Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ TRÊN CÀ PHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM
Colletotrichum spp. GÂY BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ
TRÊN CÀ PHÊ

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ NGỌC DIỆP
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 8/2009


PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM
Colletotrichum spp. GÂY BỆNH KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ
TRÊN CÀ PHÊ

Tác giả

VÕ THỊ NGỌC DIỆP

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Đình Đôn
TS. Trần Kim Loang


Tháng 8 năm 2009

i


CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn cha mẹ và các anh chị trong gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ con
nên người. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Đình Đôn, cô Trần Kim Loang
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng các thầy cô trong khoa đã tận tình truyền đạt
cho em những kiến thức trong suốt 4 năm học đại học.
Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật.
Tất cả quý thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm đã giảng dạy tôi trong suốt
quá trình học tập.
Em xin cảm ơn các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên và phòng thí nghiệm bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
– Đại học Nông Lâm đã chỉ bảo và giúp đỡ em trong khi tiến hành làm thí nghiệm.
Cuối cùng em cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Ngọc Diệp

ii



TÓM TẮT
Hiện nay, tình hình sâu bệnh gây hại trên cà phê diễn biến rất phức tạp, người nông
dân đang gặp phải những khó khăn để đối phó với loại dịch hại này. Trong đó bệnh khô
cành khô quả là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng làm cho năng suất và
sản lượng cà phê giảm đáng kể. Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài nghiên cứu “Phân lập và
nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Colletotrichum spp. gây bệnh khô cành khô quả
trên cà phê” được thực hiện, góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ
tổng hợp trên cà phê. Đề tài đã được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Khoa Nông học –
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2009.
Đề tài gồm có các thí nghiệm: phân lập tác nhân gây bệnh từ lá, cành, quả cà phê
chè và cà phê vối có biểu hiện triệu chứng bệnh. Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát
triển của nấm Colletotrichum spp. trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau. Thí nghiệm
ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các mẫu nấm ở các
mức nhiệt độ là 15oC, 20oC, 25oC, 30 oC, 35oC. Mô tả đặc tính sinh học, đặc điểm hình
thái học và định danh các mẫu nấm phân lập được. Xác định phương pháp lây nhiễm bệnh
trên lá cà phê chè và cà phê vối trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Kết quả thu được: Phân lập được 12 mẫu nấm Colletotrichum. Trên môi trường
PGA các mẫu nấm Colletotrichum có sự khác biệt nhau về màu sắc phân thành 4 nhóm
màu: trắng xám, trắng hồng, đen huyền và trắng đục. Tốc độ phát triển của các mẫu nấm
trên môi trường này nhanh hơn môi trường GA và Co. Trong 12 mẫu đã định danh được 9
mẫu trong đó trong đó 2 mẫu CM1 và CM5 thuộc loài Colletotrichum gloeosporioides, 7
mẫu CM3, CM4, CM7, CM8, CM10, CM11 và

CM12 thuộc loài Colletotrichum

kahawae. 3 mẫu còn lại CM2, CM6, CM9 chưa xác định được tên loài.

iii



Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của các mẫu nấm khoảng 20 - 30 oC
trên môi trường PGA. Xác định được phương pháp lây nhiễm bệnh bằng cách gây sốc
nhiệt trước khi chủng thì nấm gây bệnh dễ dàng xâm nhiễm và hình thành vết bệnh trên
bề mặt lá cà phê.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa............................................................................................................................i
Cảm tạ................................................................................................................................ii
Tóm tắt...............................................................................................................................iii
Mục lục ..............................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................vii
Danh sách các bảng ..........................................................................................................viii
Danh sách các hình ............................................................................................................ix
Chương 1: Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài......................................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2
Chương 2: Tổng quan tài liệu.........................................................................................3
2.1 Lịch sử phát triển cà phê..............................................................................................3
2.1.1 Tên họ và nguồn gốc ...............................................................................................3
2.1.1.1 Phân loại thực vật ..................................................................................................3

2.1.1.2 Nguồn gốc .............................................................................................................4
2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới ...................................................................5
2.1.3 Tình hình Việt Nam ................................................................................................ 5
2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái cây cà phê...................................................................6
2.2.1 Đặc tính sinh học ....................................................................................................6
2.2.2 Đặc tính sinh thái....................................................................................................7
2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê ......................................................................8
2.4 Giới thiệu bệnh khô cành khô quả...............................................................................10
2.4.1 Phân bố và thiệt hại ..................................................................................................10
2.4.2 Triệu chứng bệnh khô cành khô quả .......................................................................11
2.4.3 Cơ chế xâm nhiễm của nấm Colletotrichum spp.....................................................12
v


2.4.4 Tác nhân gây bệnh....................................................................................................13
2.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm Colletotrichum spp....................................15
2.5.1 Nghiên cứu ngoài nước ...........................................................................................15
2.5.2 Nghiên cứu trong nước............................................................................................16
Chương 3: Vật liệu và phương pháp ............................................................................17
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ........................................................................17
3.2 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................17
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................17
3.3.1 Phân lập ....................................................................................................................17
3.3.2 Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển
của các mẫu nấm trên các môi trường dinh dưỡng ..........................................................20
3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển các mẫu nấm...........20
3.3.4 Định danh nấm phân lập được ................................................................................21
3.3.5 Xác định phương pháp lây nhiễm bệnh trên cà phê .................................................21
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................22
Chương 4: Kết quả và thảo luận ....................................................................................23

