Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI 3 XÃ HỘHẢI, XUÂN HẢI, TÂN HẢI CỦA HUYỆN NINH HẢI TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI 3 XÃ
HỘ HẢI, XUÂN HẢI, TÂN HẢI CỦA HUYỆN NINH HẢI
TỈNH NINH THUẬN

Họ và tên sinh viên: Võ Nguyễn Phạm Trí
Ngành: Nông Học
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 08 năm 2009


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI 3 XÃ HỘ HẢI, XUÂN HẢI, TÂN
HẢI CỦA HUYỆN NINH HẢI TỈNH NINH THUẬN

Tác giả

VÕ NGUYỄN PHẠM TRÍ

Luận văn được đệ trình hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
Ngành Nông Học

Giảng viên hướng dẫn
Th.S LÊ TRỌNG HIẾU

Tháng 08 năm 2009


ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn!
Ban giám hiệu và quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quí báu trong suốt thời
gian học tập.
Thầy Lê Trọng Hiếu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
75 hộ nông dân đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài tại huyện Ninh
Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã động viên giúp đỡ
trong suốt những năm học vừa qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009

Võ Nguyễn Phạm Trí

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại 3 xã Hộ Hải, Xuân Hải, Tân
Hải của huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận”. Thời gian thực hiện từ 12/2008 – 06/2009
bao gồm 2 phần điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp và phân tích 55 mẫu đất trong
phòng thí nghiệm.
Phần điều tra
Phương pháp nghiên cứu: 75 nông hộ tại 3 xã Xuân Hải, Hộ Hải, Tân Hải được
phỏng vấn về các tiêu chí chính như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giống
cây trồng, tình trạng đất, nguồn thông tin khoa học được tiếp cận, kỹ thuật canh tác

(tình hình sử dụng phân bón (hóa học), thuốc bảo vệ thực vật , kỹ thuật làm đất và bón
phân hữu cơ, chế độ nước tưới, phòng trừ sâu bệnh).
Kết quả thu được
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp điều tra: 33,60 ha
Cơ cấu cây trồng: cây lúa được nhiều nông hộ canh tác nhất chiếm tỷ lệ
61,33%, canh tác màu 56,00%, cây trồng khác chiếm tỷ lệ thấp nhất 37,33%.
Tình trạng đất nông nghiệp của nông hộ: 88,00% số nông hộ có đất bằng phẳng;
12,00% nông hộ có đất dốc. Số nông hộ đủ nước trong mùa khô chiếm đa số 89,33%;
không đủ nước tưới trong mùa khô chiếm 10,67%.
Tình hình sử dụng phân bón
+ Phân hóa học: lượng phân N được sử dụng từ 187 - 556 kg N/ha/năm, phân
lân liều lượng từ 87 – 250 kg P2O5/ha/năm, phân kali từ 63 – 215 kg K2O/ha/năm.
+ Phân hữu cơ: 100% không sử dụng trên lúa và 100% nông hộ sử dụng trên
nho với liều lượng từ 0 – 19.056 kg/ha/năm.
Thuốc bảo vệ thực vật: 100% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu; 100% nông hộ
sử dụng thuốc trị bệnh.
Nguồn thông tin khoa học được tiếp cận nhiều nhất là từ bạn bè chiếm 77,33%;
58,67% từ báo đài và 49,33% từ cán bộ khuyến nông.
Phần phân tích trong phòng thí nghiệm
Các nông hộ trồng nho, rau (xà lách, hành, rau muống), cây ăn quả (táo) có sử
dụng phân hữu cơ và chế độ chăm sóc tốt, canh tác trên các loại đất tốt mới khai hoang

iv


hoặc mới cải tạo, các loại đất trồng rau, trên đất có đủ nước tưới thì hàm lượng chất
hữu cơ ở mức trung bình đến giàu. Trong đó, nông hộ trồng hành thâm canh bón phân
hữu cơ với lượng phân cao nhất là 45000 kg/ha/năm.
Đất trồng neem, xoài, cỏ sả thường trên các vùng đất dốc, đất bạc màu, thiếu
nước nên hàm lượng dinh dưỡng thấp nhất. Trên đất trồng cây neem không bón phân.

