Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG :Chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.87 KB, 14 trang )

Họ và tên :

Đoàn Thị Hòa

Nhóm

:3

Môn

: Dinh Dưỡng và VS –ATTP

Chủ đề

: "Chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi ở huyện Quỳnh
Phụ năm 2016".
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới: “ Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần,xã hội chứ không phải chỉ là có bệnh tật hay thương
tật”.Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người. Đây cũng là sự
mong muốn, là một trong những niềm hạnh phúc của gia đình.
Ở Việt Nam những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi.
Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 19-22%. Đặc điểm người cao
tuổi là có uy tín trong cuộc sống và trong nuôi dạy, giáo dục con cháu,
là những người mẫu mực,là tấm gương lớn trong xã hội và gia đình,
người cao tuổi là một kho tàng kinh nghiệm.Vậy chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi là việc làm cần thiết và còn mang ý nghĩa về mặt đạo


đức đối với xã hội nói chung và đối vói ngành y tế nói riêng.

Vì thế trong chuyên đề này em xin trình bày đề tài: "Chăm sóc sức khoẻ cho
người cao tuổi ở huyện Quỳnh Phụ năm 2016”
II.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều quan niệm về người cao tuổi nhưng quan niệm đó thường
dựa vào mức tuổi thọ trung bình của con người ở vùng đó.Tuổi thọ trung bình
của người Việt Nam những năm 40 là 32 tuổi. Vào những năm 60 tuổi thọ
trung bình của người Việt Nam là 60 và hiện nay là 73. Các quan niệm về
người cao tuổi hầu hết đều dựa vào cơ sở này. Theo quan niệm của hội người
cao tuổi thì người cao tuổi là những người đủ 50 tuổi trở lên. Theo luật lao


động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55 tuổi trở
lên (với nữ). Theo pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam: Những người 60 tuổi
trở lên là người cao tuổi ( pháp lệnh ban hành năm 2000). Để đánh giá đúng
thực trạng người cao tuổi và có cách nhìn đúng đắn nhất trong nghiên cứu về
người cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: thế nào là người cao tuổi? Xét ở
góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì có thể thống nhất hiểu "người
cao tuổi là người có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt nam hay nữ).
Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh tế
và tuổi thọ trung bình thay đổi.
2. Một số khái niệm có liên quan.
-Tuổi già sinh học: Là độ tuổi mà đến khi đó con người đã xuất hiện
những biểu hiện suy giảm các chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao
động, sinh hoạt trong cuộc sống.

-Già sinh học là khi hoạt động sống của người bị chính các quá trình diễn
biến tự nhiên trong cơ thể con người. Bởi vậy tuổi già sinh học có thể bắt đầu ở
mỗi cá nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo sinh học vốn có
của mỗi giống nòi và tính di truyền của dòng họ của dân tộc và phụ thuộc vào
các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất
định.
-Tuổi già pháp định: theo những quy định này những người đạt đến một
độ tuổi nào đó phải chấm dứt các hợp đồng lao động, được quyền nghỉ ngơi.
Tổ chức và cá nhân nào vi phạm quyền này đối với người cao tuổi được coi là
vi phạm pháp luật.
-Tuổi già lao động: là độ tuổi mà người lao động đã có những suy giảm
về thể chất và các chức năng lao động. Các phản xạ về nghề nghiệp đã kém đi.
III. THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM


