Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.37 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 11. CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI
CỦA HÀNH VI
NHẬN ĐỊNH
24
Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình
sự.
 Đúng vì tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm là tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm của hành vi
của người gây thiệt do hành vi của người gây thiệt hại không phạm tội không bị truy cứu
TNHS.
25
Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.
 Đúng vì tình tiết loại trừ TNHS bao gồm 2 loại tình tình tiết là tình tiết loại trừ về hành vi và
tình tiết loại trừ về lỗi.
26
Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
 Đúng vì nếu người phạm tội ko có năng lực trách nhiệm hình sự (không nhận thức và không có
khả năng điều khiển hành vi) thì hành vi của họ không co lỗi nên không phải chịu TNHS về hành
vi đó. Đ21 BLHS 2015. Hơn nữa không có lỗi không là chủ thể của tội phạm
27
Trong phòng vệ chính đáng, chỉ có người bị tấn công mới có quyền phòng vệ.
 Sai vì theo khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 có quy định Phòng vệ chính đáng là hành vi của
người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà
1


nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm
các lợi ích nói trên. Vì vậy ko nhất thiết người bị tấn công mới có quyền phòng vệ mà nếu mình
thấy người khác bị tấn công mình có quyền phòng vệ
28
Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình sự dù nguy hiểm đáng kể cho xã
hội cũng không làm phát sinh quyền phòng vệ.


 Sai. Vì dù đó là Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng sự
tấn công đó vẫn xam phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức thì chúng ta vẫn có quyền phòng vệ. Đồng thời luật cũng
không quy định trong trường hợp này chúng ta không có quyền phòng vệ
29
Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
 Sai, vì phòng vệ quá muộn là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã chấm dứt trên
thực tế, k còn hiện hữu. Trường hợp này vì quyền phòng vệ không khởi phát nên hành vi chồng trả
ko đc xem là phòng vệ chính đáng và phải chịu TNHS như những trường hợp bình thường khác.
30
Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết
 Sai vì trong 1 các điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm có quy định về nguồn nguy hiểm
bao gồm cả hành vi của con người và thiên nhiên.
31
Hành vi phòng vệ được coi là trong giới hạn cần thiết nếu thiệt hại gây ra cho người tấn công nhỏ
hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra
2


 Sai vì để xét 1 hành vi có trong giới hạn hay ko thì phải dựa vào nhiều điều kiện của mặt khách
quan và chủ quan. Trên thực tế, vẫn chấp nhận phòng vệ trong giới hạn kể cả khi hành thiệt hại do
hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn công gây ra nếu có đủ căn cứ đễ chứng
minh rằng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì thì biện pháp và mức độ phòng vệ đó là cần thiết
để ngăn chặn sự tấn công
32
Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc phục tình trạng nguy
hiểm.
 Sai vì theo khoản 1 Điều 23 thì thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa chứ không cần là thiệt hại nhỏ nhất.

BÀI TẬP
11
Hãy xác định: A, B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đâm người của C hay không? Tại
sao?
 A, B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đâm người của C. Vì hành vi của C nằm
ngoài dự tính của A và B vượt quá hành vi của người thực hành. Hành vi của C không được coi là
phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì hai bên ẩu đả với nhau nhưng
chưa đủ căn cứ làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.
12
Anh (chị) hãy xác định:
1. Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát không?
2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không?
3


 Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát. Vì trong trường hợp này hành vi tấn công
nguy hiểm của B đã đe dọa đến quyền đc sống của A. vì vậy A có quyền phòng vệ để tự bảo vệ
mình. (Theo k1 Điều 22 BLHS 2015)
 A phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B. Vì A đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng. Khi lấy đc con dao và trong tình trạng B say xỉn thì A có thể khống chế được A. A đã đánh
giá sai mức độ và tính chất của hành vi xâm hại nên đã dẫn đến tình trạng chống trả quá mức cần
thiết là đâm nhiều nhát vào ngực dẫn đến cái chết của B theo k2 Điều 22 BLHS 2015
13
Hành vi của H có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao?
 Hành vi của H đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vì hành vi tấn công của S là hành vi
nguy hiểm xâm hại đến lợi ích của H và trạm kiểm lâm nên lúc này làm phát sinh quyền phòng vệ
của H. Tuy nhiên H đã đánh giá sai mức độ và tính chất của hành vi xâm hại. nên đã dẫn đến tình
trạng chống trả quá mức cần thiết. Sau viên đạn đầu tiên H cơ bản đã khống chế được S nhưng H
vẫn cố bắn 2 viên tiếp theo từ lưng xuyên qua tim ra phía ngực dẫn đến cái chết của S. Trường
hợp này căn cứ theo khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 thì H đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng.
NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG
1
Người gây thiệt hại cho xã hội thuộc trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi thì không phạm tội
 Đúng vì tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm là tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm của hành vi
của người gây thiệt do hành vi của người gây thiệt hại không phạm tội  không bị truy cứu
TNHS.
4


