Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Sử dụng bền vững tài nguyên nước sông mê công trên lãnh thổ của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

Khampheo KHAMCHALUEN

SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

Khampheo KHAMCHALUEN

SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Ngành: Địa lý học
Mã số: 8 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ NHƯ VÂN


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình của các tác giả nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Khampheo KHAMCHALUEN

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy - TS. Vũ Như Vân, đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa
Địa lí, các thầy cô giáo giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn.
Chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân,
đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, góp ý và tiếp thêm động lực để tôi hoàn
thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản
thân còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo
của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Khampheo KHAMCHALUEN

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. v
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................. 2
6. Khái lược lịch sử nghiên cứu .................................................................. 4
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 6
8. Từ khóa: Sử dụng bền vững nước sông Mê Công trên đất Lào ............... 6
NỘI DUNG ................................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC ................................................................................ 7

1.1. Nhận thức chung về tài nguyên nước và phát triển bền vững............... 7

1.1.1. Nội hàm khái niệm Tài nguyên nước ................................................ 7
1.1.2. Chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới
trong một thế giới biến đổi.............................................................. 13
1.2. Hợp tác quốc tế trong sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông
quốc tế ............................................................................................ 18
1.2.1. Nhận thức chung về nội hàm Hợp tác quốc tế ................................ 18
1.2.2. Hợp tác quốc tế sử dụng nước các lưu vực sông ............................. 20
1.3. Các văn bản quan trọng về sử dụng nguồn tài nguyên nước .............. 21

iii


1.3.1. Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia ............... 21
1.3.2. Khuyến nghị của IUCN về nguyên tắc chia sẻ công bằng trong
quản lí nước xuyên biên giới .......................................................... 22
1.4. Sông Mê Công - lợi ích quốc gia - dân tộc Lào, mối quan tâm
chung của các nước trong khu vực .................................................. 25
1.4.1. Tầm quan trọng của sông Mê Công đối với 6 quốc gia trong lưu vực .. 25
1.4.2. Lợi ích quốc - dân tộc của CHDCND Lào ...................................... 27
1.4.3. Sự quan tâm chung của các quốc gia GMS ..................................... 28
1.4.4. Mối quan tâm chung giữa của các định chế quốc tế, các tổ chức
quốc tế và các quốc gia ngoài vùng................................................. 31
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 36
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC SÔNG MÊ KÔNG CỦA CHDCND LÀO ...................... 37

2.1. Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội CHDCND Lào...... 37
2.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên và môi trương tự nhiên .................. 37
2.1.2. Cư dân, văn hóa, xã hội .................................................................. 41
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................. 43

2.2.1. Đánh giá chung .............................................................................. 43
2.2.2. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ........................................... 45
2.3. Tình hình sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công............................ 52
2.3.1. Sự dung nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản ........ 52
2.3.1. Sự dụng nguồn nước trong hoạt động giao thông, du lịch ............... 53
2.4. Sự phát triển phát triển thủy điện của CHDCND Lào - Mô hình
khát vọng Cô-oet xuất khẩu thủy điện............................................. 56
2.4.1. Tiềm năng phát triển thủy điện ....................................................... 56
2.3.2. Những dự án thủy điện đang hoạt động .......................................... 57
2.4.3. Những dự án đang hoạt động: Dự án Nậm Ngừm ........................... 59
2.4.4. Một số dự án đang triển khai .......................................................... 61

iv


Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 64
Chương 3: NHỮNG DỰ ÁN SỬ DỤNG NƯỚC MÊ CÔNG TRÊN
LÃNH THỔ CHDCND LÀO VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÔNG
BẰNG NGUỒN NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG ............................................... 66

