Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo hoạt động đoàn, đội nhằm xây dựng có hiệu quả trường học xanh sạch đẹp an toàn tại trưởng tiểu học xuân lâm huyện tĩnh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 24 trang )

MỤC LỤC

TT

NỘI DUNG

1

MỞ ĐẦU

TRANG

1.1.
1.2
1.3
1.4
2

Lí do chọn vấn đề nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG

1
2
2
2
2

2.1


2.2

2
4

2.4

Cơ sở lí luận
Thực trạng của việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp
và an toàn cho học sinh hiện nay
Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện
Chỉ đạo đoàn, đội xây dựng kế hoạch cụ thể
Tập trung tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh
hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học
xanh, sạch, đẹp và an toàn
Hiệu trưởng chỉ đạo đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh tổ chức và thực hiện tốt các phong
trào thi đua về giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường học
tập và an toàn chung.
Lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng
sống trong các tiết học chính khóa.
Hiệu trưởng tích cực tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền
tạo sự đồng thuận hỗ trợ cả về chủ trương, đường lối và về
vật chất. Huy động Ban đại diện cha mẹ học sinh trong
việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3

2.3.4
2.3.5

3.1
3.2

Kết luận
Kiến nghị

5
5
6
7

10
11

11
14
14
15

Tài liệu tham khảo


1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn vấn đề nghiên cứu
Để thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề
ra, trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo dục, trong đó có nội
dung bảo đảm : xanh, sạch, đep, an toàn, an ninh trật tự trong các nhà trường là
một trong những điều kiện quan trong trong việc nâng cao chất lương giáo duc,
đào tạo trong nhà trường. Và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ
trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học.
Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống với phương châm:
“ Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình , học để cùng chung
sống”. Mục tiêu giáo dục của nước ta đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức
là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học và
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số:
40/2008/CT –BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”. Nội dung của phong trào thi đua tập trung
vào 5 vấn đề cơ bản. Xây dựng trường học xanh, sạch đẹp, an toàn là một trong
những nội dung quan trọng được đề cập đến.
Trước đây, việc dạy – học trong nhà trường được cán bộ, giáo viên quan
tâm nhiều nhất, còn việc xây dựng môi trường học tập cho các em chỉ chung
chung, hời hợt. Vấn đề chỉ đạo của Hiệu trưởng cũng chỉ mang tính phiến diện,
tạm thời; Bên cạnh đó ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, kỹ năng sông của học
sinh chưa cao. Hiện nay, theo quan điểm của các chuyên gia, nhà trường là nơi
đang diễn ra cuộc sống thật của trẻ, do vậy kĩ năng sống là sản phẩm bắt buộc

phải có của giáo dục nhà trường. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học
sinh bắt đầu cuộc sống, học tập và lao động, có tác động rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội.
Trường học là nơi tiến hành các hoạt động dạy học - giáo dục, nơi giáo viên và
học sinh học tập, lao động, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập của trẻ. Đó là
nhà cửa, sân chơi, vườn trường và quang cảnh tự nhiên bao quanh khuôn viên
trường.
Trong nhà trường, học sinh cần được tiếp thu những tri thức khoa học
một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát
triển các phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi trường
thuận lợi - đó chính là môi trường giáo dục. Nó luôn có tác động rất lớn đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã
hội đa dạng phong phú trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn sẽ hấp dẫn đối với các em
học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè; Bên
cạnh đó nó còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói
quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng
2


đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và
lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
Chỉ đạo tốt hoạt động đoàn, đội trong trường học là một trong những giải
pháp hiệu quả nhất để xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn góp phần
xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh trong trường học và cộng
đồng.
Là một cán bộ quản lí, tôi luôn mong muốn có được một môi trường dạy,
học tốt tạo điều kiện cho các em học tập. Qua 4 năm nghiên cứu, trải nghiệm
thực tế tôi đã tìm ra được một số giải pháp, vận dụng phù hợp với đơn vị mình
và được rút kinh nghiệm qua từng năm mang lại hiệu quả thiết thực. Vì vây, tôi

chọn vấn đề: “Biện pháp chỉ đạo hoạt động đoàn, đội nhằm xây dựng có
hiệu quả trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn ở trường Tiểu học Xuân Lâm
” để nghiên cứu, thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Tạo môi trường thân thiện với học sinh, nâng cao
hiệu quả giáo dục.
Phát huy vai trò của hoạt động đoàn, đội trong việc xây dựng nhà trường
xanh, sạch đẹp, an toàn.
Giúp học sinh hiểu được vai trò vô cùng cần thiết của môi trường. Có thái
độ, kĩ năng, thói quen giữ gin và bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể
hàng ngày.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của môi trường
học tập. Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương, cha mẹ học sinh trong việc xây
dựng môi trường giáo dục cho nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp chỉ đạo hoạt động đoàn, đội xây dựng cơ sở vật chất nhà trường,
khuôn viên, cây xanh, cây cảnh, các công trình phụ trợ.
- Chi đoàn, đội TNTP Hồ Chí Minh, học sinh trường Tiểu học Xuân Lâm.
- Cán bộ, Giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể khác
trong và ngoài nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về
giáo dục bảo vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành…
- Phương pháp quan sát: Dùng phương pháp này để quan sát các hoạt động của
đoàn, đội, việc làm của giáo viên- học sinh.
- Phương pháp phân tích: Phân tích tài liệu để nghiên cứu, các biểu, bảng báo
cáo, bảng điểm xếp loại của nội dung thi đua.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường.
- Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học

sinh, với các em học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Môi trường luôn có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển mọi mặt của con
người. Nhà Xã hội học Mỹ R.E Pác-cơ đã nói: “Người không đẻ ra người, đứa
3


trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáo dục”. Điều này khẳng định vai trò của
yếu tố môi trường văn hoá, môi trường giáo dục có tính quyết định đối với sự
hình thành nhân cách con người.
"Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn" là nội dung thứ nhất
trong 5 nội dung của chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008
của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008 – 2013.
Trường học “Xanh”: Là trường được trồng đủ cây có bóng mát như: bằng
lăng, phượng, xà cừ, me tây, keo tai tượng,… Chú ý trồng loại cây có bóng mát
nhiều mùa; không trồng cây có nhiều sâu hoặc chứa chất độc hại và có mùi khó
chịu. Trồng một ít cây cảnh, chậu cảnh như: Tùng, sứ,… Trồng cỏ: Trồng thành
thảm cỏ hình vuông, hình chữ nhật, trồng thành hàng dài hai bên lối đi; trồng
dưới gốc cây bóng mát…(chọn loại cỏ dễ trồng và dễ kiếm ở địa phương ) để
học sinh có thể chơi đùa được, trồng các bồn hoa ( chọn các loài hoa có sẵn ở
địa phương để dễ chăm sóc). Hạn chế bê tông hóa sân trường.
Trường học “ Sạch”: Sạch là: Xử lý rác thải đúng cách, thùng rác có nắp
đậy, để ở hành lang và sân trường với vị trí thuận lợi cho học sinh sử dụng. Xử
lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Xử lý ngầm chống mùi hôi; cống rãnh phải có
tấm đậy . Giải quyết tốt khu vệ sinh: Nhà vệ sinh phải thoáng mát, đủ ánh sáng,
có mái che và lối đi sạch sẽ nối với hành lang lớp học. Chú ý hố tiêu, hố tiểu đáp
ứng đủ cho số lượng học sinh sử dụng. Cần tách riêng nhà vệ sinh giáo viên và

học sinh. Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường,
lớp học.
Trường học “Đẹp”: Trước hết phải tạo được môi trường xanh và sạch,
có cảnh quan hài hòa và tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể. Trường
có quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng
cảnh quan môi trường.
Trang phục học sinh cần giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Áo trắng quần màu là
trang phục phù hợp với học sinh của trường. Có môi trường bạn hữu thân thiện
giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với môi
trường.
Trường học “An toàn”: An toàn được thể hiện qua các yêu cầu và quy
định: phòng chống bạo lực học đường; phòng chống điện giật, cháy nổ; phòng
chống ngộ độc, đuối nước, té ngã; phòng chống tai nạn giao thông; độ cao bàn
ghế phù hợp và phòng học đủ ánh sáng để giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống và
cận thị trong học sinh.
Trong nhiều năm gần đây, công tác đoàn thể đặc biệt là công tác Đoàn đội
liên tục đạt được những kết quả tốt đẹp. Nề nếp, ý thức đoàn viên thanh niên,
đội viên thiếu niên luôn được giữ vững, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường,
củng cố khuôn viên quang cảnh và cơ sở vật chất luôn được làm tốt, góp phần
không nhỏ vào thành quả chung của nhà trường nhằm xây dựng một môi trờng
học tập lành mạnh và thân thiện.
4


Như vậy: Chỉ đạo hoạt động đoàn, đội để xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp,
an toàn sẽ góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và an
toàn cho học sinh hiện nay
2.2.1. Thực trạng chung:
Mục đích đặc biệt quan trọng của giáo dục - đào tạo là “Học để làm việc,

học để làm người”, nhưng không ít nhà trường chưa quan tâm đầy đủ đến điều
này, nặng chạy theo những con số tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh giỏi... mà thiếu
quan tâm đến giáo dục nhân cách cho học sinh. Chính căn bệnh thành tích ấy đã
tác động tiêu cực tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh
trong nhà trường. Nhiều nhà trường xây dựng trường học xanh sạch, đẹp an toàn
không có quy hoạch cũng đã tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà
trường. Một số trường học không chú trọng đến việc giáo dục ý thức tham gia
giữ gìn, xây dựng cảnh quan nhà trường như thuê người làm vệ sinh lớp học,
sân trường mà không yêu cầu các học sinh phải chung sức vệ sinh góp phân xây
dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp dẫn đến dẫn đến thái độ thờ ơ với xã hội, cộng
đồng. Học sinh ít được tham gia hoạt động xây dựng, bảo vệ môi trương. Ngoài
ra còn có hiện tượng cảnh người lớn vào trong trường có những hành vi thiếu
văn minh, lời nói thô bạo làm ảnh hưởng đến công việc giáo dục của nhà trường
và tác động đến tâm lý học sinh gây ra những trạng thái tâm lý không tốt đối với
thầy, cô giáo và học sinh.
Việc xây dựng cơ sở trường lớp trong nhà trường chủ yếu do địa
phương , xã đảm nhận làm chủ đầu tư do đó người đứng đầu nhà trường ít được
quan tâm đến thiết kế xây dựng. Vấn đề này cũng còn rất bất cập vì khi xây
xong không thực sự phù hợp cho công tác giáo dục.
Trong thực tế, một phần do nguyên nhân khách quan, một phần do chủ
quan, vấn đề xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp vẫn gặp vô vàn khó khăn mà
các nhà quản lý giáo dục trăn trở, tìm tòi các biện pháp để giải quyết.
2.2.2. Thực trạng ở trường Tiểu học Xuân Lâm:
Trường Tiểu học Xuân Lâm với tổng số: 538 học sinh. Số lớp học là:17
lớp; diện tích đất khoảng 5400m2 Số phòng học là: 17 phòng.
Những năm trước đây bàn ghế hư hỏng nhiều, có rất ít cây xanh, lối đi
chật hẹp, mùa nắng bụi bẩn, mùa mưa lầy lội, quang cảnh chưa đẹp. Giáo viên
và học sinh ý thức chưa cao trong việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp.
Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh đã có ý thức trong việc xây dựng trường
học xanh, sạch, đẹp. Song một số em ăn quà xong bỏ bọc ni lông, giấy gói

xuống sân trường thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy, ăn kẹo cao su
nhả bã kẹo bừa bãi, một số học sinh còn tùy tiện khi đi vệ sinh, còn vất giấy
cứng lỗ đi tiêu gây tắc nghẽn bồn cầu .... Việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ
môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục môi trường, thông qua
các hoạt động thực tế như trực nhật, vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp chưa
thường xuyên, chưa lưu ý đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các
em mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương
châm “Học đi đôi với hành”. Đoàn, đội chủ yếu là kiểm tra thực hiện nề nếp
đơn thuần như: Sĩ số, vệ sinh lớp, khăn quàng... Nhà trường chưa phát huy tốt
5


vai trò của đoàn, đội trong việc xây dựng trường học xanh, đẹp, an toàn. Thực
trạng qua khảo sát cụ thể như sau:
BẢNG KHẢO SÁT MỘT SỐ TIÊU CHÍ TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
XANH, SẠCH, ĐẸP, AN TOÀN NĂM HỌC 2014-2015

Tiêu chí
Tiêu chí xanh:

Tiêu chí sạch

Tiêu chí đẹp
Tiêu chí an toàn:

Nội dung đánh giá
Thực tế 4 năm trước đây trường đã có màu xanh, nhưng
màu xanh của cỏ cây mọc hoang không theo một trật tự nào,
mặt bằng chưa được san sửa, hệ thống cây xanh của nhà
trường chưa được phong phú, có 11 cây xanh.

