Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm mũi xoang tái phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Tổng quan về viêm mũi xoang..................................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu về viêm mũi xoang tái phát sau phẫu thuật..........13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................16
2.3. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.........................................................17
2.5. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................17
2.6. Các biến số nghiên cứu............................................................................19
2.7. Xử lý và phân tích dữ kiện......................................................................22
2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số...............23
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ......................................................................................25
3.1. Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..........................................25
3.2. Đặc điểm lâm sàng..................................................................................27
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng............................................................................30
3.4. Tiền sử và các yếu tố liên quan...............................................................34
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...................................................................................36
4.1. Bàn luận về đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu...........................36
4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng của vmx tái phát sau phẫu thuật...........38
4.3. Bàn luận về đặc điểm cận lâm sàng.........................................................42


4.4. Bàn luận về các yếu tố liên quan.............................................................43
KẾT LUẬN..........................................................................................................47


KIẾN NGHỊ.........................................................................................................48


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VMX: Viêm mũi xoang.
VMXMT: Viêm mũi xoang mạn tính.
TMH: Tai mũi họng.
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
CDC: Center for Disease Control and Prevention.
ESS: Endoscopic Sinus Surgery.
FESS: Functional Endoscopic Sinus Surgery.
OMC: Ostiomeatal complex
EPOS: European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps.
IDSA: Infectious Diseases Society of America.
GERD: Gastroesophageal reflux disease.

DANH MỤC BẢN


Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn.......................................26
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.............................................26
Bảng 3.3. Phân bố lý do vào viện của bệnh nhân............................................27
Bảng 3.5. Phân bố tỉ lệ thời gian mắc bệnh theo từng nhóm..........................27
Bảng 3.6. Tỉ lệ thời gian tái phát sau phẫu thuật.............................................28
Bảng 3.7. Tỉ lệ diễn tiến của các triệu chứng sau phẫu thuật..........................28
Bảng 3.8. Tỉ lệ và mức độ của các triệu chứng chính.....................................29
Bảng 3.9. Tỉ lệ các triệu chứng khác...............................................................29
Bảng 3.10. Bảng mô tả tính chất dịch tiết.......................................................30
Bảng 3.11. Phân bố tỉ lệ diễn tiến của bệnh....................................................30
Bảng 3.12. Đặc điểm vách ngăn......................................................................31

Bảng 3.13. Đặc điểm các khe mũi...................................................................31
Bảng 3.14. Đặc điểm cuốn mũi giữa...............................................................32
Bảng 3.16. Đặc điểm mỏm móc......................................................................33
Bảng 3.17. Đặc điểm bóng sàng......................................................................33
Bảng 3.18. Phân bố tỉ lệ bệnh nhân có xịt rửa nước muối sau mổ..................34
Bảng 3.19. Bảng phân bố tỉ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn sau mổ.............34
Bảng 3.20. Bảng phân bố tỉ lệ các bệnh lý liên quan......................................34
Bảng 3.21. Bảng phân bố tỉ lệ yếu tố môi trường và thói quen hút thuốc, uống
rượu.................................................................................................................35

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ TH


Hình 1.1. Biểu mô lót niêm mạc mũi................................................................5
Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế gây viêm mũi xoang....................................................6
Hình 1.3. Vòng xoắn bệnh lý trong VMXMT...................................................7
Hình 2.1 Hệ thống nội soi Medtech................................................................17
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................18
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.............................................25
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính...............................................25


