Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải toán “xác định công thức hóa học của một chất” đạt hiệu quả ở trường THTHCS đông khê huyện đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.89 KB, 17 trang )

KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN " XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC
HOÁ HỌC CỦA MỘT CHẤT" ĐẠT HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG TH-THCS
ĐÔNG KHÊ

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, học đi đôi với hành, bài tập gắn liền
với lí thuyết. Nhằm giúp các em đạt được mục tiêu môn học, việc hướng dẫn
học sinh làm bài tập hoá học là rất quan trọng, bài tập hoá học là phương tiện
hiệu nghiệm trong giảng dạy hoá học, nó là một trong những nguồn củng cố
kiến thức, hoàn thành kĩ năng mới cho học sinh. Thông qua việc giải bài tập hoá
học giúp học sinh hình thành, rèn luyện kĩ năng hiểu và ghi nhớ các nội dung lí
thuyết đã học. Giải bài tập hoá học là một trong những hình thức luyện tập chủ
yếu và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong việc tiếp thu kiến thức mới,
vì trong quá trình giải bài tập hoá học bắt buộc học sinh phải thực hiện các thao
tác tư duy để tái hiện kiến thức cũ, tìm ra mối quan hệ bản chất của các sự vật,
hiện tượng, học sinh phải phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận để tìm ra lời
giải, nhờ vậy tư duy của học sinh được phát triển và năng lực của học sinh được
nâng cao [1].
Để đạt được kết quả đó, trong quá trình thực hiện giáo viên phải biết phân
loại và phương pháp giải toán của từng dạng bài tập hoá học phù hợp với đối
tượng học sinh.
Trong chương trình hoá học THCS, các em mới được tiếp cận với bộ môn
hoá học từ lớp 8 nên kiến thức đang còn rất sơ đẳng. Căn cứ vào nội dung, kiến
thức của chương trình, có thể phân loại các dạng toán vô cơ thường gặp là:
- Giải bài toán hoá học tìm công thức phân tử của một chất .
- Giải bài toán tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
- Giải bài toán dung dịch – nồng độ dung dịch.
- Giải bài toán xác định thành phần hỗn hợp các chất vô cơ...
Với mỗi dạng bài tập, nếu học sinh không nắm vững bản chất của vấn đề,


thì việc giải các bài toán sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể đi lệch hướng.
Để đáp ứng một phần mục tiêu môn học và với mong muốn giúp các em
nhận biết và có phương pháp giải một số dạng toán hoá học trong học tập cũng
như trong các kì thi đạt hiệu quả cao, ngay từ dầu năm học tôi đã tập trung
nghiên cứu các dạng toán hoá học. Sau đây tôi xin trình bày phương pháp giải
một số dạng toán " Xác định công thức hoá học của một chất" ở trường THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ngày nay, để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân
cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn,
nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống trong cuộc sống
và nghề nghiệp thì học sinh phải đóng vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức.

1


Để đáp ứng được yêu cầu đó thì đề tài nghiên cứu này nhằm gây hứng thú học
tập cho học sinh, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, học sinh hình
thành, rèn luyện kĩ năng hiểu và ghi nhớ các nội dung lí thuyết đã học, học sinh
phải phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận để tìm ra lời giải, nhờ vậy tư duy
của học sinh được phát triển và năng lực của học sinh được nâng cao.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp giải một số dạng toán “ Xác định công thức hóa học của
một chất” trong Môn Hóa học ở Trường TH- THCS Đông Khê
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tham khảo nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài.
- Tìm hiểu quá trình giảng dạy các dạng toán " Xác định công thức hoá học của
một chất" ở trường THCS.
- Khảo sát, thống kê kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng đề
tài.