Sân chơi, đường đi trong nhà trường vẫn còn chỗ đất, hệ
thống xử lý rác không có, hố rác nhỏ, cạn, lại ở phía trước
trường, thùng rác không có nắp đậy, cống rãnh thoát nước
không được khơi thông, học sinh vẫn còn thói quen vứt rác
ra đường đi, sân trường.
Khuôn viên trường chưa được qui hoạch theo một mô hình
tổng thể, mặt bằng chưa được san sửa, trồng cây theo tự
phát, bồn hoa, cây cảnh ít, chưa đẹp.
Trường nằm sát ngay đường quốc lộ 1A và đường sân bay
Nghi Sơn - Sao Vàng vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn giao thông
nếu các em học sinh không chấp hành tốt luật giao thông
đường bộ. Là xã có sông, suối nên hay xảy ra hiện tượng
đuối nước. Hệ thống phòng chống cháy nổ chưa đảm bảo.

* Nhìn vào bảng thống kê các tiêu chí cơ bản, ta thấy môi trường giáo dục
thực sự yên tâm để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em. Với vai trò là người
phụ trách chỉ đạo chung trong nhà trường tôi đã đầu tư thời gian, học hỏi kinh
nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên nhằm tìm ra
những giải pháp tối ưu nhất để áp dụng vào thực tế chỉ đạo, quản lý hoạt động
đoàn, đội trong việc trồng và chăm sóc cây xanh gây bóng mát, bồn hoa cây
cảnh, tu sửa khuôn viên, giáo dục hành vi cho các em biết chăm sóc cây xanh và
bảo vệ môi trường sống xung quanh, giáo dục các em có kỹ năng tham gia giao
thông tốt và đồng thời cùng với các em xây dựng ngôi trường : Xanh, sạch,
đẹp, an toàn.
2.3. Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện
Việc chỉ đạo hoạt động đoàn, đội nhằm xây dựng trường học xanh, sạch,
đẹp an toàn cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành các biện pháp cụ thể.
Từ thực trạng chung và thực trạng ở cơ sở. Tôi đã áp dụng cụ thể các biện pháp
sau:
2.3.1 Chỉ đạo đoàn, đội xây dựng kế hoạch cụ thể:

Xây dựng kế hoạch là khâu hết sức quan trọng, là định hướng để chỉ đạo
hoạt động có hiệu quả. Nhà trường ra quyết định thành lập ban chỉ đạo “ Xây
dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn” trong trường do phó Hiệu trưởng
6


làm trưởng ban. Bí thư đoàn, TPT đội là các phó ban, các ủy viên là những giáo
viên có năng lực, đam mê, am hiểu và nhiệt tình. Ban chỉ đạo có trách nhiệm
nghiên cứu địa hình, các loại cây cần trồng và trồng theo thời điểm nào cho
thích hợp rồi tham mưu cho nhà trường.
Trong kế hoạch năm học, kế hoạch hàng tháng nhà trường đều có nội
dung cho việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp an toàn và được cụ thể hóa
trong hoạt động đoàn, đội. Tập trung, ưu tiên cho việc xây dựng những công
việc làm cho môi trường sạch trước, rồi mới đến xanh và an toàn, vì không sạch
thì làm sao có an toàn, còn xanh thì cần có thời gian.
Ví dụ: Trong kế hoạch hoạt động tháng 9+10 của nhà trường có chủ đề:
Về an toàn giao thông.
- Đoàn, đội tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các biển báo giao thông, câu hỏi về
luật giao thông….
- Mít tinh phòng chống HIV/AIDS, ký cam kết thực hiện an toàn giao thông vào
tháng 9 - đầu năm học
Từ kế hoạch chung của nhà trường các tổ chức Đoàn, Đội có kế hoạch
cho từng hoạt động do tổ chức mình phụ trách, cụ thể : Lớp nào làm vệ sinh khu
vực nào? Vào thời gian nào, ai phụ trách trực tiếp? Lớp nào được giao trồng và
chăm sóc cây nào......?
Cấp uỷ giao nhiệm vụ cho Chi uỷ viên phụ trách đoàn, đội chỉ đạo và
theo dõi đội sát sao trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Các tổ chức Đoàn thanh
niên, Đội thiếu niên có trách nhiệm phối hợp, các tổ đôn đốc chỉ đạo giáo viên,
học sinh trong tổ thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch cụ
thể của đội. Các thành viên phụ trách từng tiêu chí xây dựng kế hoạch thực hiện

tiêu chí và đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể cho tiêu chí được phân công và
có báo cáo hàng tháng, học kỳ, năm học theo nội dung được phân công thực
hiện.
2.3.2. Tập trung tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu được
tầm quan trọng của việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn
Để mọi người hiểu được về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng
trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” tôi đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học
sinh tham gia các buổi tuyên truyền, ngoại khóa từ đó nâng cao nhận thức về sự
cần thiết, trách nhiệm của mỗi người để tự giác, tích cực tham gia các hoạt động
bảo vệ chăm sóc môi trường trường học. Biết yêu quí thành quả xây dựng và
thái độ thân thiện với môi trường.
Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên là trung tâm trực tiếp phối hợp với giáo
viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện tuyên truyền cho học sinh. Công tác tuyên
truyền giáo dục được thực hiện với các hình thức cụ thể như: Trong buổi nói
chuyện dưới cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, khen thưởng, động viên các tập
thể, cá nhân thực hiện tốt về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... kết hợp
xếp loại thi đua. Nhắc nhở khiển trách những việc làm chưa tốt; Ngoài ra tôi còn
thông qua chương trình sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp trong việc giáo dục kỹ năng
sống , họat động ngoài giờ lên lớp và lồng ghép vào nội dung các môn học. Đặc
biệt tôi chú ý năng lực của Tổng phụ trách đội, ngoài lòng nhiệt tình, sự say mê
trong công tác, có trình độ kiến thức thì người Phụ trách Đội phải thực sự
7


