Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA LẠC CÚC (Gaillardia sp.) TRỒNG TẠI QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA LẠC CÚC
(Gaillardia sp.) TRỒNG TẠI QUẬN 9
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: VĂN XUÂN LONG AN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 06/ 2009


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA LẠC CÚC (Gaillardia sp.)
TRỒNG TẠI QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VĂN XUÂN LONG AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ DUNG


Tháng 06 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức và
giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là các thầy cô trong
Khoa Nông Học.
Cô Trần Thị Dung đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ cho tôi những ý kiến quý báu trong
suốt quá trình làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban Giám Đốc cùng tập thể nhân viên vườn ươm của Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quận 9,
Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt trình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình hỗ trợ, động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Các bạn lớp TC04NHBX đã cùng chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Cám ơn tất cả các anh, chị cùng những người đã từng giúp đỡ động viên tôi trong thời
gian làm đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2009.

ii


TÓM TẮT
Văn Xuân Long An, sinh viên lớp Nông Học tại chức Bình Phước, Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 06/ 2009.
Đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây hoa Lạc Cúc (Gaillardia sp.) trồng tại Quận 9, TP. Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Dung.
Đề tài nhằm thử nghiệm loại phân bón thích hợp cho cây hoa Lạc Cúc bằng

phương pháp bón phân qua lá, làm tăng năng suất và chất lượng hoa ngày càng cao.
Qua đó theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Lạc Cúc dưới sự ảnh
hưởng của một số loại phân bón lá khác nhau.
Thời gian thí nghiệm: 10/2/2009 - 27/5/2009.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Thí nghiệm
có 5 nghiệm thức gồm 4 loại phân bón lá và đối chứng.
Kết quả thu được từ thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển (thời gian sinh trưởng, chiều cao cây,
số lá…) của các nghiệm thức có sử dụng phân bón lá đều khác biệt so với đối chứng.
- Về chất lượng hoa, các nghiệm thức có sử dụng phân bón lá đều khác biệt rất
có ý nghĩa so với đối chứng.
Đạt chất lượng nhất là nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu, cho thời
gian sinh trưởng ngắn, hoa lâu tàn, đường kính hoa lớn.
Về hiệu quả kinh tế, nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu (cho tỉ lệ cây
thương phẩm 100%), thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó, có thể sử dụng phân bón lá
Đầu Trâu để tăng năng suất, phẩm chất cây hoa và tăng lợi nhuận kinh tế khi sản xuất.