2


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Cơ sở lí luận thực tiễn dạy học cho thấy: Vận dụng các kiến thức hoá học
cơ bản để giải bài tập hoá học là niềm say mê, sáng tạo và sự hứng thú trong dạy
học hoá học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường phổ thông.
Việc giải bài tập hoá học giúp học sinh củng cố được kiến thức lí thuyết đã
học, tuy nhiên khi học môn hoá học, phải hiểu mới làm được bài tập, nên học
sinh phải luôn học lí thuyết đi cùng việc giải bài tập, khi giải bài tập sẽ hỗ trợ
đắc lực cho việc học lí thuyết và ngược lại. Để đạt được kết quả cao, học sinh
phải có năng lực tư duy tốt trên một nền tảng kiến thức vững vàng, trước khi làm
bài tập học sinh phái đọc kĩ đề bài, tóm tắt được các đại lượng có liên quan với
nhau, xác định đúng dạng bài tập và mức độ của đề bài, hiểu rõ bản chất và vạch
ra hướng giải quyết, khi làm bài tập học sinh phải tự đưa ra câu trả lời bằng các
hình thức lập luận, bằng ngôn ngữ của mình để thuyết phục người đọc và giải
quyết bài toán một cách khoa học, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và chính xác [2].
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Ở
TRƯỜNG TH-THCS ĐÔNG KHÊ
Khi chưa áp dụng đề tài này, thực tế trong quá trình giảng dạy môn hoá học
lớp 8 ở phần " Lập công thức hoá học" đối với các bài tập mở rộng được sử
dụng khi ôn thi học sinh giỏi, bản thân tôi cũng có những trăn trở: Tại sao kĩ
năng giải các dạng bài tập này của học sinh chưa tốt, trong quá trình thực hiện
còn nhiều thiếu sót, vì vậy kết quả qua bài kiểm tra bài học kì I chưa cao, qua đó
khẳng định học sinh hiểu bài chưa sâu sắc và vận dụng làm bài tập chưa tốt. Cụ
thể kết quả kiểm tra khảo sát dạng toán này trước khi thực hiện đề tài ở lớp 9
như sau:
Loại Tổng Giỏi
Khá

T. Bình
Yếu
số HS
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
(em)
(em)
(em)
(em)
9

35

1

2,9%

6

17,1% 20

57,1% 8

22,9%


Sau khi thu được kết quả kiểm tra như vậy, tôi nghĩ : bản thân tôi luôn sát
sao với việc học tập của các em, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, uốn nắn
những sai sót... vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng như vậy? Phải chăng đó
là do giáo viên chưa hướng dẫn các em cách xác định dạng bài tập, phương pháp
giải chưa phù hợp với dạng bài tập, chưa phù hợp với mức độ nhận thức của các
em dẫn đến học sinh chưa nắm vững phương pháp tiến hành để giải bài tập này.
Mặt khác học sinh còn thiếu kĩ năng toán học, khả năng tư duy, so sánh, tổng
hợp, chưa nắm vững lí thuyết có liên quan như : Viết công thức hoá học như thế
nào cho đúng, hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất, quy tắc hoá trị.... Do đó
hướng dẫn học sinh làm bài tập hoá học là một việc làm cần thiết để giúp các em
học tốt Môn Hoá học.

3


III. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Từ tình hình thực tế hiện nay, học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong giải
bài tập hoá học, nhiều em chưa định hướng ra cách giải dạng bài toán "Xác định
công thức hoá học của một chất" do đó việc hướng dẫn của giáo viên là rất quan
trọng và cần thiết. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên nên hướng dẫn cho
học sinh thực hiện theo các bước:
- Tìm hiểu đề bài: Học sinh đọc kĩ đề bài, xác định yếu tố đã biết và chưa
biết, xác định mối liên hệ giữa các yếu tố này để tìm công thức liên quan, đổi
đơn vị nếu cần.
- Xác định phương hướng giải bài tập: Nhớ lại lí thuyết, các bước giải, mối
liên hệ giữa các bước, mục đích cuối cùng mình cần thực hiện.
- Trình bày lời giải: Thực hiện các bước đã vạch ra.
Trong quá trình tiến hành bồi dưỡng kĩ năng theo dạng toán, giáo viên nên
đưa dần từng dạng bài tập, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm bồi

