Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Mot so kinh nghiem giao duc KNS trong mon dao duc lop2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.5 KB, 21 trang )

Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN :ĐẠO ĐỨC
Tên đề tài
Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống
trong môn đạo đức lớp 2
Năm học : 2010-2011

Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

Mỗi thầy , cô giáo là một tấm gương
đạo đức , tự học và sáng tạo

Trẻ em Việt Nam chiếm 36% các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước là
những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới . Giờ đây trẻ em
đang được hưởng một nền giáo dục tốt hơn. Khoảng 97% trẻ em trong độ tuổi được học tiểu
học và Chính phủ cam kết tăng cường cơ hội giáo dục cho tất cả trẻ em Việt Nam .
Lứa tuổi Hs là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu mơ ước ,ham hiểu biết ,thích tìm
tòi ,khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội ,còn thiếu kinh nghiệm sống ,dễ bị lôi
kéo ,kích động ....Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cơ chế thị trường hiện
nay ,thế hệ trẻ thường xuyên chịu đang xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực : một là các
em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con,


hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu
sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến
cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc
giáo dục kĩ năng sống cho học thế hệ trẻ là rất cấn thiết ,giúp các em rèn luyện hành vi có trách
nhiệm với bản thân ,gia đình ,cộng đồng và Tổ quốc ; giúp các em có khả năng ứng phó trước
các tình huống của cuộc sống ,xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình ,bạn bè và mọi
người ,sống tích cực ,chủ động ,an toàn ,hài hòa và lành mạnh .
2 .Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức
Môn đạo đức là môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học .Chương trình môn
đạo đức bao gồm các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản phù hợp với lứa tuổi học
sinh tiểu học trong các mối quan hệ của các em với bản thân ,với người khác ,với công việc với
cộng đồng ,với đất nước.
Bản thân môn đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống như :Kĩ năng
giao tiếp ,ứng xử (với ông bà ,cha mẹ ,anh chị em ,bạn bè ,thầy cô giáo ....)kĩ năng bày tỏ ý kiến
của bản thân ,kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi (trong các tình
huống đạo đức ở gia đình ,nhà trường .......)kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân ,kĩ năng tự phục vụ
và tự quản lí thời gian , kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống
ở nhà trường ở cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức .
Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
mà còn thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học .Qúa trình dạy học tiết đạo đức
là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú ,đa dạng như :kể
chuyện theo tranh ,quan sát băng hình ,tiểu phẩm ,tranh ảnh ,phân tích xử lí tình huống ;chơi trò
chơi ,đóng tiểu phẩm ,hát múa ,đọc thơ ....Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn đạo đức rất
đa dạng bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như :học theo nhóm ,theo dự

án ;giải quyết vấn đề ,đóng vai trò chơi động não,.....Và chính thông qua việc sử dụng các
phương pháp ,kĩ thuật dạy học tích cực đó ,học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành ,trải
nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi . Do các đặc trưng trên nên có thể
khẳng định đạo đức là môn học rất có tiềm năng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức ,giáo dục kĩ năng sống thông qua
môn đạo đức cho học sinh tiểu học trong năm học này tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề :”Giáo
dục kĩ năng sống thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2”.
Xin được mạnh dạn trình bày sau đây .
II.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.Mục tiêu :
Tìm hiểu việc giáo dục kĩ năng sống thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2 . Từ đó
đưa ra một số phương pháp sư phạm nhằm giáo dục tốt kĩ năng sống cho học sinh lớp 2
2.Phạm vi :
-Nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu một số phương pháp ,kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống
thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2.
-Thời gian :Qúa trình giảng dạy học sinh lớp 2 đã tích lũy được kinh nghiệm .
III.Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào đề tài nghiên cứu ,đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là việc dạy và học của
lớp 2/2 trường tiểu học Minh Thạnh .
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về các kĩ năng sống trong môn đạo đức lớp 2. Các phương pháp ,kĩ thuật dạy
học tích cực môn đạo đức lớp 2 .Mô hình dạy và học kỹ năng sống trong môn đạo đức lớp 2. Đề
xuất một số giải pháp để tăng cường giáo dục kĩ năng sống thông qua môn đạo đức cho học
sinh.
V.Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã vận dụng
những phương pháp nghiên cứu sau :
1.Phương pháp nghiên cứu tư liệu để thu thập thông tin ,nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện
đề tài.

2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm để thu nhận thông tin về sự thay đổi chất lượng về
nhận thức và hành vi của học sinh .
3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục .

PHẦN II:CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Chương I: Tình hình thực trạng
Năm học 2010-2011 tôi được phân công giảng dạy lớp 22 trường
tiểu học Minh Thạnh . Đây là năm học đầu tiên mà nghành chúng ta đề cập nhiều
đến giáo dục kĩ năng sống nói như thế để thấy rằng giảng dạy kĩ năng sống trong các môn học
nói chung và môn đạo đức nói chung không phải là vấn đề mới mẻ thực chất bản thân chúng ta
đã thực hiện từ rất lâu thế nhưng khi giảng dạy cho
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
các em chúng ta thường chỉ quan tâm đến lí thuyết sách vở là chính còn mọi hoạt động kĩ năng
sống của các em còn rất hạn chế vì thế có những học sinh học rất
giỏi ,viết văn rất hay nhưng không dám mạnh dạn phát biểu ,không dám thể hiện trước đông
người ,không thích giao tiếp với các bạn ,hay có những học sinh hay đánh bạn ,học sinh học đến
lớp 2 mà vẫn nhờ cha mẹ đút cơm ,tắm rửa …….Vậy lỗi là do ai ,chúng ta phải làm gì để khắc
phục tình trạng nêu trên ?
1.Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tập huấn bồi dưỡng cho
giáo viên chương trình giáo dục kĩ năng sống .
-Được sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh .
- Bước đầu chính bản thân các em cũng có những kĩ năng sống cơ bản :
Kĩ năng giao tiếp ,kĩ năng nhận thức ….
-Chương trình và sách giáo khoa có nhiều phương pháp giúp giáo viên

lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung từng bài học.
-Nhà trường luôn tạo điều kiện để làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
2.Khó khăn:
a.Về phía giáo viên : Bản thân giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn
trong quá trình soạn giảng những bài có kĩ năng sống vì dạy thì đã quen từ lâu nhưng soạn giảng
theo 4 giai đoạn của một bài có kĩ năng sống còn hơi bỡ ngỡ .
b.Về phía học sinh :
-Vào đầu năm học tôi làm một cuộc khảo sát với 33 em học sinh trong
lớp như sau :
Hãy đứng trước lớp giới thiệu cho cô và các bạn biết về em và gia đình em
Không
Giới thiệu được
Giới thiệu được
Giới thiệu được
giới thiệu
từ 1-3 câu
Từ 3-5 câu
trên 5 câu
9 em
11 em
13 em
6 em
-Khi chia nhóm hoạt động quan sát thấy khoảng gần 2/3 số học sinh
trong lớp không làm việc các em chỉ dựa vào nhóm trưởng và thư kí .
-Khi thảo luận lớp thì có khoảng 1/3 lớp mạnh dạn phát biểu còn lại
không dám giơ tay phát biểu vì nhút nhát .....
Vì thế bản thân tôi quyết định chính mình sẽ giáo dục những kĩ năng sống
cơ bản cho các em để các em có thể tự tin trong giao tiếp ,tích cực ,chủ động
trong học tập để cuối năm đạt kết quả tốt nhất.


Chương II
Mục tiêu , kĩ năng sống được giáo dục
trong môn đạo đức lớp 2
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

I.Kĩ năng sống là gì ?
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích
ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng
cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải
biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống kỹ
năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo
dục mà có.
II.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức :
Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức nhằm:
Bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết,phù hợp với lứa tuổi tiểu học ,giúp
các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia
đình ,với thầy cô bạn bè và những người xung quanh ; với cộng đồng ,quê hương ,đất nước và
với môi trường tự nhiên ;giúp các em bước đầu biết sống tích cực ,chủ động ,có mục đích ,có kế
hoạch ,tự trọng ,tự tin ,có kỉ luật ,biết hợp tác,giản dị ,tiết kiệm ,gọn gàng ,ngăn nắp ,vệ
sinh .....để trở thành con ngoan trong gia đình ,học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt
của xã hội .
III.Các kĩ năng sống được giáo dục trong môn đạo đức lớp 2 :
1.Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói ,viết hoặc sử

dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa ,đồng thời biết lắng nghe ,tôn
trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm .
Các kĩ năng giao tiếp lớp 2 được giáo dục cụ thể là :Chào hỏi ,cảm ơn ,xin lỗi ;nói lời yêu
cầu ,đề nghị ;bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ;bày tỏ ý kiến ,tiếp khách đến nhà ,ứng xử khi đến
nhà người khác ,khi nhận và gọi điện thoại .....
Kĩ năng giao tiếp được giáo dục thông qua một số bài sau :
Bài 10 :Biết nói lời yêu cầu ,đề nghị .
Bài 11:Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại .
Bài 12:Lịch sự khi đến nhà người khác .
Để giúp cho kĩ năng giao tiếp của học sinh phát triển tốt bản thân giáo viên cần:Tạo môi
trường giao tiếp thuận lợi ,cho học sinh tự thể hiện khả năng giao tiếp của mình không áp đặt
cho học sinh nên để cho học sinh tự nhận thức ,luôn nhắc nhở học sinh thực hiện kĩ năng giao
tiếp trong tiết học mà bài học phải được thực hành trong cuộc sống hằng ngày .
2.Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm :
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức
cùng chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm .
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được một không khí
hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm ,giúp giải quyết vấn đề ,đạt được mục tiêu chung của
cả nhóm ,đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên .
Các kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được giáo dục cụ thể là :biết nhận và thực hiện trách
nhiệm của bản thân
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được giáo dục thông qua một số bài sau :
Bài 2 :Biết nhận lỗi và sửa lỗi .
Bài 4:Chăm làm việc nhà .