*Trong báo cáo năm 2015, Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế
đã đưa ra một số số liệu về người cao tuổi trên thế giới như sau:
-Toàn thế giới hiện có gần 100 triệu người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
chiếm hơn 12% dân số; vào năm 2030 sẽ là hơn 16%. Dự báo đến năm 2050,
toàn thế giới sẽ có trên 2 tỉ NCT, chiếm hơn 33%.[7] [8]
-Châu Á đứng đầu về tốc độ GHDS ,với số người cao tuổi chiếm 52% số
người cao tuổi trên toàn cầu. Hiện số người cao tuổi đã nhiều hơn số trẻ em 04 tuổi; và tới năm 2050 số người cao tuổi sẽ nhiều hơn số trẻ em từ 0-14 tuổi.
-65% người cao tuổi hiện đang sống ở các nước nghèo, đang phát triển;
tới năm 2050 sẽ có 80% người cao tuổi sống tại các quốc gia này.[7] [8]
*Cùng với sự gia tăng tỷ lệ già hóa, số người cao tuổi sống trong
hoàn cảnh khó khăn cũng ngày càng tăng, đặc biệt là tại các nước nghèo và có
chiến tranh. Nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, ô nhiễm môi trường, lối sống lạc
hậu v.v. chính là những nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổi trên thế giới
còn sống nghèo khổ, không được chăm sóc, bị ngược đãi, bị mất quyền quyết
định...

* Chỉ số Già hóa dân số (GHDS) trên thế giới
Ngày 9 tháng 9 năm 2015, Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế
(HelpAge International) đã công bố tài liệu Chỉ số GHDS thế giới năm 2015.
Tài liệu tổng hợp số liệu của 96 quốc gia về các chỉ số về phúc lợi xã hội, kinh
tế đối với người cao tuổi . Chỉ số GHDS đại diện cho 91% người cao tuổi trên
60 tuổi (khoảng 901 triệu) trên thế giới, tập trung vào những yếu tố tác động
tới người cao tuổi như: an ninh thu nhập, sức khỏe, năng lực cá nhân và môi
trường phù hợp (ví dụ như: tuổi thọ, tỷ lệ NCT nghèo, trợ cấp xã hội, bảo hiểm
y tế, người cao tuổi cô đơn, sự hài lòng, tổ chức Hội người cao tuổi , các chính
sách v.v.). Những nước nào đứng ở vị trí trên của Bảng tổng sắp là các nước có
chính sách và điều kiện sống tốt nhất cho người cao tuổi , những nước ở cuối
bảng là những nước mà ở đó người cao tuổi nghèo khổ và bất hạnh. Tuy nhiên,


cũng khó có thể nói là các chỉ số này đã thể hiện chính xác vì còn rất nhiều yếu
tố liên quan tới văn hóa, truyền thống, quan điểm v.v. ảnh hưởng tới cuộc sống
và sự hài lòng của người cao tuổi [8].
*Theo Tổng cục thống kê tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 là
9,3% , năm 2011 là 9,8% . Và đến năm 2016 tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,5%
dân số(4). Điều này cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già đi
nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người già cần được quan tâm hơn.
2.

Thực trạng đời sống của người cao tuổi.
Theo số liệu của Điều tra người cao tuổi Việt Nam năm 2011, 39% người

cao tuổi hiện vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nông thôn và phụ
nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với người cao
tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi..
17% số người cao tuổi thuộc diện nghèo. Phụ nữ cao tuổi, phụ nữ nông

thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số dễ rơi vào nghèo đói hơn so với nam giới cao
tuổi, hoặc so với người cao tuổi sinh sống ở thành thị và những người cao tuổi
là người Kinh thì tuổi càng cao họ càng dễ rơi vào cảnh nghèo đói.[1]
*Về tình trạng sức khoẻ: Tỷ lệ ốm của nhóm người cao tuổi cao hơn các
nhóm tuổi khác. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. . Báo cáo
năm 2006 cho thấy số người cao tuổi tự đánh giá về sức khỏe bản thân là khá
tốt mới có 5,7% và 22,9% đánh giá sức khỏe kém [6]. Điều tra về người cao
tuổi năm 2011 cũng chỉ ra rằng hơn 55% và trên 10% số người đánh giá sức
khỏe bản thân là yếu và rất yếu.
Nghiên cứu này cũng cho thấy
+Mô hình ốm cấp tính ở người cao tuổi: chủ yếu là các bệnh thông
thường như đau đầu, chóng mặt, ho, đau khớp, đau lưng và tăng huyết áp.
+ Khoảng 70% số người cao tuổi có mắc triệu chứng/bệnh mạn tính. Triệu
chứng/bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi là đau khớp (42%), tăng


