Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo " Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng khi tham gia quan hệ kinh doanh bảo hiểm " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.44 KB, 8 trang )



nghiªn cøu - trao ®æi
57 T¹p chÝ luËt häc sè 8/2011





TS. NguyÔn V¨n TuyÕn *
rong thực tiễn đời sống, các quan hệ
pháp luật trong hoạt động kinh doanh
bảo hiểm có thể phát sinh giữa một bên là
doanh nghiệp bảo hiểm với bên kia là tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình (với tư cách là
bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc
bên thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm). Đối với
trường hợp bên tham gia quan hệ bảo hiểm
là cá nhân hay hộ gia đình thì vấn đề sẽ trở
nên phức tạp hơn, bởi lẽ khi đó sẽ phát sinh
các quyền và nghĩa vụ liên đới giữa cá nhân
là vợ (hoặc chồng) trực tiếp tham gia quan
hệ bảo hiểm với cá nhân khác là chồng (hoặc
vợ) của người đó đối với doanh nghiệp bảo
hiểm. Tương tự, vấn đề này cũng sẽ đặt ra
nếu bên tham gia quan hệ bảo hiểm là hộ gia
đình, trong đó cả vợ và chồng đều đóng vai
trò là thành viên của hộ gia đình và có những
quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ bảo
hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
Nhận thức rõ đây là vấn đề phức tạp và


cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, Tác giả
bài viết này xin tham góp một số ý kiến
nhằm làm rõ hơn bản chất mối quan hệ tài
sản giữa vợ và chồng khi tham gia quan hệ
kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở đó, giúp
các bên tham gia quan hệ kinh doanh bảo
hiểm có cách hành xử phù hợp với pháp luật
trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo
hiểm, cũng như giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm có liên quan
đến tài sản của vợ chồng - với tư cách là một
bên của quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
1. Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ
chồng khi tham gia quan hệ kinh doanh
bảo hiểm với tư cách là bên mua bảo hiểm
Trong quan hệ kinh doanh bảo hiểm, bên
mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết
hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm.
(1)
Tuỳ thuộc vào
mỗi loại hình bảo hiểm và từng quan hệ bảo
hiểm cụ thể mà bên mua bảo hiểm có thể
đồng thời là người được bảo hiểm hoặc
người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Trong
trường hợp bên mua bảo hiểm cho tài sản,
tính mạng, sức khoẻ, tuổi thọ hay trách
nhiệm dân sự của chính mình thì khi đó họ
vừa là bên mua bảo hiểm đồng thời là bên
được bảo hiểm. Còn trong trường hợp bên

mua bảo hiểm được chỉ định là người thụ
hưởng quyền lợi bảo hiểm thì khi đó họ vừa
là người mua bảo hiểm đồng thời là người
thụ hưởng bảo hiểm.
Thực tiễn pháp lí cho thấy khi tham gia
quan hệ kinh doanh bảo hiểm vợ hoặc chồng
có thể tham gia hợp đồng bảo hiểm với một
trong hai tư cách khác nhau: Tư cách cá nhân
hoặc tư cách là đại diện cho hộ gia đình.
T
* Trường Đại học Luật Hà Nội


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 58
- Trường hợp thứ nhất: Nếu một bên (vợ
hoặc chồng) tham gia hợp đồng bảo hiểm
với tư cách cá nhân thì khi đó họ phải dùng
tài sản riêng của mỗi người để tự thực hiện
hợp đồng với bên bảo hiểm. Nếu người này
(vợ hoặc chồng) có ý định sử dụng tài sản
chung để thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì về
nguyên tắc, việc sử dụng và định đoạt tài sản
chung của vợ chồng cần phải có sự thoả thuận
hoặc uỷ quyền bằng văn bản của người còn
lại, với tư cách là người đồng sở hữu. Trên
thực tế, khi bên mua bảo hiểm là vợ hoặc
chồng có sử dụng tài sản chung để thực hiện
hợp đồng bảo hiểm thì bên bảo hiểm hầu như
không quan tâm đến nguồn gốc của tài sản là