Bài 7: giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
Bài 8:giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
Bài 14:Bảo vệ loài vật có ích
Để giúp cho kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của học sinh phát triển tốt bản thân giáo viên cần
:Khi giao việc cho học sinh phải giao việc cụ thể không nên giao việc chung chung ,phải có biện
pháp động viên những em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đồng thời cũng có những biện pháp
đối với các em những em ỷ lại .Khi chia nhóm cần chia nhóm vừa và nhỏ hạn chế chia nhóm
lớn cho học sinh luân phiên nhau làm thư kí ,nhóm trưởng để mỗi em đều được thể hiện mình....
3.Kĩ năng hợp tác với mọi người :
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm biết tham gia cùng làm việc với
các thành viên trong nhóm .
Các kĩ năng hợp tác được giáo dục cụ thể là :biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người
xung quanh thực hiện các hoạt động tập thể ,hoạt động cộng đồng .
Kĩ năng hợp tác được giáo dục thông qua một số bài sau :
Bài 7: giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
Bài 8:giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng .
Để giúp cho kĩ năng hợp tác của học sinh phát triển tốt bản thân giáo viên cần :Cho học
sinh nhận thấy mỗi bạn đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng nếu các em biết hợp tác với
nhau bổ sung cho nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh đem lại hiệu quả công việc .Đồng thời quan
tâm ,giúp đỡ và chia sẻ với bạn là việc nên làm
4.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông :
Kĩ năng là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác ,giúp
chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình qua đó chúng ta có
thể hiểu rõ cảm xúc của họ và thông cảm với hoàn cảnh của họ.
Các kĩ năng hợp tác được giáo dục cụ thể là :biết cảm thông chia sẻ với những bạn có hoàn
cảnh khó khăn ,những người khuyết tật ..
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được giáo dục thông qua một số bài sau :
Bài 6: Quan tâm giúp đỡ bạn .
Bài 13:Giúp đỡ người khuyết tật
5.Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề :

Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống
gặp phải .
Các kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề được giáo dục cụ thể là :
Bước đầu biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức
đơn giản phổ biến trong cuộc sống hằng ngày
Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề được giáo dục thông qua một số bài sau :
Bài 2 :Biết nhận lỗi và sửa lỗi .
Bài 3:Gọn gàng ,ngăn nắp .
Bài 9: Trả lại của rơi .
Bài 13:Giúp đỡ người khuyết tật
Để giúp cho kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của học sinh phát triển
tốt bản thân giáo viên cần giúp cho học sinh biết cách thực hiện để đi đến kết luận đúng bằng
cách :xác định rõ vấn đề cần giải quyết ,đưa ra nhiều cách giải quyết , so sánh lựa chon tìm ra
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
phương án tối ưu và giải quyết theo phương án đó ,rút kinh nghiệm để lần sau thực hiện tốt
hơn .
6.Kĩ năng quản lí thời gian :
Kĩ năng quản lí thời gian là khả năng của cá nhân biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu
tiên ,biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm theo một thời gian nhất định
Kĩ năng quản lí thời gian được giáo dục thông qua một số bài sau :
Bài 1 :Học tập sinh hoạt đúng giờ .
Bài 5:Chăm chỉ học tập .
Để giúp cho kĩ năng quản lí thời gian của học sinh phát triển tốt bản thân giáo viên cần giúp
cho học sinh hiểu được ích lợi của việc sinh hoạt đúng giờ ,giúp học sinh xây dựng thời gian

biểu hợp lí và thực hiện đúng theo thời gian biểu đã xây dựng .
7.Kĩ năng tự nhận thức :
Biết xác và đánh giá bản thân :đặc điểm ,sở thích thói quen ,năng khiếu ,điểm mạnh ,điểm
yếu ...của bản thân
8.Kĩ năng thể hiện sự tự trọng ,tự tin :
Bài 12:Lịch sự khi đến nhà người khác .
9.Kĩ năng tư duy đánh giá :
Bài 12:Lịch sự khi đến nhà người khác .
10.Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin :
Bài 13:Giúp đỡ người khuyết tật
• Các kĩ năng sống trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết và bổ sung lẫn
nhau chẳng hạn để ra quyết định một cách phù hợp con người cần phối hợp với các kĩ năng
khác như : kĩ năng tự nhận thức ,kĩ năng xác định giá trị ,kĩ năng thu thập thông tin ,kĩ năng tư
duy phê phán ,kĩ năng tư duy sáng tạo vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tạo điều
kiện cho học sinh phát huy hết năng lực của mình không nên áp đặt gò bó học sinh .Kỹ năng
sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh
của nhà trường, địa phương.

Chương III :
Các phương pháp ,kĩ thuật dạy học tích cực
môn đạo đức lớp 2
I.Phương pháp dạy học tích cực:
1.Khái niệm : Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với
không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát

huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên
phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói
quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh
đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp
giáo viên hăng hái áp dụng
PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập
thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học
sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp
nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy
và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
2.Một số phương pháp dạy học tích cực môn đạo đức
2.1 Phương pháp thảo luận nhóm

a.Khái niệm : Thảo luận nhóm phương pháp sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho hs tham gia một
cách chủ động vào quá trình học tập .Học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm ý kiến hay để giải
quyết vấn đề nào đó
b.Cách tiến hành :
-Giáo viên thiệu chủ đề hoặc vấn đề thảo luận
-Nêu các câu hỏi có liên quan đến chủ đề
-Để không khí không căng thẳng hoặc quá trầm có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng một câu
chuyện hoặc một bức tranh gợi ý
-Cần khích lệ mọi học sinh tham gia đóng góp ý kiến ,không nên chê bai một ý kiến nào

