ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH THỊ NGỌC MÙI
NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO
BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng - Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH THỊ NGỌC MÙI
NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO
BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Ngƣờ
ƣớng ẫn
o
ọ : TS. Ngu n H u Cƣờng
Đà Nẵng - Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả trong luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
TRỊNH THỊ NGỌC MÙI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 3
5. Bố cục đề tài ........................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN ......................................... 9
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN 9
1.1.1. Quá trình hình thành các quy định về báo cáo bộ phận ................ 9
1.1.2. Nội dung báo cáo bộ phận .......................................................... 10
1.1.3. Vai trò của báo cáo bộ phận ........................................................ 11
1.1.4. Quy định về trình bày báo cáo bộ phận ...................................... 13
1.1.5. Đo lƣờng mức độ công bố thông tin về báo cáo bộ phận ........... 16
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO
BỘ PHẬN ....................................................................................................... 17
1.2.1. Các nghiên cứu ở các nƣớc ......................................................... 17
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 23
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 24
2.1. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ
PHẬN .............................................................................................................. 24
2.1.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ............................................ 24
2.1.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) .......................................... 26
2.1.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political cost theory) ....................... 27
2.1.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory) ..................... 28
2.1.5. Lý thuyết kinh tế thông tin (Information economics theory) ..... 29
2.1.6 Lý thuyết chi phí độc quyền (Exclusive cost theory) .................. 30
2.2. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................ 31
2.2.1. Công ty kiểm toán ....................................................................... 31
2.2.2. Thời gian niêm yết ...................................................................... 32
2.2.3. Tỷ suất sinh lời ............................................................................ 33
2.2.4. Đòn bẩy tài chính ........................................................................ 34
2.2.5. Tốc độ tăng trƣởng ...................................................................... 35
2.2.6. Cơ cấu sở hữu ............................................................................. 36
2.2.7. Lĩnh vực hoạt động công nghiệp ................................................ 37
2.2.8. Khả năng thanh toán ................................................................... 37
2.2.9. Mức độ độc lập của hội đồng quản trị và ban giám đốc ............. 38
2.2.10. Sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc
......................................................................................................................... 39
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 40
2.3.1 Thiết lập mô hình ......................................................................... 40
2.3.2 Đo lƣờng biến phụ thuộc ............................................................. 41
2.3.3. Đo lƣờng các biến độc lập .......................................................... 46
2.4. MẪU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 48
2.4.1. Quy mô mẫu nghiên cứu ............................................................. 48
2.4.2. Thu thập dữ liệu .......................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 49
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 51
3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO BỘ
PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................... 51
3.1.1 Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin về báo cáo bộ phận ..... 51
3.1.2 So sánh mức độ tuân thủ CBTT về BCBP của các loại BCTC ... 53
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN ................................................. 54
3.2.1 Đối với báo cáo tài chính cuối niên độ ........................................ 54
3.2.2 Đối với báo cáo tài chính bán niên .............................................. 64
3.2.3 Đối với báo cáo tài chính quý 2 ................................................... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 80
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ........................... 81
4.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN ......................... 81
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ... 82
4.2.1 Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của công ty kiểm toán ........................... 82
4.2.2. Hàm ý tự sự ảnh hƣởng của tốc độ tăng trƣởng ......................... 84
4.2.3. Chú trọng đến sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và
tổng giám đốc .................................................................................................. 85
4.2.4. Một số kiến nghị khác ................................................................. 85
4.3. KẾT LUẬN .............................................................................................. 86
4.3.1 Kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 87
4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................. 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4................................................................................ 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGĐ
Ban giám đốc
BCBP
Báo cáo bộ phận
