất cả quý Thầy cô khoa Nông học đã tận tình chỉ bảo,
truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
- Ban Giám đốc công ty thuốc lá liên doanh British American Tobacco –
Vinataba đã tạo giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
- PGS. TS. Huỳnh Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn
thành đề tài này.
- Các anh em Đội Lá, công ty thuốc lá liên doanh British American Tobacco –
Vinataba tại tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
- Nông hộ ông Phạm Văn Hùng, xã Iabroai, Iapa, Gia Lai đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG HUỲNH ĐỨC LÂM

i


TÓM TẮT
Trương Huỳnh Đức Lâm, tháng 7/2009, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, “KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG (RGH04,
PVH09, PVH51, K326) VỤ 2008 – 2009 TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT PHA TẠI XÃ

IABROAI, IAPA, GIA LAI”
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG
Thí nghiệm tiến hành từ 10/2008 đến 4/2009, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ
hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD) 3 lần lặp lại.
Đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, so sánh năng suất và phẩm
chất, tính chống chịu sâu bệnh của bốn giống thuốc lá sấy vàng, gồm có: RGH04,
PVH51, PVH09 và K326. Trong đó các giống RGH04, PVH09, PVH51 là các giống
lai có xuất xứ từ công ty Profigen, Brasil; giống K326 là giống đối chứng.
Kết quả chung của đề tài cho thấy:

Giống thuốc lá nhập nội PVH51 và PVH09 là hai giống có tiềm năng nhất, có
khả năng thích nghi với các đặc điểm thời tiết khí hậu và đất đai ở vùng trồng, có các
đặc điểm về sinh trưởng, hình thái, phát dục đều ở mức tương đương hoặc tốt hơn
giống đối chứng K326; có khả năng kháng với một số sâu bệnh hại quan trọng trên
thuốc lá.
Hai giống PVH51 và PVH09 có năng suất cao và khác biệt với các giống còn
lại, trong đó giống có năng suất thực tế khô cao nhất là PVH51 (2,5 tấn/ha) cao hơn
nhiều so với giống đối chứng K326 (1,7 tấn/ha) và giống PVH51 cũng là giống có các
chỉ tiêu về chất lượng tốt nhất.

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Cảm tạ................................................................................................................................... i
Tóm tắt................................................................................................................................. ii

Mục lục ...............................................................................................................................iii
Danh sách các biểu đồ và hình ảnh ..................................................................................... v
Danh sách các bảng và phụ luc........................................................................................... vi
Chương 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ......................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1. Giới thiệu về cây thuốc lá............................................................................................. 3
2.2. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng................................................................................... 5
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới và Việt Nam .............................. 7
2.4. Tóm tắt tình hình nghiên cứu giống thuốc lá trên thế giới và Việt Nam ................... 10
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 13
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................... 13
3.2. Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................... 16
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................... 19
3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ................................................................ 19
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 23
4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng.............................................................................................. 23
4.2. Chỉ tiêu hình thái ........................................................................................................ 28
4.3. Diện tích lá (cm2, m2) và chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất)......................................... 29
4.4. Chỉ tiêu phát dục......................................................................................................... 31
4.5. Chỉ tiêu sâu bệnh ........................................................................................................ 32
4.6. Chỉ tiêu năng suất ....................................................................................................... 35
iii


4.7. Chỉ tiêu phẩm chất...................................................................................................... 37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 40

5.1. Kết luận....................................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 42
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 44

iv


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1: Các yếu tố thời tiết khí hậu ........................................................................... 15
Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian.......................................... 24
Biểu đồ 4.2: Tốc độ ra lá thái ra lá .................................................................................... 27
Hình
Hình 2.1: Nicotiana tabacum L. .......................................................................................... 3
Hình 3.1: Hình dạng cây thuốc lá giống K326.................................................................. 17
Hình 3.2: Hình dạng cây thuốc lá giống PVH51............................................................... 17
Hình 3.3: Hình dạng cây thuốc lá giống RGH04 .............................................................. 18
Hình 3.4: Hình dạng cây thuốc lá giống PVH09............................................................... 18

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ PHỤ LỤC
Bảng
Trang
Bảng 2.1: Quy hoạch vùng trồng thuốc lá nguyên liệu chất lượng tốt và xuất khẩu đến