dưỡng phát triển kĩ năng từ biết làm đến thành thạo và sáng tạo, tạo điều kiện
cho học sinh phát hiện vấn đề, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, tổ chức
vận dụng và nâng cao từ việc giải bài tập mẫu, học sinh rút ra được phương pháp
giải và hiểu rõ vấn đề, tránh những sai lầm trong khi thực hiện. Khi hướng dẫn
học sinh, giáo viên nên căn cứ vào mức độ yêu cầu của đề bài, căn cứ vào các
dữ kiện đề bài mà phân loại thành từng dạng cụ thể, tung dần từng vấn đề (đưa
ví dụ đơn giản và cơ bản), phân tích ví dụ cụ thể, khái quát rồi đưa ra phương
pháp làm của dạng này, sau đó tiếp tục đưa thêm vài ví dụ, đầu tiên là cơ bản sau
đó có thể mở rộng và nâng cao hơn để giúp học sinh rèn kĩ năng tại lớp và hiểu
rõ các bước thực hiện. Sau mỗi dạng toán như vậy, cuối buổi học, giáo viên giao
bài tập về nhà cho học sinh ở các mức độ khác nhau, vừa có bài ôn luyện nội
dung học trên lớp, kết hợp mở rộng và nâng cao vấn đề để phát huy tính tích
cực, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Sau khi tổ chức cho học sinh thực hiện từng chuyên đề, giáo viên nên
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để rút kinh nghiệm và có biện
pháp điều chỉnh hoạt động dạy – học cho phù hợp.
Sau đây tôi xin giới thiệu phương pháp giải một số dạng toán " Xác định
công thức hoá học của một chất".
Dạng 1: Xác định công thức hoá học của của hợp chất dựa vào hoá trị của
nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử
Ví dụ 1: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố sắt và oxi. Trong
đó sắt hoá trị III và oxi hoá trị II [3].
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, tóm tắt những đại lượng đã biết
và đại lượng cần tìm, và căn cứ vào việc phân tích đề bài, dựa vào quy tắc hoá
trị, học sinh sẽ thực hiện nội dung của bài học.
Giải: Đặt công thức hoá học cần tìm là FexOy
Theo quy tắc hoá trị: x . III = y . II
Chuyển thành tỉ lệ:

x II

2


y III 3

4


Thường tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là số nguyên đơn giản nhất, vì vậy
lấy x=2; y=3.
Công thức hoá học của hợp chất là Fe2O3
Phương pháp giải
- Bước 1: Đặt công thức hoá học dạng chung: AxBy
Trong đó A; B là kí hiệu của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
x; y lần lượt là chỉ số của A; B
a; b lần lượt là hoá trị của A; B
- Bước 2: Áp dụng quy tắc hoá trị : a. x = b. y
- Bước 3: Chuyển thành tỉ lệ:

x
b
b'
 =
y
a
a'

Lấy x=b hay b', và y=a hay a' ( a'; b' là số nguyên đơn giản so với a; b)
- Bước 4: Viết công thức hoá học cần tìm.
Ví dụ 2: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi:

a. Mg (II) và Cl (I).
b. C (IV) và S (II).
c. Na (I) và nhóm (CO3 ) : II.
d. Fe (III) và nhóm (SO4 ) : II.
Sau khi học sinh hoàn thành ví dụ 2, giáo viên gợi mở học sinh rút ra được
cách viết nhanh công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của nguyên tố
(hoặc nhóm nguyên tử), và kiểm tra lại công thức hoá học xem đúng hay sai dựa
vào quy tắc hoá trị.
Ví dụ 3: Viết công thức hoá học tạo bởi:
1. K (I) và (NO3) (I)
2. Cu (II) và Cl (I)
3. C (IV) và O (II)
Dạng 2: Xác định công thức hoá học của hợp chất dựa vào kết quả phân
tích định lượng
Ví dụ 1: Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g, oxit này
có thành phần chứa 80% Cu và 20% O (% về khối lượng ). Xác định công thức
hoá học của oxit nói trên [3].
Giải:
Khối lượng từng nguyên tố có trong một mol hợp chất là:
m = 80.80  64( g )
m = 80-64= 16 (g )
Cu 10
O
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất :
n = 64 1 ( mol )
n = 16 1 ( mol )
Cu 64
O 16
 Trong một mol hợp chất có 1 mol Cu; 1 mol O
Công thức hoá học của hợp chất là CuO

Phương pháp giải:
- Đặt công thức hoá học cần tìm là AxBy
- Khối lượng mol của hợp chất là M AxBy
5


- Thành phần % về khối lượng của A trong hợp chất là a%; của B là b%
+ Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất.
mA = a.MAxBy (g )
mB = b.MAxBy (g )
100