4.1 Phân lậpa’các mẫu Colletotrichum spp. trên cà phê......................................................23
4.2 Khảo sát khả năng sự sinh trưởng, phát triển của các mẫu
nấm Colletotrichum spp. trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau ..............................24
4.3 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến phát triển của nấm Colletotrichum spp. .........30
4.4 Mô tả chi tiết hình thái học và định danh các mẫu nấm đã phân lập được .................35
4.5 Xác định phương pháp lây nhiễm bệnh trên cà phê ....................................................41
Chương 5: Kết luận và đề nghị ......................................................................................45
5.1 Kết luận........................................................................................................................45
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................46
Tài liệu tiếng việt ..............................................................................................................46
Tài liệu nước ngoài............................................................................................................47
vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
nsc

Ngày sau cấy

ctv

Cộng tác viên

CHDC

Cộng hòa dân chủ

CBD


Coffee Berry Disease

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NLN

Nông lâm nghiệp

NSC

Ngày sau chủng

WA

Water agar

PGA

Potato glucose agar

GA

Giá agar

vii


a


b

c

d

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

3.1 Các mẫu Colletotrichum spp đã thu thập được ..........................................................19
4.1 Đường kính tản nấm của Colletotrichum spp. phân lập
từ cà phê trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau ở nhiệt độ 27oC .............................26
4.2 Tốc độ phát triển của nấm Colletotrichum spp.
trên các môi trường dinh dưỡng ........................................................................................27
4.3 Sự phát triển của các mẫu nấm Colletotrichum spp.
ở các mức nhiệt độ trên môi trường PGA .........................................................................33
4.4 Tốc độ phát triển của các mẫu Colletotrchum spp.
ở các mức nhiệt độ trên môi trường PGA .........................................................................34
4.5 Mô tả hình thái học của các mẫu nấm ........................................................................40
4.6 Thời gian xuất hiện bệnh trên 2 giống cà phê .............................................................42

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình


Trang

2.1 Triệu chứng bệnh khô cành khô quả ...........................................................................12
4.1 Một số đặc điểm hình thái nấm Colletotrichum
trên môi trường PGA quan sát ở độ phóng đại 400 lần.....................................................23
4.2 Sắc tố tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường PGA. ........................................24
4.3 Đường kính tản nấm trung bình của các nhóm nấm Colletotrichum
trên 3 môi trường dinh dưỡng sau 6 ngày cấy ở 27oC.......................................................25
4.4 Sắc tố tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường GA............................................29
4.5 Sắc tố tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường Co.............................................29
4.6 Đường kính tản nấm trung bình của các nhóm Colletotrichum spp.
ở các mức nhiệt độ ở 6 ngày sau cấy.................................................................................31
4.7 Sắc tố tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường PGA
ở các mức nhiệt độ sau 6 ngày cấy....................................................................................32
4.8 Hình dạng bào tử, giác bám, gai cứng mẫu CM1 và CM5..........................................36
4.9 Hình dạng bào tử, giác bám và gai cứng mẫu CM3, CM4, CM7, CM8 .....................37
4.10 Hình dạng bào tử, giác bám, gai cứng mẫu CM10, CM11, CM12 ...........................38
4.11 Hình dạng bào tử, giác bám, gai nhọn mẫu CM2, CM6, CM9 .................................39
4.12 Triệu chứng bệnh trên lá cà phê chè khi bị sốc nhiệt. ...............................................41
4.13 Triệu chứng bệnh trên lá cà phê chè khi không bị sốc nhiệt. ....................................41
4.14 Triệu chứng bệnh trên lá cà phê khi bị sốc nhiệt.......................................................42
4.15 Triệu chứng bệnh trên lá cà phê vối khi bị sốc nhiệt. ..............................................42
4.16 Bào tử nảy mầm.........................................................................................................44
4.17 Ổ bào tử hình thành trên bề mặt vết bệnh .................................................................44

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cà phê là cây công nghiệp đặc sản của vùng nhiệt đới, có giá trị kinh tế cao, đem
lại nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia. Cà phê là một thức uống đặc biệt, có lịch sử hơn
ngàn năm và đã chinh phục hầu như khắp thế giới. Cà phê là loại hàng hóa quan trọng
đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau dầu mỏ. Sản phẩm của cây cà phê không chỉ là
thức uống phổ biến ở nước ta mà còn là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm. Hạt cà phê có chứa một số vitamin nhóm B, đặc biệt là acid nicotein và
các chất khác.
Trong những năm gần đây, diện tích cà phê ngày càng được mở rộng và đi kèm
theo đó là biện pháp thâm canh ngày càng được nâng cao, chính vì điều đó đã làm ảnh
hưởng đến quá trình phát triển của cây cà phê. Một trong những ảnh hưởng đó là đối
tượng sâu bệnh hại cà phê. Tình hình dịch hại trên cà phê diễn biến rất phức tạp như các
loại rệp sáp, rệp vảy, sâu đục cành, mọt đục quả, tuyến trùng, bệnh rỉ sắt trong đó bệnh
khô cành khô quả là một trong những bệnh nguy hiểm đã gây thiệt hại lớn cho các nước
trồng cà phê trên thế giới. Griffiths (1971), ở Trung Phi bệnh đã làm giảm sản lượng cà
phê từ 10 - 40%. Ở Kenya sản lượng giảm 75% ở một số nông trường. Bệnh này dẫn đến
một số người dân ở Kenya và Ethiopia đã chặt bỏ cà phê. Ở một số vùng khác năng suất
có thể giảm tới 80% nếu không được quan tâm chăm sóc. Nấm gây bệnh có thể xâm
nhiễm trên các giống cà phê và các giai đoạn phát triển của cây từ hoa đến trái chín và cả
trên lá. Nhưng thiệt hại nặng nhất khi nấm xâm nhiễm trên trái xanh hình thành vết chết
hoại lõm màu đen với sự hình thành bào tử dày đặc ở trên.
Tại Việt Nam từ những năm 1930 bệnh này đã được Barat (người Pháp) phát hiện
tại Kontum và các tỉnh Cao nguyên Trung bộ. Bệnh gây hại ở các bộ phận khí sinh của
cây như hoa, lá, quả và cành làm rụng lá, khô cành khô quả ảnh hưởng đến năng suất và
1