3.1. Xây dựng thủy điện ........................................................................... 66
3.1.1. Dự án Xayyabury ........................................................................... 66
3.1.2. Dự án Pak Beng.............................................................................. 68
3.2. Dự án Khai thông giao thông trên sông Mê Công .............................. 70
3.3. Những dư luận trái chiều về các dự án khai thác nước sông Mê
Công trên đất Lào ............................................................................. 72
3.4. Chiến lược sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công ................. 77
3.4.1. Hội nghị sử dụng bền vững nguồn nước GMS nhìn từ thể từ
ĐBSCL Việt Nam ............................................................................. 77
3.4.2. Những khuyến nghị của các nhà khoa học thế giới về sử dụng

bền vững nguồn nước sông Mê Công ............................................... 81
3.5. Quan hệ Việt - Lào / Lào Việt trong sử dụng bền vững nguồn
nước sông Mê Kông ......................................................................... 83
3.5.1. Quân hệ đặc biệt Việt - Lào / Lào - Việt ......................................... 83
3.5.2. Tăng cường hợp tác kế nối trong sử dụng công bằng và bền
vững tài nguyên nước sông Mê Công ............................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 93
PHỤ LỤC .....................................................................................................

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

ASEAN


Hiệp hội các nước Đông Nam Á

3

CHDCND Lào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

4

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu Long

5

ĐNA

Đông Nam Á

6

ETA

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

7

EWEC

Hành lang kinh tế Đông- Tây


8

GAP

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp

9

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

10

GMS

Tiểu vùng Mê Công mở rộng

11

LMI

Sáng kiến hạ nguồn sông Mê Công

12

MRC

Ủy hội Mê Công


13

NSEC

Hành lang kinh tế Bắc - Nam

14

Nxb GD

Nhà xuất bản Gáo Dục

15

Nxb KHXH

Nhà xuất bản Khoa học xã hội

16

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

17

SDG

Các mục tiêu phát triển bền vững


18

SEA

Báo cáo đánh giá môi trường của Ủy hội sông Mê Công

19

SEC

Hành lang kinh tế phía Nam

20

SEZs

Khu kinh tế đặc biệt

21

TCH

Toàn cầu hóa

22

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các bậc thang thuỷ điện trên sông Lan Thương (Trung Quốc) ..... 31
Bảng 1.2. Tỉ lệ diện tích lưu vực và lưu lượng nước sông Mê Công ............. 33
Bảng 2.2. Các DA đập chính trên sông Mê Công trên lãnh thổ Lào .............. 62

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ lưu vực sông Mê Công ....................................................... 39
Hình 2. 2. Sơ đồ dòng chảy sông Mê Công - Lan Thương ............................. 40
Hình 2.3. Sơ đồ các DA thủy điện Mê Công thuộc Lào ................................. 59

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sông Mê Công trong tiếng Thái nghĩa là “Dòng sông mẹ”, bắt nguồn từ
cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan,
Campuchia và đổ ra biển Đông. Cũng như bao dòng sông khác mang trong
mình những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng về thuỷ sinh vật,
nguồn thuỷ sản dồi dào, bồi tụ phù sa màu mỡ cho các đồng bằng, đảm bảo an
ninh lương thực cho các quốc gia trong khu vực. Đồng thời đây cũng là tài sản
văn hoá - xã hội - kinh tế vô giá của các quốc gia ven sông cùng chia sẻ.
Trong khuôn khổ hợp tác các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Công
mở rộng (GMS) việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước có tầm quan trọng
chiến lược đối với từng quốc gia và các quốc gia có lợi ích chung, trong đó,