100

+ Tìm số mol nguyên tử A; B trong một mol hợp chất.
nA = mA
nB = mB
MA

MB

-> Tỉ lệ nA : nB đơn giản nhất.
+ Lập được công thức hoá học của hợp chất.
Ví dụ 2:
a. Lập công thức hoá học của hợp chất A, biết rằng trong A chứa thành phần
phần trăm về khối lương của Fe là 36,8% ; 21% S còn lại là O . Khối lượng mol
của hợp chất là 152 g.
b. Lập công thức hoá học đơn giản nhất của một oxit lưu huỳnh, biết trong hợp
chất oxi chiếm 60% khối lượng còn lại là lưu huỳnh.
Giải

a.Giải tương tự ví dụ 1.
b.Căn cứ vào phương pháp giải chung ở dạng 2, đối tượng học sinh khá, giỏi có
thể thực hiện bằng các cách khác nhau để tìm ra công thức hoá học của hợp chất
cần tìm:
Cách 1: Đặt khối lượng mol của hợp chất là M A tính toán rồi rút ra tỉ lệ số mol
đơn giản nhất của lưu huỳnh và oxi -> Công thức hoá học.
Cách 2: Đặt công thức hoá học của hợp chất cần tìm là SxOy
% về khối lượng của S trong hợp chất là: 100 - 60= 40 (% )
Theo đề bài: x:y =

%mS %mO 40 60
:
=
:
MS
MO
32 16

-> x : y = 1 : 3

-> Công thức hoá học đơn giản nhất của hợp chất là : SO3
Phương pháp giải
+ Viết công thức dạng tổng quát AxByCz. Trong đó % về khối lượng của các
nguyên tố A; B; C trong hợp chất lần lượt là: a%; b%; c%
+ Lập tỉ lệ: x: y : z =

a%
b%
c%
=

=
MA
MB
MC

Đối với các hợp chất vô cơ, tỉ lệ tối giản nhất của x : y : z là giá trị cần tìm
-> Tìm được công thức hoá học đơn giản nhất của hợp chất [1].
Ví dụ 3: Lập công thức hoá học đơn giản nhất của hợp chất tạo bởi Cu; S; O .
Trong đó tỉ lệ % về khối lượng các nguyên tố Cu; S; O lần lượt là 40%; 20%;
40%.
Giải: Dựa vào phương pháp chung, học sinh tự giải tìm ra đáp số.
Ví dụ 4: Khi phân tích một hợp chất A người ta thấy hidro chiếm 1 phần, oxi chiếm
8 phần về khối lượng. Xác định công thức hoá học đơn giản nhất của A.
Giải:
Giả sử công thức hoá học của hợp chất cần tìm là HxOy

6


x

x

1

16

2

Theo đề bài: 16 y =

-> y =
=
-> x=2; y=1
8
8
1
 Công thức hoá học đơn giản nhất của hợp chất là H2O
Ví dụ 5: Một hợp chất x chứa hai nguyên tố C và O, trong hợp chất tỉ lệ về khối
lượng của nguyên tố C đối với nguyên tố O là 3 : 8. Xác định công thức hoá học
đơn giản nhất của x.
Giải: Dựa vào ví dụ 4 học sinh giải tương tự.
Ví dụ 6: Đốt cháy hoàn toàn 13,6 g hợp chất A thu được 25,6g SO2 và 7,2g H2O.
Xác định công thức hoá học của A.
Giải: Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh, trước khi xác định công thức
hoá học của hợp chất, phải xác định trong hợp chất đó chứa những nguyên tố
nào? Khối lượng của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.
Sơ đồ phản ứng :
A +
O2
---->
SO2
+ H2 O
Theo sơ đồ phản ứng, trong A chắc chắn có chứa nguyên tố S và H.
32
= 12,8 (g)
64
2
Khối lượng của H trong 7,2 g H2O là : 7,2.
= 0,8 (g )
18


Khối lượng của S trong 25,6g SO2 là: 25,6.

 Tổng khối lượng của S; H trong A là : 12,8 + 0,8 = 13,6 (g ) = mA
Vậy trong A chỉ có nguyên tố S và H.
Đặt công thức hoá học của hợp chất cần tìm là: SxHy
Lập tỉ lệ:

x:y=

12,8
0,8
:
= 0,4 : 0,8 = 1 : 2
32
1

 Công thức hoá học đơn giản nhất của hợp chất là SH2 hay H2S
Ví dụ 7: Đốt cháy hoàn toàn 6g hợp chất X thu được 13,2g CO 2 và 7,2g H2O.
Xác định công thức hoá học đơn giản nhất của X [6].
Giải: Sơ đồ phản ứng :
X +
O2 ----->
CO2
+ H2 O
Theo sơ đồ phản ứng, trong hợp chất X chứa hai nguyên tố C và H.
Khối lượng C và H lần lượt là: mC = 13,2 . 12 = 3,6 (g ); mH =7,2 . 2 = 0,8(g)
44

