Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Chyên đề: Vận dụng một số phương pháp giải bài tập kim loại phản ứng với dung dịch muối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.48 KB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân….(Luật giáo
dục 2005). Quyết định số 16/2006/QĐ. BGD và ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh, phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Trong tính chất "Kim loại phản ứng với dung dịch muối" có nhiều bài tập khá
khó và trừu tượng đối với học sinh lớp 9, muốn nắm được nội dung của hai bài này
đòi hỏi học sinh và giáo viên phải chủ động tìm kiếm kiến thức, nghiên cứu tài liệu
và đưa ra các dạng bài tập có tính hệ thống và các cách giải cụ thể nhằm đưa lại hiệu
quả trong quá trình nghiên cứa và làm bài tập, đối với học sinh giỏi thì không chỉ
nắm vửng kiến thức cơ bản mà còn biết vận dụng thành thạo trong các dạng bài tập
của dạng toán kim loại phản ứng với dung dịch muối.
Ví dụ: Khi cho kim loại vào dung dịch muối thì có thể kim loại đó không phản
ứng hoặc phản ứng trực tiếp với dung dịch muối nhưng cũng có những kim loại vào
dung dịch muối lại không phản ứng trực tiếp mà phải phải phản ứng gián tiếp thông
qua nước, nếu giáo viên không phân loại các dạng bài tập củng như đưa ra các
phương pháp giải các dạng bài tập một cách khái quát hóa cụ thể thì làm cho học
sinh khó tiếp cận một cách đầy đủ, nhớ lâu củng như vận dụng không tốt vào giải
quyết vấn đề?...Trong các đề thi học sinh giỏi thường gặp những bài toán hóa học rất
khó như dạng bài tăng giảm khối lượng của thanh kim loại sau phản ứng..., trong quá
trình học sinh làm bài thi cũng như các bài tập khác ở lớp, tôi nhận thấy học sinh
thường lúng túng khi gặp các dạng bài tập này và thương đem lại kết quả không cao


trong các kì thi đối với học sinh lớp 9, hậu quả đó đem lại là do ở bài học các em
chưa có một hệ thống bài tập củng như phương pháp giải quyết các dạng bài tập theo
những nội dung cụ thể.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn
hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học nói riêng và các môn
khoa học tự nhiên nói chung, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp
dạy học tích cực cần khai thác thêm các dạng bài tập hóa học đưa vào bài giảng bằng
nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo
niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài:
"Vận dụng một số phương pháp giải bài tập kim loại phản ứng với dung dịch muối"
1


Sáng kiến kinh nghiệm

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.1 Đối tượng nghiên cứu
-Quá trình dạy học môn hóa học 9
-Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận
dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo
1.2. Phạm vi thực hiện đề tài
-Một số bài tập trong chương trình lớp 9 cơ bản và nâng cao
- Ngoài ra sử dụng dạy các chuyên đề ở các lớp 9 do các giáo viên khác lên lớp
- Đề tài này được tham khảo ý kiến, đóng góp ý kiến của các giáo viên trong tổ bộ
môn và nhiều người khác có kinh nghiệm
2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng tốt các kiến thức kim loại phản ứng với dung dịch muối giúp
học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản về dạng bài tập này . Đồng thời góp phần
năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều

đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn hóa học cao hơn.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương
pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 9. Mục tiêu
chương trình môn hóa 9 để xây dựng hệ thống một số dạng bài tập hóa học phát huy
tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ
môn hóa học ở trường THCS
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học,..
-Các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa học.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo khác
- Phương pháp đánh giá của học sinh qua từng dạng bài tập, so sánh với các phương
pháp khác để thấy được kết quả tiến bộ của học sinh.
-Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa lớp 9 ở trường THCS
5. DỰ BÁO ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tìm hiểu được nhiều đối tượng học sinh
và giáo viên còn khó khăn trong khâu giải toán hóa học xác định các dạng bài tập và
định dạng được theo hướng giải quyết như thế nào cho phù hợp, một số bài tập đơn
giản trong sách giáo khoa cũng khiến học sinh lúng túng, không biết xuất phát từ đâu
để làm bài, một số bài toán khó, đối với giáo viên củng gặp rất nhiều khó khăn trong
quá trình nghiên cứu, vì vậy tôi tin chắc rằng sau khi tôi hoàn thành đề tài này để
được đông đảo học sinh và giáo viên tham khảo và xem là nguồn tư liệu quý giá cho
quá trình học tập và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
2


Sáng kiến kinh nghiệm

B. PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho
tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình
học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên
dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, bài tập liên quan
đến kim loại phản ứng với dung dịch muối trong chương trình hóa học trung học cơ
sở là một chương trình khó nếu chúng ta không có phương pháp truyền tải cho học
sinh hiểu cặn kẻ các vấn đề về kiến thức, không phân loại các dạng bài tập dẩn đến
khó hiểu và gây nhàm chán đối với học sinh.
Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp vơi thực tiển và truyền thống
Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực
và thế giới
Căn cứ khoa học và thực triển giáo dục
-Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực
trong giai đoạn mới
- Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học và công
nghệ hiện nay
- Đối tượng giáo dục cũng có sự thay đổi do những tác động rất lớn của xã hội, do xu
thế hội nhập trên thế giới hiện nay
Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này đối với học sinh hiện nay cũng còn
nhiều hạn chế, do các em chưa thực sự quan tâm đến môn học, gia đình còn gặp
nhiều khó khăn về kinh tế nên các em chưa có thời gian nhiều dành cho môn học và
tiếp cận phương pháp một cách có hiệu quả. Do đó tôi mạnh giạn đầu tư qua thực
nghiệm dạy học của bản thân, nêu ra một số kinh nghiệm trong đề tài này nhằm mục
đích giới thiệu bạn đọc cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho đề tài ngày được
hoàn hiện hơn.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi

- Đa số giáo viên có trình độ kiến thức tương đối vững vàng, luôn luôn cố gắng trau
dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng các phương pháp giáo dục đặc trưng
của bộ môn.
- Học sinh có truyền thống hiếu học, đa số phụ huynh và địa phương quan tâm giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa cho công tác giáo dục.
2. Khó khăn
3


Sáng kiến kinh nghiệm

- Đại đa số các em xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp nên có không ít
những khó khăn quan tâm sát sao đối với việc học tập của học sinh, địa bàn hai xã
tương đối rộng việc đi lại cũng gặp khó khăn, trong quá trình học tập các em chưa
thực sự có thời gian tiếp cận các bài tập một cách có hiệu quả dẫn đến kết quả không
cao trong các kỳ thi khảo sát cũng như thi học sinh giỏi.
- Mặt khác đề tài này cần sự quan tâm đúng mức của học sinh và giáo viên bởi
trong đề tài có những bài rất khó nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh trước các kỳ
thi học sinh giỏi các cấp, có như thế mới đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy
và giáo dục.
3. Số liệu thống kê
3.1. Thống kê độ tuổi, thành phần gia đình học sinh và chất lượng học tập bộ
môn hóa học THCS
- Độ tuổi học sinh tham gia làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là học sinh lớp
9 có độ tuổi từ 14 đến 15
- Đa số các em là học sinh xuất thân từ nông nghiệp chiếm khoảng 93%, cán bộ công
nhân viên 2% còn lại là 5% gia đình làm nghề khác
3.2. Thống kê khảo sát kết quả trung bình học tập bộ môn hóa THCS trong
năm học này là:
- Đầu năm học 2016-2017 bộ môn hóa khối 9