Số hộ được tiếp cận các dự án phát triển nông nghiệp, các chương trình khuyến
nông có kỹ thuật chăm sóc khá cao nên lượng dinh dưỡng cao như nông hộ 45.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ............................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục đích..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Khái niệm hệ thống canh tác và các thuộc tính của HTCT ...................................3
2.2 Tính đặc thù và lợi thế về khí hậu của các tỉnh vùng Nam Trung bộ....................4
2.3 Tình hình sản xuất những cây trồng đặc thù vùng Nam Trung bộ ........................4
2.4 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Ninh Hải.................................................5
2.4.1 Điều kiện tự nhiên...........................................................................................5
2.4.2 Điều kiện xã hội ..............................................................................................9
2.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Hải ...........................................9
2.5.1 Trồng trọt ........................................................................................................9
2.5.2 Chăn nuôi ........................................................................................................9

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................11
3.1 Thời gian và địa điểm ..........................................................................................11
3.2 Nội dung điều tra .................................................................................................11
3.3 Dụng cụ, trang thiết bị .........................................................................................11
3.4 Phương pháp điều tra ...........................................................................................11
3.5 Phương pháp thu thập mẫu ..................................................................................11
3.5.1 Xác định chỉ tiêu cơ bản về hóa tính của mẫu đất ........................................12
vi


3.6 Phương pháp xử lí số liệu ....................................................................................12
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................13
4.1 Thông tin chung ...............................................................................................13
4.1.1 Trình độ học vấn ...........................................................................................13
4.1.2 Số nhân khẩu và số người tham gia hoạt động nông nghiệp ........................14
4.1.3 Diện tích ........................................................................................................15
4.1.4 Tình trạng đất ................................................................................................17
4.1.5 Biện pháp chống hạn.....................................................................................18
4.1.6 Hình thức canh tác ........................................................................................21
4.1.7 Chăn nuôi và các loại phân hữu cơ ...............................................................23
4.1.8 Nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các chương trình
dự án phát triển nông nghiệp của địa phương và việc áp dụng kỹ thuật mới trong
sản xuất nông nghiệp..............................................................................................26
4.1.9 Cơ cấu giống cây trồng và diện tích từng loại cây trồng ..............................28
4.1.10 Tình hình sử dụng phân bón ...........................................................................30
4.1.11 Tình hình sử dụng thuốc BVTV .................................................................32
4.1.12 Phương pháp làm đất...................................................................................36
4.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ bản về hóa tính của mẫu đất...........................37
4.2.2 Đất trồng lúa..................................................................................................39
4.2.3 Đất trồng rau .................................................................................................42

4.3.3 Đất trồng màu, cây ăn quả và các loại cây trồng khác..................................44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................47
5.1 Kết luận................................................................................................................47
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49
PHỤ LỤC ......................................................................................................................50

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CAQ

Cây ăn quả

CHC

Chất hữu cơ

CTK

Cây trồng khác


GAP

Good Agriculture Practice

h

Số giờ nắng

HTTC

Hệ thống canh tác

Kdt

Kali dễ tiêu

ldl

ly đương lượng

N

Đạm

NPK

Phân bón NPK

Ndt


Đạm dễ tiêu

Nts

Đạm tổng số

NTV

Đài truyền hình Ninh Thuận

Pdt

Lân dễ tiêu

TTKHKT

Thông tin khoa học kỹ thuật

VOV

Đài tiếng nói Việt Nam

VTV

Đài truyền hình Việt Nam

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Số liệu khí tượng được đo tại trạm Phan Rang năm 2008 ...............................8
Bảng 4.1 Tình trạng đất của các nông hộ điều tra .........................................................17
Bảng 4.2 Hình thức canh tác .........................................................................................21
Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi, các loại phân hữu cơ và lượng phân hữu cơ được sử
dụng của các nông hộ ....................................................................................................23
Bảng 4.4 Cơ cấu giống cây trồng và diện tích từng loại cây trồng ...............................28
Bảng 4.5 Lượng phân, loại phân và cách sử dụng cho mỗi loại cây trồng ...................30
Bảng 4.7 Chủng loại thuốc trị bệnh được sử dụng........................................................33
Bảng 4.8 Chủng loại thuốc trừ cỏ và phân bón lá .........................................................34
Bảng 4.9 Phân tích các chỉ tiêu hóa tính trên đất trồng nho..........................................37
Bảng 4.10 Phân tích các chỉ tiêu hóa tính trên đất trồng lúa.........................................39
Bảng 4.11 Phân tích các chỉ tiêu hóa tính trên đất trồng các loại rau ...........................42
Bảng 4.12 Phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng trên đất trồng màu, cây ăn quả và các loại
cây trồng khác................................................................................................................44