iii


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Trang tựa

i

Lời cảm ơn


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vii

Danh sách các hình

viii

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu

1

1.2 Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1 Mục đích


2

1.2.2 Yêu cầu

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng

3

2.1.1 Trên thế giới

3

2.1.2 Trong nước

5

2.2 Giới thiệu sơ lược về cây hoa Lạc Cúc

5

3.3 Giới thiệu sơ lược về phân bón

7

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiêm


9

3.2 Điều kiện thực hiện

9

3.3 Vật liệu thí nghiệm

10

3.3.1 Giống

10

3.3.2 Phân bón

10

3.3.2.1 Phân hữu cơ

10

3.3.2.2 Phân vô cơ NPK (16 - 16 - 8)

10

3.3.3. Thuốc bảo vệ thực vật

11


3.3.3.1 Sâu

11
iv


3.3.3.2 Bệnh

11

3.3.4 Phân bón lá

12

3.3.4.1 Seaweed

12

3.3.4.2 Đầu Trâu

13

3.3.4.3 Grow Plus

14

3.3.4.4 Nông Vinh

14


3.4 Phương pháp thí nghiệm

15

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

15

3.4.2 Phương pháp theo dõi

17

3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi

17

3.4.3.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển

17

3.4.3.2 Chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng

17

3.4.3.3 Số lá, tốc độ ra lá

17

3.4.3.4 Số cành, tốc độ phân cành


17

3.4.3.5 Số nụ, số hoa trên cây

17

3.4.3.6 Chất lượng hoa

17

.3.4.3.7 Hiệu quả kinh tế

18

3.4.4 Phương pháp tính toán xử lý

18

3.4.5 Tóm tắt qui trình kỹ thuật trồng cây hoa Lạc Cúc

18

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thời gian sinh trưởng

22

4.2 Chiều cao cây

23


4.3 Số lá trên cây

25

4.4 Số cành, và tốc độ phân cành

27

4.5 Số nụ, số hoa trên cây

28

4.6 Chất lượng hoa

29

4.7 Tình hình sâu bệnh

31

4.7.1 Sâu

31

4.7.2 Bệnh

32

4.8 Hiệu quả kinh tế


32
v


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận

39

5.2 Đề nghị

40

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 : Số liệu khí tượng của khu vực TP. Hồ Chí Minh

10

Bảng 3.2: Phân bón sử dụng trong thí nghiệm trồng hoa Lạc Cúc

11

Bảng 3.3: Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm trồnghoa Lạc Cúc

12


Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

16

Bảng 3.5: Tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng hoa Lạc Cúc

18

Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng của cây hoa Lạc Cúc ở các
nghiệm thức sử dụng phân bón lá khác nhau (ngày).

22

Bảng 4.2: Ảnh hưởng phân bón lá đến chiều cao (cm)
và tốc độ tăng trưởng (cm/7 ngày) trên cây hoa Lạc Cúc.

24

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá (lá/cây) và
tốc độ ra lá (lá/7 ngày) trên cây hoa Lạc Cúc.

26

Bảng 4.4: Ảnh hưởng phân bón lá đến số cành (cành/cây),
tốc độ phân cành (cành/cây/7 ngày) trên cây hoa Lạc Cúc.

28

Bảng 4.5: Ảnh hưởng phân bón lá đến số nụ (nụ/cây),
số hoa (hoa/cây) trên cây hoa Lạc Cúc.


29

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính hoa (cm),
độ bền hoa (ngày) trên cây hoa Lạc Cúc.

30

Bảng 4.7: Chi phí đầu tư sản xuất 225 chậu hoa Lạc Cúc (chưa tính phân bón lá). 33
Bảng 4.8: Chi phí đầu tư phân bón lá trong thí nghiệm.

34

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân bón lá đến phẩm cấp của hoa Lạc Cúc.

34

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỉ lệ
cây hoa Lạc Cúc đạt thương phẩm.

35

Bảng 4.11: Tổng thu bình quân theo phẩm cấp hoa Lạc Cúc trong thí nghiệm.

36

Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá cho
cây hoa Lạc Cúc trong thí nghiệm.

37


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Một góc khu thí nghiệm

16

Hình 3.2 Thí nghiệm phân bón lá trên cây hoa Lạc Cúc ở các giai đoạn

20

Hình 3.3 Giai đoạn phát triển từ nụ đến hoa của cây hoa Lạc Cúc

21

Hình 4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây hoa Lạc Cúc (70 NST)

25

Hình 4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá cây hoa Lạc Cúc (49 NST)

27

Hình 4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính hoa Lạc Cúc

30

Hình 4.4 Sâu xanh ăn lá hoa Lạc Cúc


32

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Thế giới tự nhiên luôn rực rỡ màu sắc và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú. Hoa, cây
cảnh là một phần của thế giới đó.
Mỗi loài hoa, cây cảnh đều có ngôn ngữ riêng, khắc họa được một phong cách,
một dấu ấn riêng. Không biết tự bao giờ, song hành cùng vạn vật, hoa, cây cảnh đã trở
thành một nhu cầu thưởng thức không thể thiếu của con người.
Trước đây, hoa và cây cảnh đã là một thứ vui chơi tao nhã, thanh lịch của các
bậc phong lưu nhàn tản. Ngày nay, cùng với sự đi lên về mọi mặt của đời sống con
người, nhu cầu thưởng thức hoa càng trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, việc sản xuất hoa đẹp, đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng là điều khó khăn đối với các nhà vườn. Chính vì vậy việc
dùng phân bón lá cho cây hoa Lạc Cúc là sự lựa chọn hàng đầu.
Phân bón lá ngày nay đã được thừa nhận là một dạng phân bón hữu ích, tác
động nhanh chóng đến cây trồng, nhất là sau khi cây gặp điều kiện bất lợi như bị ngập
úng, hạn hán, sâu bệnh…
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân bón lá của nhiều nhà sản xuất trong
nước cũng như là của công ty nước ngoài. Để tìm hiểu hiệu quả của một số loại phân
bón lá, được sự đồng ý của Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
và sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Dung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA LẠC CÚC (Gaillardia sp.) TRỒNG TẠI
QUẬN 9, TP. HCM”