BCTC
Báo cáo tài chính
BIG 4
Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới
CBTT
Công bố thông tin
CODM
Ngƣời ra quyết định hoạt động
CTNY
Công ty niêm yết
GAAP
Những nguyên tắc kế toán chung đƣợc thừa nhận
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HĐQT
Hội đồng quản trị
IAS
Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
KVĐL
Khu vực địa lý
LVKD
Lĩnh vực kinh doanh
OLS
Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
TSCĐ
Tài sản cố định
TTCK
Thị trƣờng chứng khoán
TGĐ
Tổng giám đốc
VAS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
bảng
1.2
2.1
2.2
Sự khác nhau giữa VAS 28 và IFRS 8
Danh sách các chỉ mục thông tin công bố về BCBP
trong BCTC
Đo lƣờng các biến độc lập trong mô hình
Trang
15
43
46
Thống kê mô tả đối với biến phụ thuộc CBTT về BCBP
3.1
trên BCTC cuối niên độ (Icn), bán niên (Ibn) và quý 2
50
(Iquý 2)
3.2
3.3
So sánh mức độ CBTT về BCBP trên ba loại BCTC
Bảng thống kê mô tả các biến độc lập ảnh hƣởng đến
mức độ CBTT về BCBP trên BCTC cuối niên độ
52
54
3.4
Kết quả hồi quy OLS (Mô hình 1)
56
3.5
Bảng phân tích tƣơng quan giữa các biến (Mô hình 1)
57
3.6
Bảng kiểm định đa cộng tuyến (Mô hình 1)
58
Kết quả thống kê sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến
3.7
mức độ CBTT BCBP trên BCTC cuối niên độ năm
59
2015
3.8
Bảng thống kê mô tả các biến độc lập ảnh hƣởng đến
mức độ CBTT về BCBP trên BCTC bán niên
64
3.9
Kết quả hồi quy OLS (Mô hình 2)
66
3.10
Bảng phân tích tƣơng quan giữa các biến (Mô hình 2)
67
3.11
Bảng kiểm định đa cộng tuyến (Mô hình 2)
68
3.12
Kết quả thống kê sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến
69
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
mức độ CBTT về BCBP trên BCTC bán niên năm 2015
3.13
Bảng thống kê mô tả các biến độc lập ảnh hƣởng đến
mức độ CBTT về BCBP trên BCTC quý 2
71
3.14
Kết quả hồi quy OLS (Mô hình 3)
73
3.15
Bảng phân tích tƣơng quan giữa các biến (Mô hình 3)
73
3.16
Bảng kiểm định đa cộng tuyến (Mô hình 3)
74
3.17
Kết quả thống kê sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến
mức độ CBTT về BCBP trên BCTC quý 2 năm 2015
75
1
MỞ ĐẦU
1. Tín
ấp t ết ủ đề tà
Thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua gần mƣời chín
năm hoạt động. Số lƣợng các công ty niêm yết (CTNY) ngày càng tăng, đồng
thời hoạt động của thị trƣờng này cũng đang dần ổn định và chuyên nghiệp
hơn. Điều này góp phần làm lành mạnh hơn thị trƣờng đầu tƣ và tạo thuận lợi
đối với kênh dẫn vốn cho các công ty. Công bố thông tin (CBTT) của các
CTNY trên TTCK ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tƣ, trong
đó thông tin về tài chính chiếm vị trí trọng yếu. Nó là một trong những kênh
thông tin mà các CTNY đƣợc yêu cầu cung cấp trên TTCK. Các CTNY đó
chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tƣợng bên ngoài (phục vụ cho các nhà
đầu tƣ và nhà phân tích) và bên trong công ty. Tuy nhiên, thông tin đƣợc trình
bày và công bố nhƣ thế nào để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời sử dụng vẫn còn
khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế.
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, sự đa dạng hóa và những
chiến lƣợc quốc tế dẫn đến hoạt động của các công ty ngày càng phức tạp.
Với thực tế hiện nay các công ty và tập đoàn bắt đầu đa dạng hóa hoạt động
kinh doanh thành các công ty đa ngành nghề (thông tin này thƣờng đƣợc công
ty đề cập ở phần đặc điểm hoạt động kinh doanh trong thuyết minh (TM)
BCTC) và hoạt động kinh doanh mở rộng trên nhiều khu vực địa lý (KVĐL)
khác nhau (trên nhiều tỉnh, thành phố trong nƣớc hay bên ngoài lãnh thổ Việt
Nam). Mục tiêu chính của sự đa dạng hóa này là để chia sẻ rủi ro cũng nhƣ
tận dụng lợi thế từ cơ hội phát triển ở những thị trƣờng khác. Với sự đa dạng
và toàn cầu hóa mạnh mẽ nhƣ vậy thì rõ ràng bản thân BCTC hợp nhất sẽ
không thể hiện đƣợc cái nhìn tổng thể về thông tin tài chính một cách đúng và
hoàn toàn chính xác cho ngƣời sử dụng BCTC vì sự khác nhau về tốc độ tăng
trƣởng, khả năng sinh lời và những rủi ro trong từng bộ phận. Họ sẽ không dễ
2
dàng nhận biết đƣợc nếu không có sự trình bày của những thông tin riêng biệt
từ những bộ phận tạo ra hoạt động đó. Trong một nghiên cứu đƣợc phát triển
bởi Knutson (1993) chỉ ra rằng tính hữu ích của thông tin bộ phận đƣợc định
nghĩa là quan trọng, cần thiết, cơ bản và không thể thiếu đối với quá trình
phân tích đầu tƣ. Hơn nữa, Nguyễn Hữu Cƣờng (2015) đã tóm lƣợc rằng
thông tin về báo cáo bộ phận (BCBP) rất hữu ích đối với các nhà phân tích vì
nó là cơ sở để họ dự báo doanh thu và lợi nhuận (hợp nhất) của đơn vị báo
cáo (Vivek và Richard, 2002), cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích
kinh tế các công ty (Don và Wayne, 1997). Hiện nay tại Việt Nam, các công
ty đang CBTT về BCBP theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 (VAS 28).
Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng nhiều công ty vẫn chƣa có sự hiểu biết rõ
ràng, chƣa lƣu tâm đầy đủ đến việc lập và trình bày BCBP hoặc lập một cách
sơ sài chỉ với mục đích tuân thủ các quy định. Loại BCBP này ngày càng trở
nên quan trọng và cần thiết đối với ngƣời đọc BCTC, giúp nhà đầu tƣ có cái
nhìn đầy đủ về công ty, hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty.
Liên quan đến khía cạnh CBTT về BCBP của các CTNY thì hiện nay ở
Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này. Xuất phát từ
thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo
bộ phận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh” để hoàn thành Luận văn của mình.
2. Mụ t êu ng ên ứu
- Đánh giá mức độ CBTT về BCBP trên cả ba loại BCTC gồm BCTC
cuối niên độ, BCTC bán niên và BCTC quý 2 của các CTNY trên SGDCK
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
- Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP của các
CTNY. Qua đó tác giả đề xuất các chính sách cho công ty và nhà quản lý gia
tăng các thông tin cần thiết, góp phần giảm rủi ro cho nhà đầu tƣ.
3
Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng CBTT về BCBP từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin đƣợc công bố trên BCBP của
các CTNY trên HOSE.
