Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Quan niệm về thơ trung đại trong "10 thế kỷ bàn luận về văn chương"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.22 KB, 91 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong văn chương Việt Nam thời trung đại, thơ được các văn
nhân, học giả xem là thể tài quan trọng bậc nhất, bộc lộ rõ nhất những
đặc thù của văn theo nghĩa hẹp của khái niệm này. Thơ có lịch sử dài
nhất, nhiều tác giả và tác phẩm nhất, và có thể nói lí luận về thơ cũng
phát triển nhất. Việc nghiên cứu quan niệm về thơ không chỉ giúp chúng
ta hiểu thêm về các tác phẩm thơ trung đại và còn có ý nghĩa lớn trong
việc tìm hiểu quan niệm văn chương thời trung đại.
1.2 Do nhiều nguyên nhân thuộc văn học và phi văn học mà quan
niệm về thơ của người Việt Nam thời trung đại có những điểm tương
đồng với quan niệm của người Trung Hoa cổ - trung đại. Nghiên cứu đề
tài này nhằm nhân thức thêm sự tương đồng và sự khác biệt của người
Việt Nam thời trung đại với quan niệm thơ của người phương Bắc.
1.3 Từ trước đến nay đã có những công trình nghiên cứu quan
niệm về thơ thời trung đại ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, với công
trình 10 thế kỷ bàn luận về văn chương, lần đầu tiên những ý kiến bàn
luận về văn chương nói chung và thơ nói riêng của người Việt Nam thời
trung đại được tập hợp quy mô. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu đạt những kết quả mới có ý nghĩa.
1.4 Trong chương trình ngữ văn ở các cấp, không chỉ tác phẩm thơ
Việt Nam trung đại được dạy - học nhiều mà còn có những văn bản nghị
luận trung đại bàn về thơ. Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần dạy tốt hơn
các văn bản hữu quan.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, nhất là từ sau khi hòa
bình được lập lại ở miền Bắc năm 1954, di sản văn chương của dân tộc
bao gồm văn chương dân gian và văn chương bác học, cả sáng tác và lí
luận phê bình được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và đạt được




2
những thành tựu đáng kể. Đã có không ít các công trình nghiên cứu đề
cập đến bộ phận di sản này từ các góc độ khác nhau. Một trong những
vấn đề được quan tâm nghiên cứu là quan niệm về thơ.
2.1.1. Việc khảo cứu di sản văn chương thời trung đại Việt Nam có
ý nghĩa lớn. Trong bài báo Suy nghĩ về việc nghiên cứu và giới thiệu li
luận văn học, Phương Lựu khẳng định: "Có thể nói, để khai thác tốt di
sản lí luận văn học của ông cha, trước măt việc sưu tầm, chú thích, hệ
thống hóa..., có giá trị như một công trình nghiên cứu mang tính chất
nền móng (Văn nghệ quân đội, số 2/1979).
Có thể xem công việc sưu tầm, hiệu đính, chú giải các tư liệu có
liên quan tới các ý kiến của các văn nhân, học giả thời xưa trực tiếp hay
gián tiếp bàn luận về văn thơ được khởi đầu năm 1962 khi Nhà xuất bản
Văn hóa lần đầu tiên cho công bố bản dịch bộ sách Vân đài loại ngư
của Lê Quý Đôn. Một năm sau, trên Tạp chi Văn học số 12/1963 dưới
đầu đề Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam, nhà Hán học
lão thành Nguyễn Đức Vân đã cho công bố ý kiến về thơ văn của một số
tác giả ở thế kỷ XVIII và XIX như: Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Địch Cát,
Lý Văn Phức, Phan Thanh Giản, Nhữ Bá Sỹ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn
Siêu, Ngô Thế Vinh, Miên Thẩm, Nguyễn Tư Giản,... Năm năm sau, Tạp
chi Văn học số 9/1968 ông lại cho công bố thêm ý kiến của một số tác
giả khác ở các thế kỷ trước đó như: Lý Tử Tấn, Hoàng Đức Lương, Lê
Hữu Kiều, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Ngô Thì Nhậm,...
Từ năm 1973 trở đi, theo hướng của nhà Hán học lão thành, các
Tạp chi Văn học, Nghiên cứu Nghệ thuật, Tác phẩm mới tiếp tục cho in
một loạt những ý kiến hoặc những bài viết bàn về văn thơ của các tác
giả Việt Nam thời trung đại.
Năm 1981, Nhà xuất bản Tác phẩm mới cho in cuốn Từ trong di

sản do Nguyễn Minh Tấn chủ biên, tập hợp "những ý kiến bàn về văn
học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX ở nước ta". Có trong tập sách là các ý


3
kiến của hầu hết các tên tuổi lớn thuộc các thế kỷ như: Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Sỹ, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan
Huy Chú, Bùi Huy Bích, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu,... Đúng như
Phương Lựu nhận xét: " Từ trong di sản ... quả là một tập đại thành
không những riêng đối với công lao hàng mười năm của các soạn giả,
mà còn đánh dấu một chặng đường dài sưu tập hàng mấy thế kỷ. Nó là
viên đá đầu tiên đặt cơ sở cho việc khẳng định có một hệ thống quan
niệm văn học trung đại Việt Nam" [24, 14].
Công trình sưu tập, biên dịch đáng kể nhất vào thời gian gần đây
liên quan đến việc tìm hiểu quan niệm thơ cổ là công trình Người xưa
bàn về văn chương (tập 1) năm 1993 của Phó giáo sư Đỗ Văn Hỷ. Số
lượng tư liệu lí luận văn học cổ được nhà nghiên cứu sưu tập khá nhiều,
và mặc dù chưa kịp phân loại, nghiên cứu kĩ, nhưng bằng trực giác ông
đã nhận xét khái quát là văn chương cổ ở nước ta tuy thiếu những
chuyên luận bề thế song lại được bù đắp bằng các bài tựa, bạt, dẫn
luận,đề từ, thi, phú, văn,... nằm rải rác trong các tác phẩm thơ văn.
Những vấn đề được các tác giả xưa đề cập đến bao gồm nhiều bình diện
văn chương, rất phong phú, đa dạng và được trình bày một cách " hồn
toàn hàm xúc" lời ít ý nhiều. Hệ thống tư liệu sưu tập được và những
điều ông đúc kết qua ý kiến người xưa thực sự đó là những ý kiến gợi
mở, những chỉ dẫn hữu ích với những người nghiên cứu lớp sau muốn
tìm hiểu lí luận văn học cổ nước nhà.
Năm 2007, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản công trình 10 thế kỷ
bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX, tập 1) do
nhóm tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho

Thìn sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Bộ sách lần đầu tiên đã giới
thiệu tương đối đầy đủ thành tựu lí luận, phê bình văn học của ông cha
ta suốt mười thế kỷ qua.