phẩm chất của cà phê. Trong quá trình phát triển, mở rộng diện tích cà phê ở Tây Nguyên
đã thấy xuất hiện khá rõ hiện tượng khô cành khô quả, thậm chí một số nơi cây sau khi bị
bệnh nặng không còn khả năng hồi phục (Phan Quốc Sủng, 1995). Xuất phát từ thực tế

trên, đề tài nghiên cứu: “Phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm
Colletotrichum spp. gây bệnh khô cành khô quả trên cà phê” được thực hiện góp phần
làm cơ sở cho việc phòng trừ tổng hợp trên cà phê.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Nhận diện được triệu chứng bệnh khô cành khô quả trên cà phê ngoài đồng.
- Phân lập, xác định tác nhân gây bệnh khô cành khô quả ở mức độ loài.
- Xác định được phương pháp lây nhiễm bệnh trên cà phê.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nấm Colletotrichum spp. gây bệnh khô cành khô quả trên cà phê.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử phát triển cà phê
2.1.1 Tên họ và nguồn gốc
2.1.1.1 Phân loại thực vật
Cây cà phê được Jussie mô tả đầu tiên dưới tên khoa học là Jasminum arabicanum
trong quá trình nghiên cứu cây cà phê duy nhất ở vườn thực vật Amsterdam. Đến năm
1737, Linnaeus xếp cà phê vào chi Coffea mà đầu tiên là loài Coffea arabica.
Nhiều loài cà phê khác được khám phá ở vùng rừng nhiệt đới Châu Phi vào nửa
đầu thế kỷ 19. Chevalier (1929), liệt kê vào khoảng 75 loài cà phê có giá trị kinh tế trên
thế giới. Các công trình nghiên cứu gần đây của Leroy (1967, 1980) ở Madagascar cho
thấy có sự quan hệ rất chặt giữa các loài trong chi Coffea L. (genus Coffea) và chi
Psilanthus (genus Psilanthus), dựa vào sự phát triển của trục hoa ở ngọn hay ở nách.
Họ Rubiaceae gồm nhiều họ phụ, gồm các cây gỗ, cây bụi, cây nửa bụi và cây thân
thảo, có trên 450 chi với 7000 loài, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Họ
phụ Cinchonoidea có 2 chi chính là Coffe L. và Psilanthus (Hook.f.f) (Leroy 1980).
Theo Leroy (1980)

Chi Coffea L. gồm các chi phụ:
-Coffea
-Psilanthus (Chev.) Leroy.
-Baracoffea (Leroy) Leroy.
Chi Psilanthus gồm các chi phụ:
-Paracoffea (Miquel) Leroy.
-Psilanthus.
Cà phê được chia làm 4 loài phụ: Eucoffea K. Schum, Argocoffea Pierre,
Mascarocoffea Chev. và Paracoffea Miq. Ba nhóm đầu có nguồn gốc ở Châu Phi, nhóm
3


Paracoffea có nguồn gốc từ Ấn Độ, Sri Lanka và Malaysia (Walyaro, 1983). Trong 4 loài
phụ này, chỉ có loài phụ Eucoffea là có chứa cafein (Lê Quang Hưng, 1999).
2.1.1.2 Nguồn gốc
Nguyên quán của cây cà phê là mọc hoang dại trong những cánh rừng ở Ethiopia
và vùng Arabia Feli (Yemen) Châu Phi. Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy
vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một
số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy
không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại
một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta
đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy
dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống
nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như
vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.
Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà
phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những
người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ
thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập
chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha

hay còn được gọi là Moka là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay
(http:/2cafe.wordress.com).
Cà phê bắt nguồn từ chữ Ả Rập “quahweh”, một tên gọi chỉ một thứ rượu. Cà phê
thông thường được gọi dưới tên là Mocha (Moka), là tên gọi của cảng Mocha ở bờ biển
Hồng Hải chuyên chở cà phê bằng tàu biển giao dịch với các nước khác. Loài cà phê
hoang dại Coffea arabica khởi nguyên từ Ethiopia, được phát hiện vào năm 850 và được
mang trồng ở Ả Rập với hương vị thơm ngon đặc biệt. Về sau, Coffea robusta được tìm ra
ở Châu Phi. Loài cà phê này sinh trưởng mạnh, kháng bệnh rỉ sắt, được trồng nhiều vào
đầu những năm 1940. Coffea robusta có hàm lượng caffeine trên 2% chất khô, gấp đôi cà
phê Coffea arabica chỉ có 1%.
4


