Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHUYÊN ĐỀ: “Dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn kết hợp giới thiệu di sản trong dạy học Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG
TRƯỜNG THCS TRIỆU PHƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Triệu Phước, ngày 18 tháng 12 năm 2017

PHẦN I: BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
“DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ, TÍCH HỢP LIÊN MÔN KẾT HỢP GIỚI THIỆU
DI SẢN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC”
I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Dạy học theo chủ đề là xu hướng mà tất cả GV đều phải thực hiện khi chương
trình SGK mới sẽ ban hành trong một vài năm tới. Vì vậy, việc xây dựng một chủ đề
dạy học trên nền chương trình SGK hiện tại sẽ là một bước giúp cho mỗi GV tiếp cận
và làm quen với việc dạy học theo chủ đề trong những năm tới. Việc dạy học theo chủ
đề dù đơn môn hay liên môn thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng của chủ đề ấy vào
thực tiễn cũng như vào các môn học khác. Mục đích của dạy học theo chủ đề là hướng
đến HS, nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Muốn vậy, đòi hỏi phải tổ chức hoạt
động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ
chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt
quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn.
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Sở GD&ĐT
Quảng Trị, Phòng GD&ĐT huyện Triệu Phong về việc thực hiện chuyên đề Âm Nhạc
cấp huyện theo hướng xây dựng một chủ đề phù hợp với điều kiện và thực tế dạy học
hiện tại. Trong quá trình dạy học cũng như việc nghiên cứu SGK nhóm giáo viên Âm
Nhạc chúng tôi chọn chuyên đề "dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn kết hợp giới
thiệu di sản trong dạy học âm nhạc" trong chương trình lớp 6 để xây dựng một chủ
đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, với mong muốn sẽ tạo được


hiệu ứng tích cực trong việc thay đổi cách học của HS và cách dạy của GV, từ đó nhằm
rút ra những kinh nghiệm cho những chủ đề dạy học tiếp theo.
2. Quan niệm về dạy học theo chủ đề
Theo công văn 4099 của Bộ GD&ĐT ngày 5/8/2014 về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm 2014-2015, thực hiện kế hoạch giáo dục, mục
1.2: “Các sở/ phòng GDĐT chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện cho các tổ/
nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề
dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế
hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực… Kế hoạch dạy học của tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh
đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra”;
“Trên cơ sở kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt, tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên có
thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/
tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết
có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học”.

1


Trong mỗi chủ đề dạy học, thành phần không thể thiếu đó là nội dung học tập,
ngoài ra chủ để có thể kết hợp trình bày cả phần phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Với môn Âm nhạc ở THCS, có những phương án biên soạn chủ đề sau:
Phương
án

Nội dung

1


Sử dụng nội dung trong từng bài (3 tiết) của SGK
Âm nhạc, đặt tên chủ đề theo nội dung của bài hát.
Ví dụ bài 1, lớp 6: chủ đề Hòa bình.

2

Sử dụng nội dung trong từng bài (3 tiết) của SGK
Âm nhạc, đặt tên chủ đề theo nội dung của bài hát và
điều chỉnh chút ít nội dung. Ví dụ với chủ đề Hòa
bình, HS nghe thêm 1 vài bài hát về hòa bình: Tiếng
hát bạn bè mình, Em yêu hòa bình, Em như chim câu
trắng, …

3

Sử dụng nội dung trong SGK Âm nhạc của từng lớp,
sắp xếp lại nội dung theo chủ đề. Ví dụ chủ đề Hành
khúc (lớp 7), có thể dùng nội dung: Học hát- Chúng
em cần hòa bình (tiết 8); TĐN bài số 1- Ca ngợi Tổ
quốc (tiết 2); Âm nhạc thường thức- Nhạc sĩ đỗ
Nhuận và bài hát Hành quân xa (tiết 10).