4
2.1.2. Cùng với quá trình phát hiện các tư liệu là việc từng bước
nghiên cứu, phân tích, đánh giá, lí giải quan niệm thơ cổ Việt Nam.
Tiểu luận Từ trong di sản...Mấy vấn đề thu hoạch (1981) của
Nguyễn Minh Tấn đã dành nhiều đoạn bàn về quan niệm "Thi ngôn chi".
Nguyễn Minh Tấn cho rằng: "Quan niệm "Thi ngôn chi" có thể được các
nhà văn, nhà nho nước ta vận dụng muộn hơn là "Văn dĩ tải đạo". Thi ngôn
chí đã góp phần tạo nên khuôn mặt độc đáo của văn học Việt Nam xưa,
được các cụ ta vận dụng uyển chuyển, tâm đắc hơn là "Văn dĩ tải đạo"".
Tác giả lí giải: "Thi ngôn chí là tiếng nói chân tình, là tâm hồn, tình cảm
của người viết" [34, 237]. Nguyễn Minh Tấn còn góp phần giải thích:
Thế nào là chí trong Thi dĩ ngôn chi?: " Chí có nhiều nội dung rất khác
nhau. Chí của nhà thơ hướng về đâu thì Chí mang nội dung ở đó". " Gắn
với chi là tâm và tình. Tâm và tình vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu
của chí" [34; 237- 239].
Trong công trình Tìm hiểu văn học (1984), giáo sư Lê Đình Kỵ khi
nghiên cứu về di sản văn chương dân tộc, đã nghiên cứu quan niệm thơ.
Đi vào hiện tượng tiêu biểu là Lê Quý Đôn, nhà nghiên cứu đã đề cập
đến một trong những quan điểm văn chương của Lê Qúy Đôn: "Làm thơ
có ba điều chính: môt là tình, hai là cảnh, ba là sự", rồi bình luận: "cảnh
chủ yếu là thiên nhiên, ngoại vật; sự chủ yếu là chuyện con người,
chuyện xã hội; tình là do "cảnh" và "sự" tác động vào con người mà sinh
ra vậy. Có lẽ vì là thơ nên Lê Quý Đôn không nói đến ý, nhưng chúng ta
có thể hiểu là trong tình đã hàm ý rồi... Cái cấu trúc tình, ý, cảnh, sự là
cơ sở cho hình thành nghệ..." [20, 327]. Không chỉ bàn đến quan điểm

văn chương của Lê Quý Đôn, giáo sư còn đi vào vấn đề có tính chất
nguyên lí chung trong quan niệm về thơ: "Nổi bật lên trong tư tưởng văn
nghệ của cha ông là quan điểm "Văn dĩ tải đạo", "Thi ngôn chí". Đạo ở
đây không chỉ là đạo đức theo quan điểm Nho giáo, mà còn là điều
thiện, là thế đạo nhân tâm, là đạo làm người nói chung; chí là chí hướng,


5
là tấm lòng, là điều mình ôm ấp, mong ước, nhưng chí phải từ "tâm" mà
ra" [20, 336].
Phương Lựu trong chuyên luận Về quan niệm văn chương cổ Việt
Nam (1985), đã đi sâu nghiên cứu khá toàn diện những khuynh hướng cơ
bản trong quan niệm văn chương cổ Việt Nam như: quan niệm văn
chương yêu nước và tự hào dân tộc, quan niêm văn chương nho giáo,
quan niệm văn chương hiện thực và nhân dân. Tuy nhiên, tác giả chưa
nghiên cứu nhiều ý kiến của người xưa về thơ.
Chuyên luận Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung
đại Việt Nam (1997), Phương Lựu đã nâng cao công trình Về quan niệm
văn chương cổ Việt Nam. Đặc biệt ở công trình này, Phương Lựu đã đi
sâu nghiên cứu khá toàn diện hệ thống lí luận thơ cổ nước nhà. Chương
Về thể loai thơ ca - vấn đề "Thi dĩ ngôn chi", ông tán thành trước quan
niệm cho rằng " Thơ ca cổ điển nước ta cũng là nằm chung trong công
thức " Thi dĩ ngôn chí" như ở Trung Quốc" [24, 194].
Nhà nghiên cứu không tán thành quan điểm "Thi dĩ ngôn chí" là
biểu hiện của ''Văn dĩ tải đạo" vào thơ ca". Theo ông "chí" và "đạo"
nằm ở những phương diện khác nhau" . Phương Lựu đã nhắc lại ý kiến
của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan để khẳng định điều
này: "Một thì cho rằng: ''Có kẻ chí ở đạo đức, có kẻ chí để ở công
danh, có kẻ chí để ở nhàn dật" (Tựa Bạch Vân am thi tập). Còn người
kia thì cũng có ý kiến tương tự. Nghĩa là đã đành có ''chí ở đạo đức"

nhưng chí còn đối ứng với khắp chốn: ''ở sự nghiệp.., ở rừng suối gò
hoang.., ở gió mây trăng tuyết.., ở nỗi uất ức.., ở niềm cảm thương ..."
(Tựa Ngôn chi tập)". Đồng thời ông còn khẳng định: ''Hai công thức
này ra đời cách xa nhau''. Theo nhà nghiên cứu ''Văn dĩ tải đạo'' xuất
hiện vào đời Tống, còn ''Thi dĩ ngôn chí'' lần đầu tiên do Đại Thuấn
nêu lên. Cuối cùng tác giả nhận xét, quan niệm Thi ngôn chí: ''Không
phải là quan niệm về bản chất và chức năng xã hội mang tính khuynh


6
hướng của văn học, mà là một quan niệm về đặc trưng của thể loại văn
học mang tính chất trung tính'' [24, 27].
Trên cơ sở những thành tựu của người đi trước về quan niệm thơ
nói riêng nhất là quan điểm văn học nói chung của nhà bác học Lê Qúy
Đôn, Phạm Quang Trung đã tổng hợp lại một cách phong phú và có hệ
thống trong công trình Văn chương với Lê Qúy Đôn (1993). Trong lời
giới thiệu về chuyên luận Văn chương với Lê Qúy Đôn, giáo sư Lê Định Kỵ
nhận xét: ''Trong tư tưởng văn học cha ông để lại, có lẽ Lê Qúy Đôn là có
đóng góp quan trọng nhất. Phần không nhỏ có liên quan đến văn học được
trình bày rải rác trong Kiến văn tạp lục nhất là trong Vân đài loại ngư là
''loại ngữ'' được chọn trích dẫn từ các sách xưa của Trung Quốc( với lời bàn
thêm của Lê Qúy Đôn), gộp chung lại cho thấy quan điểm tiến bộ và tương
đối toàn diện của tác giả về các vấn đề cho đến nay còn giữ nguyên giá trị
thời sự, như: văn học gắn liền với đời sống, tinh thần dân tộc, sứ mệnh xã
hội của văn học, đặc trưng của văn học... Tuy chủ yếu thống nhất các quan
điểm được trích dẫn từ sách của Trung Quốc, nhưng Lê Qúy Đôn không
câu nệ, mà khi cần thì có biện bác trở lại theo tinh thần "nên đem lời và ý
của cổ nhân mà đúc lại cho mới, chứ đừng bước theo lối cũ" (Điều 10-Văn
nghệ). Nhà nghiên cứu cho rằng: "Những quan điểm nói trên được tác giả
Văn chương với Lê Qúy Đôn biện giải thỏa đáng, có so sánh đối chiếu với ý

kiến của các tác giả thời trước cùng sự phân tích, đánh giá dưới ánh sáng
của kinh nghiệm lí luận văn học hiện đại". Lê Đình Kỵ đánh giá: ''Văn
chương với Lê Qúy Đôn là một công trình biên soạn công phu, rất có ích
cho việc tìm hiểu di sản tư tưởng văn nghệ quá khứ nói chung, của Lê Qúy
Đôn nói riêng".
Năm 2001, Bùi Duy Tân với công trình Khảo và luận một số thể
loại - tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tập 2), đã khái
quát súc tích, chắc chắn về văn học trung đại Việt Nam, về quan niệm
văn học, về hệ thống thể loại văn học Việt Nam thời cổ, khảo luận về