Loại
khối

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

kém

9

3%

27%

66%

4%

0%

Học sinh tích cực tham gia học tập và dự các buổi dạy chuyên đề này, đúng
chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải của Bộ Giáo Dục
3.3. Sự quản lí và hổ trợ của đoàn thể trong quá trình thức hiện đề tài
Dựa vào điều kiện thực tế và điều kiện cơ sở vật chất hiện có, nhà trường và các
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tối đa trong quá trình thực hiện đề tài này


4


Sáng kiến kinh nghiệm

III: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
III.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI
DUNG DỊCH CHỨA MỘT MUỐI
III.1.1- Phương pháp:
Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một dung dịch
muối,sau phản ứng lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch rồi cân lại thấy khối lượng lá kim loại
thay đổi.
Phương trình: kim loạitan + muối  Muối mới + kim loại mớibám .
+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau:
Khối lương lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại bám vào - mkim loại tan ra = mtăng
Khối lương lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mgiảm
+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng như sau:
Khối lương lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có:
m kim loại bám vào - mkim loại tan ra = mbđ*

x
100

Khối lương lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mbđ*


x
100

Với mbđ là khối lượng ban đầu của thanh kim loại hoặc đề sẽ cho sẵn khối lượng
kim loại ban đầu.
III.1.2- Một số bài tập có hướng dẫn giải và phân tích các đáp án:
Câu 1: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết
thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng
thêm 1,6gam. Giá trị của x là
A. 1,000.
B. 0,001.
C. 0,040.
D. 0,200.
HƯỚNG DẪN GIẢI

Gọi a là số mol CuSO4 tham gia phản ứng
� FeSO4 + Cu
Phương trình hóa học:
Fe + CuSO4 ��
5


Sỏng kin kinh nghim

Mol: a <------- a--------------------------> a
Theo bi ta cú:

mCu baựm - mFe tan = mFe taờng
64a - 56a = 1,6 Gii ra a = 0,2


Nng mol/l CuSO4: CM =

0, 2
n
= 0, 2 = 1 M
V

Chn A

- ỏp ỏn B: Hc sinh gii c s mol nhng s dng thờ tớch l 200 ml lm.
- ỏp ỏn C: Hc sinh gii s mol bng 0,2 nhng s dng sai cụng thc tớnh
CM = n/V
- ỏp ỏn D: Hc sinh ly s mol va gii chn lm ỏp ỏn.
Cõu 2: Nhỳng thanh kim loi M vo 100ml dung dch FeCl 2 0,5M. Sau khi phn ng
hon ton khi lng thanh kim loi gim 0,45g. Kim loi M l
A. Al.
B. Mg.
C. Zn.
D. Cu.
HNG DN GII
Phõn tớch: Vỡ bi yờu cu xỏc nh kim loi m cha cho húa tr, cỏc ỏp ỏn ch
cú Al l húa tr III, do ú gii quyt bi toỏn n gin hn ta cú th gi s kim loi M cú
húa tr II gii, nu tỡm khụng phi kim loi húa tr II ta chn ỏp ỏn Al. Cũn nu bi
cho cỏc kim loi cú húa tr bin i t I n III, khi ú ta gii trng hp tng quỏt vi n l
húa tr ca kim loi M.
Gi s kim loi cú húa tr II
S mol ca FeCl2: n = CM.V = 0,5 . 0,1 = 0,05 mol
Phng trỡnh húa hc:
M + FeCl2
MCl2 + Fe

Mol: 0,05 <----0,05--------------------> 0,05mol
Theo bi ta cú:

mM tan - mFe baựm = mM giaỷm
0,05.M - 56.0,05 = 0,45 Gii ra M = 65 (Zn)

Chn C
Cõu 3: Ngõm mt lỏ Zn trong dung dch cú hũa tan 4,16gam CdSO 4. Phn ng xong
khi lng lỏ Zn tng 2,35% so vi ban u. Khi lng lỏ Zn trc khi phn ng
l
(Cho : Cd=112, S=32, O=16, Zn=65)
A. 1,30gam.
B. 40,00gam.
C. 3,25gam.
D. 54,99gam.
HNG DN GII
Gi mb l khi lng lỏ Zn ban u
S mol CdSO4

n=

Phng trỡnh húa hc:

m 4,16

= 0,02 mol
M
208

Zntan


+ CdSO4
ZnSO4 + Cdbỏm
6


Sáng kiến kinh nghiệm

Mol: 0,02 <------0,02-----------------------> 0,02
Theo đề bài ta có:

2,35

mCd baùm - mZn tan = mbđ* 100
112.0,02 - 65.0,02 = mbđ.

2,35
� Giải ra: mbđ = 40 gam � Chọn
100

B
- Đáp án A: Học sinh lấy số mol Zn tham gia phản ứng là 0,02:
mZn = 0,02.65 = 1,3 gam
- Đáp án C: Học sinh sử dụng công thức: 112.x – 65.x = 2,35 � x = 0,05
� mZn = 0,05.65 = 3,25 gam
- Đáp án D:
Học sinh viết sai phương trình là : 2Zntan + CdSO4 ��
� Zn2SO4 + Cdbám
Mol: 0,04 <------0,02-----------------------> 0,02
Theo đề bài ta có:

mZn bñ = (mZn tan - mCd baùm ) * 65 * 2,35
(65.0,04 - 112.0,02)* 65 * 2,35 = 54,99 gam � Chọn D
Câu 4: Ngâm một lá Zn có khối lượng 1 gam trong V (ml) dung dịch Cu(NO 3)2 2 M.
Phản ứng xong khối lượng lá Zn giảm xuống 10% so với ban đầu. Giá trị của V là
(Cho : Cu=64, N=14, O=16, Zn=65)
A. 50,00.
B. 0,05.
C. 0,20.
D. 100,00.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Ta có khối lượng lá Zn ban đầu bằng 1 gam
Gọi x là số mol Cu(NO3)2 tham gia phản ứng
Phương trình hóa học:
Zntan + Cu(NO3)2 ��
� Zn(NO3)2 + Cubám
Mol: x <---------x--------------------> x
Theo đề bài ta có:

10

mZn tan - mCu baùm = mbđ* 100 = 0,1

65.x - 64.x = 0,1 � x = 0,1

0,1
� VCu(NO 3 ) 2 =
 0, 05 lít = 50 ml
2




Chọn A.