năm 2010 ............................................................................................................................. 8
Bảng 2.2: Quy hoạch vùng trồng thuốc lá sấy vàng đến năm 2010 .................................... 9
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất khu thí nghiệm – Tầng đất (0 – 30 cm) ......................... 13
Bảng 3.2: Diễn biến các yếu tố thời tiết chính trong thí nghiệm ...................................... 14
Bảng 4.1: Chiều cao cây (cm) của các giống theo thời gian ............................................. 24
Bảng 4.2: Số lá (lá/cây) của các giống theo thời gian ....................................................... 27
Bảng 4.3: Đường kính thân (mm) và độ dài lóng các giống ............................................. 28
Bảng 4.4: Kích thướt lá (cm), diện tích lá (cm2, m2), chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất )
của các giống ..................................................................................................................... 30
Bảng 4.5: Thời gian phát dục của các giống (NST) .......................................................... 31
Bảng 4.6: Tình hình sâu bệnh hại trong thí nghiệm .......................................................... 32
Bảng 4.7: Năng suất và cá yếu tố cấu thành năng suất ..................................................... 34
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của thuốc lá ................................................... 37
Bảng 4.9: Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH51 và PVH09.... 38
Bảng PL1.1: Phân bón cho vườn ươm .............................................................................. 44
Bảng PL1.2: Phân bón ngoài ruộng trồng ......................................................................... 48
Phụ lục
PL1. Quy trình kỹ thuật ..................................................................................................... 44
PL2. Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH51 và PVH09............ 50
PL2.1. Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH51 vị bộ XLC
(XLC: Lá nách dưới loại 1) ............................................................................................... 50
PL2.2. Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH51 vị bộ CLC
(CLC: Lá giữa loại 1) ........................................................................................................ 51

vi


PL2.3. Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH51 vị bộ MLC
(MLC: Lá nách trên loại 1)................................................................................................ 52
PL2.4. Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH09 vị bộ XLC

(XLC: Lá nách dưới loại 1) ............................................................................................... 53
PL2.5. Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH09 vị bộ CLC
(CLC: Lá giữa loại 1) ........................................................................................................ 54
PL2.6. Đánh giá cảm quan trong và sau khi hút giống thuốc lá PVH09 vị bộ MLC
(MLC: Lá nách trên loại 1)................................................................................................ 55
PL3. Các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................................ 58
PL4. Các chỉ tiêu hình thái ................................................................................................ 72
PL5. Các chỉ tiêu phát dục................................................................................................. 76
PL6. Các chỉ tiêu năng suất ............................................................................................... 79

vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là một loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá
trị kinh tế cao được trồng ở nhiều nơi, từ vĩ độ 400 Nam đến 600 Bắc. Hàng năm Hoa
Kỳ thu về hàng tỉ đôla từ thuốc lá; Ấn Độ xuất 100.000 tấn nguyên liệu/năm; Bungary
có giá trị sản lượng thuốc lá chiếm 2/3 tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Nhiều vùng
ở Việt Nam có đầy đủ các điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho phát triển
cây thuốc lá. Chỉ tính riêng Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Vinataba trong ba năm
2006 – 2008 đã đạt doanh thu 47.656 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước được 9.653 tỷ
đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 192,136 triệu USD; thu nhập bình quân của người lao
động tăng 15,59%/năm (Bản tin Vinataba 1 – 2009).
Trước tình hình đòi hỏi ngày càng cao của thị trường về chất lượng thuốc lá, cơ
cấu sản phẩm dần thay đổi theo hướng tăng thuốc lá đầu lọc, giảm dần thuốc lá đen
kém chất lượng. Do vậy nguyên liệu thuốc lá phải thay đổi để đáp ứng với nhu cầu đòi
hỏi của công nghệ sản xuất thuốc điếu cho ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao
để tiêu thụ nội địa và một phần cho xuất khẩu. Xây dựng được một cơ cấu giống hợp

lý được xem là giải pháp cho việc đa dạng hóa sản phẩm thuốc lá.
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, nhiều biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đã
được nghiên cứu và áp dụng nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng thuốc
lá nguyên liệu, trong đó công tác giống được xem là biện pháp hiệu quả nhất. Việc tập
trung nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới hiện nay là rất quan trọng và cấp thiết
nhằm tìm ra các giống có năng suất cao và phẩm chất tốt, chống chịu được với nhiều
loại sâu bệnh hại, điều kiện ngoại cảnh, có thời gian sinh trưởng ngắn, giảm công lao
động, giảm hàm lượng nicotine, cải thiện phẩm chất lá sau sấy, nhằm đáp ứng được
yêu cầu sản xuất của nhà máy.

1


Căn cứ từ những thực tế trên, được sự phân công của Công ty Thuốc lá BAT và
Khoa Nông học Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề
tài:
“KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG THUỐC LÁ SẤY VÀNG (RGH04,
PVH09, PVH51, K326) VỤ 2008 – 2009 TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT PHA TẠI XÃ
IABROAI, IAPA, GIA LAI”
1.2. Mục đích
Nghiên cứu tìm ra giống thuốc lá vàng sấy có năng suất và chất lượng cao, phù
hợp với điều kiện tự nhiên của vùng trồng.
Bổ sung những giống mới, góp phần làm phong phú thêm cho cơ cấu giống
thuốc lá ở vùng trồng.
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khảo nghiệm.
- So sánh năng suất, chất lượng và khả năng chất chịu các loại sâu bệnh hại
quan trọng.
- Trên cơ sơ kết quả thu được từ thí nghiệm, đề xuất chọn giống thuốc lá triển
vọng tiếp tục khảo nghiệm ở các vụ tiếp theo.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây thuốc
2.1.1. Phân loại
Trên thế hiện nay có nhiều cách phân loại cây thuốc lá, dựa vào đặc tính thực
vật học Wilson và Loomis đã phân loại cây thuốc lá như sau:
- Giới:

Plantae

- Phân giới: Embryophyta
- Nhóm:

Tracheophyta

- Phân nhóm: Pteropsida
- Lớp:

Angiosperma

- Phân lớp:

Dicotyledonae

- Bộ:


Solanales

- Họ:

Solanaceae

- Giống:

Nicotiana

- Loài:

N. tabacum L.

- Tên khoa học: Nicotiana tabacum L.
Hình 2.1. Nicotiana tabacum L.
2.1.2. Nguồn gốc
Nguồn gốc cây thuốc lá bắt đầu từ Trung Mỹ trước Chúa giáng sinh, các thổ
dân đã để lại một số tranh có khắc hình các tu sĩ đang hút thuốc và xem đó là một vật
thờ cúng của họ. Bức tranh có người hút thuốc đầu tien được biết đến là bức “Old Man
of Palenque”, đã được khắc trên đã ở Mexico, ngôi đền có bức tranh khắc đã được
phát hiện từ năm 600 sau công nguyên.
Năm 1942, trong chuyến thám hiểm tìm ra Châu Mỹ, Christophe Columbus đã
phát hện ra người bản xứ ở Antille hút một loại thuốc cuốn tròn được gọi là Tobaccos.
Không lâu sau đó cây thuốc lá đã được phổ biến và gieo trồng khắp nơi trên thế giới.
3


Từ “thuốc lá” bắt nguồn từ các thổ dân cho thuốc vào ống hoặc cần để hút. Ở
Mexico, miền Đông Nam Mỹ và Canada thuốc lá được trồng và sử dụng thuộc nhóm

Nicotiana rustica, một loại thuốc lá nhỏ, có hàm lượng nicotine rất cao và rất hăng
được hút bằng ống điếu. Cây thân cao, lá rộng thuộc nhóm Nicotiana tabacum đã được
trồng phổ biến ở Bắc Mỹ, Đông Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhóm Nicotiana tabacum có
lẽ bắt nguồn từ miền Bắc Argentina hoặc Tây Nam Bolivia.
Vào những năm 1530 – 1600, cây thuốc lá được các giáo sĩ người Pháp đưa vào
Việt Nam.
2.1.3. Thuốc lá Virginia (Nicotiana tabacum var Virginia)
2.1.3.1. Đặc điểm di truyền
Thuốc lá được chia làm 4 nhóm giống: Nicotiana tabacum, Nicotiana rustica,
Nicotiana pentunoides, Nicotiana polydiclia. Trong đó Nicotiana tabacum, Nicotiana
rustica là hai nhóm có giá trị kinh tế.
Các nghiên cứu di truyền và tế bào học cho thấy cho thấy Nicotiana tabacum có
bộ nhiễm sắc thể là 2n = 48 là kết quả lai giữa Nicotiana sylvestris có 2n = 24 với một
số loài thuộc nhóm Tomentosae (có thê là Nicotiana tomentosiformis cũng có 2n = 24)
(Nielsen M.T, 1999).
2.1.3.2. Đặc điểm thực vật học:
- Rễ: Rễ thuốc lá là một hệ thống rễ gồm: rễ cái, rễ phụ, rễ hấp thu và rễ bất
định. Rễ thường ăn sâu xuống đất từ 1,5 – 2 m.
- Thuốc lá là cây nhất niên, cây trưởng thành cao từ 1 – 2 m, trên thân có nhiều
nhánh được phân chia bởi nhiều đốt.
- Lá: Hình dạng lá hơi dài, hình trái xoan, thon dần. Đuôi lá có tai lá dính sát
vào thân chính. Gân chính thường hơi dày và thô, gân phụ mỏng.
- Độ dày phiến lá: Được cấu trúc bởi các lớp tế bào (3-4 lớp tế bào mô dậu) tuy
hơi mỏng nhưng có độ dẻo dai và đàn hồi tốt.
- Thuốc lá Virginia thuộc nhóm lá lớn, độ dài lá trung châu đạt > 50 cm, trong
những điều kiện thuận lợi chiều dài lá có thể đạt 80 – 90 cm.
- Hoa: Hoa đơn, lưỡng tính, dài 1 – 2 cm, màu từ hồng đến hồng đỏ.
- Quả: Quả nang, hai ngăn, mỗi ngăn có từ 100 – 150 quả trên một chùm hoa,
co những cây (tùy giống) có đến 400 – 500 quả trên một chùm hoa.
4