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang (VMX) là một trong những bệnh lý thường gặp nhất
của chuyên ngành Tai Mũi Họng. Tại Hoa Kỳ, quốc gia có nền kinh tế lớn
nhất thế giới, tần suất viêm mũi xoang ở người lớn còn cao, chiếm 13% dân
số [27]. Viêm mũi xoang bao gồm viêm mũi xoang cấp, bán cấp và viêm mũi
xoang mạn. Trong số đó, viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) gây tốn kém

và khó chịu kéo dài cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến chất lượng sống của họ
trong thời gian dài. Theo nghiên cứu của Bhattacharyya và cộng sự năm 2007
trên 4,4 triệu bệnh nhân VMXMT thì: trong năm trước khi bệnh nhân được
phẫu thuật nội soi mũi xoang (Functional endoscopic sinus surgery: FESS)
chi phí chăm sóc bệnh nhân trung bình là 2.449 đôla/người, còn chi phí của
FESS cộng với 45 ngày điều trị sau phẫu thuật là 7.726 đôla/người [19]. Cộng
chi phí lại thì việc điều trị tiêu tốn trung bình hơn 10.000 đôla/người. Tại Việt
Nam hiện chưa có nghiên cứu toàn quốc về tỉ lệ viêm mũi xoang mạn tính.
Một số nghiên cứu tại cộng đồng địa phương cho thấy: 40,3% là tỉ lệ bị viêm
mũi xoang trong cộng đồng người Ê-đê Tây Nguyên [11], 11,8% là tỉ lệ người
lớn bị VMX mạn tính tại Cà Mau [2] và 17% là tỉ lệ bệnh nhân VMX mạn
tính đến khám tại TP. Hồ Chí Minh [1].
Phẫu thuật nội soi chức năng xoang (FESS) ra đời từ những năm 80 của
thế kỷ XX với những đóng góp to lớn của Messerklinger, Wigand rồi về sau là
Stamberger, Kennedy. FESS đã đánh dấu bước tiến mới của y học trong việc
điều trị viêm mũi xoang với mục tiêu giải quyết vòng xoắn bệnh lý, bảo tồn
tối đa niêm mạc và tái lập chức năng sinh lý tự nhiên của xoang. FESS được
giới thiệu tại Việt Nam vào những năm đầu của thập niên 90 tại các cơ sở Tai
Mũi Họng hàng đầu như Viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Trung tâm Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh … và đến nay với sự phát triển mạnh mẽ của ống nội
soi cứng và kỹ thuật chụp CT sọ mặt, phẫu thuật này đã được triển khai ở


7

nhiều cơ sở tai mũi họng trên cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ.
Tuy FESS đem lại kết quả điều trị VMXMT rất tốt nhưng không đồng
nghĩa với việc chữa khỏi căn bệnh này. Sau phẫu thuật vẫn có trường hợp
bệnh nhân tái phát và quay trở lại phàn nàn với bác sĩ điều trị. Làm thế nào để

hạn chế thấp nhất những yếu tố gây tái phát luôn là câu hỏi gây băn khoăn
cho người bác sỹ điều trị.
Trước đây đã có những nghiên cứu về vấn đề này như: Nghiên cứu của
Vũ Hải Long, Nguyễn Hữu Khôi (2005), nghiên cứu của Phạm Kiên Hữu
(2008), nghiên cứu của Phạm Kiên Hữu, Văn Thị Hải Hà (2007). Những kết
quả mà các tác giả đạt được rất có giá trị tuy nhiên mỗi nghiên cứu chỉ đóng
góp một phần của vấn đề chính cần giải đáp như triệu chứng, yếu tố ảnh
hưởng … Nhằm góp phần giải đáp những vấn đề đã nêu một cách đầy đủ, bao
quát thì một nghiên cứu vể đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố
liên quan của bệnh viêm mũi xoang tái phát sau phẫu thuật FESS là cần thiết.
Bên cạnh đó việc tiến hành nghiên cứu cũng góp phần đưa ra những khuyến
cáo cho bệnh nhân nhằm làm giảm tỉ lệ tái phát cũng như cung cấp thông tin
hỗ trợ công tác chẩn đoán bệnh lý VMXMT tái phát cho các bác sỹ chuyên
khoa TMH.
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm mũi xoang tái phát tại bệnh viện Tai
Mũi Họng Cần Thơ năm 2014 – 2015”.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu các yếu tố liên quan
trên bệnh nhân viêm mũi xoang tái phát.
- Mô tả các đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm mũi xoang tái
phát.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM MŨI XOANG.
1.1.1. Giải phẫu mũi.
Mũi là phần đầu của đường hô hấp, gồm mũi ngoài và hốc mũi [8].