2
Chống trả lại một cách cần thiết hành vi tấn công của người không có năng lực TNHS không được
coi là phòng vệ chính đáng
 Sai. Vì dù đó là Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng sự
tấn công đó vẫn xam phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức thì chúng ta vẫn có quyền phòng vệ. Đồng thời luật cũng
ko quy định trong trường hợp này chúng ta ko có quyền phòng vệ, chống trả.
3
Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại do người tấn
công dự định gây ra
 Sai vì để xét 1 hành vi có trong giới hạn hay ko thì phải dựa vào nhiều điều kiện của mặt khách
quan và chủ quan. Trên thực tế, vẫn chấp nhận phòng vệ trong giới hạn kể cả khi hành thiệt hại do
hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn công gây ra nếu có đủ căn cứ đễ chứng
minh rằng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì thì biện pháp và mức độ phòng vệ đó là cần thiết
để ngăn chặn sự tấn công.
4
Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc phục sự nguy hiểm
 Sai vì theo k1 điều 23 thì Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt
hại cần ngăn ngừa chứ không cần là thiệt hại nhỏ nhất.

5
Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết có thể do hành vi của con người cố ý gây ra
 Sai vì trong 1 các điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm có quy định về nguồn nguy hiểm
bao gồm cả hành vi của con người và thiên nhiên.
5


BÀI TẬP BỔ SUNG
1
Anh chị hãy xác định anh Côn có được coi là phòng vệ chính đáng không, tại sao? Nếu:
a/ Anh Côn đã chĩa súng bắn thẳng vào ngực một trong các đối tượng trên làm người này bị chết.
 Trong trường hợp này anh Côn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ta thấy, hành vi của
ba thanh niên là nguy hiểm cho xã hội ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của anh Côn và
xã hội. Anh Côn đã nhiều lần cảnh cáo nhưng hành vi tấn công của chúng đối với anh Côn của
chúng vẫn ko dừng lại. Vì vậy, lúc này quyền phòng vệ của anh Côn đc phát sinh. Tuy nhiên trong
khoảng cách 8m là 1 khoảng cách khá xa. Anh Côn có đủ điều kiện để ngắm bắn vào các vị trí
khác ko dẫn đến cái chết nhưng anh lại bắn vào ngực và dẫn đến 1 trong 3 đôi tượng bị chết. Hành
vi này đã vượt quá mức cẩn thiết ko phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi xâm hại bỡi lẽ đó hành vi của anh Côn ko đc coi là phòng vệ chính đáng.
b/ Anh Côn đã chĩa mũi súng xuống chân một trong các đối tượng trên và bắn làm người này bị
thương với tỷ lệ thương tật 35%
 Trong trường hợp này anh Côn đc coi là phòng vệ chính đáng. Ta thấy, hành vi của ba thanh
niên là nguy hiểm cho xã hội ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của anh Côn và xã hội.
Anh Côn đã nhiều lần cảnh cáo nhưng hành vi tấn công của chúng đối vs anh Côn của chúng vẫn
ko dừng lại. Vì vậy, lúc này qyền phòng vệ của anh Côn đc phát sinh. Và hành động chĩa mũi súng
xuống chân một trong các đối tượng trên và bắn làm người này bị thương với tỷ lệ thương tật 35%
của anh lúc này là cần thiết.

2
6



Luật sư cho rằng: Ông Hoàng không phạm tội vì hành vi trên của ông là “phòng vệ chính đáng”.
Vì ta thấy hành vi tấn công của Tuấn với ông Hoàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của của ông hoàng và xã hội. Vì vậy, lúc này quyền phòng vệ của ông
Hoàng đã phát sinh. Vì thời điểm xảy ra vụ án là đêm tối, khả năng quan sát và phạm vi quan sát
của ông Hoàng ko thể xác định rõ ràng đc. Thêm nữa là hai người đang trong tình trạng vật nhau.
Vì vậy, việc ông Hoàng đâm vào ngực và dẫn đến cái chết của Tuấn là việc ko vượt quá giới hạn
cần thiết.
3
Hành vi trên của Phúc có được coi là trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
không? Phúc có phải chịu TNHS về việc gây ra cái chết cho anh Huỳnh không? Tại sao?
 Hành vi trên của Phúc ko được coi là trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
vì trong trường hợp này ta thấy hành vi của tài xế là hành vi nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền và lợi ích của xã hội, đồng thời tài xế còn có cố chấp khi phạm tội. Khi có yêu cầu
xuống xe thì vẫn ngồi ở trên xe mà ko xuống. Vì vậy, hành vi của Phú ở đây là dùng vũ lực bắt
người phạm tội. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Phú có nhiều sự lựa chọn hành vi khác sao cho
phù hợp hơn. Bỡi lẽ hành vi của Phú so tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi tấn công gây ra
là vượt quá mức cần thiết. Vì vậy, phú ko đc coi là trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ
người phạm tội

7



×