2.1.3.3. Đặc điểm sinh thái:
- Nhiệt độ: Thích hợp 25 – 270C
- Ẩm độ không khí: Tương đối thấp 65 – 70%
- Đất: Đất trồng thuốc lá Virginia là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất giữ
ẩm và thoát nước tốt. Hàm lượng mùn trong đất 2 – 2,5%.
Trong những năm gần đây, người ta có thể trồng thuốc lá Virginia trên đất nặng
(50 – 60% sét), pH = 7,6 – 8,8 và trồng sau mùa mưa nên đất còn đủ ẩm không cần
phải tưới nước.
2.1.3.4. Đặc điểm về chất lượng thuốc lá
- Chất lượng thuốc lá Virginia thay đổi trên cùng một cây. Chất lượng lá thuốc
trên cây được sắp xếp như sau: lá trung châu > lá nách trên > lá nách dưới > lá ngọn >
lá góc.
- Chất lượng lá thuốc Virginia phụ thuộc vào thời điểm thu hái. Chỉ thu hoạch
khi lá đã chín kỹ thuật. Lá chín từ gốc đến ngọn do đó cần thu hoạch tuần tự từ gốc
đến ngọn.
- Sơ chế thuốc lá Virginia để đạt chất lượng tốt sấy bằng phương pháp sấy gián
tiếp (Flue – cure) theo những quy trình sấy nghiêm ngặt.
- Đặc trưng của nguyên liệu lá thuốc Virginia:
+ Lá thuốc có hương liệu tự nhiên.
+ Khói thuốc có phản ứng axit, có hậu vị ngọn, độ nặng sinh lí trung bình.
+ Hàm lượng nicotine từ 1,2 – 2,5%.
+ Hàm lượng đường tổng số cao, có thể đạt đến 23%.
- Thuốc lá Virginia có chất lượng thường được trồng ở Bắc Mỹ, Nam Rhodesia,
Zimbabwe, Canada, Nhật Bản.
- Ở nước ta hiện nay có một số vùng nguyên liệu thuốc lá chất lượng tốt và xuất
khẩu được nhà nước quy hoạch đến năm 2010
2.2. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
2.2.1. Giá trị kinh tế

Sản phẩm chính của cây thuốc lá là sản xuất các loại thuốc hút, nhai, ngửi. Lợi
nhuận đối với người trồng thuốc lá rất cao. Bulgary có diện tích trồng thuốc lá chiếm
5% diện tích đất canh tác nhưng đem lại lợi nhuận cho người trồng thuốc lá từ 20 –
5


35%. Hoa Kỳ lợi nhuân do xuất khẩu thuốc lá và thuốc điếu từ 5 – 6 tỷ USD/năm.
Trên thế giới giá nguyên liệu xuất khẩu (tùy giống, chất lượng) biến động từ 3500 –
5700USD/tấn. Tính bình quân 4500 USD/tấn (1 tấn thuốc lá nguyên liệu = 20 – 22 tấn
gạo), tuy nhiên đầu tư trồng thuốc lá năng suất cao, chất lượng tốt tốn gấp 4 – 6 lần so
với sản xuất lúa gạo.
Ở Việt Nam, thuốc lá là ngành thu lợi nhuận cao nhất của Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp Thực phẩm trước đây. Năm 1985, ngành thuốc lá chiếm 8/10 tổng thu
nhập trong Bộ Công nghiệp Thực phẩm. Năm, ngành thuốc lá nộp ngân sách nhà nước
856 tỷ đồng, năm 1995: 1003 tỷ đồng. Chỉ tính riêng Tổng công ty thuốc lá Việt Nam
Vinataba trong ba năm 2006 – 2008 đã đạt doanh thu 47.656 tỷ đồng; nộp ngân sách
nhà nước được 9.653 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 192,136 triệu USD; thu nhập
bình quân của người lao động tăng 15,59%/năm (Bản tin Vinataba 1 – 2009).
2.2.2. Giá trị sử dụng
Các bộ phân trên cây thuốc lá có tỷ lệ: Lá: 30%, thân: 40%, hạt: 20% và rễ:
10%. Như thế đối với các nước có nên công nghiệp chưa phát triển thì việc sử dụng
năng suất sinh học còn rất thấp, vì ngoài lá không sử dụng được các bộ phận khác để
tạo ra các sản phẩm khác.
Người ta đã tận dụng các ngoài phế phẩm từ thân, lá thuốc lá để sản xuất ra
sunfut nicotine, có tác dụng tốt trong trừ sâu bệnh trên đồng ruộng. Từ thân và lá thuốc
lá giáo sư R. L. Wain (Anh) đã chiết xuất được sclareol 13 – epi sclareol có tác dụng
phòng trừ bệnh rỉ sắt trên cây họ đậu.
Sản xuất nước hoa từ cây thuốc lá, acid nicotitic, acid citric lấy từ cây thuốc lá
nhiều gấp 2 – 3 lần trong cam, chanh để sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. Chiết
xuất được trong hạt thuốc lá từ 35 – 40% dầu sử dụng trong công nghiệp.

Thân cây thuốc lá còn được chế biến làm thức ăn gia súc có gí trị dinh dưỡng
cao, thu được 3 – 3,5 tấn/ha hoặc thu được 12 – 15% protein cao cấp trong cây thuốc
lá để làm thực phẩm.
Ngoài ra, các phế thải của cây thuốc lá trong quá trình chế biến như vụn, bụi
được tận dụng chế biến phân hủy cơ khá tốt.
Về mặt nghiên cứu, cây thuốc lá được xem làm đối tượng thử nghiệm các
nghiên cứu sinh học. Nicotiana spp. được dùng làm mô hình nghiên cứu invitro về sự
6