1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Thử nghiệm loại phân bón lá thích hợp cho cây hoa Lạc Cúc bằng phương pháp
phun phân qua lá, nhằm làm tăng năng suất và phẩm chất hoa.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Lạc Cúc dưới tác dụng
của một số loại phân bón lá khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng
2.1.1 Trên thế giới
Việc sản xuất hoa kiểng trên thế giới ngày nay phát triển rất mạnh mẽ và trở
thành một ngành thương mại lớn. Ngày nay đời sống của con người càng được nâng
cao thì nhu cầu về tinh thần củng càng tăng lên. Đặc biệt hoa tươi đã trở thành một loại
sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm một địa vị quan trọng trong đời sống con
người.
Việc xuất khẩu cũng như nhập khẩu hoa kiểng lớn nhất là Châu Âu, sau đó là
Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi và cuối cùng là Châu Đại Dương. Diện tích hoa và cây
kiểng trên thế giới ngày càng được mở rộng không ngừng tăng lên. Năm 1995 sản
lượng hoa và cây kiểng thế giới đạt doanh thu 31 tỷ đô la. Ba nước sản xuất hoa và cây
kiểng lớn đã có sản lượng khoảng 50% sản lượng hoa của thế giới đó là Nhật, Hà Lan,
Mỹ. Giá trị nhập khẩu hoa và cây kiểng tăng hàng năm. Năm 1996 là 7,5 tỷ đô la.

Trong đó thị trường hoa và cây kiểng của Hà Lan chiếm gần 50% sau đó đến các nước
Colombia, Ý, Mỹ mỗi nước xuất khẩu trên 100 triệu đô la, tỷ lệ tăng hàng năm là 10%.
Châu Á Thái Bình Dương có diện tích trồng hoa và cây kiểng khoảng 134000
ha, chiếm 60% diện tích sản xuất hoa của thế giới. Ở Châu Á nghề trồng hoa đã có từ
lâu đời nhưng trồng hoa thương mại phát triển từ những năm 80 của thế kỷ 21. Năm
1967 các nước như Thái Lan, Singapore, Indonesia bắt đầu ngành sản xuất, kinh doanh
hoa kiểng một cách mạnh mẽ. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Lan cắt cành, Lan lai,
Lan rừng.
Nhật Bản cũng là nước sản xuất hoa lớn, diện tích sản xuất hoa năm 1992 là
4.600 ha với 36.000 hộ, sản lượng đạt 900 Yên.
3


