SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 8
ĐỂ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CHO HỌC SINH.
Người thực hiện: Phan Thị Kiều Linh
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Gang
SKKN môn: Lịch Sử
I.
PHẦN MỞ ĐẦU
NÔNG CỐNG, NĂM 2018
1
I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học là nhằm góp phần vào việc đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử,
đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân
cách, bản lĩnh con người và giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và
học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số lượng học
sinh say mê yêu thích môn Lịch sử là rất ít. Có nhiều phụ huynh và học sinh coi môn
Lịch sử là môn học “phụ”. Nhận thức của các em về lịch sử là sai lệch, các em không
nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất của các sự kiện và hiện
tượng lịch sử. Kiến thức của học sinh về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang
rất quan tâm vấn đề này.
Hiện nay môn Lịch sử không được mọi người trong xã hội nhìn nhận đúng vị trí
của nó. Vấn đề này cần phải có sự chung tay góp sức của nhiều người, nhiều ngành
đặc biệt là ngành giáo dục. Phần lớn các học sinh không đam mê học sử một phần là
do phương pháp giảng dạy của giáo viên không thu hút, hấp dẫn đối với các em. Để
các em quan tâm nhiều hơn thì người giáo viên cần linh hoạt trong cách giảng dạy,
tìm ra nhiều phương pháp dạy mới không nên gập khuôn trong một cách dạy nào hết.
Làm sao để đổi mới? Phương pháp nào đạt hiệu quả cao nhất? Đó là trăn trở của
những người trong ngành giáo dục nói chung và đối với những thầy cô giáo như
chúng tôi nói riêng, nhằm góp phần tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy mới và đem
niềm đam mê lịch sử đến các thế hệ học sinh.
Tất cả các nước hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển đều phải tiến hành đổi
mới giáo dục, coi đổi mới giáo dục là một trong những chiến lược để phát triển đất
nước của mình. Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết. Môn Lịch sử không chỉ
cho học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn giáo
dục lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước
cho thể hệ trẻ. Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học
nhằm nâng cao chât lượng bộ môn ở trường phổ thông.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tâm huyết, đã đưa ra nhiều nguyên
nhân khiến tình trạng chất lượng dạy- học môn lịch sử chưa đạt hiệu quả cao. Một
trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa để ý đến tầm quan trọng của việc khắc
họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh để
hình thành thái độ, tư tưởng, tình cảm của các em thông qua các nhân vật lịch sử.
Nên giáo viên chưa dành một dung lượng thời gian cần thiết để khắc họa nhân vật
lịch sử trong bài giảng.
2
Vậy khắc họa nhân vật lịch sử là gì? Theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu
lịch sử thì khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh
nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất
của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học
sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tôi rất trăn trở về vấn đề này. Vì
vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Tạo biểu tượng về nhân vật Lịch sử trong
chương trình lịch sử lớp 8 để giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh ” nhằm góp
phần thêm về việc n©ng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong nhà trường
phổ thông, tìm ra hướng đi và vị trí xứng đáng dành cho môn Sử ở các trường phổ
thông hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát huy tính tích cực, chủ động, óc quan sát và tạo hứng thú học tập Lịch sử cho
học sinh thông qua việc khắc họa sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử
Thông qua việc tìm hiểu tình hình học tập môn Lịch sử hiện nay giáo viên có thể
đưa ra một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong khi học tập Lịch sử.
Đề ra phương pháp tối ưu trong việc tạo biểu tượng nhân vật Lịch sử khi học
phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc tạo biểu tượng các nhân vật Lịch sử Việt Nam
thời kì từ năm 1858 đến năm 1918 cho học sinh lớp 8
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Việc nghiên cứu thực nghiệm được triển khai tại lớp 8 của trường
THCS Hoàng Giang
+ Nội dung: Có nhiều cách để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử như:
♦ Sử dụng các tác phẩm văn học, thơ ca.
♦ Kể những câu chuyện về các nhân vật.
♦ Sử dụng kênh hình có trong SGK của lớp 8
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
đường lối của Đảng làm nền tảng phương pháp luận cho nghiên cứu. Trình bày sự
kiện trung thực, xem xét sự vận động của chúng trong mối liên hệ với nhau.
Thực hiện đề tài này tôi chú trọng những phương pháp sau: thu thập tài liệu,
khái quát hóa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí… Và tổng hợp tài liệu lại cho hoàn
chỉnh. Khi đã tiến hành xong các bước trên tôi bắt đầu phân tích, so sánh và đối chiếu
các tài liệu với nhau.
3
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng là một quá trình.
Đó là một quá trình nhận thức đặc thù song không nằm ngoài quy luật nhận thức
chung của loài người.
Lịch sử là những gì đã diễn ra, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
Nói đến lịch sử xã hội loài người là nói đến lịch sử của tất cả các quốc gia, dân tộc,
cộng đồng người hoà vào sự phát triển ấy. Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm
cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản cho học sinh về tiến trình lịch sử dân tộc và
lịch sử thế giới. Những kiến thức ấy sẽ giúp các em hình thành thế giới quan, nhân
sinh quan khoa học khi bước vào cuộc sống.
Theo giáo sư Phan Ngọc Liên, “cũng như các môn học khác, việc học tập lịch sử
cũng đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo”. Chính vì vậy quan niệm cho
rằng lịch sử chẳng qua chỉ là môn học thuộc lòng không có tác dụng phát triển tư duy
học sinh là hoàn toàn sai lầm. Nó góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng
phát triển thông qua nội dung và đặc trưng bộ môn. Trên cơ sở tiếp xúc tài liệu, qua
lời giảng cũng như đồ dùng trực quan ....học sinh thu nhận được lượng thông tin cần
thiết cũng như đánh giá khoa học về nhân vật lịch sử, hiện tuợng hay quá trình lịch
sử, từ đó vận dụng vào thực tế. Vậy nên bộ môn lịch sử trong trường phổ thông cũng
đòi hỏi quá trình nhận thức của học sinh ở ba cấp độ: biết, hiểu và vận dụng.
Lịch sử là bộ môn hấp dẫn song cũng rất khó. Giáo viên ngoài kiến thức sâu
rộng, nhiệt tình sư phạm cần phải huy động, lựa chọn cũng như xử lý về mặt phương
pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất của giờ học. Tạo biểu tượng nhân vật trong
dạy học các khoá trình lịch sử là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả
bài học, góp phần thực hiện việc áp dụng quan điểm mới vào bộ môn.
2. Thực trạng vấn đề
Ngày nay, các nhà sử học nói chung và các nhà giáo dục lịch sử nói riêng đều
nhận thấy rằng tuy cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật như một “cơn lốc” lay động
nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng vị trí, ý nghĩa của bộ môn lịch sử ở trường phổ
thông không những vẫn giữ nguyên mà còn tăng lên trong việc đào tạo thế hệ trẻ cho
phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.