Những nghiên cứu của viện Cà phê và Cacao Pháp đã cho ra Coffea arabusta, cây
lai của Coffea arabica với Coffea robusta, tạo được hương vị thơm và sinh trưởng mạnh.
Hai loài cà phê có giá trị kinh tế nhất thế giới hiện nay: Coffea arabica và Coffea robusta.
Coffea arabica var. typica từ Ethiopia được truyền đến Ả Rập, Ấn Độ và được đưa vào
Brazil ( Lê Quang Hưng, 1999).
2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha
và giá trị hàng hoá xuất khẩu hàng năm trên 10 tỷ USD. Do sự xuất hiện và gây tác hại
của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây
thêm những khó khăn và tốn kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện
nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung
chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon,
Ethiopia, Tanzania và một số nước ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường không ổn định
nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập
khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống
thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là

nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh
không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán
diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%
().
2.1.3 Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam
Cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1857, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới
được phát triển trồng trên một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt Nam có
5900 ha. Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông
trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13000 ha
song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù
hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975,
đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13000 ha, cho sản lượng
5


Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng
15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần.
Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó.
Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã
từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra
khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước và chính vì thế mà sự tăng trưởng
nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà
phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục
30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà
phê chất lượng kém.
Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn
đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất
không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi
then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị
trường. Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt

Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê Arabica, trong đó có cả
một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang
Arabica (http:/www.trungnguyen.com.vn).
2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái cây cà phê
2.2.1 Đặc tính sinh học
Cà phê là một cây lưu niên, thân gỗ nhỏ, cao từ 4 – 20 m tùy theo từng loài và
điều kiện sinh sống. Cây có đặc tính sinh trưởng lưỡng tính hình (dimorphism) theo 2
chiều là chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang. Những chồi chỉ sinh trưởng theo chiều
thẳng đứng gọi là chồi vượt bao gồm các thân chính và các chồi vượt mọc từ thân chính.
6


Những chồi chỉ phát triển theo chiều ngang gọi là chồi ngang bao gồm những cành ngang
cơ bản mọc từ thân chính và các cành thứ cấp mọc từ cành ngang cơ bản trên thân chính.
Thân cây cà phê lúc còn nhỏ hình vuông sau chuyển dần sang màu nâu và có dạng
hình trụ tròn. Trên thân được phân chia thành nhiều đốt. Tại mỗi mắt của đốt thân có một
cặp lá. Trên mỗi nách lá có rất nhiều chồi ngủ nhưng chỉ duy nhất có một chồi là phát
triển thành cành ngang cơ bản và chỉ mọc có một lần không có khả năng tái sinh. Các
cành ngang cơ bản mọc thành từng cặp đối xứng nhau qua thân chính và cặp mọc sau
luôn vuông góc với cặp ra trước. Các chồi ngủ còn lại chỉ có thế phát triển thành chồi
vượt tạo thân mới mọc nhiều lần thường xuyên quanh năm.
Lá cà phê mọc đối xứng, hình bầu dục dài, đầu nhọn, cuống ngắn, mép lá xoăn,
phiến lá có màu xanh đậm, bóng, hơi gợn sóng và có từ 6 - 12 cặp gân.
Hoa thuộc loại lưỡng tính phát triển trên các nách lá của cành ngang tạo thành các
xim hoa. Mỗi xim hoa có từ 1 - 5 hoa. Cuống hoa ngắn lá đài kém phát triển. Hoa thường
có 5 cánh màu trắng, phía dưới dính với nhau tạo thành tràng hình ống. Nhị hoa mảnh
phía dưới dính liền với tràng hoa, phía trên có bao phấn dài, hẹp và vươn dài ra ngoài
tràng hoa. Nhụy cái gồm một bầu noãn hạ và một vòi nhụy dài với 2 nướm. Bầu noãn có
2 ngăn, trong mỗi ngăn có một noãn ngược. Hoa cà phê khi nở có hương thơm.
Quả cà phê thuộc loại quả hạch, thường có 2 hạt. Lúc quả chín được bao bọc bởi

một lớp vỏ thịt dày. Mỗi hạt có một nội nhũ cứng được bao bọc bởi lớp da mỏng màu bạc
gọi là vỏ lụa và phần còn lại của ngoại bì được hóa gỗ coa màu vàng nhạt gọi là vỏ thóc.
Giữa lớp vỏ thịt và vỏ thóc là một lớp chất nhày dính.
Hạt cà phê thường được gọi là nhân có màu xanh xám hoặc xám xanh, xanh lục
tùy theo giống và phương pháp chế biến, chính là một nội nhũ cứng mặt trong phẳng có
rãnh hẹp ở giữa, mặt ngoài cong, chứa một phôi nhũ nằm ở phía dưới đáy có một rễ non
hình chóp và 2 tử diệp cuộn tròn lại (Nguyễn Sĩ Nghị và ctv, 1996).
2.2.2 Đặc tính sinh thái
Nhiệt độ: Nói chung cà phê phát triển trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ
50C đến 320C cây cà phê vẫn có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi
nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ưa nơi mát mẻ và
7


hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 18 - 250C, thích hợp nhất từ 20 - 220C. Do yêu cầu về nhiệt
độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2500 m. Các
nước trồng cà phê chè có phẩm vị thơm ngon như: Kenya, Tanzania, Ethiopia, Colombia
thường được trồng ở nơi có độ cao từ 800 m trở lên. Ngược lại cà phê vối thích ở nơi
nóng ẩm. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 - 260C, song giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất
từ 24 - 260C.
Ánh sáng: Cây cà phê ưa ánh sáng trực xạ. Vì vậy cây cà phê cần cây che bóng.
Ẩm độ: Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát
triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó
tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Ẩm độ
quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ
hoa bị thui, quả non bị rụng.
Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió
quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khô
héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất đặc biệt là trong mùa
khô (http:/www.dalat.gov.vn).