7
mối quan hệ giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam trong đó có
vấn đề quan niệm về thơ.
2.2. Trên đây, chúng tôi đã trình bày tổng quan về tình hình khảo
cứu, nghiên cứu di sản quan niệm thơ cổ Việt Nam. Việc nghiên cứu về
quan niệm thơ cổ dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn có những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của người đi trước đã cho
chúng tôi nhiều gợi ý bổ ích khi thực hiện đề tài Quan niệm về thơ trung
đại trong "10 thế kỷ bàn luận về văn chương".
3. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến
như thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, luận văn còn chú trọng
phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh.
Quan niệm về thơ vừa xuất phát từ thực tiễn thơ đương thời vừa kế
thừa quan niệm thơ trước đó của Việt Nam và tiếp thụ quan niệm thơ
Trung Hoa. Quan niệm thơ cũng chịu sự ảnh hưởng của tình hình xã hội
đương thời. Khi nghiên cứu chúng tôi chú trọng các mối liên hệ văn học
và phi văn học này.
4. Mục đích nghiên cứu

4.1. Khái quát những nội dung cơ bản nhất trong quan niệm về thơ của
người Việt Nam trung đại như đặc trưng của thơ, tác giả thơ, độc giả thơ.
4.2. Lí giải các quan niệm đó
4.3. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt với quan niệm về thơ của
người Trung Hoa.
4.4. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt lớn so với quan niệm thơ
hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những ý kiến bàn về thơ được tập hợp trong công trình
10 thế kỷ bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX),
Tâp1, Nxb Giáo dục, 2007.


8
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được triển khai
trong bốn chương:
Chương 1: Về những mối quan hệ cơ bản của thơ
Chương 2: Hình thức của thơ
Chương 3: Tác giả thơ
Chương 4: Độc giả thơ


9
Chương 1

VỀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN CỦA THƠ
Cũng như nhiều nước khác ở Phương Đông, ở Việt Nam thơ là thể
tài ra đời sớm nhất vì thế hiểu biết về thơ tiêu biểu nhất cho cách hiểu
"văn" là "văn chương" nghĩa là cách hiểu hẹp nhất của từ này. Vào thời

Hán, ở Trung Quốc, thi ca rất phát triển, đến mức nhà nghiên cứu Lưu
Thiện Huệ nhà Thanh cho rằng: "Văn chỉ còn thơ và phú". Và lần đầu
tiên "văn" tách ra khỏi triết, sử để chỉ nghệ thuật ngôn từ. Trong lời tựa
cuốn Việt - Hán văn khảo, Phan Kế Bính viết: "Văn là gì? Cho rằng văn
là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ
bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương. Người
ta ai là không có tính tình, có tư tưởng. Đem cái tính tình, tư tưởng ấy,
diễn ra thành câu nói, tả ra thành đoạn văn, gọi là văn chương. Vậy thì
văn chương tức là một bức tranh vẽ cái cảnh tượng của tạo hóa cũng là
tính tình và tư tưởng của loài người bằng lời nói vậy" [42, 312]. Văn
chương được xem như tinh hoa của ngôn từ nghệ thuật nhằm biểu đạt tư
tưởng tình cảm thẩm mĩ với sự hòa hợp giữa thế giới chủ quan và thế
giới khách quan của con người. Sau đó, ở Trung Hoa, loại thi thoại rất
phong phú và độc đáo. Những tên tuổi lớn của nền mĩ học Trung Quốc
dường như đều gắn với các công trình lí luận về thơ. Ở Việt Nam, hầu
như không một người cầm bút nào kể cả "nhà trước thuật" lẫn "nhà ca
vịnh" lại không một lần bàn tới thơ. Lê Quý Đôn trong bài tựa Nghệ An
thi tập đã phát biểu "khi thần vui hứng đến, tức là lúc trí phát thành thơ"
[42, 122]. Trong Vân đài loại ngư, ông cho rằng "Thơ phát khởi từ lòng
người" [42, 119]. Vì lẽ đó muốn xem các học giả xưa hiểu về văn
chương cần nắm vững quan niệm về thơ của họ. Từ việc nhận thức văn
chương là vẻ đẹp, văn chương là sản phẩm sáng tạo của con người, các


10
văn nhân, học giả đi vào khám phá các mối quan hệ cơ bản của văn
chương văn chương nói chung và thơ nói riêng. Trong giai đoạn này, thơ
được ông cha ta nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ trong đó nổi bật nhất
là thơ với tình cảm, với đạo và với thời cuộc.
1.1. "Tình", "cảnh" và "sự" trong thơ

Qua quá trình khảo sát, các thi nhân học giả xưa thường đưa ra
nhiều quan niệm có sức bao quát về văn chương. Một trong những quan
niệm thể hiện rõ đặc thù của văn chương hơn cả là gắn văn chương với
tình cảm. Bùi Huy Bích viết: "Văn chương là tiếng nói của con tim"
[15, 139]. Thực ra không có lời trong văn chương mới thấm đậm cảm
xúc. Bên cạnh chức năng biểu ý, ngôn từ còn có chức năng biểu cảm.
Song không ở đâu cảm xúc được yêu cầu cao như trong văn chương,
nghệ thuật. Tình cảm trở thành một yếu tố của mọi thành công trong
sáng tạo.
Ngô Thế Vinh cho rằng: "Lời là tiếng nói của con tim, văn chương
là cái làm cho lời dài thêm vậy" [42, 236]. Nên theo Bùi Ngọc Qũy
"Tình ấy gốc văn, tình chật hẹp thì văn kia cứng xác" [15, 40]. Vun đắp
cái tình trong văn trở thành đòi hỏi bên trong của việc làm văn.
Văn có nhiều loại, ngay cả văn có nghĩa hẹp để chỉ văn chương
nghệ thuật thì không ở đâu cảm xúc lại được bộc lộ sâu đậm, tập trung
như trong thơ. Không phải vô cớ mà một tác giả vô viết: "Căn cứ vào sự
rung cảm của tình người mà thơ có thể quán triệt" [15, 164]. Dường như
các học giả, thi nhân xưa đều có quan niệm tương tự.
Nhà bác học Lê Quý Đôn từ rất sớm đã đề cập đến chức năng thể
hiện tình cảm của thơ. Ông viết: "Ta thường cho làm thơ có ba điều
chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lòng có cảm xúc thực sự,
rung cảm nên lời; thực tế bên ngoài gây thành ý, rồi dùng lời lẽ điển tích
để nói việc ngày nay, ghi việc xưa hay thuật lại truyện hiện tại, đều tự


11
nhiên có tinh thần. Tác giả tuy không chọn cách này hay cách khác,
nhưng đại khái đều có ba điều trên". Tình chứ không phải là chi được đề
cao, một cách nói thực chất mở đầu cho sự phủ nhận quan niệm Thi
ngôn chi của nho gia. Chúng ta biết, tình và chí có những điểm tương