3. Đố tƣợng và p ạm v ng ên ứu
Đố tƣợng ng ên ứu
Nghiên cứu việc CBTT về BCBP của các CTNY trên HOSE năm 2015.
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu một số nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ
CBTT về BCBP của các công ty này nhƣ thế nào.
P ạm v ng ên ứu:
- Không gian: BCTC cuối niên độ đã kiểm toán, BCTC bán niên đã
soát xét và BCTC quý 2 của các CTNY trên HOSE có thực hiện việc lập
BCBP.
- Thời gian: Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lấy trong năm 2015.
4. P ƣơng p áp ng ên ứu
Nghiên cứu này áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Nghiên
cứu sử dụng số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp gồm các BCTC cuối niên độ đã
đƣợc kiểm toán của 174 công ty, BCTC bán niên đã soát xét của 160 công ty
và BCTC quý 2 của 80 công ty năm 2015 đƣợc niêm yết trên HOSE. Tác giả
sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến
mức độ CBTT về BCBP từ đó xác định mối tƣơng quan giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc thông qua các tham số hồi quy đƣợc ƣớc lƣợng bằng
phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS).
5. Bố ụ đề tà
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về công bố thông tin
báo cáo bộ phận
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
4
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
6. Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
Các nghiên cứu liên quan đến BCBP trên thế giới và Việt Nam hiện
nay chƣa có nhiều, các hƣớng nghiên cứu thƣờng tập trung ở ba khía cạnh là
đo lƣờng mức độ CBTT về BCBP, thảo luận về chuẩn mực mới so với chuẩn
mực cũ trƣớc đây và đƣa ra các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố và ảnh
hƣởng của chúng đến việc trình bày BCBP. Tuy nhiên, đa phần các nghiên
cứu này đƣợc thực hiện trên BCTC năm, rất ít nghiên cứu thực hiện trên
BCTC bán niên và đặc biệt trên BCTC quý 2 lại càng khan hiếm.
Liên quan đến khía cạnh đo lƣờng mức độ CBTT, các nghiên cứu trƣớc
đây thƣờng tiếp cận theo hai cách. Một là sử dụng lại mức độ CBTT đã đƣợc
các tổ chức độc lập đo lƣờng nhƣ việc đo lƣờng mức độ CBTT đƣợc công bố
hàng năm bởi Hiệp hội Quản lý và Nghiên cứu Đầu tƣ hoặc đƣợc cung cấp
bởi Trung tâm nghiên cứu và phân tích tài chính quốc tế (CIFAR 1). Theo
Nguyễn Hữu Cƣờng (2015), cách thứ hai là các nhà nghiên cứu sẽ tự xây
dựng thang đo, trong đó hệ thống các chỉ mục đƣợc lựa chọn trên cơ sở các
quy định về CBTT về BCBP có liên quan (Ahmad, 2008; Al-Shammari và
cộng sự, 2008; Artiach và Clarkson, 2014; Beattie, McInnes và Fearnley,
2004; Beyer, Cohen, Lys, và Walther, 2010).
Đối với khía cạnh nghiên cứu mức độ CBTT về BCBP và các nhân tố
ảnh hƣởng, Alfaraih và Alanezi (2011)tập trung vào mức độ tuân thủ các yêu
cầu bắt buộc của chuẩn mực kế toán quốc tế – Segment Reporting (IAS) 14
và sử dụng lý thuyết thông tin bất đối xứng để phân tích ảnh hƣởng của các
nhân tố bao gồm quy mô công ty, thời gian hoạt động, đòn bầy tài chính, khả
năng sinh lời và chất lƣợng công ty kiểm toán đến mức độ CBTT về BCBP.
1
Cả hai xếp hạng bên ngoài về CBTT bởi Hiệp Hội Quản Lý và Nghiên Cứu Đầu Tƣ và CIFAR đều không
còn tiếp tục nữa.
5
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc xem xét các chỉ tiêu bắt buộc,
không xem xét đến mức độ tuân thủ các chỉ tiêu tự nguyện của các công ty
này. Hessling và Jakkola (2008) nghiên cứu mức độ CBTT về BCBP các
công ty ở Thụy Điển, Pardal và Morais (2012) nghiên cứu các CTNY ở Tây
Ban Nha, cả hai nghiên cứu này đều chỉ ra rằng mức độ CBTT về BCBP đƣợc
lập theo lĩnh vực kinh doanh (LVKD) cao hơn hẳn so với BCBP đƣợc lập
theo khu vực địa lý (KVĐL).
Một số nghiên cứu lại tập trung vào xem xét mức độ CBTT về BCBP
của những CTNY ở một ngành hoặc một nhóm ngành kinh tế cụ thể và ảnh
hƣởng tích cực từ việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Operating Segments (IFRS 8) đến việc cải thiện chất lƣợng và số lƣợng trình
bày BCBP. Benjamin và cộng sự (2010) khảo sát thực trạng lập BCBP của
các công ty lớn ở Malaysia trong năm LVKD là điện thoại viễn thông, nƣớc
giải khát, truyền thông in ấn, truyền thông điện tử và tiện ích xã hội.