Qua thực tế khảo sát ở một số trường, chúng tôi có thế đưa ra kết luận rằng:
Chất lượng chưa cao trong giảng dạy lịch sử hiện nay có nhiều nguyên nhân,
trong đó sự bất cập, lạc hậu về phương pháp dạy học lịch sử là một nguyên nhân chủ
yếu. Những bất cập, lạc hậu ấy thể hiện cụ thể:
Trước hết, phải thừa nhận rằng, học môn Lịch sử khó và không hấp dẫn. Ðã là
lịch sử, nhất thiết phải gắn với sự kiện, nhân vật và hiểu lịch sử nhất định phải nắm
4
vững những sự kiện, nhân vật cơ bản, quan trọng trong suốt quá trình hàng nghìn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Thứ hai, chương trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định là yêu cầu học sinh
phải nắm được hầu như tất cả các nội dung về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới,
trong khi đó, số tiết quy định quá ít, chỉ một tiết học trong một tuần.
Thứ ba, do yêu cầu của chương trình, nội dung trong sách giáo khoa quá nặng, ôm
đồm, thiếu tính chọn lọc, thậm chí một số nội dung thiếu tính liên kết và lô-gích. Nội
dung trong sách giáo khoa như một "đĩa nén", đầy ắp thông tin mà học sinh không
thể nhớ hết được, dẫn đến tình trạng "học trước quên sau".
Thứ tư, xã hội ta hiện nay chưa coi trọng môn Lịch sử và ngành lịch sử. Môn Lịch
sử thường được xếp vào môn học phụ trong nhà trường. Không những vậy, cơ hội
tìm việc làm cho những cử nhân Lịch sử là không nhiều, nếu có thì thu nhập rất thấp.
Đối với giáo viên phần lớn giảng dạy theo kiểu trình bày từng mục sách giáo
khoa, đặt vài câu hỏi (thường chỉ nhắc lại nhũng kiến thức đã học hoặc vừa học) cho
học sinh trả lời rồi ghi vài ý lên bảng để học sinh chép vào vở. Suốt giờ học, học sinh
chỉ làm mỗi việc là ghi những kiến thức có sẵn trong bảng về nhà học thuộc lòng.
Thế nên với cách giảng trên sẽ không đem lại hứng thú và không khí học tập lịch sử
theo đúng bản chất của nó.
Mặt khác, về phương pháp dạy học của giáo viên còn nhiều yếu kém vì giáo
viên vẫn sử dụng phương pháp của hàng chục năm trước, thậm chí của hàng thế kỷ
trước. Trong dạy học, việc chuẩn bị bài học, giáo án là công việc quan trọng có ý
nghĩa lớn đối với hiệu quả bài học. Thế nên cần phải có một giáo án chuẩn bị công
phu, chu đáo, kỹ càng, thấm nhuần tinh thần đổi mới dạy học
Thế nên đối với học sinh tư tưởng xem nhẹ môn lịch sử khá nhiều. Các em học
sử chỉ đơn giản vì nó là môn học chính khoá, liên quan đến điểm trung bình và xét
duyệt thành tích học tập. Thành thử hứng thú học tập bộ môn lịch sử của học sinh
trường phổ thông là rất hiếm, các em chỉ biết mường tượng về lịch sử nên dẫn đến
tình trạng giờ học lịch sử là giờ học đơn điệu. Đứng trước tình trạng báo động về
giảm sút chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử, những năm gần đây các cơ quan
ngôn luận đã lên tiếng về tình trạng này.
Từ những kết luận và qua khảo sát thực tế chúng ta cần xem xét lại tình hình
dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Từ đó đưa ra biện pháp giảng dạy lịch
sử tích cực nhất để khắc phục những khuyết điểm của việc dạy và học lịch sử . Đặc
biệt phải kết hợp học với hành, phương châm giảng dạy và học tập khoa học nhất.
Thực hiện được điều đó hiệu quả bài học lịch sử sẽ được nâng cao, từ đó hiểu được
quá khứ, biết hiện tại và dự đoán tương lai.
5
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1 Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử trong giáo dục học sinh
3.1.1. Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử sẽ tạo ra sự kích thích và gây
hứng thú học tập cho học sinh
Vậy hứng thú học tập học sinh là gì? Theo I.Fkharla Noops ( nhà tâm lí giáo dục)
“Hứng thú đó là nhu cầu nhuốm màu xúc cảm, xúc cảm đi trước gây động cơ và làm
cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn.” Một bài giảng lịch sử mà nghèo nàn,
tẻ nhạt thì chắc chắn sẽ làm cho học sinh mệt mỏi, chán học. Chính vì vậy, việc khắc
họa biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú
học tập của học sinh. Bởi vì trong khi lĩnh hội kiến thức khoa học hoàn thành nhiệm
vụ nhận thức thì đồng thời học sinh cũng phát triển năng lực nhận thức kích thích
phát triển tư duy của mình. Hơn nữa mỗi nhân vật lịch sử đều có cá tính, đặc điểm
riêng nên không tạo sự nhàm chán cho học sinh.
Ví dụ: khi khắc họa về hình ảnh cụ Phan Châu Trinh, có thể cho học sinh hiểu
rằng, với hoạt động đấu tranh cứu nước rất sôi nổi song cụ đã thất bại, rơi vào cảnh “
hoa như sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, dù hơi tàn cũng phải gào cho hả dạ,
may ra có tỉnh giấc hôn mê”. Hoặc biểu tượng về cụ Phan Bội Châu, với những hoạt
động yêu nước sôi nổi, kết thúc cuộc đời với cảnh “ thân cá chậu chim lồng”,bị giam
lỏng ở Bến Ngự (Huế).
Qua đó, học sinh sẽ hình dung được phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX “dường như trong đêm tối không có đường ra”
3.1.2. Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử góp phần hình thành nhân cách
cho học sinh
Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử cho các em có nhiều ưu thế trong việc
giáo dục tư tưởng tình cảm vì nó không những tác động lên trí tuệ mà còn tác động
vào cả tâm hồn tình cảm của các em.
Thông qua những hành động của các anh hùng những người đấu tranh quên mình
vì chính nghĩa, vì hạnh phúc và hòa bình, điều này tạo ra sự kính phục, lòng tự hào
đối với các vĩ nhân và trong một hoàn cảnh nhất định nó còn thổi bùng ngọn lửa cách
mạng của tuổi trẻ.
Ngược lại với những nhân vật lịch sử có những hành động đi ngược lại với quyền
lợi của dân tộc, là nguyên nhân gây ra chiến tranh và tội lỗi, điều này sẽ tạo ra sự
phản ứng từ các em, các em sẽ căm ghét trước những hành động hung bạo tàn ác…
Về ý nghĩa này giáo viên cần đưa ra những việc làm cụ thể của nhân vật, để học sinh
cảm nhận, bày tỏ thái độ đối với nhân vật lịch sử.
Khi dạy bài 25 “ Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc” Giáo viên khắc họa về
nhân vật Nguyễn Tri Phương. Ông là người thông minh có trí và được thăng tới
chức quan võ đầu triều. Ông được cử làm kinh lược sứ ở Bắc Kỳ, đối phó với Pháp
6
khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, ông đã chiến đấu dũng cảm hy sinh để bảo
vệ thành. Bị thương rồi bị bắt Nguyễn Tri Phương kiên quyết giật băng, vứt thuốc và
tuyệt thực tới chết. Một giáo sĩ người Pháp phải thừa nhận Nguyễn Tri Phương là
con người xuất sắc nhiều mặt: yêu nước nồng nàn, là một chiến binh dũng cảm.
Qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật Nguyễn Tri Phương, học sinh nhận thức
được rằng: không phải bất kỳ vị quan triều Nguyễn nào cũng tỏ ra nhu nhược, tham
sống sợ chết, mà qua đó giúp học sinh lòng khâm phục và biết cảm thông trước vận
mệnh của đất nước. .
3.1.3 Thông qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu sâu
sắc hơn một thời kỳ lịch sử
Thông qua những biểu tượng lịch sử chân thật và sinh động giúp học sinh nhận
thức đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử và mối quan hệ của cá nhân với quần
chúng nhân dân. Không chỉ có một nhân vật lịch sử mà có thể có nhiều nhân vật lịch
sử tiêu biểu cho thời đại. Những hoạt động của họ tạo nên bức tranh toàn diện của
lịch sử.
Ở đây chúng ta không phải đề cao cá nhân lịch sử mà quên đi vai trò của quần
chúng nhân dân, chính nhân dân là người làm nên lịch sử. Đồng thời thông qua đó
cũng giúp các em hiểu rằng : Nếu cá nhân lịch sử nào có những hoạt động hợp với
quy luật phát triển của thời đại nó sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội và
có thể trở thành anh hùng, vĩ nhân. Ngược lại nếu cá nhân đó đi ngược lại với quy
luật của lịch sử thì có thể bước đầu có một số kết quả nhất định nhưng cuối cùng
cũng bị lịch sử đào thải và họ có thể trở thành tội đồ.
Tuy nhiên lịch sử cũng không phủ nhận đã có nhiều nhân vật có đóng góp to lớn
tạo nên bước ngoặt trọng đại của mỗi quốc gia, dân tộc, thậm chí có tầm ảnh hưởng
tới cục diện thế giới.
3.2. Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử
Đây là một yêu cầu rất quan trọng khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử. Trước tiên tư
liệu chúng ta tiếp cận phải có tính tin cậy cao, đầy đủ và cùng một tính chất, chúng ta
không được“ tô hồng”hay“bôi đen” nhân vật lịch sử. Khi nhận định về nhân vật lịch
sử cần có tính khách quan, công bằng để cho học sinh có cách nhìn đúng đắn.Tài
liệu, sự kiện chính xác yêu cầu người giáo viên phải biết vận dụng những thành tựu
mới nhất của khoa học lịch sử, được nhiều người công nhận.
Tính đầy đủ ở đây là chọn lựa một số sự kiện điển hình nhất vừa sức tiếp thu của
học sinh làm nổi bật được bản chất của nhân vật .
Truyền thống quê hương gia đình dòng họ là quan trọng nhưng không phải là bất
biến, càng không thể phủ nhận ý trí vươn lên của những người từ tầng lớp cần lao.
7
3.3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
3.3.1. Sử dụng tiểu sử của nhân vật.
Mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ
thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện, lịch sử là do con người tạo ra.
Vì vậy, không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người.
Đối với những bài mà kiến thức cơ bản gắn bó chặt chẽ với một nhân vật lịch sử
thì phải khắc họa cho học sinh những nét tiểu sử quan trọng của nhân vật đó, giúp
học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài.
Ví dụ khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873” ở mục II
giáo viên cần khắc họa cho các em thấy được hình ảnh của một Bình Tây đại nguyên
soái (Trương Định) thông qua tiểu sử.
Trương Định (1820 - 1864) sinh tại làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quãng Ngãi. Năm 1844,Trương Định theo cha vào Nam rồi ông cưới vợ ở Gò
Công. Năm 1850, ông chiêu mộ dân nghèo, khai hoang, lập ấp ở vùng Gia Thuận.
Năm 1859, quân Pháp đánh thành Gia Định, ông đánh trả và từng thắng nhiều trận ở
Cây Mai, Thị Nghè. Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương
Định đem nghĩa quân tới giúp Nguyễn Tri Phương phòng giữ đại đồn Kì Hòa.
Tháng 6/1862, triều đình Huế thăng chức cho Trương Định lên làm lãnh binh điều
ông ra vùng Phú Yên nhưng Trương Định đã khẳng khái từ quan để ở lại Gò Công
mà đánh Pháp và ông được nhân dân tôn là Bình Tây đại nguyên soái. Đây chính là
mốc thời gian đã đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời của Trương Định, từ nay
ông sẽ gắn liền với danh xưng Bình Tây đại nguyên soái, đồng thời sẽ trở thành kẻ
đối lập với triều đình và đem lại nỗi khiếp sợ cho quân Pháp tronh những trận đánh
bất ngờ với lối đánh du kích.
Tháng 12/1863, nhờ có viện binh, Pháp bao vây Gò Công nhưng Trương Định vẫn
ẩn nấp trong vùng Gò Công mà đánh trả. Ngày 19/8/1864, Huỳnh Công Tấn phản
bội, đã dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đại bản doanh ở Gò Công. “Đám
lá tối trời” thất thủ, Trương Định tự sát tại ao Dinh để bảo toàn khí tiết vào sáng
ngày 20/8/1864.
Với hành động rút gươm tự sát sẽ giúp cho các em có thái độ khâm phục và
ngưỡng mộ ông. Thà ông tự sát chứ quyết không để mình rơi vào tay giặc, hành động
này sẽ cho các em thấy được lòng căm thù giặc của những người yêu nước lúc bấy
giờ sâu sắc như thế nào. Ông là một trong số ít người đã dám kháng lệnh của triều
đình để ở lại cùng nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp. Việc tạo biểu tượng này
nhằm giúp cho các em hiểu thêm về một vị tướng đã chấp nhận từ chối tất cả bổng
lộc của vua ban, ở lại nhận chức “Bình Tây đại nguyên soái” do nhân dân sắc phong
mà khí thế vẫn rất hiên ngang.
8
Hay khi dạy bài 30 “ Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến
năm1918” khi dạy phần 1 Phong trào Đông du (1905- 1909) thì ta cần nói cho các
em hiểu về Phan Bội Châu như: Ông là một người tiêu biểu cho tầng lớp sĩ phu yêu
nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn
San, hiệu là Sào Nam, tự là Hải Thụ, sinh ra ở làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 17 tuổi ông soạn Bình Tây Thu Bắc. Từ năm 1887 đến năm 1897 lo đọc
sách Tân Thư, tìm kiếm hướng đi mới. Ông đã tiếp nhận và đi theo con đường cách
mạng dân chủ tư sản.
Từ năm 1897 đến năm 1908 chủ trương xây dựng nền quân chủ lập hiến. Viết tác
phẩm “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư” năm 1903, lập Duy Tân hội năm 1904. Tổ chức
phong trào Đông Du. Từ năm 1909 đến năm 1912 hướng đến nền dân chủ cộng hòa.
Từ năm 1913 đến năm 1925 khủng hoảng và tiếp tục tìm kiếm hướng đi mới. Ông
bị bắt và ngồi tù ở Quảng Đông từ năm1913 đến năm1917. Sau đó tìm hiểu về cách
mạng tháng 10 Nga.
Ngày 30/6/1925 ông bị mật thám bắt tại Hàng Châu và dẫn giải về Hà Nội xử án
chung thân khổ sai. Nhưng trước sức ép của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam, bản
án được đổi lại thành án quản thúc tại gia.