đồng, song không phải là một. Chi là nội tâm của người quân tử, bậc
thánh nhân, hướng đến đạo lý cao siêu, đến phạm vi đạo đức chính trị, tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ mà không quan tâm đến những
chuyện thường ngày, thường tình. Tình rộng hơn chí vì nó có thể bao
gồm cả những tình cảm không thuộc chi. Đây là tư tưởng ghi nhận một
thời đại văn học mới nghiêng về chức năng nói tình của thơ, về cái đẹp
của văn chương nghệ thuật. Như vậy, Lê Quý Đôn ở đây đã xem tình là
gốc quyết định của thơ ca. Tựa như Lê Quý Đôn đã viết trong điều 13
của phần Văn nghệ: "Hứng thú và tính linh tự nhiên bình đạm một khi
nêu cao lên thì cùng thấy thung dung [42,100]. Tư tưởng này sẽ kết nối
Lê Quý Đôn đến Cao Bá Quát.
Trong điều 48, Văn nghệ, Lê Quý Đôn còn viết: "Thơ phát khởi từ
lòng người" [42, 119] cũng là sự khẳng định vai trò quan trọng của yếu
tố tình cảm. Cũng quan đó, Vũ Duy Thanh viết: "Thơ khởi phát từ tình"
[15, 75]. Chữ thi ở Trung Quốc ban đầu hàm nhiều nghĩa. Một trong
những nghĩa của nó theo Dương Thụ Đạt ''là cái gốc và là cái mầm mọc
từ trái tim''. Đọc thơ cổ Trung Hoa, Phan Phu Tiên nhận ra: "Mặc dù
trong đó dấu vết thời thịnh trị và loạn lạc không giống nhau, nhưng cảm
xúc phát ra từ trong lòng thì chỉ là một [42, 21].
Tình cảm nồng nàn được biểu hiện trực tiếp là dấu hiệu loại biệt
phân tách thơ với các thể tài khác do đó ông cha ta thường đem tình cảm
ra làm tiêu chí để phân biệt thơ với các thể loại văn khác. Vương Duy
Thanh nói: "Kinh Thi khởi nguồn từ từ ... Kinh dịch khởi nguồn từ tính".
Nguyễn Đức Đạt trong Nam sơn tùng thoại viết rằng: "Thơ là tình cảm,


12
phú là sự việc" [42, 276]. Nói vậy, không phải trong thơ không có sự
việc. Có điều "thơ dùng sự việc để phụ trợ cho tình cảm". Trên cơ sơ ấy,
tác giả Nam sơn tùng thoại chê thơ đương thời chưa hay vì đi ngược lại:

"dùng tình cảm để phụ trợ cho sự việc". Thề rồi ông đi tới một quyết
định có lẽ thành quy luật muôn đời của thi ca: "Chú trọng vào tình cảm
thì gọn, chú trọng ở sự việc thì rườm" [42, 276].
Cổ nhân cho rằng, thơ càng hay thì càng gây chấn động lòng người,
đó là những vần thơ vừa "làm kinh động con người" (Quân Bác) vừa
"làm khóc được quỷ thần" (Hồng Nhậm).
Theo người xưa, thơ không chấp nhận trạng thái dửng dưng đã
đành, cũng không chấp nhận thứ tình cảm có chừng có mực. Cảm xúc da
diết, nồng cháy, bởi vậy được nhiều người xem là đặc trưng nổi bật của
thơ. Nhà bác học Lê Quý Đôn viết: "thơ phát khởi tự lòng người" (Văn
nghệ), Hồng Nhậm trong bài Tự Đức cơ dư tự tinh thi thì nói rõ hơn:
Làm thơ nên thế nào?
Là để thổ lộ tâm tình và ý chí (dịch) [42, 255].
Thơ là sự hướng nội. Quá trình làm thơ là quá trình tự biểu hiện.
Cảnh, sự, vật có đi vào thơ cũng chủ yếu nhằm giúp nhà thơ biểu hiện
cho đạt, cho hay. Đề tài của thơ là vô cùng tận. Điều thiết yếu là người
làm thơ phải nhạy cảm và thật giàu tâm huyết.
Thơ là tình cảm nồng cháy bởi người làm thơ đã từng sống trong
trạng thái tâm lý khác thường. Để viết Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du
đã "tự coi mình như người cùng chịu nỗi oan lạ lùng của người phong
nhã" (Phong vân kì oan ngã tự cư). Thương người đã khó, đặt mình vào
cảnh ngộ của người càng nhiều lần khó hơn. Nhưng đó lại là nền tảng
của thứ thơ giàu sức sống, bất chấp sự sàng lọc khắc nghiệt của tác giả.
Tính tình chân thật góp phần làm nên những áng thơ hay. Không mấy


13
người không biết đến câu nói sau của Lê Quý Đôn trong Văn nghệ: ''300
thiên trong Kinh Thi phần xuất phát từ điền phu (người làm ruộng), khuê
phụ (người đàn bà nơi phòng khuê) mà các văn sĩ sau không thể theo kịp

được là vì nó chân thành" [42, 119].
Làm thơ cũng có quy cách, nhưng quy cách hay phép tắc phải phục
vụ cho việc biểu hiện tình cảm. Cao Bá Quát trong bài bạt Tập thơ của
Thương Công Sơn đã khẳng định: "Bàn về thơ, tuy phải chú trọng quy
cách, nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình" [42, 244]. Hay trong lời
tựa Hoàng Công thi tập, Ngô Thì Nhậm viết: "Trong là chí phát ra lời là
thơ. Lời phát ra nếu không có phép tắc, tức lòng mình cũng không có
phép tắc ... Phép tắc là cái để làm khuôn khổ cho sự vận dụng của lòng"
[42, 145].
Chúng ta có thể dẫn ra ở đây nhiều câu thơ mà ông cha ta nói chính
về việc làm thơ phải gắn liền với tình cảm. Điều này chứng tỏ quan niệm
"thơ gốc ở tình cảm" không phải chỉ đọng lại ở nhận thức, ở lý trí mà đã
chuyển hóa thành cảm hứng nghệ thuật. Phạm Sư Mạnh, đời Trần Minh
Tông trong bài Họa thơ sứ Minh, có viết:
Mỷ độc công thi hưu giai ý,
Khâm hoài hòa khi lạc ung dung.
(Mừng đọc thơ ngài lắm ý hay,
Phục cái hòa khí vui chan chứa trong lòng).
Hay Nguyễn Trãi trong bài đề Tranh bạch vân tư thân của Hà hiệu
uý viết:
Trì thử tặng quân hoàn toàn tự cảm,
Thi thành ngã diệc lệ triêm khâm.
(Cầm thứ này tặng người, lại tự ngâm ngùi,
Khi bài thơ viết xong, chính ta cũng thấm nước mắt
xuống vạt áo).