- Đáp án B: Đây là phương án nhiễu cho học sinh giải ra được thể tích bằng 0,05 lít,
nhưng thể tích trong đề cho là ml
- Đáp án C: Đây là phương án nhiễu cho học sinh sử dụng sai công thức tính thể
tích là
V = n.CM = 0,2 lít.
- Đáp án D: Đây là phương án nhiễu nếu học sinh lấy x = 0,1 là thê tích và chuyển
về ml
Câu 5: Cho một thanh sắt nặng 20 gam vào 200ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Khi
phản ứng xảy ra xong thì khối lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung dịch và
sấy khô là
7


Sáng kiến kinh nghiệm

A. 19,2 gam.

B. 6,4 gam.

C. 5,6 gam.

D. 20,8 gam.

HƯỚNG DẪN GIẢI
Ta có khối lượng thanh Fe ban đầu bằng 20 gam
Số mol CuSO4 = 0,5 . 0,2 = 0,1 mol
Phương trình hóa học:

Fetan + CuSO4 ��
� ZnSO4 + Cubám
Mol: 0,1 <-------0,1--------------------------> 0,1
Theo đề bài ta có:
mCu baùm = 64.0,1 = 6,4 gam
mFe tan = 56.0,1 = 5,6 gam
Như vậy sau phản ứng khối lượng thanh Fe đã tăng lên: 6,4 – 5,6 = 0,8 gam
� Khối lượng thanh Fe khi lấy ra khỏi dung dịch là: 20 + 0,8 = 20,8 gam � Chọn D.
- Đáp án A: Nếu học sinh lấy 20 – 0,8 = 19,2 gam
- Đáp án B: Đây là phương án nhiễu nếu học sinh nghỉ rằng khối lượng Cu bám là
khối lượng Fe sau phản ứng.
- Đáp án C: Đây là phương án nhiễu nếu học sinh tính khối lượng Fe tham gia phản
ứng.
Một số dạng bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối nhưng không phải
sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng lên hoặc giảm xuống. Dạng toán này
đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng ý nghĩa của dãy điện hóa để xét phản ứng đó có
xảy ra hay không và phương trình hóa học của phản ứng đó được viết như thế nào.
Dạng toán này thường được cho trong các kỳ thi Cao đẳng và Đại học, muốn
giải được học sinh phải biết vận dụng nhiều đến kiến thức tổng hợp vô cơ như: cân
bằng phản ứng oxi hóa khử, xác định chiều của 2 cặp oxi hóa khử, dự đoán được
phản ứng diễn ra thế nào.
Câu 6: Cho 0,12 mol Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol HNO 3 loãng để tạo V lít (đktc)
khí NO, và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 24,20.
B. 29,04.
C. 10,80 .
D. 25,32.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Phương trình hóa học:

Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
8

(1)


Sáng kiến kinh nghiệm

Mol:
0,1<---- 0,4 ---------> 0,1
Sau phản ứng: Fedư = 0,12 – 0,1 = 0,02 mol
Trong dung dịch có chứa ion Fe3+ nên tiếp tục xảy ra phản ứng
Fe + 2Fe(NO3)3  3Fe(NO3)2
(2)
Mol: 0,02----->0,04 ------------> 0,06
Dung dịch X gồm: Fe(NO3)2: 0,06 mol, Fe(NO3)3 còn lại: 0,1 – 0,04 = 0,06 mol
Khối lượng muối trong dung dịch X: (180 + 242).0,06 = 25,32 gam � Chọn D
- Đáp án A: Đây là phương án sẽ có nhiều học sinh chọn nhất bằng cách chỉ tính
khối lượng muối Fe(NO3)3 = 0,1 . 242 = 24,2 gam
- Đáp án B: Phương án nhiễu này được tính bằng cách lấy số mol của Fe là 0,12 để
suy ra số mol của muối Fe(NO3)3 và tính khối lượng = 0,12.242 = 29,04 gam
- Đáp án C: Học sinh đã làm hoàn thiện đến phương trình (2), nhưng khi tính khối
lượng chỉ lấy số mol của Fe(NO3)2 và tính khối lượng muối sau phản ứng là 0,06.180 =
10,8 gam. Không cộng khối lượng muối Fe(NO3)3 dư. Phương án này cũng sẽ có nhiều học
sinh chọn.
Câu 7: Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO 3, sau
phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là (Cho Fe = 56, Ag=108, N=14, O=16)

A. 2,11 gam.
B. 1,80 gam.
C. 1,21 gam.
D. 2,65 gam.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phương trình hóa học: Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol:
0,01---> 0,02 ---------> 0,01----->0,02
Sau phản ứng: AgNO3dư = 0,025 – 0,02 = 0,005 mol
Trong dung dịch có chứa ion Fe2+ lại có ion Ag+ nên tiếp tục xảy ra phản ứng
Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag (2)
Mol: 0,005<------0,005 -----> 0,005
Dung dịch X gồm: Fe(NO3)3: 0,005 mol, Fe(NO3)2 còn lại: 0,01 – 0,005 = 0,005 mol
Khối lượng muối trong dung dịch X: (180 + 242).0,005 = 2,11 gam � Chọn A
- Đáp án B: Đây là phương án sẽ có nhiều học sinh chọn nhất, do nghĩ rằng chỉ xảy
ra phản ứng (1) rồi kết thúc. Khối lượng Fe(NO3)2 = 0,01.180 = 1,8 gam.
- Đáp án C: Đây cũng là phương án nhiễu tốt, học sinh đã làm hoàn chỉnh đến pt (2)
nhưng khi tính khối lượng chỉ tính của Fe(NO3)3 = 0,005.242 = 1,21 gam
- Đáp án D: Phương án này được xây dựng sau khi học sinh đã viết được phương
trình (1), đặt đúng số mol và tính khối lượng muối bằng:
m Fe ( NO ) + m AgNO = 0,01.180 + 0,005.170 = 2,65 gam
Học sinh không viết được phương trình (2) và sẽ có rất nhiều em cho rằng phản ứng
(2) không xảy ra do cùng gốc muối NO3-.
3 2

3dö

9



Sáng kiến kinh nghiệm

Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,05 mol Cu tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là
A. 19,45gam.
B. 51,95gam.
C. 35,70gam.
D.
32,50gam.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phương trình hóa học: Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O (1)
Mol:
0,1------------------> 0,2
Cu không tác dụng với dung dịch HCl nhưng trong dung dịch tạo thành có chứa ion
Fe3+ do đó xảy ra phản ứng
2FeCl3 + Cu  2FeCl2 + CuCl2
(2)
Mol:
0,1<-----0,05 ----->0,1---->0,05
Dung dịch Y gồm: FeCl3: 0,1 mol, FeCl2: 0,1 mol, CuCl2: 0,05 mol
Khối lượng muối trong dd X: (127 + 162.5).0,1+135.0,05 = 35,7gam � Chọn C
- Đáp án A: Phương án này được xây dựng nếu học sinh viết được phương trình (2)
và tính khối lượng của 2 muối FeCl2 với CuCl2: 0,1.127 + 0,05.135 = 19,45 gam.
- Đáp án B: Học sinh cộng khối lượng 3 muối ở 2 phương trình lại:
0,1.162.5 + 0,1.127 + 0,05.135 = 51,95 gam
- Đáp án D: Đây sẽ là phương án mà nhiều học sinh chọn nhất được tính bằng cách
lấy số mol pt (1) tính cho khối lượng muối FeCl3: 0,2.162,5 = 32,5 gam. Học sinh
chọn phương án này nhiều do cho rằng đồng không phản ứng với dung dịch FeCl3

nên phản ứng sẽ dừng lại ở đây. Học sinh khá, giỏi hơn có thể thấy được phương
trình (2) nhưng nếu không cẩn thận có thể chọn đáp án A hoặc B.
Câu 9: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl 3, sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan.
Giá trị của m là
A. 34,9.
B. 25,4.
C. 31,7.
D. 44,4.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phương trình hóa học: Mg + 2FeCl3  2FeCl2 + MgCl2 (1)
Mol:
0,1<------ 0,2 -------> 0,2------->0,1
Sau phản ứng:
Mgdư = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
Trong dung dịch có chứa ion Fe2+ nên Mgdư sẽ tiếp tục khử Fe2+ thành Fe
FeCl2 + Mgdư  MgCl2 + Fe
(2)
Mol: 0,1<-----------0,1 -----> 0,1
Dung dịch X gồm: FeCl2 còn lại: 0,1 mol, MgCl2: 0,2 mol
Khối lượng muối trong dung dịch X: 0,1.127 + 0,2.95 = 31,7 gam � Chọn C
- Đáp án A: Học sinh viết được phương trình (1) và tính khối lượng muối:
10