nước CHDCND Lào có vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội
(KTXH) bền vững cũng như tác động trực tiếp tới ĐBSCL của Việt Nam
(ĐBSCL). Tại Hội nghị GMS6 các quốc gia trong khu vực khẳng định tên gọi
“Mê Công”, mang ý nghĩa là “mẹ của nước”, dòng sông Mê Công hùng vĩ đã
gắn kết chặt chẽ và là không gian sinh tồn chung của chúng ta
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước Mê Công đang đặt ra không ít
thách thức trong phát triển KTXH và môi trường sinh thái đối với các quốc
gia Đông Nam Á (ĐNA) bán đảo, nhất là vấn đề xây dựng đập thuỷ điện trên
dòng sông này. Câu hỏi này đặt ra cho các quốc gia cùng sử dụng chung
nguồn nước sông Mê Công sau khi mà Chính phủ Lào dự kiến sẽ xây dựng
đập thuỷ điện lớn đầu tiên trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công - Thuỷ điện
Xayyaburi. Việc xây dựng thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công sẽ tác
động như thế nào đối với hạ lưu các quốc gia trong khu vực ĐNA và các quốc
gia vùng hạ lưu cần hợp tác như thế nào trong việc sử dụng, khai thác hợp lí
các nguồn lợi đặc biệt nguồn nước mà sông Mê Công mang lại.
Nhận thức được tính thời sự và cấp thiết nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
"SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG MÊ CÔNG TRÊN LÃNH
THỔ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO".
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Nguyên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng bền vững,
đánh giá tiềm năng và thực trạng sử dụng nguồn nước sông Mê Công, đặc biệt
là các DA thủy điện và DA khai phá dòng chảy trên sông Mê Công, trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên nước
sông Mê Công trên lãnh thổ nước Lào có tính tới lợi ích của các nước láng
giềng, đặc biệt là Việt Nam
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quát cơ sơ lý luận và thực tiễn về sử dụng bền vững tài nguyên

nước sông trong khuôn khổ hợp tác và kết nối thuộc GMS..
- Phân tích tiềm năng và thực trạng sử dụng tài nguyên nước sông Mê
Công trên lãnh thổ nước Lào, tập trung chủ yếu và các DA khai thác thủy điện.
- Nguyên cứu các dự án, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn
nước đặc biệt là các DA thủy điện và DA khai phá dòng chảy trên sông Mê
Công thuộc lãnh thổ Lào.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về lí luận: nhận thức cơ bản về vai trò của tài nguyên nước đối với phát
triển bền vững; về thực tiễn đánh giá việc sử dụng bền vững nguồn nước
sông Mê Công có liên quan đến các DA thủy điện và DA khai phá dòng chảy
Mê Công trên lãnh thổ Lào.
Về Thời gian: Những sự kiện, thông tin tư liệu trong những năm đầu
thế kỉ XXI.
Về không gian lãnh thổ: Chủ yếu là lãnh thổ nước CHDCND Lào, có
tính tới sự iên quan tới các nước thuộc SMS: Lào, Mianma, Thái Lan,
Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Vận dụng trong nghiên cứu sự vận động
phát triển theo thời gian của sự vật hiện tượng, giúp người nghiên cứu hiểu rõ
hơn xu hướng vận động của nó trong tương lai.
2


Quan điểm hệ thống: trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý kinh
tế - xã hội nói riêng thì việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa rất quan
trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên nước hạ nguồn sông Mê Công: vì
mục tiêu hợp tác phát triển cùng có lợi phải xét trên nhiều yếu tố: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường.
Quan điểm lãnh thổ: Thực chất là quan điểm không gian trong Địa lý

học. Tất cả nghiên cứu về vấn đề Địa lí nhưng không thể tách rời khỏi không
gian Địa lí tương ứng.
Quan điểm địa - kinh tế/địa - chính trị: Là cơ sở cho mọi định hướng
phát triển kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn cho các quốc gia. Các vấn đề
kinh tế có liên quan tới cả vấn đề chính trị, nó là hai mặt có quan hệ với nhau,
tác động hỗ trợ lẫn nhau.
Quan điểm hợp tác cùng có lợi:
Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và sự ổn định của nền
kinh tế. Về chính trị- xã hội: Giữ vững môi trường hoà bình, hợp tác trong
khuôn khổ Hiến chương ASEAN hướng tới Cộng đồng hoà bình, ổn định và
thịnh vượng. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc xoá đói giảm
nghèo, bình đẳng giữa các quốc gia, cộng đồng dân tộc trong khu vực hạ
nguồn. Về môi trường: Giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập nguồn tài liệu của cơ quan lưu
trữ, tài liệu xuất bản, tạp chí Đông Nam Á, tài liệu chuyên ngành và tài liệu
trên Internet. Những tài liệu và số liệu thống kê là cơ sở đánh giá vấn đề
khách quan. Phương pháp thống kê: Trên cơ sở những số liệu tài liệu đã thu
thập cần phải sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống các số liệu phục vụ
cho nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Điều cần thiết và
quan trọng trong nghiên cứu là người nghiên cứu phải đưa ra nhận định đánh