2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê
Theo Cục bảo vệ thực vật cho biết, tập đoàn sâu bệnh hại trên cây cà phê rất phong
phú và đa dạng gồm 18 loại sâu bệnh chính. Các loài sâu hại quan trọng thuộc 6 họ của 3
bộ gồm bộ cánh cứng, bộ cánh đều và bộ cánh vảy. Trong đó xuất hiện phổ biến nhất là
các loại sâu bệnh sau: rệp sáp, ve sầu hại rễ, sâu đục thân, mọt đục cành, đục quả và các
loại bệnh do nấm khác như đốm mắt cua, khô cành khô quả, bệnh gỉ sắt.
Rệp sáp là một trong những loại sâu hại chủ yếu trên cây cà phê. Trong những năm
qua, rệp sáp đã gây hại trên diện rộng ở hầu hết các vùng chuyên canh cây cà phê. Chúng
không chỉ gây mất năng suất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thành phẩm.
Rệp sáp gây hại cà phê từ giai đoạn kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh. Chúng phát
sinh và gây hại quanh năm, hại thân, lá, cành, quả tập trung chủ yếu ở các phần non của
cây như lá non, chồi non, chùm hoa, quả non. Chúng hút chất dinh dưỡng của hoa, quả
non làm giảm khả năng đậu quả. Chúng thường xuất hiện nhiều nhất là vào giai đoạn mùa
8


khô từ khi cây ra hoa và hình thành quả (khoảng từ tháng 1 đến tháng 4) nhưng mật độ
rệp sẽ giảm dần khi mùa mưa đến.
Ve sầu là loài côn trùng chích hút, thuộc loại biến thái không hoàn toàn với 3 pha
phát dục là trứng, sâu non và trưởng thành. Trứng ve sầu được đẻ trên thân, cành cấp 1, 2
của cây cà phê. Sau khi ve sầu nở rơi xuống đất, ngay lập tức chúng chui ngay vào trong
đất và tìm đến rễ cây để chích hút nhựa. Nguồn thức ăn chính của ve sầu là dịch nhựa
được hút từ rễ cây thông qua vòi chích hút. Thông thường ve sầu sống bám theo hệ thống
của rễ cây, di chuyển sâu xuống đất và tạo thành các lổ xung quanh rễ làm đứt rễ tơ. Ở
những khu vực có mật độ ve sầu cao, chúng không chỉ chích hút dịch nhựa mà còn làm
cho lượng rễ tơ giảm sút đi một cách rõ rệt nên khả năng hút chất dinh dưỡng của cây là
rất yếu. Ve sầu thường sống ở độ sâu từ 10 đến 40 cm và ở độ rộng của tán cây từ 20 đến
70 cm, đây là tầng đất mà rễ cây cà phê phát triển tập trung và nhiều nhất.
Sâu đục thân, mọt đục cành thường đục một lổ nhỏ trên thân cành cây, chui sâu
vào bên trong và làm thành một lổ rỗng lớn khiến thân cây không tiếp xúc được với chất

dinh dưỡng dẫn đến chết hàng loạt. Sâu đục thân thường phát triển mạnh vào các tháng
mùa khô và bắt đầu phá hại từ tháng 9 – 10 và cao điểm là tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở mặt dưới lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt
trông như những giọt dầu. Sau đó ở giữa những vết bệnh xuất hiện lớp bột màu vàng cam,
đó chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Vết bệnh chuyển dần sang màu trắng, từ trung tâm ra
ngoài và cuối cùng là những vết cháy màu nâu đen trên lá. Các vết cháy có thể liên kết
với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá. Nếu bệnh nặng, cây có thể rụng hết lá, khô cành,
năng suất kém rồi chết. Tại khu vực Tây Nguyên, bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trong thời
gian bắt đầu mùa mưa.
Bệnh do tuyến trùng gây hại trên cà phê ở tất cả các loại tuổi, cả trong giai đoạn ở
vườn ươm. Trong vườn cà phê, thường bệnh xuất hiện với triệu chứng đầu tiên là một
mảng hay một vùng cây sinh trưởng kém trong khi các cây xung quanh vẫn sinh trưởng
tốt. Trên cây, triệu chứng do tuyến trùng gây ra có thể được chia làm 2 nhóm trên mặt đất
và dưới đất. Triệu chứng trên mặt đất thể hiện rõ nhất là cây giảm sinh trưởng, thiếu dinh
dưỡng, lá vàng, thường héo khi thời tiết nóng hoặc khô, làm giảm năng suất, chất lượng.
9