Từ năm 1926 ông bị đưa về sống ở Bến Ngự - Huế cho đến khi mất vào ngày
29/12/1940.
Tuy nhiên, có trường hợp không cần thiết trình bày toàn bộ tiểu sử của nhân vật
mà chỉ cần nêu đặc trưng, tính cách của nhân vật đó.
Ví dụ như khi dạy bài 26 “ Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những
năm cuối thế kỉ XIX” khi dạy mục 2 phong trào Cần Vương bùng nổ, chỉ cần nói sơ
qua về vua Hàm Nghi là được. Ta chỉ cần nói tuy ông lên làm vua khi tuổi còn nhỏ
nhưng tinh thần chống giặc của ông rất mạnh. Vì không chịu sự khống chế của Pháp
nên ông đã ra ngoài thảo chiếu Cần Vương.
3.3.2. Sử dụng tranh ảnh.
Trong dạy môn lịch sử tranh, ảnh có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc khôi
phục và hiểu đúng, hiểu sâu sắc quá khứ. Đây là một loại tài liệu cơ bản, trung thực,
chính xác về quá khứ. Vì vậy, việc sử dụng tranh, ảnh phải thông qua việc lựa chọn
một cách khoa học, mang tính khoa học.
Khi dạy bài 26 “ Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối
thế kỉ XIX” ở mục 3 “ Khởi nghĩa Hương Khê” giáo viên cho học sinh quan sát
chân dung Phan Đình Phùng
Nhìn vào hình ta thấy Phan Đình Phùng trong trang phục áo dài, đầu quấn khăn.
Từ gương mặt và cặp mắt của ông ta thấy được đây là một con người có tính tình
9
thẳng thắn, cương trực nhưng trong sâu thẳm của đôi mắt vẫn ẩn chứa một sự nhân
hậu của một con người có tấm lòng biết yêu thương.
Phan Đình Phùng người làng Đông Thái. Thuở nhỏ tuy học không thông
minh nhưng nhờ có tính kiên trì, thấy anh em mình ai cũng học giỏi thì lấy làm phẫn
uất vô cùng, quyết chí học hành để theo kịp anh em. Thành ra ròng rã suốt 4, 5 năm
trời trong tay không rời quyển sách, ngọn đèn để lập công danh sự nghiệp. Ông đã
thi đậu tiến sĩ và đã từng ra làm quan. Nhưng vì tính tình cương trực và khẳng khái
cho nên ông bị Tôn Thất Thuyết đuổi về làng.
Khi vua Hàm Nghi xuất bôn, kêu gọi toàn dân kháng chiến, ông đã đứng lên mộ
quân khởi nghĩa, trở thành người lãnh đạo tối cao cuộc khởi nghĩa Hương Khê, kéo
dài hơn 10 năm trời ở Nghệ - Tĩnh.
Đối với nghĩa quân, ông rất thương yêu. Lúc rảnh rỗi ông thường cùng nghĩa
quân ngồi trên bãi cỏ nói chuyện vui. Trong những ngày gian nan. Ông bị đau ốm,
nghĩa quân phải cáng ông đi chạy giặc, ông thương anh em khóc không nên lời…
Đối với quân giặc, ông cũng có lòng nhân đạo. Mỗi khi ngụy binh chết, giặc không
lấy xác đi, Phan Đình Phùng bảo nghĩa quân đem chôn cất tử tế.
Dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu ở hai huyện Hương Sơn và Hương Khê, Phan
Đình Phùng cùng với Cao Thắng đã lãnh đạo nghĩa quân bền bỉ chiến đấu, lấy ít
đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, làm cho quân Pháp nhiều phen thua đậm và tổn
thất nặng nề.
Giặc Pháp tìm mọi cách bao vây để đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Cuối năm 1895,
chúng huy động tới 3000 lính khố xanh đến bao vây khu căn cứ. Giữa lúc nghĩa quân
đang gặp vô vàn khó khăn thì Phan Đình Phùng bị bệnh nặng và mất trên căn cứ.
Thông qua bức chân dung của Phan Đình Phùng sẽ giúp cho các em hình thành tư
tưởng kính trọng đối với các vị anh hung dân tộc. Đồng thời còn giúp các em hình
dung ra hình ảnh của một chí sĩ yêu nước, một con người với nhiều tài cũng như các
đức tính tốt đẹp.
Hoặc khi dạy bài “ Khởi nghĩa Yên Thế” (1884 – 1913) giáo viên sử dụng chân
dung Hoàng Hoa Thám. Qua việc phân tích bức tranh sẽ làm nổi bật lên những nét
tính cách trong con người ông. Không chỉ có thế mà tôi còn giúp cho các em khắc
họa được chân dung của Hoàng Hoa Thám trong lòng không chỉ về ngoại hình, cách
ăn mặc, tính tình mà cả những nhận định của người Pháp dành cho ông về tài năng
chiến trận.
Nhìn trong ảnh, chúng ta thấy đây là một con người vạm vỡ, tóc ngắn, mắt một
mí. Quan sát ảnh ta có thể thấy ông là người sống kín đáo, giản dị, thuần phác và
khó cởi mở hết lòng với ai nhưng trong đó vẫn toát lên một sự can đảm với lòng kiên
trì. Nhân dân coi ông như một nhân vật thần kì. Ngay cả kẻ thù cũng ca ngợi rằng:
“Đề Thám rất can đảm, ưa hành động, bản năng chiến trận của ông thật là kì diệu”,
10
và phải thừa nhận: “Ông ta có những tài năng lớn của một chiến binh, sẽ là hèn hạ
nếu không công nhận điều đó”.
Hoàng Hoa Thám người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh
khoảng năm 1846 trong gia đình nhà nho nghèo họ Trương. Khi phong trào kháng
chiến của nhân dân Yên Thế bùng nổ, ông đã tham gia nghĩa quân của Lương Văn
Nắm. Khi Đề Thám chết được nghĩa quân mến phục và tin tưởng, ông đứng ra lãnh
đạo phong trào. Dựa vào núi rừng hiểm trở, vận dụng linh hoạt chiến thuật du kích,
chỉ với trên dưới 100 nghĩa quân chiến đấu tung hoành với thực dân Pháp. Trong suốt
30 năm, gây cho chúng nhiều phen khốn đốn và bị tổn thất nặng nề.
Thông qua bức hình và những miêu tả sẽ giúp các em khắc sâu thêm tinh thần
yêu nước cũng như lòng kính trọng đối với những người đã ngã xuống vì đất nước.
Giúp các em thấy được tài năng chiến trận của ông đến cả người Pháp cũng phải
khen ngợi. Đây là một việc hiếm vì ít khi nào mà họ lại chịu ca ngợi người đối đầu
với họ cả. Đồng thời tạo nên một hình ảnh sống động của một “thủ lĩnh áo nâu” dưới
mắt của các em. Bên cạnh đó còn giáo dục cho các em lòng yêu nước, sự kiên trì và
lòng bao dung đối với những việc xảy ra xung quanh chúng ta. Dạy học không chỉ
truyền thụ cho các em kiến thức mà chúng ta những giáo viên dạy sử còn phải biết
kết hợp với giáo dục tư tưởng, giúp các em rèn luyện những đức tính để trở thành
một công dân có ích cho xã hội.