-Sau khi thảo luận phải cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp ,cả lớp bổ
sung
-Sau cùng là kết luận của giáo viên
c.Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
-Số lượng học sinh trong nhóm khoảng từ 2-6 học sinh ,không nên quá đông gây mất trật tự
-Tạo không khí thân thiện cho hs không gây căng thẳng hoặc giả tạo ,đùa cợt .
2.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
a.Khái niệm : Giải quyết vấn đề là một kĩ năng cơ bản .Đó là khả năng xem xét ,phân tích
những vấn đề đang tồn tại và xác định các bước nhằm giải quyết các tình huống do vấn đề đặt ra
.
b.Cách tiến hành
-Nêu tình huống có vấn đề
-Phát hiện vấn đề cần giải quyết là gì
-Nêu lên các chi tiết có liên quan đến vấn đề
-Nêu lên những câu hỏi giúp cho giải quyết vấn đề
-Giải quyết vấn đề đặt ra
c.Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn
đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng
đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định
vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng,
lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý
kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết


27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
Các Đặt vấn Nêu giả
Lập kế Giải quyết vấn đề
Kết luận, đánh giá
mức
đề
thuyết
hoạch
1
GV
GV
GV
HS
GV
2
GV
GV
HS
HS
GV + HS
3 GV + HS
HS
HS
HS
GV + HS
4
HS

HS
HS
HS
GV + HS
Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới,
vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn
bị một năng lực thích ứng với đời sống

Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
2.3Phương pháp đóng vai
a.Khái niệm : Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào
đó trong một tình huống giả định.
b.Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :
-Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ
trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
-Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
-Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính
trị – xã hội
-Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn
c.Cách tiến hành có thể như sau :
-Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian
chuẩn mực, thời gian đóng vai
-Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
-Các nhóm lên đóng vai

-Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai :
+Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
+ Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc
sai )
-Lớp thảo luận, nhận xét : Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù
hợp ở điểm nào ? Vì sao ?
-Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
d.Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
-Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại
-Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai
-Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề
-Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia
-Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
2.4 Phương pháp động não
a.Khái niệm :Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó ,được trình bày một cách ngắn gọn .
b.Cách tiến hành
-Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
-Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
-Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến
nào, trừ trường hợp trùng lặp
-Phân loại ý kiến
-Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
-Tổng hợp ý kiến của hs và thảo luận sâu từng ý .
d.Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
-Tất cả mọi ý kiến hs đưa ra đều được giáo viện hoan nghênh ,chấp nhận ,không nên phê phán
nhận định đúng ,sai .
-Cuối cùng giáo viên nên nhấn mạnh đây kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất
cả học sinh .
II.Một số kĩ thuật dạy học tích cực:

1.Khái niệm : Kĩ thuật dạy học là những biện pháp ,cách thức hành động của giáo viễn trong
các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát
huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự
cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong
các hình thức dạy học toàn
lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS.
2.Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
2.1 Kĩ thuật chia nhóm
-Khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ,giáo viên nên sử dụng một số cách chia nhóm
khác nhau để gậy húng thú cho hs
-Chia nhóm theo điểm danh số ,theo màu sắc ,theo loài hoa ,theo mùa :ví dụ cho học sinh
điểm danh 1,2,3,4,5,6, những em cùng số cúng một nhóm……
-Chia nhóm theo mảnh ghép :Giao1 viên cắt một tấm hình ra các mảnh khác nhau tùy theo số
lượng hs một nhóm
- Chia nhóm theo sở thích
-Chia nhóm theo tháng sinh
-Chia nhóm cùng trình độ
-Chia nhóm hỗn hợp
2.2 Kĩ thuật “phân tích phim”
Ví dụ :
Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm ,phân tích phim

a.Mục tiêu :giúp học sinh biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự .Rèn kĩ năng
giao tiếp ,kĩ năng tư duy phê phán .
b.Chuẩn bị :Đoạn phim hoạt hình Tom and Jerry đoạn Tom gọi cho Jerry rủ đi đá bóng thời gian
của đoạn phim khoảng 5 phút .Đèn chiếu …,câu hỏi cho hs thảo luận.
c.Cách tiến hành :
-Giáo viên nêu yêu cầu
-Cho học sinh xem phim 1 đến 2 lượt
-Cho hs thảo luận theo câu hỏi :
1. Khi điện thoại reo lên Jerry đã làm gì và nói gì ?
2.Tom nói chuyện với Jerry như như thế nào ?
3.Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không ? Em học được gì qua đoạn
hội thoại trên ?
-Giáo viên kết luận
-Cho hs xem lại một lượt nữa
2.3 Kỹ thuật "chúng em biết 3"
Kỹ thuật "chúng em biết 3" là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham
gia tích cực của HS.
Cách làm như sau:
-Chia nhóm 3 em
-Cho mỗi học sinh nêu ra 3 phương án để giải quyết vấn đề .Sau đó đưa ra nhóm thảo luận
chốt lại 3 điểm quan trọng nhất và trình bày trước lớp
2.4Kỹ thuật "khăn trải bàn "
Ví dụ
Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
a.Mục tiêu :Học sinh biết những việc cần làm để bảo vệ loài vật có ích
b.Chuẩn bị :6 tờ giấy to khổ A4
c Cách tiến hành :
-Chia nhóm theo tên các loài chim :vàng anh ,chích chòe ,sơn ca ,họa mi ,vành khuyên ,hồng
hạc ……