huyết áp (28%), đau lưng (21%) và bệnh về mắt (25%). Bệnh không nhiễm
trùng có xu hướng trở nên phổ biến ở khu vực nông thôn.
+Ngoài ra các tình trạng sa sút về sức khỏe đáng kể khác ở cả nam giới
và nữ giới cao tuổi là các bệnh tiểu đường và bệnh của đường tiêu hóa như loét
dạ dày, viêm đại tràng, nuốt nghẹn có tỷ lệ mắc tương ứng là 15,4%, 9,7% và
10,2% [2] .
+Về nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, số điểm trầm cảm ở người cao tuổi có
mối liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe, tình trạng sống độc thân do góa
bụa và tình trạng kinh tế. Khoảng 5% người cao tuổi trong diện điều tra có biểu
hiện của trầm cảm.
Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ người cao tuổi, tinh thần
thoải mái, gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định là những yếu tố có ảnh hưởng
tích cực tới sức khỏe người cao tuổi ở vùng nông thôn.
* Về sinh hoạt văn hoá của người cao tuổi: Trong số người cao tuổi ở

Việt Nam có 1 tỷ lệ khá lớn người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi ở nông
thôn không thường xuyên đọc báo, nghe đài hoặc xem ti vi (trên 50%). Trong
đó nguyên nhân chủ yếu là do nghèo (trên 65%) do không có điện (trên 24%);
do không mua được báo (trên 11%). Người cao tuổi không thường xuyên tham
gia vào các hoạt động văn hoá do địa phương, đoàn thể hoặc các tổ chức xã
hội, tổ chức chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số người cao tuổi cả ở thành thị và
nông thôn. Do vậy để tạo điều kiện cho nâng cao đời sống vật chất cũng như
tinh thần cho người cao tuổi, ngoài các chính sách, giải pháp hỗ trợ về kinh tế,
các cấp, các ngành, các tổ chức cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đến các hoạt
động văn hoá mang tính cộng đồng đối với người cao tuổi, đặc biệt là người
cao tuổi ở những vùng nông thôn nghèo. [1]
* Về đời sống tâm lý của người cao tuổi :


-Có 8,91% người cao tuổi đang sống cùng với gia đình cảm thấy
không được thoải mái về mặt tinh thần trong đó ở nông thôn là 9,49% và ở
thành thị là 4,11%. Tỷ lệ người cao tuổi không nhận được sự trợ giúp thường
xuyên của người khác trong đời sống hàng ngày là 7,66% .Chính những thay
đổi về xã hội, tâm lý, sức khỏe suy giảm, bệnh tật và những lo toan trong cuộc
sống, sự cô đơn khi mất đi người bạn đời, người thân thiết làm cho người cao
tuổi bị sự suy sụp về tinh thần và mắc các bệnh lý tâm thần trầm trọng
- Theo nghiên cứu tại một số địa phương, tỷ lệ người cao tuổi gặp
phải tình trạng khó ngủ là 67%, lo lắng về cuộc sống là 51%, buồn rầu là 40%,
chán nản là 42% và mệt mỏi thường xuyên là 34%(22). Tỷ lệ NCT sa sút trí tuệ
là 4,9%.[4] .
Những chỉ số sức khỏe, những thông tin về tỷ lệ bệnh tật và tình
trạng sức khỏe chung nói trên cho thấy nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu này, cần phải có những chính
sách, giải pháp phù hợp, sự đáp ứng hiệu quả từ hệ thống y tế, sự hỗ trợ và
quan tâm thỏa đáng của cộng đồng đối với người cao tuổi .