3


giá của mình về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp trên được thể hiện ở việc
đánh giá tiềm năng, cơ hội và thách thức vì mục tiêu phát triển bền vững tài
nguyên nước sông Mê Công. Đồng thời đưa ra những nhận định và triển vọng
phát triển bền vững trong tương lai. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Khai thác

các thông tin từ các bản đồ, biểu đồ cũng như thể hiện các kết quả nghiên cứu
trên bản đồ, giúp cụ thể hoá các dữ liệu đưa ra làm tăng tính trực quan, sát
thực, tăng độ tin cậy của công trình.
6. Khái lược lịch sử nghiên cứu
Về sử dụng nguồn tài nguyên nước sông Mê Công đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu như: Phạm Đức Dương (2007) với tác phẩm Có một vùng văn
hoá Mê Công, Nxb KHXH, Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích hệ
sinh thái tự nhiên và bức tranh văn hoá đa dạng các nước sử dụng chung nguồn
nước sông Mê Công trong bối cảnh Đông Nam Á lục địa. Về ĐNA đã có nhiều
tài liệu quan trọng của các tác giả Trần Khánh, (2006), Những vấn đề kinh tế
chính trị ĐNA thập niên đầu thế kỉ XXI, Nxb KHXH; Vũ Dương Minh (chủ
biên), (2007), ĐNA truyền thống và hội nhập, Nxb TG [11, 14].
Các nhà địa lý Việt Nam đã quan tâm đến khu vực Đông Nam Á nói
chung và Đông Nam Á lục địa nói riêng trong các giáo trình: Địa lý kinh tế xã
hội Việt Nam; Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam của Lê Thông (chủ
biên), Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Minh Đức, Nxb GD Hà Nội. Có giá trị cho
nghiên cứu sông Mê Công là Địa lý Đông Nam Á của Phan Huy Xu, 1988,
Nxb Giáo Dục [21,22,24].
Những thông tin tư liệu mới nhất có thể sử dụng để cập nhật tình hình
tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công là Báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược về thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công, tháng 10/2010; Hiệp định
phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (1997); Báo cáo đánh giá tác
động đến môi trường (ETA) dự án thuỷ điện Xayaburi [1, 2,3,5,6,17,26,27].
Trong những năm gần đây diễn ra nhiều sự kiện kinh tế, chính trị và xã
hội nổi bật trong khu vực. Xuất phát từ lợi ích quốc gia, nhu cầu phát triển

4


kinh tế đã có hàng loạt các dự án, công trình thuỷ điện đã và đang được xây

dựng trên dòng chính sông Mê Công đặt các nước sử dụng chung nguồn nước
sông Mê Công trước những khó khăn, thách thức không chỉ về môi trường,
kinh tế mà còn ẩn chứa những bất ổn về chính trị. Vì vậy, các nước sử dụng
chung nguồn nước sông Mê Công cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa để
đưa ra những giải pháp cho thực tiễn và định hướng chiến lược cho tương lai.
Đặc biệt 3 / 2018 là năm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu
vùng Mê Công mở rộng (SOM-GMS-6 tại Hà Nội) 3 / 2018 và Hội nghị Cấp
cao Ủy hội Mê Công quốc tế MRC tại Xiêm Riệp, Camphuchia 4 / 2018.
Đáng chú ý là tinh thần Hội nghị thượng đỉnh của Uỷ hội Mê Công được tổ
chức lần đầu tiên tại Thái Lan năm 2015 thể hiện quyết tâm phát triển bền
vững lưu vực. Hoà cùng xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tiến tới xây
dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015 tạo ra cơ hội lớn cho hợp tác Mê Công.
Nhiều nguồn tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn sử dụng nguồn
nước sông Mê Công cho sự phát triển bền vững được thể hiện trong các tư
liệu có độ chính xác cao. Đó là Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của
thuỷ điện dòng chính Mê Công 10/2010 [1]. Báo cáo đánh giá hiện trạng lưu
vực Mê Công 2010 [2]. Ngày nước thế giới - 23/3/20180 [3]. Công ước của
Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế / Chia sẻ:
Quản lí nguồn nước xuyên biên giới [4].
Những kiến thức cơ bản về địa lí thủy văn, đánh giá tài nguyên nước,
môi trương KTXH và sinh thái nhân văn (STNV) của các nước trong khu vực
và đặc biệt là Lào được phân tích trên cơ sở sử dụng các nguồn nghiên cứu có
độ tin cây cao. Đó là: Địa lí thủy văn [8]. Dòng chảy sông ngòi Việt Nam [15].
Dòng sông hợp tác và phát triển.[16]. Sông và Tiểu vùng Mê Công: Tiềm
năng hợp tác và phát triển quốc tế. [16]; Đánh giá tài nguyên nước [18].
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có sử dụng một số nguồn tư liệu
truy cập từ các websites của CHDND Lào: www.iucn.org/asia/Mê Công_/