chung hay riêng và đã có sự thoả thuận của
người đồng sở hữu tài sản hay chưa. Có thể
nói, đây là sự bất cẩn rất tai hại của bên bảo
hiểm, vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp về quyền tài sản, nếu người còn lại
(vợ hoặc chồng) không đồng ý cho người kia
sử dụng và định đoạt tài sản chung để thực
hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Trường hợp thứ hai: Nếu một bên (vợ
hoặc chồng) tham gia hợp đồng bảo hiểm với
tư cách là người đại diện cho quyền sở hữu
chung của vợ chồng thì khi đó, chủ thể thực
sự của hợp đồng bảo hiểm không phải là cá
nhân người đứng tên kí hợp đồng (vợ hoặc
chồng) mà chính là hộ gia đình với ít nhất hai
thành viên là vợ và chồng. Khi đó, cả vợ và
chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong việc sử dụng, định đoạt tài sản chung để
thực hiện hợp đồng bảo hiểm với bên bảo
hiểm. Trong trường hợp khối tài sản chung
của vợ chồng không đủ để thực hiện nghĩa vụ
đối với bên bảo hiểm thì về nguyên tắc, mỗi
bên vợ và chồng đều phải liên đới trách
nhiệm bằng cách dùng tài sản riêng của mỗi
người để thực hiện nghĩa vụ chung đối với
bên bảo hiểm – bao gồm nghĩa vụ đóng phí
bảo hiểm và các khoản phí dịch vụ khác phát
sinh từ hợp đồng bảo hiểm (nếu có).
Đương nhiên, khi cả vợ và chồng cùng
tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm (do

một trong hai người là đại diện kí kết) với tư
cách là bên mua bảo hiểm thì khi đó họ sẽ có
vị trí pháp lí ngang nhau trong việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ đối với bên bảo hiểm,
theo quy định tại Điều 18 Luật kinh doanh
bảo hiểm.
(2)

2. Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ
chồng khi tham gia quan hệ kinh doanh
bảo hiểm với tư cách là người được bảo hiểm
Trong quan hệ kinh doanh bảo hiểm,
người được bảo hiểm là là tổ chức, cá nhân có
tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
(3)
Theo
quy định của pháp luật, người được bảo hiểm
có thể đồng thời là người thụ hưởng quyền lợi
bảo hiểm, tuỳ thuộc vào từng loại hình bảo
hiểm và từng quan hệ bảo hiểm cụ thể. Ví dụ:
A mua bảo hiểm cho tài sản của mình và chỉ
định trong hợp đồng bảo hiểm rằng chính
mình sẽ là người thụ hưởng số tiền bồi thường
bảo hiểm, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong
trường hợp này, A vừa là người mua bảo
hiểm đồng thời cũng chính là người được chỉ
định thụ hưởng số tiền bảo hiểm do bên bảo
hiểm chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trong thực tiễn pháp lí, có nhiều ví dụ

cho thấy rằng vợ chồng có thể đóng vai trò
là người được bảo hiểm, nếu đối tượng được
bảo hiểm là tài sản chung hoặc trách nhiệm
dân sự chung của vợ chồng.


nghiên cứu - trao đổi
59 Tạp chí luật học số 8/2011
- Nu i tng c bo him trong
hp ng bo him l ti sn chung ca v
chng thỡ v nguyờn tc, c v v chng u
cú quyn c hng li ngang nhau t vic
kớ kt v thc hin hp ng bo him, bt
lun ngi mua bo him cho ti sn chung
ca h l ai.
(4)
Mt khỏc, c v v chng u
cú v trớ ngang nhau trong vic thc hin cỏc
ngha v phỏp lớ do phỏp lut quy nh, gn
vi hp ng bo him ti sn.
(5)

- Nu i tng c bo him l trỏch
nhim dõn s chung ca v chng thỡ ngoi
quyn c hng li chung t vic thc
hin hp ng bo him trỏch nhim dõn s,
c v v chng u cú v trớ ngang nhau
trong vic thc hin mt s ngha v phỏp lớ
theo quy nh ca phỏp lut, chng hn
ngha v tr tin bi thng i vi ngi

th ba b thit hi nu hp ng bo him
trỏch nhim dõn s quy nh rng bờn bo
him ch tr tin bi thng trc tip cho
ngi c bo him, ch khụng tr cho
ngi th ba b thit hi.
(6)
Trong trng hp
ú, khon tin bi thng thit hi do bờn
bo him chi tr c xem l thu nhp chung
ca v chng v c nhp vo khi ti sn
chung ca v chng. Khi ti sn chung ny,
v nguyờn tc s c v v chng tho
thun thc hin mi ngha v chung ca
hai ngi, trong ú cú ngha v i vi
ngi th ba b thit hi. Nu khi ti sn
chung khụng thc hin ngha v chung
ca v chng thỡ mi bờn v v chng (vi
t cỏch l nhng thnh viờn ca h gia ỡnh)
s phi liờn i chu trỏch nhim thc hin
cỏc ngha v chung ú bng ti sn riờng ca
mi ngi.
(7)