18


 Tổng khối lượng của C và H trong X là: 3,6 + 0,8 = 4,4 (g )< mA
Vậy trong hợp chất X ngoài nguyên tố C và H còn có nguyên tố O và khối
lượng của O là: mO= 6- 4,4=1,6 ( g )
Đặt công thức hoá học của hợp chất cần tìm là: CxHyOz
Tỉ lệ số mol của C; H; O trong hợp chất là:
x:y: z=

3,6 0,8 1,6
:
:
= 0,3 : 0,8 : 0,1 = 3:8:1
12
1
16

-> Công thức hoá học đơn giản nhất của hợp chất là: C3H8O

7


Ví dụ 8 : Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chất X cần dùng hết 10,08lít khí oxi (Đo ở
đktc), sau phản ứng thu được 13,2g CO2 và 7,2g H2O. Xác định công thức hoá
học đơn giản nhất của X [6].
Giải:
Sơ đồ phản ứng :
X +
O2 ---->
CO2
+ H2O

Theo sơ đồ phản ứng, trong X chắc chắn chứa 2 nguyên tố : C và H.
Khối lượng của C và H trong X lần lượt là :
mC = 13,2. 12 =3,6 (g ) ;
44

mH = 7,2. 2 =0,8 (g )
18

Khối lượng của nguyên tố O trong CO2 và H2O lần lượt là:
13,2 – 3,6 = 9,6 (g ); 7,2 – 0,8 = 6,4 (g )
->Tổng khối lượng của nguyên tố O trong các chất sản phẩm là:9,6 + 6,4=16(g )
10,08

Mà khối lượng O2 cần dùng cho phản ứng là : 22,4 . 32 = 14,4g<16g
Như vậy trong X ngoài nguyên tố C và H còn có nguyên tố O.
Đặt công thức hoá học cần tìm là CxHyOz
Lập tỉ lệ:

x:y:z=

3,6 0,8 1,6
:
:
= 3: 8 : 1
12
2 16

 Công thức hoá học của hợp chất cần tìm là C3H8O
Dạng 3: Xác định công thức hoá học của một chất dựa vào phương trình
hoá học.

Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 7,2g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch
HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro( đo ở đktc). Xác định tên kim loại
đã dùng.
Giải:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, tóm tắt đề. Gợi ý: Muốn xác định
tên một nguyên tố phải tìm khối lượng mol của nguyên tử dựa vào phương trình
hoá học.
Đặt A là kim loại cần tìm; khối lượng mol của A là MA
nA = 7,2 (mol)
MA

n H2 =

Phương trình hoá học:
A +
2HCl
1mol

->

7,2
mol
MA
7, 2
= 0,3 -> MA = 24g
MA

6,72
= 0,3 (mol)
22,4


 ACl2

+

H2
1mol
0,3 mol

-> Nguyên tử khối của A là 24.

-> Kim loại A là Mg ( tên gọi là magie )
Phương pháp giải
+ Bước 1: Đặt công thức hoá học cần tìm, tìm số mol chất đã cho, tính số mol
của chất có liên quan.
+ Bước 2: Viết phương trình hoá học xảy ra.
8


+ Bước 3: Lập phương trình hoặc hệ phương trình toán học, giải tìm ra khối
lượng mol của nguyên tố, suy ra tên nguyên tố, tên chất.
Ví dụ 2: Hoà tan hoàn toàn 28,2 g một oxit của kim loại hoá trị I cần dùng
dung dịch có chứa 21,9g HCl. Xác định công thức hoá học của oxit nói trên.
Giải: Học sinh tự giải tìm ra đáp số.
Ví dụ 3: Khử hoàn toàn 4 g một oxit đồng ở điều kiện thích hợp bằng khí
hidro thu được 3,2g Cu. Xác định công thức hoá học của oxit đồng nói trên.
Giải:
Đặt công thức hoá học của oxit cần tìm là CuxOy.
nCuxOy =


4
(mol)
64 x  16 y

Phương trình hoá học:
CuxOy +
1mol

nCu = 32 = 0,05 (mol)
64

H2

0

t 

4
mol
64 x  16 y

xCu +
x mol

y H2O

0,05 mol

4x


-> 64 x  16 y = 0,05 -> 4x= 0,05( 64x + 16y) -> 0,8x=0,8y -> x:y=1:1
-> Công thức hoá học của hợp chất là CuO
Ví dụ 4: Hoà tan hoàn toàn 7,56g kim loại B chưa rõ hoá trị vào dung dịch
HCl, thu được 9,408 lít hiđro( đktc) . Xác định lim loại B
Giải:
Đặt a là hoá trị của B. khối lượng mol của B là MB.
nB = 7,56 (mol)
MB

nH2 =

Phương trình hoá học:

2B +
2aHCl
2mol

9,408
= 0,42 (mol)
22,4

2BCl2

+

7,56
(mol)
MB

->


a.

aH2
a mol
0,42 mol

7,56
= 2 . 0,42 -> MB = 9a
MB

Vì B là kim loại nên hoá trị của B có thể là I; II; III.
Lập bảng:
a
MB

I
9g

II
18 g

III
27 g

Qua kết quả ở bảng trên thấy chỉ có cặp hoá trị của B là III và khối lượng mol
27g là phù hợp -> B là Al ( tên gọi là nhôm )
Ví dụ 5: Khi hoà tan một lượng của một oxit kim loại hoá trị II vào một
lượng vừa đủ dung dịch axit H2SO4 4,9%, người ta thu được một dung dịch
muối có nồng độ 5,78%. Xác định công thức của oxit trên.

9


Hướng dẫn
Đặt công thức của oxit là RO
PTHH: RO + H2SO4 ----> RSO4 + H2O
(MR + 16)
98g
(MR + 96)g
Giả sử hoà tan 1 mol (hay MR + 16)g RO
Khối lượng dd RSO4(5,87%) = (MR + 16) + (98 : 4,9).100 = MR + 2016
M R  96

C% = M  2016 .100% = 5,87%
R
Giải phương trình ta được: MR = 24, kim loại hoá trị II là Mg.
Ví dụ 6 Hoà tan 2,8g một kim loại hoá trị (II) bằng một hỗn hợp gồm
80ml dung dịch axit H2SO4 0,5M và 200ml dung dịch axit HCl 0,2M. Dung dịch
thu được có tính axit và muốn trung hoà phải dùng 100ml dung dịch NaOH
0,2M. Xác định kim loại hoá trị II đem phản ứng [5].
Hướng dẫn
Theo bài ra ta có:
Số mol của H2SO4 là 0,04 mol
Số mol của HCl là 0,04 mol
Sô mol của NaOH là 0,02 mol
Đặt R là KHHH của kim loại hoá trị II
a, b là số mol của kim loại R tác dụng với axit H2SO4 và HCl.
Viết các PTHH xảy ra.
Sau khi kim loại tác dụng với kim loại R. Số mol của các axit còn lại là:
Số mol của H2SO4 = 0,04 – a (mol)

Số mol của HCl = 0,04 – 2b (mol)
Viết các PTHH trung hoà:
Từ PTPƯ ta có:
Số mol NaOH phản ứng là: (0,04 – 2b) + 2(0,04 – a) = 0,02
---> (a + b) = 0,1 : 2 = 0,05
Vậy số mol kim loại R = (a + b) = 0,05 mol
---> MR = 2,8 : 0,05 = 56 và R có hoá trị II ---> R là Fe.
Ví dụ 7: Cho 4g Fe và một kim loại hoá trị II vào dung dịch H 2SO4 loãng
lấy dư thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Nếu cho 1,2g kim loại hoá trị II nói trên
phản ứng với 0,7 lít khí O2(đktc) thì lượng oxi còn dư sau phản ứng. Xác định
kim loại hóa trị II.
Hướng dẫn
Các PTHH Fe
+ H2SO4  FeSO4 + H2
xmol
xmol
xmol

10


A
+ H2SO4  ASO4
ymol
ymol
nH

2,24
=0,1mol
22,4


=

2

+ H2
ymol

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

{

56x +Ay =4
(a)
x +y =0,1

 Ay - 56y = - 1,6
0<
2A
O2 =

y

1,6
 0,1  M A  40
56 - A

+

O2


1,6
56 - A

(1)

 2AO (*)

n

0,7
=0,03125
mol
22,4

Theo PTHH (*):

1,2 0,03125
<
(do oxi dư)
2A
1

---> 2A > 38,4 Vậy A > 19,2
(2)
Từ (1) và (2) Ta có 19,2 < MA < 40.
Do A là kim loại có hoá trị II nên A là Mg.
Ví dụ 8
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hóa trị II
vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí ở đktc. Mặt khác khi hòa tan hoàn

toàn 9,2 gam kim loại R trong 1000 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch
B, cho quỳ tím vào dung dịch B thấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ. Xác định
kim loại R [1]
Hướng dẫn
Gọi x, y lần lượt là số mol Fe và R có trong A.
Đặt khối lượng mol của kim loại R là M R . (x, y > 0)
Phương trình hóa học:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 (1)
x
x
mol
R + 2HCl  RCl2 + H2 (2)
y
y
mol
Theo (1, 2) và bài ra ta có hệ phương trình:
56x  M R .y  19, 2