4

Sử dụng nội dung trong SGK Âm nhạc của các lớp,
sắp xếp lại nội dung theo chủ đề. Ví dụ chủ đề Âm
vang Tây Nguyên, có thể dùng bài hát ở lớp 7- Đi
cắt lúa, bài TĐN ở lớp 7- Xuân về trên bản, bài Âm
nhạc thường thức ở lớp 8- giới thiệu 3 nhạc cụ ở Tây
Nguyên (cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn đá).


5

Sử dụng nội trong SGK Âm nhạc và nội dung của
những môn học khác. Ví dụ chủ đề Nghệ thuật dân
gian vùng Kinh Bắc, có thể dùng nội dung các môn
Âm nhạc, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Ngữ văn, …

Phương
Kiểm tra
pháp
đánh giá
dạy học

Ở chuyên đề này, chúng tôi xin chọn phương án thứ 3 để thực hiện.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: “Dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn kết hợp
giới thiệu di sản trong dạy học Âm nhạc”
1. Cơ sở của dạy học liên môn và sử dụng di sản văn hóa trong dạy học âm nhạc
1.1. Dạy học liên môn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc
lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Sinh học, Hóa học,Vật lý hoặc các môn thuộc lĩnh
2


vực xã hội như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới, với
hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số
môn học của trường tiểu học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự
nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào
dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội

dung mới đã được tích hợp vào môn học ở bậc THCS , đã được triển khai thí điểm và
bước đầu đã thu được những thành công nhất định và đây cũng là nội dung của chương
trình sách giáo khoa mới của Bộ GD&ĐT ban hành đồng bộ tới đây.
Thực tế ở các trường đại học, một sinh viên khoa sinh ngoài việc được đào tạo
chuyên môn sinh của mình còn được đào tạo cả hóa học, vật lý và toán học hay việc
ghép chuyên môn đào tạo như: Sinh-Kỹ; Sinh - Hóa; Toán - Hóa; Toán - Lý cũng cho
ta thấy cảm giác có sự liên môn.
1.2. Sử dụng di sản
Cũng như một số môn học khác, âm nhạc là môn học có nhiều liên quan, có khả
năng sử dụng di sản trong dạy học rất phong phú. Với môn Âm nhạc, di sản văn hóa
dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng tốt trong quá trình dạy học. Tuy
nhiên, di sản phi vật thể trong âm nhạc được sử dụng nhiều hơn, đậm nét hơn.
Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ về di sản văn hóa phi vật thể, coi đây chỉ là
bộ phận mang tính chức năng của di sản văn hóa vật thể mà không phải là một dạng di
sản có tính độc lập tương đối. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị chưa được chúng
ta quan tâm thỏa đáng, dẫn đến tình trạng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể bị biến dạng
và thậm chí bị mai một và thất truyền.
Vì vậy việc sử dụng di sản trong dạy học bài học trên lớp có vai trò quan trong
việc bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức, hình thành các kỹ năng thực hành bộ môn và qua
đó giáo dục đạo đức đạo đức cho học sinh. Với việc sử dụng di sản trong dạy học bộ
môn Âm nhạc có vai trò là nguồn kiến thức, góp phần bổ sung, cụ thể hoá, làm phong
phú, sinh động hơn nội dung bài học, qua đó học sinh sẽ hứng thú học tập hơn, hiểu bài
nhanh và nhớ lâu hơn.
Qua đó giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản , đồng thời góp phần
thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá hình thức tổ chức
dạy học.
2. Những vấn đề cụ thể khi sử dụng di sản văn hóa trong dạy học âm nhạc
Do đặc thù của môn Âm nhạc (THCS) nên khi sử dụng di sản trong dạy học cần
chú ý:
Di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình Âm nhạc hiện

hành chứ không phải dạy về di sản. Như vậy nội dung chương trình, chuẩn kiến thức,
kỹ năng của môn Âm nhạc không thay đổi, chỉ thay đổi về phương tiện dạy học...
Việt Nam có nhiều di sản, nhưng trong dạy học Âm nhạc ở THCS, chủ yếu là
dùng 7 di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc, đó là: Nhã nhạc cung đình
Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh- Bắc
Giang, Ca trù và Hát xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ và Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh. Ngoài
ra, các loại di sản khác cũng có thể được khai thác và sử dụng sao cho linh hoạt và hiệu
quả. Dưới đây là một số cách khai thác tư liệu di sản cho môn Âm nhạc :
3


Tư liệu về di
sản

Mô tả
- Hình ảnh về kinh đô Huế, dàn nhã nhạc cung đình Huế, các loại
nhạc cụ dùng trong dàn nhã nhạc, ...
- Hình ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: lễ
hội, cồng chiêng, nhà rông, ...