5



www.mrcMê Công.org/Lào../Lao Statistical Bureau Yearbook 2016 /
www.worldwater. org.2018 / quản lí nước xuyên biên giới (IUCN).
www.iucn.org/asia/Mê
Công.org./http://Lao

Công_dialogues/

Statistical

Bureau

www.mrcMê
Yearbook

2016

/www.worldwater.org.2018 / Sử dụng hợp lí tài nguyên nước để phát triển bền
vững/Ngày nước thế giới 23/3/2018/ [26].
Tuy nhiên, theo chúng tôi, các nguồn tài liệu nói trên vẫn có ngược điểm
chung là nặng về nhận định, phê phán, đề xuất giải pháp. Rất thiếu các nguồn tài
liệu về sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông trên lãnh thổ Lào. Ngoài
nguồn Niên giám thông kề về Nông nghiệp năm 2015 [26], chúng tôi không tiếp
cận được các tài liệu nghiên cứu, các phát biểu, đề xuất chủ kiến của các cơ quan
nhà nước Lào. Rất tiếc nước bạn Lào hiện chưa có Luật về tài nguyên nước,
thiếu các công trình nghiên cứu độc lập của các nhà quản lí, các nhà khoa học
của Lào.
Trong tình hình nói trên, đề tài của chúng tôi cần được coi là bước đầu tìm
hiểu và kiến giải một số vấn đề thực tiễn sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê
Công, không chỉ vì mục đích phát kinh tế xã hội bền vững của đất nước Lào,

đồng thời đáp ứng nguyện vọng của các nước trong cộng đồng ASEAN, đặc biệt
là mối quan hệ Việt Nam - Lào / Lào - Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được trình
bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng bền vững tài nguyên nước
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng bền vững tài
nguyên nước sông Mê Công của CHDCND LÀO
Chương 3: Những DA sử dụng nước Mê Công và đề xuất trên lãnh thổ
CHDCND LÀO
8. Từ khóa: Sử dụng bền vững nước sông Mê Công trên đất Lào

6


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Nhận thức chung về tài nguyên nước và phát triển bền vững
1.1.1. Nội hàm khái niệm Tài nguyên nước
1.1.1.1. Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các
hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ
3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở
dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng
được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỉ lệ nhỏ trên mặt đất và
trong không khí [18].
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước

ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt
cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục
tăng khiến cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của
việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần
đây. Trong suốt thế kỉ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới
đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm
nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung trong định vị
các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền
về nước (water rights).
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất [28]. Lượng giáng thủy

7


này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một
thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này được coi
như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo,
độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy
mặn trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Các
hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố
này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể
chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con
người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực
lát đường và dẫn nước bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số chủ
thể sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều
nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì

không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống
trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các
chủ thể sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy
điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện,
hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ
hơn nhu cầu nước của nhà máy [28].
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm
hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt
nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng
lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so
với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực
học giữa nước mặt và nước ngầm. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm
khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước
ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực
karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.

8


Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong
các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm
nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm
nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. Nước ngầm cũng có những đặc điểm
giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và bồn chứa. Sự khác
biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất
chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước
mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người
sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ.
Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp
sẽ dẫn tới cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.