3. Quyn v ngha v ti sn ca v
chng khi tham gia quan h kinh doanh
bo him vi t cỏch l ngi th hng
quyn li bo him
Trong quan h kinh doanh bo him,
ngi th hng quyn li bo him c
hiu l t chc, cỏ nhõn c nhn tin bo

him do bờn bo him chi tr, theo ch nh
ca bờn mua bo him hoc theo quy nh
ca phỏp lut. i vi hp ng bo him ti
sn v hp ng bo him trỏch nhim dõn
s, ngi th hng bo him thụng thng
chớnh l ngi c bo him. Cũn i vi
hu ht cỏc hp ng bo him con ngi
m c bit l hp ng bo him nhõn th,
ngi th hng quyn li bo him v
ngi c bo him cú th l hai ch th
khỏc nhau. Vớ d: A mua bo him thõn th
hoc bo him nhõn th cho mỡnh nhng khi
A cht trong thi gian hp ng cú hiu lc
thỡ quyn li bo him s c bờn bo him
chi tr cho ngi c A ch nh trc
trong hp ng bo him hoc tr cho ngi
tha k hp phỏp ca A.
Thc tin hot ng kinh doanh bo
him cho thy mt s trng hp ngi th
hng quyn li bo him l v hoc chng
hoc c hai v chng. Trong hai trng hp
ny, cú s khỏc nhau v quyn v cỏc ngha
v ti sn ca v chng i vi khon tin
bo him do bờn bo him thanh toỏn cho
ngi th hng.
- i vi trng hp ngi th hng
quyn li bo him ch l cỏ nhõn bờn v hoc
bờn chng thỡ vic xỏc nh khon tin bo
him l ti sn chung hay ti sn riờng, cú s
quy nh khỏc nhau mang tớnh nguyờn tc gia

phỏp lut dõn s v phỏp lut hụn nhõn gia ỡnh.


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 60
Xét dưới góc độ pháp luật dân sự, khi cá
nhân bên vợ hoặc bên chồng đóng vai trò là
người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm thì về
nguyên tắc, khoản tiền bảo hiểm mà người đó
nhận được từ công ti bảo hiểm sẽ được coi là
thu nhập riêng và là tài sản riêng của cá nhân
người đó, chứ không phải là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp người đó đồng ý
nhập vào khối tài sản chung. Quy định này
dựa trên lí thuyết tôn trọng tối đa quyền tự
định đoạt của cá nhân trong giao dịch dân sự.
Xét dưới góc độ của luật hôn nhân và gia
đình, với nền tảng cơ bản là chế độ cộng đồng
tài sản thì mọi tài sản do vợ, chồng tạo ra hay
có được trong thời kì hôn nhân, bất kể do
công sức của ai, đều được coi là tài sản chung
của vợ chồng. Nếu theo nguyên tắc này thì
khối tài sản chung của vợ chồng cũng sẽ bao
gồm cả các khoản tiền bảo hiểm mà vợ,
chồng nhận được trong thời kì hôn nhân. Khi
đó, họ có quyền ngang nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với khoản tiền
này, với tư cách là tài sản chung của vợ
chồng.
(8)

Quy định này dựa trên lí thuyết
truyền thống về chế độ hôn sản của hệ thống
pháp luật thành văn và sự kế thừa các quy tắc
tập quán truyền thống của các nước phương
Đông, đó là chế độ cộng đồng tài sản.
- Đối với trường hợp người thụ hưởng
bảo hiểm được xác định là vợ chồng thì
khoản tiền bảo hiểm đương nhiên được coi
là tài sản chung của vợ chồng, kể từ thời
điểm nhận được số tiền bảo hiểm do bên bảo
hiểm chi trả. Do khoản tiền bảo hiểm là một
phần trong khối tài sản chung nên cả vợ và
chồng đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối
với tài sản đó.
Tuy nhiên, do người thụ hưởng vốn dĩ
không phải là một bên chủ thể của hợp đồng
bảo hiểm và hơn nữa, việc chỉ định ai là
người thụ hưởng bảo hiểm cũng hoàn toàn
do bên mua bảo hiểm quyết định và được ghi
trong hợp đồng bảo hiểm nên về nguyên tắc,
việc yêu cầu bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
cho người thụ hưởng, chỉ có thể được thực
hiện theo ý chí của bên mua bảo hiểm. Thông
thường, việc thực hiện quyền yêu cầu đối với
bên bảo hiểm sẽ do bên mua bảo hiểm thực
hiện hoặc bên mua bảo hiểm chuyển giao
quyền yêu cầu này cho người thụ hưởng trực
tiếp thực hiện. Trong trường hợp đó, vợ hoặc
chồng có thể đại diện cho nhau trong việc

