Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dân sự Nghĩa vụ tài sản và hợp đồng của người để lại di sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.36 KB, 4 trang )

* Nghĩa vụ tài sản và hợp đồng của người để lại di sản
1.
Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và
những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở
pháp lí khi trả lời.
Theo Khoản 8 Điều 374 BLDS 2005, nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong trường
hợp: “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà
nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện.” Như vậy, vì người
quá cố là người đã chết nên nghĩa vụ phải do chính người quá cố đó thực hiện sẽ đương
nhiên chấm dứt. Nếu nghĩa vụ mà người quá cố để lại không thuộc loại nghĩa vụ nêu trên
(như nghĩa vụ tài sản), chúng ta được suy luận là nghĩa vụ này không đương nhiên chấm
dứt[1].
^
2.
Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo BLDS, những người thừa kế di sản là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài
sản của người quá cố.
Ngoài ra khoản 2 điều 637 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp di sản chưa
được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện
theo thoả thuận của những người thừa kế.” Với quy định này, thực chất người phải thực
hiện nghĩa vụ vẫn là những người thừa kế và người quản lý chỉ đứng ra thực hiện thay.
Đối với tài sản không có người nhận di sản, BLDS chỉ quy định: “Trong trường
hợp không có thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền
hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài
sản về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước”(Điều 644). Ở đây,
chúng ta không rõ ai thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết nhưng tài sản chỉ thuộc
Nhà nước khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 648 BLDS quy định người để lại di sản lập di chúc có
quyền “giao nghĩa vụ cho người thừa kế” nên nếu người lập di chúc giao cho một người
thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản thì người được chỉ định này là người thực hiện nghĩa


vụ tài sản (khi chấp nhận tài sản).
“Trước khi chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ của
người chết xong còn lại mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách
chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của người chết để lại bằng
chính tài sản của người chết”[2].
Cơ sở pháp lí:
Điều 636. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.


Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.
Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi
di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được
người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản
do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải
thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Điều 644. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.
Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng
không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực
hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.
Điều 648. Quyền của người lập di chúc.
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
^
3.
Nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì
sao?
Nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hàng là nghĩa vụ về tài sản vì theo Khoản 8
Điều 683 BLDS 2005 thì nghĩa vụ tài sản của người quá cố có bao gồm “các khoản nợ
khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác” (Bà Loan có khoản nợ 100.000.000đ
với ngân hàng).
^
4.
Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ
trả nợ trên của bà Loan? Vì sao?
Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán, những người thừa kế là các con của bà
Loan là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan.


Vì các con bà Loan đã chia thừa kế di sản của bà Loan nên theo khoản 3 Điều 637
BLDS 2005 thì: “Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà
mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Ngoài ra nếu bà Loan có chỉ định
trong di chúc người trả nợ là ai thì người đó phải trả nợ nếu nhận di sản theo Khoản 4
Điều 648 BLDS 2005.
Người lập di chúc có thể chỉ định một hoặc một số người thực hiện những nghĩa
vụ nhất định. Tuy nhiên, các nghĩa vụ này không phải là di sản vì di sản không bao gồm
nghĩa vụ. Về nguyên tắc, người lập di chúc chỉ có thể chỉ định thực hiện nghĩa vụ trong
phạm vi di sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng.
^
5.

Trong quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá
cố khi họ còn sống?
Trong quyết định số 26, ông Vân, ông Vi là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng
người quá cố khi họ còn sống.
Theo đoạn cuối cùng của phần Xét thấy trong Quyết định số 26 thì “Ông Vân là
người có công chăm sóc cha mẹ và ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ
(ông Vi là người gởi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà).”
^
6.
Trong quyết định trên, theo tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lí như thế nào?
Theo Tòa giám đốc thẩm, cần “xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý
di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia
cho các đồng thừa kế.”
^
7.
Suy nghĩ của anh/chị về xử lí trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan
hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố).
Cách xử lí trên của Tòa giám đốc thẩm hợp tình, hợp lý, phù hợp với quy định của
pháp luật. Vì căn cứ theo Điều 683, công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản của ông
Vân, ông Vi cần phải được đối trừ và được xem như là nghĩa vụ tài sản và các khoản chi
phí liên quan đến thừa kế.
Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ
tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;


2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác.
Theo khoản 9, ông Vân sẽ được thanh toán chi phí cho việc bảo quản di sản là căn
nhà số 708 Ngô Gia Tự từ năm 1992 đến năm 2006 (khi cụ Thịnh sang tên sổ đỏ, nhà đất
cho ông Vân). Tuy nhiên, “khi giải quyết thừa kế, tòa án thường không tính cụ thể những
chi phí bảo quản di sản để cho phép người bảo quản được hưởng những chi phí này mà
đôi khi dành cho họ một kì phần. Trong trường hợp người quản lí di sản đã khai thác,
hưởng dụng từ di sản thì Tòa án đã theo hướng công sức duy trì, bảo quản di sản không
thể vượt quá một kỉ phần thừa kế”[3].
Công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng sẽ
được đối trừ theo khoản 10 (các chi phí khác). “Trong thực tế, người bảo quản di sản
thường là người thực hiện công việc mai táng cho người quá cố và chăm sóc người quá
cố trước khi chết nên người này được thanh toán chi phí hợp lí cho việc mai táng, chi phí
cho việc bảo quản di sản cũng như công sức chăm sóc người quá cố trước khi chết (một
loại nghĩa vụ về tài sản của người quá cố)”[4].



Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), tr. 391.
[2] Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và
quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 194.
[3] Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), tr 451, 452.
[4] Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG

2013 (tái bản lần thứ nhất), tr 454.
[1]



×