Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tổ chức một số trò chơi có nội dung toán học cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.58 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

I

Mở đầu

1

1

Lí do chọn đề tài

1

2

Mục đích viết sáng kiến

2

3

Đối tượng nghiên cứu

2


4

Phương pháp nghiên cứu

2

4.1

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2

4.2

Phương pháp khảo sát, điều tra

2

4.3

Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu.

2

4.4

Phương pháp thực nghiệm

2


4.5

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp.

2

II

Nội dung viết sáng kiến

3

1

Cơ sở lí luận

3

2

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

3

3

Giải pháp và các biện pháp thực hiện.

5


4

Kết quả đạt được.

17

Kết luận và đề xuất

18

1

Kết luận

18

2

Đề xuất

18

III


I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, ngành giáo dục nước ta đang
có sự phát triển mạnh mẽ với các chương trình lớn, các giải pháp tiên tiến,
những phương án giáo dục toàn diện và hiện đại để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi

ngày càng cao của xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta“ Ngày càng giàu đẹp,
văn minh ”
trở thành một nước công nghiệp, hiện đại.
Cũng như các môn học khác, môn Toán rất cần có sự đổi mới phương
pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui cho học sinh.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên
không phải chỉ truyền đạt kiến thức một cách áp đặt, dập khuôn, máy móc làm
cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học
tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không
cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em
thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những
đổi mới diễn ra hàng ngày.Với yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi
mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học, người
giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các
em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà
các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học rất lý thú và bổ ích phù
hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội
những tri thức toán học một cách dễ dàng, giúp củng cố, khắc sâu kiến thức một
cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã tập trung nghiên cứu “Tổ chức
một số trò chơi có nội dung toán học cho học sinh lớp 3”.

1


2. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mục đích tôi chọn sáng kiến này là:
- Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi
là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi toán học nhằm mục đích để các

em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em
lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các kiến thức về trò chơi học tập môn Toán 3
- Các biện pháp dạy học, hình thức tổ chức về trò chơi học tập nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Đọc các tài liệu, sách, báo, tạp chí giáo dục…có liên quan đến nội dung đề tài.
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình tài liệu bồi dưỡng giáo
viên, tài liệu tham khảo, toán tuổi thơ, giúp em vui học Toán.
4.2. Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học.
Điều tra học sinh, các loại bài tập để tìm hiểu về những khó khăn, thuận lợi khi
thực hiện tổ chức các trò chơi học tập.
4.3. Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu.
- Tổ chức so sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp để thấy
được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm ra những điều chỉnh, khắc phục hợp lí.
4.4. Phương pháp thực nghiệm.
-Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp.
- Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơ bản.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Trò chơi học tập có nội dung toán học là những trò chơi được đưa vào lớp
học nhằm giúp học sinh học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn. Từ đó giúp

các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng một cách hiệu quả. Trò chơi học
tập có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của con người, buộc người chơi phải
vận dụng sự hiểu biết cùng các thao tác trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nó luôn thu hút được sự tham gia của các đối tượng học sinh, hình thành ở học
sinh sự hứng thú tích cực và bền vững. Trò chơi học tập là hoạt động sáng tạo,
đầy yếu tố mới mẻ, bất ngờ. Trong thực tế, nhiều trò chơi được sử dụng nhiều
lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia. Bởi lẽ, cả quá trình chơi cùng kết quả
vui chơi luôn là ẩn số bất ngờ với tất cả. Trong quá trình tham gia, người chơi
luôn thể hiện sự sáng tạo của mình. Trò chơi đối với trẻ em là một hoạt động
mang tính tự lực. Trẻ em rất hứng thú với trò chơi vì trong trò chơi có cả phần
sáng tạo, trẻ sẽ là người trưởng thành, đang thử sức lực của mình và tự tổ chức
công việc của mình.
Trò chơi học tập là hoạt động luôn có quy tắc nhất định buộc người chơi
phải tuân thủ. Quy tắc này còn gọi là luật chơi. Luật chơi khiến trò chơi hấp dẫn,
bởi nhờ nó có sự bình đẳng giữa những người chơi, tất cả đều phải phục tùng
luật chơi, ai vi phạm là tự đánh mất quyền lợi của bản thân mình.
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng
trong các giờ học của học sinh tiểu học. Thông qua việc tổ chức trò chơi học tập
không khí lớp học sẽ sôi nổi hơn, không còn căng thẳng, nặng nề.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Qua thời gian tôi đã dạy trên lớp, tôi đã đưa ra một số dạng bài tập như:
Cộng trừ các số trong phạm vi 1000 (có nhớ), bảng nhân 6, nhân số có một chữ
số với số có một chữ số (có nhớ), giải toán về tìm một trong các phần bằng