thực hiện quyền yêu cầu bên bảo hiểm chi trả
tiền bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm,
theo ý chí của bên mua bảo hiểm.
(9)

4. Những khó khăn, vướng mắc trong
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tài sản của
vợ chồng khi tham gia quan hệ kinh doanh
bảo hiểm và hướng giải quyết, khắc phục
Kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực kinh
doanh đặc thù, có sự tham gia của nhiều loại
chủ thể khác nhau và đều gắn với những
quyền, nghĩa vụ tài sản của các chủ thể đó.
Vì vậy, nếu không xác định rõ mỗi loại chủ
thể có những quyền và nghĩa vụ tài sản gì
khi tham gia quan hệ kinh doanh bảo hiểm
và các quyền, nghĩa vụ tài sản đó liên quan
đến khối tài sản nào thì việc thực hiện chúng
sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy rằng có khá nhiều khó
khăn, vướng mắc và rắc rối xảy ra trong
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tài sản của
vợ chồng khi tham gia quan hệ kinh doanh
bảo hiểm. Ở mức độ khái quát, có thể hình


nghiªn cøu - trao ®æi
61 T¹p chÝ luËt häc sè 8/2011
dung những khó khăn, vướng mắc và rắc rối
này được thể hiện trên những khía cạnh chủ

yếu sau đây:
Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của các
quy định hiện hành về tiêu chí cũng như cơ
chế xác định tài sản chung và tài sản riêng
của vợ chồng đã cản trở quá trình tham gia
quan hệ kinh doanh bảo hiểm của vợ chồng.
Mặt khác, những quy định này đôi khi cũng
tạo ra các khó khăn và vướng mắc trong quá
trình giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa
vợ và chồng với các chủ thể khác tham gia
quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
Ví dụ điển hình cho nhận định này là
trường hợp vợ hoặc chồng đứng tên là bên
mua bảo hiểm nhưng khoản thu nhập được
bên vợ hoặc bên chồng sử dụng để thực hiện
nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho bên bảo
hiểm lại không thể xác định được là tài sản
chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của
bên vợ hoặc bên chồng. Vì lẽ đó, khi được
nhận khoản tiền bồi thường bảo hiểm, giữa
vợ và chồng có thể xảy ra tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản, bao gồm quyền sở hữu
về khoản thu nhập dùng để đóng phí, cũng
như khoản thu nhập về tiền bồi thường bảo
hiểm do bên bảo hiểm chi trả khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm. Hoặc trong trường hợp bên
vợ hay bên chồng được hưởng thừa kế riêng
về tài sản (trong đó có khoản tiền bảo hiểm)
nhưng giữa các bên vợ và chồng lại không
có thoả thuận nào về việc nhập vào khối tài

sản chung của vợ chồng hoặc tách riêng tài
sản thừa kế với khối tài sản chung thì việc
xác định khoản tiền bảo hiểm là tài sản riêng
của bên vợ hay bên chồng hay thuộc khối tài
sản chung là điều rất khó khăn, rắc rối và có
thể dễ dàng dẫn đến tranh chấp.
Để khắc phục các khó khăn và vướng
mắc về vấn đề này, theo ý kiến chúng tôi,
pháp luật cần có những quy định cụ thể, rõ
ràng và hợp lí về các tiêu chí cũng như cơ
chế xác định tài sản chung và tài sản riêng
của vợ, chồng. Cụ thể là:
Về tiêu chí, có thể dựa vào một trong hai
tiêu chí sau đây để xác định tài sản chung và
tài sản riêng của vợ, chồng:
- Nguồn gốc hình thành tài sản: Nếu tài
sản do cả hai bên cùng tạo ra hoặc được
hưởng chung trước khi kết hôn, không được
các bên phân chia thành tài sản riêng của
mỗi người cho đến thời điểm kết hôn thì đó
là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, các
tài sản được các bên tạo ra hoặc được cho
chung trong thời kì hôn nhân cũng đương
nhiên được coi là tài sản chung của vợ
chồng. Còn nếu tài sản do một bên tạo ra
hoặc được hưởng riêng ngoài thời kì hôn
nhân thì đó là tài sản riêng của người đó.
- Ý chí của các bên vợ và bên chồng:
Nếu một bên vợ hoặc chồng đồng ý nhập tài
sản riêng của mỗi người vào khối tài sản

chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng.
Nếu cả hai vợ chồng thoả thuận tách một tài
sản nào đó từ khối tài sản chung thành tài
sản riêng của một bên thì đó là tài sản riêng
của người đó.
Về cơ chế, việc xác định tài sản chung và
tài sản riêng của vợ chồng có thể được tiến
hành theo một trong các cách sau đây:
- Tiến hành kê khai tài sản chung của vợ
chồng và tài sản riêng của mỗi người khi
xác lập quan hệ hôn nhân, có sự xác nhận
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bản
kê khai tài sản này có thể được các bên bổ


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 62
sung, sửa đổi trong thời gian tồn tại quan hệ
hôn nhân, tuỳ thuộc vào tình hình biến động
thực tế của khối tài sản.
- Tiến hành đăng kí quyền sở hữu tài sản
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với
những tài sản thuộc diện phải đăng kí quyền
sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Lập văn bản thoả thuận về việc nhập
tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài
sản chung hoặc tách một phần tài sản chung
của vợ chồng thành tài sản riêng của bên vợ
hoặc bên chồng.
Thứ hai, những quy định rất mơ hồ của

pháp luật về tư cách chủ thể của vợ chồng khi
tham gia quan hệ kinh doanh bảo hiểm cũng
là khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
thi quyền, nghĩa vụ tài sản của chủ thể này.
Thực tế cho thấy khi tham gia vào quan
hệ kinh doanh bảo hiểm, thông thường chỉ
bên vợ hoặc bên chồng đứng tên kí kết hợp
đồng bảo hiểm nhưng sau đó các quyền và
nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hợp đồng bảo
hiểm lại có thể liên quan đến khối tài sản
chung của cả hai vợ chồng. Vậy, trong
trường hợp này thì bên vợ hoặc bên chồng
đứng tên kí kết hợp đồng bảo hiểm với tư
cách cá nhân hay với tư cách là người đại
diện cho hộ gia đình? Điều này đôi khi chính
các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng bảo
hiểm cũng không xác định rõ. Còn đối với
những người nghiên cứu pháp luật và áp
dụng pháp luật như các luật gia, luật sư hay
thẩm phán thì trên thực tế cũng khó có thể
tìm được câu trả lời thoả đáng nếu căn cứ
vào các quy định hiện hành của pháp luật,
đặc biệt là pháp luật dân sự. Rõ ràng, đây
cũng là khiếm khuyết rất đáng lưu ý của
pháp luật, dẫn đến những khó khăn, vướng
mắc cho các bên có liên quan trong quá trình
áp dụng và thực thi pháp luật, trong đó có
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản
của vợ chồng khi tham gia quan hệ kinh
doanh bảo hiểm.

Theo ý kiến của chúng tôi, để khắc phục
những khó khăn, vướng mắc về vấn đề này,
pháp luật cần quy định rõ với những dấu
hiệu nào thì việc bên vợ hoặc bên chồng kí
kết hợp đồng bảo hiểm được coi là với tư
cách cá nhân, còn với những dấu hiệu nào thì
việc kí kết hợp đồng bảo hiểm của bên vợ
hoặc bên chồng được xem là với tư cách đại
diện cho hộ gia đình (bao gồm ít nhất hai
thành viên là vợ và chồng). Xét từ góc độ
khoa học luật dân sự, chúng tôi cho rằng để
thực hiện mục tiêu này, pháp luật cần lưu ý
đến một số dấu hiệu sau đây:
Một là về khía cạnh ý chí, nếu một bên
vợ hoặc chồng tham gia kí kết hợp đồng bảo
hiểm với công ti bảo hiểm mà không hề có
sự trao đổi, bàn bạc với người phối ngẫu
hoặc với các thành viên còn lại của hộ gia
đình (cha, mẹ, con đã thành niên) thì khi đó,
việc tham gia hợp đồng bảo hiểm cần được
xem là ý chí cá nhân của riêng người đó và
do vậy, hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị
ràng buộc với cá nhân người đó chứ không
có giá trị ràng buộc đối với những người còn
lại của hộ gia đình. Ngược lại, nếu một bên
vợ hoặc chồng tham gia kí kết hợp đồng bảo
hiểm với công ti bảo hiểm trên cơ sở có sự
trao đổi, bàn bạc và thoả thuận với tất cả các
thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự của
hộ gia đình thì khi đó, cần phải được xem họ