Các thị trường nhập sản phẩm hoa cắt cành trên thế giới được xếp thứ tự như
sau: Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật phần hoa cắt cành của các nước
đang phát triển chiếm tỷ lệ đáng kể, đạt đến hơn 21% tổng mậu dịch trên thế giới.Thị
trường nhập quan trọng đối với sản phẩm hoa là các nước thuộc Bắc Mỹ và Tây Âu.
Ngoài ra, các thị trường khác cũng có nhiều triển vọng hấp dẫn trong đó phải kể đến
Nhật và Hồng Kông.
Năm 2002 Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa với 1,2 vạn người tham gia, giá trị
sản lượng đạt 700 triệu đô la, gấp 8 lần năm 1989 trong đó hoa Lily là cây cho hiệu
quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc.
Trung Quốc bắt đầu sản xuất hoa Hồng từ những năm 50 của thế kỷ 20. Hiện
nay, Quảng Đông là tỉnh trồng nhiều hoa Hồng nhất, với diện tích là 432 km 2 , sản
xuất 2,96 tỷ bông, sau đó là các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Hoa đạt chất lượng
cao nhất là hoa tại Vân Nam. Năm 1990 Vân Nam sản xuất 200 triệu cành, đến năm
2003 là 3 tỷ cành, đứng hàng đầu các tỉnh Trung Quốc với 6 khu sản xuất chính về hoa
là khu Côn Minh, khu giáp ranh Tây Tạng, khu Đại Lý - Bảo Sơn, khu Châu Hồng Hà.
Năm 2003 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư 100 triệu nhân dân tệ cho ngành hoa,
chiếm 1/3 diện tích trồng hoa tại Vân Nam.

Kênia là nước sản xuất hoa chủ yểu ở Châu Phi là nước xuất khẩu hoa lớn nhất
châu lục này. Mỗi năm nước này xuất khẩu sang Châu Âu 65 triệu đô la, chủ yếu là
hoa Plăng, hoa Lily, hoa Hồng, trong đó riêng hoa Lily chiếm 35% tổng sản lượng hoa
xuất khẩu của Kênia.
Hiện nay hoa Hồng là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất trên thế
giới. Hoa Hồng được xem là “Hoàng Hậu của các loài hoa”. Nó tiêu biểu cho hòa
bình, tuổi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị, niềm vui và sự tốt lành.
Các nước sản xuất hoa Hồng chính là: Hà Lan, Mỹ, Colombia, Nhật. Trong đó
Hà Lan là nước xuất khẩu hoa Hồng lớn nhất thế giới. Mỹ là nước trồng hoa Hồng
nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều.
2.1.2 Trong nước
Truyền thống trồng hoa kiểng ở nước ta có từ rất lâu đời. Sang đầu thế kỷ 20,
khi các đô thị được mở rộng và phát triển thì nhu cầu về hoa kiểng nảy sinh, từ đó kéo
theo sự phát triển của nghề trồng hoa và hình thành các làng hoa truyền thống.
4


Ngày nay, cùng với sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật và việc mở
rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, đã làm cho tập đoàn giống của
nước ta ngày càng đa dạng và phong phú, có nhiều loại hoa đẹp và lạ mắt để phục vụ
nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Diện tích trồng hoa kiểng ở nước ta không tập trung mà phân tán nhiều vùng
với tổng diện tích trồng hoa khoảng 1.500 ha, ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở kinh
doanh hoa nhỏ phân bố đều khắp trong cả nước.
Ở miền Nam có 4 vùng trồng hoa kiểng chủ yếu:
- Tp. Hồ Chí Minh (Gò vấp, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn)
- Đà lạt (Lâm Đồng)
- Cái Mơn (Bến Tre)
- Sa Đéc (Đồng Tháp)
- Tp. Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm văn hóa, khoa

học kỹ thuật, là nơi có nhu cầu lớn về lượng hoa kiểng vừa để phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng tại chỗ, vừa là thị trường lớn cho cả nước và xuất khẩu.
Từ ngày 04/03/2004, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt
chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh giai đoạn 2004 - 2010 với vốn đầu tư
14,2 tỷ đồng để nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, nhập nội, nhân giống, ứng dụng
kỹ thuật tiến bộ. Theo chương trình này thì đến năm 2010 Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ
tăng diện tích hoa kiểng từ 591 ha lên 1.200 ha với 3 nhóm hoa chính là: hoa cao cấp,
nhóm hoa Lan và nhóm hoa nền. Thành phố có 264 điểm kinh doanh hoa kiểng là cầu
nối cung cấp cho cả nước và xuất khẩu đạt 2 - 2,5 triệu USD/năm.
- Đà Lạt là vùng trồng hoa lý tưởng, do có điều kiện thời tiết phù hợp với nhiều
loại hoa. Đây là nơi có thể cung cấp hoa quanh năm với số lượng đáng kể.
Năm 2004 thành phố Đà Lạt xuất khẩu khoảng 30 triệu cành hoa các loại, mang
lại giá trị xuất khẩu trên 10 triệu đô la. Sản lượng hoa năm 2005 ước đạt 400 triệu cành
trên tổng diện tích 800 ha canh tác hoa. Theo kế hoạch phát triển chuyên canh hoa của
thành phố Đà Lạt đến năm 2010 sẽ có quy mô gấp 2 lần sản lượng hiện nay với diện
tích đất chuyên canh khoảng 2.000 ha, trong đó chú trọng hoa Địa Lan, loại hoa thế
mạnh không những tập trung ở Đà Lạt mà còn của cả các nước trong ASEAN.
5