3


nhau của một số. Nhìn chung các em nắm kiến thức còn chưa chắc, khi thực
hiện các bài tập dạng này các em còn hay quên: như làm các phép tính có nhớ
thì còn hay quên chưa nhớ, hay khi học bảng nhân các em đọc được nhưng khi

hỏi về một phép tính nhân bất kì trong bảng thì các em chưa nhớ.
Tôi đã ra đề cho học sinh làm trong thời gian 20 phút:
Đề bài
Câu 1: Đặt tính rồi tính :
256 + 125

541 - 443

356 + 70

783 - 356

Câu 2 : Tính nhẩm :
5 × 6=

2 × 9=

3 × 8=

6 × 5=

4 × 6=

6 × 8=

Câu 3 : Tính :
5 × 7 - 26

2× 3× 9


Câu 4:Hồng có 12 viên bi, Hồng tặng bạn

5 × 6 + 17
1
số viên bi đó. Hỏi Hồng tặng bạn
2

bao nhiêu viên bi?
Đây là chất lượng đầu năm ở lớp 3B tôi thu được kết quả như sau:
Số bài

25

T

H

C

SL

TL

SL

TL

SL

TL


3

12%

16

64%

6

24%

Kết quả trên cho thấy số học sinh chưa đạt yêu cầu còn rất cao, số học sinh
hoàn thành tốt còn thấp. Thực tế giảng dạy đầu năm tôi nhận thấy không khí
diễn ra trong các giờ học toán rất nặng nề, lớp học rất trầm. Nguyên nhân dẫn
đến thực trạng trên là do các em ở lứa tuổi tiểu học, các cơ quan phát triển chưa

4


hoàn thiện, sự dẻo dai của cơ thể còn thấp nên không thể tập trung làm một việc
kéo dài lâu được, hơn nữa các em còn ham chơi, chưa chịu khó học tập. Mặt
khác, do bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở với ông bà nên các em thiếu sự quan
tâm từ phía gia đình, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các
em.
Từ thực trạng trên, để quá trình dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh
dạn đưa ra một số biện pháp: “Tổ chức một số trò chơi có nội dung toán học
cho học sinh lớp 3”
3. GIẢI PHÁP VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Giải pháp:
a, Nghiên cứu kĩ về mục đích, ý nghĩa của mỗi trò chơi khi vận dụng vào mỗi
bài dạy.
b, Lựa chọn bài tập phù hợp để tổ chức trò chơi .
c, Thực hiện đúng các bước tổ chức trò chơi.
d, Xây dựng cho học sinh kĩ năng, thói quen khi tổ chức trò chơi .
3.2. Các biện pháp thực hiện :
Biện pháp1: Nghiên cứu kĩ về mục đích, ý nghĩa của mỗi trò chơi khi vận dụng
vào mỗi bài dạy.
+ Khi vận dụng trò chơi vào mỗi bài dạy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ
để có thể đưa ra trò chơi cho phù hợp với nội dung bài học. Trò chơi phải nhằm
mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
+ Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có của
giáo viên, lựa chọn nội dung để tổ chức trò chơi vào dạy học như một hoạt động
dạy học toán. Giáo viên phải chú ý xác định rõ mục đích học tập của trò chơi.
+ Trò chơi đó phải mang ý nghĩa giáo dục sau mỗi bài bài dạy .
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức rèn luyện kĩ năng.
5


+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khóa.
Biện pháp 2: Phải lựa chọn bài tập cho phù hợp để tổ chức trò chơi .
+ Trong mỗi bài dạy thường gồm có nhiều bài tập và mỗi bài tập lại có nội
dung khác nhau. Vì thế khi tổ chức trò chơi giáo viên cần phải biết lựa chọn bài
tập để tổ chức trò chơi sao cho phù hợp.
+ Bài tập đó phải nhằm mục đích củng cố kiến thức cho nội dung nào của
bài học.
+ Khi giáo viên tổ chức một trò chơi cho một tiết học thì trò chơi đó phải
được chuẩn bị chu đáo: như chuẩn bị về đồ dùng, vật liệu được sử dụng trong

Trò chơi học tập.
+ Tổ chức trò chơi phải tùy theo điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ
thể để tổ chức trò chơi cho phù hợp.
+ Trò chơi phải phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất
của nhà trường.
+Chuẩn bị kĩ về cách tổ chức cũng như hình thức tổ chức trò chơi sao cho
phong phú.
Biện pháp 3: Các bước tổ chức trò chơi.
Trước khi tổ chức trò chơi yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu về các bước khi tổ
chức một trò chơi .
+ Tên trò chơi
+ Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với
người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
+ Nêu cách chơi.
Cách tổ chức trò chơi :
Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút
6


- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy
định chơi. Giáo viên không nên giải thích dài dòng khiến học sinh mất hứng thú
từ đầu khi chưa tham gia chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả chơi: Giáo viên nhận xét khuyến khích học sinh ,giáo
viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm
cần tránh.

- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp
nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học
sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui
(như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
* Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3 :
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng cã
hiệu quả trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 3.
Trò chơi 1 : Truyền điện
(Áp dụng khi dạy cộng trừ các số trong phạm vi 1000 ( không nhớ))

- Mục tiêu :
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ
trong phạm vi 1000.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị đồ dùng.
- Cách chơi, luật chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bất kì từ 1 em xung
phong. Ví dụ: em A nêu to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ
nhanh vào bạn B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ
7


142 rồi chỉ nhanh vào bạn C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu
em C nói đúng thì được quyền nêu to 1 số như em A rồi chỉ vào một bạn D nào
đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn em A
nói “358 truyền cho bạn B, mà em B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là em
C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng.
Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
* Lưu ý :
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các

bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô
to 6 x 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng
18.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi,
hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi 2 : Ai nhiều điểm nhất
(Áp dụng khi dạy Tiết 58 : Luyện tập)
- Mục tiêu :
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vi 100
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
- Chuẩn bị:
+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, số 2.
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước ghi các phép tính như :
367 + 125

93 + 58

367 + 120

487 + 130

168 + 503

487 + 302

+ Bút dạ.
+ Đồng hồ theo dõi thời gian

8



+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký.
- Cách chơi, luật chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt
từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm
nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình.
Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho
đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên
đọc lần lượt từng phép tính trên cây của đội mình đồng thời giơ cho cả lớp xem
bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng
cuộc.
* lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi
khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để
lần sau các em chơi tốt hơn.
Trò chơi 3 : Ong đi tìm nhụy
(Trò chơi này có thể áp dụng các bảng nhân, bảng chia)
- Mục tiêu :
+ Rèn tính tập thể.
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia
- Chuẩn bị :
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số
như sau, mặt sau gắn nam châm.
5
8
6

7
9


+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm

9


24 : 6

42 : 6
48 : 6

54 : 6
36 : 6

+ Phấn màu.
- Cách chơi, luật chơi :
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
+ Giáo viên chia bảng làm 2 phần, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5
chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn
những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú
Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con
có giúp được không ?
- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn
lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu
tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép
tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số
câu hỏi sau để khắc sâu bài học
+ Tại sao chú Ong


24 : 6

không tìm được đường về nhà ?

+ Phép tính "24 : 6" có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như
thế nào ?
Trò chơi 4 : Thi quay kim đồng hồ
(Áp dụng khi dạy Tiết 13, 14 - Bài xem đồng hồ, Thực hành xem đồng hồ)

- Mục tiêu :
+ Củng cố kĩ năng xem đồng hồ

10


+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ phút)
- Chuẩn bị : 4 mô hình đồng hồ
- Cách chơi, luật chơi :
+ Chia lớp thành 3 đội (3 tổ theo lớp học)
+ Lần thứ nhất : Gọi 3 em lên bảng (3 em đại diện cho 3 đội), phát cho
mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo
viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 3 em này ngay lập tức phải quay
kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc
chơi.
+ Lần thứ hai : Các đội lại thay người chơi khác
+ Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là
đội thắng cuộc.
* Lưu ý : Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần

chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh, ví
dụ : 7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7
phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút...
Trò chơi 5 : Bác đưa thư
(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)

- Mục tiêu : Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen
nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì.
- Chuẩn bị : + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36.... 60 là kết
quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6:

1 × 6, 6 × 1, 2 × 6,

6 × 2...
+ Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện".
- Cách chơi, luật chơi :

11


+ Gọi 1 số em lên bảng chơi, giáo viên phát cho mỗi em 1 thẻ để làm số
nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm
tập phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói :
Bác đưa thư ơi
Cháu có thư không ?
Đưa giúp cháu với
Số nhà .............. 12
Khi đọc đến câu cuối cùng "số nhà .............. 12" thì đồng thời em đó giơ số

nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải
tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương
ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "6 x 2" hoặc "2 x 6"
giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn
chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.
Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được
đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi
chỗ cho bạn khác chơi.
Trò chơi 6 : Mua và bán
(Áp dụng khi dạy bài : Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127)
- Mục tiêu :
+ Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi
100000 đồng (1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng, 20000 đồng,
50000 đồng, 100000 đồng).
+ Rèn kỹ năng cộng, trừ các số có đơn vị "đồng".
+ Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán
- Chuẩn bị :
+ 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng,
10000 đồng)
12