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1 Trình độ học vấn của nông hộ....................................................................13
Biểu đồ 4.2 Số nhân khẩu và số người tham gia hoạt động nông nghiệp .....................14

Biểu đồ 4.3 Diện tích đất nông nghiệp các nông hộ......................................................15
Biểu đồ 4.4 Biện pháp chống hạn của các hộ điều tra...................................................18
Biểu đồ 4.5 Nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các chương
trình dự án phát triển nông nghiệp của địa phương và việc áp dụng kỹ thuật mới trong
sản xuất nông nghiệp .....................................................................................................26
Biểu đồ 4.6 Phương pháp làm đất .................................................................................36
Hình ảnh
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải .................................................................6
Hình 4.1 :Tuyến kênh Bắc chảy qua địa phận xã Hộ Hải .............................................19
Hình 4.2 Đất trồng bị bỏ hoang tại xã Xuân Hải...........................................................20
Hình 4.3 Vườn tạp của nông hộ Trần Quốc Chinh tại xã Tân Hải................................22
Hình 4.4 Đất trồng cây neen của nông hộ Báo Thị Ngọc Diễm....................................28
Hình 4.5 Vườn nho của nông hộ Lê Anh Cung tại xã Hộ Hải ......................................31

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói lên các yếu
tố quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao. Trong các
yếu tố trên thì tầm quan trọng của giống chỉ đứng hàng thứ tư. Tuy nhiên, ngày nay
với các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra nhiều loại giống cây trồng
khác nhau có khả năng chống chịu với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cho năng
suất cao và chất lượng tốt.
Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt, nắng nóng và khô
hạn nhất trong cả nước, mùa mưa kéo dài hơn 4 tháng trong năm. Sông suối ngắn và
dốc, do đó lũ lụt (thường là lũ quét) xảy ra rất nhanh, tàn phá dữ dội, song sau lũ nước
thấm nhanh trên các khu đất cát, pha cát và làm úng khu vực đất trũng. Bởi thế, sau lũ

nơi thì úng ngập, nơi thì khô hạn ngay. Mặc dù có quỹ đất đai khá dồi dào nhưng đất
canh tác lúa nước 2-3 vụ chủ động về tưới tiêu không nhiều; còn lại trông chờ vào
nước trời nên mùa màng dễ bị thất thu. Nếu có nguồn thuỷ lợi tốt số diện tích này sẽ
mau chóng “xanh hóa” mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế địa phương. Tuy nhiên, Ninh
Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với nhiều
loại cây trồng đặc trưng như: hành, tỏi, bông vải, nho, neem; do có khí hậu đặc trưng,
nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên về đất tương đối phong phú, là nơi sinh sống của
nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Chăm, Raklay cho nên có nhiều phương thức canh
tác nông nghiệp khác nhau tạo nên sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp của địa
phương.
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực
thực phẩm và nguyên liệu chế biến phục vụ cho con người. Trong những năm gần đây
tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Ninh Hải nói
riêng đã có những bước phát triển mới trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản

1


xuất, việc chuyển đổi cây trồng ở các hộ gia đình đã góp phần đáng kể trong việc tăng
thu nhập của người dân cũng như đa dạng hóa sản phẩm, xóa dần thế độc canh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thực tế sản xuất, người
dân gặp phải không ít khó khăn. Vì vậy, vẫn còn một số nông hộ sản xuất chưa có hiệu
quả, giá trị nông sản thấp do cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, kỹ thuật canh tác còn lạc
hậu, sự đầu tư không đúng theo mùa vụ, nên nông sản kém chất lượng, sản lượng
không cao chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để tìm hiểu thực trạng trên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại 3
xã Hộ Hải, Xuân Hải, Tân Hải của huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận”.
1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Đánh giá hiện trạng tự nhiên, cây trồng, phương thức canh tác tại 3 xã Xuân
Hải, Hộ Hải, Tân Hải của huyện Ninh Hải, nhằm đánh giá thực trạng sản xuất nông
nghiệp tại huyện Ninh Hải
1.2.2 Yêu cầu
Tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai, nước tưới, cơ cấu giống cây trồng, chế độ
bón phân, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp một cách
khách quan và khoa học, để làm cơ sở cho việc định hướng chuyển đổi cơ cấu giống
cây trồng phù hợp ở địa phương.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện tại 3 xã Xuân Hải, Hộ Hải, Tân Hải của huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, địa bàn nghiên cứu rộng và sản xuất nông
nghiệp đa dạng nên chỉ tập trung khảo sát, đánh giá phương thức canh tác nông nghiệp
của nông dân có phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội tại địa phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm hệ thống canh tác và các thuộc tính của HTCT
Hệ thống canh tác (HTCT) là hệ thống hoạt động của con người (nông dân) sử
dụng tài nguyên (tự nhiên, kinh tế, xã hội) trong phạm vi nhất định để tạo ra sản phẩm
nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người (bản thân gia đình, cộng đồng
và xã hội).(Phạm Văn Hiền, Bài giảng hệ thống canh tác, 2005)
Thuộc tính của hệ thống canh tác
Thông thường có 5 yếu tố được sử dụng để mô tả hay đánh giá một hệ thống canh
tác là:
+ Khả năng sản xuất: là khả năng sản xuất hoặc thu nhập trên một đơn vị tài
nguyên (đất đai, vốn, lao động, giống, năng lượng).