-Giáo viên nêu yêu cầu :Hãy nêu các việc em cần làm để bảo vệ loài vật có ích
-Bước 1:Cho các nhóm làm việc cá ,nhân trong thời gian 3 phút ghi ý kiến chủa mình ra giấy
nháp
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
- Bước 2: Cho các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến chung của cả nhóm và ghi trên giấy khổ
to
-Cho các nhóm trình bày
-Tổng kết và đưa ra kết luận chung
*Do điều kiện cơ sở vật chất và số lượng học sinh trong lớp quá đông nên khi áp dụng kĩ thuật
khăn trải bàn thay vì lần hoạt động cá nhân cho các em ghi lên các góc của khăn trải bàn gặp
nhiều bất cập .Vì thế cùng một kĩ thuật nhưng để áp dụng phù hợp với thực tế tôi mạnh dạn cho
các em trình bày trên giấy nháp của mình .Cuối giờ tất cả các giấy nháp của các em đều được
thu lại để nắm vững tình hình học tập của các em .
2.5 Kỹ thuật "phòng tranh "
Ví dụ :
Bài : Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (t2)
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
a.Mục tiêu :Học sinh biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ vệ sinh nơi công cộng .Rèn kĩ
năng hợp tác .
b.Chuẩn bị :
Giáo viên :6 tờ giấy khổ A3
Học sinh :Bút chì ,bút màu ….
c.Cách tiến hành :
-Giáo viên chia nhóm
-Nêu yêu cầu : Hãy vẽ những việc em nên làm để giữ giữ trật tự ,vệ sinh nơi công cộng.

-Các nhóm làm việc trong khoảng 8-10 phút .
-Treo các bức tranh của học sinh trên tường xung quanh lớp học như một phòng triển lãm tranh
.
-Giáo viên cùng học sinh đi xem triển lãm ,bình luận và bổ sung thêm .
-Tập hợp các phương án lại và cùng cả lớp rút ra những việc nên làm nhằm giữ trật tự vệ sinh
nơi công cộng .
*Trên đây là một số kĩ thuật dạy học mà tôi thường áp dụng .Mỗi phương pháp ,kĩ thuật
dạy học môn đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp
với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên
cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường
của bản thân, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường mình, lớp mình mà lựa chọn, sử
dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học hợp lí, đúng mức để giáo dục đạo đức cho
học sinh qua các bài đạo đức.
Chương IV
Mô hình dạy và học kỹ năng sống trong môn đạo đức
I.Các giai đoạn dạy và học kĩ năng sống trong môn đạo đức
Cũng như các môn học khác dạy và học kĩ năng sống môn đạo đức cũng trải qua 4 giai đoạn
a.Giai đoạn 1:Khám phá
- Tìm hiểu kỹ năng hiểu biết của người học về những việc hoặc sự kiện diễn ra trong cuộc
sống.
-Giáo viên đóng vai trò lập kế hoạch ,khởi động ,đặt câu hỏi ,nêu vấn đề ….
-Học sinh cần chia sẻ ,phản hồi ,xử lí thông tin ,…..
b. Giai đoạn 2: Kết nối
-Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái
“ đã biết” và “ chưa biết”.
-Giáo viên là người hướng dẫn
-Học sinh là người phản hồi ,trình bày quan điểm …..
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27



Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
c.Giai đoạn 3 :Thực hành.
-Tạo cơ hội cho người học vận dụng KT và KN mới học vào hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa.
-Giáo viên là người hướng dẫn ,người hỗ trợ
-Học sinh đóng vai trò người thực hiện ,người khám phá .
c. Giai đoạn 4 :Vận dụng.
- Nâng cao hơn mức độ vận dụng KT và KN
- Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch.
- Luyện tập thành kỹ năng.
-Giáo viên là người hướng dẫn ,người đánh giá .
-Học sinh đóng vai trò lập kế hoạch ,người sáng tạo ,người gải quyết vấn đề
II Minh họa một bài giáo án môn đạo đức có tích hợp giáo dục kĩ năng sống
1.Tầm quan trọng của việc soạn giáo án :
Bất kì một bài học nào cũng cần thời gian chuẩn bị, ngay cả khi sách giáo khoa hay tài liệu
của bài học ngày hôm đó đã có sẵn thì thời gian soạn bài chi tiết cũng vẫn đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc ứng dụng những nguồn tài liệu ấy vào bài giảng một cách khoa học. Giáo
án có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp bạn quản lí thời gian dành cho mỗi đơn vị bài
học được tốt hơn. Quan trọng hơn, giáo án có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được
chú trọng – phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biết – từ đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc
điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo
án, thừa thời gian…
Giáo án cung cấp cho bạn một nguồn tham khảo. Giáo án chỉ ra nội dung của bài học và giúp
đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kĩ năng học tập được sử dụng trong giờ và các
phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ
giúp học viên hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học.
Tuy nhiên do tích hợp giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên còn nhiều khó khăn trong việc soạn
giáo án vì thế khi soạn giảng ta cần chú ý :
-Hiểu rõ cái nào là chính (dạy kiến thức của bài đó, môn đó), cái nào là cái đi theo (tích hợp