Sáng kiến kinh nghiệm

mmuối = mFeCl 2 + mMgCl 2 = 0,2.127 + 0,1.95 = 34,9 gam, đây là phương án nhiễu hay
nhất mà nhiều học sinh sẽ chọn.
- Đáp án B: Học sinh viết được phương trình (1) và tính khối lượng muối: mFeCl 2 =

0,2.127 = 25,4 gam.
- Đáp án D: Học sinh viết được phương trình (1) và phương trình (2), tính khối
lượng muối: mmuối = mFeCl 2 + mMgCl 2 = 0,2.127 + 0,2.95 = 44,4 gam, đây là phương
án nhiễu nếu học sinh không trừ số mol FeCl2 đã phản ứng với Mg.
Câu 10:Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí
nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2.
B. V1 = 10V2.
C. V1 = 5V2.
D. V1 = 2V2.
(Trích Đề thi TSĐH khối B – năm 2008)
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phương trình hóa học: Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu
(1)
Mol:
V1<-------- V1 -------------------------->V1
Khối lượng chất rắn sau phản ứng: mCu baùm - mFe tan = (64 - 56).V1
Phương trình hóa học: Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(2)
Mol: 0,05.V2<-----0,1.V2 -------------------->0,1.V2
Khối lượng chất rắn sau phản ứng: mAg baùm - mFe tan = 0,1.V2.(108 – 56.0,5)
Theo đề bài khối lượng chất rắn thu được là bằng nhau:
Ta có: (64 - 56).V1 = 0,1.V2.(108 – 56.0,5)
Giải ra ta được: V1 = V2. � Chọn A
III.2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG
DỊCH CHỨA HỖN HỢP MUỐI.
III.2.1- Phương pháp:

Cần lưu ý đến thứ tự các phản ứng: Ion kim loại trong các dung dịch muối lần lượt
bị khử theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa. Nghĩa là kim loại sẽ tác dụng với ion kim loại có
tính oxi hóa mạnh trước.
Ví dụ: Cho Mg (z mol) phản ứng với dung dịch chứa đồng thời FeSO 4 a mol và CuSO4
b mol thì ion Cu2+ sẽ bị khử trước và bài toán dạng này thường giải theo 3 trường hợp:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe (2)
TH 1: Chỉ xảy ra pứ(1). Nghĩa là pứ(1) xảy ra vừa đủ lúc đó dung dịch sau phản ứng
gồm: MgSO4, FeSO4 chưa phản ứng và chất rắn chỉ có Cu.
11


Sáng kiến kinh nghiệm

TH 2: Xảy ra cả 2 pứ(1) và (2) vừa đủ. Nghĩa là dung dịch thu được chỉ có MgSO 4 và
chất rắn gồm Cu và Fe.
TH 3: Pứ(1) xảy ra hết và pứ(2) xảy ra một phần, lúc này lại có 2 khả năng xảy ra
- Sau phản ứng (2) FeSO4 dư:
Số mol FeSO4 dư là (a-x) mol với x là số mol FeSO4 tham gia phản ứng (2).
Lúc đó dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4, FeSO4dư và chất rắn gồm Cu và Fe.
- Sau phản ứng (2) Mg dư:
Số mol Mg dư là z – (a+b) với (a+b) là số mol Mg phản ứng với 2 muối.
Lúc đó dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4 và chất rắn gồm Cu, Fe và Mg dư.
Bài toán dạng này thường chỉ xảy ra trường hợp 3, để giải được ta cần chú ý qui tắc
sắp xếp của dãy điện hóa, cặp chất nào xảy ra trước và chú ý cách đặt số mol vào phương
trình cho phù hợp. Phải xác định được dung dịch và chất rắn sau phản ứng gồm những chất
nào với số mol bao nhiêu.
III.2.2- Một số bài tập có hướng dẫn giải và phân tích các đáp án:
Câu 11: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO 3 0,1M
và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X

và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 2,80.
B. 2,16.
C. 4,08.
D. 0,64.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Trong hỗn hợp dung dịch gồm ion Ag+ và ion Cu2+, mà ion Ag+ có tính
oxi hóa mạnh hơn nên phản ứng trước, khi Ag+ hết mà số mol Fe vẫn còn thì xảy ra tiếp
phản ứng với Cu2+.
Số mol AgNO3 = nAg  = 0,02 mol; Số mol Cu(NO3)2 = nCu2+ = 0,1 mol;
Số mol Fe = 0,04 mol
Phương trình: Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol 0,01 <----0,02------------------------->0,02
Sau phản ứng Fe còn 0,04 – 0,01 = 0,03 mol, phản ứng tiếp với Cu(NO3)2
Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu
(2)
Mol 0,03----->0,03------------------------->0,03
Khối lượng rắn = mAg + mCu = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 gam � Chọn C
- Đáp án B: Đây là phương án nhiễu mà nhiều học sinh sẽ chọn, học sinh chỉ tính
khối lượng rắn = mAg từ phương trình (1) 0,02.108 = 2,16 gam
- Đáp án A: Học sinh sẽ tính khối lượng Fe tham gia phản ứng = 0,01.56 = 0,56 gam
và khối lượng rắn = mFe tgpư + mFe bđ = 0,56 + 2,24 = 2,8 gam.
- Đáp án D: Học sinh tính khối lượng rắn = 2,8 – mAg = 0,64 gam
Câu 12:Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO 3)2 0,3M và AgNO3 0,3M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m 2 gam chất rắn X. Nếu cho
12