�x  y  0, 4

56x  M R .y  19, 2

� �
56x  56y  22, 4

�x  y  0, 4
� �
(56  M R ).y  3, 2



Ta có y(56 – R) = 3,2

 y = 56  M (*)
R

3, 2

11


Số mol của HCl ban đầu là: 1 mol hòa tan 9,2 gam R
R + 2HCl ��
� RCl2 + H2 (2)
Vì dung dịch B làm đỏ quì tím nên trong B còn axit HCl do đó số mol của kim
loại R nhỏ hơn 0,5.
nR 

9, 2
 0,5 � M R  18,4
MR
3,2

Mặt khác, 0  y  0,4 ta có 0 < y = 56  M < 0,4  MR < 48
R
Vậy: 18,4 < MR < 48 ->Các kim loại hoá trị II thoả mãn là Mg (24) và Ca (40)
Chú ý: Các ví dụ 5,6,7,8 chỉ hướng dẫn cho học sinh khá, giỏi
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI BẢN THÂN, HỌC SINH
1. Đối với công tác giảng dạy của bản thân
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp

dạy học chung cũng như các phương pháp dạy học đặc thù của môn Hóa học, kĩ
năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức
hoạt động dạy học, vì vậy góp phần thực hiện thành công việc chuyển từ phương
pháp dạy học truyền thống sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn
luyện kĩ năng, hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, nhiều
thiết bị dạy học chất lượng chưa cao, một bộ phận phụ huynh học sinh chưa
quan tâm, sát sao việc học tập của con em mình ở nhà, việc ứng dụng công nghệ
thông tin của bản thân giáo viên đôi lúc có phần còn hạn chế... nên cũng ảnh
hưởng không tốt đến công tác giảng dạy.
2. Đối với học sinh
Sau khi tôi phân loại và hướng dẫn học sinh làm dạng toán này, bước đầu
thấy các em rất hứng thú, say sưa học tập, sau khi đọc đề bài đã nhận dạng đề
thuộc dạng nào, nắm vững các bước thực hiện vận dụng vào từng dạng cụ thể.
Tuỳ vào khả năng của học sinh mà các em đã giải quyết được các dạng
toán ở mức độ khác nhau, tuy nhiên đối với đối tượng học sinh đại trà, vẫn còn
một số em do kĩ năng toán học của các em chưa tốt, mức độ tiếp thu của các em
còn chậm nên vẫn còn những sai sót nhỏ trong khi thực hiện, với đối tượng học
sinh khá, giỏi thì chất lượng học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Chứng
minh bằng kết quả thi học sinh giỏi các cấp: 4/4 học sinh đạt giải cấp Huyện
(trong đó có 2 học sinh đạt giải môn Hóa học, 2 học sinh đạt giải cuộc thi” Sáng
tạo khoa học kĩ thuật dành cho HSTHCS ”, 1 học sinh đạt giải cấp Tỉnh năm học
2017-2018, thi khảo sát chất lượng của lớp 9 sau khi thực hiện đề tài này như
sau:
Loại Tổng
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Lớp