“Miệng nói, tay làm, óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tai nghe” để hướng dẫn học
sinh thực hiện kế hoạch đề ra. Tổng phụ trách Đội là người trực tiếp tuyên
truyền nghiên cứu lồng ghép chương trình vào các buổi sinh hoạt đội, chào cờ
đầu tuần.
Bên cạnh đó, nhà trường treo các khẩu hiệu: “ Thầy mẫu mực, trò chăm
ngoan, trường khang trang, lớp thân thiện”, “ Không vứt rác là văn minh”, “

Trường em sạch, đẹp, an toàn” để học sinh luôn luôn nhìn thấy hàng ngày.
Giáo viên chủ nhiệm đôn đốc học sinh tham gia các hoạt động do đoàn, đội tổ
chức. Việc xây dựng kế hoạch được thấm nhuần ý thức trong công tác tuyên
truyền, trên cơ sở đó mà nhà trường thực hiện tích cực nội dung đề ra.
- Đảm bảo đủ nhà vệ sinh cho thầy và trò và được vệ sinh sạch sẽ.
- Bê tông hóa được các lối đi, giữ gìn sân chơi, lớp học, khuôn viên nhà trường
sạch đẹp, đường đi, lối lại không có rác.
- Sân trường phải có bồn hoa, thảm cỏ xanh, không để đất trống.
- An toàn trong giờ học, giờ chơi, khi tham gia giao thông trên đường bộ, trật tự
khi đưa đón con em ở khu vực cổng trường.
2.3.3. Hiệu trưởng chỉ đạo đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh tổ chức và thực hiện tốt các phong trào thi đua về giữ gìn vệ
sinh, cảnh quan môi trường học tập và an toàn chung.
Thực hiện kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDLTƯĐTN kí ngày 19 tháng 8 năm 2008, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em.
a. Chi đoàn tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề “Vì một môi trường thân thiện,
an toàn”:
Tôi đã chỉ đạo cho Đoàn tổ chức ngoài trời vào dịp 26/3 của năm học vừa
qua. Giao cho giáo viên Mĩ thuật nhà trường chấm, tuyển chọn những bức tranh
đẹp và có ý nghĩa. Học sinh rất hào hứng tham gia đông đảo, hầu hết đều thể
hiện được chủ đề, thực hiện tốt nội dung. Giao các lớp tự thiết kế thời trang biểu
diễn với lý tưởng giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. Điều có ý nghĩa nhất là các em
đã hiểu môi trường vô cùng quan trọng, biết giữ gìn và bảo vệ hàng ngày.
Bên cạnh đó, giáo viên Tổng phụ trách đội và đội thiếu niên xung kích
của Liên đội nhà trường tuyên truyền và hướng dẫn học sinh có ý thức giữ gìn
trật tự, an toàn ở cổng trường lúc tan học.
b. Phong trào: “ Trường học xanh, sạch, lớp học thân thiện, gọn gàng”:
Phát động các lớp trồng cây xanh và trang trí trong lớp học. Giáo viên,
học sinh sưu tầm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo và rèn luyện cho
học sinh thói quen quan tâm đến môi trường, yêu thiên nhiên. Một trường học,

lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em
học sinh có cảm giác yêu mến trường mình. Để thực hiện phong trào này, sau
khi làm xong các đường đi bằng bê tông và hệ thống thoát nước sân trường vào
năm học 2014- 2015. Nhà trường tập trung huy động mọi nguồn lực để trồng
cây, bồn hoa. Cây xanh được đoàn và đội phát động trồng trong chậu tính đền
nay đã có 34 chậu và cây đẹp đặt ngay ngắn trên các hành lang lớp học và văn
phòng nhà trường.
8


Số cây bóng mát ở sân trường đã trồng mới và đưa vào quy hoạch, đảm
bảo có đủ bóng mát cho học sinh trong giờ ra chơi vào những ngày nắng. Đến
nay, trong trường đã có 32 cây đang phát triển, cho bóng mát và cảnh quan đẹp.
Những cây mới trồng tôi luôn chú ý chăm sóc đặc biệt là tưới nước hàng ngày,
phần việc này giao cho chi đội trực tuần thực hiện. Ngoài ra, để làm phong phú
cho môi trường xanh trong nhà trường, tôi đã động viên các thành viên luôn tích
cực tham gia tự nguyện tặng cây cảnh, học sinh lớp 5 ra trường trồng cây xanh
để lưu niệm cho sân trường đẹp hơn. Điều này đã mang nhiều ý nghĩa giáo dục
tốt và được mọi người hưởng ứng nhiệt tình.
Trồng đã khó nhưng giữ cho cây cối phát triển lại càng khó, đòi hỏi khâu
tưới tắm, chăm sóc chu đáo. Nhà trường giao cho thầy giáo Mỹ thuật cùng mỗi
chi đội phụ trách một bồn hoa, các em phấn khởi tự giác cùng chung tay góp
sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa cho lớp mình. Hợp đồng giao
khoán cho lao công thực hiện việc tưới cây, bón phân chăm sóc vào thời gian
học sinh nghỉ hè, mùa nắng đảm bảo các cây luôn xanh tốt.
Phong trào đã giúp cho hệ thống cây cảnh, cây xanh của nhà trường luôn
được xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường xanh mát, tươi tắn quanh năm.
Bên cạnh làm “ Xanh hóa” quang cảnh nhà trường tôi đã kết hợp luôn việc
trang trí lớp học thân thiện. Trước hết, tôi giúp mọi người hiểu lớp học đẹp phải
đảm bảo môi trường xanh và sạch. Ngoài cây xanh ra cần phải trang trí đảm bảo