Hình ảnh về di - Hình ảnh về hát quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang: hội Lim, trang
phục, hình thức hát quan họ, các liền anh liền chị, ...
sản
- Hình ảnh về hát ca trù: nhạc cụ, trang phục, các nghệ nhân, ...
- Hình ảnh về hát xoan ở Phú Thọ: trang phục, hát múa, ...
- Hình ảnh về Đàn ca tài tử Nam Bộ.
- Hình ảnh về hát ví, dặm Nghệ Tĩnh.
- Đĩa nhạc, video về nhã nhạc cung đình Huế.
- Đĩa nhạc, video về không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên.

Âm thanh về di - Đĩa nhạc, video về quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang.
sản
- Đĩa nhạc, video về hát ca trù.
- Đĩa nhạc, video về hát xoan.
- Đĩa nhạc, video về Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Đĩa nhạc, video về Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh.
- Bài viết, câu chuyện hoặc xuất xứ về nhã nhạc cung đình Huế.
- Bài viết, câu chuyện hoặc thông tin về không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên.
- Bài viết, câu chuyện hoặc lịch sử về quan họ Bắc Ninh - Bắc
Thông tin về di Giang.
sản
- Bài viết, câu chuyện hoặc thông tin về hát ca trù.
- Bài viết, câu chuyện hoặc truyền thuyết về hát xoan.
- Bài viết, câu chuyện hoặc xuất xứ về Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Bài viết, câu chuyện hoặc lịch sử về Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh
Hiện vật về di - Các nhạc cụ trong dàn nhã nhạc cung đình Huế.
sản
- Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Bản nhạc quan họ, trang phục quan họ.
- Các nhạc cụ trong hát ca trù: đàn đáy, phách, trống chầu.
- Lời ca của bài hát xoan, trang phục biểu diễn...
- Các nhạc cụ trong Đờn ca tài tử Nam Bộ: Đàn ghi ta phím nhún,
4


đàn nguyệt, phách.
- Các bài hát điệu Ví, dặm Nghệ Tĩnh.
3. Những yêu cầu về tổ chức giờ dạy
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt

động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó
giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải
truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp
nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động
tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
Tổ chức hoạt động giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội
dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ
học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến
thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi
chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư
duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một
cách sáng tạo.
Các tiết học cần sử dụng di sản văn hóa vào việc dạy học trong chương trình Âm Nhạc
THCS:
Lớp Tiết
6

Nội dung

Sử dụng các tư liệu về di sản

12

Âm nhạc thường thức: Ví dụ:
Sơ lược về dân ca Việt - Hình ảnh về hát quan họ Bắc Ninh – Bắc
Nam
Giang: Hội Lim, trang phực, hình thức hát
quan họ, các liền anh, liền chị,…
- Hình ảnh về hát Xoan ở Phú Thọ: Trang
phục, hát múa,…

- Đĩa nhạc, video về hát quan họ Bắc Ninh –
Bắc Giang,…
- Hình ảnh và video về Dân ca ví, dặm Nghệ
Tĩnh.
- Hình ảnh và video về Đờn ca tài tử Nam Bộ,


15

- Sơ lược về một số Ví dụ:
nhạc cụ dân tộc phổ Các nhạc cụ trong hát ca trù: Đàn đáy, phách,
biến
trống chầu

27

- Sơ lược về nhạc hát Ví dụ minh họa về khí nhạc:
và nhạc đàn
- Đĩa nhạc, đĩa hình về nhã nhạc cung đình
Huế.
- Hình ảnh về kinh đô Huế, nhã nhạc cung
đình Huế, các loại nhạc cụ dùng trong dàn
nhac nhạc,…
5