Benjamin và cộng sự (2010) sử dụng lý thuyết chi phí độc quyền và nhấn
mạnh đến một số ít các công ty ở Malaysia không cung cấp bất kỳ một BCBP
nào, trái ngƣợc với tất cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ lại đều tuân
thủ. Hay Hyderabad và Pradeepkumar (2011) nghiên cứu về thực trạng lập và
trình bày BCBP của 45 CTNY ở Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng có một khoảng cách lớn giữa các quy định đặt ra
và thực tiễn CBTT về BCBP của các công ty này.Tuy nhiên cả hai nghiên cứu
này đều dừng lại ở việc sử phƣơng pháp thống kê mô tả trong nghiên cứu của
mình.
Các nghiên cứu trƣớc khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ
CBTT về BCBP nhƣ quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, cơ
chế quản trị công ty, công ty kiểm toán v.v. Chẳng hạn, Alfaraih và Alanezi
(2011), Pardal và Morais (2012) đều cho rằng quy mô công ty càng lớn thì
6
mức độ CBTT về BCBP càng cao. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Phƣơng Thúy
(2010) kiểm chứng đƣợc rằng quy mô công ty không ảnh hƣởng đến mức độ
CBTT về BCBP. Trong khi đó, Kevin và Zain (2001) khi xác định các yếu tố
tác động đến BCBP của các công ty Malaysia chỉ ra rằng quy mô công ty có
ảnh hƣởng đáng kể đến mức độ CBTT về BCBP hơn là những nhân tố khác
nhƣ đòn bẩy tài chính hay tình trạng niêm yết. Cùng cho kết quả này là
nghiên cứu của Bradbury (1992) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa CBTT
BCBP tự nguyện của các công ty ở New Zealand và đặc điểm công ty.
Bradbury (1992) chỉ ra rằng quy mô công ty có ảnh hƣởng đáng kể đến mức
độ CBTT BCBP. Tuy nhiên, Mahajan và Chander (2007) kiểm tra mối liên hệ
giữa các đặc điểm của công ty nhƣ thời gian niêm yết, quy mô, lợi nhuận, đòn
bẩy, tình trạng niêm yết, mô hình cổ phần, công ty kiểm toán và tình trạng cƣ
trú của công ty thì lại không có sự liên quan nào giữa mức độ CBTT BCBP và
thời gian niêm yết, tình trạng niêm yết, đòn bẩy, mô hình cổ phần, và tình
trạng cƣ trú của một công ty.
Đối với khía cạnh nghiên cứu việc áp dụng các chuẩn mực kế toán về
BCBP cũng có một số nghiên cứu ở các nƣớc phát triển đƣợc thực hiện. Việc
áp dụng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - Statement of Financial
Accounting Standards (SFAS) 131 thực sự đã đem lại cho ngƣời sử dụng
nhiều lợi ích hơn, nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự thay đổi chuẩn mực BCBP
của Hoa Kỳ đã làm tăng số lƣợng các bộ phận đƣợc trình bày trong báo cáo.
Nghiên cứu của Herrmann và Thomas (2000) so sánh thực trạng CBTT về
BCBP theo phạm vi SFAS 131, đƣợc thay thế cho SFAS 14 trƣớc đó, bằng
chứng từ các CTNY ở Italia. Herrmann và Thomas (2000) chỉ ra rằng sự thay
đổi đối với các yêu cầu về BCBP theo SFAS 131 đã có tác động tích cực
tƣơng đối đáng kể đến mức độ CBTT về BCBP, cụ thể là sự gia tăng về số
lƣợng các công ty CBTT bộ phận và số lƣợng các khoản mục đƣợc công bố
7
trong BCBP. Farías và Rodríguez (2014) nghiên cứu sự ảnh hƣởng của IFRS
8 đến việc thực hiện CBTT bộ phận của các công ty ở Tây Ban Nha năm
2008, 2009 và 2010. Kết quả chỉ ra rằng không có sự cải thiện đáng kể về
mức độ CBTT bộ phận, phần lớn các công ty tiếp tục báo cáo thông tin bộ
phận không phù hợp với cơ cấu tổ chức của họ và đa số BCBP đƣợc lập theo
LVKD, rất ít các công ty báo cáo kết hợp theo LVKD và KVĐL. Cả hai
nghiên cứu trên đã đƣợc sử dụng nhƣ là những bằng chứng thực tế để so sánh
sự khác nhau của các phƣơng pháp lập BCBP và sau đó đi đến kết luận áp
dụng trình bày BCBP tại các quốc gia.
Ở Việt Nam gần đây cũng đã có một vài nghiên cứu về thực trạng lập
và trình bày BCBP cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến nó. Lê Thị Hà (2015)
sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để kiểm tra mức độ CBTT về BCBP
trên BCTC năm của 140 CTNY trên HOSE đồng thời kiểm định các nhân tố
ảnh hƣởng đến nó thông qua các tham số hồi quy đƣợc ƣớc lƣợng bằng
phƣơng pháp OLS. Một số nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu ảnh
hƣởng của các nhân tố đến việc lập và trình bày BCBP trên BCTC năm nhƣ
nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Thúy (2011), Trần Thị Thúy An (2013),
Nguyễn Thị Kim Nhung (2013). Nguyễn Thị Phƣơng Thúy (2011) chỉ ra rằng
khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và độ phân tán quyền sở hữu có mối
tƣơng quan với việc trình bày BCBP trên BCTC năm, trong khi đó quy mô
công ty và công ty kiểm toán không có sự tƣơng quan. Tuy nhiên, cả năm
biến khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, độ phân tán quyền sở hữu, quy mô
công ty và công ty kiểm toán này đƣợc kiểm định là không tác động đến số
lƣợng và chất lƣợng BCBP trong nghiên cứu của Trần Thị Thúy An (2013).