* Về nguyện vọng của người cao tuổi :Phần lớn người cao tuổi đều có
mong muốn được hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật, mong muốn được quan tâm
nhiều hơn đến tinh thần (38,65%) được tạo điều kiện khám chữa bệnh thường
xuyên (30,71%). Ngoài ra người cao tuổi còn có một số nguyện vọng khác như
được quan tâm, được giao tiếp cởi mở... Ở thành thị cũng như nông thôn, ở
miền núi cũng như đồng bằng, ở đâu người cao tuổi cũng mong muốn được
Nhà nước, các tổ chức xã hội, và cộng đồng quan tâm, giúp đỡ để có thể có
cuộc sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn, no đủ hơn. Nhu cầu được tham gia vào
các hoạt động xã hội ở địa phương là một trong những nhu cầu xứng đáng của
người cao tuổi. Cần mở rộng các hoạt động xã hội kêu gọi sự tham gia của
người cao tuổi để người người cao tuổi tránh được cảm giác hẫng hụt và mặc
cảm cho rằng mình "vô tích sự", "người thừa" khi về nhà.[1]


IV. THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI Ở THÁI BÌNH VÀ HUYỆN
QUỲNH PHỤ
- Tỉnh Thái Bình có trên 280.000 người cao tuổi, chiếm 14,8% dân số
trong tỉnh.
- Những năm qua, thực hiện Luật NCT, NCT tàn tật, neo đơn có hoàn
cảnh khó khăn:
+ NCT từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và BHXH được nhận trợ cấp
hàng tháng, được cấp thẻ BHYT và được trợ cấp mai táng phí khi qua đời.
+ 100% NCT đủ điều kiện được tặng quà và tổ chức mừng thọ, chúc thọ vào
dịp Tết nguyên đán của dân tộc, không còn NCT ở nhà dột nát…
-

Trong năm qua, các cấp Hội NCT phối hợp với các nhà tài trợ có tấm
lòng nhân ái, các công ty dược có uy tín trong và ngoài tỉnh tổ chức 100
lớp truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe và tặng quà miễn phí cho gần
20.000 người cao tuổi tại 100 xã trong tỉnh với trị giá trên 800 triệu đồng.

Một số NCT thuộc hộ nghèo, NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được
hỗ trợ kinh phí để khám, chữa các bệnh về mắt.

Những kết quả trên đã thực sự có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe của NCT
giúp họ sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc hơn cho bản thân, gia đình và xã
hội.
V. MỘT SỐ GỈAI PHÁP CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở nước ta không chỉ bó hẹp
trong phạm vu y tế, mà còn hao trùm cả các vấn đề xã hội khác. Vấn đề chăm
sóc sức khoẻ của người cao tuổi được thực hiện bao gồm cả vấn đề kinh tế xã
hội, từ phòng bệnh đến chữa bệnh.
1. Nhóm giải pháp bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi trên lĩnh vực sản xuất.
Phần lớn người cao tuổi ở nước ta vẫn đang tham gia vào các hoạt động
kinh tế để tìm kiếm thu nhập vì vậy mà tình trạng sức khoẻ của họ bị giảm sút


rất nhanh do đó cần phải tiến hành một số giải pháp sau để bảo vệ sức khoẻ của
người cao tuổi.
- Xúc tiến các hình thức lao động phù hợp với nhu cầu, năng lực, tình
trạng sức khoẻ hiện thời của người cao tuổi.
- Nghiêm cấm các hành bi phân biệt với những người lao động là người
cao tuổi, các hành vi lạm dụng người cao tuổi đuổi việc người cao tuổi khi
người cao tuổi gặp ốm đau...
- Tạo ra nhiều hoạt động kinh tế đặc biệt là các hoạt động kinh tế phù hợp
với khả năng, trình độ, tình hình sức khoẻ hiện tại của người cao tuổi.
- Loại trừ mọi sự ràng buộc đối với những lao động là người cao tuổi.
Khi họ không thể hoàn thành số thời gian lao động, sản phẩm phải sản xuất...
- Khuyến khích các hình thức bảo hiểm mềm dẻo hơn các hình thức bảo
hiểm bắt buộc để người cao tuổi có thể tự nguyện tham gia và được bảo vệ về
quyền lợi.