Nguồn cung cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa, các nguồn
thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương. Nguồn nước ngầm có khả
năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác
quá mức các tầng chứa nước cận biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con
người sử dụng nguồn nước ngầm có thể khiến nước thấm vào đại dương từ
nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể làm cạn
kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con người có thể bổ sung
cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân
chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2018 được Chương trình Môi trường
Liên Hợp quốc lựa chọn là “Nước với Thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm
các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những
thách thức về nguồn nước. [1.2.4.28].
Hiện nay, có khoảng 2,1 tỉ người không được tiếp cận các dịch vụ về
nước uống bảo đảm an toàn. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2

9


tỉ người và nhu cầu về nước toàn cầu có thể lên tới 30% so với hiện nay.
Nông nghiệp hiện sử dụng khoảng 70% lượng nước toàn cầu, chủ yếu là để
tưới tiêu - con số này sẽ tăng lên ở các vùng có áp lực nước cao và mật độ dân
số cao. Ngành công nghiệp chiếm 20% tổng nhu cầu sử dụng nước, chủ yếu là
dùng trong ngành công nghiệp năng lượng và sản xuất. 10% còn lại sử dụng
cho sinh hoạt - tỉ lệ sử dụng nước uống chỉ nhỏ hơn 1%. Ngày nay, khoảng
1,9 tỉ người sống trong các khu vực khan hiếm nước. Đến năm 2050, con số
này có thể tăng lên khoảng 3 tỉ người.
Trên phạm toàn cầu, hơn 80% lượng nước thải do xã hội tạo ra trở lại

môi trường tự nhiên mà không cần xử lý hoặc được đem đi tái sử dụng.
Dự kiến số người có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tăng từ 1,2 tỉ tại
thời điểm này lên khoảng 1,6 tỉ năm 2050 - chiếm gần 20% dân số thế giới.
Ngày nay, khoảng 1,8 tỉ người bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái đất và sa mạc
hoá. Ít nhất 65% diện tích đất bị mất hoặc ở trạng thái thoái hoá. Khoảng 6471% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã biến mất từ năm 1900 do các hoạt
động của con người. xói mòn đất trồng trọt mang đi từ 25 đến 40 tỉ tấn đất
mặt hàng năm, điều này gây ảnh hưởng và làm giảm đáng kể sản lượng cây
trồng cũng như khả năng hấp thụ nước, carbon và chất dinh dưỡng của đất.
Dòng chảy tràn, dòng chảy lũ cũng chứa một lượng lớn nitơ và phốt pho,
cũng là một đóng góp chính cho ô nhiễm nguồn nước.
1.1.1.2. Tài nguyên nước dưới góc nhìn phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội
dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới
phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và
sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng
rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common

10


Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy
ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có
thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội
công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả
các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt
tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã

hội - môi trường. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia
Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái
niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính
phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội
cùng với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn
gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp
tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo
cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc
gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và
đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề nước, năng lượng, sức
khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền
vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn
tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng
của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".
Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự
phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển
bền vững.

11


Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới, mà thực ra đã
được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo. Con người
hoàn toàn có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại
tới hệ thống kinh tế - xã hội và môi trường.

Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi
hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm
bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền
vững. Kể từ đầu thế kỉ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do
sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng
dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân
thì nhu cầu về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vì vậy, trên thực tế việc
đảm bảo cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo
tồn các hệ sinh thái vẫn còn là một mục tiêu xa vời. Do sự biến đổi về nhiệt độ
và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi đã thường xuyên không có đủ nước để đáp
ứng nhu cầu. Vì thế, trong thế kỉ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề nghiêm trọng
nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình phát triển bền vững.
Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện
tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số
này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước
nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị
giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống
nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có
quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu
cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của
con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn
vẫn đang không ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng
một quốc gia nào.
12


Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội
nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở
vị trí cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: NướcW; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B.
Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là

thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát
triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực
tăng cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước,
đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng
như hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên
thế giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp
phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và
khu vực.
1.1.2. Chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới trong
một thế giới biến đổi
1.1.2.1. Tính cấp bách trong sử dụng nguồn nước xuyên biên giới
Nhu cầu về nước ngày càng tăng, tại nhiều quốc gia trên thế giới tài
nguyên nước đã bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng của nguồn nước.
Hơn nữa, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước càng
thêm trầm trọng hơn. Do đó, vấn đề cạnh tranh về nước đang ngày càng trở
nên căng thẳng giữa các quốc gia, khu vực, đô thị, nông thôn, hoặc giữa các
ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điều đó khiến cho nước đang dần
trở thành một trong những vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, trong tình trạng thiếu
nước gia tăng như hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào
khả năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước [3,17,18,28].
Nhằm hạn chế nhu cầu cũng như chống thất thoát nước, đồng thời tăng
cường quản lý tài nguyên nước, nhiều chính sách đã được áp dụng. Luật pháp
13


về bảo vệ và quản lý tài nguyên nước đã được ban hành tại nhiều quốc gia.
Song, trên thực tế, những cải cách, đổi mới này vẫn chưa thực sự có hiệu quả,
công việc thường chỉ giới hạn trong ngành nước. Vì vậy, muốn thực sự có

hiệu lực, các quyết định cho vấn đề nước cần thiết có sự tham gia của lãnh
đạo của tất cả các ngành, trong đó có các ngành nông nghiệp, năng lượng,
thương mại và tài chính, bởi tất cả các ngành này đều ảnh hưởng quyết định
đến quản lý tài nguyên nước. Ngoài ra, sự cộng tác, phối hợp giữa khối nhà
nước với khối tư nhân.
Cả thế giới đang hướng tới hoàn thành được các mục tiêu thiên niên kỉ
về nước.Tuy nhiên, kỳ vọng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỉ này là
không mấy hiện thực. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận được với những dịch vụ
cơ bản liên quan đến nước như nước uống an toàn, vệ sinh… vẫn là một vấn
đề khó khăn đối với các nước đang phát triển. Theo ước tính, đến năm 2030
vẫn còn khoảng 5 tỉ người (chiếm 67% số dân thế giới) chưa được tiếp cận
với các điều kiện vệ sinh về nước. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu Liên
hiệp quốc đề ra, đòi hỏi những nỗ lực hiện tại phải được tăng lên gấp bội.
Mặt khác, giữa nước và nghèo đói có mối liên hệ khăng khít với nhau số người có mức sống dưới 1,25 USD, gần như trùng với số người thiếu nước
uống sạch an toàn. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con
người. Hầu hết 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển đều liên quan đến
nước. Theo thống kê của WHO, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ em, hay cứ sau
17 giây lại có 1 trẻ chết vì bệnh tả. Nếu như được tăng cường về cấp nước,
điều kiện vệ sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giới tránh được 1/10
bệnh tật.
Nhu cầu về nước chưa bao giờ cao như hiện nay. Khai thác nước sạch
đã tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đất tưới cũng tăng gấp đôi
trong chừng ấy năm và hiện tượng này liên quan mật thiết với sự gia tăng dân
số. Dân số thế giới hiện nay là 6,6 tỉ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu

14


người. Điều đó có nghĩa, nhu cầu về nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64
tỉ mét khối. Đáng tiếc là 90% số dân trong số 3 tỉ người dự kiến tăng thêm

vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà ngay từ bây
giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước.
Gia tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu lương thực và tất
nhiên nhu cầu về nước cũng tăng. Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là đối tượng
tiêu thụ nhiều nước nhất, chiếm tới 70% lượng nước tiêu thụ (so với 20%
dành cho công nghiệp và 10% dùng trong sinh hoạt đời sống). Nếu không có
quy hoạch sử dụng hợp lý, nhu cầu nước cho nông nghiệp trên toàn thế giới sẽ
tăng lên từ 70% đến 90% vào năm 2050, mặc dù sử dụng tài nguyên nước của
một số nước hiện đã chạm đến mức giới hạn. Đồng thời, những thay đổi về lối
sống và thói quen ăn uống đã diễn ra trong nhiều năm gần đây, nhất là gia
tăng tỉ lệ mức tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại những nước vừa giàu
lên đã tác động rất lớn đến tài nguyên nước.
Để sản xuất 1 kg ngũ cốc cần từ 800 đến 4000 lít nước, trong khi đó để
có được 01 kg thịt bò phải tốn từ 2000 đến 16000 lít nước. Nếu vào thời điểm
năm 1985, một người Trung Quốc tiêu thụ 20 kg thịt thì vào năm 2009 con số
này đã là 50 kg. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc cần có thêm 390 km3 nước.
Để giúp so sánh, năm 2002, lượng thịt tiêu thụ tính theo đầu người tại Thụy
Điển và tại Mỹ tương ứng là 76kg và 125 kg.
Sản xuất nhiên liệu sinh học tăng nhanh trong những năm qua đã gây
những tác động đáng kể đến nhu cầu về nước. Sản lượng ethanol năm 2008 là
77 tỉ lít, gấp 3 lần giai đoạn từ 2000 đến 2007 và dự kiến sẽ đạt 127 tỉ lít vào
năm 2017. Mỹ và Brazil là các nhà sản xuất hàng đầu, đáp ứng 77% nhu cầu
của toàn thế giới. Năm 2007, 23% sản lượng ngô ở Mỹ và 54% mía đường
của Brazil là dành để sản xuất ethanol. Trong năm 2008, 47% lượng dầu thực
vật sản xuất tại Cộng đồng Châu Âu (EU) được dùng làm nhiên liệu diesel
sinh học. Tuy vậy, mặc dù việc gia tăng sử dụng cây trồng cho nhiên liệu sinh
15


học, nhưng tỉ lệ so với tổng sản lượng vẫn còn nhỏ. Trong năm 2008, ước tính

thị phần về ethanol trên thị trường nhiên liệu vận tải của Mỹ, Brazil và EU
tương ứng là 4.5%, 40% và 2.2%. Với khả năng giúp làm giảm bớt sự lệ
thuộc vào năng lượng chất đốt, xem ra với công nghệ hiện tại, nhiên liệu sinh
học đang đặt lên môi trường và đa dạng sinh học một áp lực không tương
ứng. Vấn đề chính là phải cần một lượng lớn nước và phân bón để gieo trồng.
Để làm ra 01 lít nhiên liệu sinh học phải cần từ 1000 đến 4000 lít nước.
Trong khi đó, nhu cầu về năng lượng đang tăng nhanh, đồng nghĩa với
tăng nhu cầu về nước. Nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến tăng lên khoảng
55% vào năm 2030 và chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 45%
lượng tăng này. Sản xuất điện từ nguồn thủy điện dự kiến tăng trung bình
hàng năm ở mức 1.7% từ năm 2004 đến 2030, gia tăng tổng thể là 60%. Tuy
bị chỉ trích là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và khiến
nhiều người dân bị mất chỗ ở, nhưng với nhiều người các đập thủy điện vẫn
được xem là một giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu năng lượng hiện nay.
Bên cạnh các áp lực gia tăng nhu cầu về nước nêu trên, sự ấm lên toàn
cầu sẽ làm cho chu trình thủy văn trở nên biến động mạnh hơn như thay đổi
về chế độ mưa và bốc hơi. Mặc dù chưa xác định được cụ thể những ảnh
hưởng nào của hiện tượng này tác động đến tài nguyên nước, nhưng tình
trạng thiếu nước chắc chắn sẽ tác động trở lại đến chất lượng nước và tần suất
các hiện tượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt.
1.1.2.2. Tiếp cận chiến lược kinh tế nước xuyên biên giới
Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số thế giới sinh sống tại các
vùng chịu căng thẳng về nước. Chỉ tính riêng ở Châu Phi, do biến đổi khí hậu,
số người chịu cảnh thiếu nước nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu
người. Khan hiếm nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động lớn
tới sự di cư; khoảng 24 triệu đến 700 triệu người dân mất chỗ ở [3, 26].

16



×