1.1.1.1. Mũi ngoài
Hơi giống hình tháp ba cạnh gồm các cấu trúc: xương, sụn, phần mềm.
Cực trên tiếp giáp với xương trán gọi là rễ mũi, phần gồ lên đi xuống dưới và
ra trước gọi là sống mũi. Phía trước và bên của mũi ngoài là cánh mũi. Hai lỗ
mũi trước là phần nằm ở dưới cùng.
1.1.1.2. Hốc mũi
Liên quan kế cận với hộp sọ, hốc mắt, họng, mũi miệng.
Vách ngăn mũi chia hốc mũi thành hai nửa. Phần sau trên của vách ngăn
là xương hợp bởi xương lá mía và mảnh thẳng của xương sàng. Phần trước
của vách ngăn là sụn tứ giác.
Thành ngoài của hốc mũi được cấu tạo bởi xương mũi, mỏm trán và mặt
mũi của xương hàm trên, xương lệ, xương sàng, xương khẩu cái và cánh
xương bướm.
Ở thành này có ba cuốn mũi. Tương ứng với ba cuốn có ba khe mũi. Từ
thấp đến cao có cuốn mũi dưới, cuốn mũi giữa và cuốn mũi trên và các khe
mũi dưới, khe mũi giữa và khe mũi trên.
- Ở khe mũi dưới có lỗ đổ ra mũi của ống lệ mũi.
- Khe giữa có ba phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là đê mũi (Agger
Nasi), mỏm móc (Proceussus Uncinatus) và bóng sàng (Bulla
Ethmoidalis). Ở khe mũi giữa có lỗ thông vào xoang hàm, xoang sàng
trước và xoang trán tạo nên đơn vị lỗ thông ngách (Ostio Meatal Unit)


9

hay phức hợp lỗ thông mũi xoang, là nơi rất quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh viêm xoang cũng như phẫu thuật nội soi mũi xoang [6].
- Ở khe mũi trên có lỗ thông với xoang sàng sau và xoang bướm.
1.1.2. Giải phẫu xoang [12].
Các xoang là các hốc rỗng nằm trong khối xương mặt, bao quanh hốc

mũi. Xoang được chia thành 2 nhóm dựa vào tính chất giải phẫu học và bệnh
học.
Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm trên và nhóm các tế bào
sàng trước đều đổ ra ngách mũi giữa, sau đó niêm dịch vượt qua mặt trong
cuốn mũi giữa ở phần sau để đổ vào họng mũi. Vùng này mở thông ra ngoài,
dễ bị nhiễm khuẩn và dễ gây ra biến chứng mắt. Xoang trước có lỗ thông với
hốc mũi rộng, lại liên quan nhiều đến các răng hàm trên nên các xoang trước
thường bị viêm cấp tính thể nhiễm khuẩn, mủ và các triệu chứng biểu hiện ở
phía trước (như đau ở mặt, chảy mủ ra ở cửa mũi trước, xì mũi ra mủ..).
Nhóm xoang sau: gồm xoang bướm và nhóm các tế bào sàng sau. Xoang
sàng sau và xoang bướm ở sâu dưới nền sọ, liên quan tới phần sau ổ mắt, dây
thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch hang, tuyến yên. Xoang sàng sau đổ ra
ngách mũi trên, xoang bướm đổ ra vùng khứu giác của hố mũi nên dịch xuất
tiết thường chảy xuống họng.
1.1.3. Thần kinh và mạch máu.
1.1.3.1. Thần kinh.
Thần kinh khứu giác.
Thần kinh cảm giác do dây V chi phối.
Thần kinh thực vật do hạch bướm khẩu cái chi phối.
1.1.3.2. Mạch máu.
Xuất phát từ 2 nguồn mạch máu chính sau đây:


10

Động mạch cảnh ngoài: động mạch bướm khẩu cái là nhánh của động
mạch hàm trong. Động mạch khẩu cái lên là nhánh của động mạch mặt.
Động mạch cảnh trong: động mạch sàng trước và động mạch sàng sau là
nhánh của động mạch mắt.
1.1.4. Sơ lược sinh lý mũi – xoang.

Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng hô hấp (làm ẩm, làm ấm
và làm sạch không khí với sự tham gia của hệ thống nhầy – lông chuyển),
ngửi và phát âm.
Chức năng của xoang:
- Lưu thông không khí.
- Dẫn lưu dịch.
1.1.5. Mô học.
- Biểu mô lót niêm mạc mũi là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển nhiều
tế bào goblet (tiết nhầy), dưới là lớp đệm niêm mạc giàu đám rối tĩnh
mạch và các tuyến tiết thanh – niêm dịch. Tế bào goblet và tuyến tạo
nên lớp nhầy đôi phủ lên niêm mạc mũi xoang gồm có chất nhầy và
thanh dịch chứa IgA [23].
- Biểu mô lót niêm mạc xoang là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển với
ít tế bào goblet và tuyến.
- Một số cấu trúc liên quan đến VMX: tế bào Haller, tế bào Agger nasi,
Concha Bullosa.


11

Hình 1.1. Biểu mô lót niêm mạc mũi
1.1.6. Sinh lý bệnh.
Có 3 yếu tố chủ yếu trong sinh lý bình thường của các xoang cạnh mũi
là: độ thông thoáng của phức hợp lỗ thông mũi xoang (OMC), chức năng lông
chuyển và chất lượng của sự chế tiết nhầy.
Lông chuyển đòi hỏi phải có dịch vừa phải để đập và hoạt động bình
thường. Môi trường lông chuyển bình thường được tạo bởi lớp nhầy đôi: lớp
nhầy nông quánh gọi là lớp gel và lớp thanh dịch bên dưới gọi là lớp sol.
Cơ chế gây viêm mũi xoang được tóm tắt qua hình 1.1.



12

Hậu quả của tắc phức hợp lỗ thông mũi xoang

Giảm oxy tế bào

Giãn mạch
nhầy

Rối loạn chức năng

Rối loạn chức

lông chuyển

năng tuyến

Tăng xuất tiết

Tù hãm bụi, vi

Dịch nhầy quánh (thay

khuẩn

đổi tính chất)

Ứ đọng dịch tiết, vi khuẩn viêm nhiễm
Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế gây viêm mũi xoang.



13

Dị ứng
Nhiễm trùng
Viêm

Bất thường giải phẫu Tắc nghẽn phức hợp
Ứ đọng dịch nhầy
lỗ thông xoang

Tắc nghẽn

Giảm oxy trong xoang
Tăng tiết nhầy
Giảm khứu, phù nề niêm

Tắc nghẽn xoang

mạc xoang, chảy mũi
Dịch
O2

Tắc ngách trán làm dịch nhầy

Sự tắc nghẽn làm giảm

chậm thoát ra ngoài


O2 trong xoang
Viêm xoang

Màng nhầy bị

mạn

viêm

Kháng sinh
Rửa xoang

Ứ đọng dịch tiết
nhiễm trùng gây
viêm xoang cấp

Giải quyết tắc
nghẽn và
nhiễm trùng

Hình 1.3. Vòng xoắn bệnh lý trong VMXMT [26]


14

1.1.7. Định nghĩa và phân loại viêm mũi xoang.
1.1.7.1. Định nghĩa: Theo EPOS 2012 (European Position Paper on
Rhinosinusitis and Nasal Polyposis) [20],[25].
Viêm mũi xoang người trưởng thành được định nghĩa:
- Tình trạng viêm của mũi và các xoang cạnh mũi đặc trưng bởi hai hay