+ Tính ổn định: là mức độ khả năng sản xuất được duy trì theo thời gian, đáp ứng
biến động với quy mô nhỏ về môi trường như điều kiện kinh tế, thị trường, điều kiện
thời tiết.
Khi có các biến động về thị trường, nếu hệ thống vẫn duy trì được khả năng sản
xuất hoặc sự thay đổi đáp ứng không lớn thì hệ thống được xem là có tính ổn định cao.
+ Tính bền vững: là khả năng sản xuất của hệ thống được duy trì theo thời gian,
khi có những vấn đề bất lợi hoặc những sự đảo lộn xảy ra.
Các bất lợi là những xáo trộn có thể dự đoán được ở quy mô nhỏ và đôi khi kéo
dài. Sự đảo lộn ở đây là những xáo trộn bất thường, không thường, không dự đoán
được, nhưng khá nghiêm trọng.
+ Tính công bằng: là sự phân bố sản phẩm hay lợi nhuận của hệ thống đến những
người tham gia đến quá trình sản xuất hoặc những người thụ hưởng trong cộng đồng
như thế nào.nhất mà ít phụ thuộc
+ Tính tự chủ : biểu hiện khả năng tự vận hành sao cho hiệu quả nhất mà ít lệ
thuộc vào các yếu tố môi trường (tự nhiên và kinh tế xã hội)

3


2.2 Tính đặc thù và lợi thế về khí hậu của các tỉnh vùng Nam Trung bộ

Lợi thế của những vùng này là ẩm độ không khí thấp, độ chiếu sáng trong ngày
cao và biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, trong điều kiện tưới nước cây trồng sẽ phát triển
rất tốt và cho năng suất cao, nhất là có thể trồng được những cây trồng đặc thù mà nơi
khác không có được. Vì vậy, vùng khô hạn mà có nước tưới là vàng. Nhà nước ta đã
đầu tư khá lớn cho những công trình tưới nước ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
nên đã tạo được thế mạnh đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nói trên, tiểu khí hậu vùng Nam Trung bộ
cũng có những nhược điểm là: mặc dầu lượng mưa trong năm thấp (700 - 800ml/năm)
nhưng mưa chỉ tập trung trong ba tháng (tháng 8, 9, 10), nên những tháng này ẩm độ