có: 5 Điều Bác Hồ dạy, ảnh Bác, khấu hiệu, bàn ghế, các đồ dùng trong lớp sắp
xếp gọn gàng, thuận tiện. Học sinh ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Yêu cầu các lớp
thực hiện sắp xếp bàn ghế ngay ngắn hàng ngày. Thứ sáu hàng tuần thực hiện
lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa, quét mạng nhện …
Giao cho y tế học đường, giáo dục sức khỏe, kiểm tra việc thực hiện của các lớp,
nhắc nhở các em ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, đầu tóc, móng tay, móng chân cắt
ngắn, vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ. Bởi trong một môi trường đẹp thì con
người ở đó cũng đòi hỏi phải đẹp, môi trường đẹp, học sinh đẹp, thì lớp mới
đẹp.
Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể cho học sinh để các em cùng
nhau xây dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em.
Giáo viên làm tốt công tác vận động phụ huynh học sinh cùng xây dựng lớp học
xanh, sạch, đẹp, có thể vận động phụ huynh đóng góp cây xanh, nhờ phụ huynh
cùng tham gia trong việc trang trí lớp học. Quan tâm nhắc nhở con em mình
thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp khi đến
lớp.Thực hiện các nội qui về giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ gìn môi trường.
Nhà trường đã phát động thi cuộc thi trang trí lớp học xanh sạch đẹp vào
đợt thi đua 20.11. Hầu hết cá lớp đều đã đảm bảo các tiêu chí cơ bản tối thiểu,
nhiều lớp đã khéo léo, trang trí hài hòa. Kết quả đã trao 2 giải nhất, 1 giải nhì và
2 giải 3 cho các lớp đạt tổng số điểm cao.
c. Phong trào: “ Sân trường em không có rác”:
Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ đựng rác,
thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang.
Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi. Đội cờ đỏ
làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình thực hiện của các lớp mình phụ trách,
9


kiểm tra và nhắc nhở việc làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định.
Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo với

tổng phụ trách, với giáo viên chủ nhiệm khi có học sinh vi phạm. Trừ điểm thi
đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao nếu để bẩn.
Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ. Từ đầu năm học nhà trường xây
dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách
từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm
vụ được giao. Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân
công hàng ngày như: Nhặt rác, chăm sóc cây, nhổ cỏ... đồng thời cũng thực hiện
nhiệm vụ vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo đội cờ đỏ,
tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp
mình quản lý.
Các phòng hành chính và các phòng chức năng của nhà trường cũng được
chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường
thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.
Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học
sinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch, đẹp.
d. Phong trào: “ Giữ gìn nhà vệ sinh của em”
Nhà vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ là một vấn đề đặt ra rất thiết thực. Ban
nề nếp của nhà trường phối hợp cùng đoàn, đội đặc biệt chú ý việc kiểm tra, đôn
đốc, nhắc nhở kịp thời. Việc làm đầu tiên là xây dựng qui định sử dụng công
trình vệ sinh của học sinh với các nội dung mà Đội đã cụ thể hóa như: Học sinh
đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đi tiểu đúng nơi qui định, dùng nước dội
sạch sau khi đi xong, rửa tay sạch sẽ. Đi đại tiện: vào khu vực qui định và đóng
cánh cửa, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước sau khi đi xong,
rửa tay sạch sẽ …
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội
qui sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.
Hợp đồng với bác Bảo vệ làm vệ sinh khu vực nhà vệ sinh của học sinh. Thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc quét dọn nhà vệ sinh của bác bảo vệ, đảm bảo
không để nhà vệ sinh dơ bẩn, it nhất một ngày phải thực hiện hai lượt vệ sinh, cụ
thể là sau giờ tan học buổi sáng, sau khi học sinh tan học buổi chiều.

g. Phong trào: Trường em không có tai nạn, thương tích:
Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm
của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em. Vì vậy tôi tập
trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Tham mưu Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã không cho dân bán hàng trên
vĩa hè đường vào cổng trường, tránh tình trạng học sinh khi tan học chen lấn
nhau, xô đẩ nhau.
- Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan
học không được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được phép
lên xe đi. Không đi bộ tràn ra lòng lề đường khi tan học. Giao cho tổng phụ
trách Đội và giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện.

10


- Giao cho bảo vệ, giáo viên Tổng phụ trách, đội viên xung kích trực tiếp
thường trực và thực hiện công tác ổn định trật tự giao thông khu vực cổng
trường vào giờ tan học.
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường
xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy
ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và
giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực
hiện.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào ổ cắm điện; không nô giỡn
trong giờ ra chơi, không trèo cây, không chơi các trò chơi nguy hiểm, không tự ý
đi tắm trên sông, hồ, thực hiện tốt quy định về an toàn giao thông, phòng chống
cháy nổ, an toàn giao thông...
Việc thực hiện phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích” đã
giúp giảm thiểu các tai nạn xảy ra trong nhà trường. Trong năm học nhà trường
không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn,

thương tích xảy ra trong trường.
* Tóm lại: Thông qua các phong trào thi đua với vai trò nòng cốt là
Đoàn và Đội để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn các em đã biết
chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn sức khỏe vệ sinh cá nhân,
vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách góp phần làm cho
khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp và thoáng mát. Môi trường học tập
thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.
2.3.4. Lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống
trong các tiết học chính khóavà hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện Chương trình “Học từ thiên nhiên” chi đoàn, liên đội phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã
ngoại gắn với các môn học như: Địa lí, Lịch sử, ,… và hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Việc lồng ghép giáo dục môi trường còn làm tăng hứng thú của học
sinh trong giờ học, giảm sự nhàm chán.
Trong khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống,
giáo viên biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của
mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ vì thầy cô giáo vừa là những tấm
gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc.
Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những
chương trình truyền thông khô cứng. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo cho chuyên môn tăng
cường lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục an toàn trong các môn học bằng
việc chỉ rõ những địa chỉ cụ thể trong từng bài học và qua đó áp dụng vào thực
tế cuộc sống . Ngoài ra đoàn, đội còn giáo dục học sinh ý thức tích cực tham gia
bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường,
lớp học và cá nhân thông qua các hội thi, các bức tranh.
Ta có thể lồng ghép bảo vệ môi trường như sau:
Yêu cầu học sinh nêu lên được vấn đề cần quan tâm để bảo vệ nguồn tài
nguyên, môi trường biển, đảo.
- Lồng ghép việc giữ gìn môi trường nhà trường các em đang học tập……
11