Khác với kết quả của Nguyễn Thị Phƣơng Thúy (2011), Nguyễn Thị Kim
Nhung (2013) cho rằng biến tỷ suất sinh lời và công ty kiểm toán có tƣơng
quan với mức độ trình bày BCBP trên BCTC năm của 176 CTNY trên TTCK
8
Việt Nam. Các nghiên cứu này hầu nhƣ đều sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
thống kê mô tả, kiểm định sự tƣơng quan của biến phụ thuộc và các biến độc
lập thông qua các tham số hồi quy bằng phƣơng pháp OLS. Nghiên cứu của
Nguyễn Hữu Cƣờng (2015) đƣợc thực hiện trên 100 CTNY có giá trị vốn hóa
thị trƣờng lớn nhất ở Việt Nam chỉ ra rằng đối với chỉ tiêu thông tin doanh thu
và kết quả bộ phận theo LVKD và KVĐL thì tỷ lệ không tuân thủ có sự chênh
lệch đáng kể giữa BCTC giữa niên độ và BCTC quý 2.
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan cả trên thế
giới và ở Việt Nam, tác giả nhận thấy còn một số khoảng trống nhất định. Đối
với các nghiên cứu ở nƣớc ngoài có chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến
mức độ CBTT về BCBP. Tuy nhiên, các công trình này bị giới hạn ở các quốc
gia có nền kinh tế phát triển. Về việc trình bày BCBP thƣờng là theo IFRS 8,
đây là chuẩn mực mới nhất và nhiều yêu cầu hơn về trình bày BCBP. Ở nƣớc
ta các doanh nghiệp trình bày BCBP vẫn đang áp dụng theo VAS 28 và chƣa
có sự thay đổi nhiều so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Nguyễn Hữu Cƣờng
(2015) đã tóm lƣợc các nghiên cứu trên thế giới và cho rằng cổ đông mong
muốn báo cáo thƣờng xuyên hơn (Sanders, 1934), các nghiên cứu của Mỹ tiết
lộ rằng các báo cáo hàng quý ngày càng đƣợc sử dụng bởi các nhà nghiên cứu
và các nhà phân tích, và đƣợc coi là rất hữu ích cho các những ngƣời tham gia
thị trƣờng vốn cũng nhƣ để nâng cao hiệu quả thị trƣờng (ví dụ, Taylor, 1965;
Seidler và Benjes, 1967; Ball và Brown, 1968; Newell, 1969). Tuy vậy, các
nghiên cứu về BCBP khảo sát trên BCTC bán niên và quý 2 hiện nay kể cả
trên thế giới và Việt Nam là rất ít. Các nhân tố liên quan đến đặc điểm hội
đồng quản trị (HĐQT) nhƣ mức độ độc lập của HĐQT và ban giám đốc
(BGĐ) hay sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ chƣa đƣợc chú trọng
nhiều khi xem xét nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT BCBP.
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ
PHẬN
1.1.1. Quá trình hình thành á qu địn về báo áo bộ p ận
Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ SFAS 14 – Finacial Reporting for
Segments of a Business Enterprise (Báo cáo tài chính cho bộ phận kinh
doanh) đƣợc Ủy ban chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ (FASB) ban hành lần đầu
năm 1976 quy định việc lập BCBP bắt buộc bao gồm các nội dung cơ bản
nhƣ: phạm vi áp dụng, cơ sở xác định bộ phận báo cáo, các thông tin cần báo
cáo v.v và đƣợc thay thế bằng SFAS 131 năm 1997. SFAS 131 đã đánh dấu
sự thay đổi đáng kể so với chuẩn mực trƣớc đó, đáng chú ý là nguyên tắc xác
định bộ phận trình bày. Trên góc độ chuẩn mực kế toán quốc tế, IAS 14 Segment Reporting ra đời năm 1981, đƣợc sửa đổi năm 1997 và 2003. Năm
2006, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành Chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế IFRS 8 - Operating Segments thay thế cho IAS 14
và chính thức áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Điểm khác biệt cơ bản
giữa IFRS 8 và IAS 14 là đối tƣợng áp dụng chuẩn mực, định nghĩa bộ phận
hoạt động và những thông tin cần báo cáo, trong đó IFRS 8 có cách tiếp cận
về các bộ phận hoạt động từ góc nhìn của các nhà quản lý công ty trong khi
IAS 14 có cách tiếp cận về các bộ phận hoạt động trên góc độ tuân thủ các
chuẩn mực BCTC (Epstein và Jermakowicz, 2009; Pardal và Morais, 2012).
Ở Việt Nam, BCBP đƣợc lập và trình bày tuân thủ theo chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 28 - Báo cáo bộ phận (VAS 28). VAS 28 đƣợc ban hành và
công bố đợt 4 theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm
10
2005 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 2005 trên cơ sở tuân thủ 100%
theo IAS 14 (PriceWaterHouseCoopers, 2008, P.17).