nhiều triệu chứng, một trong số đó phải là nghẹt mũi/tắc mũi/sung
huyết hoặc là chảy mũi (trước/sau):
+ có hoặc không có đau/căng nặng mặt.
+ có hoặc không có giảm hay mất khứu.
Và có thể
- Dấu hiệu nội soi:
+ polyp mũi, và hoặc
+ chảy nhầy mủ tiên phát từ khe giữa, và/hoặc
+ phù nề/tắc nghẽn tiên phát ở khe giữa
Và/hoặc
- Những thay đổi trên CT scan: thay đổi niêm mạc vùng phức hợp lỗ
thông xoang và/hoặc trong các xoang.
- Mức độ trầm trọng của các triệu chứng theo EPOS được đánh giá theo
thang điểm tổng thể VAS (0 – 10 điểm).
Các triệu chứng VMX của bạn gây phiền toái như thế nào:
10 điểm
Không ảnh hưởng
- Nhẹ: VAS 0 – 3 điểm.
- Trung bình: VAS > 3 – 7 điểm.
- Nặng: VAS > 7 – 10 điểm.

Rất tệ


15

1.1.7.2. Phân loại.
Viêm mũi xoang cấp: khi các triệu chứng trên kéo dài dưới 12 tuần, có
các giai đoạn không triệu chứng nếu tái phát.
Viêm mũi xoang mạn dai dẳng: khi các triệu chứng kéo dài trên 12 tuần.

Viêm mũi xoang mạn tái phát: có từ 4 đợt viêm cấp/năm, mỗi đợt kéo
dài 7 – 10 ngày, và mất triệu chứng giữa các đợt viêm.
- Viêm mũi xoang mạn tái phát sau điều trị nội khoa: sau khi điều trị nội
khoa thích hợp nhưng các triệu chứng không giảm hoặc tăng lên.
- Viêm mũi xoang mạn tái phát sau phẫu thuật: sau phẫu thuật, các triệu
chứng không giảm hoặc tăng lên. Các phương pháp phẫu thuật: PT kinh
điển, FESS, RESS, …
- Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát viêm mũi xoang mạn
tính tái phát sau phẫu thuật nội soi mũi xoang (FESS).
1.1.8. Triệu chứng lâm sàng chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính.
Theo guidelines về viêm mũi xoang mạn tính của Canada: một chẩn
đoán VMXMT yêu cầu sự hiện diện của ít nhất 2 trong những triệu chứng
CPODS trong vòng 8 – 12 tuần, kèm theo bằng chứng hình ảnh viêm niêm
mạc mũi xoang trên [21].
- C: Facial Congestion or fullness: sưng nề vùng mặt
- P: Facial Pain, pressure or fullness: đau, căng nặng vùng mặt.
- O: Nasal Obstruction or blockage: nghẹt mũi.
- D: Purulent anterior or posterior nasal Drainage: chảy mủ cửa mũi
trước/sau.
- S: Hyposmia or anosmia (Smell): giảm khướu giác.
Các mức độ của triệu chứng [21]:
- Không: không có triệu chứng.
- Nhẹ: thỉnh thoảng xuất hiện, giới hạn số lần xuất hiện.


16

- Vừa: triệu chứng thường xuyên xuất hiện, bệnh nhân chịu đựng được.
- Nặng: triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hay giấc
ngủ.

Về diễn tiến của viêm mũi xoang mạn tính, thướng dưới 3 dạng sau:
- Mạn tính, dai dẳng: điều trị nội khoa không dứt điểm.
- Mạn tính hồi viêm: mỗi năm có ≥ 4 đợt hồi viêm với các triệu chứng
cấp tính nặng nề, ngoài ra vẫn tồn tại những triệu chứng tối thiểu, âm ỉ,
khó chịu.
- Cấp tính tái hồi: nhiều đợt viêm mũi xoang cấp tính quanh năm (≥ 4
đợt), điều trị dứt điểm, giữa các đợt hoàn toàn không có các triệu chứng
hoặc khó chịu [6].
1.1.9. Cận lâm sàng.
1.1.9.1. X- quang: Phim tiêu chuẩn: Blondeau và Hirtz.
- Chụp Blondeau có giá trị chẩn đoán viêm xoang trước,
- Hirtz có giá trị chẩn đoán viêm xoang sau.
1.1.9.2. CT-SCAN mũi xoang:
Rất có giá trị trong chẩn đoán khu trú và trong điều trị viêm xoang. CTSCAN xoang thường được thực hiện theo hai chiều: coronal tương ứng với
phim Blondeau và axial tương ứng với phim Hirtz. Đọc phim CT-SCAN
xoang, chúng ta phải chú ý đến niêm mạc và thành xương của xoang cũng
như xem các lỗ có bị nghẽn hay không.
Hình ảnh tổn thương ghi nhận trên CT-SCAN theo thang điểm LUND –
MACKAY [24] được cho điểm từ 0 đến 2 điểm như sau:
Tính điểm: Đối với hệ thống xoang: 0 = không có bất thường, 1 = mờ
đục một phần, 2 = mờ đục toàn bộ. Đối với phức hợp lỗ thông mũi xoang: 0 =
không bít PHLTMX, 2 = bít PHLTMX.