Bên cạnh đó tôi còn tổ chức chuyên đề cho giáo viên toàn trường rút kinh
nghiệm. Giáo viên trong tổ, khối cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối lớp. Qua các tiết học này
giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo
vệ môi trường là bảo vệ chính mình.
Ngoài ra còn giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
tổ chức ngày “Thứ bảy xanh, chủ nhật xanh”, qua các hoạt động lao động định
kỳ, thường xuyên cùng các tổ chức đoàn địa phương.
2.3.5 Hiệu trưởng tích cực tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền tạo sự
đồng thuận hỗ trợ cả về chủ trương, đường lối và về vật chất. Huy động Ban
đại diện cha mẹ học sinh trong việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an
toàn.
Năm học 2014-2015, 2015-2016 và 2016-2017 nhà trường đã tham mưu
tốt với địa phương về quy hoạch tổng thể trường học. Tính đến nay đã xây xong
1 dãy nhà hiệu bộ 6 phòng chức năng và 2 phòng học cho các em, và một khu
vệ sinh đạt chuẩn cho học sinh và một khu cho giáo viên. Trong bốn năm học
gần đây, Ban đại diện cha, mẹ học sinh mua sắm được 110 bộ bàn ghế đúng quy
định chuẩn của công ty Hồng Đức tặng nhà trường. Đảm bảo 100% số lớp
không còn bàn ghế cũ. Số lớp học còn lại đã đáp ứng được yêu cầu “Thân
thiện” để học sinh học tập, khuôn viên cũng đẹp hơn nhờ số hoa và cây cảnh
quyên góp được từ phụ huynh và các nhà hảo tâm. Bên cạnh đó, các nhà hảo
tâm trong Hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ cho Chi đoàn nhà trường quét sơn và vẽ
tranh tuyên truyền dọc lối ra, vào cổng trường có nội dung giáo dục ý thức "giữ
gìn trường xanh, sạch, đẹp và an toàn" được toàn bộ tường rào phia từ cổng
trường vào, tổng chiều dài 120m, bê tông hoá đường đi vào các dãy nhà cao tầng
tạo được khuôn viên gọn gàng, ngăn nắp. Quy hoạch được sân tập thể dục cho
học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Chỉ đạo các hoạt động Đoàn, Đội tốt trong việc xây dựng Trường Tiểu
học Xuân Lâm ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn hơn, tạo nên
môi trường thân thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lượng giáo dục. Áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tiễn đã tạo ra môi
trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và
giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh,
sạch, đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức,
thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình
cộng đồng nơi các em đang sống. Sau 4 năm triển khai tôi thấy đạt được những
kết quả sau:
BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ HẠNG MỤC SAU 4 NĂM XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
XANH, SẠCH, ĐẸP, AN TOÀN

Phân tích
Đánh giá
Các hạng mục

Hiện trạng
12


Cây
cảnh

xanh,

cây 32 cây bóng mát, 34 cây - Cây trồng theo quy hoạch đủ
và chậu cảnh các loại
bóng mát cho học sinh vui
chơi thư giãn sau giờ học

- Môi trường thân thiện, cảnh
quan đẹp mắt.
Khuôn viên
Có nhiều thảm cỏ xanh, - Khuôn viên được quy hoạch
vườn hoa, các lối đi sạch khoa học đẹp mắt, sân chơi
sẽ.
đảm bảo độ an toàn cho học
sinh.
Công trình vệ sinh. 02 công trình vệ sinh đảm - Công trình vệ sinh, nước
bảo yêu cầu, có hệ thống sạch đủ, đảm bảo yêu cầu về
nước sạch phục vụ học vệ sinh, nước sạch.
sinh.
Phòng học
2 phòng học được xây - Phòng học đảm bảo nhu cầu
mới bảo yêu cầu 17 cho việc dạy học, trang trí các
phòng/ 17 lớp học, các phòng đơn giản nhưng thân
phòng học được trang trí thiện, đẹp mắt và an toàn.
thân thiện và phù hợp
theo Mô hình trường học
mới.
• Năm học 2016-2017 nhà trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo xếp
loại xuất sắc trong phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TH XUÂN LÂM VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA:
“ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
NĂM HỌC 2016-2017

Nội dung 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn (tối đa 20 điểm)
1.1. Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày
càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh (tối đa 5

điểm).
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm tối
Điểm đạt
đa
1.1.a. Có tường (hàng rào) bao quanh, cổng, biển tên
trường theo quy định của Điều lệ nhà trường, đủ diện
tích theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, đủ
phòng học sáng sủa, thoáng mát, bàn ghế đúng quy
1,0
1,0
cách; có nhà tập đa năng, sân chơi, sân tập, phòng làm
việc, phòng truyền thống và có đủ thủ tục pháp lý về
quyền sử dụng đất.
1.1.b. Có đủ phòng học bộ môn, máy vi tính theo quy
định (cấp THPT phải kết nối Internet tốc độ cao), thư
1,0
0,75
viện và sách báo tham khảo phục vụ giảng dạy, học
tập.
13


1.1.c. Có nhân viên và dịch vụ y tế chăm sóc sức
khỏe, có đủ nước uống hợp vệ sinh và có giếng nước
sạch hoặc có nguồn cấp nước, hệ thống thoát nước;
khuôn viên sạch sẽ; có cây xanh, vườn hoa, cây cảnh.
1.1.d. Có đưa vào văn bản nội quy về an toàn trên
đường đi học, khi tham gia giao thông và an toàn về
điện, phòng chống cháy nổ, thiên tai (bão lụt, sấm sét,

lở đất, động đất, sóng thần...), dịch bệnh.
1.1.đ. Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, học sinh;
khu nhà công vụ (nếu có) được tổ chức tốt, đảm bảo
nếp sống văn hoá.