số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12


9

35

5

14,5%

12

34,3%

18

51,2%

0


0

PHẤN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Qua việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu phương pháp giải một số dạng
toán về " Xác định công thức hoá học của một chất" ở môn hoá học cấp THCS
như đã nêu ở mục II, và qua thực nghiệm soạn giảng ở Trường TH-THCS Đông
Khê, tôi thấy bước đầu đã có những chuyển biến tốt trong kết quả học tập của
học sinh: Học sinh hứng thú trong học tập, đã hình thành được kĩ năng giải bài
tập, hiểu và ghi nhớ các nội dung lí thuyết đã học, biết tư duy để tái hiện kiến
thức cũ, tìm ra mối quan hệ bản chất giữa các vấn đề có liên quan, biết phân
tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận để tìm ra lời giải phù hợp với yêu cầu của
bài toán... Nhờ vậy, tư duy của học sinh được phát triển và kết quả học tập của
các em được nâng cao.
Đối với học sinh THCS, giải toán hoá học là vấn đề học sinh còn gặp nhiều
khó khăn, nhất là việc xác định hướng giải. Vì vậy trong quá trình giảng dạy,
giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu được bản chất của vấn đề, hình thành cho
học sinh các kĩ năng cơ bản nhất như: Viết đúng công thức hoá học, phương
trình hoá học, phân tích đề và định hướng cách giải khi đọc đề một bài toán hoá
học, xác định được các đại lượng liên quan với nhau và thiết lập mối quan hệ đó
để giải quyết vấn đề, và có khả năng tư duy, tổng hợp kiến thức để làm được
những bài toán phức tạp hơn. Mặt khác, trong khi thực hiện, giáo viên nên
thường xuyên kiếm tra, uốn nắn kịp thời, sau mỗi buổi học nên giao bài tập về
nhà ở nhiều mức độ khác nhau, kiểm tra, sửa chữa việc làm bài tập của học sinh
và yêu cầu các em phải chăm chỉ, tự giác, sáng tạo... trong học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học ở
Trường TH-THCS Đông Khê, với phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là một
mảng kiến thức hẹp so với chương trình hoá học, nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp
ích cho các em học sinh trong quá trình làm tập hoá học ở dạng toán này, học
sinh sẽ không còn lúng túng và mắc sai lầm khi thực hiện. Tuy nhiên trong quá

trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những điều khiếm khuyết, rất mong được
sự góp ý của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn nữa trong sự nghiệp giáo
dục thế hệ trẻ.
II. ĐỀ XUẤT
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
học tập của học sinh, đề nghị các cơ quan quản lí về giáo dục tạo điều kiện hỗ
trợ, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ bộ môn và thay
đổi biên chế số lượng học sinh trong 1 lớp học cho phù hợp với các phòng học
của Trường chuẩn Quốc gia như yêu cầu hiện nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hoá, Ngày 15/3/2018
Tôi xim cam đoan đây là SKKN
13


của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân loại và phương pháp giải toán Hóa học vô cơ – Quan Hán
Thành – Nhà xuất bản trẻ, 2000
2. Phương pháp dạy học Hóa học – Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh
Dung, Nguyễn Thị Sửu – Nhà xuất bản giáo dục, 2001.
3. Sách Giáo khoa Hóa học lớp 8 – Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương
Chủ biên – Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
4. 500 bài tập Hóa học (Lí thuyết và bài toán) – Đào Hữu Vinh – Nhà
xuất bản Giáo dục, 1997.

5. 400 bài tập Hóa học – Ngô Ngọc An – Nhà xuất bản Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, 2005.
6. Sách giáo khoa Hóa học lớp 9 – Lê Xuân Trọng chủ biên – Nhà xuất
bản Giáo dục, 2005.

14


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH XẾP LOẠI
C TRỞ LÊN
Họ và tên: Lê Thị Lý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH- THCS Đông Khê
TT

Tên đề tài SKKN

1
Sử dụng phiếu học tập, tổ
chức dạy học tích cực bài
”Một số thân mềm khác” Tiết
20 – Sinh học lớp 7
2

3

Sử dụng công nghệ thông tin
và tổ chức dạy học tích cực

bài ”Etilen” Tiết 46- Hóa học
lớp 9 THCS
Sử dụng hiệu quả thí nghiệm
và các phương tiện trực quan
khác trong dạy bài mới môn
Hóa học ở trường TH-THCS
Đông Khê

Cấp đánh giá
xếp loại
- Ngành Giáo
dục Huyện
Đông Sơn.
- Ngành Giáo
dục Tỉnh
Thanh Hóa
- Ngành Giáo
dục Huyện
Đông Sơn.
- Ngành Giáo
dục Tỉnh
Thanh Hóa
Ngành Giáo
dục Huyện
Đông Sơn

Kết quả Năm học
đánh
đánh giá
giá xếp

xếp loại
loại
A
2004-2005
C
A

2010-2011

C
C

2015-2016

15


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
Trang
I. Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.............................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................2
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận........................................................................................... 3
II. Thực trạng của học sinh trước khi thực hiện đề....................................3
III. Những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.......................................4
IV. Hiệu quả của SKKN đối với bản thân, học sinh và nhà trường..........12
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................13


16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN
" XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HOÁ HỌC CỦA MỘT CHẤT"
ĐẠT HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG TH-THCS ĐÔNG KHÊ

Người thực hiện: Lê Thị Lý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH-THCS Đông Khê
SKKN thuộc môn: Hóa học

THANH HÓA, NĂM 2018

17



×