Sáng kiến kinh nghiệm


m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở
đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 8,10 và 5,43.
B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Trong hỗn hợp dung dịch gồm ion Ag+ và ion Cu2+, mà ion Ag+ có tính
oxi hóa mạnh hơn nên phản ứng trước, khi Ag+ hết mà số mol Al vẫn còn thì xảy ra tiếp
phản ứng với Cu2+. Khi cho m2 gam chất rắn X vào dung dịch HCl dư tạo ra khí H2 nên trong
X phải có Al dư.
Số mol AgNO3 = nAg  = 0,03 mol; Số mol Cu(NO3)2 = nCu2+ = 0,03 mol;
Phương trình: Al + 3AgNO3  Al(NO3)3 + 3Ag
(1)
Mol 0,01 <----0,03------------------------->0,03
Sau phản ứng Fe còn 0,04 – 0,01 = 0,03 mol, phản ứng tiếp với Cu(NO3)2
2Al + 3Cu(NO3)2  2Al(NO3)3 + 3Cu
(2)
Mol 0,02<-----0,03----------------------------->0,03
Phương trình: 2Aldư + 2HCl  2AlCl3 + 3H2
Mol
0,01<---------------------------------0,015
Giá trị m1 = mAl = (0,01+0,02+0,01 ).27 = 1,08 gam
Giá trị m2 = mAg + mCu = 0,03.108 + 0,03.64 = 5,16 gam � Chọn D
Khi tìm được giá trị m1 = 1,08 gam ta chỉ còn 2 đáp án là B và D, học sinh sẽ chọn
đáp án B nếu tính khối lượng rắn m2 = mAg + mCu + mAl dư = 5,43 gam
- Đáp án C: Học sinh tính khối lượng m1 = mAl (phản ứng 3) = 0,02 . 27 = 0,54 gam
- Đáp án A: Đây là đáp nhiễu cho khối lượng m2.
Câu 13:Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO 3)3 và 0,2 mol
AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn, số mol Fe(NO3)3 trong dung dịch bằng :
A. 0,3.

B. 0,2.
C. 0,4.
D. 0,0.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: do ion Ag có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+ nên sẽ phản ứng với Fe
trước, nếu sau phản ứng này ion Ag+ hết thì Fe sẽ tiếp tục phản ứng với Fe3+.
+

Phương trình: Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol 0,1<---------0,2----------------------->0,2
Sau phản ứng Fe còn 0,2 – 0,1 = 0,1 mol, phản ứng tiếp với Fe(NO3)3
Fe + 2Fe(NO3)3  3Fe(NO3)2
(2)
Mol 0,1<--------0,2------------->0,3
Vậy sau phản ứng Fe(NO3)3 đã phản ứng hết. � Chọn D
- Đáp án A: Học sinh viết phương trình (1) Fe + 3AgNO 3  Fe(NO3)3 + 3Ag ,
lúc đó số mol Fe(NO3)3 tạo ra là 0,1 + 0,2 (số mol Fe(NO 3)3 chưa phản ứng) = 0,3
mol
13


Sáng kiến kinh nghiệm

- Đáp án B: Đây là đáp nhiễu nếu học sinh xem như Fe(NO 3)3 không phản ứng với
Fe, do đó còn nguyên trong dung dịch.
- Đáp án C: Học sinh viết phương trình (1) Fe + 3AgNO 3  Fe(NO3)3 + 3Ag ,
và đặt số mol Fe vào để tính được Fe(NO 3)3 = 0,2 mol và số mol Fe(NO3)3 chưa phản
ứng 0,2 = 0,4 mol.
Câu 14:Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M.

Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của
Fe) và 32,4 g chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,2.
B. 16,8.
C. 8,4.
D. 5,6.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Do chưa có số mol Fe, ta cần phân tích để thấy được khi nào dung dịch
có 3 muối và đó là 3 muối nào để có cách giải phù hợp. Bài toán xảy ra các phản ứng sau:
Phương trình: Fe + 2AgNO3 --> Fe(NO3)2 + 2Ag (1),
- Nếu phản ứng (1) này vừa đủ dung dịch chỉ có 2 muối chứa 2 ion là Fe2+ và Cu2+.
- Nếu sau phản ứng (1) Fe dư + Cu2+  Fe2+ + Cu (2),
- Phản ứng (2) xảy ra vừa đủ, dung dịch chỉ có 1 muối của ion Fe2+
- Sau phản ứng (2) Fe dư dung dịch chỉ có 1 muối của ion Fe2+
- Sau phản ứng (2) Cu2+ dư dung dịch chỉ có 2 muối của 2 ion Cu2+ và Fe2+.
Như vậy để được 3 muối thì chưa xảy ra phản ứng (2), nghĩa là trong dung dịch đã
có muối của ion Cu2+, và sau phản ứng (1) AgNO3 dư và tiếp tục phản ứng với Fe(NO3)2
Phương trình: AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag (3)
- Để dung dịch chỉ có 1 muối của Fe thì sau phản ứng (3) Fe(NO3)2 phải hết và
AgNO3 dư để được dung dịch có 3 muối là: Cu(NO3)2 chưa phản ứng, AgNO3 dư,
Fe(NO3)3 tạo ra.
Số mol AgNO3 = 0,4 mol; số mol Cu(NO3)2 = 0,1 mol, gọi x là số mol của Fe
Phương trình: Fe + 2AgNO3 --> Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol
x------>2x------------>x--------->2x
Phương trình: AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag
(3)
Mol
x <------------x-------------------------> x

Chất rắn gồm: Ag: 3x mol; 3x.108 = 32,4 � x = 0,1
Khối lượng Fe = 0,1 . 56 = 5,6 gam � Chọn D
- Đây là một bài toán khó, để giải được HS phải phân tích để đưa ra được 3 muối (có
1 muối của Fe).
- Đáp án A: HS đặt số mol AgNO3 vào p/t(1) tính khối lượng Fe bằng: 56.0,2 = 11,2
g.
- Đáp án B: HS viết phương trình (1) và phương trình (2), xem phản ứng xảy ra vừa
đủ, đặt số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 vào để tính khối lượng Fe = (0,1+0,2).56 = 16,8
gam.
14


Sáng kiến kinh nghiệm

- Đáp án C: HS chỉ viết phương trình (1) dung dịch 3 muối gồm: Cu(NO3)2 chưa
phản ứng, AgNO3 dư, Fe(NO3)2 tạo ra.
Khối lượng rắn: 108.2x = 32,4 � x = 0,15 � mFe = 8,4 gam.
Câu 15:Cho m(gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2
0,1M. Sau phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung dịch X. Giá trị của m là
A. 6,72.
B. 2,80.
C. 8,40.
D. 17,20.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: do ion Ag có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+ nên phản ứng trước với Fe,
nhưng do chưa biết số mol Fe nên bài toán có thể xảy ra những trường hợp sau:
TH1: Chỉ xảy ra phản ứng : Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol 0,05<-----0,1------------------------->0,1
Khối lượng rắn = mAg = 0,1 . 108 = 10,8 gam < 15,28 gam

TH2: Xảy ra phản ứng: Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol 0,05<-----0,1------------------------->0,1
Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu
(2)
Mol 0,1<-----0,1------------------------->0,1
Khối lượng rắn = mAg + mCu = 0,1.108 + 0,1.64 = 17,28 gam > 15,28 gam
Như vậy bài toán xảy ra trường hợp 3:
TH3: Sau phản ứng (2) Fe hết và Cu(NO3)2 dư, với x là số mol Fe tham gia phản ứng
(2)
Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol 0,05<-----0,1------------------------->0,1
Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu
(2)
Mol x---------> x -------------------------> x
Khối lượng chất rắn: mAg + mCu = 0,1.108 + 64.x = 15,28 � x = 0,07 mol
Kiểm tra lại: CuSO4 dư: 0,1 – x = 0,1 – 0,07 = 0,03 mol
Khối lượng Fe: mFe = (0,05 + 0,07).56 = 6,72 gam � Chọn A
- Đáp án B: Học sinh chỉ tính khối lượng của Fe từ phương trình (1):
mFe = 0,05.56 = 2,8 gam.
- Đáp án C: Học sinh tính khối lượng của Fe từ phương trình (1) và (2):
mFe = 0,05.56 + 0,1.56 = 8,4 gam.
- Đáp án D: Học sinh tính m bằng cách lấy khối lượng Cu và khối lượng Ag trường
hợp (2) cộng lại:
Khối lượng rắn = mAg + mCu = 0,1.108 + 0,1.64 = 17,28 gam.
III.3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI
+

DUNG DỊCH CHỨA MỘT MUỐI.