1.1.2. Nội dung báo cáo bộ phận
Nhiều công ty cung cấp các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc hoạt động
trong các KVĐL khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng trƣởng, triển vọng và
rủi ro khác nhau. Thông tin về các loại sản phẩm, dịch vụ tại các KVĐL khác
nhau đƣợc gọi là thông tin bộ phận. Loại thông tin này cần thiết cho những
ngƣời sử dụng thông tin trên BCTC vì chúng có lợi ích trong việc đánh giá rủi
ro và lợi ích kinh tế của các công ty có cơ sở ở nƣớc ngoài hoặc công ty có
phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Lê Thị Hà (2015)
tóm lƣợc rằng BCBP còn có thể đƣợc định nghĩa là các số liệu tài chính riêng
của các đơn vị, công ty con hoặc những bộ phận khác nhau của một công ty
(Ijiri,1995). Ngƣời sử dụng BCTC, những chuyên gia phân tích và các nhà
nghiên cứu đƣợc hỗ trợ các thông tin bổ sung về chia tách các bộ phận thông
qua việc tìm hiểu BCBP.
BCBP đƣợc lập theo LVKD, KVĐL hoặc kết hợp theo LVKD và
KVĐL. Bộ phận theo LVKD là một bộ phận có thể phân biệt đƣợc của một
công ty tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ
riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan mà hai bộ
phận kinh doanh này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh
doanh khác. Bộ phận theo KVĐL là một bộ phận có thể phân biệt đƣợc của
một công ty tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ
trong một môi trƣờng kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh
tế khác với các bộ phận trong các môi trƣờng kinh tế khác. Khác với VAS 28,
IFRS 8 định nghĩa bộ phận cần báo cáo không nhất thiết là bộ phận theo
LVKD hay theo KVĐL mà là các hoạt động kinh tế có thể tạo ra doanh thu
hoặc phát sinh chi phí, có các thông tin tài chính riêng biệt cho chúng và kết
11
quả hoạt động của chúng thƣờng xuyên đƣợc các nhà quản lí xem xét để ra
quyết định điều hành hoạt động.
Mặc dù VAS 28 chƣa có những cập nhật theo IFRS 8, với việc quy
định nguyên tắc và phƣơng pháp thiết lập các thông tin tài chính theo bộ phận
khác nhau của công ty, VAS 28 vẫn có ý nghĩa trong việc giúp các đối tƣợng
sử dụng BCTC đánh giá đúng các rủi ro và lợi ích kinh tế của công ty và có
những nhận định đúng đắn về công ty (Phạm Thị Thủy, 2013).
1.1.3. Vai trò của báo cáo bộ phận
Việc lập các BCBP là nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin đƣợc
đƣa ra, làm cơ sở hỗ trợ thêm cho việc xem xét và đƣa ra quyết định của
những ngƣời sử dụng BCTC của công ty bên cạnh việc xem xét các số liệu
kinh tế tổng quát.
BCBP nhằm hỗ trợ ngƣời sử dụng BCTC hiểu rõ về tình hình hoạt
động các năm trƣớc của công ty, đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích
kinh tế của công ty và đƣa ra những đánh giá hợp lý về công ty. Qua những
thông tin về BCTC đƣợc trình bày giúp nhà đầu tƣ có căn cứ quyết định đầu
tƣ hay quyết định cho vay. Đồng thời việc xác định các thông tin cần báo cáo
giúp ngƣời ta quyết định hoạt động cần sử dụng thông tin này để đánh giá
hoạt động và phân bổ nguồn lực, đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích
kinh tế của công ty và đƣa ra những đánh giá hợp lý về công ty. Các nghiên
cứu định lƣợng cũng đã chứng minh đƣợc vai trò của thông tin về BCBP đối
với việc ra quyết định bởi những đối tƣợng sử dụng thông tin báo cáo, việc dự
đoán kết quả hoạt động của đơn vị, hay chất lƣợng thông tin của thị trƣờng.
Thứ nhất, BCBP giúp cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng báo
cáo vì các quyết định mà họ đƣa ra chịu tác động bởi những loại thông tin
khác nhau. Benjamin và cộng sự (2010) đã tóm lƣợc và cho rằng thông tin bộ
phận đƣợc xem nhƣ là thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định đầu tƣ
12
từ một cuộc khảo sát của 140 nhà phân tích tài chính (Epstein và Palepu,
1999). BCBP giúp cải thiện khả năng dự báo về thu nhập trong tƣơng lai của
công ty (Deegan và Rankin, 1996) và kết quả là ảnh hƣởng đến quyết định
của nhà đầu tƣ và ngƣời sử dụng khác. Herrmann và Thomas (2000) đã tóm
lƣợc các nghiên cứu trƣớc đây cho rằng đối với các công ty ở Hoa Kỳ, nhờ có
các TM thông tin về bộ phận đã giúp cho các chuyên gia phân tích đƣa ra các
dự báo về thu nhập chính xác hơn (Collin, 1976; Fried, Schiff, và
Sondhi,1992). Nichols và cộng sự (1995) nghiên cứu ảnh hƣởng của các báo
cáo về bộ phận theo KVĐL đến các dự đoán của các chuyên gia phân tích về
thu nhập. Kết quả chỉ ra rằng các nhà phân tích tài chính sau khi thực hiện
những điều chỉnh về sự khác biệt thu nhập thì những dự báo về thu nhập của
các công ty đa quốc gia mà họ đƣa ra trở nên chính xác hơn đáng kể sau khi
có đƣợc CBTT về BCBP theo KVĐL. Benjamin và cộng sự (2010) đã tóm
lƣợc rằng các kết quả công bố trên thị trƣờng về sự thay đổi giá cổ phiếu có ý
nghĩa đáng kể hơn khi thông tin bộ phận đƣợc xác định (Berg, 1990).