14
Như vậy, tình cảm trong thơ phải đạt đến chỗ mãnh liệt kết tinh.
Ngô Thì Nhậm còn mượn lời của Phan Huy Ích để khẳng định, tình cảm

trong thơ phải đạt đến chỗ tột cùng và biến thành "thần": "Hãy rung động
hồn thơ để cho ngọn bút có thần" [42, 149].
Bản chất của thơ là tình cảm dồi dào kết tinh cho nên có tác động
truyền cảm mãnh liệt khó có ở các thể loại văn học khác. Trong bài tựa
tập thơ Tinh xà kỉ hành, Ngô Thì Nhậm viết: "Là một tác giả lành nghề,
thì không thể chuyên một loại nào mà đủ. Thơ, phú, ca, vịnh, biểu luận,
kí, tự, bạt, giải thích, biến ngẫu, tán... uẩn súc ở trong tâm thuật, phát lộ
ra lời văn... Nhưng trong đó có khả năng gây hứng thú và xúc cảm cho
người ta thì không gì bằng thơ" [42, 141].
Gần gũi với ý kiến trên, trong lời tựa Tập thơ và tranh vẽ bốn mươi
tám người con có hiếu, Đặng Huy Trứ cho rằng: "Ôi! Làm cảm động
lòng người chẳng có gì hay bằng thơ" [42, 283]. Sau này, dưới thời hiện
đại Phan Kế Bính cũng nêu nhận xét: "Văn chương chẳng những là một
nghề chơi thanh nhã để di dưỡng tính tình mà thôi; mà lại có thể cảm
động lòng người, di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời"
[42, 312]. Văn chương được xem là cái đẹp thanh cao để bồi đắp tâm
hồn và có khả năng chinh phục con người bằng tình cảm. "Tính tình
người ta xúc cảm với ngoại vật, sinh ra khi mừng, khi giận, khi vui, khi
buồn, khi xót xa, khi ham muốn. Các mối tình ấy chứa ở trong bụng, tất
phải phát tiết ra nhời nói" [42, 314].
Như vậy, văn chương còn là nơi hội tụ mọi trạng thái cảm xúc
phong phú của tâm hồn con người được thể hiện bằng ngôn ngữ. Có thể
thấy đây là sự tiếp nối quan niệm "thi giả căn tình" của Bạch Cư Dị
(Trung Hoa) và của nhiều nho gia tiền bối khác.
Thơ là tình, nhưng tình không tách rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình
tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt bút. Lê Hữu Trác
xác định: "Thơ là cốt ở ý, ý sâu xa thơ mới hay" [42, 127]. Nói khác đi, ý


15

thấm vào tình, tư tưởng chan hòa với cảm xúc. Người xưa ít khi thiên
lệch, họ nhìn thơ trong một tổng thể hài hòa giữa nhiều yếu tố và trong
mối tương giao giữa các yếu tố với nhau. Đó là mối quan hệ giữa ý và
tình, rộng hơn đó còn là mối quan hệ giữa chí và tình. Trong lời dẫn
Đạm Trai thi hóa, Nhữ Bá Sĩ cho rằng: "Thơ là để nói chí, nhưng biểu
hiện ở nơi tình". Nói "chí" là đích lớn, đích chung của thơ, biểu hiện
"tình" là đích cụ thể của từng bài, từng câu.
Ý kiến của nhà bác học Lê Quý Đôn rất có giá trị khái quát: "Thơ
có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự" (Điều 48, Văn nghệ).
Như vậy ở đây, Lê Quý Đôn muốn nói đến mối quan hệ giữa chủ thể và
khách thể. Đối với Lê Quý Đôn, tình là yếu tố hàng đầu, tức là, như ngày
nay chúng ta nói, chủ quan là nhân tố quyết định trong sáng tạo. Trước
đó, Lê Hữu Kiều cũng đã từng phát biểu: "Trong mình sẵn điệu nhạc
thiều, gặp đám đàn ca liền tưng bừng tấu khúc; cũng như trong tay cầm
hoa đẹp, đến đâu cũng gieo sắc cảnh xuân" [42, 71]. Cái hay, cái biện
chứng là ở chỗ ngoài yếu tố chủ quan ("trong mình sẵn điệu nhạc thiều",
"trong tay cầm hoa đẹp") là quyết định, yếu tố khách quan bên ngoài
("gặp đám", "cảnh xuân") cũng có vai trò khơi gợi quan trọng.
Sau đó, Lê Quý Đôn giải thích rõ hơn: "Tình là người, cảnh là trời,
sự là kết hợp cả đất trời và quán thông. Lấy tình chen vào cảnh, lấy cảnh
kết hợp vào việc, gặp việc thì phát ra lời, nhân theo lời mà thành tiếng.
Cảnh không hẹn mà tự đến. Lời không mong hay mà tự hay, để có thể
theo lên hàng thơ tao nhã" [42, 120]. Ta có thể nhận thức rõ, Lê Quý Đôn
coi trọng yếu tố tình cảm trong thơ, cái chủ quan trong văn chương đến
mức nào.
Biểu hiện tình cảm là đặc thù của thơ. Ở đây có sự gặp gỡ với
thuyết "di tình" trong lí luận văn nghệ Đông Tây kim cổ, hay thuyết "căn
tình" của Bạch Cư Dị. Cảnh và tình, vật và hứng thú tác động chuyển
hóa qua lại tinh tế trong thơ. "Vị tình" mà tạo văn, tạo thơ. Nhưng tình



16
do "quan vật", "nhập cảnh" mà có nên trong thơ cảnh vật thường thấm
đậm tình người. Vương Phu Chi (Trung Quốc) viết "tình cảnh giao dung"
tức là (tình cảnh lồng vào nhau) hay "tình trung cảnh, cảnh trung tình"
(cảnh trong tình, tình trong cảnh) [38, 223].
Nhận thức trên của ông cha ta, càng thấy rõ vai trò của tình cảm như
mạch nguồn và động lực của sự sáng tạo văn chương, là nơi hội tụ mọi
trạng thái tâm hồn khác nhau của con người, khi nào các trạng thái cảm
xúc đó hướng vào mục tiêu thẩm mĩ của người nghệ sĩ sẽ tạo ra sản
phẩm văn chương. Do đó, văn chương là bức tranh hiện thực của tâm
hồn nghệ sĩ.
Lí luận văn chương hiện đại khi tìm hiểu bản chất của văn chương,
cũng luôn nhấn mạnh đến đặc thù tình cảm. Tố Hữu khi cần đưa ra quan
niệm của mình về văn chương, nhất là thơ đã luôn nhấn mạnh đây là
tiếng nói "đồng tình", "đồng ý", tiếng nói "đồng cảm", giao cảm giữa nhà
văn, nhà thơ và bạn đọc. Điều này càng thấy trong ý kiến của Lê Duẩn:
Nói đến nghệ thuật là nói đến quy luật riêng của tình cảm, nghệ thuật
vận dụng quy luật riêng vào tình cảm.
Điều này góp phần lý giải vì sao đến với văn chương người đọc
không thể dửng dưng. Ấy là những nhà văn đã để trái tim mình đập
dưới từng trang viết, từng con chữ. Có thể xem quá trình sáng tạo là
quá trình luyện ngọc. Tác phẩm được hình thành, hình tượng được tạo
ra lung linh ánh sáng của ngọc quí. Nếu tinh ý, ta có thể ''nhìn thấy
máu, thấy nước mắt, thấy niềm vui và nỗi đau của người thơ kì tài
(Nguyễn Khải).
Như vậy, tình cảm chính là một trong những biểu hiện của đặc trưng
của thơ. Điều này dễ thấy thơ ở mọi thời đại. Tình cảm, trong đó tình
cảm thẩm mĩ, có ý nghĩa đặc biệt. V.I. Lênin từng khẳng định: "Đã, đang
và sẽ không bao giờ có thể có sự tìm tòi chân lý của nhân loại nếu không

có cảm xúc của con người"