tái sinh thực vật từ năm 1957. Trong những nghiên cứu cổ điển của Skoog và Miller
thì Nicotiana tabacum là đối tượng được chú ý sớm nhất. Các nghiên cứu về nuôi cấy
mô và sinh học phân tử đã đạt được nhiều thành công ở cây thuốc lá.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Thế giới
Thuốc lá sấy vàng là nguyên liệu được dùng để sản xuất thuốc điếu theo khẩu vị
Anh hoặc phối theo khẩu vị hỗn hợp Mỹ, là những kiểu khẩu vị hút đang thịnh hành
trên thị trường. Thuốc lá sấy vàng có chất lượng tốt, nổi tiếng trên thế giới là thuốc lá
của Mỹ, Brazil, Zimbabwe.
Tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá trên thế giới năm 2004 đạt khoảng 5,8
triệu tấn, trong đó Trung Quốc (chiếm 35%), Brazil (chiếm 15%), Ấn Độ (chiếm
10%), Mỹ (chiếm 6%). Về tiêu thụ thuốc lá năm 2004, các quốc gia tiêu thụ thuốc lá
lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 38%), Ấn Độ (8%), Mỹ (8%), Liên Bang Nga (5%).
Tổng nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu trên thế giới năm 2004 đạt 1,9 triệu tấn,
trong đó Trung Quốc (chiếm 35%), Mỹ (14%), Đức (9%), Hà Lan (5%), Anh (5%),
Nhật Bản (4%). Về xuất khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2004, các nước xuất khẩu lớn
nhất là: Brazil (33%), Trung Quốc (7%), Mỹ (7%).
2.3.2. Việt Nam
Thuốc lá vàng sấy ở Việt Nam được trồng trải rác trên nhiều vùng trong cả
nước nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cho cây thuốc lá ở Việt Nam rất khó

khăn. Việc nghiên cứu cây thuốc lá chỉ được thực hiện nhiều nhất ở Tây Ninh, các
vùng trồng thuốc lá khác hầu hết chỉ áp dụng các kinh nghiệm và công trình nghiên
cứu ở Tây ninh và nước ngoài nên kết quả còn hạn chế.
Năng suất trồng thuốc lá phía Nam đạt 1,7 – 1,8 tấn/ha, tỷ lệ 1 + 2 đạt hơn 50%.
Phía Bắc năng suất đạt 1,5 – 1,6 tấn/ha, chất lượng còn thấp, cấp 1 + 2 chỉ đạt bình
quân 25 – 30% (Phạm Kiếp Nghiệp, 2005).
Năm 2004 toàn Hiệp hội thuốc lá Việt Nam thu mua được 46.360 tấn, trong đó
các đơn vị thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và công ty Liên Doanh BAT –
Vinataba là 27.978 tấn, đạt 56%.
Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu của Brazil và Zimbabwe khoảng 2000 tấn
nguyên liệu dạng lá có chất lượng cao và khoảng 7000 tấn sợi cao cấp phối chế sẵn để
7


sản xuất các mác thuốc cao cấp và hợp tác sản xuất như 555, Marlboro, Craven “A”...
Ngoài liệu nguyên liệu nhập khẩu cần thiết trên thì trong các năm qua các ngành thuốc
lá còn sử dụng một lượng lớn thuốc lá vàng sấy của Campuchia và Trung Quốc ước
tính từ 15.000 – 30.000 tấn/năm bằng đường tiểu ngạnh qua biên giới và tiêu tốn một
nguồn ngoại tệ không nhỏ ( không nằm trong số thống kê kim ngạch nhập khẩu của
ngành thuốc lá Việt Nam). Năm 2004, toàn Hiệp hội thuốc lá Việt Nam nhập khẩu với
giá trị thực hiện là 252,6 triệu USD, trong đó các đơn vị thuộc Tổng công ty thuốc lá
Việt Nam đã thực hiện 102,7 triệu USD (Phạm Kiến Nghệp, 2005).
Lượng nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu của nước lá tăng trong các năm 1997 –
2001, chủng loại thuốc lá nguyên liệu đa dạng, phong phú, mở rộng ra nhiều nước.
Thuốc lá nguyên liệu xuất khẩu đã qua chế biến chiếm tỷ trọng lớn (90%) trong tổng
sản lượng thuốc lá nguyên liệu xuất khẩu hàng năm. Năm 2004 sản lượng thuốc lá
nguyên liệu xuất khẩu của Việt Nam đạt 6.211 tấn, trong đó 98% lượng hàng của các
đơn vị thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Phạm Kiến Nghiệp, 2005).
Bảng 2.1: Quy hoạch vùng trồng thuốc lá nguyên liệu chất lượng tốt và xuất khẩu đến
năm 2010 (Quyết định số 22/2004/QĐ-BCN ngày 02/4/2004)

Vùng nguyên liệu (huyện)