- Hình ảnh về hát quan họ Bắc Ninh – Bắc
Giang: Hội Lim, trang phực, hình thức hát
quan họ, các liền anh, liền chị,…
7


8

9

4

- Học hát: Bài Lí cây
đa
(Dân ca quan họ Bắc
Ninh)

Ví dụ:
- Hình ảnh về hát quan họ Bắc Ninh – Bắc
Giang: Hội Lim, trang phực, hình thức hát
quan họ, các liền anh, liền chị,…
- Đĩa nhạc, video về quan họ Bắc Ninh – Bắc
Giang.

20

- Học hát: Bài Đi cắt
lúa
(Dân ca
H’rê, Tây Nguyên)

Ví dụ:
- Hình ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên: cồng chiêng, lễ hội, nhà rông,…
- Cồng chiêng Tây Nguyên


22

- Một số thể loại bài Ví dụ:
hát
Hình ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên: lễ hội, cồng chiêng, nhà rông,…
khi HS nghe bài Ru em (dân ca Xơ-Đăng, Tây
Nguyên)

14

- Một số nhạc cụ dân Ví dụ minh họa cho cồng chiêng, đàn T’rưng,
tộc
đàn đá:
- Hình ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên: lễ hội, cồng chiêng, nhà rông,…
- Hiện vật: cồng chiêng Tây Nguyên.

32

- Sơ lược về một vài Ví dụ minh họa về âm nhạc truyền thống của
thể loại nhạc đàn
dân tộc với các bản Lưu Thủy, Hành Vân, Kim
Tiền, Cổ Bản,…
- Hình ảnh về kinh đô Huế, dàn nhã nhạc cung
đình Huế, các loại nhạc cụ dùng trong bản
nhạc,…
- Đĩa nhạc, video về nhã nhạc cung đình Huế.


14

- Một số ca khúc mang Ví dụ:
âm hưởng dân ca
- Hình ảnh biểu diễn quan họ (minh họa cho
bài Những cô gái quan họ - Phó Đức Phương)
- Hình ảnh Tây Nguyên (minh họa cho các ca
khúc mang âm hưởng Tây Nguyên)

4. Mục đích, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp liên môn
4.1. Mục đích, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp liên môn
4.1.1. Mục đích
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình
tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
6


Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh.
Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề
phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách
thấu đáo.
Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học
4.1.2. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các
bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng
ghép bộ phận hay là toàn phần. Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao

cho logic và hài hòa ... từ đó giáo dục và rèn kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số
phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp: Phương
pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra
những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích
cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn
luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
4.2. Mục đích, phương pháp của "Sử dụng di sản văn hoá trong dạy học âm
nhạc"
4.2.1. Mục đích
4.2.1.1. Đối với học sinh
Giúp học sinh có hiểu biết về những giá trị của các di sản, qua đó giáo dục học
sinh ý thức giử gìn, bảo vệ các di sản của đất nước, giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học
sinh.
Giúp cho quá trình học của học sinh trở nên hấp dẫn hơn,tạo hứng thú trong học
tập,hiểu bài sâu sắc, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển một số kỹ năng như:
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng khai thác và xử lí thông tin,…
4.2.1.2. Đối với giáo viên
Rèn luyện tính tích cực chủ động, sáng tạo, thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh.
Phát huy năng lực tổ chức hoạt động dạy học trong và ngoài nhà trường, nâng
cao sự hiểu biết về di sản của Việt Nam và thế giới.
4.2.2. Phương pháp
Di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình Âm nhạc hiện
hành, chứ không phải dạy về di sản. Như vậy nội dung chương trình, chuẩn kiến thức,