17


18

1.1.9.3. Nội soi mũi xoang:

Đây là biện pháp rất có giá trị trong chẩn đoán viêm mũi xoang hiện nay,
nó cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương ở khe giữa, khe trên mà
bằng phương pháp khám thông thường không thể thấy được. Trong nội soi
mũi xoang, người ta dùng dụng cụ nội soi rất sáng và nhỏ đưa thẳng vào các
vùng muốn quan sát như phức hệ lỗ ngách xem có mủ chảy hay không, niêm
mạc xoang có lành mạnh hay thoái hoá polyp …
1.1.10. Nguyên nhân gây bệnh và một số yếu tố liên quan.
Viêm mũi xoang do rất nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng, do các
virus, vi khuẩn, hoặc do các bệnh mũi xoang mạn tính khác. Nhìn chung, có
thể phân thành hai nhóm nguyên nhân: VMX do nhiễm khuẩn (vi khuẩn,
virus, nấm …) và không do nhiễm khuẩn (dị ứng, polyp, bất thường giải phẫu
…)
Tác nhân nhiễm khuẩn thường gặp trong VMX cấp nhiễm khuẩn,:
- Streptococcus pneumoniae (20 – 45%), Haemophilus influenza (22 –
35%) và Staphylococcus aureus (8 – 10%) ở người trường thành.
- S. pneumonia (30 – 43%), H. influenza (20 – 28%) và Moraxella
catarrhalis (20 – 28%) ở trẻ nhỏ.
Các tác nhân liên quan đến VMXMT bao gồm [17]:
- Tác nhân vật chủ (toàn thân)
+ Dị ứng/miễn dịch.
+ Gen/bẩm sinh.
+ Bất thường của hệ thống nhầy – lông chuyển.
+ Nội tiết.
+ Tâm thần vận động.
- Cục bộ


19

+ Cấu trúc giải phẫu.

+ Tân tạo.
+ Bất thường của hệ thống nhầy – lông chuyển mắc phải.
- Môi trường
+ Vi sinh vật: virus, vi khuẩn, nấm.
+ Chấn thương.
+ Hoá chất độc hại/chất gây ô nhiễm/khói.
+ Hoạt động thăm dò và điều trị y tế, thuốc …
1.1.11. Dịch tễ học.
Ở Mỹ tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 13% dân số .
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy các kết quả khác nhau về tỉ lệ bệnh
như sau: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Cư về thực trạng khám Tai Mũi Họng
ngoại trú tại Bệnh viện TMH TPHCM: Tỉ lệ viêm mũi xoang 7,8%, viêm mũi
xoang mạn tính 17% [1].
1.1.12. Điều trị:
1.1.12.1.Điều trị VMX cấp:
Chủ yếu là điều trị nội khoa suốt giai đoạn cấp: kháng sinh, kháng viêm
và những chất phân tán thường cho kết quả tuyệt vời bằng đường uống và tại
chỗ. Phải làm cho sự dẫn lưu được dễ dàng bằng thông khe mũi giữa và bằng
nhỏ thuốc tại chỗ những chất co mạch gây tê, kháng sinh và kháng viêm. Điều
trị ngoại khoa bị loại trừ trong giai đoạn viêm cấp [15].
1.1.12.2.Điều trị VMX mạn:
- Nhổ răng gây bệnh nếu có.
- Cần thiết phẫu thuật ngay tức khắc như cắt bỏ polyp cản trở thở qua
mũi nếu có.