GDKNS) để GV dạy đúng nội dung cần chuyển tải.
- GV phải nghiên cứu bài dạy đảm bảo CKTKN, tích hợp GD làm sao bài dạy không rườm rà
mà nội dung càng thêm sinh động, hấp dẫn HS hơn.
2Minh họa một bài giáo án môn đạo đức có tích hợp giáo dục kĩ năng sống
Tiết: 21
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh có khả năng :
- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu đề nghị lịch sự .*Các kĩ
năng sống cơ bản được giáo dục : Kĩ năng nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự trong giao tiếp ,kĩ
năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác .
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng
ngày.
II. Chuẩn bị
- GV: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị. Phiếu thảo luận nhóm ,thẻ màu
- HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy –học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động
- Hát
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
2. Bài cũ Trả lại của rơi
Khi nhặt được của rơi em cần làm gì ? Vì sao em

làm như vậy ?
3. Bài mới
a.Khám phá :
-Hằng ngày ,khi muốn yêu cầu ,đề nghị ai làm
-Hs nêu
một việc gì đó ,em nói thế nào ?
-Tổng hợp nhanh ý kiến ghi bảng
-Giới thiệu bài :Có tất nhiều cách nói khi muốn
yêu cầu ,đề nghị ai làm một việc gì đó ,Hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu về cách nói lời yêu cầu đề
nghị lịch sự để vận dụng trong giao tiếp hằng
ngày.
b.Kết nối :
Hoạt động 1: Thảo luận lớp , nhận xét hành vi
Mục tiêu : Hs biết một số mẫu câu đề nghị và ý
nghĩa của chúng
Cách tiến hành :
-Nêu yêu cầu
-Gọi 2 em lên bảng đóng kịch theo tình huống đã
chuẩn bị trước .Nội dung như sau :
Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên
không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
+.Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với.
Mình quên không mang
-Quan sát tình huống và thảo
luận.
-Đặt câu hỏi cho HS khai thác mẫu hành vi:
+ Trời mưa to, Ngọc quên không mang
+ Chuyện gì xảy ra sau giờ học?
áo mưa.

+ Ngọc đề nghị Hà cho đi chung áo
+ Ngọc đã làm gì khi đó?
mưa.
+ Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với Hà.
+ Hà đã nói lời đề nghị với giọng, thái độ ntn? + HS nói lại.
Kết luận: Để đi chung áo mưa với Hà, Ngọc đã + Giọng nhẹ nhàng, thái độ lịch sự.
biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng, lịch sự lời nói
như vậy thể hiện sự tôn trọng khiến người được
đề nghị cảm thấy hài lòng .
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu : Hs biết phân biệt các hành vi nên làm
và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác
giúp đỡ .
Cách tiến hành :
-Chia nhóm 3
-Yêu cầu :Quan sát tranh thảo luận nhóm theo các
câu hỏi gợi ý
1.Các bạn trong tranh đang làm gì ?
2.Em có đồng tình với việc làm của các bạn
không ? Vì sao ?
-Các nhóm thảo luận theo tranh trong
VBT
Tranh 1: Một bạn trai đang
giằng đồ chơi của em bè và nói :
-Đưa xem nào !
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27



Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thơng qua phân mơn Tập làm văn
-Các nhóm thảo luận
Tranh 2: Một bạn gái đang nói
-Các nhóm báo cáo nhận xét bổ sung
với cơ hàng xóm :
Kết luận : Việc làm của các bạn trong tranh 2,3 -Nhờ cơ nói hộ với mẹ cháu là
là đúng vì các bạn đã biết dùng lời u cầu đề cháu sang nhà bà ngại
nghị lịch sự khi cần giúp đỡ .Việc làm trong tranh Tranh 3 : Một bạn nhỏ muốn vào chỗ
1 là sai bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đồ ngồi đang nói với bạn
chơi của em để xem cũng phải nói cho lịch sự .
ngồi bên cạnh :
c.Thực hành :
-Nam làm ơn cho mình đi nhờ vào
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
trong .
Mục tiêu :Biết bày tỏ thái độ phù hợp trước
những hành vi việc làm trong các tình huống cần
đến sự giúp đỡ của người khác .Rèn kĩ năng ra
quyết định ,xác định giá trị bản thân .
Cách tiến hành :
-Cho hs làm việc cá nhân trên phiếu học tập
-Gv lần lượt nêu ý kiến cho hs bày tỏ bằng cách
giơ thẻ màu
-Cho hs giải thích tại sao mình lại chọn như vậy
-Nhận xét
PHIẾU HỌC TẬP
Đánh dấu + vào ơ  trước những ý
kiến mà em tán thành
 a)Em cảm thấy ngại ngần và mất
thời gian nếu nói lời u cầu đề nghị

khi cần giúp đỡ của người khác .
b)Nói lời u cầu ,đề nghị với bạn
Kết luận :ý đ là đúng ý a,b,c,d là sai
bè người thân là khách sáo khơng cần
-Nhận xét tiết học,giáo dục hs
thiết .
-Cơng việc về nhà :thực hiện nói lời u cầu đề c)Chỉ cần nói lời u cầu ,đề nghị
nghị lịch sự khi cần giúp đỡ và nhắc nhở bạn vời người lớn tuổi .
bè ,người thân cùng thực hiện .
d)Chỉ cần nói lời u cầu ,đề nghị
khi nhờ những việc lớn .
đ Nói lời u cầu ,đề nghị lịch sự là
tự trọng và tơn trọng người khác .