17
1.2. Thơ và đạo
Trong Việt - Hán Văn khảo, Phan Kế Bính khẳng định "Văn chương
của ta phần nhiều là gốc nước Tàu. Nay ta muốn biết văn chương của ta
thì trước hết lại nên tham khảo đến văn chương của Tàu nữa" [42, 313].
Suốt thời trung đại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, vai trò của văn
hóa Hán, và đặc biệt là chế độ đào tạo và tuyển lựa người tài, nên học
thuật (trong đó có hệ thống tri thức văn học) ở ta chịu ảnh hưởng sâu
đậm và to lớn nền học thuật Trung Hoa. Thi luận cổ của dân tộc không
nằm ngoài thực tế này.
Trung Quốc xưa kia không chỉ là "đại thi quốc" mà còn là "đại thi
quốc luận". Suốt 20 thế kỷ, có thể nói là không có triều đại nào lại không
xuất hiện những nhà lý luận thi ca cùng những công trình lý luận thi ca
nổi tiếng. Các nhà nho Việt Nam hầu như không một ai không từng biết
và học hỏi quan niệm thi ca của Lục Cơ với Văn phú, Lưu Hiệp với Văn
tâm điêu long, Bạch Cư Dị với Thư gửi Nguyên Chẩn, Viên Mai với Tùy
viên thi thoại... Tiếp xúc với bề dày lí luận thi ca đặc sắc và phong phú
như vậy nếu có chịu tác động mạnh mẽ và sâu sắc cũng là điều hiển
nhiên.
Thi ngôn chi gắn với văn dĩ tải đạo vốn có cội nguồn từ Trung Quốc
thành quan niệm phổ biến của hầu hết các nhà nho xưa. Nguyễn Văn
Siêu cho rằng: ''văn và đạo tuy có tên khác nhau, nhưng nội dung của nó
thì bắt nguồn từ đạo'' [42, 231]. Còn Miên Trinh thì viết: văn để chở đạo
[42, 269]. Các học giả, văn nhân xưa ít chấp nhận một quan niệm nào
khác thế khi bàn về mối quan hệ giữa văn và đạo. Tuy nhiên trong ý
niệm của mỗi người, mỗi thời, nội dung văn và đạo, tính chất mối quan
hệ giữa văn và đạo lại không hoàn toàn giống nhau kể cả ở Trung Quốc

cũng như ở Việt Nam.
Khi đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa thơ và đạo trong quan niệm
của người xưa, trước hết ta đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa văn và đạo,


18
hay nói cách khác, ta sẽ đi tìm hiểu gốc gác của quan niệm văn học Nho
giáo chính thống cùng sự diễn biến của nó ở Trung Hoa. Không tìm hiểu
những vấn đề này thì khó lòng xác định được đúng thực chất khi nói
quan niệm văn học chính thống trong thời phong kiến ở nước ta.
Mối quan hệ giữa văn và đạo thực chất ở đây là chức năng của văn
học: quan niệm văn thơ tuyên truyền và bảo vệ đạo đức lễ giáo phong
kiến - cũng là quan niệm văn học mang ý thức hệ Nho giáo.
Khổng Tử là người tiêu biểu cho học phái Nho gia. Trong sách
Luận ngư ông viết: "Thơ có thể làm phấn khởi ý chí, có thể giúp quan sát
phong tục, hòa hợp với mọi người, bày tỏ nỗi sầu oán, gần thì thờ cha, xa
thì thờ vua, lại biết được tên chim muông cây cỏ" ( Thiên Dương hóa).
Chúng ta chú ý ngay đến quan niệm văn thơ coi trọng đạo đức trung
hiếu phong kiến "gần thì thờ cha, xa thì thờ vua" của Khổng Tử. Theo
giáo sư Phương Lựu, Khổng Tử là người "đề xướng một quan niệm văn
thơ tuyên truyền và bảo vệ đạo đức lễ giáo phong kiến" [24, 76]. Khác
với Tống Nho sau này, Khổng Tử không đem đối lập gay gắt việc tuyên
truyền đạo đức phong kiến với việc nhận thức hiện thực. Không tuyệt đối
hóa chức năng truyền đạo mà vẫn chú ý tới cái hay, cái đẹp của văn thơ:
"lời văn phải khéo" (Lễ ký). Bên cạnh đó, nội dung của văn học không
phải chỉ có đạo đức, tư tưởng, lý trí thuần túy mà còn tình cảm, hứng
thú. Như vậy, chứng tỏ Khổng Tử cũng coi trọng sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức.
Sau này, Lưu Hiệp là người quán triệt khá sâu sắc tư tưởng của
Khổng Tử. Trong Nguyên đạo, Lưu Hiệp cho rằng: "Đạo nhờ thánh nhân

mà thành văn chương, nhưng thánh nhân cũng nhờ văn chương mà làm
sáng tỏ đạo". Như thế, văn chương cũng có vai trò năng động của nó,
chứ không phải chỉ là cái công cụ, cái phương tiện thuần túy chở cái đạo
đã có sẵn đâu đấy. Lưu Hiệp cũng thấy được đặc trưng và sức mạnh


19
thẩm mĩ của văn chương: "Hình thức dựa vào nội dung, nội dung biểu
hiện ở hình thức" [38, 158].
Khi triều đại Đường có dấu hiệu suy thoái, thì các nhà tư tưởng của
giai cấp phong kiến bắt đầu khai thác trong học thuyết Khổng Tử những
thành phần tư tưởng nào có tác dụng củng cố thêm nền thống trị trước
mắt. Ở giai đoạn này, Hàn Dũ đã kế thừa quan niệm của Khổng Tử và
chỉ đặc biệt nhấn mạnh đến tư tưởng trung quân - thành quan niệm "văn
dĩ minh đạo" (Văn làm sáng tỏ đạo). Ông giải thích đạo đây là "tiên
vương chi đạo" chứ không phải hiện thực khách quan. Giữa văn và đạo,
Hàn Dũ coi trọng đạo hơn.
Tống Nho đã hệ thống hóa những phần duy tâm lạc hậu của Khổng
giáo, cùng những phần duy tâm lạc hậu của Phật lão, hun đúc thành khoa
"lý học". Tống Nho đã tuyệt đối hóa phạm trù đạo và biến nó thành một thứ
giáo điều, trừu tượng với công thức văn dĩ tải đạo. Trong quan niệm của
Tống Nho, văn chương chỉ còn là một công cụ để chở đạo.
Rõ ràng có một khoảng cách không nhỏ giữa quan niệm văn học của
Tống Nho với Khổng Tử và Lưu Hiệp... mặc dù cả hai vẫn có một sơ sở
chung là Nho giáo.
Nhà nghiên cứu Phương Lựu đã kết luận: "công thức "văn dĩ tải
đạo" là một quan niệm phiến diện về phạm vi của "văn", tiêu cực về nội
dung "đạo" và sai lầm vè phương pháp "chở" [24, 83].
Về đại thể, trong thời trung đại Việt Nam, khái niệm đạo được hiểu
theo hai ý chính: giáo lý Nho gia và quy luật của tự nhiên và xã hội.

Xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, đạo thánh hiền thấm sâu vào suy nghĩ
và hành động của các nhà nho suốt đời. Khi đã trưởng thành, lúc cần
phải dụng bút, họ không thể không nghĩ tới Ngũ luân, Ngũ thường. Quan
niệm chính thống của nhà Nho về văn chương nói chung đề cao chức
năng chuyển tải đạo lý phong kiến. Thơ nói chí, văn chương dùng để tải


20
đạo. Tức là nhấn mạnh nội dung tư tưởng, tính giáo huấn đạo đức của
thơ ca.
Trần Lê Sáng khẳng định chi trong quan niệm thi ngôn chi ở các nhà
nho Việt Nam có ba nghĩa chính. Thứ nhất, "chí" là chí khí giết giặc, thứ
hai, "chí" là "chí hướng thánh hiền" và thứ ba, "chí được hiểu là tình cảm
của nhà thơ. Như vậy, ở đây, theo Trần Lê Sáng, chí cũng là cũng bao
hàm cả đạo (đạo Nho). Thi ngôn chi, văn tải đạo là hai mệnh đề thực
chất chỉ mối quan hệ giữa văn và đạo. Vậy mối quan hệ này nó diễn tiến
như thế nào trong văn học thời trung đại.
Trong quan niệm văn học chính thống, ông cha ta luôn đề cao quan
niệm văn học ra sức bảo vệ và tuyên truyền, biểu dương và ca ngợi cho
chế độ, đạo đức và lễ giáo phong kiến.
Trong bài thơ Bảo kinh cảnh giới (số 5), Nguyễn Trãi đã gắn liền
văn học với ngôn luận của thánh hiền, với đạo trung hiếu, với đức nhân
nghĩa:
Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có tri, có anh hùng.
Bài thơ cho chúng ta biết quan niệm của ông về chức năng của văn
chương. Đó là quan niệm văn chương của nhà nho. Nhà văn, nhà thơ
phải truyền bá đạo thánh hiền, phải góp phần giữ gìn bảo vệ đạo trung,

phải góp phần bằng ngòi bút của mình xây dựng một nền thái bình thịnh
trị, diệt trừ những nhân tố gây rối loạn cuộc sống của nhân dân: trừ độc,
tham, bạo ngược.
Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu ca, Lê Thánh Tông viết: "Những ý
lớn để biểu dương, những lời sâu để khuyên giới, đều chép đầy đủ để
cho sáng tỏ như những lời ca khuyên răn của đời Đường Ngu, mà hơn
hẳn lối văn chương trăng gió mây mưa của đời Tống Ngụy. Có phải là


21
tranh hay đua đẹp, rèn chữ luyện câu như những bài vịnh cá, vịnh liễu ở
vườn hậu uyển đâu" [42, 32]. Cũng trong bài tựa này, khi đề cập đến
hứng thú sáng tác của mình, Lê Thánh Tông nói rõ mối quan hệ máu thịt
giữa văn học với chế độ và lễ giáo phong kiến. Ông viết: "Ta lúc rảnh rỗi
sau muôn việc, trong khoảng nửa ngày, mắt xem rừng sách, lòng dạo
vườn văn, không nghe huyên náo, lòng như hoa thơm, dục ít thần trong,
ở yên cao hứng, bèn hăng hái nghĩ đến phép lớn của những bậc đế vương
thánh triết, đến lòng cặn kẽ của những bề tôi trung lương mới gọi Chử
sinh (giấy), Mao thị (bút) nắm Huyền thượng khách (mực) dẫn Thạch
trọng thần (nghiêm) bảo cho biết rằng: Tình của ta thư thái, khí tinh anh
cuồn cuộn tuôn ra, lời khuôn mẫu từng từng lớp lớp, các người có thể vì
ta ghi lấy được không?'' [42, 31].
Việc vua tôi Lê Thánh Tông xướng họa có ý nghĩa sâu sắc. Một lần
nữa ta lại thấy các triều đại xưa rất coi trọng văn chương vì nhìn thấy ý
nghĩa chính trị to lớn của nó. Văn chở đạo trong trường hợp này được nhà
vua hiểu rất thực dụng. Ca hát năm được mùa cũng có nghĩa là ca ngợi tài
đức của nhà vua, vì người xưa có niềm tin vững chắc về mối liên quan giữa
đức của thiên tử với đời sống trong tự nhiên và xã hội. Đây là mẫu mực để
chúng ta nghiên cứu thứ văn chương thù tạc, quan phương, chính thống.
Dù hấp thụ quan niệm văn học Nho giáo, thì người xưa dần dần

cũng có những biểu hiện đề kháng Tống Nho một cách trực tiếp - hay nói
cách khác người xưa dần dần có ý thức vạch ranh giới với Tống Nho. Ta
thấy văn học giai đoạn này, từ lý luận đến thực tế sáng tác đều trực tiếp
bày tỏ quan niệm văn học phải ca ngợi chế độ, đạo đức và lễ giáo phong
kiến, nhưng ông cha ta vẫn thấy được cái hay, cái đẹp và ra sức ngợi ca
nó. Trong bài tựa Trich diễm thi tập, Hoàng Đức Lương viết: "Đối với
thơ ca, người xưa thường ví với nem chả, hoặc ví với gấm vóc. Nem chả
là vị rất ngon ở đời, gấm vóc là màu đẹp ở đời. Phàm người có miệng, có
mắt, ai cũng quý trọng, mà không vứt bỏ khinh thường. Có điều là: sắc


22
đẹp của thơ lại ở ngoài mọi sắc đẹp, mắt thường không thấy được, cũng
vậy, vị ngon của thơ lại ở ngoài mọi vị ngon, miệng thường không nếm
thấy ..." [42, 28]. Thoạt nhìn, quan niệm này mang tư tưởng bất khả tri
nhưng thực chất đã đụng đến những giá trị đặc trưng của thơ. Trong các
định nghĩa về thể loại, định nghĩa về thơ có số lượng lớn nhất. Điều này
cho thấy đây là thực thể khó nhận thức.
Quan niệm này ta còn bắt gặp trong các phát hiện của Lê Quý Đôn
và một số học giả khác sau này.
Giai đoạn sau, từ thế kỷ XVI - XVIII, cũng xuất hiện rất nhiều lời
bàn về mối quan hệ giữa thơ và đạo. Tuy nhiên, giai đoạn này, chế độ
phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái nên quan niệm
văn học phong kiến chính thống trong thời kỳ này không còn mang tính
chất tiến bộ như trước nữa. Học hành, thi cử, sáng tác văn chương của
một bộ phận lớn nho sĩ cũng bộc lộ khuynh hướng công thức, tô hồng,
xu phụ vua chúa.
Vũ Phương Đề khi Bàn về thơ đã viết: "Sau thời Lê Trung Hưng,
văn học ngày một kém. Như việc thi cử, khi vào trường thi, sĩ tử thường
xúm nhau lại làm bài chung. Người này nêu lên một câu, người khác sửa

lại một tí, cứ thế làm nên một bài kha khá, những người cùng nhóm ấy
cứ theo đó mà chép vào bài thi, vì vậy cái bài của thí sinh làm không
khác gì nhau. Có khoa thi vào kì Đệ tứ, trong bài văn sách có câu viết:
thượng hữu khả vi chi quân, hạ hữu khả vi chi quân (trên có vua giỏi,
dưới có vua giỏi). Quan chấm thi thấy có chữ quân (vua) ở câu dưới, biết
là thí sinh viết nhầm chữ thần (tôi), nói: "Bài thi này viết nhầm chữ, phải
đánh hỏng". Một viên quan khác trong ban giám khảo hỏi nhầm chữ gì.
Quan chấm bài thi trên đọc lại hai câu cho mọi người nghe. Họ nói đùa:
"không phải thí sinh viết nhầm đâu; trên có vua giỏi chỉ đức vua (Lê),
dưới có vua giỏi là chỉ đức chúa (Trịnh) vậy". Viên quan chấm thi nghe
nói sợ hãi, liền lấy đỗ bài thi trên, không dám đánh hỏng" [42; 75- 76].