Tỉnh

Chất lượng tốt

Xuất khẩu

Lạng Sơn

Bắc Sơn

Lộc Bình, Bắc Sơn

Cao Bằng

Hoà An, Hà Quảng

Hoà An, Hà Quảng

Bắc Kạn

Ngân Sơn, Na Rì

Hà Giang

Quảng Bạ, Yên Minh

Đà Nẵng


Hoà Vang

Quảng Nam

Điện Bàn, Thăng Bình

Bình Định

Phù Cát

Phú Yên

Sơn Hoà

Gia Lai

Krông Pa

Krông Pa

Đắc Lắc

Krông Bông

Krông Bông

Lâm Đồng

Đức Trọng


Ninh Thuận

Ninh Sơn

Ninh Sơn
8


Tây Ninh

Tân Biện, Châu Thành,

Bảng 2.2: Quy hoạch vùng trồng thuốc lá vàng sấy đến năm 2010 (Quyết định số
22/2004/QĐ-BCN ngày 02/4/2004)
Khu vực

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Phía Bắc

12.800

1,84

23.520


Phía Nam

21.550

2,06

44.430

Tổng

34.350

1,98

67.950

9


2.4. Tóm tắt tình hình nghiên cứu giống thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Thế giới
Công tác chọn giống ở nước ngoài rất được quan tâm và đầu tư cao. Việc lai
tạo, tuyển chọn một giống thuốc lá mới phải đáp ứng yêu cầu về: năng suất cao, chất
lượng tốt, có sức kháng cao với các loại bệnh nguy hiểm như: héo rũ vi khuẩn
(Pseudomonas.Sp), thối đen thân (Phytophthora.Sp), lở cổ rễ (Rhizoctonia.Sp), bệnh
tuyến trùng và bệnh virus.
2.4.1.1. Tại Mỹ
Trong thời gian từ 1998 – 2004, các giống thuốc lá được nông dân ở bang Nam
Carolina lựa chọn để trồng là: C371, GL939, K326, K346, K730, NC291, NC297,
NC71, NC72, SPH20, SP168. Trong đó ba giống NC71, K326, K346 chiếm diện tích

lớn nhất so với các giống còn lại.
Các giống đã được đưa ra sản xuất năm 2004: SP210, NC102, NF3, OX414NF
(Nguyễn Văn Biểu, 2005).
Một số giống được trồng thử nghiệm năm 2005: CC27,GL35, NC299, SP220 là
các giống lai có tính chống chịu tốt.
Giống K399 và K346 có khả năng kháng cao đối với bệnh thối đen thân và héo
rũ vi khuẩn, kháng tuyến trùng sưng rễ.
RG11: Kháng cao bệnh thối đen thân và héo rũ vi khuẩn, kháng tuyến trùng
sưng rễ thông thường, năng suất trung bình.
NC792: Kháng cao với bệnh héo rũ vi khuẩn, kháng thấp vơi bệnh thối đen
thân.
Speight 117: Kháng cao bệnh héo rũ vi khuẩn, kháng trung bình bệnh thối đen
thân, kháng tuyến trùng sưng rễ.
2.4.1.2. Tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc có khoảng 12 tỉnh trồng thuốc lá, trong đó tỉnh Vân Nam là
tỉnh sản suất thuốc lá lớn nhất Trung Quốc. Tỉnh Vân Nam thuốc lá là sản phẩm nông
nghiệp chính và thuế từ thuốc lá chiếm đến 70% tổng nguồn thu thuế toàn tỉnh.
Trung Quốc trồng chủ yếu giống thuốc lá sấy vàng, có tới 71% diện tích trồng
thuốc lá ở Trung Quốc trồng các giống K326, NC85, NC89 có nguồn gốc từ Mỹ. Chỉ
có một giống thuốc lá sấy vàng do Trung Quốc tự nghiên cứu, lai tạo là giống Yun 85
10


chiếm 1/5 diện tích trồng thuốc lá tại Trung Quốc.
2.4.1.3. Tại Brazil
Brazil hiện là quốc gia đứng thứ hai thế giới về sản xuất thuốc lá nhưng tới 95%
nguyên liệu (chủ yếu là thuốc lá sấy vàng) được trồng ở phía Nam Brazil, tại bang
Paran, Santa Catarina và Rio Grande do Sul (Nguyễn Văn Biếu, 2005).
Một số giống thuốc lá vàng sấy do công ty Profigen lai tạo và chọn lọc (Đào
Thị Xuân, 2004):

- Các giống thuần: PV03, PV12, PV24, PV44 là những giống có đặc tính từ
mức thấp đến mức cao các bệnh đen thân, héo rũ vi khuẩn, tuyến trùng.
- Các giống lai và các giống mới do công ty Profigen tạo ra: PVH01, PVH02,
PVH03, PVH04, PVH05, PVH06, PVH07, PVH08, PVH09, PVH19, PVH20, PVH50,
PVH51, PVH156.
2.4.1.4. Tại Ấn Độ
Là quốc gia sản xuất thuốc lá lớn thứ ba thế giới, trong thực tế thị phần thuốc lá
nguyên liệu của nước này chiếm khoảng 9 – 11% trong suốt 3 thập kỷ gần đây. Tại Ấn
Độ, thuốc lá được trồng chủ yếu tại bang Andhra Pradesh (Mysore), Guyarat và
Karnataka (chiếm 80% tổng sản lượng thuốc lá nguyên liệu và 82,4% diện tích sản
xuất thuốc lá tại Ấn Độ.
Sử dụng giống K326, Rathna, Bhavya (với cơ cấu 43: 8: 49), K326 là phần lớn
và một số giống được lai tạo của cơ quan nghiên cứu giống thuộc công ty ITC, ILTD
Division (Đinh Văn Năng, 2005).
2.4.2. Trong nước
Năm 1986: Viện nghiên cứu thuốc lá khảo sát tập đoàn 36 giống thuốc lá tại trạ
giống thuốc lá Hồng Sơn – Thuận Hải và rút ra các giống có triển vọng: Zanoiska, Vir
0372, Vir 0131, K51E....
Năm 1988 – 1989: Tạ thí trấn Gò Dầu – Tây Ninh và trạ giống Hồng Sơn –
Thuận Hải đã tiến hành so sánh 6 giống, kết quả các giống có triển vọng KE1 và
K51E...
Năm 1994 – 1995: Kết quả thí nghiệm với các giống cho năng suất cao, phẩm
chất tốt như: RG 8, K 399, C 347, K 326, RG 17 và K346.
11


Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh trồng thử nghiệm một số giống tại
Định Quán – Đồng Nai với kết quả giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt là: RG 11,
K 326.
Năm 1995 – 1996: Thí nghiệm tuyển chọn giống tiếp tục tiến hành với kết quả

các giống có triển vọng: RG 8, K 399 và Rg 17.
Năm 1996 – 1997: Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tiến hành khảo
nghiệm một số giống tại Gò Dầu – Tây Ninh với kết quả các giống có triển vọng là:
RG 17, K 399.
Từ năm 1996, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã nghiên cứu các giống thuốc
lá mới với kết quả như sau:
+ Hai dòng C7-1 và C9-1 đã được công nhận là giống chính thức năm 2004.
+ Các giống thuốc lá lai VTL1H, VTL5H đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển
Nông thôn công nhận là giống tạm thời vào năm 2006.
Các năm gần đây, khách hàng có nhu cầu về loại nguyên liệu thuốc lá có hàm
lượng nicotine trung bình từ 3% trở lên và lá to để sản xuất loại thuốc nâu nhai. RMB
35 có kích thước khá lớn nhưng hàm lượng nicotine không đáp ứng được yêu cầu.
Trong vụ mùa 2004 – 2005, qua khảo nghiệm 3 giống TND 94, NL Madole,
VA 359 đã tuyển chọn được 2 giống được khách hàng chấp nhận để tiếp tục khảo
nghiệm là TND 94, NL Madole.
Qua sự giới thiệu của công ty Alliance One, Công ty cổ phần Hòa Việt đã thực
hiện trong hai mùa vụ (2004 – 2005 và 2005 – 2006) để tuyển chọn các giống có khả
năng thích nghi với điều kiện canh tác Việt Nam. Trong mùa vụ 2004- 2005 khảo
nghiệm 3 giống TND 94; NL Madole; VA 359 đã chọn được giống khách hàng chấp
nhận để tiếp tục khảo nghiệm là TND 94 và NL Madole. Trong mùa vụ 2005 – 2006
ngoài hai giống đã được tuyển chọn vụ trước, Công ty Alliance One tiếp tục giới thiệu
thêm giống KY160 để khảo nghiệm với giống địa phương. Kết quả hai giống được
chấp nhận để khảo nghiệm tiếp là NL Madole và KY160.

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1. Thời gian
Đề tài tiến hành trong vụ Đông Xuân 2008 – 2009, từ: 10/2008 đến 04/2009.
- Ngày gieo: 20/10/2008
- Ngày trồng: 16/11/2008
3.1.2. Địa điểm
Hộ nông dân Phạm Văn Hùng, xã Iabroai, Iapa, Gia Lai.
Địa điểm thí nghiệm có những điều kiện về đất đai và thời tiết khí hậu như sau:
3.1.2.1. Đất thí nghiệm
Bảng 3.1: Kết quả phân đất khu thí nghiệm - Tầng đất (0 – 30 cm)
Chỉ tiêu phân tích

Kết quả

Phương pháp

pH (H2O) 1:5

6,24

TCVN 5979 - 1995

N (%)

0,059

TCVN 6445 – 2000

P2O5 (%)


0,064

AOAC 990.08 – 2000

K2O (%)

0,377

TCVN 4053 – 1985

(Kết quả phân tích đất tại: Trung tâm phân tích Môi trường - Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh )
Kết quả phân tích đất cho thấy:
Đất có pH thuộc loại trung tính.
Đất canh tác thuốc lá đã nhiều năm, tuy có cung cấp dinh dưỡng cho đất và luân
canh cây trồng nhưng đất có hàm lượng N, P, K đều nghèo. Do đó đòi hỏi cần phải có
biện pháp bón phân đúng và đầy đủ để tạo điều cho cây thuốc lá có đủ dinh dưỡng để
phát triển.