Thứ hai, BCBP giúp so sánh khả năng dự đoán của các ƣớc tính khác
nhau. Nó là việc kiểm tra khả năng dự đoán thông qua so sánh sự chính xác
của các ƣớc tính số học về doanh thu, thu nhập hay các chỉ tiêu kế toán khác
bằng cách sử dụng các thông tin hợp nhất với các ƣớc tính đơn giản thay vì
dựa vào các thông tin bộ phận. Có một số lƣợng lớn các nghiên cứu về khả
năng dự đoán trong đó ngƣời nghiên cứu đƣa ra dự đoán của họ về khả năng
hoạt động của công ty. Chẳng hạn Herrmann và Thomas (2010) đã tóm lƣợc
và chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu cho kết quả dự đoán chính xác nhất là mô
hình dựa trên doanh thu và lợi nhuận bộ phận (Kinney, 1971).
Thứ ba, BCBP giúp kiểm tra phản ứng của thị trƣờng chứng khoán. Họ
kiểm tra liệu các BCBP có làm ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu hay các phép tính
đo lƣờng về rủi ro thị trƣờng hay không. Nếu các phản ứng này tồn tại, các
13
thông tin phần nào đƣợc sử dụng và do đó nó hữu ích. Nếu các thông tin bộ
phận không có ảnh hƣởng đáng kể đến thị trƣờng thì có thể kết luận nó không
đƣợc những ngƣời tham gia thị trƣờng chứng khoán sử dụng hoặc là các
thông tin này đã đƣợc thu thập từ nguồn khác. Nghiên cứu của Simonds và
Collins (1978) sử dụng phân tích các biến để kiểm chứng rủi ro của thị trƣờng
và kết luận rằng BCBP theo LVKD đã ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng làm
giảm rủi ro.
1.1.4. Qu địn về trìn bà báo áo bộ p ận
VAS 28 yêu cầu trình bày thông tin trên cơ sở các thông tin tài chính
tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán tài chính đã đƣợc trình bày trong BCTC
hợp nhất. Liên quan đến cơ sở để một công ty xác định BCBP chính yếu theo
LVKD hay KVĐL phụ thuộc vào tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của công
ty đó. Để nhận biết đƣợc nguồn và tính chất chủ yếu của rủi ro và các tỷ suất
sinh lời khác nhau phải dựa vào cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty và
hệ thống BCTC nội bộ cho BGĐ (Bộ Tài chính, 2006, đoạn 25). VAS 28 (Bộ
Tài chính, 2006, đoạn 24) quy định trình bày đối với bộ phận chính yếu sẽ
khác với bộ phận thứ yếu.
Đối với BCBP chính yếu bắt buộc phải trình bày các chỉ tiêu nhƣ doanh
thu bộ phận; kết quả bộ phận; tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận; nợ phải
trả bộ phận; tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua sắm tài sản cố
định (TSCĐ); tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trƣớc dài
hạn của bộ phận; tổng các khoản chi phí lớn không bằng tiền; bảng đối chiếu
giữa số liệu của các bộ phận và số liệu tổng cộng trong BCTC của công ty
hoặc BCTC hợp nhất (Bộ Tài chính, 2006, đoạn 49-61). Đối với BCBP thứ
yếu, có thể xảy ra hai trƣờng hợp. Nếu BCBP chính yếu đƣợc lập theo LVKD
thì BCBP thứ yếu phải trình bày ba chỉ tiêu sau. Một là doanh thu bộ phận
bán hàng ra bên ngoài KVĐL dựa trên vị trí của khách hàng và chiếm từ 10%
trở lên trên tổng doanh thu của công ty bán hàng ra bên ngoài. Hai là tổng giá
trị còn lại của tài sản bộ phận theo vị trí của tài sản và chiếm từ 10% trở lên
14
trên tổng tài sản của toàn bộ các KVĐL. Ba là tổng chi phí đã phát sinh trong
niên độ để mua TSCĐ - tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một
niên độ theo vị trí của tài sản và chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của các
bộ phận. Nếu BCBP chính yếu đƣợc lập theo KVĐL thì BCBP thứ yếu cũng
phải trình bày doanh thu bộ phận, tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận, tổng
chi phí phát sinh trong niên độ để mua TSCĐ – tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử
dụng nhiều hơn một niên độ.
Riêng đối với chỉ tiêu doanh thu bộ phận công ty buộc phải báo cáo
riêng biệt doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng với
doanh thu từ các giao dịch với các bộ phận khác. Ngoài ra, khuyến khích công
ty trình bày thêm các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của bộ phận nhƣ lợi
nhuận gộp trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận trƣớc thuế hoặc lợi nhuận sau thuế.
IFRS 8 yêu cầu trình bày thông tin về các bộ phận trên cơ sở thông tin
mà các nhà quản lý sử dụng để điều hành hoạt động của công ty. Khác với
VAS 28, IFRS 8 yêu cầu các mục thông tin bắt buộc cần công bố ít hơn, IFRS
8 chỉ yêu cầu công bố kết quả lãi hoặc lỗ và tài sản bộ phận. Trong khi đó
VAS 28, vẫn chỉ là áp dụng theo IAS 14 đã sửa đổi (IAS 14R) nên vẫn bắt
buộc CBTT về doanh thu bộ phận, kết quả bộ phận, tài sản bộ phận, nợ phải
trả bộ phận, tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua sắm TSCĐ, chi
phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trƣớc dài hạn của bộ phận, tổng giá
trị các khoản giá trị lớn không bằng tiền.