23
Lời bàn của ông phản ánh quan niệm quen thuộc của Nhà nho về
mối quan hệ chặt chẽ giữa thi văn với sự thịnh suy của chính trị một thời
đại. Lô gic tất yếu là văn chương trong thời loạn đó là thứ văn chương
suy đồi. Một trong những nguyên nhân của tình hình hư hại này, theo
Phạm Đình Hổ là vì nho sĩ thời ấy đã dần dần xa rời tư tưởng Nho giáo
chính thống, có xu hướng học đòi các bậc hậu nho (tức Tống Nho). Ông
viết: "Những khi giảng học và mở khoa thi, thì phàm những đại nghĩa
kinh, truyện và nguồn gốc chính trị, loạn từ xưa tới nay, điều hay điều
dở, không mấy người khảo sát cho tinh, chỉ chuyên học những bài chú
thích, những bài nghị luận của những nhà hậu nho, nhặt lấy những câu
đầu đề, hiểm hóc để ra văn cho hay" [42, 185].
Như vậy, trên một ý nghĩa nào đó, quan niệm văn học phong kiến
chính thống trong giai đoạn này gần với "văn dĩ minh đạo" của Hàn Dũ,
làm khúc dạo đầu cho quan niệm văn học của vua quan triều Nguyễn rập
khuôn theo công thức "văn dĩ tải đạo" của Tống Nho. Quan niệm "chở
đạo" này theo cách lý giải và quan niệm nghiệt ngã của Tống nho. Đạo

quan trọng nhất là đạo trung quân, hơn nữa là đạo ngu trung với các
hoàng đế đời Nguyễn.
Về các chúa Nguyễn, Lê Quý Đôn có lần nhận xét rằng: "Họ
Nguyễn trước chuyên giữ một phương, chỉ mở khoa thi hương, song
chuyên dùng lại tư, không chuộng văn chương, nên ít thu lượm được
người tuấn dị" (Phủ biên tạp lục).
Trong giai đoạn này, một số nho sĩ cũng đã phát biểu quan niệm của
mình về quan hệ giữa thơ và đạo.
Nguyễn Tử Giản khi bàn về "thần", "khí", "thể", "cách" của thơ đã
cho rằng: "Văn của thánh nhân là để chở đạo, văn của văn nhân là để
luận đạo" [42, 275]. Và đạo ở đây không phải là hiện thực khách quan
mà là đạo nghĩa thánh hiền. Văn không nhất thiết phải thật đẹp, miễn là
nói lên được được cái đạo đó. Trong bài tựa tập thơ Tinh sà kỉ hành, Ngô


24
Thì Nhậm viết: "Người làm văn quý ở mực thước, thanh nhã, hồn nhiên,
biết nắm lấy cái thực để làm cốt tử, rồi dùng cái đẹp trang sức thêm, làm
thơ cũng phải như thế [42, 142].
Nguyễn Văn Siêu cho rằng: "Văn" và "đạo" tuy có tên khác nhau,
nhưng nội dung của nó thì bắt nguồn từ "đạo"". Tất cả những điều này
được tập trung trong quan niệm văn học đậm màu sắc Tống Nho của Tự
Đức: "Đạo là gốc rễ của văn, văn là cành lá của đạo" hay "Nói đến đạo
nghĩa tức là nói đến văn chương... Đạo tức là văn, văn tức là đạo".
Mặc dù có những mặt hạn chế trong quan niệm về mối quan hệ giữa
thơ và đạo như trên, nhưng ở cả hai giai đoạn này, không phải là không
có những đóng góp cho hệ thống quan niệm văn học tiến bộ của dân tộc.
Khi đọc bài văn Nguyễn Đình Chiểu điếu nghĩa dân chết vì nước, nhà
thơ hoàng tộc Tuy Lý vương Miên Thẩm đã viết: "Một người thư sinh
mà đến đỗi dùng bút đánh giặc" [42, 257].

Nguyễn Đình Chiểu trong bài thơ Than đạo càng bộc lộ quan niệm
quan niệm về văn chương:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà,
Căm lấy lòng nhơ mang thói bạc,
Trời gần chẳng gánh, gánh trời xa [42, 271].
Đạo ở đây không phải là "thiên lý" của Tống Nho, mà là "cứu nước,
thương nòi" của người chiến sĩ - thi sĩ trong buổi đầu giặc Pháp xâm
lược.
Mệnh đề Thi ngôn chi đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc
Khoan, Nguyễn Cư Trinh và các văn nhân, học giả khác bàn luận khá sâu
sắc. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài tựa Bạch Vân am thi tập đã viết "nói
tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy; mà thơ lại là để nói chí" [42,
51]. Phùng Khắc Khoan trong bài tựa Tập thơ ngôn chi thì viết: "cái gọi
là thơ thì không phải là láu lưỡi trong tiếng sáo, chơi chữ dưới ngòi bút


25
thôi đâu mà là để ngâm vịnh tính tình, cảm động mà phát ra chí ý nữa"
[42, 52]. Nguyễn Cư Trinh cho rằng: "Để trong lòng là chí, ngụ ra ý là
thơ" [42, 63]. Ngô Thì Nhậm cũng cho rằng: "Ở trong lòng là chí, phát ra
lời là thơ" [42, 145].
Các bài tựa cho ta biết về cách hiểu chi trong mệnh để thi ngôn chi,
cũng như cách mượn cảnh vật, sự vật để tỏ chí. Chí ở đây trước hết là chí
nguyện của nhà nho muốn đem tài năng, học vấn tham gia vào cuộc sống
chính trị xã hội, là chí của một nhân cách nhà nho cao thượng nếu không
có cơ hội thể hiện con người chính trị của mình thì cũng ẩn dật để bảo vệ
sự cao thượng, trong sáng của nhân cách ấy. Đây chính là quan niệm
chính thống quen thuộc của nhà nho.
Theo giáo sư Lê Đình Kỵ, đạo không chỉ là đạo đức theo quan điểm

nho giáo, mà còn là điều thiện, là thế đạo nhân tâm, là đạo làm người nói
chung. Hay nói cách khác đạo ở bên cạnh nội dung tư tưởng của thơ ca
còn thể hiện chức năng giáo hóa của thơ ca nữa. Chẳng hạn, Ngô Thì
Nhậm khi bàn về thơ đã khẳng định: "ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều
hay mới là cái đặc sắc chính của thơ" [42, 149].
Tóm lại, mối quan hệ thơ và đạo là vấn đề có nhiều quan niệm.
Trong con mắt của phần đông nho gia truyền thống, thơ và đạo có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đầu thế kỷ XX, một số nhà nho khác như Nguyễn Bá Học, Trịnh
Đình Rư... đã có sự phân biệt giữa đạo với văn chương. Trịnh Đình Rư
cho rằng: "Đem những lời luân lý, những giọng đạo đức mà đặt ra văn
thơ một cách rõ ràng, mộc mạc, thì tất là khó nghe, vì muốn giảng đạo
đức hay là lí luận tất phải là những bài bàn, bài học riêng, chớ đã tới thơ
văn thì phải đứng vào một phương diện khác" [42, 788].
Càng ngày các nhà văn càng nhận rõ sự lỗi thời của giáo lý nhà nho,
trong sáng tác họ đã nhận thấy: "Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu".
Trong thơ văn của họ lu mờ dần giáo lý phong kiến, thay vào đó là


×