III.3.1- Phương pháp:
Khi cho hỗn hợp kim loại vào dung dịch chứa 1 muối ta cần chú ý đến thứ tự của các
phản ứng xảy ra: Kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ phản ứng với ion kim loại trong
15


Sáng kiến kinh nghiệm

dung dịch muối trước. Nếu sau phản ứng ion kim loại vẫn còn thì phản ứng tiếp với kim
loại có tính khử mạnh tiếp theo.
Đối với những bài toán chưa cho số mol cụ thể ta phải lập các trường hợp để giải.
Ví dụ: Cho hỗn hợp Mg (a mol) và Fe (b mol) tác dụng với dung dịch chứa x mol
CuSO4 thì Mg sẽ phản ứng trước, khi nào Mg hết mà CuSO 4 vẫn còn thì phản ứng tiếp
với Fe. Bài toán này cũng có 3 trường hợp có thể xảy ra theo thứ tự như sau:
Mg
+ CuSO4 → MgSO4+ Cu
(1)
Mol
a ----------->a-------------------->a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(2)
Mol
x <------------x-------------------->x
TH 1: Chỉ xảy ra phản ứng (1). Lúc đó dung dịch chỉ có MgSO4 và chất rắn gồm Cu, Fe
còn nguyên và có thể có Mg còn dư.
TH 2: Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) vừa đủ. Lúc đó dung dịch gồm MgSO4 và FeSO4
và chất rắn chỉ có Cu.
TH 3: Phản ứng (1) xảy ra hết và phản ứng (2) xảy ra một phần và thường có 2 khả năng
- Sau phản ứng Fe còn dư.
Mg

+ CuSO4 → MgSO4+ Cu
(1)
Mol
a ----------->a----------->a------>a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(2)
Mol
x <------------x-------->x-------->x
+ Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: a mol,FeSO4: x mol
+ Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu (a+x)mol và Fe dư: (b-x)mol
- Sau phản ứng CuSO4 còn dư.
Mg
+ CuSO4 → MgSO4+ Cu
(1)
Mol
a ----------->a----------->a------>a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(2)
Mol
b ----------->b------------>b----->b
+ Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: a mol, FeSO4: x mol, CuSO4 dư: [x-(a+b)]
mol
+ Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu (a+b)mol .
- Bài toán dạng này có 3 trường hợp, với phần thi trắc nghiệm và bài tập cho hỗn
hợp kim loại thường chỉ xảy ra trường hợp 3, trong trường hợp 3 lại có 2 khả năng và
thường nếu đề cho khối lượng chất rắn sau phản ứng ta giải trường hợp kim loại dư.
Còn nếu bài toán cho dữ kiện sau phản ứng là dung dịch ta giải trường hơp dung dịch
muối dư.
- Đây chỉ là một trong những phương pháp để giải dạng bài toán này, tuy nhiên tùy
thuộc vào câu hỏi và đề bài mà có cách làm phù hợp, đặc biệt là với dạng toán trắc

nghiệm nên chú ý thêm đến một số thủ thuật và phương pháp giải nhanh.
16


Sáng kiến kinh nghiệm

3.2- Một số bài tập có hướng dẫn giải và phân tích các đáp án:
Câu 16:Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào
dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 6,40.
B. 16,53.
C. 12,00.
D. 12,80.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Do Zn có tính khử mạnh hơn Cu nên sẽ phản ứng trước với Fe 3+,
đây là bài toán đã biết trước số mol nên các phản ứng sẽ diễn ra từ từ theo đúng ý
nghĩa của dãy điện hóa: “Chất oxi hóa mạnh sẽ phản ứng với chất khử mạnh để tạo
ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn”.
Ta có: Phương trình khối lượng của hỗn hợp: 65.x + 64.2x = 19,3 � x = 0,1 mol
Phương trình phản ứng : Zn + Fe2(SO4)3  2FeSO4 + ZnSO4
(1)
Mol 0,1-------->0,1----------------------->0,1
Sau phản ứng: Fe2(SO4)3 còn 0,1 mol, tiếp tục tác dụng với Cu.
Phương trình phản ứng : Cu + Fe2(SO4)3  2FeSO4 + CuSO4
(2)
Mol 0,1<-------0,1----------------------->0,1
Sau phản ứng Cudư = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
Khối lượng kim loại: mCu = 0,1 . 64 = 6,4 gam � Chọn A
- Đáp án B: Học sinh viết phương trình 3Zn + Fe2(SO4)3  3ZnSO4 + 2Fe

Mol

0,1----------------------------------->

Khối lượng kim loại = mCu + mFe = 0,1 . 64 +

0,2
3

0,2
3

.56 = 16,53 gam

- Đáp án C:
Phương trình phản ứng : Zn + Fe2(SO4)3  Fe
+ ZnSO4
(1)
Mol 0,1-------->0,1--------->0,1
Sau phản ứng: Fe2(SO4)3 còn 0,1 mol, tiếp tục tác dụng với Cu.
Phương trình phản ứng : Cu + Fe2(SO4)3  2FeSO4 + CuSO4
(2)
Mol 0,1<-------0,1----------------------->0,1
Khối lượng kim loại = mCu + mFe = 0,1 . 64 + 0,1.56 = 12 gam
- Đáp án D: Chỉ xảy ra phản ứng (1) do Cu đứng sau Fe, và đây là đáp án sẽ có
nhiều HS chọn nhất.
Phương trình phản ứng : Zn + Fe2(SO4)3  2FeSO4 + ZnSO4
(1)
Mol 0,1-------->0,1----------------------->0,1
Khối lượng kim loại = mCu còn nguyên = 0,2 . 64 = 12,8 gam

Câu 17:Cho hỗn hợp bột gồm 2,7gam Al và 5,6gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3
1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Gía trị của
m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 59,4.
B. 64,8.
C. 32,4.
D. 54.
17


Sáng kiến kinh nghiệm

HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Do Al có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng trước với ion Ag + trong
dung dịch AgNO3. Đây là bài toán đã biết trước các số mol nên ta chỉ cần nắm ý nghĩa của
dãy điện hóa là có thể làm được.
Phương trình: Al + 3AgNO3  Al(NO3)3 + 3Ag
(1)
Mol 0,1--------->0,3----------------------->0,3
Sau phản ứng AgNO3 còn 0,55 – 0,3 = 0,25 mol, phản ứng tiếp với Fe
Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(2)
Mol 0,1-------->0,2-------------0,1------> 0,2
Sau phản ứng AgNO3 còn 0,25 – 0,2 = 0,05 mol, phản ứng tiếp với Fe(NO3)2
Phương trình: AgNO3 dư + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag
(3)
Mol 0,05-------->0,05-------------0,05------> 0,05
Khối lượng rắn m = mAg = (0,3+0,2+0,05).108 = 59,4 gam � Chọn A
- Đáp án B: Từ phương trình (3). HS đặt số mol Fe(NO 3)2 vào để suy ra số mol Ag.
Lúc đó khối lượng rắn được tính bằng: m = mAg = (0,3+0,2+0,1).108 = 64,8 gam