là người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình


nghiªn cøu - trao ®æi
63 T¹p chÝ luËt häc sè 8/2011
để kí kết hợp đồng bảo hiểm. Trong trường
hợp như vậy, hợp đồng bảo hiểm sẽ có giá trị
ràng buộc đối với hộ gia đình và mọi thành
viên trong hộ gia đình đều có quyền, nghĩa
vụ liên đới với nhau trong việc thực hiện hợp
đồng bảo hiểm.
Hai là về khía cạnh tài sản, nếu một bên
vợ hoặc chồng tham gia kí kết hợp đồng bảo
hiểm và sau đó người này sử dụng khối tài
sản chung của vợ chồng để thực hiện hợp
đồng bảo hiểm, trên cơ sở có sự đồng thuận
của người còn lại thì khi đó có thể xem như
họ đã kí kết hợp đồng bảo hiểm với tư cách
là đại diện cho hộ gia đình. Ngược lại, nếu
một bên vợ hoặc chồng tự ý sử dụng khối tài
sản chung để thực hiện hợp đồng bảo hiểm
do mình đứng tên kí kết nhưng có bằng
chứng về việc người còn lại (chồng hoặc vợ)
không đồng ý với cách hành xử như vậy thì
khi đó có thể xem như người đứng tên kí kết
hợp đồng bảo hiểm là với tư cách cá nhân.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến trường hợp
đặc thù là nếu người còn lại (chồng hoặc vợ)
không có khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của mình nên không thể bày tỏ ý chí

về việc không đồng ý cho người đứng tên kí
kết (vợ hoặc chồng) sử dụng tài sản chung
vào việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì
khi đó, mặc nhiên người đứng tên kí kết hợp
đồng bảo hiểm được xem là với tư cách đại
diện cho hộ gia đình, chứ không phải với tư
cách cá nhân, vì khi đó họ được xem như đã
hành xử với tư cách là người giám hộ cho
người không có năng lực hành vi trong các
giao dịch dân sự.
Nếu pháp luật quy định cụ thể như vậy,
chúng tôi cho rằng sẽ đảm bảo xác định
chính xác chủ thể tham gia hợp đồng bảo
hiểm là bên vợ, bên chồng hay cả hai vợ
chồng với tư cách là hộ gia đình. Từ đó mới
có thể xác định chính xác các quyền, nghĩa
vụ tài sản của vợ chồng cũng như cách thức
thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản đó.
Thứ ba, những quy định khác biệt giữa
pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và
gia đình về quyền sở hữu đối với các tài sản
hình thành trong thời kì hôn nhân do công
sức của một bên tạo ra hoặc do một bên
được hưởng thừa kế, đôi khi cũng gây ra
những tranh luận và gây khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực thi quyền, nghĩa vụ
tài sản của vợ chồng khi tham gia quan hệ
kinh doanh bảo hiểm.
Ví dụ, khi bên vợ hoặc bên chồng kí kết
hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo

hiểm, sau đó người này được bên bảo hiểm
chi trả khoản tiền bồi thường bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vậy, có thể coi
khoản tiền bảo hiểm này là tài sản chung
của hai vợ chồng hay chỉ là tài sản riêng của
bên vợ hoặc bên chồng đã kí kết hợp đồng
bảo hiểm? Như đã phân tích ở phần trên,
nếu xét từ góc độ của pháp luật dân sự thì
khoản tiền bảo hiểm sẽ được coi là tài sản
riêng của bên vợ hoặc bên chồng - vốn dĩ là
người được chỉ định thụ hưởng số tiền bảo
hiểm, theo hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên,
nếu xét từ góc độ của pháp luật hôn nhân và
gia đình thì mọi tài sản được tạo ra trong
thời kì hôn nhân, bất luận do công sức của
ai, đều được coi là tài sản chung của hai vợ
chồng. Sự quy định khác biệt này có thể là
căn nguyên dẫn đến tranh chấp giữa vợ và
chồng về quyền sở hữu tài sản, nếu giữa họ