Ở dưới đất, bệnh thường gây ra triệu chứng thối rễ cọc trên cà phê kiến thiết cơ bản và
thối rễ tơ trên cà phê kinh doanh. Trên cà phê kiến thiết cơ bản, bệnh xuất hiện trên các
vườn trồng lại trên đất các vườn cà phê già cỗi. Đối với các vườn cà phê kinh doanh, bệnh
thuờng xuất hiện ở những vườn cà phê cho năng suất cao trong một thời gian dài nhưng
không được bổ sung phân hữu cơ cũng như không bón phân hoá học cân đối khiến cây
kiệt sức và giảm sức đề kháng (thienduongcafe.com).
2.4 Giới thiệu bệnh khô cành khô quả
2.4.1 Phân bố và thiệt hại
Silver (2006), bệnh khô cành khô quả được Small phát hiện đầu tiên ở Uganda vào
năm 1921, được báo cáo đầu tiên ở Kenya vào năm 1922. Năm 1928, Rind cũng tìm thấy
bệnh này tại Ấn Độ, sau đó là các nước trồng cà phê ở Châu Phi và Châu Á. Đây là bệnh
quan trọng thứ hai sau bệnh gỉ sắt trên cà phê. Tác nhân gây bệnh này làm khô quả, khô

cành và chết cây.
Van der Graaff (1981), bệnh này nghiêm trọng ở Ethiopia, thay đổi theo từng vùng,
tùy thuộc giống cà phê mẫn cảm và điều kiện môi trường thích hợp. Eshetu (1997), ước
tính thiệt hại do bệnh khô cành khô quả gây nên khoảng 24 - 30% và bệnh càng nghiêm
trọng nếu như không có biện pháp chăm sóc phòng bệnh thích hợp.
Bệnh được phát hiện ở Ấn Độ vào năm 1919 và gây hại ở đây năm 1928, gây dịch
ở Kenya năm 1960 làm giảm 50% năng suất. Bệnh khô cành khô quả nguyên nhân do
nấm Colletotrichum spp. được gọi là bệnh CBD (Coffee Berry Disease). Trên thế giới có
nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân của bệnh khô cành, khô quả trong đó có nguyên
nhân do sinh lý và do nấm gây bệnh. Theo nghiên cứu của Muller (1999), bệnh gây hại
nặng nhất khi mùa bệnh trùng với giai đoạn quả non (Trần Kim Loang, 1999).
Tại Việt Nam từ những năm 1930 bệnh này đã được Barat (người Pháp) phát hiện
tại Kontum và các tỉnh ở Cao nguyên Trung bộ. Cho đến nay cùng với việc gia tăng diện
tích cà phê chè Catimor tại các tỉnh Tây Nguyên hiện tượng khô cành khô quả cũng xuất
hiện với những triệu chứng điển hình trên quả và cành. Điều kiện thuân lợi cho bệnh phát
triển là nhiệt độ trung bình tháng ở 23 - 25oC, ẩm độ 80 - 90% và lượng mưa khoảng
185,4 – 470,6 mm (Phan Quốc Sủng, 1995).
10


Các kết quả điều tra của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện nghiên cứu cà phê tại
Đaklak cho thấy tỷ lệ quả bệnh trên cây từ 4,6 - 20,4%, tỷ lệ quả bệnh rụng dưới đất là
6%, không kể tỷ lệ quả rụng do sinh lý là 26%, tỷ lệ cây bệnh nặng là 12%. Bệnh làm
giảm 7% sản lượng quả, 22,8% trọng lượng 100 nhân (Trần Kim Loang, 1999).
2.4.2 Triệu chứng bệnh khô cành khô quả
Griffiths (1971), nấm gây bệnh xâm nhiễm tất cả giai đoạn của cây từ hoa đến trái
chín, cả trên lá và cành. Thiệt hại nặng nhất khi nấm xâm nhiễm vào trái xanh hình thành
vết thương lõm màu đen sẫm với bào tử dày đặc ở trên làm rụng trái.
Triệu chứng thể hiện trên lá bệnh là có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra, chuyển
sang màu nâu sẫm hay nâu đen, vết loang có vòng tròn đồng tâm. Nấm gây bệnh xâm

nhập đầu lá hay phiến lá. Trên cành nấm tấn công lên các đoạn cành đang hóa gỗ và xâm
nhập vào đầu cành mang quả và qua vết nứt của lá. Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt
ở giữa cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu sẫm, vết bệnh lan rộng
khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô
dần rồi chết, ở cây bệnh nặng bệnh tấn công cả cành lớn và thân. Mô thân bị nhiễm cũng
hóa đen.
Triệu chứng trên quả thể hiện vết bệnh bắt đầu bằng vết chấm nhỏ màu nâu trên vỏ
quả sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, ở phần bệnh lõm sâu xuống. Đây là triệu chứng
đặc trưng của bệnh trên quả do Colletotrichum spp. gây ra. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả,
ăn sâu vào trong nhân làm quả đen và rụng. Bệnh cũng bắt đầu từ vị trí đính vào cuống
hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, nơi mà nước có thể đọng lại (Lê Quang Hưng, 1999;
Trần Kim Loang, 1999).
CBD trên trái có 2 dạng: ban đầu vết lõm là chấm nhỏ sau đó lan rộng ra toàn bộ trái.
Trên bề mặt vết lõm có hình thành những giọt dịch bào tử màu hồng nhạt. Nếu quá trình
xâm nhiễm xảy ra sớm và điều kiện khí hậu thích hợp cho nấm phát triển làm cho trái
phát triển chậm lại. Dạng khác vết bệnh phát triển chậm có màu nâu sẫm sự hình thành
bào tử trên vết bệnh thưa thớt hoặc không có (Stephen, 1991).