không khí cao, hơn thế nữa trong mùa mưa lại có nhiều cơn bão gây mưa làm cho thời
tiết trở nên thất thường. Cho nên, trong những tháng mưa vùng khô hạn Nam Trung bộ
không còn đặc điểm khô hạn, mà là khí hậu nhiệt đới ẩm.
2.3 Tình hình sản xuất những cây trồng đặc thù vùng Nam Trung bộ
Trong cả nước, chỉ có Ninh Thuận và bắc Bình Thuận thích hợp cho cây nho.
Cây nho ở Ninh Thuận từng nổi tiếng cả nước với thương hiệu "nho Ninh Thuận”. Tuy
nhiên, hiện nay cây nho ở đây dần bị mai một, diện tích bị giảm dần (chỉ còn khoảng
2.000 ha), chất lượng thấp, sản phẩm kém an toàn.
Cây nho thích hợp trồng trên đất khô, cao ráo, ẩm độ không khí thấp, ánh nắng
nhiều, tuy cần nước tưới nhưng không chịu úng. Tuy nhiên, một diện tích khá lớn cây
nho lại được trồng trên ruộng lúa kém thoát nước; một năm khai thác đến ba vụ nho,
trong đó có vụ thu hái ngay trong mùa mưa, độ ẩm quá cao, nho bị bệnh nặng, chất
lượng thấp, dễ bị rủi ro, mất mùa.
Để khắc phục hiện tượng cây nho bị sâu bệnh phá hoại, nông dân trong vùng đã
bón quá nhiều phân đạm, dùng thuốc hoá học với liều lượng cao, kết quả làm phá vỡ
cân bằng sinh thái, dịch hại ngày càng nặng nề. Tình hình đó cũng lặp lại trên cây
hành tỏi, làm cho cây hành tỏi một thời nổi tiếng cũng đang trở nên mai một. Khó
khăn này của các cây trồng đặc thù Ninh Thuận đến nay vẫn chưa giải quyết được.
Cây thanh long ở Bình Thuận cũng đang bắt đầu có hiện tượng tương tự. Đó là lý đo
chính, tại sao vẫn chưa phát huy được cây thế mạnh trên tiểu vùng khô hạn Nam
Trung bộ.
4


Cây neem, cây tỏi, hành là cây rất chịu khô hạn, phát triển khá tốt trên vùng cát
khô hạn (vùng cát bay, cát nhảy, đang sa mạc hóa nặng nề, không có điều kiện tưới
được nước. Tuy nhiên, những nghiên cứu sử dụng các sản phẩm của neem trong làm
thuốc BVTV, làm phân bón, làm mỹ phẩm lại chưa nghiên cứu được bao nhiêu, vì vậy
chưa thấy hết giá trị lợi thế so sánh, cho nên đang có hiện tượng lãng quên dần sự phát
triển loại cây này.

Chống khô hạn, chống sa mạc hóa nhưng cũng phải nghiên cứu về quy hoạch
đất trồng, biện pháp canh tác thích hợp, khai thác sử dụng có hiệu quả để khai thác
được thế mạnh của cây trồng, vật nuôi đặc thù trên vùng khô hạn sao cho có hiệu quả
kinh tế, nhất là tại đây đã có điều kiện tưới được nước. Hiện nay cũng đang bắt đầu có
những mô hình trồng nho, thanh long theo hướng GAP, an toàn có chất lượng tốt,
nhưng chưa được bao nhiêu. (Nguồn: www.ninhthuan.gov.vn)
2.4 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Ninh Hải
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Ninh Hải có tổng diện tích tự nhiên là 25.125,20 ha.
Phía bắc Vịnh Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà và huyện Thuận Bắc
Phía nam giáp thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
Phía tây giáp huyện Thuận Bắc và huyện Ninh Sơn
Phía đông giáp biển Đông

5


Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải
6


2.4.1.2 Địa hình
Địa hình đồi núi chiếm khoảng 50 % diện tích toàn huyện. Về núi có núi Chúa
(cao 1054 m). Đồng bằng chủ yếu là các đồng bằng lòng chảo nhỏ hẹp xen lẩn giữa
các đồi núi và các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp ven biển.
2.4.1.3 Khí hậu
Ninh Hải có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 8 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, ít có bão. Nhiệt độ trung bình
27,60°C, lượng mưa trung bình 787 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình 71%, thuận

lợi cho sự phát triển một số loại cây trồng đặc trưng của vùng như: Nho, hành, tỏi.
Sau đây là số liệu khí tượng của tỉnh Ninh Thuận năm 2008 được đo tại trạm
Phan Rang.
Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,800C, độ ẩm trung bình: 70,90 %, tổng lượng
nước bốc hơi: 1641,7 mm, tổng số giờ nắng: 2726,6 giờ, tổng lượng mưa: 1377,4 mm,
số ngày mưa: 110 ngày, tổng lượng mưa của những ngày mưa lớn nhất trong tháng:
501,7 mm.