kỹ năng của môn Âm nhạc không thay đổi, chỉ thay đổi về phương tiện dạy học...
7


Có nhiều hình thức sử dụng di sản trong dạy học khác nhau. Tuy nhiên, những
hình thức dưới đây có thể là tiêu biểu, là đặc trưng nhất trong việc sử dụng di sản trong
dạy học âm nhạc ở trường phổ thông, đó là :
Sử dụng di sản dạy học trên lớp:
Đây là hình thức sử dụng di sản trong dạy học dễ thực hiện hơn cả, có khả năng
thực thi rất hiệu quả.
Để thực hiện giờ dạy, giáo viên cần có thời gian tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy,
cần tìm hiểu, chọn lọc những tư liệu nào thuộc về di sản liên quan và có thể phục vụ
cho bài dạy. Tư liệu về di sản được sưu tầm dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Băng, đĩa âm thanh.
- Băng, đĩa video.
- Tranh, ảnh.
- Hiện vật cụ thể.
- Các bài báo, bài nói chuyện.
Kết hợp với các phương tiện như: máy vi tính, đầu video, máy chiếu, các nhạc
cụ, bộ âm thanh nghe nhạc.
Giáo viên cũng nên có các yêu cầu, giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm các tư liệu
cần thiết phục vụ cho bài học và chuẩn bị trước ở nhà.
Dạy học tại di sản: Việc dạy học tại di sản là một việc làm tương đối khó khăn và
phức tạp. Nó phụ thuộc vào điều kiện nhà trường như: kinh phí, phương tiện, số học
sinh và khả năng tổ chức của giáo viên, thời gian để thực hiện...
Sử dụng di sản trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Trong những ngày lễ lớn
của đất nước, giáo viên thường phải tổ chức cho HS các hoạt động có thể theo từng
lớp, khối, hoặc trường ... Giáo viên bộ môn cần kết hợp với các cán bộ phụ trách Đoàn,
Đội của trường để tổ chức cho HS tham gia các hoạt động gắn liền với di sản ở địa
phương. Thông qua các hoạt động này HS sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo

trong học tập, nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập, khả năng giao tiếp,
khả năng tổ chức,...
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Đối với học sinh
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn
đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng
hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy
móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây
quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng
dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Việc sử dụng di sản trong dạy học tác động lớn đến tình cảm, tư tưởng của học
sinh. Sau khi được tìm hiểu học tập, học sinh nhận thức được giá trị của những di sản
8


văn hóa xung quanh, từ đó cảm thấy yêu quý, trân trọng và tự hào hơn về quê hương
mình, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy
những di sản văn hóa của quê hương. Việc sử dụng di sản trong dạy học góp phần đẩy
mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ
năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
2. Đối với giáo viên
Dạy học theo các chủ đề, liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong
việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội
ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến
thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích
hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

Quá trình sử dụng di sản trong dạy học giúp giáo viên vận dụng các kiến thức
liên môn để giúp học sinh giải quyết vấn đề, nâng cao vai trò chủ động sáng tạo của
học sinh, từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và
học.
Việc sử dụng di sản vào dạy học còn giúp giáo viên đa dạng hóa các hoạt động
dạy, đồng thời làm phong phú thêm cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong
và ngoài nhà trường.
II. KIẾN NGHỊ
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị, các tỉnh
khác thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
Bộ GD&ĐT tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên có được nhiều kênh thông tin để
lĩnh hội tri thức, ngoài việc tổ chức các cuộc hội thảo thì giáo viên cũng có thể lĩnh hội
tri thức học hỏi kinh nghiệm tạo vốn kiến thức cho mình thông qua một số chủ đề dạy
mẫu đã được xây dựng thành tiết dạy cụ thể được ghi vào băng đĩa phát cho các nhà
trường.
Người viết

Nguyễn Thị Vân Anh
PHẦN II: BÀI SOẠN TIẾT DẠY MINH HỌA
Chủ đề: DÂN CA VIỆT NAM
Tiết 15:
- Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS ôn tập để trình bày thuần thục hơn bài hát “Đi cấy”.