11


Nguồn: Võ Thị Ngọc Diệp (2009).

Hình 2.1 Triệu chứng bệnh khô cành khô quả trên cà phê ở Buôn Ma Thuột.
2.4.3 Cơ chế xâm nhiễm của nấm Colletotrichum spp.
Bào tử nấm Colletotrichum coffeanum chỉ nảy mầm khi có giọt nước. Trong nước,
bào tử nảy mầm ở nhiệt độ dưới 20ºC nhưng trong môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ để
bào tử nảy mầm từ 10-35ºC, ở nhiệt độ tối ưu bào tử này mầm chỉ sau 4 giờ. Thời gian
tiềm dục của nấm Colletotrichum coffeanum ở ngoài đồng từ 2 - 4 tuần. Mưa vào buổi
chiều tối làm bào tử phát tán và nảy mầm xâm nhiễm vào quả (Trần Kim Loang, 1999).

Bào tử xâm nhập vào lá, cành, trái qua khí khổng, vết nứt và dính vào bề mặt cây
nhờ một lớp keo. Bệnh phát triển mạnh lúc ra hoa kết trái khoảng 3 - 4 năm và xâm nhập
ở tất cả các giai đoạn của và cả cây lớn (Lê Quang Hưng, 1999). Theo Mendgen (2002),
bào tử nảy mầm hình thành giác bám, dưới tác dụng lực cơ học, sợi nấm xuyên qua lớp
cutin và thành tế bào, sau đó phình lên hình thành khoang rỗng và sợi nấm sơ cấp xuyên
qua màng tế bào. Trong suốt giai đoạn sinh dưỡng thể nguyên sinh vẫn giữ nguyên hoạt
động sống và từ thể mẹ tách rời nhau hình thành 2 thể con ở 2 bên thể mẹ. Một đến hai
ngày sau khi xâm nhập lớp màng nhầy của cây rã ra. Sợi nấm sơ cấp tiếp tục tấn công tế
bào mới sau đó giết chết tế bào.
Chen ZJ. (2003), cho rằng điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện thuận
lợi giúp cho bào tử nấm nảy mầm và xâm nhiễm dễ dàng.

12


2.4.4 Tác nhân gây bệnh
Phân loại thực vật Colletotrichum theo Waller & Bridge.
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Lớp: Sordariomycetes
Lớp phụ: Incertae sedis
Bộ: Phyllachorales
Họ: Phyllachoraceae
Giống: Colletotrichum
Giống Colletotrichum: sợi nấm nội sinh, mảnh, phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm
có nội bào và gian bào. Nhiều hạt dầu được sản xuất trong mỗi tế bào của hệ sợi nấm. Khi
chín sợi nấm trở nên sậm màu và bện xoắn lại thành dạng chất nền nhỏ dưới lớp ngoài
cùng. Colletotrichum chỉ sinh sản vô tính bằng bào tử đính, bào tử đính phát triển trên
cuống bào tử trong dạng thể quả là cụm cuống bào tử. Cụm cuống bào tử có dạng đĩa
phẳng, mặt sau có cấu trúc phấn mịn, mỗi cụm cuống bào tử gồm lớp chất nền, bề mặt sản

sinh cuống bào tử trong suốt. Cuống bào tử không có vách ngăn kéo dài đơn bào, dạng
liềm, cong, bào tử trong suốt. Cùng với bào tử và cuống bào tử là các lông cứng trên mỗi
cụm cuống bào tử, gai cứng, thuôn nhọn, không phân nhánh và đa bào cấu trúc như tơ
cứng. Frost (1964) mô tả một vài loài của Colletotrichum có hoặc không có gai cứng có
thể được kiểm soát bởi sự thay đổi độ ẩm. (http:/www.vocw.edu.vn).
Có 3 loài Colletotrichum được phân lập trên trái, lá, cành cà phê: Colletotrichun
kahawae Waller & Bridge. (syn. Colletotrichum coffeanum) (S. M. Beynon, 1995),
Colletotrichum gloeosporioides Penz và C. acutatum Simmond (Hindorf 1970, Masaba
and Waller 1992, Waller, 1993).
Tên Colletotrichum coffeanum được dùng cho một loài nấm Colletotrichum do
Noack tìm thấy trên các đồn điền cà phê ở Brazil vào cuối thế kỉ 19. Sau đó tên này được
dùng cho mọi loài nấm Colletotrichum tìm thấy ở cà phê, mặc dù người ta biết rằng có
những khác biệt giữa loài nấm này và loài gây bệnh nấm quả cà phê Arabica xanh chỉ
được tìm thấy ở Châu Phi.
13


Vài năm trước đây, các nghiên cứu do International Mycological Institute chỉ ra
rằng loài Colletotrichum gây bệnh nấm quả cà phê có những khác biệt với các loài nấm
Colletotrichum thường có mặt ở khắp thế giới về mặt sinh hoá, do đó nó cũng khác với
loài nấm Colletotrichum coffeanum được tìm thấy do Noack ở Brazil, nơi chưa bao giờ có
bệnh nấm quả cà phê. Loại Colletotrichum thông thường này không gây bệnh nấm quả
mặc dù nó có thể gây bệnh ở quả cà phê chín dưới dạng Colletotrichum gloeosporioides.
Do đó tên “Colletotrichum coffeanum” không còn có ý nghĩa nữa, vì nó đồng nghĩa với
Colletotrichum gloeosporioides. Và tên loài nấm gây bệnh nấm quả cà phê được đặt là
Colletotrichum kahawae vì từ cà phê trong tiếng Ả Rập và tiếng Swahili là “kahawa”. Cái
tên này thể hiện nguồn gốc của cây cà phê đồng thời cũng cho biết nơi bệnh này đầu tiên
xuất hiện.
Colletotrichum kahawae J. M. Waller & Bridge: thuộc lớp nấm nang Ascomycete,
chi nấm có túi, đặc trưng của nấm này là sinh sản bằng bào tử, có thể phát tán nhờ gió,