TIẾT 2
Hoạt động của Thầy
1. Khởi động
2. Bài cũ : Biết nói lời yêu cầu, đề
nghò.
-Cho ý kiến về 2 mẫu hành vi sau đây:
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

Hoạt động của Trò
-Hát
-HS thực hành theo câu
hỏi của GV.
27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thơng qua phân mơn Tập làm văn

+Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bò
gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt
bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc
làm của Nam là đúng hay sai? Vì sao?
+Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn
Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển
truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay
giật lấy quyển truyện từ tay Hằng và
nói: “Đưa đây đọc trước đã”. Tuấn làm
như thế là đúng hay sai? Vì sao?
-GV nhận xét.
3. Bài mới
c.Thực hành :
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
Mục tiêu : Hs biết tự đánh giá việc
sử dụng lời yêu cầu đề nghò của
chính bản thân các em .
- Một số HS tự liên hệ.
Cách tiến hành :
Các HS còn lại nghe và
-Yêu cầu HS tự kể về một vài trường
nhận xét về trường
hợp em đã biết nói lời đề nghò yêu
hợp mà bạn đưa ra.
cầu khi cần sự giúp đỡ của người
khác
-Hỏi thêm : Khi em nói như vậy ,em có nhận được sự
giúp đỡ khơng ?Người em đề nghị giúp đỡ có hài lòng
khơng ? Họ có biểu hiện như thế nào ?
-Khen ngợi những HS đã biết thực hiện

bài học.
Hoạt động 5: Đóng vai
Mục tiêu :Hs thực hành nói lời yêu
cầu đề nghò lòch sự khi muốn nhờ
người khác giúp đỡ .
-Thảo luận đóng vai
Cách tiến hành :
theo tình huống
- Giáo viên chia nhóm bằng cách điểm danh 1,2,3,4,5,6,
Tình huống 1:
-Cho các nhóm lên bắt thăm chọn tình huống đóng vai (2 Em muốn được bố
nhóm cùng một tình huống ). và quy định rõ thời gian
hoặc mẹ đưa đi chơi vào
đóng vai
ngày chủ nhật
-Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
Tình huống 2:
Em muốn hỏi thăm
chú công an đường
đến nhà người quen
Tình huống 3:
Em muốn nhờ em bé
-Các nhóm lên đóng vai
lấy hộ chiếc bút
-Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai :
+Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
+ Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ?
Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai )
-Nhận xét
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết


27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thơng qua phân mơn Tập làm văn
Kết luận :Khi cần đến sự giúp đỡ
,dù nhỏ của người khác ,em cần có
lời nói và hành động ,cử chỉ phù
-Lắng nghe GV hướng
hợp .
dẫn và chơi theo hướng
Hoạt động 5 Trò chơi “Văn minh lòch
dẫn.
sự”
Mục tiêu :Hs thực hành nói lời đề
nghò lòch sự với các bạn trong lớp và
biết phân biệt giữa lời nói lòch sự và
chưa lòch sự .
-Cử bạn làm quản trò
Cách tiến hành :
thích hợp.
-Nội dung: Khi nghe quản trò nói đề
-Trọng tài sẽ tìm những
nghò một hành động, việc làm gì đó
người thực hiện sai và
có chứa từ thể hiện sự lòch sự như
phạt bằng cách đọc thơ
“xin mời, làm ơn, giúp cho, …” thì người ,hát …..
chơi làm theo. Khi câu nói không có
những từ lòch sự thì không làm theo, ai

làm theo là sai. Quản trò nói nhanh,
chậm, sử dụng linh hoạt các từ, ngữ.
-Hướng dẫn HS chơi, cho HS chơi thử và
chơi thật.
-Cho HS nhận xét trò chơi và tổng hợp
kết quả chơi.
Kết luận chung: Cần phải biết nói
lời yêu cầu, đề nghò giúp đỡ một
cách lòch sự, phù hợp để tôn trọng
-Thực hiện theo u cầu của giáo
mình và người khác.
viên
d.Vận dụng :
Hoạt động 6:Thực hành nói lời u cầu
Mục tiêu :Học sinh biết vận dụng bài học để nói lời u
cầu ,đề nghị trong một số tình huống cụ thể lớp học .
Cách tiến hành :
-Cho hs động não 1 phút suy nghĩ ra một tình huống mà
mình muốn u cầu hoặc đề nghị cơ giáo hay các bạn .
-Cho hs thực hành nói lời u cầu ,đề nghị .Các học sinh
khác lắng nghe và nhận xét
-Giáo viên nhận xét ,khen những học sinh đã biết nói lời
u cầu ,đề nghị lịch sự .
-Nhận xét tiết học ,giáo dục hs.
-Công việc về nhà :Thực hiện nói
lời yêu cầu đề nghò lòch sự khi cần
giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè ,người
thân cùng thực hiện .
Chuẩn bò: Lòch sự khi nhận và gọi điện
thoại


Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

PHẦN III : KẾT LUẬN
I.Kết quả đạt được :
Qua thời gian hiểu tìm và nghiên cứu tôi thấy vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
thông qua các môn học đặc biệt là môn Đạo đức ở Tiểu học là rất cần thiết, đó cũng là nhiệm vụ
và mục tiêu giáo dục ở Tiểu học. Tôi đã thu được những kết quả sau:
1.Về bản thân giáo viên :
Tìm hiểu những vấn đề kĩ năng sống và giáo dục đạo đức ở Tiểu học, từ đó thấy được sự
cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho các em là vô cùng cần thiết và cấp bách đó là bổn phận
và trách nhiệm của một người giáo viên tiểu học .
Nắm được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và áp dụng trong quá trình dạy học
Thấy rõ thực trạng của vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức cho học sinh lớp 2
ở trường Tiểu học Minh Thạnh . Từ đó có kế hoạch, biện pháp giáo dục hợp lí, đồng thời phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giúp các em không chỉ là trò giỏi
mà còn là những người có những kĩ năng cơ bản tự tin khi bước vào cuộc sống.
2.Về phía học sinh :
Mặc dù thực hiện chỉ hơn một học kì nhưng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ :
-Kĩ năng giao tiếp của học sinh tiến bộ rõ rệt bản thân mỗi học sinh trong lớp có thể tự tin thể
hiện mình trước đám đông giới thiệu về một chủ đề cho trước ( gần giũ với các em ) không còn
rụt rè ,mắc cỡ ,tôn trọng thầy cô biết cách cư xử lịch sự với mọi người ….
Mọi học sinh đều có thể đảm nhận các vị trí nhóm trưởng ,thư kí của nhóm mạnh dạn trình
bày ý kiến khi tổ chức học nhóm các em ý thức trách nhiệm của mình không đùn đẩy công việc

cho nhau như trước kia .
Chất lượng môn đạo đức của các em tiến bộ rõ rệt . Hạnh kiểm đạt :100 %
Không chỉ thực hiện trong môn đạo đức mà các kĩ năng học tập của các em cũng được thể
hiện trong các môn học khác như :Toán ,Tiếng Việt ,tự nhiện và xã hội …….tạo môi trường học
tập thân thiện tích cực kết quả học tập ở học kì 1 không có học sinh yếu .
II.Bài học kinh nghiệm :
Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được tốt thì bản thân người giáo viên phải
không ngừng học hỏi và hoàn thiện kĩ năng sống của mình và thể hiện rõ trong các mối quan hệ
với phụ huynh ,giao tiếp với học sinh ,đồng nghiệp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày vì
chính bản thân giáo viên là tấm gương là mẫu mực cho học sinh noi theo .
Phải xuất phát từ tấm lòng yêu nghề mến trẻ ,quan tâm giáo dục trẻ
Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc
điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống
và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có
những kỹ năng sống đầu tiên. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, các em sẽ rút ngắn thời gian
học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng cần được thông tin đến phụ huynh để
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với con em mình, cùng với giáo viên
thực hiện, theo dõi, ủng hộ động viên các em. Nếu được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh thì
việc thực hiện sẽ dễ dàng thành công hơn.
III.Một số đề xuất khuyến nghị
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát

huy những kết quả tích cực đạt được, khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tiết học.
1/ Đối với nhà trường:
Cần tổ chức cho các em tham gia các buổi giao lưu , dã ngoại , tham quan du lịch ,
……..giúp các em mạnh dạn, có cơ hội thể hiện những kĩ năng đã có từ đó giúp giáo viên có
biện pháp giáo dục hợp lí cho các em.
2/Đối với gia đình học sinh:
Cần phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để có biện pháp giáo dục kĩ
năng sống cho con em mình, không quá nuông chiều các em, không làm thay, làm hộ các em
những việc vừa sức với lứa tuổi. Tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện nhân cách.


Danh mục tài liệu tham khảo
1.Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học (nhà xuất bản giáo dục)
2.Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học (nhà xuất bản giáo dục Việt Nam )
3.Tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học (nhà xuất bản giáo dục )

Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để
phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ
năng sống.Trong quá trình thực hiện hơn một học kì bản thân đã tích lũy một số kinh nghiệm
như trên áp dụng đạt hiệu quả ở lớp tuy thế cũng không tránh khỏi những thiếu sót .Nay xin
trình bày để các cấp lãnh đạo , các đồng nghiệp tham khảo và xây dựng để hoàn thiện hơn
trong quá trình dạy học .

Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Minh Thạnh ,các đồng nghiệp và các
em học sinh đã giúp tôi hoàn thành sáng kiến này .
Minh thạnh ngày 15 tháng 2 năm 2011
Người thực hiện
Phạm Thị Tuyết

PHỤ LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
1.Giáo dục kĩ năng sống là nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
2.Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức
II.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
III.Đối tượng nghiên cứu
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu
V.Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II :CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Chương 1 : Tình hình thực trạng
1.Thuận lợi
2. Khó khăn
Chương 2 :Mục tiêu , kĩ năng sống được giáo dục trong môn đạo đức lớp
2
I.Kĩ năng sống là gì ?
I I.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức
III.Các kĩ năng sống được giáo dục trong môn đạo đức lớp 2
Chương 3 :Các phương pháp ,kĩ thuật dạy học tích cực môn đạo đức lớp
2
I.Phương pháp dạy học tích cực
II.Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
Chương 4 : Mô hình dạy và học kỹ năng sống trong môn đạo đức

Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

TRANG
1
2
3

4
5
6
7
11
12
27


Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
I.Các giai đoạn dạy và học kĩ năng sống trong môn đạo đức
II .Minh họa một bài giáo án môn đạo đức có tích hợp giáo dục kĩ năng
sống
PHẦN III : KẾT LUẬN
I.Kết quả đạt được
II.Bài học kinh nghiệm
III.Đề xuất và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo

Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết

19
20


29
30
31

27



×