Theo Thông tƣ 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) các CTNY
phải lập và CBTT về BCTC năm, BCTC bán niên (06 tháng đầu năm tài
chính) và BCTC quý. Trong đó, BCTC năm đã đƣợc kiểm toán bởi tổ chức
kiểm toán đƣợc chấp thuận thực hiện kiểm toán, BCTC bán niên phải đƣợc
soát xét bởi tổ chức kiểm toán chấp thuận, riêng đối với BCTC quý thì hiện
tại ở Việt Nam không có quy định bắt buộc về việc soát xét các BCTC quý.
Điều này dẫn đến khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT
15
về BCBP trên BCTC quý 2 sẽ không có nhân tố công ty kiểm toán.
Bảng 1.2 dƣới đây tóm tắt những điểm khác nhau cơ bản giữa VAS 28
và IFRS 8 bộ phận báo cáo, việc xác định và đo lƣờng BCBP từ đó đƣa ra
những nhận xét nhằm làm tiền đề cho những đề xuất và hƣớng hoàn thiện
BCBP trong chƣơng 4.
Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa VAS 28 và IFRS 8
VAS 28
IFRS 8
N ận xét
Bộ p ận báo áo
Là một bộ phận có thể Là một bộ phận tham gia Hạn chế của VAS 28
phân biệt đƣợc theo vào các hoạt động kinh dẫn tới thực tế có
LVKD hoặc KVĐL, có doanh có tạo ra doanh thu nhiều công ty xem
rủi ro và lợi ích kinh tế và phát sinh chi phí hoặc kể toàn bộ công ty là một
khác với các bộ phận cả tham gia vào hoạt động bộ phận duy nhất, từ
kinh doanh trong các kinh doanh mà chƣa tạo ra đó không trình bày
môi trƣờng kinh tế doanh thu.
BCBP
Phạm
khác.
Thủy, 2013)
(Thị
Bộ phận đƣợc báo cáo Không phân biệt doanh thu Điều này có thể làm
chỉ khi phần lớn doanh và chi phí liên quan đến gia tăng số lƣợng bộ
thu đƣợc tạo ra từ những giao dịch đƣợc tạo phận đƣợc trình bày
những giao dịch với ra từ bên thứ ba hay những theo IFRS 8.
khách hàng bên ngoài.
giao dịch giữa các bộ phận.
Đo lƣờng t ông t n bộ p ận
Thông tin trên BCBP Thông tin trên BCBP dựa
dựa trên thông tin tài trên thông tin quản trị báo
chính
tuân
thủ
các cáo cho ngƣời ra quyết định
chuẩn mực kế toán, phù hoạt động (CODM), ngay
hợp với chính sách kế cả khi số liệu này không
toán của công ty.
phù hợp với chính sách kế
toán của công ty.
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ VAS 28 và IFRS 8)
16
1.1.5. Đo lƣờng mứ độ công bố thông tin về báo cáo bộ phận
Nguyễn Hữu Cƣờng (2015) đã tóm lƣợc các nghiên cứu trƣớc đây và
cho rằng phƣơng pháp chung nhất để đánh giá mức độ tuân thủ (hoặc tự
nguyện) về CBTT trên BCTC đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng danh
mục các chỉ tiêu phải hoặc khuyến khích trình bày. Trên cơ sở danh mục đã
trình bày, nhà nghiên cứu đánh giá thực tế BCTC tuân thủ (hoặc tự nguyện)
công bố chỉ tiêu nào. Do vậy phƣơng pháp đánh giá mức độ CBTT đƣợc xem
là một dạng của phƣơng pháp phân tích nội dung (Beattie, McInnes và
Fearnley, 2004). Việc đo lƣờng mức độ CBTT bằng thang đo do chính các
nhà nghiên cứu xây dựng có thể đƣợc tiếp cận theo một trong hai cách là đo
lƣờng bằng thang đo không trọng số và ngƣợc lại là đo lƣờng bằng thang đo
có trọng số. Những chỉ mục bao gồm trong chỉ số đo lƣờng mức độ CBTT có
thể đƣợc xem xét cái nào quan trọng hơn (Marston và Shrives, 1991). Trong
luận văn này, việc đo lƣờng mức độ CBTT về BCBP đƣợc thực hiện bằng
thang đo không trọng số. Nhƣ vậy, việc đo lƣờng theo phƣơng pháp này chỉ
dừng lại ở việc ghi nhận có hay không việc thông tin đƣợc trình bày trên
BCBP đƣợc nghiên cứu và ngầm định rằng tất cả các chỉ mục đều có tính
quan trọng (tính hữu ích) là nhƣ nhau.
Trên cơ sở hệ thống các chỉ mục thông tin đã đƣợc xây dựng, từng mục
thông tin tƣơng ứng trong BCBP đƣợc nghiên cứu sẽ đƣợc gán giá trị bằng
một nếu thông tin đó đƣợc công bố, hoặc đƣợc gán giá trị bằng không nếu
thông tin đó không công bố. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn có thể quyết định
không gán giá trị cho một chỉ mục đƣợc đánh giá nếu chắc chắn rằng đối với
BCBP đƣợc nghiên cứu đó thì chỉ mục này chắc chắn là không liên quan (not
applicable - N/A). Theo Alfaraih và Faisal (2011), cách tính điểm dựa vào chỉ
số này cũng đã đƣợc sử dụng ở nhiều nghiên cứu trƣớc đây (Tower và cộng
sự, 1999; Street và Bryant, 2000; Haniffa và Cooke, 2002; Street và Gray,