Ở Hà Nội trước đây, khi nói đến hoa là người ta nhắc đến những làng hoa
truyền thống như: Ngọc Hà, Nhật Tân. Còn hiện nay, khi nhu cầu chơi hoa của ngươi
dân thủ đô ngày càng cao, thì những làng hoa này không còn đáp ứng được và Hà Nội
đã có thêm những làng hoa mới nổi tiếng khác như:
- Ở Từ Liêm có làng hoa Tây Tựu có thể cung cấp 40% hoa cho thị trường Hà
Nội.
- Ngoài ra còn có các xã ở huyện Từ Liêm (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc),
Đông Anh (Hà Nội), cũng là những vùng cung cấp hoa lớn cho thị trường Hà Nội.
Ở nước ta thì hoa Cúc được trồng rộng rãi ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, TP.
HCM, Bến Tre, Đồng Tháp.

Hiện nay nước ta đang mở rộng cửa để đón khách trong và ngoài nước đến
tham quan du lịch. Chính vì điều đó mà ngành trồng hoa rất phát triển. Các khu du
lịch, các công viên đều thiết kế những bồn hoa để trồng những loại hoa nền. Loại hoa
nền được ưa chuộng nhất hiện nay là các giống hoa Cúc, vì loại hoa này có thời gian
sinh trưởng ngắn, hoa có nhiều màu sắc đẹp, tương đối lâu tàn.
2.2 Giới thiệu sơ lược về cây hoa Lạc Cúc
Cây hoa Lạc Cúc Gaillardia sp. thuộc:
Lớp (Class): Magnoliopsida
Bộ (Order): Asterales
Họ (Family): Asteraceae
Chi (Genus): Gaillardia
Cây hoa Lạc Cúc là giống chịu hạn, sống quanh năm, cây lưu niên thuộc họ
Hướng Dương (Asteraceae), nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Được đặt tên theo M. Gaillardia de
charentonreau, một quan tòa người Pháp thế kỷ 18, người bảo trợ cho ngành thực vật
học.
Cây dẻo dai, thân cây chia nhánh hình mác với lá thẳng hàng. Cây trưởng thành
cao, từ 15 - 60 cm, có hoa màu vàng sẫm chuyển sang đỏ và nâu, đường kính hoa từ
5,5 - 7,5 cm. Hoa nở vào mùa hè. Chi Gaillardia có hơn hai mươi loài.
* Đặc tính thực vật:
- Rễ
6


Rễ cây hoa Cúc là loại rễ chùm, rễ ít ăn sâu mà phát triển theo chiều
ngang, nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh.
- Thân
Thân Cúc thuộc loại thân thảo. Thân có thể đứng hay bò, khả năng phân
nhánh mạnh, có nhiều đốt, giòn.
- Lá
Lá mọc đối không cuống hình lưỡi mác phía dưới có lông tơ bao phủ,