3.3.3 Sử dụng văn học, thơ ca.
Người xưa thường nói: “ Văn, sử bất phân” là nhấn mạnh tới mối quan hệ máu
thịt giữa các lĩnh vực nhận thức này. Dẫu rằng đặc trưng của văn học là hư cấu,
nhưng vẫn có thể nhận ra sự thực lịch sử đằng sau những tác phẩm văn học.
Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn biết tìm tòi, khám phá để có kiến thức về xã
hội, đặc biệt những bài văn thơ liên quan đến bài học lịch sử nói chung và nhân vật
lịch sử nói riêng. Hơn nữa giáo viên cũng cần biết sử dụng kiến thức đúng lúc, đúng
chỗ, biết vận dụng và kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tạo cho học sinh có cái nhìn
tổng quát nhiều chiều trên phương diện lịch sử. Một điều tôi nhận thấy rằng: thường
các nhân vật lịch sử lại chính là đề tài cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ sáng tác.
Ví dụ khi giảng về “ Khởi nghĩa Hương Khê” giáo viên sẽ dùng bài thơ “Lâm
chung thời tác” để khắc học cho các em thấy được tấm lòng của Phan Đình Phùng
giành cho dân, cho nước cùng với một quyết tâm chống giặc mạnh mẽ, không ngại
gian khổ, hi sinh.
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh sau một thời gian chiến đấu với giặc Pháp, do
thiếu thốn về thuốc men nên bệnh của Phan Đình Phùng ngày cảng trở nặng. Biết
mình không qua khỏi ông đã căn dặn gắng chờ đợi thời cơ mà đánh giặc. Sau đó ông
viết bài thơ “Lâm chung thời tác”, chừng ba khắc sau thì ông mất.
11
LÂM CHUNG THỜI TÁC
Nhung trường phụng mệnh thập canh đông
Võ lượt do nhiên vị tấn công
Cùng hộ ngao thiên nan trạch nhạn
Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong
Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại.
Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung
Trách vọng dũ lang ưu dũ trọng
Tướng môn thâm tự quý anh hùng.
Dịch nghĩa
THƠ LÀM PHÚT LÂM CHUNG
Mười năm vâng chiếu cầm quân
Quân cơ võ lượt đâu phần tấu công?
Dân như nhạn đói kêu sương
Quân thù như kiến như ông tụ về.
Vua còn lội suối trèo khe
Dân làng chốn chốn đầy khê lửa nồng.
Ngày đêm canh cánh bên lòng
Tướng môn luống thẹn, anh hùng thuở xưa.
Bài thơ “Lâm Chung Thời Tác”, đã cho thấy tấm lòng luôn hướng về đất nước
của ông, không bao giờ tắt. Dù đã gây cho địch nhiều tổn thất nhưng ông không hề
kiêu ngạo. Dù hơi sắp tàn nhưng lòng yêu nước thương dân vẫn không hề suy giảm.
Bài thơ tuy ngắn nhưng đã nói lên được tâm tư của một người có tấm lòng yêu nước
nhưng lại không đủ sức để bảo vệ yên bình cho đất nước, đem lại cuộc sống ấm no
cho nhân dân.
Đọc bài thơ cho các em nghe để các em hiểu được người xưa không chỉ biết đánh
trận mà còn có tâm hồn thơ ca rất phong phú, họ luôn mượn lời thơ, ý nhạc để nói lên
tâm sự của mình và Phan Đình Phùng cũng không ngoại lệ trước lúc nhắm mắt ông
cũng đã trút cạn bầu tâm sự của mình vào bài thơ “Lâm chung thời tác”.
Qua những bài thơ như vậy các em sẽ hiểu được rằng học sử và hiểu được sử
không quá khó và cũng không phải nhớ theo kiểu học vẹt. Cần phải tự mình tìm hiểu
và trao dồi thêm rất nhiều, lịch sử không chỉ có những ngày, tháng, năm mà còn có
sự bay bổng trong thơ. Khi hiểu được vấn đề này thì tự động các em sẽ yêu thích lịch
sử, muốn tìm hiểu những điều thú vị ẩn chứa trong những trang sử vốn được các em
cho là khô khan, khó hiểu, khó học. Làm được như vậy thì môn sử sẽ không còn là
nổi ám ảnh đối với các em mà nó sẽ trở thành niềm đam mê, đam mê khám phá và
học những cái hay của nó.
12
Hay khi giảng về Phan Châu Trinh ở mục 3: “ Cuộc vận động Duy tân và phong
trào chống thuế ở Trung Kì” giáo viên có thể khắc họa cho các em thấy được ở Ông
luôn có hồn thơ dạt dào thông qua đó giúp cho các em hiểu và cảm phục hơn đối với
Phan Châu Trinh, một con người có tư tưởng tiến bộ.
Khi bị giam ở nhà tù Côn Đảo Phan Châu Trinh đã gặp được một người bạn là
Huỳnh Thúc Kháng. Hai người rất thân với nhau xem nhau như huynh đệ. Huỳnh
Thúc Kháng rất mến mộ tài làm thơ của ông, ngay cả khi bị xiềng xích thì hồn thơ
của ông vẫn dạt dào cảm xúc. Điển hình cho những bài thơ được ông sáng tác trên
đảo có hai bài thơ được làm bằng chữ quốc ngữ. Đó là “Đập đá ở Côn Lôn” và
“Côn Lôn tức cảnh”.
Một hôm trong lúc trò chuyện ông đã đọc cho Huỳnh Thúc Kháng nghe cả hai
bài thơ này. Nội dung của hai bài thơ đó như sau:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời, khi lỡ bước
Gian nan chi việc con con.
CÔN LÔN TỨC CẢNH
Biển dâu biến đổi mấy thu đông
Cụm núi Côn Lôn vẫn đứng trông
Bốn mặt giày vò, oai sóng gió
Một mình che chở, tội non sông
Cỏ hoa đất nảy cây trăm thước
Rồng cá trời riêng biển một vùng
Nước biển non xanh thiêng chẳng nhẽ
Gian nan, xin độ khách anh hùng……
Từ khi Phan Châu Trinh được đưa đến Côn Đảo đã làm cho tinh thần đấu tranh
của anh em ở đây dâng cao hơn. Không chỉ trong tù mà cả bên ngoài cũng có rất
nhiều cuộc biểu tình, bãi công, bãi thị… đòi phải thả Phan Châu Trinh. Dù không
muốn nhưng dưới áp lực của quần chúng nhân dân thì bọn Pháp cũng phải ra lệnh thả
cụ Phan.
13
Thông qua những bài thơ giúp các em hiểu thêm về Phan Chu Trinh. Dựa vào
Pháp để cứu nước nhưng tấm lòng vì dân, vì nước của ông thì không thể nào phủ
nhậnđược. Ở tù nhưng tư tưởng của ông thì vẫn thoáng chứ không hề bị nao lòng hay
gò bó gì về tư tưởng. Những bài thơ trên phần nào đó sẽ giúp cho các em hình thành
tinh thần yêu nước từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Khi đọc các bài thơ trên ta sẽ giúp cho các em nhìn thấy được khí phách của một
nhà cải cách ra sao. Dù đã lâm vào cảnh tù tội nhưng ông vẫn hiên ngang không hề
khiếp sợ, hơn thế nữa đó là một tinh thần quả cảm, lạc quan, tràn đầy hi vọng. Ta
cũng nhấn mạnh cho các em thấy được sức ảnh hưởng của Phan Châu Trinh đối với
mọi người, ở tù thật nhưng mà họ vẫn nghe đến thơ và tư tưởng cải cách của ông, tất
cả mọi người đều rất khâm phục ông và thời gian ông ở Côn Đảo đã càng tiếp thêm
sức mạnh cho mọi người đấu tranh. Đọc những bài thơ đó ta thấy được một tình yêu
nước dạt dào của ông. Dù trong thời gian ở tù nhưng ý chí của ông vẫn không bị
lung lay.