+ 1 số đồ vật : bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát.
+ 1 số tờ bìa ghi giá 1000 đồng; 3000 đồng; 6000 đồng; 7000 đồng;
55000 đồng; 15000 đồng.
+ Tất cả bày lên bàn giáo viên
- Cách chơi, luật chơi :
+ Gọi 2 em chơi : - 1 em đóng người bán hàng
- 1 em đóng người mua hàng

+ Phát tiền cho cả 2 em
+ Người mua hàng có thể mua bất kì mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá
ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ
Ví dụ : Mua bóng giá 1500 đồng
Người mua đưa trả : 2000 đồng
Người bán phải suy nghĩ và trả lại : 500 đồng
- Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu
đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để
bạn khác lên chơi.
* Tổng kết : Khen nhưng em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy
nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanh
giỏi".

Trò chơi 7 : Hái hoa dân chủ
(Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm)

- Mục tiêu :
Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia kỹ năng giải toán.
- Chuẩn bị :
+ Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề
toán. Chẳng hạn :

13


Em hãy đọc bảng nhân 8.
Em hãy đọc bảng nhân 9.
Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 6m
Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ?
7m3cm, bằng bao nhiêu cm?

Câu đố :

Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả sáu mươi
Mái một phần tư
Còn là gà trống
Đố em tính được
Trống, mái mấy con ?

- Phần thưởng
+ Đồng hồ
- Cách chơi, luật chơi :
Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái
được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng
30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và
được một phần thưởng.
Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm.
* Minh họa một tiết dạy :
Bài dạy : Bảng chia 8
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép
chia 8)
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Phấn màu, bút dạ, các tấm bìa có 8 tấm tròn, bảng nhân 8 phóng to.
- Học sinh : Các tấm bìa có 8 chấm tròn, vở toán
14


III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động 1: Ôn lại bảng nhân 8:
- Gọi học sinh đọc bảng nhân 8
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Lập bảng chia 8 :
- Cho học sinh lấy 3 tấm bìa, môi tấm bìa có 8 chấm tròn (Giáo viên lấy
đính bảng lớp 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn)
- Hỏi : Con lấy được tất cả bao nhiêu chấm tròn ? (24 chấm tròn)
- Vì sao con biết ?

(Vì 8 × 3 = 24)

(Giáo viên ghi bảng: 8 × 3 = 24)
- Giáo viên : Cô có 24 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa mỗi tấm có
8 tấm tròn. Hỏi cô có mấy tấm bìa ? (3 tấm bìa)
- Dựa vào phép nhân 8 × 3 = 24 ai có phép chia tương ứng số chia bằng
8?
- Giáo viên ghi bảng lớp: 24 : 8 = 3
- 2 học sinh đọc.
- Giáo viên chốt : Từ các phép nhân ta có thể lập được phép chia tương
ứng
- Giáo viên đưa bảng nhân 8 lên bảng lớp.
- Giáo viên đính bảng chia 8 (chưa có kết quả) lên bảng lớp
- Dựa vào bảng nhân 8 để tính các kết quả của các phép tính này từ
8 : 8 đến 80 : 8, mỗi tổ tính kết quả của 2 phép tính, tổ 4 tính 3 phép tính
cuối.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời : Giáo viên ghi bảng
Vì sao 16 : 8 = 2? Vì 8 × 2 = 16 nên 16 : 8 = 2
Vì sao 48 : 8 = 6 ? Vì 8 × 6 = 48 nên 48 : 8 = 6
- GV: Em có nhận xét gì về số chia, thương, số bị chia ? (Số bị chia đều là
8 thương từ 1 đến 10, số bị chia liền nhau hơn nhau 8 đơn vị)