- Đáp án C: Học sinh tính mrắn = mAg từ pứ (1) = 0,3.108 = 32,4 gam
- Đáp án D: mrắn = mAg pứ (1) + mAg pứ (2) = 0,3.108 + 0,2.108 = 54 gam.
Tất cả các đáp án còn lại trong bài toán này đều hay và sẽ có nhiều học sinh
chọn nhất vào đáp án D do các em cho rằng giữa AgNO 3 và Fe(NO3)2 không phản
ứng với nhau. Và đây là vấn đề mà thầy cô giáo chúng ta cũng phải quan tâm để
giảng dạy và hướng dẫn các em.
Câu 18:Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn
hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 56,37%.
B. 64,42%.
C. 43,62%.
D. 37,58%.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Do Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên sẽ phản ứng trước với ion Cu 2+ trong
dung dịch CuSO4. Vì đề bài chưa cho biết sô mol của Zn và Fe nên ta phải giải bài toán
theo trường hợp mà sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại.
Ta có thể phân tích bài toán trên như sau: Đầu tiên sẽ xảy ra

Phương trình: Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
(1)
Vì sau phản ứng là hỗn hợp kim loại nên sau phản ứng (1) Zn dư hoặc vừa đủ phản
ứng, CuSO4 hết. Lúc đó khối lượng Cu thu được, mCu = 0,3.64 = 19,2 gam. Khối
lượng Zn tham gia phản ứng mZn = 0,3 . 65 = 19,5 gam � mFe = 10,5 gam � m rắn =
19,2 + 10,5 = 29,7g.
Như vậy, sau phẳn ứng (1) Zn phải hết, CuSO4 dư phản ứng tiếp với Fe.
Phương trình: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
(2)
Để thu được hỗn hợp kim loại thì sau phản ứng (2) Fe phải dư và CuSO4 hết, vì đề bài
18



Sáng kiến kinh nghiệm

cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Gọi a là số mol Zn, b là số mol của Fe
Phương trình: Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
(1)
Mol:
a -------->a----------------------------->a
Phương trình: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
(2)
Mol:
(0,3-a)<--(0,3-a)--------------------->(0,3-a)
30,4 gam hỗn hợp kim loại gồm: Cu: 0,3 mol, Fe dư: [b – (0,3-a)] mol
Ta có hệ phương trình:
65a + 56b = 29,8
(*)
64.0,3 + 56.[b – (0,3-a)] = 30,4
(*)(*)
Giải (*) và (*)(*) ta được: a= 0,2, b = 0,3
0,3.56

%m = 29,8 .100  56,37% �

Chọn A

Fe

0, 2.56


- Đáp án D: Học sinh lấy sai số mol của Fe. %m = 29,8 .100  37,58%
- Đáp án C: Học sinh lấy số mol Zn và khối lượng nguyên tử của Zn.
Fe

nZn .65

0, 2.65

%m = 29,8 .100  29,8 .100  43, 62%
Câu 19:Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4 Sau khi kết
thúc các phản ứng lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần %
theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là
A. 90,27%.
B. 85,30%.
C. 82,20%.
D. 12,67%.
Fe

HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Vì đề bài cho CuSO4 dư nên Zn và Fe phản ứng hết
Gọi a là số mol Zn, b là số mol của Fe
Phương trình: Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
(1)
Mol:
a -------->a----------------------------->a
Phương trình: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
(2)
Mol:
b -------->b----------------------------->b

Ta có: 65a + 56b = 64(a + b) � a = 8b
(3)
mZn

65a

65.8b

%m = m .100  65a  56b .100  65.8b  56b .100  90, 27% �
Zn
hh

Chọn A

- Đáp án D: Từ phương trình (3) nếu HS giải ra b = 8a thay vào ta có %m =
Zn

12,67%
- Đáp án B, C: chưa khả thi.
Câu 20:Cho hỗn hợp rắn A gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với 300 ml
dung dịch AgNO3 2M khi phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là
A. 21,6 gam.
B. 43,2 gam.
C. 54,0 gam.
D. 64,8 gam.
19


Sáng kiến kinh nghiệm


HƯỚNG DẪN GIẢI
Nhận xét: Do Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên phản ứng trước với ion Ag + trong
dung dịch AgNO3. Đây là bài toán đã biết trước các số mol nên ta chỉ cần nắm ý nghĩa của
dãy điện hóa là có thể làm được.
Phương trình: Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mol
0,1------->0,2---------->0,1-------->0,2
Sau phản ứng AgNO3 còn 0,6 – 0,2 = 0,4 mol, phản ứng tiếp với Cu
Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
(2)
Mol 0,1-------->0,2-------------0,1------> 0,2
Sau phản ứng AgNO3 còn 0,4 – 0,2 = 0,2 mol, phản ứng tiếp với Fe(NO3)2
Phương trình: AgNO3 dư + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag
(3)
Mol 0,1<-----------0,1-----------------------> 0,1
Khối lượng rắn mAg = (0,2+0,2+0,1).108 = 54 gam � Chọn C
- Đáp án D: Từ phương trình (3). HS đặt số mol AgNO 3 vào để suy ra số mol Ag.
Lúc đó khối lượng rắn được tính bằng: m = mAg = (0,2+0,2+0,2).108 = 64,8 gam
- Đáp án A: Học sinh tính mrắn = mAg từ pứ (1) = 0,2.108 = 21,6 gam
- Đáp án B: mrắn = mAg pứ (1) + mAg pứ (2) = 0,2.108 + 0,2.108 = 43,2 gam.
BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn
toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2.
C. HNO3.
D. Cu(NO3)2.
Câu 2: Cho một thanh Cu nặng 50g vào 200ml dung dịch AgNO3 . Khi phản ứng kết thúc
đem thanh đồng ra cân lại thấy khối lượng là 51,52 g . Nồng độ mol/lít dung dịch AgNO3

ban đầu là
A. 0,05M.
B. 0,01M.
C. 0,20M.
D. 0,10M.
Câu 3: Cho 0,15 mol Fe vào dd chứa 0,4 mol HNO3 loãng để tạo V lít (đktc) khí NO, và
thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,20.
B. 21,60.
C. 10,80 .
D. 27,00.
Câu 4: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250gam dung dịch AgNO 3
4%. Khi lấy vật ra khỏi dd thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lựợng
của vật sau phản ứng là
A. 0,76gam.
B. 10,76gam.
C. 1,08gam.
D. 17,00gam.
Câu 5: Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dd CuSO4 0,5M sau khi lấy thanh M
ra khỏi dd thấy khối lượng tăng 1,6g, nồng độ CuSO4 gỉam còn 0,3M. Kim loại M là
A. Zn.
B. Fe.
C. Mg.
D. Ca.
Câu 6: Nhúng một lá kẽm vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy lá Zn ra cân thấy nhẹ
hơn 0,025g so với trước khi nhúng. Khối lượng Zn đã tan ra và lượng Cu đã bám vào là
A. mZn=1,600g;mCu=1,625g.
B. mZn=1,500g;mCu=2,500g.
C. mZn=2,500g;mCu=1,500g.
D. mZn=1,625g;mCu=1,600g.