7


Bảng 2.1 Số liệu khí tượng được đo tại trạm Phan Rang năm 2008
Nhiệt độ
Yếu tố
tháng

trung bình

cao
nhất

thấp nhất

Độ ẩm

Tổng

trung bình

lượng bốc


(%)

hơi (mm)

Tổng số
giờ
nắng
(h)

Lượng mưa ngày lớn nhất
Tổng lượng
mưa (mm)

Số
ngày
mưa

lượng
mưa

ngày

1

25,0

32,0

20,40


7,00

164,30

225,00

43,90

4

22,40

24

2

24,5

31,0

20,40

68,00

182,10

219,00

30,40


3

21,00

23

3

25,9

33,7

20,80

73,00

167,20

271,00

5,50

2

4,90

20

4


28,2

34,5

23,50

75,00

150,40

281,00

19,90

4

6,30

17

5

27,7

35,2

23,20

81,00


110,20

226,00

120,20

17

33,20

5

6

28,7

37,0

24,00

78,00

131,30

278,00

31,90

3


16,60

29

7

28,1

35,6

23,70

78,00

137,70

245,00

55,30

9

43,70

24

8

28,1


37,0

23,40

75,00

114,80

259,00

54,50

11

18,10

13

9

27,7

34,6

23,40

79,00

110,90


180,60

250,30

13

108,30

9

10

27,1

33,8

22,00

82,00

101,60

201,00

160,60

14

38,70


25

11

25,8

32,2

21,00

81,00

109,00

150,00

472,90

22

127,80

14

12

25,0

30,80


20,30

74,00

162,20

191,00

132

8

60,70

30

Tổng

26,81

70,91

1641,70

2726,60

1377,40

110


501,70

8


2.4.1.4 Nguồn nước
Sông ngòi có sông Trần, các suối Bà Râu, Kiền Kiền, Đông Nha. Bờ biển dài
54 km, có 4 cửa lạch, nhiều bãi san hô, nhiều đầm nuôi tôm (đầm Nại, đầm Vua,
Phương Cựu). Đầm Nại có diện tích mặt nước 700 ha, và hơn 500 ha vùng ven đầm
ngập mặn thuận lợi cho nuôi tôm sú. Đầm Vua và các vùng khác với diện tích 500 ha
phát triển nghề muối công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận.
2.4.2 Điều kiện xã hội
Dân số tính đến năm 2005 là 91.336 người, chủ yếu gồm các dân tộc: Kinh,
Chăm, Raklay.
Đơn vị hành chính
+ Huyện Ninh Hải có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Tri Hải, Nhơn
Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải, Hộ Hải, Tân Hải, Xuân Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh
Hải.
2.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Hải
Tình hình sản xuất nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2008 tại huyện Ninh Hải
2.5.1 Trồng trọt
Sản lượng lương thực thu hoạch là 24.207tấn đạt 81,00 % kế hoạch năm, giảm
53 tấn so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó: đối với cây lúa trong vụ Đông Xuân đạt
sản lượng 12.888tấn/diện tích gieo trồng 2.039ha, vụ Hè Thu có sản lượng
11.319tấn/diện tích 2.015ha giá lúa khô bình quân 4.500đ/kg và giá lúa tươi bình quân
3.000đ/kg.
+ Cây thực phẩm: Sản lượng thu hoạch 4.380tấn/ diện tích 480ha
+ Cây mè: Sản lượng 66tấn/ diện tích 220ha
+ Cây ăn trái: nho: diện tích 154,50 ha, sản lượng ước 9 tháng đạt 1.491 tấn, giá

bình quân 9.000 đ/kg. Táo 7,00 ha, sản lượng ước 26,00 tấn.
+ Cây công nghiệp: cây bông vải 35 tấn/ diện tích 36,2 ha, cây điều 74 ha.
+ Cỏ gia súc: diện tích 38,5 ha.
2.5.2 Chăn nuôi
Tính đến nay, tổng đàn gia súc có 69.515 con (trâu bò 13.290 con, heo 12.265
con, dê cừu 43.960 con); gia cầm 94.534 con (gà 23.472 con, vịt 71.062 con).