- Tạo điều kiện về đất đai, tư liệu sản xuất để người cao tuổi có thể tham
gia vào các hoạt động sản xuất và với kinh nghiệm sống của mình góp phần
xây dựng kinh tế đất nước.
- Hỗ trợ, mở rộng các chính sách phù hợp khuyến khích các cơ sở dạy
nghề của người cao tuổi để người cao tuổi có cơ hội truyền đạt các kinh
nghiệm sống của mình tới thế hệ trẻ.
2. Nhóm giải pháp chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trên lĩnh vực đời sống
vật chất chung.
- Đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi và gia đình họ để người
cao tuổi có thể tiếp tục sống và sống có ích.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những chương trình hoạt động
nhằm chăm sóc người cao tuổi đặc biệt là người cao tuổi cô đơn.
- Xây dựng và tạo sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm với mọi thành
phần của người cao tuổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa những người cao


tuổi. Tạo mối quan hệ tương hỗ giữa các thế hệ, xoá bỏ mọi sự ngăn cách, hạn
chế sự lệ thuộc của người cao tuổi vào thế hệ trẻ.
- Xây dựng các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích người cao tuổi
dành dụm, tiết kiệm tiền cho tuổi già.
3. Nhóm giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.
- Phát triển hệ thống dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ và chữa trị một
cách hiệu quả các bệnh lý của người cao tuổi.
- Khuyến khích các biện pháp chữa bệnh sớm và các biện pháp phòng
ngừa để tránh bệnh tật khi về già và tránh già trước tuổi.
- Khuyến khích sự kết hợp giữa các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội.
- Xúc tiến các hoạt động hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc bản thân
ở những nơi cân thiết.
- Phát triển các tiềm năng và công nghệ cần thiết cho những người câng
giáo dục, chăm sóc về sức khoẻ

- Nghiên cứu các bệnh lý liên quan đến tuổi già và có các biện pháp
phòng chống thích hợp
- Phát triển mở rộng các dịch vụ y tế thuận lợi để người cao tuổi có điều
kiện được chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh tật.
4. Nhóm giải pháp chăm sóc sức khoẻ trên lĩnh vực văn hoá, thể dục
thể thao.
- Phát triển và tăng cường vệc học tập của người cao tuổi, có những hình
thức đào tạo cho người cao tuổi, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt, tạo điều kiện
để người cao tuổi tiếp cận với hệ thống giáo dục.
- Xúc tiến việc giáo dục những vấn đề liên quan đến tuổi già đặc biệt là
quá trình lão hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia vào các hoạt động
văn hoá thể dục thể thao, tham gia vào các tổ chức xã hội và tham gia để đưa ra
được quyết định liên quan trực tiếp đến bản thân mình.


- Nghiên cứu, phát triển các loại hình thể dục thể thao phù hợp với thể
lực, đặc điểm sức khoẻ của người cao tuổi.
5. Trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với người cao tuổi.
5.1. Trách nhiệm của gia đình
- Con cháu phải tạo môi trường sống thuận lợi để chăm sóc cả về vật chất
lẫn tinh thần cho người cao tuổi cần phải tôn trọng người cao tuổi, thương yêu
và chăm sóc người cao tuổi.
- Trách nhiệm của ông bà, cha mẹ là dạy dỗ chăm sóc con cái, tạo môi
trường thuận lợi nhất cho quá trình phát triển của trẻ.
- Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích các tổ chức, cá
nhân nghiên cứu và phát triển các dịch vụ gia đình và giảm nhẹ lao động gia
đình để các thành viên trong gia đình có điều kiện quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
5.2. Trách nhiệm của Nhà nước.
- Hỗ trợ phát triển hội người cao tuổi và hội vì người cao tuổi.