phía trên mặt lá ít lông hoặc không có lông sờ vào nhám. Phiến lá to hay nhỏ phụ
thuộc vào giống và chế độ chăm sóc.
- Hoa
Hoa Cúc mọc trên đỉnh sinh trưởng của thân chính và cành nhánh. Hoa
có màu vàng sẫm chuyển sang đỏ và nâu, đường kính hoa từ 5,5 - 7,5 cm
3.3 Giới thiệu sơ lược về phân bón lá
* Phân bón lá
- Cung cấp đủ các dinh dưỡng chính (N, Ρ2 Ο 5 , Κ 2 Ο ) để thúc đẩy cây trồng tăng
trưởng trong thời điểm cần thiết như bón thúc cây ra hoa, đẻ nhánh, đậu quả, làm
đòng.
- Hàm lượng hữu cơ bổ sung trong phân NPK ( từ 5 - 10%) giúp cân đối dinh
dưỡng, tái tạo và bồi bổ đất đai.
- Các vi lượng cần thiết giúp cây đủ các yếu tố dinh dưỡng, tạo diệp lục, phát
triển màng tế bào, hạn chế thối ngọn, rụng quả non, vàng lá, nấm lá.
Cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá,
trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới.
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc.
- Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn.
- Chi phí thấp hơn.
- Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng.
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới
95 % . Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân
7


bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân (Thông tin KHKT và KT Nông
nghiệp CNTP N-4-1993).
Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.
Ở nước ta, từ những năm 80, Viện Hoá học Công nghiệp đã tiến hành tách chiết

axit humic từ than bùn để điều chế một số loại Humat dùng làm chất kích thích sinh
trưởng phun cho cây trồng. Kết quả là đã được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, trình
độ khoa học kỹ thuật ngày một cao, khách hàng yêu cầu bổ sung thêm các chất dinh
dưỡng đa vi lượng, chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường phải ngày một nâng
cao.
Nhu cầu đó hoàn toàn phù hợp với nhũng kết quả nghiên cứu của nhiều nước tiên
tiến.
Người ta đã xác định thời kỳ cây lớn cần nhiều các nguyên tố Ca, K và N. Khi
tạo hoa, trái, củ lại cần nhiều nguyên tố P, N, nguyên tố trung lượng và vi lượng.
Vì vậy phân bón lá rất cần cho hoa và cây trồng.

8


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian: Từ ngày 10/2/2009 đến 27/5/2009.
Địa điểm: Trong khuôn viên vườn ươm Quận 9 TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Điều kiện thực hiện
- Điều kiện đất đai: Thí nghiệm được thực hiện trong chậu nhựa có đường kính
15 cm, đất trong chậu là đất sạch Tribat .
Thành phần đất sạch Tribat:
Chất hữu cơ: 24,91%
Hàm lượng mùn: 14,45%
N tổng số: 0,90%
Κ 2 Ο tổng số: 0,73%
Ρ2 Ο 5 tổng số: 0,30%

pH: 5,8 - 6,5

CEC: 44,69 meq/100g
Các trung, vi lượng bao gồm: Mg, Mn, Zn, B, Cu, Mo, sắt dạng Chelate.
Tỷ lệ còn lại là các cấp hạt khác nhau.
- Điều kiện khí hậu: Khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Mùa nắng: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

9


Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của khu vực TP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ ( 0 C)
Tháng

Độ

Tổng lượng bốc hơi

Tổng

Số giờ

ẩm

(mm)

lượng

nắng
(giờ)


Thấp

Trung

Cao

trung

Thấp

Trung

Cao

mưa

nhất

bình

nhất

bình

nhất

bình

nhất


(mm)

(%)
2

21,8

27,7

36,7

73

1,8

3,9

5,0

21,4

168,1

3

24,4

29,3


36,8

72

2,6

4,4

5,9

57,8

236,9

4

24,5

29,4

37,2

76

2,8

3,5

5,0


187,0

186,7

5

22,5

28,5

35,8

81

1,4

2,7

4,4

318,5

155,9

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2009)
3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Giống
Hạt giống Lạc Cúc do công ty AFM (Thailand) cung cấp.
3.3.2 Phân bón
3.3.2.1 Phân hữu cơ