9



- HS đọc nhạc và ghép lời thành thạo bài TĐN số 5 “Vào rừng hoa”, luyện tập kỹ
năng đọc thang 5 âm.
- HS có thêm những hiểu biết về dân ca Việt Nam qua bài ANTT.
2. Kỹ năng
- Đọc đúng nhạc bài TĐN số 5, rèn luyện kỹ năng hát tròn vành rõ chữ
- Thể hiện được sắc thái tình cảm bài hát
3. Thái đô
- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước qua bài TĐN.
- Giáo dục các em có thái độ trân trọng và yêu thích dân ca Việt Nam.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Luyện tập
- Giới thiệu
- Thực hành
- Phát vấn.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Xây dựng kế hoạch bài dạy đầy đủ, chi tiết.
- Đàn Organ, máy prosicter
- Đàn, hát chính xác bài “Đi cấy” - Đọc nhạc, ghép lời chính xác TĐN số 5 “Vào rừng
hoa”.
- Ảnh, clip minh hoạ một số làn điệu dân ca để giới thiệu cho học sinh.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Thực hiện theo hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài củ: Lồng ghép trong phần ôn tập
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới
GV đưa 1 số hình ảnh liên quan đến tỉnh Thanh Hóa như:
- Hình ảnh các anh hùng dân tộc như Lê Lai, Lê Lợi

- Hình ảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Lồng ghép điệu hò sông Mã
GV hỏi và dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Đi cấy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Ôn tập đọc nhạc:
- GV giới thiệu: Như các em đã học ở tiết
trước cô đã giới thiệu. Bài TĐN số 5 được
TĐN số 5 -Vào rừng hoa
xây dựng trên thang 5 âm.
GV chiếu thang 5 âm lên máy chiếu
- GV: Thang 5 âm hay còn gọi là ngũ
10


cung, nó thường được sử dụng phổ biến - Cả lớp, từng tổ HS thực hiện lại bài hát.
trong các bài dân ca Việt Nam
Chú ý: Các vị trí có ký hiệu âm nhạc: Dấu
- GV đàn thang 5âm
luyến, dấu lặng, trường độ cuối câu và nhịp
lấy đà.
- HS đọc theo đàn
- HS hát kết hợp vỗ tay theo phách nhịp
- HS thực hiện.
2
4.
- GV điều khiển.

- Tập trình bày cách hát lĩnh xướng như
- GV đàn và bắt nhịp(N.x)
đã học ở tiết trước.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Cá nhân HS lên bảng thực hiện.
- GV hướng dẫn.
- GV chỉ định (N.X,G.Đ)
- GV đàn và bắt nhịp cho cả lớp thực hiện - Cả lớp thực hiện hoàn chỉnh bài hát trên
nền giai điệu của đàn 3 – 4 lần
3 - 4 lần
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
Hoạt động 2: Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- GV giới thiệu, ghi bảng.
- GV hỏi các y.tố bài (N. xét).
- GV đàn giai điệu.
- GV đàn.
- HS thực hiện.
- GV đàn và bắt nhịp (N.x)
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- GV điều khiển.
- GV đàn và bắt nhịp.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.

NỘI DUNG KIẾN THỨC
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5.
* Nhịp, cao độ, trường độ của bài TĐN 5?
- Giai điệu bài TĐN 5 ( 1 - 2 lần)
- Đọc thang âm của bài (Đô trưởng)
- Cả lớp đọc nhạc, ghép lời (2 -3 lần).

- Một số HS đọc nhạc, ghép lời bài TĐN số 5
- Đọc nhạc, ghép lời và vỗ tay theo phách nhịp
2
4

- Từng dãy bàn, tổ HS thực hiện.
- Đọc nhạc, ghép lời trên giai điệu của đàn
(2 - 3 lần).

Hoạt động 3: ÂNTT: Sơ lược về dân ca Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV giới thiệu, ghi bảng.
- GV hỏi: Các em vừa ôn lại bài hát “Đi
cấy”.Vậy em nào cho cô biết bài hát này
do ai sáng tác?
- Hs trả lời: không có tên tác giả
GV hỏi: em có nhận xét gì về 2 bản nhạc
này?
HS trả lời
GV hỏi: Vậy theo em hiểu dân ca là gì?