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1.2. Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên (tối đa 5
điểm).
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm tối
Điểm đạt
đa
1.2.a. Đã tổ chức cho học sinh trồng cây trong khuôn
viên, ở di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng hoặc nơi
công cộng (không có điều kiện trồng cây thì ngoại
1,0
1,0
khóa về vai trò của cây xanh, rừng trong việc hạn chế
lũ lụt, khắc phục hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi khí

hậu trên Trái đất).
1.2.b. Đã tổ chức cho học sinh chăm sóc cây bóng
1,0
1,0
mát, vườn hoa, cây cảnh.
1.2.c. Trường có trồng một số cây, cây thuốc phục vụ
1,0
1,0
giảng dạy, học tập.
1.2.d. Không có tình trạng học sinh của trường xâm
phạm cây xanh, vườn hoa, cây cảnh hoặc trèo cây xẩy
1,0
1,0
ra tai nạn.
1.2.đ. Hệ thống cây xanh được bố trí hợp lý, tạo cho
1,0
1,0
không gian, cảnh quan nhà trường thoáng, đẹp.
1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,
được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (tối đa 5 điểm).
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm tối
Điểm đạt
đa
1.3.a. Đã có đủ nhà vệ sinh dùng riêng cho giáo viên,
nhân viên và riêng cho học sinh (đều bố trí riêng cho
2,0
2,0
nam và cho nữ).
1.3.b. Nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp, hợp mỹ quan,

không gây ô nhiễm môi trường trong trường và dân
1,0
1,0
cư xung quanh.
1.3.c. Nhà vệ sinh thường xuyên sạch sẽ và cấp đủ
1,0
1,0
nước sạch.
1.3.d. Có hố chứa rác hoặc thùng chứa rác đặt ở vị trí
1,0
1,0
14


phù hợp, đảm bảo vệ sinh.
1.4. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh
công cộng, trường lớp và cá nhân (tối đa 5 điểm).
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm tối
Điểm đạt
đa
1.4.a. Tổ chức cho học sinh trực nhật lớp học hàng
1,0
1,0
ngày và tổng vệ sinh toàn trường thường kỳ.
1.4.b. Đã có thùng rác đặt trong khuôn viên, thu gom
rác thải về đúng nơi quy định, không có hiện tượng
1,0
1,0
vứt rác bừa bãi trong trường.

1.4.c. Không có hiện tượng tự tiện viết chữ, khắc, vẽ
1,0
1,0
lên tường, bàn ghế.
1.4.c. Học sinh ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; trang trí
2,0
phòng học khoa học, đẹp, thân thiện phù hợp với lứa
2,0
tuổi hoc sinh
Xếp loại và tổng điểm đạt: Xuất sắc
19,75điểm
Thực hiện chỉ đạo các hoạt động đoàn, đội thiết thực thi đua thực hiện
phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong bốn năm
qua từ một ngôi trường khuôn viên chưa được qui hoạch, vườn hoa, cây cảnh,
nhà vệ sinh chưa đảm bảo, học sinh chưa thật sự đi vào nề nếp, môi trường giáo
dục chưa thật sự văn minh, an toàn, sạch đẹp… được sự hỗ trợ của lãnh đạo các
cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, của cha mẹ học sinh, sự nổ lực
của tập thể thầy và trò đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác
xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trong môi trường học tập đó đã
góp phần nâng chất lượng giáo dục của nhà trường tăng lên rõ rệt. Học sinh
hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn
học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt đạt 35 % . Học sinh
hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt 100%, học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt 99%. Nhà trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp
huyện, được Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tặng giấy khen. Năm học 20152016, 2016 - 2017 nhà trường được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng danh hiệu " Tập
thể lao động xuất sắc" và năm học 2016 - 2017 được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng
Bằng khen.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

3.1. Kết luận

Từ việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp vào thực tế và đã mang lại kết
quả trong nhà trường. Tôi thấy việc áp dụng:“ Biện pháp chỉ đạo các hoạt động
đoàn, đội nhằm xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã phát huy
tốt vai trò xung kích của lực lượng đoàn, đội và các tổ chức khác trong nhà
trường. Chỉ đạo lồng ghép và thực hiện được môi trường giáo dục càng thân
thiện thúc đẩy hoạt động dạy và học càng tích cực. Làm tốt hơn nữa phong trào
“ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”, tập trung chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học một cách mạnh mẽ. Tích cực làm tốt công tác khuyến học,
15


khuyến tài, huy động sức mạnh của các lực lượng xã hội. Tranh thủ sự chỉ đạo
của cấp trên, của Đảng ủy, UBND xã. Góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt
nhiệm vụ năm học.
Phong trào xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn có ý nghĩa rất
thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và
lối sống văn minh trong học sinh. Hiệu quả thiết thực của phong trào xây dựng
trường học xanh đã tạo niềm tin với phụ huynh học sinh, góp phần đẩy mạnh
công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút phụ huynh nhiệt tình tham gia trong quá
trình thực hiện phong trào trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn và giáo dục.
3.2. Đề xuất
- Địa phương cần tham mưu cho cấp trên về quy hoạch nhà trường và hỗ
trợ kinh phí để tu sửa, nâng cấp tường rào phía Tây và phía Bắc, nền và lan can
của 2 dãy phòng học .
- Ban chấp hành xã Đoàn, Hội đồng Đội xã phối hợp nhiều hơn nữa trong
việc cùng nhà trường giảm thiểu tối đa học sinh bị tai nạn, thương tích.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được qua thực
tế thực hiện : “ Chỉ đạo các hoạt động đoàn, đội nhằm xây dựng trường học
xanh, sạch, đẹp, an toàn” Những kinh nghiệm này đã được kiểm nghiệm qua
thực tế tại trường Tiểu học Xuân Lâm trong mấy năm gần đây và thu được kết

quả tốt. Tuy nhiên do thời gian chưa nhiều, kinh nghiệm của bản thân về vấn đề
này còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được
bạn bè đồng nghiệp góp ý để kinh nghiệm có thể được nhân rộng và đạt hiệu quả
tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 17 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết:
Lê Thị Hoà