9


Công tác tiêm phòng:
+ Tiêm bổ sung cho 13.250 con vịt nuôi mới, tiêm ngừa chó dại 350 con
+ Tiêm phòng các bệnh thông thường trên: trâu, bò, heo đạt 80% kế hoạch, tiêm
phòng dịch tả, phó thương hàn trên heo đạt 84% kế hoạch.
+ Tiêm phòng cúm gia cầm: 108.044/141.000con đạt 76,60% (gà 25.996 con
đạt 92,60% và vịt 82.048 con đạt 72,60% kế hoạch).
Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm đạt 4,7% ( mục tiêu 5% năm ). Tỷ
trọng nghành nông nghiệp chiếm 39%.
Trồng trọt: các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới đã được áp dụng vào sản xuất. Mở
rộng chương trình “ 3 giảm 3 tăng ”, mô hình sản xuất lúa giống. Tăng cường công tác
khuyến nông, bảo vệ thực vật, đưa các loại giống mới có năng xuất cao vào sản xuất
để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích; thu nhập bình quân trên 1 ha diện tích đạt
33,40 triệu đồng/ha/năm (mục tiêu 35 – 45 triệu đồng ha/năm). Sản lượng bình quân
đạt 30.500 tấn (mục tiêu 30.000tấn). Ổn định vùng chuyên canh lúa, nho, hành, tỏi.
(nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Ninh Hải 9 tháng đầu năm
2008, phòng kinh tế huyện Ninh Hải).

10



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ tháng 12/2008 – 06/2009
Địa điểm: tại 3 xã Xuân Hải, Hộ Hải, Tân Hải của huyện Ninh Hải.
Phòng thí nghiệm bộ môn Nông Hóa - Thổ Nhưỡng, khoa Nông học
3.2 Nội dung điều tra
Điều tra nông hộ về tình hình sản xuất nông nghiệp tại 3 xã của huyện Ninh
Hải, tỉnh Ninh Thuận dựa trên phiếu điều tra.
3.3 Dụng cụ, trang thiết bị
Phương tiện đi lại.
Phiếu điều tra nông hộ đã được soạn thảo sẵn.
3.4 Phương pháp điều tra
Điều tra mỗi xã 25 hộ về sản xuất nông nghiệp dựa vào phiếu điều tra nông hộ
đã soạn thảo sẵn và phóng vấn trực tiếp nông dân sản xuất nông nghiệp về các vấn đề:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
+ Loại đất
+ Lịch canh tác
+ Cơ cấu giống cây trồng
+ Kỹ thuật canh tác
+ Tình hình sử dụng phân bón (hóa học), thuốc bảo vệ thực vật
+ Kỹ thuật làm đất và bón phân hữu cơ
+ Chế độ nước tưới
+ Phòng trừ sâu bệnh
+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
3.5 Xử lý mẫu
55 mẫu đất đem về rải mỏng trên khay hong khô nơi thoáng khí và râm mát.
Sau đó bảo quản cẩn thận cho đến lúc phân tích.
11



3.5.1 Xác định chỉ tiêu cơ bản về hóa tính của mẫu đất
pH: pH KCl và pH H2O; đo bằng pH kế.
Đạm tổng số: phương pháp Kjeldahl.
Lân tổng số: phương pháp Loren.
Kali tổng số: phương pháp quang kế ngọn lửa.
Đạm dễ tiêu NH4+: phương pháp Nessler.
Lân dễ tiêu: phương pháp Bray No1.
Kali dễ tiêu: phương pháp quang kế ngọn lửa.
3.6 Phương pháp xử lí số liệu
Sau khi phân tích tiến hành xử lí số liệu bằng phần mềm Excel.

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung
4.1.1 Trình độ học vấn
Biểu đồ 4.1 Trình độ học vấn của nông hộ

Qua biểu đồ 4.1, cho thấy trình độ học vấn của các chủ nông hộ đa số ở trình độ
cấp 2 chiếm tỷ lệ 48,00%, kế đến là các nông hộ có trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ
37,33%, số nông hộ có trình độ trên cấp 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,67 %.
Những nông hộ có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống đa số lớn tuổi hoặc do
điều kiện kinh tế khó khăn nên bỏ học. Vì vậy, việc áp dụng tiến bộ khoa học trong
sản xuất nông nghiệp cũng như về vấn đề xã hội gặp nhiều khó khăn như: kế hoạch
hoá gia đình, tiếp cận nguồn thông tin khoa học còn hạn chế.
Những nông hộ có trình độ cấp 3 trở lên đa số là các nông hộ trẻ tuổi hoặc mới
lập gia đình, có số nhân khẩu ít thường từ 4 nhân khẩu trở xuống. Họ dễ dàng tiếp thu

các kiến thức vể sản xuất nông nghiệp mới cũng như các kinh nghiệm sản xuất.
Nhìn chung, trình độ học vấn của các nông hộ trong vùng ở mức trung bình,
điều này khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp tại địa phương như: áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phổ biến các kiến thức nông nghiệp.
Đồng thời, việc phổ biến các chủ trương chính sách của nhà nước và địa phương thuận
lợi như: chính sách kế hoạch hóa gia đình, xóa đói giảm nghèo.