13


3.1.2.2. Điều kiện khí hậu thời tiết
Bảng 3.2: Diễn biến các yếu tố thời tiết chính trong thí nghiệm
Lượng mưa

Ẩm độ TB

Nhiệt độ TB


(mm/tháng)

(%)

(0C)

10/2008

155,5

83,0

25,9

11/2008

84,7

82,0

25,0

12/2008

41,9

86,0

23,0


01/2009

4,9

75,0

27,5

02/2009

1,2

75,0

24,9

03/2009

15,1

69,6

27,3

04/2009

122,1

75,6


27,5

Thời gian

(Nguồn: Kết quả quan trắc khí tượng Ayunpa – Gia Lai)
* Giai đoạn vườn ươm: Tháng 10/2008 đến tháng 11/2008
- Nhiệt độ trung bình: 25,90C (tháng 10) và 250C (tháng 11) thích hợp cho quá
trình nảy mầm của hạt giống, cây con phát triển thuận lợi.
- Lượng mưa lớn và độ ẩm không khí cao ảnh hưởng xấu đến cây con, dễ làm
phát sinh và bùng phát sâu bệnh do đó công tác kiểm tra vườn ươm rất quan trọng
nhằm có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
* Giai đoạn ruộng sản xuất: Tháng 12/2008 đến tháng 4/2009
- Đầu giai đoạn ruộng sản xuất điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sự phát
triển của cây thuốc lá: Giữa tháng 12/2008 có mưa lớn, đầu tháng 01/2009 có đợt
không khí lạnh tác động trực tiếp đến ruộng thuốc lá. Những điều kiện trên đã làm rửa
trôi phân bón, làm cây con chậm hồi phục và phát triển.
- Lượng mưa lớn vào cuối tháng 4 trong khi công tác thu hoạch và sấy thuốc đã
hoàn thành vào đầu tháng 4 nên không ảnh hưởng nhiều bởi trời mưa.
- Độ ẩm tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá.
- Nhiệt độ cao làm tăng bốc thoát hơi nước, tăng hô hấp, giảm tích lũy chất khô,
nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hái sấy.

14


160
140
120

27,3


83

27,5
122,1

25,9

100
80

27,5

155,5

25
84,7
82

23
41,9

60

C

26

24
75


75

69,6

75,6

23
22

40
20

27

25

24,9
86

28

0

mm

180

4,9


15,1

21

1,2

0

20
10/08

11/08

12/08

01/09

02/09

03/09

04/09
Thời gian

Biểu đồ 3.1: Diễn biến khí hậu thời tiết (từ 10/2008 đến 04/2009)

15

Lượng mưa
(mm/tháng)

Nhiệt độ TB
(0C)
Ẩm độ TB
(%)


3.2. Vật liệu thí nghiệm
Giống: Thí nghiệm được tiến hành trên bốn giống thuốc lá sấy vàng: PVH09,
RGH04, PVH51 và K326. Giống K326 là giống đối chứng.
Ba giống PVH09, RGH04, PVH51: Xuất xứ từ công ty Profigen, Brazil; giống
K326 là giống địa phương.
3.2.1. Giống PVH09
Là giống lai với khả năng phát triển nhanh và thích nghi tốt với môi trường nhờ
có một hệ thống rễ rộng; kháng cao với bệnh héo rũ vi khuẩn (Pseudomonas
solanacearum), có khả năng kháng TMV (Tobacco Mosaic Virus) và kháng thấp với
bệnh đen thân (Phytophthora parasitica var. nicotianae). Đây là giống lai có năng suất
cao và phẩm chất tốt, tiềm năng năng suất có thể đạt 3,5 tấn/ha.
3.2.2. Giống RGH04
Giống RGH04 cao hơn giống K326 không nhiều, có số lượng lá và tốc độ lá
chín vừa phải, có khả năng ổn định cao. Là giống lai có tính kháng cao đối với bệnh
héo rũ vi khuẩn (Paeudomonas solanacearum), TMV (Tobacco Mosaic Virus), kháng
trung bình với bệnh đen thân (Phytophhtora parasitica var. nicotianae), có khả năng
kháng với loài 1 và 3 của Meloidogyne incognita gây bệnh sưng rễ ở thuốc lá. RGH04
tạo ra thuốc lá tiềm năng năng suất cao có thể đạt 3,5 tấn/ha và chất lượng cao.
3.2.3. Giống PVH51
Giống PVH51 có ngày ra hoa, kích thướt lá, đặc điểm chín và sấy tương tự với
giống K326. Là giống thuốc lá lai có khả năng kháng TMV (Tobacco Mosaic Virus),
loài 1 và 3 của Meloidogyne incognita gây bệnh sưng rễ, PVH51 kháng vừa với bệnh
héo rũ vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) và bệnh héo rũ do nấm (Fusarium
oxysporum f. sp. nicotianae), kháng thấp với bệnh đen thân (Phytophthora parasitica

var. nicotianae) . Đây là giống có tiềm năng năng suất cao có thể đạt 3,5 tấn/ha và cho
thuốc lá phẩm chất tốt.
3.2.4. Giống K326
Là giống có chất lượng cao và thích nghi tốt, có số lá vừa phải và thân thấp.
K326 kháng thấp với bệnh đen thân (Phytophthora parasitica var. nicotianae), kháng
với loài 1 và 3 của Meloidogyne incognita gây bệnh sưng rễ. Năng suất đạt từ 1,2 – 1,4
tấn/ha.
16


×