15


- Giáo viên nói : Đây chính là bảng chia 8
* Giáo viên củng cố : Dựa vào phép nhân trong bảng 8 để tìm ra kết quả của
phép chia.
* Giáo viên : Vừa rồi chúng ta đã hình thành bảng chia 8, các con đã học thuộc
bảng chia 8. Bây giờ chúng ta cùng nhau vận dụng bảng chia 8 để làm bài tập.
Bài 1 : - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự làm bài
- 1 học sinh làm bảng lớp
- Học sinh nhận xét - chữa bài.
- Củng cố về bảng chia 8.
Bài 2 : - 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh làm bảng lớp.
- GV củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 3 : - 1 học sinh đọc bài tập
- Học sinh tự làm bài
- Học sinh nhận xét - chữa bài
- GV củng cố về giải toán có lời văn.
Bài 4 : - 1 học sinh đọc bài tập
- Học sinh tự làm bài
- Học sinh nhận xét - chữa bài
- GV củng cố về giải toán có lời văn.
- Giáo viên hỏi: Bài tập 3 và bài tập 4 có điểm gì giống nhau ? (Giống
phép tính: đều là 48 : 8 = 6 , Có 48 con thỏ)
- Điểm gì khác nhau giữa 2 bài tập này ? (BT3: nhốt đều vào 8 chuồng
BT4 : 1 chuồng có 8 con thỏ nên kết quả 6 chuồng
BT4 : 6 chuồng, khác nhau về đơn vị.)
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò:

- Gọi học sinh đọc bảng chia 8
16


* Trò chơi : Truyền điện: 2 phút
+ GV nêu tên trò chơi.
+ GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ Học sinh cả lớp chơi.
Cách chơi: 1 học sinh nêu một phép tính trong bảng chia 8 rồi gọi 1 bạn
khác nêu kết quả và học sinh này lại nêu tiếp 1 phép tính khác trong bảng
chia 8 và gọi bạn khác trả lời. Trò chơi cứ tiếp tục như thế. Nếu học sinh
nào trả lời chậm, sai thì bị phạt nhảy lò cò hoặc hát …
+ GV nhận xét - Tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học thuộc bảng chia 8
3.3 . Xây dựng cho học sinh kĩ năng, thói quen khi tổ chức trò chơi .
- Thông qua việc tổ chức trò chơi giáo viên có thể hình thành sẵn trong lớp
mình một bộ phận tổ chức lớp như: gồm có ban giám khảo, thư kí để các em có
thể tham gia vào tổ chức các hoạt động khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Thông qua tổ chức trò chơi rèn cho các em về tính tập thể, tính đồng đội.
- Thông qua tổ chức trò chơi rèn cho các em một số phản xạ nhanh
- Xây dựng cho học sinh nắm được các bước khi tổ chức trò chơi .
+ Tên trò chơi
+ Luật chơi.
+ Cách tổ chức trò chơi.

4. Kết quả đạt được.
Chấm điểm của bài làm sau những tiết học có trò chơi tôi thu được kết quả như
sau:


17


Số bài

25

T

H

C

SL

TL

SL

TL

SL

TL

9

36%

16


64%

0

0%

So với kết quả đầu năm thì kết quả giờ đây đã được nâng lên một cách rõ
rệt. Đây là điều mà tôi rất đáng mừng. Đặc biệt là không khí lớp học trở nên sôi
nổi hơn, không còn căng thẳng, nặng nề như trước đây nữa.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN:
Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học đã nêu trên vào tiết
học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu
những kiến thức của bài học đó. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo
léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.Tổ chức tốt trò chơi học tập không
chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn,
có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.Trò chơi
học tập giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ
sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và
hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng
ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời
gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp.
Xong để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải
có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
2. ĐỀ XUẤT:
Qua nghiên cứu việc tổ chức một số trò chơi có nội dung toán học cho
học sinh lớp 3, bản thân tôi có kiến nghị, đề xuất sau:
- Ngành thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học cho

giáo viên.
18


- Nhà trường nên bổ sung tài liệu để giáo viên tham khảo.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về việc “Tổ chức một số
trò chơi có nội dung toán học cho học sinh lớp 3”. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp để các biện
pháp mà tôi đưa ra được hoàn thiện và thực thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của hiệu trưởng

Đông Tân, ngày 10 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Thuỷ

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2
3
4

5
6
7
8

SÁCH THAM KHẢO
Sách giáo khoa Toán 3
Sách giáo viên Toán 3
Thiết kế Toán 3
Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
Phương pháp tổ chức trò chơi Toán học ở Tiểu học
Tạp chí Giáo dục Tiểu học
Toán tuổi thơ
Giúp em vui học Toán

DANH MỤC
Các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá, xếp loại cấp PGD&ĐT, sở
GD&ĐT
20


Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Tân – TP.Thanh Hóa – Thanh
Hóa

TT

Tên đề tài SKKN

1


Một số biện pháp
và kỹ năng đọc
cho học sinh lớp 2
Một số biện pháp
làm giàu cho học
sinh lớp 4

2

Cấp đánh giá xếp
loại Phòng, sở, tỉnh

Kết quả đánh giá Năm học
xếp loại A,B,C
đánh giá
xếp loại

Phòng

B

2014 -2015

Tỉnh

C

2015 2016


21



×