16


PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO VIỆC CHỈ ĐẠO
HOẠT ĐỘNG ĐOÀN, ĐỘI NHẰM XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP VÀ AN
TOÀN Ở TRƯỜNG TH XUÂN LÂM

Một số hình ảnh vệ sinh chuyên của Giáo viên và học sinh nhà trường

17


Hoạt động chấm thi trang trí, vệ sinh, nề nếp lớp học

18



Đoàn, đội tổ chức Hội Thi biểu diển thời trang của các lớp với lý tưởng giữ gìn
trường, lớp sạch, đẹp chào mừng hội thi múa hát sân trường

Một số bức tranh lớp đạt giải trong hội thi:
“Vì ngôi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn”

19


Hoạt động tuyên truyền giáo dục ATGT và trật tự an toàn tại cổng trường

Hình ảnh Đội Thiếu niên xung kích hướng dẫn phân luồng
đường khi tan học

20


Công trình của Chi đoàn chào mừng 26/3/2015: Tranh tường dọc lối ra, vào cổng
trường có nội dung giáo dục ý thức giữ gìn trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.

21


Toàn bộ cảnh quan nhà trường hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
2. Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển

khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
3. Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày
19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”
4. Văn bản 7055/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/10/2011 của Bộ Giáo dục &
Đào tạo về việc hướng dẫn việc triển khai thực hiện PTTĐ “Xây dựng THTT,
HSTC” năm học 2011-2012
5. Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học Quyển 4: Sơ lược quá
trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới - Dự án Hỗ
trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM.
22


6. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC – PGS.TS Phạm Hồng Quang – NXB Giáo
dục – 2006
7. Một số báo và tạp chí.Các trang Wes:
;
8. Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng trường học xanh,
sạch, đẹp, an toàn.

HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ DANH MỤC TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Số trang của SKKN
Bản báo cáo SKKN được trình bày lôgic, lập luận chặt chẽ, văn phong khoa học trong
phạm vi tối đa 20 trang A4 (Phòng GD&ĐT khuyến khích những SKKN ít trang nhưng nêu
bật được giải pháp, sáng kiến hoặc kinh nghiệm mà tác giả đã sử dụng để giải quyết vấn đề
có hiệu quả).
Với các đề tài có quy mô từ 20 trang A4 trở lên: Đề nghị tác giả đăng ký thực hiện đề
tài nghiên cứa khoa học cấp Ngành theo quy trình tại Công văn số 1695/SGD&ĐT-GDCN

ngày 09/9/2015 của Sở GD&ĐT về việc Hướng dẫn công tác SKKN và NCKH năm học
2015-2016 và những năm học tiếp theo.
2. Danh mục đề tài SKKN
Mỗi bản báo cáo SKKN phải có danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội
đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên
kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành cho đến thời điểm hiện tại (theo mẫu gửi kèm
công văn này). Danh mục này được đặt sau phần “Tài liệu tham khảo”.
3. Tài liệu tham khảo (TLTK) và trích dẫn TLTK
a) Nguồn TLTK: Có thể tham khảo từ bất cứ nguồn tài liệu nào, kể cả nguồn từ
internet, hoặc nguồn là các SKKN của chính tác giả (đặc biệt là trong trường hợp tác giả
phát triển từ SKKN của năm học trước), nhưng phải trích dẫn rõ ràng.
Danh mục TLTK được đánh số thứ tự 1,2,3..., được xếp theo thứ tự ưu tiên của mức độ
tham khảo (tài liệu nào tham khảo nhiều hơn thì đặt đầu tiên), hoặc xếp theo thứ tự ABC của
chữ cái đầu tiên trong tên TLTK:
- Trong trường hợp TLTK là các SKKN thì lập danh mục theo mẫu sau:
1. Phạm Xuân A, GV Trường THCS B, huyện C, tỉnh D-“Một số biện pháp giáo dục
định hướng giúp học sinh lớp 9A1 trường THCS B sử dụng mạng xã hội theo hướng tích

23


cực”-SKKN năm học 2013-2014.
2. Nguyễn Văn X, GV Trường THPT Y, tỉnh Z-“Kinh nghiệm định hướng học sinh lớp
12B3 trường THPT Y sử dụng Facebook có hiệu quả trong học tập”-SKKN năm học 20152016.
3- Các trường hợp khác: Ghi đầy đủ các thông tin theo thứ tự: Tên tài liệu, tên tác giả
(nhóm tác giả), tên NXB, năm xuất bản.
b) Cách ghi trích dẫn TLTK: Mọi nội dung tác giả tham khảo từ TLTK đều phải trích
dẫn nguồn TLTK. Nếu không trích dẫn nguồn TLTK thì được xem là do tác giả tự viết ra,
trong trường hợp đó nếu phát hiện có dấu hiệu sao chép thì SKKN sẽ bị hủy kết quả, bản thân
tác giả sẽ bị nêu tên trước toàn Ngành:

- Khi trích dẫn 01 đoạn ít hơn 02 câu, hoặc 04 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu
ngoặc kép “” để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn, và đặt số thứ tự của TLTK trong ngoặc
vuông [ ] vào vị trí kết thúc phần trích dẫn.
Ví dụ: Một điều quan trọng là hầu hết giáo viên chủ nhiệm trước khi xếp loại học
sinh không đánh giá, không thấy được sự chuyển biến trong hành vi của học sinh, không
đo lường đúng được chuẩn đầu ra của quá trình giáo dục. Từ đó dẫn đến học sinh thiếu ý
thức tu dưỡng và rèn luyện. Các hiện tượng vi phạm không thuyên giảm mà còn có chiều
hướng gia tăng với mức độ trầm trọng hơn [1].

- Khi trích dẫn cả một đoạn thì không cần đặt đoạn này trong ngoặc kép, mà đặt số thứ
tự của TLTK trong ngoặc vuông [ ] vào vị trí kết thúc đoạn.
Đối với 01 bản báo cáo SKKN, TLTK thường được trích dẫn trong các phần Lý do
chọn đề tài, Cơ sở lý luận của SKKN...

24



×