3.3.4. Sử dụng truyện kể
Cùng với Nguyễn Tri Phương thì Hoàng Diệu cũng là người đã quyết sống chết
với giặc để giữ thành Hà Nội. Hoàng Diệu vốn nổi tiếng là một vị quan thanh liêm
chính trực, hết lòng vì dân, vì nước. Vì thế ông rất được lòng của vua Tự Đức. Khi
được giao trọng trách giữ thành Hà Nội Hoàng Diệu đã dồn hết tâm sức của mình để
chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu với giặc Pháp. Vì ông biết rất rõ dã tâm của Pháp.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai đã gửi tối hậu cho Tổng đốc
Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện. Để cho các em thấy
được Hoàng Diệu đã chiến đấu như thế nào để bảo vệ thành Hà Nội thì tôi sẽ sử dụng
một câu chuyện kể. Qua câu chuyện này sẽ giúp cho các hình thành được lòng yêu
nước và biết ơn những người đã dùng chính máu của mình để viết lên những trang
sử vẻ vang cho dân tộc Việt Nam. Khi nghe xong câu chuyện này thì khi nhắc đến
thành Hà Nội các em sẽ nghĩ ngay đến Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu,
hai người đã dùng hết tâm sức của mình để bảo vệ thành Hà Nội.
HOÀNG DIỆU TỬ TIẾT VỚI THÀNH HÀ NỘI
Đỗ cử nhân 20 tuổi và phó bảng năm 25 tuổi, Hoàng Diệu chưa đầy 50 tuổi đã
lên đến Thượng thư bộ binh. Chính lúc ông đang giữ chức vụ quan trọng này thì
được Tự Đức sai ra Bắc làm tổng đốc Hà Ninh để đối phó với thực dân Pháp. Đường
lối của Tự Đức là thỏa hiệp với Pháp, dựa vào lực lượng quân đội Pháp để bảo đảm
trật tự an ninh. Nhưng Hoàng Diệu trong thâm tâm của mình lại nghĩ rằng đường lối
ấy sẽ dẫn đến mất cả Bắc Kì lẫn Trung Kì. Cho nên khi ra Hà Nội, ông rất quan tâm
đến công việc phòng thủ nhất là đối với nội thành Hà Nội.
Công cuộc phòng thủ đang tiến hành thì mờ sáng ngày 20/4/1882, Hoàng Diệu
nhận được tối hậu thư của tên đại tá Hen-ri Ri-vi-e-rơ (Henri Riviere), được bọn thực
14
dân Pháp ở Sài Gòn giao trách nhiệm chỉ huy cuộc đánh chiếm thành Hà Nội lần
này:“Tôi yêu cầu phải giao thành theo những điều kiện dưới đây: Ngay ngày hôm
nay tiếp được thư này ông phải ra lệnh cho quân đội của ông rời khỏi thành sau khi
đã hạ khí giới và mở cửa thành. Để cho tôi tin rằng ông thực hiện những điều đó, ông
phải nộp mình cho tôi và cả các ông tuần phủ, bố chánh, án sát, đề đốc, chánh, phó
lãnh binh cũng đều phải nộp mình ở dinh bản chức đúng 8 giờ sáng.”
Bức thư láo xược này làm cho Hoàng Diệu vô cùng căm tức, nhưng ông vẫn
bình tĩnh cho triệu tập ngay các quan văn võ lại để bàn việc giữ thành. Mọi người có
mặt đều thề thà chết, chứ nhất định không đầu hàng. Nhằm tranh thủ thêm thời gian
đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị kháng chiến, Hoàng Diệu lập tức cử án sát Tôn Thất
Bá đi gặp Ri-vi-e đề nghị hoãn trả lời một hôm. Nhưng Tôn Thất Bá vừa ra khỏi cửa
thành thì giặc Pháp nổ súng ngay và bộ binh của chúng ở dưới sông Hồng nã hàng
loạt đại bác vào thành.
Ngay từ phát súng đầu tiên của giặc, Hoàng Diệu mặc dù đang ốm vẫn lập tức
cùng tuần phủ Hoàng Hữu Xứng dẫn đầu tướng sĩ xông lên mặt thành bố trí chống
giữ. Ông ra lệnh đóng chặt cửa Đông và cửa Bắc, dồn quân vào cửa phía Nam và cửa
Tây và tuyên bố ai giết được giặc sẽ được thưởng vàng bạc, giết được càng nhiều
phần thưởng càng lớn.
Thừa thế bên trong thành đang rối ren, quân Pháp dồn lực lượng vào đánh phá
cửa thành phía Đông và phía Tây bằng đạn đại bác và thuốc nổ.Phá được cửa thành
rồi, giặc ồ ạt kéo vào như nước chảy. Thấy thành lâm nguy, Bố chánh Phạm Văn
Tuyển, đề đốc Lê Văn Trinh bỏ chạy trước… thế là quân lính rối loạn và tan rã…
Đau lòng nhìn thấy thảm cảnh ấy, Hoàng Diệu quay về dinh, mặc triều phục
chỉnh tề, đi vào hành cung bái vọng và khóc “sức thần đã hết”. Sau đó Hoàng Diệu
đến Võ Miếu thắt cổ tự tử.
Qua câu chuyện kể trên giúp cho các em hiểu thêm về người anh hùng Hoàng
Diệu. Ông đã dùng cả cuộc đời của mình để phụng sự cho đất nước, khi mất thành
ông đã tự vẫn để giữ tấm lòng trung của mình. Từ đó giúp các em học hỏi và rèn
luyện tinh thần yêu nước.
Hoàng Diệu nổi tiếng nhất là trận đánh giữ thành Hà Nội và đã tự vẫn theo thành,
người đời sau hay ví von ông như sau “Thành còn người còn, thành mất người mất”
đó chính là nét đặc trưng và đáng trân trọng nhất đối với nhân vật anh hùng Hoàng
Diệu. Chính vì lí do đó mà thay vì phân tích bức hình trong sách giáo khoa thì tôi sẽ
kể các em nghe câu chuyện này để các em thấy được ý chí quật cường của ông cũng
như là giáo dục cho các em tấm lòng yêu nước.
Hoặc khi giảng về phong trào Đông du, để các em hiểu rõ hơn về thời gian hoạt
động của Phan Bội Châu khi ở Trung Quốc tôi sẽ kể một câu chuyện khi ông bị bắt
giam ở Quảng Châu trong lúc đang chuẩn bị cho nghĩa quân trở về nước.