nước, sự phát tán phụ thuộc vào nước nhưng cũng có thể nhờ động vật và người hái.
Bào tử hình thành dày đặc trên vết bệnh thành từng cụm có màu xám đến vàng lục,
màu đến hơi lục, trên môi trường chiết xuất lúa mạch có đường kính 14 - 28 mm ở 7 ngày
sau cấy. Cấy chuyền liên tục màu sắc thay đổi thường có màu xanh xám hoặc hơi nâu.
Bào tử đơn bào, thẳng, hình trụ, không có vách ngăn, có giọt dầu, đỉnh tù, có kích thước
12,5 - 19 x 4 μm. Giác bám đa dạng, có màu nâu nhạt đến nâu, tròn hoặc hơi tròn, kích
thước 8 – 9,5 x 5,5 – 6,5 μm, thường trở nên phức tạp (Waller, 1993). Ban đầu sợi nấm
Colletotrichum kahawae có màu trắng sau 4 – 6 ngày chuyển sang màu xám và cuối cùng
có màu đen huyền đến nâu vàng. Sản sinh bào tử trên đỉnh của sợi nấm, bào tử dày đặc,
hình dạng và kích thước thay đổi. Giai đoạn sinh sản hữu tính, (Glomerella cingulata)
Stonem. Spauld. & Schrenk của loài Colletotrichum kahawae chưa được tìm thấy
(Hindorf 1970, Rodrigues Jr. 1991).
Bào tử nảy mầm và hình thành giác bám xuyên qua biểu bì của các bộ phận khác
nhau của cây cà phê (trụ dưới lá mầm, lá, cành, quả). Ở giai đoạn hemibiotroph nấm này
tạm thời chưa biểu hiện triệu chứng. Sang giai đoạn biotroph nhanh chóng phá hủy cấu
14


trúc tế bào lúc này mới biểu hiện ra triệu chứng. Mầm bệnh lan khắp tế bào ký chủ giết tế
bào ký chủ sau đó hình thành vết bệnh giết chết mô ký chủ (Várzea, 2002, Silva, 2006).
Theo Nguyễn Thị Hằng Phương và ctv (2003), Jayasinghe và ctv (1997), Yosida
(2002), loài nấm Colletotrichum gloeosporioides có bào tử trong suốt, đơn bào, hình trụ,
bào tử có một đầu tù và một đầu nhọn, kích thước 9 - 24 x 3 - 4,5 μm. Giác bám màu nâu
có nhiều hình dạng, mép biến dạng và có kích thước 6 - 20 x 4 - 12 μm. Loài C. acutatum
có bào tử trong suốt, đơn bào , hình thoi hơi nhọn về phía 2 đầu, kích thước bào tử
khoảng từ 8,5 – 16,5 x 2,5 – 4 μm. Giác bám màu nâu, hình trứng ngược hoặc chùy, nhẵn
ở cạnh, kích thước khoảng 8,5 – 10 x 4,5 – 6 μm.
Kết luận của Derso E., Waller J. M. (2003), Colletotrichum gloeosporioides và
Colletotrichum acutatum có khả năng chuyển hóa và sử dụng citrate và tartrate còn
Colletotrichum kahawae thì không có khả năng đó.

2.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm Colletotrichum spp.
2.5.1 Nghiên cứu ngoài nước
Bieysse (2002), bệnh khô cành khô quả là loài bệnh điển hình ở các vùng trồng cà
phê chè của Châu Phi. Bệnh này có thể dẫn đến năng suất giảm 60-80% ở các rẫy có độ
cao trên 1600m so với mực nước biển. Ở Cameroon, cà phê được trồng hầu hết ở những
vùng cao nguyên với áp lực bệnh rất cao. Mouen (2007), ở vùng này người ta áp dụng hệ
thống trồng cà phê kết hợp với cây ăn quả và trồng xen với cây màu để ngăn chặn sự lây
lan của dịch bệnh này.
Mc Donald (1926) đã phân biệt được 3 loại Colletotrichum coffeanum: hoại sinh,
ký sinh nhẹ nhưng không xâm nhiễm và ký sinh mạnh gây nên CBD (Trần Kim Loang,
1999). Bệnh khô cành khô quả do nấm Colletotrichum gloesporiodes gây nên, gây hại cho
các loại cà phê trồng, được ghi nhận đầu tiên ở Kenya năm 1922 (Trích dẫn Lê Quang
Hưng, 1999). Hiện tượng khô cành khô quả xuất hiện ở cuối mỗi mùa khô là do nấm
Colletotrichum coffeanum liên kết chặt chẽ với việc thiếu cây che bóng trên vườn cà phê
(Muller, 1959).
Ở Brazil năm 1956 trong số những dòng gây bị hại, Kibeiro thấy có 10 dòng nhạy
cảm với bệnh khô cành khô quả có liên quan đến sự xâm nhiễm của Colletotrichum
15


×