20


Sáng kiến kinh nghiệm

Câu 7: Nhúng một lá sắt nặng 8gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian
lấy lá sắt ra cân lại nặng 8,8gam xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol
CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là
A. 2,30M.
B. 0,27M.
C. 1,80M.
D. 1,36M.
Câu 8: Cho 7,2 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl 3, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của
m là
A. 34,9.
B. 44,4.
C. 25,4.
D. 28,5.
Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H 2SO4 đặc, nóng đến khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan
có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
B. MgSO4.
C. MgSO4 và FeSO4.
D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
Câu 10: Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp
chất hóa trị II. Một lá ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá ngâm vào dung dịch
Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta thấy lá kim loại ngâm trong muối Pb(NO 3)2 tăng
19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên lượng kim

loại bị hòa tan là bằng nhau. Tên lá kim loại là
A. Zn.
B. Fe.
C. Mg.
D. Cd.
+
2+
Câu 11: Cho 4,8g Mg vào dung dịch chứa 0,02 mol Ag , 0,15mol Cu . Khối lượng
chất rắn thu được là
A. 11,76.
B. 8,56.
C. 7,28.
D. 12,72.
Câu 12: Cho 2,24g Fe vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M. Khuấy
đều cho đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng (gam) chất rắn thu được là
A. 4,080.
B. 1,232.
C. 8,040.
D. 12,320.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol
Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng (gam) chất
rắn thu được là
A. 6,4.
B. 10,8.
C. 14,0.
D. 17,2.
Câu 14: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm
Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm
khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt).
Khối lượng (gam) sắt đã phản ứng là

A. 1,40.
B. 2,16.
C. 0,84.
D. 1,72.
(Trích Đề thi TSĐH khối B – năm 2009)
Câu 15: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl 2 và CuCl2. Khối lượng chất
rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5
gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối
lượng (gam) các muối trong X là
A. 13,1.
B. 17,0.
C. 19,5.
D. 14,1.
(Trích Đề thi TSĐH khối B – năm 2008)

21


Sáng kiến kinh nghiệm

C. PHẦN KẾT THÚC
Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích cực,
tự tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng tới
việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học phải gắn liền
với giá trị thực tiễn của nôi dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu hướng của giáo
dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc
sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là:
-Khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo chủ động trong quá
trình làm bài tập
-Khả năng tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của học sinh

-Khả năng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo từng nhóm đối
tượng
Áp dụng các bài tập phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lí
trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí thoải mái
trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học rất
ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các dạng bài tập
vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông qua chất lượng
học tập bộ môn này được nâng cao. Cụ thể như sau
1. Đối với học sinh
-Kết quả học sinh giỏi cấp Thành phố của trường năm học 2016-2017 đứng thư
6/9 trường toàn Thành Phố
-Kết quả ở HKI năm học 2016-2017 bộ môn hóa học 9 của trường như sau :
Loại
khối

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

kém

9

18%


20%

59%

3%

0%

2. Đối với giáo viên
Đây là một đề tài sực sự bổ ích có thể tham khảo dùng tài liệu nghiên cứu và
bồi dưỡng học sinh giỏi trong các năm học, nhằm góp phần nâng cao kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng giáo dục cho quá trình giảng dạy, cho
ngành giáo dục, để đạt được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.

22


Sáng kiến kinh nghiệm

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Với cố gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được giảm hơn nữa,
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đó là vấn đề quan tâm của xã hội và bản
thân chúng ta trong sự nghiệp trồng người.
Qua đề tài này tôi nhận thấy để phát triển tư duy, nhân cách của học sinh một
cách toàn diện, không chỉ áp dụng các chuyên đề vào giảng dạy trong nhà trường mà
còn phát triển nhân rộng thêm ở các cụm, nhóm, các trường, tạo điều kiện cho giáo
viên gặp gở, giao lưu học hỏi lẩn nhau và cùng trao đổi chuyên môn chuyên sâu.
II.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận

- Qua những vấn đề tôi đã trình bày, tôi nhận thấy rằng để đạt được kết quả tốt trong
công tác giãng dạy cần sử dụng triệt để các phương pháp nhằm nâng cao tinh thần
tính tự giác của học sinh, có như thế học sinh mới chiếm lĩnh được kiến thức mà giáo
viên truyền đạt
- Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt trong việc dạy mũi nhọn thì không chỉ học môn
hóa mà nó còn phụ thuộc vào nhiều bộ môn khác cùng kết hợp, chẳng hạn như môn
toán, lý, sinh,...
2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường tạo mọi điều kiện tối đa cho quá trình đào tạo chất lượng đại trà
từ đó mới phát triển và đào tạo chất lượng mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng
chung của nhà trường và của ngành giáo dục.
- Đối với ngành giáo dục: cần phát triển và nhân rộng các chuyên đề hay cho các
giáo viên nghiên cứu và học tập, từ đó cùng với ngành giáo dục giúp học sinh phát
triển được những phẩm chất sẳn có và nâng cao chất lượng giáo dục
Vì chưa có điều kiện tìm hiểu môi trường học ở những nơi khác nhau và nguồn
lực có hạn, nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong quý cấp cùng quý đồng nghiệp
đóng góp ý kiến thêm cho đề tài để những năm tiếp theo đề tài hoàn thiện hơn và
phong phú hơn để được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy bộ môn hóa học khối 9
Xin chân thành cảm ơn!

23


Sáng kiến kinh nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9
( Nhà xuất bản Giáo Dục)
[2] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 9
( Nhà xuất bản Giáo Dục)

[3] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 8
(Nhà xuất bản Giáo Dục)
[4] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 8
(Nhà xuất bản Giáo Dục)
[5] NHỮNG VẪN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THCS MÔN HÓA HỌC
(Nhà Xuất Bản Giáo Dục)
[6] SÁCH THAM KHẢO: HƯỚNG DẨN GIẢI NHANH BÀI TẬP HÓA HỌC
( Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tác giả Cao Cự Giác)
[7] TUYỂN CHỌN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN HÓA HỌC
( Nhà xuất bản ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, tác giả PHẠM NHỌC AN- TRƯƠNG DUY
QUYỀN)

[8] LỜI GIẢI ĐỀ THI CHUYÊN HÓA HỌC 9
(Tác giả: HUỲNH VĂN ÚT nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh)
[9] SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 NÂNG CAO ( Bộ giáo dục và đào tạo)

24


Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
Trang
A PHẦN MỞ ĐẦU

1

I. Lý do chọn đề tài

1


1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

2

2. Giả thuyết khoa học

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

5. Dự báo đóng góp của đề tài

2

B NỘI DUNG

3

I. Cơ sở lý luận

3

II. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài


3

III. Nội dung và biện pháp thực hiện đề tài

5-21

C PHẦN KẾT THÚC

21

I. Bài học kinh nghiệm

22

II. Kết luận và kiến nghị

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

MỤC LỤC

25

25



×