20

- Tiếp theo điều trị nội khoa tại chỗ: Xylocaine và co mạch ở khe giữa để
làm thông chất xuất tiết từ xoang trước hay từ các lỗ thông xoang bướm

đối với các xoang sau, xịt mũi, khí dung, Proetz, kháng sinh, kháng
viêm.
- Phẫu thuật khi có dị vật trong xoang hay điều trị nội thất bại và nhất là
khi có các biến chứng [15].
1.1.12.3.Về phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (FESS)
- Ra đời từ năm 1978 sau hai công trình công bố hầu như xuất hiện cùng
lúc của Messerklinger và Wigand. Đến 1990, kỹ thuật này được công
nhận rộng rãi và phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới.
- Nguyên lý cơ bản của FESS:
+ Tái lập sự thông khí và dẫn lưu vào hố mũi của các xoang bị viêm.
+ Lấy bỏ, làm sạch bệnh tích, đồng thời bảo tồn niêm mạc lành, kể cả
niêm mạc bệnh lý còn có thể phục hồi được, tránh nạo niêm mạc triệt
để như phẫu thuật tiệt căn (radical).
+

Mở rộng, làm sạch các xoang đến đâu tuỳ thuộc vào sự lan rộng của
quá trình viêm. Không mở, nạo các xoang một cách hệ thống hoặc
tràn lan [6].

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM MŨI XOANG TÁI PHÁT
SAU PHẪU THUẬT.
1.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước.
1.2.1.1. Nghiên cứu của Tomooka (2000) [30].
Tóm tắt: Tomooka và cộng sự nghiên cứu chứng minh việc bơm rửa mũi
bằng nước muối sinh lý có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của
bệnh lý mũi xoang.
1.2.1.2. Nghiên cứu của Neil Bhattacharyya (2004) [18].


21


Tóm tắt: Bhattacharyya nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi
xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính. Đa số các triệu chứng đều cải
thiện từ trung bình đến nhiều. Nghiên cứu cũng ghi nhận sự giảm rõ rệt sử
dụng kháng sinh đường uống và thuốc kháng histamine của các bệnh nhân.


22

1.2.1.3. Nghiên cứu của Azami (2009) [16].
Tóm tắt: Azami chứng minh mối liên quan giữa độ nặng của hen phế
quản và viêm mũi xoang mạn tính. Hầu hết bệnh nhân có kèm viêm mũi
xoang mạn tính bị hen giai đoạn 3 trong khi nhóm không có viêm mũi xoang
mạn tính bị hen ở giai đoạn 1.
1.2.1.4. Nghiên cứu của Rajeev Reddy (2013) [28]{Reddy, 2013
#37;Reddy, 2013 #37}.
Tóm tắt: Rajeev Reddy nghiên cứu hiệu quả phẫu thuật FESS đưa ra tỉ lệ
thành công đạt 85,6%. Nguyên nhân của 5 trường hợp thất bại phẫu thuật là:
sự tăng tiết nhầy của niêm mạc vừa có dịch nhầy dầy bất thường và còn sự
thoát nhầy không được thực hiện do sự không tồn tại, kém chức năng tế bào
lông chuyển hoặc do vi khuẩn gây bệnh mãn tính.
1.2.1.5. Nghiên cứu của JB. Shi (2015) [30].
Tóm tắt: JB. Shi nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh viêm mũi
xoang mạn tính và tác động của thuốc lá đối với bệnh lý này.
1.2.2. Một số nghiên cứu trong nước.
1.2.2.1. Nghiên cứu của Vũ Hải Long, Nguyễn Hữu Khôi (2005) [9].
Kết quả: 128 bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị (chiếm 92,1%). Chỉ
có 11 bệnh nhân (chiếm 7,9%) không hài lòng kết quả điều trị. Tỉ lệ hết và
giảm triệu chứng nhức đầu, nghẹt mũi, vướng đờm lần lượt là 88,6%, 86,4%,
62,8%.