15
ĐỒNG HƯƠNG
Khi Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng đã chuẩn bị xong cho việc đưa nghĩa quân
về nước thì ở Quảng Châu lại có biến làm cho hai người rất lo lắng. Vì đây là nơi mà
nghĩa quân tập trung đông nhất. Cuối cùng thì lo lắng của họ cũng thành sự thật,
Long Tế Quang lên nắm quyền đã cho bắt giam Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng.
Dù ở trong tù nhưng khí phách của Phan Bội Châu hiên ngang điềm tĩnh mà giải
quyết tất cả các vấn đề.
Ý chí, khí phách của ông được thể hiện rõ qua cuộc đối thoại giữa ông với viên
thanh tra hình sự được Long Tế Quang cử đến hỏi cung. Hắn hỏi:
- Ông là người Việt Nam, sắm vũ khí ở đất Trung Hoa là có ý gì?
Phan Bội Châu nói:
- Tôi ở đất Trung Hoa đâu chỉ mới một vài ngày, đâu chỉ có một mình. Ai ở Quảng
Đông mà chẳng biết rõ mục đích của chúng tôi. Chúng tôi sắm vũ khí là lo phục
quốc, đánh đuổi kẻ xâm lược ra khỏi nước chúng tôi. Có độc lập, tự chủ rồi, chúng
tôi sẽ đưa đất nước mình sánh vai cùng năm châu bốn biển.
Viên thanh tra trẻ mặt lạnh như tiền, khẽ hỏi:
- Ông không sợ chết ư?
Phan Bội Châu cười vang trả lời:
- Đã làm cách mạng thì đâu có sợ chết! Tôi xin đọc một lời di mệnh của một đồng
chí của chúng tôi trước khi bị giặc Pháp bắn để ông nghe: “Yêu nước có tội gì? Chỉ
có tinh thần là chẳng chết! Đánh tây chưa được. Nguyện đem tâm sự gửi đời sau...”
Sau khi hỏi cung được vài ngày thì Long Tế Quang đã cho thả họ ra. Có lẽ chính
những lời đanh thép với một lòng yêu nước, thương dân được Phan Bội Châu nói
một cách hung hồn, mạnh mẽ đã có tác dụng. Ngồi trong tù một thời gian làm cho
sức khỏe ông không được tốt lắm nhưng điều đầu tiên ông nghĩ đến không phải nghĩ
ngơi dưỡng sức mà là phải về xem xét tình hình của anh em ở hội.
Qua câu chuyện này giúp các em hiểu rỏ hơn về Phan Bội Châu. Dù phải ngồi tù
nhưng lòng ông không hề khiếp sợ mà luôn tỏ ra tự tin trước mặt của kẻ thù. Mặc dù
ngồi tù nhưng lòng ông vẫn hướng về việc cứu nước, cứu dân. Đó là nỗi lo không lúc
nào nguôi trong lòng của Phan Bội Châu.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm học sinh chưa hăng say học tập,
chất lượng giáo dục môn học còn thấp đặc biệt là các em nhớ các nhân vật lịch sử
còn ít.
Tình trạng học sinh “học vẹt,” “học tủ” bằng những sự kiện lịch sử khô khan cũng
diễn ra rất phổ biến. Trong đó việc học sinh nhận thức về các nhân vật lịch sử tỏ ra
rất mơ hồ. Ngay cả nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng vĩ đại như chủ tịch Hồ Chí
16
Minh một số học sinh vẫn còn rất mơ hồ: có học sinh lớp 9 còn cho rằng Nguyễn Ái
Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau. Hay Nguyễn Huệ - Quang Trung là
hai anh em ruột…
Được biểu hiện rõ ở bảng tích kê sau:
Lớp
Tổng số
Điểm dưới 5
Từ điểm 5 đến
Từ điểm 8 đến 10
HS
dưới 8
SL
%
SL
%
SL
%
9
25,7
18
51,4
8
22,9
8
35
4.2. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này
vào các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan trong các năm học.
Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình sách giáo khoa và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có
hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng
thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển
kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn.
Chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn được nâng cao, luôn bảo đảm
được tính ổn định và có chiều hướng phát triển.
Kết quả cụ thể như sau : `
Tổng số
Điểm dưới 5
Từ điểm 5 đến dưới 8
Từ điểm 8 đến 10
HS
SL
%
SL
%
SL
%
4
11,4
20
57,1
11
31,5
35
Việc áp dụng chuyên đề này theo chúng tôi là rất phù hợp với đối tượng học sinh
ở độ tuổi THCS và trên địa bàn toàn huyện, điều này sẽ giúp các em tiếp cận tốt nhất,
hiệu quả nhất bài học lịch sử, các em sẽ nắm rõ nhân vật lịch sử kích thích tối đa khả
năng khám phá của các em và từ đó sẽ giúp các em hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân
tộc và nhân loại.
Vì vậy việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có vai trò to lớn trong dạy học
lịch sử là còn đường ngắn nhất giúp học sinh không quay lưng lại với môn học có sứ
mệnh cao quý này. Đây chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ nội dung bài giảng lịch
sử, góp phần kích thích tạo nên sự tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động dạyhọc thông qua đó hình thành cho các em thái độ, tư tưởng tình cảm góp phần quan
trọng trong việc hoàn thiện nhân cách. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này
học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích
môn học này hơn.
17
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Lịch sử vốn đã không được mềm mại nên khi dạy người giáo viên cần chú ý sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một tiết dạy để có thế thu hút sự chú ý của
học sinh hơn. Thay vì người giáo viên cứ thao thao nói rồi đọc nội dung cho các em
chép vào thì có thể đặt các câu hỏi phát vấn để có sự giao lưu, tương tác giữa thầy và
trò trong một tiết học. Giáo viên cần phải gợi mở vấn đề để các em tự tìm hiểu như
vậy sẽ nhớ lâu hơn, kích thích được sự hứng thú, say mê đối với môn sử.
Hiện nay khi học xong và khi được hỏi bất ngờ về một nhân vật nào đó thì hầu như
các em đều không nhớ được những nét đặc trưng, nổi bật của nhân vật. Dẫn đến tình
trạng như vậy một phần cũng là do khi dạy người giáo viên không chú ý nhiều đến
việc tìm cách giúp cho các em khắc họa được hình ảnh của nhân vật đó. Vì thế mà
người giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa về việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu
có liên quan đến các nhân vật mà mình sẽ giảng dạy để giúp cho các em dễ nhớ và
nhớ lâu hơn.
Cùng với các phương pháp giảng dạy khác, phương pháp tạo biểu tượng là một
phương pháp cần thiết và quan trọng trong giảng dạy. Nó vừa minh họa cho nội dung
bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp học sinh thực hiện tốt các
hoạt động trong học tập nhằm đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng của từng tiết học
đặt ra.
Trong thực tế dạy học hiện nay ở các trường phổ thông, các phương pháp giảng
dạy còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp hài hòa với nhau, khi giáo viên sử dụng
phương pháp tạo biểu tượng vào việc giảng dạy kết hợp các phương pháp khác như:
vấn đáp, tường thuật, miêu tả….. thì đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy hiệu
quả không phải là 100% nhưng cũng đã một phần nào đó thực hiện được những yêu
cầu cơ bản của một tiết dạy.
Vì thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ mạnh
dạn trình bày quan điểm của mình trong việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử ở
chương trình lịch sử lớp 8 góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp
giáo viên và học sinh trường THCS Hoàng Giang nói riêng, các đồng nghiệp và học
sinh trường bạn nói chung thực hiện phương pháp này để phát huy tính tích cực của
học sinh đạt hiệu quả hơn.
Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của
việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm,
khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
18
2. Kiến nghị
Trong những năm gần đây, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức trao giải học
sinh giỏi môn Lịch sử trong các trường trung học phổ thông trên toàn quốc, trong đó
có những em yêu và hiểu lịch sử Việt Nam, viết và nói về lịch sử Việt Nam hay đến
nỗi các thầy giáo, cô giáo rất tự hào và khâm phục. Không những vậy, hiện nay, ở
nước ta có một thực tế là ngoài các cơ quan Nhà nước có chức năng nghiên cứu và
biên soạn lịch sử, các địa phương, dòng họ, người dân yêu lịch sử cũng đều viết sử.
Dưới góc độ xã hội, phải chăng đó là hành động thể hiện lòng yêu quý, kính trọng
lịch sử của người dân Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam rất phong phú, hấp dẫn và đáng tự hào, trong khi việc tuyên
truyền lịch sử dân tộc đến nhân dân với nhiều kênh khác nhau (như sách truyện, báo
viết, báo điện tử, đài truyền hình, phim ảnh, tham quan...) còn hạn chế. Không ít
người Việt Nam hiểu lịch sử nước ngoài hơn lịch sử nước nhà. Yêu lịch sử dân tộc
không đồng nhất với việc học giỏi môn Lịch sử. Cơ hội tìm việc làm cho cử nhân
ngành sử rất hiếm hoi, thu nhập và địa vị của giáo viên hay cán bộ nghiên cứu khoa
học lịch sử quá thấp so với xã hội, v.v.
Từ sự phân tích nói trên, để học sinh yêu thích môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đưa ra
một số kiến nghị sau:
* Đối với giáo viên
- Với những vấn đề từ thực tế đặt ra người giáo viên cần phải trao dồi thêm kiến
thức chuyên môn, tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp dạy hay. Kết hợp việc
truyền tải nội dung với kể chuyện lịch sử, kết hợp giữa việc dạy theo giáo trình với
việc minh họa bằng sơ đồ, biểu đồ, tranh, ảnh; kết hợp giữa việc dạy lịch sử Việt
Nam với lịch sử thế giới, lịch sử quốc gia và lịch sử địa phương; kết hợp giữa việc
học trên lớp với việc tham quan, thực tế….
- Không phải trường nào cũng có thư viện để chứa đầy đủ những tài liệu nên
người giáo viên cần phải tự trang bị cho mình một tủ sách cá nhân để nâng cao hiểu
biết của mình không chỉ về mặt chuyên môn mà cả những kiến thức trong xã hội. Khi
có được nhiều kiến thức như vậy người giáo viên sẽ cảm thấy tự tin khi đứng lớp và
làm cho tiết dạy của mình trở nên linh hoạt, lôi cuốn học sinh.
Hiện nay không có phương pháp nào được xem là tối ưu nhất nên người giáo
viên không thể chỉ sử dụng có một phương pháp duy nhất, mà phải biết linh hoạt kết
hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy.
* Đối với các ban nghành
- Các cơ quan có trách nhiệm cần đặt môn Lịch sử đúng với vị trí của nó trong xã
hội, từ đó có chính sách phù hợp đối với việc học môn này trong nhà trường và với
việc sử dụng cán bộ ngành khoa học Lịch sử. Ðây là biện pháp đầu tiên mang tính vĩ
mô, khuyến khích việc học sinh yêu thích và theo học môn Lịch sử.
19
- Về chương trình và thi cử, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần bố trí chương trình hợp lý
trong hệ thống các môn học. Ðặt môn Lịch sử là một trong những môn cơ bản như
Toán, Văn; tăng tiết học hợp lý cho môn này.
- Về giáo trình, giảm yêu cầu kiến thức so với chương trình đã ban hành và theo đó
là giảm nội dung, chắt lọc những vấn đề cơ bản mang tính cốt lõi và xuyên suốt của
lịch sử Việt Nam hạn chế những vấn đề, nhân vật, sự kiện không tiêu biểu, mang tính
tiểu tiết. Theo từng lớp, từng cấp tương đương với lứa tuổi của học sinh để soạn giáo
trình, bài giảng cho phù hợp cả về nội dung lẫn ngôn ngữ, tránh tình trạng nội dung
sách giáo khoa phổ thông là rút gọn của chương trình đại học.
- Về việc ra đề thi, cần bám sát nội dung học và phù hợp với trình độ và lứa tuổi
của học sinh. Ðề thi phải rõ ràng, chính xác, tránh tình trạng đề bài có nhiều cách
làm, trong khi đáp án chỉ có một.
Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn và dĩ nhiên là rất yêu và
quý trọng lịch sử nước nhà. Thế hệ trẻ ngày nay đang tiên phong và tham gia tích cực
các phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào hướng về biên giới, hải đảo, tiến
quân mạnh mẽ vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Với lòng tự hào dân tộc, những chủ
nhân tương lai của đất nước chắc chắn sẽ viết tiếp những trang sử hào hùng của dân
tộc, sẽ bảo vệ vững chắc nền độc lập, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam giàu, mạnh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch
sử. Hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong
được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Con đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tôi tin rằng với sự
tận tụy, lòng yêu nghề, mến trẻ, người giáo viên sẽ luôn tìm tòi những điều lí thú để
đưa thế hệ trẻ trở về quá khứ một cách sống động và hướng đến tương lai là những
con người toàn diện.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS
Hoàng Giang đã giúp tôi hoàn thành đề tài này!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nông Cống, ngày 20/03/2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình không sao chép nội dung
của người khác .
Người thực hiện
Phan Thị Kiều Linh
20
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Hoàng Diệu (1829-1882)
Hàm Nghi ( 1870- 1943)
Tôn Thất Thuyết ( 1835 – 1913)
21
Phan Đình Phùng(1897- 1895)
Phan Bội Châu (1867 – 1940)
Hoàng Hoa Thám ( 1851- 1913)
Phan Châu Trinh (1872- 1926)
22
MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Tên mục
Trang
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Giải pháp và tổ chức thực hiện
Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giáo dục
học sinh
Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng lịch sử
Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận
Kiến nghị
1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
6
7
15
17
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu
Tác giả
Nhà xuất bản
23
1
4
Hành trình cứu nước của Bác
Hồ
Kể Chuyện Lịch Sử Nước Nhà
dành cho học sinh thời kì chống
thực dân Pháp,
Một số chuyên đề phương pháp
dạy học lịch sử
Một số vấn đề về Lịch sử
5
6
7
Phương pháp dạy học lịch sử
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8
Sách giáo viên Lịch sử lớp 8
2
3
Đức Vượng,Nguyễn
Văn Khoan
Ngô Văn Phú
Nxb Sự thật, HN,
1990
Nhà xuất bản trẻ.
Phan Ngọc Liên
Nxb ĐHQGHN
Trường Đại học sư NXB Đại học quốc
phạm Hà Nội
gia Hà Nội
Phan Ngọc Liên
Nxb giáo dục
Bộ giáo dục và đào tạo Nxb giáo dục
Bộ giáo dục và đào tạo Nxb giáo dục
24
25