13


4.1.2 Số nhân khẩu và số người tham gia hoạt động nông nghiệp
Biểu đồ 4.2 Số nhân khẩu và số người tham gia hoạt động nông nghiệp
Số nhân khẩu và số người tham gia hoạt động nông nghiệp
50

43
Số nhân khẩu

Số nông hộ

40
29

30

22

Số người tham gia hoạt
động nông nghiệp


24

22

20
10

10
0
Dưới 4 Từ 1 - 2

Từ 4 - 6 Từ 3 - 4

Trên 6 Trên 4

Qua biểu đồ 4.2 cho thấy, ở địa phương được điều tra thì số nông hộ được chia
ra làm 3 nhóm chính: nhóm nông hộ có nhân khẩu dưới 4, nhóm nông hộ có nhân khẩu
từ 2 – 4 và nhóm nông hộ có số nhân khẩu trên . Ở 75 nông hộ được phỏng vấn thì
nhóm nông hộ có số nhân khẩu từ 4 – 6 người chiếm đa số (29 nông hộ), kế đến là số
nông hộ có trên 6 nhân khẩu (24 nông hộ), cuối cùng là số nông hộ có dưới 4 nhân
khẩu (22 nông hộ).
Số nông hộ có số nhân khẩu dưới 4 nhân khẩu đa số là các cặp vợ chồng trẻ từ
20 – 25 tuổi có học vấn từ cấp 2 trở nên và mới lập nghiệp, diện tích đất nông nghiệp
nhỏ. Số nông hộ có nhân khẩu từ 4 – 6 nhân khẩu thường là các nông hộ có độ tuổi từ
25 – 40 tuổi, có hoạt động kinh tế ổn định. Tuy nhiên, trong nhóm này còn nhiều nông
hộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vì trình độ thấp và thiếu đất sản xuất nông
nghiệp. Các nông hộ trên 6 nhân khẩu, đa phần là những nông dân có độ tuổi lớn, trình
độ học vấn thấp nhưng có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông
nghiệp lớn.
Số người tham gia sản xuất nông nghiệp từ 1 – 2 người chiếm đa số (43 nông

hộ), kế đến là số hộ có từ 3 – 4 người tham gia sản xuất nông nghiệp (22 nông hộ),
nông hộ có trên 4 người tham gia sản xuất nông nghiệp chỉ có 10 nông hộ. Các nông
hộ có số người tham gia hoạt động nông nghiệp ít đa phần đều có diện tích đất nông
14


nghiệp nhỏ hoặc một số nông hộ có số nhân khẩu đông nhưng tham gia các hoạt động
kinh tế khác. Tuy nhiên, cũng có nhiều nông hộ có diện tích lớn và số nhân khẩu ít thì
họ sẽ thuê công lao động hoặc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp như: làm đất,
phun thuốc, tưới nước, thu hoạch sẽ giảm bớt công lao động và mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, sản xuất nông nghiệp ngày càng
khó khăn, trong khi trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao nên số
người tham gia hoạt động nông nghiệp ngày càng giảm.
Tóm lại, ở vùng được điều tra thì vùng này khá phát triển, số người tham gia
hoạt động nông nghiệp ở mức trung bình, đa số các nông hộ ngoài sản xuất nông
nghiệp còn tham gia các hoạt động kinh tế khác như: dịch vụ, nuôi trồng đánh bắt hải
sản, công nghiệp.
4.1.3 Diện tích
Biểu đồ 4.3 Diện tích đất nông nghiệp các nông hộ

Kết quả điều tra thể hiện ở biểu đồ 4.3, cho thấy diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của các nông hộ dưới 5000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (68,00%), kế đến là những
nông hộ có diện tích từ 5000 m2 đến 10000 m2 chiếm tỷ lệ 25,33%, và những nông hộ
có diện tích trên 10000m2 chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,67%.
Đa số các nông hộ có diện tích trên 10000m2 thường tập trung ở những vùng
đất dốc hoặc khô hạn của xã Xuân Hải. Trên những vùng đất này, họ thường trồng các
loại cây không cần đòi hỏi công chăm sóc nhiều như: mè, bobo và một số loại cây có
khả năng chịu hạn như: xoài, mít, cỏ sả và số lao động nông nghiệp trên 3 người.

15



×