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 64
đã xảy ra chuyện “cơm chẳng lành, canh
không ngọt”. Đành rằng về nguyên tắc thì
luật dân sự là luật chung, còn luật hôn nhân
và gia đình là luật chuyên ngành nên sẽ
chiếu theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật
chuyên ngành khi giải quyết các vấn đề
pháp lí nhưng việc quy định khác nhau như

vậy giữa hai lĩnh vực pháp luật này rõ ràng
có thể gây ra những khó khăn và vướng
mắc trong quá trình thực thi quyền, nghĩa
vụ tài sản của vợ chồng khi tham gia quan
hệ kinh doanh bảo hiểm.
Để khắc phục và giải quyết những khó
khăn, vướng mắc về vấn đề này, chúng tôi
cho rằng pháp luật dân sự nói chung và pháp
Luật hôn nhân và gia đình nói riêng cần có
những quy định rõ ràng hơn nhằm tạo ra sự
thống nhất trong nhận thức lí luận về quyền
sở hữu đối với tài sản hình thành trong thời
kì hôn nhân, do công sức của một bên tạo ra
hoặc do một bên được hưởng thừa kế. Thậm
chí, nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên
ngành cũng cần phải được minh định trong
luật để giúp cho các cơ quan nhà nước, các
luật sư và thẩm phán cũng như mọi tổ chức,
cá nhân có căn cứ pháp lí dẫn chiếu trong
quá trình áp dụng pháp luật./.

(1).Xem them: Khoản 6 Điều 3 Luật kinh doanh bảo
hiểm năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
bởi Luật số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010).
(2). Có thể tham chiếu thêm các quyền và nghĩa vụ
này tại Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
(đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số
61/2010/QH12 ngày 24/11/2010).
(3).Xem thêm: Khoản 7 Điều 3 Luật kinh doanh bảo
hiểm năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều

bởi Luật số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010).
(4). Cần lưu ý rằng quyền hưởng lợi của người được

bảo hiểm ở đây không phải là quyền năng pháp lí của
chủ thể tham gia hợp đồng, bởi lẽ người được bảo hiểm
không phải là một chủ thể của hợp đồng bảo hiểm mà
chỉ là người thứ ba có quyền lợi liên quan. Điều này
cũng cho thấy rằng người được bảo hiểm không thể
viện dẫn trực tiếp các điều khoản của hợp đồng bảo
hiểm để yêu cầu bên bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi
thường cho mình khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
(5). Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm,
người được bảo hiểm có một số nghĩa vụ như: Nghĩa
vụ chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu
bồi hoàn đối với người thứ ba gây thiệt hại, sau khi
người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường tổn thất
từ doanh nghiệp bảo hiểm (Điều 49); nghĩa vụ thực
hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn
lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác
của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho
đối tượng bảo hiểm (khoản 1 Điều 50); người được
bảo hiểm không được từ bỏ tài sản bảo hiểm khi xảy
ra tổn thất cho tài sản, trừ trường pháp luật có quy
định hoặc các bên có thoả thuận khác (Điều 51).
(6). Theo quy định tại Điều 57 Luật kinh doanh bảo
hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bên bảo
hiểm trực tiếp trả tiền bồi thường thiệt hại cho mình,
hoặc trả cho người thứ ba bị thiệt hại và thoả thuận đó
phải được ghi vào hợp đồng bảo hiểm. Ngoài nghĩa
vụ này, đôi khi người được bảo hiểm còn phải thực

hiện nghĩa vụ đóng tiền bảo lãnh hoặc kí quỹ để đảm
bảo tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi
kiện tại tòa án. Trong trường hợp này, nếu người bảo
hiểm yêu cầu thì bên bảo hiểm sẽ thực hiện việc bảo
lãnh hoặc kí quỹ thay cho người được bảo hiểm, trong
phạm vi số tiền bảo hiểm (khoản 4 Điều 55 Luật kinh
doanh bảo hiểm).
(7). Về vấn đề này, có thể tham chiếu khoản 2 Điều
110 Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm dân sự
của hộ gia đình.
(8).Xem them: Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000.
(9). Cần lưu ý rằng khi vợ hoặc chồng thực hiện
quyền năng này, có nghĩa là họ thực hiện với tư cách
người được chuyển quyền yêu cầu từ phía người mua
bảo hiểm.

×