- Hội người cao tuổi là tổ chức tự nguyện của người cao tuổi nhằm thiết
lập mối quan hệ săn sóc, chia sẻ với nhau giữa những người cao tuổi. Nhà nước
khuyến khích việc thành lập các tổ chức người cao tuổi và trợ giúp một phần
kinh phí cho hội người cao tuổi.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập hội vì người cao
tuổi.
- Nhà nước kêu gọi các tổ chức cho người cao tuổi.

VI. KẾT LUẬN
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam trong các vấn đề của người cao tuổi thì vấn đề chăm sóc sức khoẻ
của người cao tuổi là một vấn đề đáng quan tâm chăm sóc sức khoẻ người cao


tuổi ở nước ta hiện nay nó vừa mang ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội mà còn
mang ý nghĩa nhân văn nhân đạo sâu sắc.
Để giải quyết vấn đề sức khoẻ của người cao tuổi hiện nay, chúng ta cần
phải có những giải pháp đúng đắn khoa học và có tính khả thi để chăm sóc sức
khoẻ cho người cao tuổi được tốt hơn nhằm tạo ổn định cuộc sống của người
cao tuổi và giúp họ hưởng trọn niềm vui tuổi già. Người cao tuổi là lớp người
có nhiều cống hiến cho xã hội, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cuộc
sống, là kho tàng kiến thức quý báu.
Do vậy, họ cần phải được xã hội tôn trọng và ứng xử thích hợp, thể hiện
truyền thống nhân ái và thuỷ chung mà nền văn hoá Việt Nam luôn luôn đề
cao. Tôn trọng và chăm sóc người cao tuổi cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho
họ có thể tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống mà họ tích luỹ được góp
phần xây dựng xã hội mới trong những hoàn cảnh thích hợp. Hưởng ứng năm
quốc tế người cao tuổi, toàn Đảng toàn dân hãy tích cực tham gia chăm sóc
người cao tuổi, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Một tuổi già

vui vẻ và có ích trước hết phải là một tuổi già có sức khoẻ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hoàng Mộc Lan, "Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt

Nam hiện nay", Báo cáo tại Hội thảo Văn hóa trong toàn cầu hóa - thách thức
và phát triển. />%E1%BB%95i-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam-hi%E1%BB%87n-nay/
2. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương
Anh Tuấn(2007), “Nghiên cứu đánh giá tình hình CSSK người cao tuổi ở Việt
Nam” />3.

Hùng Nguyễn Thái (2015), "Chăm sóc, phụng dưỡng Người cao

tuổi tại Thái Bình", Hội người cao tuổi Thái Bình. />4. Lê Văn Khảm (2014) “Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay”, />5.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Hoàng Mộc Lan, "Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay", Báo cáo tại Hội thảo Văn hóa trong toàn cầu hóa - thách thức và
phát triển.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2011 ). Điều tra quốc gia về người cao
tuổi Việt Nam VNAS, Phụ nữ, Hà Nội.

Hùng Nguyễn Thái (2015), "Chăm sóc, phụng dưỡng Người cao tuổi tại
Thái Bình", Hội người cao tuổi Thái Bình.


4.
5.
6.
7.
8.

Phạm Thị Mai, Đỗ Thị Khánh Hòa, (2009), "Báo cáo tổng quan về chính
sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam",
UNFPA, Hà Nội.
Thắng Phạm (2007), "Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu
chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam", Tạp chí Dân số và
Phát triển, số 4.
Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2006), " Hiện trạng công tác
chăm sóc người cao tuổi", Tạp chí Dân số & Phát triển, số 1.
K.Chen Emily (2015), "neighborhoods and the health of the elderly
challenges in using national".
Tutu Desmon (2015), "Reducing Functional Decline in Hospitalized
Elderly", HelpAge International.



×