1.2.2.2. Nghiên cứu của Phạm Kiên Hữu, Văn Thị Hải Hà (2007) [3].
Kết quả: 32 bệnh nhân có kết quả không tốt sau mổ, bao gồm tỉ lệ yếu tố
nguy cơ 65,6%, yếu tố bệnh tích là 81,2%. Các yếu tố ảnh hưởng xấu tới kết
quả FESS: polyp mũi, tiền căn phẫu thuật, viêm mũi dị ứng, tiểu đường/bệnh
nhân cao tuổi, thuốc lá, uống rượu, không chăm sóc sau mổ, kỹ thuật mổ,
bệnh tích sót lại.


23

1.2.2.3. Nghiên cứu của Phạm Kiên Hữu (2008) [4].
Kết quả: các yếu tố nguy cơ làm bệnh tái phát là: thuốc lá, dị ứng, trào
ngược thực quản dạ dày, không tái khám sau mổ. Các bệnh tích để lại làm
bệnh viêm xoang tái phát dai dẳng sau mổ: sót tế bào viêm, nấm xoang, tắc lỗ
thông xoang, sẹo dính, sót mỏm móc, mở hụt lỗ thông, tế bào Agger nasi, tế
bào Haller, concha bullosa, contact point, vẹo vách ngăn.


24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
2.1.1. Dân số mục tiêu.
Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi đã phẫu thuật
nội soi mũi xoang chức năng.
2.1.2. Dân số chọn mẫu.
Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi đã phẫu thuật
nội soi mũi xoang chức năng và đến khám vì viêm mũi xoang tái phát tại
Bệnh viện TMH Cần Thơ từ 9/2014 đến 4/2015.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu:

- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.
- Có tiền sử viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi và đã phẫu
thuật nội soi mũi xoang chức năng đúng chỉ định, thời gian hậu phẫu từ
3 tháng trở lên.
- Triệu chứng lâm sàng hiện tại đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang
mạn tính không có polyp mũi theo EPOS [20]
- Nội soi mũi xoang có hình ảnh viêm mũi xoang.
- Bệnh nhân đồng ý phỏng vấn.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi, chấn thương hoặc
khối u vùng mũi xoang.
- Bệnh nhân không có đủ cận lâm sàng theo yêu cầu nghiên cứu.
- Bệnh nhân tri giác không tỉnh táo, rối loạn nhận thức, mắc bệnh lý tâm
thần, động kinh …
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian: từ 9/2014 đến 4/2015
Địa điểm: Bệnh viện TMH TP Cần Thơ, phòng khám và phòng nội soi.


25

2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.
Thiết kế nghiên cứu được lựa chọn là thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô
tả vì phù hợp với mục tiêu, thời gian nghiên cứu và điều kiện tiến hành nghiên
cứu.
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện tất cả bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn chọn
mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.
Trong thời gian nghiên cứu từ 9/2014 đến 4/2015 đã thu được 62 mẫu
thoả điều kiện.

2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.
Công cụ:
- Công cụ thăm khám: đèn Clar, banh mũi, cây đè lưỡi, gương soi cửa
mũi sau.
- Công cụ nội soi: máy soi Medtech, ống nội soi 00, 300, 700.

Hình 2.1 Hệ thống nội soi Medtech
- Công cụ thu thập số liệu: bệnh án nghiên cứu, tờ kết quả nội soi, phim
CT-SCAN (nếu có).
Phương pháp: Bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám bệnh viện Tai
Mũi Họng Cần Thơ sau khi được chẩn đoán lâm sàng là viêm mũi xoang mạn
tính dựa vào triệu chứng lâm sàng và nội soi, CT-SCAN theo EPOS [20] sẽ


×