ÂNTT: Sơ lược về dân ca Việt Nam
.- GV đưa lên VD 2 bản nhạc, 1 bài có tên tác
giả và 1 bài dân ca.
- GV chốt và ghi bảng:
* Dân ca là :
+ Những bài hát do nhân dân sáng tác ra

không rõ tác giả
+ Được truyền khẩu từ đời này qua đời khác
11


+ Được phổ biến từng vùng , từng dân tộc
- HS nghe và ghi vở
- GV cho HS xem 3 clip 3 bài dân ca khác
nhau
- HS theo dõi
- GV hỏi; Em thấy sự khác biệt lớn nhất
giữa các bài dân ca này là gì?
- HS tìm hiểu trả lời.

GV chốt và ghi bảng:
* Dân ca mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có sự
khác nhau do vị trí địa lí, hoàn cảnh sống,
phong tục tập quán đặc biệt là sự khác nhau
về ngôn ngữ.
VD: dân ca dân tộc Tây Nguyên khác với dân
ca Nam bộ

- GV : Ở tiết trước cô đã cho các em về
nhà tìm hiểu các làn điệu dân ca của từng HS : Nhóm 1: Các làn điệu dân ca miền Bắc
miền
Nhóm 2: Các làn điệu dân ca miền Trung
- GV hỏi: (Nhận xét, ghi bảng)
Nhóm 3: Các làn điệu dân ca miền Nam
- HS tìm hiểu trả lời.. Bây giờ đại diện GV: Ngoài các làn điệu thuộc các loại dân ca
từng nhóm lên trình bày

khác nhau còn có những loại hát có nhạc đệm
theo như chầu văn, ca trù, ca huế, ca quảng,
nhạc tài tử…và những hình thức ca kịch dân
tộc độc đáo như tuồng, chèo, cải lương …
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về các làn
* Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc( 54
điệu dân ca Việt Nam?
dân tộc) với nền văn hóa lâu đời do đó dân ca
- HS tìm hiểu trả lời.
Việt Nam thật phong phú về thể loại và đa
dạng về hình thức.
- GV cho HS xem 3 clip dân ca được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể thế giới
+ Nhã nhạc cung đình Huế
+ Dân ca quan họ Bắc Ninh
+ Đờn ca tài tử
- GV: Các em vừa xem xong 3 làn điệu
dân ca tiêu biểu đã được Unesco công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Vậy ngoài 3 làn điệu này em nào có thể
kể cho cô thêm một vài làn điệu đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới?
- HS trả lời:
- GV chốt.
- HSchú ý lắng nghe.

GV: Cả nước hiện tại có 12 di sản văn hóa
được công nhận nhưng trong đó riêng dân ca

có 6 di sản đã được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể thế giới:
+ Nhã nhạc cung đình Huế: 2003
+ Ca trù : 2009
+ Dân ca quan họ Bắc Ninh: 2009
+ Hát xoan Phú Thọ : 2011
+ Đờn ca Tài tử : 2013
+ Hát Ví Dặm( Nghệ Tĩnh): 2014

- GV: Ngoài các làn điệu thuộc các loại
dân ca khác nhau còn có những loại hát
có nhạc đệm kèm theo như: Chầu văn, Ca
trù, Ca quảng, Ca huế….và có những hình
12


thức ca kịch độc đáo như: Tuồng, Chèo,
Cải lương…
- GV cho học sinh xem một số thể loại
được sân khấu hóa như : Tuồng, Chèo,
Cải lương
- HS theo dõi
- GV hỏi: sau khi tìm hiểu một số làn điệu
dân ca Việt Nam em có cảm nhận gì về
dân ca nước ta? Ngày nay các em phải
làm gì để giữ gìn và phát triển vốn quý ấy
- HS trả lời:
3. Củng cố bài học
- Cho từng nhóm lên trình bày bài hát dân ca.
- Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.

4. Hướng dẫn về nhà, nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà:
+ Thực hiện lại các nội dung vừa học.
+ Đặt lời mới cho bài hát Đi Cấy.
+ Ôn lại tất cả những bài hát và bài tập đọc nhạc đã học để chuẩn bị cho kiểm tra
học kỳ I.
- Nhận xét giờ học:
V. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

13



×