- Dùng đất sạch Tribat
- Dùng bánh dầu:
+ Bánh dầu đậu phộng được ngâm ủ trong lu sành theo tỷ lệ 1 kg/10 lít
nước, đậy nắp kín và ủ sau 7 ngày có thể dùng được.
+ Tưới: Bánh dầu ngâm được khuấy đều, pha loãng. Một lon sữa bò
bánh dầu (300 ml) với 10 lít nước (1/30), 7 ngày tưới 1 lần. Lượng bánh dầu tưới vào
gốc cây tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
+ Giai đoạn cây con: 5 - 15 ngày sau trồng tưới mỗi chậu 100 ml (1 lon 3
chậu).
+ Giai đoạn cây sinh trưởng mạnh: 15 ngày sau trồng trở đi tưới mỗi
chậu 150 ml (1 lon 2 chậu).
Bón vào lúc: 5 NST; 12 SNT; 19 NST; 26 NST; 33 SNT; 40 SNT.
10


3.3.2.2 Phân vô cơ NPK (16 - 16 - 8):
Dạng viên tròn, nhỏ, hạt có màu trắng.
Cách bón rải đều quanh mép chậu
Bón vào lúc: 8 NST; 18 NST; 28 NST; 38 NST; 48 NST.
Bảng 3.2: Phân bón sử dụng trong thí nghiệm trồng hoa Lạc Cúc
Loại phân

Thời kỳ bón

Liều lượng

Cách bón

5 NST


100 ml/chậu

Tưới xung quanh

12 NST

100 ml/chậu

mép chậu, tránh để

19 NST

150 ml/chậu

rơi vào lá

26 NST

150 ml/chậu

33 NST

150 ml/chậu

40 NST

150 ml/chậu

8 NST


2 gr/chậu

Rải quanh mép

15 NST

5 gr/chậu

chậu

22 NST

5 gr/chậu

29 NST

5 gr/chậu

36 NST

5 gr/chậu

Bánh dầu

NPK (16 - 16 - 8)

43 NST
3.3.3. Thuốc bảo vệ thực vật
3.3.3.1 Sâu
Trên cây hoa Lạc Cúc thường bị sâu xanh ăn lá (Heliothis armigera Hb)

Phòng trị bằng cách:
Sử dụng Confidor, pha 4 - 8 ml cho bình 8 lít, phun định kỳ 7 - 10 ngày
lần.
Sử dụng Vibasu 50ND pha 16 ml cho bình 8 lít, phun định kỳ 7 - 10
ngày lần.
Tùy theo mật độ phát triển của sâu mà tăng hoặc giảm nồng độ.

11


3.3.3.2 Bệnh
Cây hoa Lạc Cúc thường gặp bệnh gây hại trong suốt thời gian sinh trưởng của
cây đó là: bệnh héo rũ (Fusarium sp.).
Phòng trị bằng cách:
Phun Coc 85WP, pha 8 gr cho bình 8 lít.
Bảng 3.3: Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm trồng hoa Lạc Cúc
Loại thuốc

Tên thuốc

Nồng độ

Thời gian phun
3 NST

Thuốc bệnh
Coc 85WP

8 gr/8 lít nước


15 NST
27 NST
39 NST
9 NST

Thuốc sâu
Vibasu 50ND

16 ml/8 lít nước

17 NST
25 NST
33 NST
41 NST

Confidor

4 - 8 ml/8 lít nước

49 NST
57 NST

3.3.4 Phân bón lá
3.3.4.1 Seaweed
Nhà sản xuất: Acadian seaplants limited (CANADA)
Đóng gói tại: Công ty TNHH thương mại Quốc Bảo.
Phân phối: CN công ty đo lường corporation tại Việt Nam.
Dạng bột, nhuyễn, màu đen.
Công dụng: kích thích ra hoa, chắc hạt, tăng khả năng ra đọt và phát triển bộ rễ,
tăng phát triển và chất lượng cây trồng.

Thành phần:
Đa lượng
N: 1,5%
12


Ρ2 Ο 5 : 3%

Κ 2 Ο : 20%

Vi lượng
S: 1,5%
Mg: 0,45%
B: 125ppm
Fe: 200ppm
Mn: 10ppm
Cu: 30ppm
Zn: 65ppm
Cách dùng:
Pha 10 gr pha 16 - 32 lít nước ở thời kỳ cây con (2 - 6 lá).
3.3.4.2 Đầu Trâu
Sản xuất tại: Công ty cổ phần Bình Điền - Mê Kông.
Địa chỉ: KCN Việt Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Dạng bột, màu xanh lá nhạt.
Công dụng: - Kích thích cây ra rễ, đẻ nhánh nảy chồi, ra đọt.
- Tăng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Hạn chế sâu bệnh, phèn mặn, hạn hán.
Thành phần:
Đa lượng
N: 30%

Ρ2 Ο 5 : 10%

Κ 2 Ο : 10%

Vi lượng
Ca: 0,05%
Mg: 0,05%
Zn: 0,05%
Fe: 0,025%
Cu: 0,05%
13


Mn: 0,025%
B: 0,1%
Cách dùng
Pha 10 gr/bình 8 - 10 lít nước, sử dụng 400 - 500 bình/ha, phun khi trời
mát, định kỳ 7 - 10 ngày/lần.
3.3.4.3 Grow Plus
Sản xuất tại: Công ty TNHH TM - DV - SX Ba Lá Xanh.
Địa chỉ: Ấp 5, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Dạng nước, màu nâu đen.
Công dụng:
- Kích thích sinh trưởng siêu hạng cho cây trồng.
- Năng suất vàng và chất lượng xuất khẩu cho cây ăn trái và cây nông
nghiệp.
- Tăng trưởng mạnh mẽ, bông nhiều hạt chắc sáng mẩy cho cây lúa.
- Dùng cho nhiều loại cây trồng: nhãn, xoài, cam, bưởi, cây kiểng và rau
màu.
Thành phần Grow Plus:

Mn: 0,15%

Mg: 0,15%

Fe: 0,10%

S: 0,05%

Zn: 0,05 %

Cu: 0,05%

B1: 0,05%

B: 0,02%

C: 0,01%
E: 0,01%

Cách sử dụng:
Hòa 10 ml với 16 - 20 lít nước, phun 2 mặt lá hoặc tưới gốc, 7 - 10
ngày/lần, đặc biệt vào các giai đoạn tăng trưởng, chuẩn bị ra hoa, đậu trái non, sau thu
hoạch.
3.3.4.4 Nông Vinh
Nhà sản xuất: Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN Trường Đại Học
Nông Lâm TP. HCM.
Nhà phân phối: Công ty TNHH Nông Vinh.
Dạng nước có màu nâu đen đậm.
14



Công dụng:
- Tăng khả năng sinh trưởng của cây trồng.
- Giúp cây ra hoa tốt, trổ đều.
- Tăng số hoa và chất lượng hoa.
- Tăng năng suất và phẩm chất nông sản.
Thành phần:
N: 5%
Ρ2 Ο 5 : 5%

Κ 2 Ο : 5%

Acid humic: 3%
Cách dùng:
Pha 10 ml cho bình 8 lít nước, phun định kỳ 7 ngày/lần.
3.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại. Mỗi nghiệm thức gồm 15 chậu, mỗi
chậu trồng 1 cây. Tổng cộng 225 cây.

15


Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
0,5m
NT
B1

NT

D3

ĐC2

NT
A1

NT
B3

NT
B2

NT
C1

NT
A3

NT
D2

ĐC3

ĐC1

NT
D1

NT

A2

NT
C3

NT
C2

1m

1m
1m

A1

B3

ĐC3

ĐC2

D2
A3

C3

A2

D1


Hình 3.1 Một góc khu thí nghiệm
Trong đó có:
+ NT đối chứng: Không phun phân bón lá.
+ NT A: Phun phân bón lá Seaweed
+ NT B: Phun phân bón lá Đầu Trâu
+ NT C: Phun phân bón lá Grow Plus
+ NT D: Phun phân bón lá Nông Vinh

16


×